1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn Đề giai cấp, dân tộc, nhà nước vận dụng lý luận về giai cấp, nhà nước trong việc phát triển Đội ngũ doanh nhân việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vấn Đề giai cấp, dân tộc, nhà nước vận dụng lý luận về giai cấp, nhà nước trong việc phát triển Đội ngũ doanh nhân việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa,Vấn Đề giai cấp, dân tộc, nhà nước vận dụng lý luận về giai cấp, nhà nước trong việc phát triển Đội ngũ doanh nhân việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa,vVấn Đề giai cấp, dân tộc, nhà nước vận dụng lý luận về giai cấp, nhà nước trong việc phát triển Đội ngũ doanh nhân việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa,Vấn Đề giai cấp, dân tộc, nhà nước vận dụng lý luận về giai cấp, nhà nước trong việc phát triển Đội ngũ doanh nhân việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

Trang 1

Dàn bài thuyết trình nhóm 7

Chủ đề 7: Vấn đề giai cấp, dân tộc, nhà nước Vận dụng lý luậnvề giai cấp, nhà nước trong việc phát triển đội ngũ doanh nhânViệt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướchiện nay như thế nào.

Thành viên:

1 Nguyễn Phúc Minh Tuyền – KDQT50B60388 (Làm nội dung)2 Nguyễn Lê Thu Trang – KDQT50B10376 (Làm nội dung)3 Nguyễn Phương Thanh – KDQT50B10357 (Thuyết trình)4 Nguyễn Nhã Thanh – KDQT50B10358 (Làm powerpoint)5 Nguyễn Thị Hoàng Yến – KDQT50B10393 (Thuyết trình)6 Trần Vũ Huyền Trân – KDQT50B10368 (Thuyết trình)7 Phạm Uyên Trang – KDQT50B10370 (Thuyết trình)8 Đinh Việt Toàn – KDQT50B30367 (Làm nội dung)9 Đào Đức Trường - KDQT50A40382 (Làm powerpoint)

Trang 2

MỤC LỤC

3 Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản 5

1 Các hình thức cộng đồng người trước khi hình thành dân tộc 6 2 Mối quan hệ giữa giai cấp - dân tộc - nhân loại 12

2 Bản chất, định nghĩa của nhà nước 15

5 Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử 17

IV Ý nghĩa của phương pháp luận: (Minh Tuyền)17V Vận dụng lý luận của giai cấp, nhà nước trong việc phát triển đội ngũdoanh nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước hiện nay (Minh Tuyền, Uyên Trang, Phương Thanh, Hoàng Yến) 18

1 Mối quan hệ giữa giai cấp và nhà nước 18

3 Những yêu cầu Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại hóa đất nước 20 4 Vai trò của việc phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 21 5 Để phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam, cần vận dụng lý luận của giai

Trang 3

I.Giai cấp và đấu tranh giai cấp (Việt Toàn, Uyên Trang)1 Giai cấp (2 vấn đề: định nghĩa và nguồn gốc)

a Định nghĩa

- Quan niệm về giai cấp trong lịch sử: Theo các nhà triết học và xã hội học tư

sản: giai cấp là tập hợp những người có cùng chức năng xã hội, cùng một lối sống hoặc mức sống, cùng 1 địa vị uy tín xã hội…

=> Về thực chất họ tránh đụng đến các vấn đề cơ bản đặc biệt là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, mưu toan làm mờ sự khác biệt giai cấp và đối kháng giai cấp nhằm biện hộ cho sự tồn tại của các giai cấp thống trị, bóc lột.

- C Mac tìm ra cái gốc của cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp là kinh tế Sự phân chia xã hội thành giai cấp là kết quả tất nhiên của sự phát triển lịch sử xã hội Quan hệ giai cấp là biểu hiện về mặt xã hội của những quan hệ sản xuất, trong đó tập đoàn người này có thể bóc lột lao động của tập đoàn người khác Do đó chỉ có thể hiểu đúng vấn đề giai cấp khi gắn nó với đời sống kinh tế, với nền sản xuất vật chất xã hội.

