Là một trong số chỉ tiêu để đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một quốc gia song lạm phát cũng chính là công cụ gây trở ngại trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.. Cùng với
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
NGÔ THÀNH TRUNG MSHV: 226201277
TIỂU LUẬN KINH TẾ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
NGÔ THÀNH TRUNG MSHV: 226201277
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY GVHD : TS ĐOÀN NGỌC PHÚC
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2023
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
Giảng viên hướng dẫn
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4
PHẦN NỘI DUNG 5
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LẠM PHÁT 5
1 Khái niệm lạm phát 5
2 Phân loại lạm phát 5
2.1 Lạm phát vừa phải ( lạm phát cơ bản) 5
2.2 Lạm phát phi mã 5
2.3 Siêu lạm phát 6
3 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế 6
3.1 Tác động tiêu cực 6
3.2 Tác động tích cực 7
3.3 Tác động đến kinh tế và việc làm 7
4 Nguyên nhân gây lạm phát 7
4.1 Lạm phát do tiền tệ 7
4.2 Lạm phát do xuất khẩu và nhập khẩu 8
4.3 Lạm phát do chi phí đẩy 8
4.4 Lạm phát do cầu kéo 8
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 9
1 Tổng quan về tình hình lạm phát ở Việt Nam tính từ năm 2010 đến 2022 9
2 Thực trạng của lạm phát ở Việt Nam Quý I năm 2023 10
2.1 Chỉ số giá tiêu dùng 11
2.2 Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu quý I năm 2023 15
2.3 Lạm phát cơ bản 17
Trang 52.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát trong quý I năm 2023 17
PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 18
1 Giải pháp 18
1.1 Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ 18
1.2 Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công 18
1.3 Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu 19
1.4 Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa 20
1.5 Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá 21
1.6 Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền 21
2 Các giải pháp kiểm soát lạm phát của Ngân Hàng Nhà Nước 22
3 Một số giải pháp đề xuất 23
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lạm phát vốn dĩ là vấn đề nhạy cảm của các quốc gia Là một trong số chỉ tiêu để đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một quốc gia song lạm phát cũng chính là công cụ gây trở ngại trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước Chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của nhà nước chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng lạm phát và làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội Cùng với các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng đang tìm kiếm giải pháp phù hợp với nền kinh tế đất nước để kìm hãm sự lạm phát giúp phát triển toàn diện nước nhà
Đây cũng thực sự là một vấn đề rất cần thiết cho các doanh nghiệp hiện nay, nắm bắt kịp thời những thông tin về lạm phát giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình phù hợp, hạn chế được những rủi ro về lãi suất, tỷ giá Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài: “Lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay” để tìm hiểu, nghiên cứu cho chuyên đề của Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực hiện ngắn nên không thể tránh có sai sót Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện để tìm hiểu về thực trạng của lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay nhằm đưa ra giải pháp phù hợp kiềm chế lạm phát giúp phát triển đất nước một cách toàn diện
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, quá trình nghiên cứu đề tài cần giải quyết những nhiệm
vụ cụ thể sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu khái quát về lạm phát
Trang 7Thứ hai: Phân tích thực trạng và nguyên nhân của lạm phát trong Quý I năm 2023 ở Việt Nam
Thứ ba: Đưa ra những giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát của năm 2023 cho thích hợp
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LẠM PHÁT
1 Khái niệm lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và
sự mất giá trị của một loại tiền tệ Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác” Mức giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát là các chỉ số sau: chỉ số giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI)
2 Phân loại lạm phát
2.1 Lạm phát vừa phải ( lạm phát cơ bản)
“Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số Mức độ tỷ lệ lạm phát dưới 10%” Thực tế mức độ lạm phát vừa đưa ra không có tác động đến nền kinh tế Những kế hoạch dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đang trong mức lạm phát vừa phải
2.2 Lạm phát phi mã
“Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát 10%,20% và lên đến 200%” Khi mức độ lạm phát như vậy kéo dài nó có tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh
tế nghiêm trọng
Trang 82.3 Siêu lạm phát
“Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát trên 200%” Hiện tượng này không phổ biến nhưng nó đã xuất hiện trong lịch sử Ví dụ như ở Zimbabwe, Venezuela Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết
3 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế
Thu nhập thực tế:
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người dân có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không tăng thì thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống Do đó ta có công thức: “Thu nhập thực tế=Thu nhập danh nghĩa-Tỷ lệ lạm phát” Và khi thu nhập thực tế của người dân bị giảm xuống sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế, đời sống lao động khó khăn và do
đó làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ
Nợ quốc gia:
Lạm phát gia tăng thì Chính phủ được lợi vì thuế đánh vào người dân càng nhiều Tuy nhiên mặt trái của nó chính là khi lạm phát tăng lên thì nợ quốc gia sẽ trở nên nghiêm trọng vì nếu cùng một số tiền đó mà chi trong quá trình chưa lạm phát thì chỉ trả với “a” phí, nhưng khi tiến đền tình trạng lạm phát thì phải trả với “a+n” phí Thế nên là tình trạng nợ quốc gia ngày càng gia tăng lên
Trang 9 Phân bố thu nhập:
Khi lạm phát tăng khiến người thừa tiền và giàu có dùng tiền của mình vơ vét hết hàng hóa ở ngoài thị trường sẽ dẫn đến nạn đầu cơ xuất hiện và tình trạng này làm mất cân đối nghiêm trọng trong quan hệ cung-cầu hàng hóa Giá cả hàng hóa
mà theo đó sẽ cao hơn và những người dân nghèo ngày càng nghèo hơn bởi họ sẽ không có đủ tiền mua những hàng hóa cần thiết cho bản thân mình
3.2 Tác động tích cực
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
Kích thích tiêu dùng, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội
Kích thích doanh nghiệp tăng đầu tư, tăng sản lượng hàng hóa và sản xuất được mở rộng
Tăng đầu tư dẫn đến tăng thu nhập và tăng tổng cầu giúp sản xuất phát triển
3.3 Tác động đến kinh tế và việc làm
Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn diện, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì làm tăng khối tiền lưu thông, cung cấp thêm vốn cho đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích tiêu dùng Chính phủ và nhân dân Lạm phát và thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau: lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm và ngược lại
4 Nguyên nhân gây lạm phát
4.1 Lạm phát do tiền tệ
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát
Trang 104.2 Lạm phát do xuất khẩu và nhập khẩu
Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát
4.3 Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”
4.4 Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”
Ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng là một ví dụ điển hình
Trang 11* Một số nguyên nhân khác
Vòng xoáy lạm phát: Do sự tăng lên liên tục của tổng cung và tổng cầu trong dài hạn nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời kéo theo sự gia tăng không ngừng của mức giá Nhưng tổng cung (năng lực sản xuất) tăng chậm hơn so với mức
độ tăng của tổng cầu nên đã đẩy mức giá tăng cao hơn đáng kể
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1 Tổng quan về tình hình lạm phát ở Việt Nam tính từ năm 2010 đến 2022
Hình 1 Thống kê tỷ kệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2022
Năm 2011
Tỷ lệ lạm phát năm 2011 cao phi mã, chạm mốc 18,58% Đây là mức lạm phát cao nhất trong vòng 11 năm kể từ 2010 đến 2020
Trang 12Giai đoạn 2011 – 2015
Trong giai đoạn này, các chính sách kinh tế được áp dụng một cách hài hòa
Cụ thể là các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, gia tăng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu… Nhờ đó tác động tích cực lên nền kinh tế và giảm lạm phát
Tỷ lệ lạm phát đạt mức thấp kỷ lục 0,63% năm 2015 0,63% là một con số đáng kinh ngạc, một mức lạm phát thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm phát Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trên thế giới giảm mạnh dẫn đến mức tỷ lệ lạm phát năm 2015 đạt mức xuống thấp
Giai đoạn 2016 – 2020
