1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận lạm phát của việt namtừ năm 2017 đến nay

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lạm Phát Của Việt Nam Từ Năm 2017 Đến Nay
Tác giả Nguyễn Hồng Hân, Đặng Ngọc Hân, Trần Minh Thư, Đặng Ngọc Linh Phương, Hoàng Nguyễn Phương Trang, Phạm Ngọc Phương Trang, Huỳnh Hữu Tài, Bùi Nguyễn Tuấn, Huỳnh Quốc Tính, Vũ Nguyên Hoàng Vy
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Ngọc Hương
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp. Hcm
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây, tình trạng lạm phát ở ViệtNam đã có xu hướng tăng lên, gây ra nhiều lo ngại và bức xúc trong cộng đồng.Hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của lạm phát, cùng với các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-

-LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM

TỪ NĂM 2017 ĐẾN NAY

GVHD: ThS Phạm Thị Ngọc Hương

Lớp học phần: DHNH17B

Mã học phần: 420300095322

SVTH: Nhóm

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I Định nghĩa về lạm phát, tình hình lạm phát của Việt Nam trong khoảng thời gian 2017-2022 Thống kê lạm phát trong các giai đoạn 2

1.1 Định nghĩa: 2

1.2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam 2017-2022: 2

1.2.1 Giai đo n 2017-2020: ạ 2

1.2.2 Giai đoạn 2021 – hiện nay: 4

1.3 Thốống kê: 5

II Nguyên nhân dẫn đến lạm phát 5

2.1 Chênh lệch sản lượng tiềm năng 5

2.2 Lạm phát và tiền tệ 6

2.3 Lạm phát về lãi suất 7

2.4 Cán cân thương mại 8

III So sánh lạm phát với tốc độ tăng trưởng GDP 9

IV So sánh lạm phát giữa Việt Nam và các nước trong khu vực 10

V Cách khắc phục của nhà nước về lạm phát 13

VI Kết Luận 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Lạm phát là một vấn đề kinh tế đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân Việt Nam Trong những năm gần đây, tình trạng lạm phát ở Việt Nam đã có xu hướng tăng lên, gây ra nhiều lo ngại và bức xúc trong cộng đồng Hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của lạm phát, cùng với các biện pháp kiểm soát lạm phát là vấn đề đang được quan tâm và nghiên cứu rất nhiều Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tình trạng lạm phát ở Việt Nam, các nguyên nhân và hậu quả của nó, cũng như đề xuất một số giải pháp kiểm soát lạm phát để giảm thiểu tác động xấu của nó lên nền kinh tế và đời sống của người dân Với mong muốn tìm hiểu vấn đề này, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài:

“Lạm phát của Việt Nam từ năm 2017 đến nay ” cùng với sự hướng dẫn của

GVHD Phạm Thị Ngọc Hương Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành vẫn còn rất nhiều thiếu sót chúng em mong nhận được sự góp ý của Cô để tiểu luận hoàn chỉnh hơn

1

Trang 4

I Định nghĩa về lạm phát, tình hình lạm phát của Việt Nam trong khoảng thời gian 2017-2022 Thống kê lạm phát trong các giai đoạn

1.1 Định nghĩa:

Lạm phát có tên tiếng anh là Inflation, nó cho thấy sự tăng lên của

giá trị hàng hóa, dịch vụ hay sự giảm xuống làm giảm giá trị của thị trường ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền Hiểu đơn giản, lạm phát sẽ làm giảm các giá trị của đơn vị tiền tệ và gây nên hậu quả tiêu cực có thể là chi phí sinh hoạt tăng cao hơn

1.2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam 2017-2022:

1.2.1 Giai đoạn 2017-2020:

Nguồn: World Bank Data

Giai đoạn 2017 - 2020, kinh tế thế giới biến động phức tạp

Chủ nghĩa bảo hộ leo thang, kéo theo căng thẳng gay gắt và chia rẽ thương mại giữa các nước lớn (Mỹ - Trung Quốc, Hàn Quốc - Nhật Bản, Úc - Trung Quốc, Mỹ - EU), tác động tiêu cực đến niềm tin, thương mại, đầu tư, kìm hãm đà phục hồi mong manh của kinh tế toàn cầu; hệ lụy càng trầm trọng khi đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng toàn thế giới từ đầu năm 2020, kinh tế toàn cầu suy thoái sâu - 4,4% (theo IMF, 10/2020)