- Định nghĩa về giai cấp của Lê - nin: “Được gọi là giai cấp, là những tập đoàn

người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hộinhất định trong lịch sử, về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất(quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận), về vai trò của họ trong tổchức lao động xã hội và do đó khác nhau về cách thức hưởng thụ phần của cải

xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng Giai cấp là những tập đoàn người mà một tập đoàn có thể chiếm đoạt lao động của các tập đoàn khác, do địa vị khác nhau của họ trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.”

=> 2 đặc trưng cơ bản của giai cấp.

Đặc trưng 1:

- Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị kinh tế - xã hội khác nhau.

+ Địa vị kinh tế xã hội khác nhau tức là khác nhau về vị trí, vai trò trong

một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.

+ Dấu hiệu chủ yếu quy định địa vị kinh tế xã hội của các giai cấp là các

mối quan hệ kinh tế-vật chất giữa các tập đoàn người trong phươngthức sản xuất.

Phương thức sản xuất xã hội là cơ sở hiện thực đưa tới sự ra đời của cácgiai cấp Nhưng chỉ có những phương thức sản xuất chứa đựng điều kiện vật

Trang 4

chất tạo ra sự đối lập về lợi ích giữa các tập đoàn người mới nảy sinh ra giai

+ VD: Trong lịch sử xã hội loài người, phương thức sản xuất chứa đựng điều kiện vật chất cho sự tồn tại của các giai cấp đối kháng là: phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa.

Mối quan hệ kinh tế - vật chất cơ bản giữa người với người trong phươngthức sản xuất: (3 mối quan hệ)

- Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối của cải sản xuất => quy định địa vị kinh tế - xã hội khác nhau của các tập đoàn người, hình thành giai cấp thống trị, bị trị.

- Quan hệ đối với tư liệu sản xuất là quan hệ cơ bản và chủ yếu nhất quyết định trực tiếp đến địa vị kinh tế xã hội.

Bởi vì giai cấp nào nắm giữ tư liệu sản xuất tức là nắm được phương tiện vật chất chủ yếu của xã hội và theo đó sẽ nắm giữ vai trò chi phối trong tổ chức quản lý và phân phối sản xuất.

+ Thực chất của quan hệ giai cấp là tập đoàn người này chiếm đoạt lao

động của tập đoàn người khác do đối lập về địa vị trong 1 chế độ kinh tế -xã hội nhất định.

- Quan hệ sản xuất, đặc biệt là quan hệ sở hữu được nhà nước của giai cấp thống trị thể chế hoá thành luật pháp ra sức bảo vệ bằng một hệ thống kiến trúc thượng tầng chính trị - pháp lý Giai cấp từ chỗ khác nhau về vị trí vai trò trong trong hệ thống sản xuất dẫn đến khác nhau về vị trí vai trò trong chế độ kinh tế -xã hội.

+ VD: Trong xã hội tư bản chủ nghĩa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản do khác nhau về vị trí vai trò trong hệ thống sản xuất dẫn đến đối lập nhau về địa vị trong chế độ kinh tế xã hội.

Đặc trưng 2:

Giai cấp là 1 phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử.

- Sự tồn tại của giai cấp gắn với những hệ thống sản xuất xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

- Chỉ có thể xem xét các giai cấp trong trong hệ thống những mối quan hệ xã hội đa dạng phức tạp và không ngừng vận động biến đổi mới có thể nhận thức sâu sắc đầy đủ sự khác biệt của các giai cấp về kinh tế, chính trị, tư tưởng, đạo đức….

Trang 5

TỔNG KẾT: Định nghĩa giai cấp của Lênin mang bản chất cách mạng và khoa học có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, là cơ sở để nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, bản chất của các giai cấp trong lịch sử, đồng thời trang bị cho giai cấp vô sản cơ sở lý luận khoa học để nhận thức được vai trò lịch sử của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh xóa bỏ giai cấp và xây dựng xã hội mới.

a Nguồn gốc của giai cấp

Bắt nguồn từ 2 nguyên nhân:

- Nguyên nhân sâu xa: sự phát triển của lực lượng sản xuất làm tăng năng suất lao động, xuất hiện “của dư” tạo ra khả năng khách quan tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác.