Nền kinh tế được điều hành chặt chẽ nên tỷ lệ lạm phát luôn ổn định ở mức 4% Năm 2020 là năm đại dịch Covid – 19 có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau
Từ 2021 – 2022
Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine và những nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19, lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt Với mức lạm phát 1,84%, Việt Nam đang là một “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát cao toàn cầu
Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong số ít những quốc gia có mức lạm phát trung bình 4-6% Năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ ở mức 3,21%
2 Thực trạng của lạm phát ở Việt Nam Quý I năm 2023
Trong quý I năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới chịu tác động đan xen bởi nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội Tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina chưa dừng lại, chính sách tiền tệ
Trang 13thắt chặt, lãi suất ở mức cao, tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm trên diện rộng tại nhiều quốc gia đã tác động đến giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới Trước bối cảnh đó, tình hình lạm phát thế giới trong những tháng đầu năm
2023 tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao Lạm phát của khu vực đồng Euro tháng 02/2023 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát của Mỹ tăng 6% và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ Tại châu Á, lạm phát tháng 02/2023 của Trung Quốc tăng 1% so với cùng kỳ năm trước; Thái Lan tăng 3,8%; Hàn Quốc tăng 4,8%; In-đô-nê-xi-a tăng 5,5%; Phi-lip-pin tăng 8,6%; Lào tăng 41,3% So với các quốc gia, Việt Nam không thuộc nhóm nước có mức lạm phát cao khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2023 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2022
2.1 Chỉ số giá tiêu dùng
Giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; giá xăng dầu, giá gas giảm theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước So với tháng 12/2022, CPI tháng Ba tăng 0,74% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,35% Tính chung quý I/2023, CPI tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5,01%
2.1.1 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2023
So với tháng 2/2023, CPI tháng 3/2022 giảm 0,23% (khu vực thành thị giảm 0,15%; khu vực nông thôn giảm 0,31%) Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 5 nhóm hàng tăng giá; 6 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước
Trang 14Hình 2: Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3/2023 so với những tháng trước
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3/2023 tăng 3,35% Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có nhóm hàng tăng giá và 2 nhóm hàng giảm giá
Hình 3: Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3/2023 so với cùng kì năm trước
Các nhóm hàng tăng giá:
Trang 15- Ở nhóm giáo dục, mức tăng nhiều nhất là vào tháng 3/2023, 8,41% so với cùng
kỳ năm trước, do một số nơi tăng học phí trở lại sau khi thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2021-2022 để chia sẻ những khó khăn với người dân trong mùa dịch
và năm học 2022-2023, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí
- Nhóm nhà ở và VLXD tăng 6,68% do giá vật liệu bảo trì chung cư, căn hộ cho thuê tăng
- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,66% nhờ dịch Covid-19 được kiểm soát,
do nhu cầu du lịch trong nước tăng, giá cả lữ hành, khách sạn, nhà hàng tăng
- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3, 7%, chủ yếu do dịch Covid-1 được ngăn chặn, giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 5,75%; lương thực tăng 3,2 %; lương thực tăng 3,75%
- Đồ uống và thuốc lá tăng 3,73% trong tháng 3/2023, chủ yếu do nguyên liệu sản xuất và chi phí vận chuyển tăng
- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng 3 tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,7%; quần áo, mũ nón, giày dép tăng 2,51%; nhóm dược phẩm và dịch vụ y tế tăng 0,63%
Ở chiều ngược lại, có 2 nhóm hàng giảm giá:
- Nhóm giao thông giảm 4, 1% do giá xăng dầu tăng cao vào những tháng đầu năm
2022 và sau đó giảm liên tục vào những tháng cuối năm
- Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,3% do các mặt hàng phụ kiện điện thoại thông minh giảm giá
2.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng Quý I năm 2023
Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2023 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2022
2.1.2.1 Những yếu tố làm tăng giá tiêu dùng trong quý I/2023