Hiểu rõ tính cấp thiết của vấn đề này, em xin được trình bày đề tài nghiên cứu: “Lý luận về quy luật lưu thông tiền tệ và thực trạng lạm phát ở Việt Nam” Đề tài được nghiên cứu nhằm mục
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ
THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Huyền
Mã sinh viên: 2313250047 Lớp hành chính: Anh 02 - CLCQT Lớp tín chỉ: TRIH115(2324 – 2)2.7 Giảng viên giảng dạy: Ths Đặng Hương Giang
Hà Nội, Tháng 6 năm 2024
Trang 2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ 4
1 Nguồn gốc, bản chất, chứng năng của tiền tệ 4
1.1 Nguồn gốc 4
1.2 Bản chất 5
1.3 Chức năng 6
2 Quy luật lưu thông tiền tệ 8
2.1 Khái niệm và bản chất 8
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy luật lưu thông tiền tệ 9
2.3 Vai trò 9
II THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 9
1 Khái niệm và đo lường lạm phát 9
2 Phân loại 10
3 Tình hình lạm phát từ năm 1990 về trước 10
4 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây 11
5 Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát ở Việt Nam 12
III GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ KHẮC PHỤC LẠM PHÁT 13
1 Ổn định tiền tệ 13
2 Giải pháp khắc phục lạm phát 13
2.1 Những giải pháp cấp bách 13
2.2 Những biện pháp ổn định tiền tệ chiến lược 14
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội Quy luật lưu thông tiền
tệ, một khái niệm cơ bản trong kinh tế chính trị học Mác Lê nin, là cơ sở lý luận giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa lượng tiền lưu thông và mức giá cả trong nền kinh tế Quy luật này không chỉ giúp giải thích hiện tượng lạm phát mà còn cung cấp những công cụ hữu ích để quản lý và kiểm soát lạm phát, một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang phải đối mặt
Hiểu rõ tính cấp thiết của vấn đề này, em xin được trình bày đề tài
nghiên cứu: “Lý luận về quy luật lưu thông tiền tệ và thực trạng lạm phát ở Việt Nam”
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích phân tích quy luật lưu thông tiền tệ theo quan điểm kinh tế chính trị học Mác Lê nin và áp dụng nó vào việc nghiên cứu thực trạng lạm phát ở Việt Nam Qua đó, chúng ta sẽ hiểu
rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của lạm phát, cũng như đưa ra những đề xuất và khuyến nghị nhằm kiểm soát lạm phát hiệu quả, góp phần
ổn định kinh tế và phát triển bền vững
Việc nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về mặt thực tiễn Về lý thuyết, nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quy luật kinh tế cơ bản và mối quan hệ phức tạp giữa tiền tệ và giá cả Về thực tiễn, nó cung cấp cơ sở để các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong quản lý và điều hành kinh tế
Để đạt được mục tiêu đó, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chung: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, …
Trang 4I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ
1 Nguồn gốc, bản chất, chứng năng của tiền tệ
1.1 Nguồn gốc
Quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã dẫn đến sự xuất hiện những vật ngang giá chung Vật ngang giá chung là những hàng hóa có thể trao đổi trực tiếp được với nhiều hàng hóa thông thường khác Đặc điểm của chúng là có giá trị sử dụng thiết thực, quý hiếm, dễ bảo quản vận chuyển và mang tính đặc thù địa phương
Thời gian đầu, vật ngang giá chung thường là những hàng hoá có giá trị sử dụng thiết thực cho từng khu vực hoặc nhiều vùng có điều kiện tự nhiên
và phong tục xã hội tương tự nhau Sau đó vật ngang giá chung được chọn
là những hàng hoá có ý nghĩa tượng trưng như: vỏ sò, da thú, vòng đá khi trao đổi hang hoá đã trở thành nhu cầu thường xuyên của các bộ lạc và dân tộc, thì vật ngang giá chung được gắn vào kim loại
Kim loại được sử dụng làm vật ngang giá chung đầu tiên là sắt và kẽm Sau đó là đồng rồi đến bạc Đầu thế kỉ XIX, vàng bắt đầu đóng vai trò vật ngang giá chung và kim loại này được gọi là “kim loại tiền tệ”