- Nguyên nhân trực tiếp: Xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

b Kết cấu xã hội - giai cấp

- Khái niệm: là tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, được quy định bởi trình độ phát triển của phương thức sản xuất.

- Bao gồm: giai cấp cơ bản, những giai cấp không cơ bản, các tầng lớp xã hội trung gian.

+ Giai cấp cơ bản: gắn với phương thức sản xuất thống trị VD: chủ nô, nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ…

+ Những giai cấp k cơ bản: gắn với phương thức sản xuất tàn dư (nô lệ trong buổi đầu xã hội phong kiến), gắn với phương thức sản xuất mầm mống (tiểu thương, tư sản, vô sản… trong giai đoạn cuối xã hội phong kiến).

+ Các tầng lớp xã hội trung gian: Tầng lớp tri thức, nhân sĩ, giới tu hành… không có địa vị kinh tế độc lập, song có vai trò quan trọng sự phát triển của xã hội, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể mà nó có thể phục vụ cho giai cấp này, hoặc giai cấp khác → bị phân hóa dưới tác động của sự vận động và biến đổi không ngừng của nền sản xuất.

- Sự vận động và biến đổi của kết cấu xã hội - giai cấp diễn ra không ngừng, không chỉ khi xã hội có sự chuyển biến các phương thức sản xuất mà cả trong quá trình phát triển của mỗi phương thức sản xuất.

2 Đấu tranh giai cấp

* Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp.

Trang 6

- Khái niệm: Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn có lợi ích căn bản đối lập nhau trong một phương thức sản xuất xã hội nhất định.

- Đấu tranh giai cấp là tất yếu do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hoà được giữa các giai cấp Ở đâu và khi nào còn áp bức, bóc lột thì ở đó và khi đó còn đấu tranh giai cấp chống lại áp bức, bóc lột đó.

- Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức bóc lột chống lại giai cấp áp bức bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng.

- Mục đích của cuộc đấu tranh giai cấp là giải phóng lực lượng sản xuất khỏi

sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã lỗi thời, tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội.

- Liên minh giai cấp là tất yếu trong đấu tranh giai cấp, là sự liên minh giữa giai cấp này để chống lại giai cấp khác Cơ sở của liên minh giai cấp là sự thống nhất về lợi ích cơ bản giữa các giai cấp liên minh.

* Vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội phát triển có giai cấp.

- Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp, quan trọng của lịch sử.

- Đấu tranh giai cấp có tác dụng cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng xã hội phản động, cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng.

+ Ví dụ: Cuộc đấu tranh của giai cấp nô lệ chống lại giai cấp chủ nô đã dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ, cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản liên minh với các giai cấp khác đã dẫn tới cách mạng tư sản chấm dứt thời trung cổ kéo dài hàng nghìn năm.

3 Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản (2 giai đoạn)

* Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản khi chưa có chính quyền.

- Có 3 hình thức đấu tranh cơ bản: đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị và

đấu tranh tư tưởng.

+ Đấu tranh kinh tế: nhiệm vụ trước mắt bảo vệ lợi ích công nhân như tăng lương giảm giờ làm… Đấu tranh kinh tế chỉ hạn chế chứ chưa xoá bỏ được sự bóc lột của giai cấp tư sản, không thể đạt được mục đích cuối cùng là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa.

+ Đấu tranh chính trị: là hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp vô sản, với mục tiêu là đánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, đòi quyền lợi cho vô sản.

+ Đấu tranh tư tưởng: mục đích đập tan hệ tư tưởng của tư sản, giáo dục quần chúng nhân dân lao động thấm nhuần đường lối cách mạng.

Trang 7

* Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội.

- Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền diễn ra

trong điều kiện mới gồm khó khăn và thuận lợi:

Câu nói của Lênin: “Giành được chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.”

