14 2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ..... Sự phản ánh sáng tạo của ý thức nghĩa là ý thức phản ánh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH
BÁCH KHOA
LỚP L05 - NHÓM 5 - HK 221 NGÀY NỘP: 20/10/2022 Giảng viên hướng dẫn: An Thị Ngọc Trinh
Thành phố Hồ Chí Minh – 2022
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN – SP 1031
Nhóm/Lớp: L05 Tên nhóm: 5
Đề tài: Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức Liên hệ tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại Học Bách Khoa – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
STT Mã số SV Họ Tên Nhiệm vụ được phân
công
Tỷ lệ % tham gia
BTL
Ký tên Điểm
Trang 32 2111526 Nguyễn Đăng Khoa Phần mở đầu và kết luận 100%
3 2113760 Nguyễn Đăng Khoa
Soạn file pdf Kiểm tra và sửa lỗi chính tả, đánh máy sai
100%
Họ và tên nhóm trưởng: Nguyễn Đăng Khoa, Số ĐT:0905770857 Email: khoa.nguyenngkoaz2207@hcmut.edu.vn
Trang 5NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN
Lưu ý: ĐHBK được ngầm hiểu ở đây là Đại học Bách Khoa thuộc Đại học Quốc Gia – Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 6Mục lục
1 PHẦN MỞ ĐẦU 5
a) Tính cấp thiết đề tài 5
b) Mục đích của việc NCKH của sinh viên ĐHBK - ĐHQGTPHCM 6
c) Đối tượng nghiên cứu 6
d) Phương pháp nghiên cứu 6
2.1 Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHBK 13
2.2 Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHBK 14
2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 17
3 Kết luận 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 71 PHẦN MỞ ĐẦU
a) Tính cấp thiết đề tài
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản mà các trường phái triết học quan tâm nghiên cứu, nhưng có những khái niệm rất khác nhau dưới những cách hiểu khác nhau tạo cơ sở cho các trường phái triết học khác Hai đường lối chính đối lập nhau, đó là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Triết học Mác - Lênin đứng vững trên quan điểm duy vật biện chứng, đúc kết những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, bám sát thực tiễn xã hội, góp phần làm sáng tỏ vấn đề ý thức, để mọi người thấy ý thức phát triển và thay đổi đồng bộ với sự phát triển Thay đổi xã hội Bản chất của ý thức là sự sáng tạo, phản ánh hiện thực Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Sự phản ánh sáng tạo của ý thức nghĩa là ý thức phản ánh hiện thực một cách có định hướng và có chọn lọc nhằm nhận thức và cải biến thế giới thông qua lao động NCKH là đặc thù của sinh viên tại trường ĐHBK-ĐHQGTPHCM Tính chất năng động, sáng tạo của ý thức trong NCKH của sinh viên tại trường ĐHBK đóng vai trò quan trọng Nên sinh viên tại trường ĐHBK phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo; phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Vì vậy, trước vai trò to lớn của ý thức, vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là phải làm rõ nguồn gốc, bản chất và cấu trúc của ý thức theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời phân tích tính sáng tạo của ý thức, làm rõ những thành tựu và hạn chế của nó Những vấn đề cần khắc phục trong hoạt động NCKH của sinh viên, từ đó đề xuất những phương pháp nghiên cứu hiệu quả để sinh viên có thể học tập, nâng cao trình độ hiểu biết của mình và góp phần vào công cuộc học tập trau dồi kiến thức, toàn thể sinh viên tại trường ĐHBK nhằm khắc phục những hạn chế còn vướng mắc
Trang 8b) Mục đích của việc NCKH của sinh viên ĐHBK - ĐHQGTPHCM
Phân tích nguồn gốc, bản chất và cấu trúc của ý thức theo quan điểm triết học Mác – Lênin
Tìm hiểu khái quát về hoạt động NCKH của sinh viên tại trường ĐHBK hiện
c) Đối tượng nghiên cứu
Nguồn gốc, bản chất và cấu trúc của ý thức nghiên cứu và đánh giá trong lĩnh vực tri thức triết học và tính sáng tạo của ý thức nghiên cứu và đánh giá trong hoạt động NCKH của sinh siên trường ĐHBK
d) Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận biện chứng và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin
Phương pháp đọc, tìm và nghiên cứu giáo trình triết học Mác - Lenin và tài liệu online
Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu, thu thập thông tin và dữ liệu phục vụ cho các quyết định nghiên cứu