Khi một khối lượng vàng với một trọng lượng và chất lượng (thành sắc) nhất định được chế tác theo một hình dáng nào đó được gọi là tiền tệ
Như vậy khi vàng độc chiếm vị trí vật ngang giá chung, thì cái tên "vật ngang giá chung" được thay bằng “tiền tệ” Nói cách khác, đây chính là hình thái tiền của giá trị hàng hoá Từ những vật ngang giá chung là những hàng hóa thông thường đến tiền tệ, sản xuất và trao đổi hàng hoá đã trải qua một thời kì lịch sử lâu dài Trong quá trình này vật ngang giá chung đã tự gạt bỏ lẫn nhau: những hàng hoá - vật ngang giá chung, có giá trị thấp và mang sắc thái sử dụng, được thay thế bằng những vật ngang giá chung có giá trị cao hơn và mang ý nghĩa tượng trưng Sự hoàn thiện từng bước của vật ngang
Trang 5giá chung được đánh dấu bằng sự xuất hiện mà tiền tệ ở đầu thế kỉ XIX, không những phản ánh số lượng và chủng loại hàng hoá đưa ra thị trường ngày càng phong phú, mà còn phản ánh trình độ sản xuất hàng hóa đã tiến
bộ vượt bậc so với thời gian trước đây
Vàng độc chiếm vai trò vật ngang giá chung, nhìn bên ngoài như một quá trình hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên Nhưng trái lại, tiền tệ là sản phẩm
và đánh giá công bằng về mặt khoa học thì tiền tệ là một trong ba phát minh quan trọng nhất của xã hội loài người từ lịch sử cổ đại cho đến ngày nay
Khi vàng đóng vai trò vật ngang giá chung thế giới hàng hoá được chia thành hai cực rõ rệt: một phía là những hàng hóa thông thường, trực tiếp biểu hiện giá trị sử dụng và mỗi hàng hoá chỉ có thể thoả mãn được một và một vài nhu cầu nào đó của con người Còn phía bên kia - cực đối lập là vàng
- tiền tệ, trực tiếp biểu hiện giá trị của mọi hàng hóa khác Vì tiền có thể trao đổi trực tiếp được với mọi hàng hóa trong bất kì điều kiện nào, cho nên tiền
có thể thoả mãn được nhiều nhu cầu của người sở hữu nó Chính vì thế - tiền
tệ được coi là một loại hàng hoá đặc biệt
1.2 Bản chất
Tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung
để đo giá trị của tất cả các hàng hoá khác Tiền có thể thoả mãn được một số nhu cầu của người sở hữu nó, tương ứng với một số lượng giá trị mà người
đó tích luỹ được
Sự xuất hiện của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường đã chứng minh rằng: Tiền tệ là một phạm trù kinh tế – lịch sử, là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá Tiền tệ ra đời, phát triển và tồn tại cùng với sự phát sinh, phát triển
và tồn tại của sx và trao đổi hàng hoá Điều đó có nghĩa là ở đâu có sản xuất
và trao đổi hàng hoá, thì chắc chắn ở đó có tiền tệ Quá trình này đa chứng minh rằng “…cùng với sự chuyển hoá chung của sản phẩm lao động và hàng hoá, thì hàng hoá cũng chuyển thành tiền tệ”
Trang 6Trước khi vàng trở thành tiền tệ kim loai nay vốn đã là hàng hoá Do
đó, cũng như các hàng hoá khác, tiền tệ có hai loại thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng Nhưng là hàng hoá đặc biệt, tiền tệ có giá trị sử dụng đặc biệt
Đó là giá trị sử dụng xã hội Về vấn đề này, Cac Mac đã viết “giá trị sử dụng của hàng hoá bắt đầu từ lúc nó rút ra khỏi lưu thông, còn giá trị sử dụng của tiền tệ với tư cách là lưu thông lại chính là sự lưu thông của nó” Lịch sử của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã chứng minh rằng nền kinh tế hàng hoá là một thực thể đầy biến động Nó tồn tại và phát triển theo những quy luật khách quan khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến giai đoạn cao, nền kinh tế thị trường được hình thành theo đúng nghĩa của nó, thì quá trình
“phi vật chất” của tiền tệ cũng đồng thời diễn ra một cách tương ứng Nghĩa
là vai trò tiền tệ của vàng ngày càng giảm, đồng thời vị trí kim loại quý của vàng ngày càng được xác lập và tăng lên Sự phát triển theo hai cực như trên đối với vàng cũng tương tự như vật ngang giá chung trước, nó là một quy luật