+ Khó khăn: kinh nghiệm quản lý xã hội về mọi mặt của giai cấp vô sản còn nhiều hạn chế, giai cấp tư sản và thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng.

+ Thuận lợi: giai cấp vô sản từ địa vị giai cấp bị thống trị, bóc lột trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội, trong tiến trình của cách mạng có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.

- Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền diễn ra với

nội dung mới: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực

kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá,…

- Giai cấp vô sản đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng đã đạt được và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ chủ yếu và cơ bản nhất có ý nghĩa quyết định đến sự thắng lợi hoàn toàn của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản, đồng thời tạo ra sức mạnh vững chắc để bảo vệ thành quả cách mạng.

- Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền diễn ra với

hình thức mới: giai cấp vô sản sử dụng tổng hợp và kết hợp các hình thức đa

dạng, phong phú: bằng bạo lực và hoà bình, bằng quân sự và kinh tế… - Hình thức đấu tranh mới còn được biểu hiện ở các nhiệm vụ cụ thể:

+ Về kinh tế: xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Về chính trị: xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện hệ thống chính trị…

+ Về tư tưởng và văn hoá: xác lập vai trò thống trị của hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.

II Vấn đề dân tộc: (Minh Tuyền và Phương Thanh)

1 Các hình thức cộng đồng người trước khi hình thành dân tộc:

* Định nghĩa hình thức cộng đồng:

- Hình thức cộng đồng người là cách thức tổ chức xã hội của con người trong những thời kỳ xã hội lịch sử khác nhau Lịch sử phát triển của loài người cho

Trang 8

đến nay là lịch sử phát triển của các cộng đồng người từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và dân tộc.

- Trong các hình thức đó, dân tộc là hình thức cộng đồng người cao nhất và phổ biến nhất của xã hội loài người hiện nay.

- Thị tộc: ngay khi con người thoát khỏi thế giới động vật đã sống thành đoàn

và gọi là bầy người nguyên thuỷ, khi tiến hoá đến 1 trình độ cao hơn, những bầy ng đó phát triển thành thị tộc.

+ Là thiết chế xã hội đầu tiên, là hình thức cộng đồng sớm nhất của xã hội loài người

+ Đặc điểm cơ bản của thị tộc: lao động chung, vai trò của họ phụ thuộc vào vị trí của họ trong nền sx nguyên thuỷ; có cùng tổ tiên, nói chung một ngôn ngữ, có những thói quen, tín ngưỡng chung Mỗi thị tộc có một tên gọi riêng Về tổ chức xã hội Thị tộc bầu tù trưởng, tộc trưởng, lãnh tụ quân sự điều hành những công việc chung Mọi thành viên đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.

- Bộ lạc:

+ Là hình thức cộng đồng bao gồm sự liên kết các thị tộc trên cơ sở huyết thống hoặc hôn nhân.

+ Đặc điểm chung: cơ sở kinh tế của bộ lạc là chế độ công hữu về đất đai và công cụ sản xuất (ai cũng có quyền được sở hữu đất đai và công cụ sản xuất), các thành viên tiến hành lao động chung, quan hệ giữa các thành viên trong sản xuất vật chất là bình đẳng Giống thị tộc, bộ lạc có tên gọi riêng, nói chung một thứ tiếng, tập quán tín ngưỡng chung Về tổ chức xã hội, đứng đầu Bộ lạc là một hội đồng gồm những tù trưởng tử các thị tộc và có một vị thủ lĩnh tối cao, mọi vấn đề quan trọng được bàn luận trong hội đồng này.

- Bộ tộc: Là hình thức cộng đồng người được hình thành khi xã hội có sự phân

chia giai cấp Các bộ tộc được hình thành từ sự liên kết của các bộ lạc sống trên cùng một lãnh thổ nhất định Nếu thị tộc và bộ lạc chỉ gồm hầu hết những người cùng huyết thống thì bộ tộc là sự liên kết của nhiều bộ lạc ko cùng huyết thống Bộ tộc hình thành cùng với chế độ chiếm hữu nô lệ Bộ tộc có sở hữu tư liệu, có sự phân chia giai cấp.