Phương pháp so sánh các thông tin và dữ liệu phục vụ cho các quyết định nghiên cứu
e) Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương
Trang 92 PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
1.1 Nguồn gốc ý thức
* Các quan niệm về nguồn gốc của ý thức:
Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm: Ý thức là bản thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình: Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức; coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặt biệt, do vật chất sản sinh ra
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử con người
1.1.1 Nguồn gốc tự nhiên
Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh, các nhà duy vật biện chứng cho rằng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động lên óc người
Bộ óc người đây là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức cao, trải qua quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật – xã hội Ý thức là thuộc tính của riêng dạng vật chất này Tức là, chỉ con người mới có ý thức Không một kết cấu vật chất nào khác, kể cả những con vật thông minh nhất có năng lực này Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người, nhưng khi óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức không diễn ra bình thường hoặc rối loạn Cho nên nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc, thì cũng không có ý thức Do vậy, nguồn gốc tự nhiên cần có yếu tố thứ hai là thế giới bên ngoài
Sự tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc người trong tự nhiên, mọi đối tượng vật chất (con vật, đồ vật, mặt nước,…) đều có thuộc tính chung, phổ biến là phản ánh Đó là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng
Trang 10 Nói một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó Chép lại lời nói ra giấy là sự phản ánh, chụp một bức ảnh cũng là sự phản ánh Để có quá trình phản ánh xảy ra, cần có vật tác động và vật nhận tác động Đương nhiên, bộ óc người cũng có thuộc tính phản ánh Nhưng phản ánh của bộ óc con người có trình độ cao hơn, phức tạp hơn so với các dạng vật chất khác Sau quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên, con người trở thành sản phẩm cao nhất, thì thuộc tính phản ánh của óc người cũng hoàn mỹ nhất so với mọi đối tượng khác trong tự nhiên Do hoàn mỹ nhất như vậy, nên thuộc tính phản ánh của óc người được gọi riêng bằng phạm trù “ý thức” Đó là sự phản ánh, sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người Trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người từ đó tạo ra khả năng hình thành ý thức của con người về thế giới khách quan Như vậy, ý thức chính là sự phản ánh của con người về thế giới khách quan
Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất nhưng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (phản ánh vật lý, hóa học, phản ánh sinh học…), tương ứng với quá trình tiến hóa của vật chất Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh
Phản ánh vật lý, hoá học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hoá (thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý – hoá qua quá trình kết hợp, phân giải các chất) khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh Hình thức phản ánh này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động
Ví dụ: Mặt nước, mặt gương phản chiếu ánh sáng…
Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ
Tính kích thích: sự thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc,… ở các dạng thực vật và động vật bậc thấp khi chúng nhận sự tác động trong môi trường sống
Tính cảm ứng (phản xạ không điều kiện): phản ứng của các động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể chúng
Trang 11Ví dụ: Hoa hướng dương biết hướng về phía mặt trời để hấp thụ được nhiều năng lượng, rễ cây phát triển mạnh về hướng có nhiều phân
Phản ánh tâm lý là sự phản ánh đặc trưng cho động vật đã phát triển đến trình độ có hệ thần kinh trung ương, được thực hiện thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện đối với những tác động của môi trường sống
Ví dụ: Con vật cũng có tình cảm vui buồn nhưng chỉ dừng lại ở bản năng