Ngày nay ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, quan niệm về tiền tệ đã có những thay đổi cơ bản Thực tiễn đã cho thấy: tiền không phải chỉ là vàng, mà những phương tiện có thể trao đổi được với hàng hoá - dịch vụ đều được coi là tiền Vì vậy tiền được hiểu theo định nghĩa mới như sau: tất cả những phương tiện có thể đóng vai trò chung gian trao đổi, được nhiều người thừa nhận thì được gọi là tiền
Định nghĩa mới về tiền làm phong phú bản chất của nó, đồng thời mở
ra hướng phát triển trong tương lai của các phương tiện trao đổi trong nền kinh tế thị trường
1.3 Chức năng
- Thước đo giá trị
Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền phải có giá trị Để
Trang 7thực hiện chức năng đo lường giá trị, không nhất thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với một lượng vàng nhất định một cách tưởng tượng Sở dĩ
có thể thực hiện được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định Cơ sở của tỷ lệ này là thời gian lao động xã hội cần thiết đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó
Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa Như vậy, giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa Giá trị là cơ sở của giá cả Trong khi các điều kiện khác không thay đổi, nếu giá trị của hàng hóa càng lớn thì giá cả của hàng hóa càng cao
và ngược lại Giá cả của hàng hóa có thể lên xuống do tác động bởi nhiều yếu tố như: giá trị của hàng hóa, giá trị của tiền, ảnh hưởng của quan hệ cung
- cầu
- Phương tiện lưu thông
Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa Để thực hiện chức năng làm phương tiện lưu thông, yêu cầu phải có tiền mặt (tiền đúc bằng kim loại, tiền giấy) Trong thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị Đây là cơ sở cho các quốc gia công nhận và phát hành các loại tiền giấy khác nhau Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình trao đổi, mua bán trỏ nên thuận lợi; đồng thời làm cho hành vi mua, hành vi bán tách rời về không gian và thời gian Do đó, có thể tiềm ẩn khả năng khủng hoảng
- Phương tiện cất trữ
Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông để
đi vào cất trữ Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị như tiền vàng, tiền bạc Tiền cất trữ có tác dụng là dự trữ tiền cho lưu thông, sẵn sàng tham gia lưu thông Khi sản xuất hàng hóa phát triển, lượng hàng hóa nhiều hơn, tiền cất trữ được đưa vào lưu thông Ngược lại, nền sản xuất giảm, lượng hàng hóa giảm, một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông, đi vào cất trữ
- Phương tiện thanh toán
Trong trường hợp tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa thì tiền làm phương tiện thanh toán Thực hiện chức năng thanh toán,
có nhiều hình thức tiền khác nhau được chấp nhận Chức năng phương tiện
Trang 8thanh toán của tiền gắn liền với chế độ tín dụng thương mại, tức là mua bán thông qua chế độ tín dụng Ngày nay việc thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ Người ta có thể sử dụng tiền ghi sổ, hoặc tiền trong tài khoản ngân hàng, tiền điện tử, bitcoin
- Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia, tiền làm chức năng tiền tệ thế giới Lúc này tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau Để thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế
2 Quy luật lưu thông tiền tệ
2.1 Khái niệm và bản chất
Quy luật lưu thông tiền tệ là một trong những quy luật cơ bản của kinh
tế chính trị học Mác Lê nin Theo quy luật này, lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một nền kinh tế được xác định bởi tổng giá trị hàng hóa lưu thông và tốc độ lưu thông của tiền tệ Công thức tổng quát của quy luật này được biểu diễn như sau:
𝑽
* Trong đó:
M là lượng tiền cần thiết trong lưu thông
P là mức giá chung của hàng hóa
Q là tổng sản lượng hàng hóa
V là tốc độ lưu thông của tiền tệ