+ Ở những nước khác nhau, những thời đại khác nhau thì bộ tộc lại có những nét đặc thù riêng như: mỗi bộ tộc có những tên gọi riêng, có lãnh thổ riêng mang tính ổn định, có một ngôn ngữ thống nhất nhưng vì mối liên hệ cộng đồng chưa phát triển nên tiếng nói chung đó còn chưa thực sự vững chắc Việc điều hành công việc xã hội thuộc về nhà nước, nhà

Trang 9

nước là công cụ do giai cấp thống trị tổ chức và phục vụ lợi ích cho giai cấp đó Bộ tộc chính là hình thức cộng đồng người đầu tiên được hình thành không theo huyết thống mà dựa trên những mối liên hệ về kinh tế lãnh thổ và văn hóa mặc dù những mối liên hệ đó còn chưa thực sự phát triển.

- Dân tộc: Từ quan điểm của các nhà kinh điển như Lê nin hay C Mác và

Ăngghen có thể khái quát:

=> Dân tộc là một cộng đồng người ổn định, được hình thành trong lịch sử trên cơ sở một lãnh thổ, một ngôn ngữ, một nền kinh tế thống nhất, một nền văn hóa và tâm lý, tính cách bền vững, với một nhà nước và pháp luật thống nhất.

- Dân tộc là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất từ trước đến nay Khái niệm dân tộc được sử dụng theo hai nghĩa:

+ Nghĩa rộng: Dân tộc (nation) dùng để chỉ quốc gia, các quốc gia, dân tộc trên thế giới (như Việt Nam, Campuchia, Anh, Pháp, )

+ Nghĩa hẹp: dùng để chỉ cộng đồng tộc người - các dân tộc đa số và thiểu số trong quốc gia (Kinh, Tày, Nùng, Vân Kiều, ), trong đó cộng đồng người là yếu tố cấu thành quốc gia, dân tộc.

a Các đặc trưng của dân tộc:

- Là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất.

Nói đặc trưng dân tộc "là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thốngnhất" được thể hiện ở chỗ các dân tộc trong cùng một cộng đồng dân tộc cóchung lãnh thổ sinh sống, gắn bó với lãnh thổ đó, cùng nhau chung sống, laođộng, sản xuất, xây dựng và bảo vệ đất nước Trước hết hiểu lãnh thổ là địa bàn

sinh tồn và phát triển của dân tộc nơi mà các cộng đồng người được hình thành một cách ổn định trong lịch sử.

Lãnh thổ thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia dân tộc và được xác định bằng biên giới quốc gia, nếu không có lãnh thổ thì không có khái niệm tổ quốc, quốc gia Lãnh thổ là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc Hiện nay lãnh thổ của một dân tộc được hiểu không chỉ là phần đất liền mà còn cả vùng biển, vùng trời, hải đảo, và thềm lục địa, được thể chế hóa bằng luật pháp quốc gia và quốc tế Chủ quyền lãnh thổ quốc gia bao giờ cũng là vấn đề thiêng liêng của mỗi dân tộc

- Là một cộng đồng đồng nhất về ngôn ngữ.

Đặc trưng dân tộc "là một cộng đồng đồng nhất về ngôn ngữ" được thể hiện ởchỗ các dân tộc trong cùng một cộng đồng dân tộc có chung một ngôn ngữ,

Trang 10

được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Ngôn ngữ là đặc trưng cơ

bản của dân tộc, vừa là công cụ giao tiếp kết nối các thành viên trong cộng đồng dân tộc, vừa là một phương tiện giao lưu văn hóa giữa các tộc người Mỗi thành viên của dân tộc đều có thể có nhiều ngôn ngữ để giao tiếp và mỗi cộng đồng tộc người thì cũng có thể có những ngôn ngữ riêng Song, ở mỗi quốc gia, dân tộc đều có một ngôn ngữ thống nhất để sử dụng chung cho tất cả các tộc người của quốc gia đó Ví dụ: Ngày nay khi giao lưu hội nhập quốc tế mở rộng thì ngôn ngữ của một quốc gia có thể được nhiều nước sử dụng nhưng ngôn ngữ đó vẫn được xác định là ngôn ngữ chính của dân tộc đã sản sinh ra nó.