Phản ánh năng động, sáng tạo (ý thức) là hình thức phản ánh năng động, sáng tạo chỉ có ở con người Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin
Sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao động
Ví dụ: Con người biết sáng tạo ra những vật phẩm để phục vụ cho nhu cầu lao động, nhu cầu sống của mình
Ngôn ngữ là “cái vỏ vật chất” của ý thức, tức hình thức vật chất nhân tạo đóng vai trò thể hiện và lưu giữ các nội dung ý thức Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao
Trang 12tiếp, trao đổi tri thức, tình cảm, ý chí,… Giữa các thành viên trong cộng đồng con người Nhu cầu này làm cho ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động sản xuất cũng như trong sinh hoạt xã hội Nhờ có ngôn ngữ, con người không chỉ giao tiếp, trao đổi trực tiếp mà còn có thể lưu giữ, truyền đạt nội dung ý thức từ thế hệ này sang thế hệ khác
1.2 Bản chất ý thức
1.2.1 Bản tính phản ánh và sáng tạo
Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận Sự phản ánh sáng tạo của ý thức nghĩa là ý thức phản ánh hiện thực một cách có định hướng và có chọn lọc nhằm nhận thức và cải biến thế giới thông qua lao động Trong khi phản ánh về thế giới con người đã hình dung sự cải biến thế giới trong tương lai Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới, có thể tưởng tượng, có thể tiên đoán và dự báo tương lai, có thể lập ra những giả thuyết khoa học…
1.2.2 Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội
Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định ý thức mang bản chất xã hội
Trang 13 Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như: tri thức về tự nhiên, xã hội và con người
Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học…
(Sự phát triển của tin học dựa trên sự tích lũy và phát triển tri thức) → Mỗi một dạng tri thức đều có vị trí và vai trò nhất định trong quá trình nhận thức, cũng như làm phong phú ý thức của con người
b) Tình cảm
Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, là sự rung động hay những cung bậc cảm xúc của con người khi họ tác động với thế giới xung quanh Tình cảm phản ánh quan hệ của con người với thế giới khách quan, giữa con người với con người Tình cảm tham gia và trở thành một trong những động lực quan trong của hoạt động con người
→ Sự hòa quyện giữa tri thức với tình cảm và trải nghiệm thực tiễn sẽ tạo nên niềm tin
c) Ý chí
Ý chí là sức mạnh bên trong, là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại, đạt được mục đích
Vai trò của các yếu tố hợp thành ý thức như tri thức, tình cảm, niềm tin, chí,…trong hoạt động của con người là khác nhau, nhưng trong đó bao giờ tri thức cũng đóng vai trò là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất trong quá trình hình thành và phát triển ý thức của con người
1.3.2 Các cấp độ của ý thức
a) Tự ý thức
Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự nhận thức bản thân mình Đó chính là tự ý thức Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong
Trang 14mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả xã hội, của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội về địa vị của mình trong hệ thống những quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi ích chung của xã hội mình, của giai cấp mình, hay của tầng lớp mình
Ví dụ: Chúng ta có thể ý thức được mình đang học kém môn nào, ở lĩnh vực nào để có thể cố gắng cải thiện môn học hay lĩnh vực đó
b) Tiềm thức
Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy
Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính xác, với các hoạt động tư duy thường được lặp đi lặp lại nhiều lần Ở đây tiềm thức góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học
Ví dụ: Khi chúng ta khát nước và não bộ ra quyết định chúng ta cầm cốc nước uống: Ra quyết định cầm cốc nước uống là ý thức quyết định để giải quyết vấn đề khát nước Thế nhưng quá trình cầm cốc nước để uống lại là cả một quá trình ra quyết định tiếp thu phản hồi và chỉnh sửa liên tục của tiềm thức Chúng ta có thể đưa được cốc nước lên được miệng mà không cần phải suy nghĩ và quá trình này xảy ra rất nhanh
c) Vô thức
Là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí Vô thức biểu hiện thành