Bản chất của quy luật này là mối quan hệ cân đối giữa lượng tiền trong lưu thông và giá trị hàng hóa lưu thông Khi lượng tiền vượt quá mức cần thiết, sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát; ngược lại, khi lượng tiền thấp hơn mức cần thiết, sẽ dẫn đến hiện tượng giảm phát
Trang 92.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy luật lưu thông tiền tệ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quy luật lưu thông tiền tệ, bao gồm:
- Tốc độ lưu thông tiền tệ: Tốc độ lưu thông tiền tệ phụ thuộc vào
mức độ phát triển của hệ thống thanh toán và tín dụng, cũng như thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của người dân
- Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ: Sự thay đổi trong sản xuất và tiêu
dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ, từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cần thiết trong lưu thông
- Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương,
bao gồm các biện pháp như điều chỉnh lãi suất, dự trữ bắt buộc và chính sách
tỷ giá, sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền trong lưu thông và tốc độ lưu thông tiền
tệ
- Chính sách tài khóa: Chi tiêu công và thuế suất cũng ảnh hưởng đến
lượng tiền trong lưu thông Chi tiêu công tăng sẽ làm tăng lượng tiền trong lưu thông, trong khi tăng thuế sẽ giảm lượng tiền trong lưu thông
2.3 Vai trò
Giúp cho chính phủ căn cứ để phát hiện cần thiết cho lưu thông Giúp cho hệ thống ngân hàng nhà nước và kinh doanh điều hoà lưu thông tiền tệ khống chế kiểm soát lạm phát củng cố sức mua để đồng tiền chuyển đổi
Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng ngày một vững bền Thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện vật chất
II THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1 Khái niệm và đo lường lạm phát
Lạm phát là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng liên tục trong một khoảng thời gian nhất định Lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giá sản xuất (PPI) so với cùng kỳ năm trước
Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trong đó có thể kể đến:
- Lạm phát do cầu kéo: Xảy ra khi cầu vượt quá cung, khiến giá cả tăng
Trang 10- Lạm phát do chi phí đẩy: Xảy ra khi chi phí sản xuất tăng, làm tăng giá thành sản phẩm
- Lạm phát do cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối trong cơ cấu kinh
tế
- Lạm phát tiền tệ: Xảy ra khi lượng tiền trong lưu thông tăng quá mức
2 Phân loại
- Lạm phát vừa phải: là lạm phát khi giá cả hàng hoá tăng chậm ở mức
“một con số” Tổng tỉ lệ lạm phát cả năm dưới 10%
Lạm phát này thường thấy ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển
Nguyên nhân của loại lạm phát này thường là do:
+ Hiện tượng kinh tế tự nhiên
+ Nhà nước duy trì lạm phát này với mục đích riêng của mình
- Lạm phát phi mã: là lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hoá bắt đầu tăng với tỉ lệ hai hoặc ba con số Nghĩa là mức độ 20%, 100% hoặc 200% năm
Thông thường thì lạm phát phi mã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
- Siêu lạm phát: là loại lạm phát khi giá cả hàng hóa tăng gấp nhiều lần lạm phát phi mã
3 Tình hình lạm phát từ năm 1990 về trước
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của công tác quản lý kinh
tế vĩ mô là việc kìm chế lạm phát Thực ra không phải 10 năm gần đây lạm phát mới xuất hiện ở Việt Nam mà từ năm 1980 trở về trước, lạm phát cũng
đã tồn tại, chỉ có điều biểu hiện của nó không công khai, các nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam, đại hội V trở về trước không sử dụng khái niệm lạm phát mà chỉ dùng cụm từ "Chênh lệch giữa thu và chi giữa hàng và tiền "; "Thị trường vật giá không ổn định "
Lạm phát ở thời kỳ này là "Lạm phát ngầm" nhưng chỉ số giá cả ở thị trường tự do thì tăng cao, vượt xa mức tăng giá trị tổng sản lượng cũng như thu nhập quốc dân