Ví dụ: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, được sử dụng trong

mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Tiếng Việt là biểu tượng của sự thốngnhất của dân tộc VN.

- Là một cộng đồng thống nhất về kinh tế.

Đặc trưng dân tộc "có chung phương thức sản xuất kinh tế" được thể hiện ở chỗcác dân tộc trong cùng một cộng đồng dân tộc có chung cách thức tổ chức,quản lý, thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh tế.

Khoa học đã chứng minh rằng từ cộng đồng thị tộc phát triển lên các hình thức bộ lạc của bộ tộc, yếu tố liên kết giữa các thành viên của cộng đồng trên cơ sở huyết thống dần bị suy giảm, vai trò của nhân tố kinh tế ngày càng tăng cường Kinh tế chính là một phương thức sinh sống của dân cư gắn các tộc người thành công đồng dân tộc Tuy nhiên khi dân tộc quốc gia hình thành thì kinh tế được hiểu là một nền kinh tế thống nhất của một quốc gia có tính độc lập tự chủ Ăngghen đã chứng minh rằng tác nhân cơ bản dẫn tới việc chuyển từ hình thức cộng đồng trước dân tộc sang dân tộc là do tác nhân kinh tế Những mối liên hệ kinh tế thường xuyên và mạnh mẽ, đặc biệt là mối liên hệ thị trường đã làm tăng tính thống nhất ổn định bền vững của cộng đồng người đông đảo sống trên một lãnh thổ rộng lớn (Ví dụ: tại Việt Nam quá trình đổi mới kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự giao lưu tiếp xúc giữa các vùng miền trong cả nước Điều này đã giúp xóa bỏ những khác biệt về kinh tế văn hóa giữa các vùng miền từ đó làm tăng sự thống nhất ổn định bền vững của đất nước).

Trong thế giới hiện đại có sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nhưng mỗi quốc gia dân tộc vẫn có một nền kinh tế độc lập không phụ thuộc vào lệ thuộc vào các quốc gia khác.

Ví dụ: nước Việt Nam có nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và nhà nước nắm vai trò chủ đạo.

- Là một cộng đồng bền vững về văn hóa và tâm lí, tính cách.

Trang 11

Đặc trưng dân tộc "là một cộng đồng bền vững về văn hóa và tâm lí, tính cách"được thể hiện ở chỗ các dân tộc trong cùng một cộng đồng dân tộc có chungmột nền văn hóa, tâm lý, tính cách, được hình thành và phát triển qua lịch sử,gắn bó với lãnh thổ, ngôn ngữ và truyền thống của dân tộc đó.

Văn hóa là yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng được coi là “căn cước” của mỗi cộng đồng dân tộc Mỗi dân tộc có một nền văn hóa độc đáo của mình tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Do có quá trình hình thành và phát triển lâu dài nên văn hóa dân tộc không dễ bị đồng hóa.

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa dạng, phong phú, được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử Văn hóa Việt Nam thể hiện ở nhiều lĩnh vực, như: ngôn ngữ, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, phong tục tập quán,

Ví dụ: cụ thể về tâm lý, tính cách:

+ Tính cần cù, chịu khó: Người Việt Nam có truyền thống cần cù, chịu khó, thể hiện qua quá trình lao động, sản xuất của người Việt Nam.

+ Tính thông minh, sáng tạo: Người Việt Nam có trí tuệ thông minh, sáng tạo, thể hiện qua nhiều thành tựu trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật.

+ Tính đoàn kết, yêu nước: Người Việt Nam có tinh thần đoàn kết, yêu nước, thể hiện qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Xã hội càng phát triển giao lưu văn hóa càng mạnh thì vấn đề bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc mình lại càng quan trọng hơn bao giờ hết Vì văn hóa là nền tảng tinh thần và động lực của sự phát triển, là một công cụ bảo vệ độc lập và chủ quyền của mọi quốc gia.

- Là một cộng đồng trong người có một nhà nước và pháp luật thống nhất.

Đặc trưng dân tộc "là một cộng đồng trong người có một nhà nước và pháp luậtthống nhất" được thể hiện ở chỗ các dân tộc trong cùng một cộng đồng dân tộcđều chịu sự quản lý của một nhà nước và pháp luật thống nhất.

Ăng-ghen ngay từ thời kỳ đầu đã chú ý đến yếu tố này và phân tích trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Từ động lực phát triển kinh tế, với vai trò tích cực của giai cấp tư sản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản hình thành, các quốc gia, dân tộc đã hình thành và hầu hết châu âu Do yêu cầu của thị trường và lưu thông hàng hóa phát triển, giai cấp tư sản đã xóa bỏ sự phân tán về kinh tế và chính trị, hình thành những quan hệ liên minh về lợi ích, kết quả là hình thành một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một thuế quan thống nhất Do vậy, nhà nước và pháp luật thống nhất là một đặc trưng của dân tộc và ngày

Trang 12

nay đây cũng là một quan niệm phổ biến trên thế giới Dân tộc - quốc gia - nhà nước là thống nhất không thể tách rời Dân tộc nào cũng có một nhà nước nhất định và Nhà nước nào cũng có một dân tộc nhất định (Trường hợp đặc biệt: Mỹ có nhà nước, pháp luật nhưng không có dân tộc) Nhà nước và pháp luật là cơ sở để bảo đảm quyền và lợi ích của các dân tộc, góp phần tạo nên sự đoàn kết, thống nhất của các dân tộc trong một quốc gia.

+ Ví dụ: Tất cả các dân tộc ở Việt Nam đều chịu sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc.

b Quá trình hình thành các dân tộc ở châu Âu và đặc thù sự hìnhthành dân tộc ở Châu Á

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là hình thức cộng đồng người gắn liền với giai cấp, có nhà nước và các thể chế chính trị Lịch sử cho thấy dân tộc có thể được hình thành từ một bộ tộc phát triển lên, song đa số trường hợp được hình thành trên cơ sở nhiều bộ tộc và tộc người hợp lại.

- C-Mác và Ăng ghen chỉ rõ:

+ Ở Châu Âu, dân tộc hình thành theo hai phương thức chủ yếu gắn liền với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

+ Phương thức thứ nhất, dân tộc hình thành từ nhiều bộ tộc khác nhau trong một quốc gia Quá trình hình thành dân tộc ở đây vừa là một quá trình thống nhất lãnh thổ, thống nhất thị trường, đồng thời cũng là một quá trình đồng hóa các bộ tộc khác nhau thành một dân tộc duy nhất, một quốc gia, dân tộc độc lập như các nước ở Đức, Italia, Pháp,

+ Phương thức thứ hai, do chế độ phong kiến chưa bị thủ tiêu, chủ nghĩa tư bản phát triển còn yếu, dân tộc được hình thành từ một bộ tộc Ở đây không có quá trình đồng hóa các bộ tộc mà chỉ có quá trình thống nhất các lãnh thổ phong kiến thành lập một quốc gia gồm nhiều dân tộc, trong đó mỗi dân tộc hình thành từ một bộ tộc riêng như trường hợp ở các nước Nga, áo, Hungary,…

=> Quá trình hình thành, phát triển dân tộc diễn ra rất lâu dài, đa dạng và phức tạp Sự hình thành và phát triển của dân tộc trải qua các thời kỳ chính: gắn liền với cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, gắn liền với phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giải phóng dân tộc, và thời kì các dân tộc xã hội chủ nghĩa ra đời.

+ Ở phương Đông, dân tộc ra đời rất sớm, không gắn với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Ngày đăng: 23/04/2024, 10:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w