3.53 3.54%

2.79%

3.23%

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

%

2.50

%

3.00

%

3.50

4.00%

T l l m phát Vi t Nam giai đo n 2017 - 2020

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế đầy bất ổn, chính sách tiền tệ các quốc gia lớn đảo chiều từ “bình thường hóa”, tăng lãi suất sang giảm mạnh lãi suất

và nới lỏng một cách “chưa có tiền lệ” Dòng vốn vào các thị trường mới nổi

và đang phát triển biến động phức tạp do nhà đầu tư lo ngại rủi ro và trong bối cảnh đồng nội tệ nhiều nước mất giá so với USD

Sự thay đổi của kinh tế thế giới đưa Việt Nam vào những cơ hội và thách thức đan xen Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là cơ hội tăng năng suất, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa kinh tế, đón đầu là thách thức ổn định tài chính và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trước sự phát triển nhanh của tài chính công nghệ (Fintech, tiền kỹ thuật số, tiền ảo, cho vay ngang hàng…)

Đại dịch Covid-19 khiến kinh tế thế giới suy thoái sâu,Trong bối cảnh đó, chúng

ta đã chủ động củng cố nội lực trong nước, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Chỉ số CPI bình quân năm giảm từ 3,54% năm 2018 xuống 2,79% năm 2019 và tăng nhẹ 3.23% vào năm 2020

Giá xăng dầu, giá gas trong nước giảm mạnh theo giá thế giới

Nhu cầu du lịch giảm trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lần 1 và lần 2 Chính phủ thực hiện 1 số chính sách nhằm hỗ trợ người dân trong đại dịch COVID19 cùng với các doanh nghiệp nhằm vượt qua khó khăn

1.2.2 Giai đoạn 2021 – hiện nay:

3

% 0.67

% 1.07

% 0.90 0.58% 0.81%

1.69%

2.70%

4.73%

0.00%

%

0.50

%

1.00

1.50%

%

2.00

4.50%

5.00%

Q1/2021 Q2/2021 Q3/2021 Q4/2021 Q1/2022 Q2/2022 Q3/2022 Q4/2022

T l l m phát các quý Vi t Nam 2021 - 2022

3.50%

4.00%

3.00%

2.50%

Trang 6

Trong những năm gần đây tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng cao đã gây ra những tác động rất tiêu cực đối với nên kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Điều ấy đã đặt ra những thách thức rất lớn , đặc biệt là trong thời hậu Covid19

Năm 2021, đối mặt với bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra Trong năm 2022 kinh tế Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá tích cực Trong đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF nhận định Việt Nam là điểm sáng trong

"bức tranh xám màu" Với chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân 11 tháng qua tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước Như vậy, mục tiêu về tốc độ tăng trưởng của cả năm nay ở mức 8% đã ở trong tầm tay

Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là sản xuất chế biến

Hoạt động thương mại và dịch vụ phát triển tích cực.Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 467,1 nghìn tỷ đồng, tăng 51,8% so với cùng kỳ năm trước

Tiêu dùng tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ Các hoạt động bán lẻ hàng hoá và dịch vụ phục hồi tích cực

4

Trang 7

1.3 Thống kê:

Tại biểu đồ trên ta có thể thấy tỉ lệ lạm phát trong giai đoạn 2017-2022: Tình trạng lạm phát của Việt Nam từ năm 2017 – 2022 đã có nhiều chuyển biến tích cực với tỉ lệ lạm phát cao nhất 3.54 % năm 2018 và thấp nhất là 1.84% năm 2021 Việc lạm phát đã được kiểm soát do Chính phủ luôn theo dõi và thống kê tỷ lệ sát sao mà có thể kịp thời thực hiện chính sách phù hợp đảm bảo nền kinh tế vĩ mô ổn định Vì vậy tỷ lệ lạm phát vẫn luôn dưới 4% đạt mục tiêu mà quốc hội đặt ra

II Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

2.1 Chênh lệch sản lượng tiềm năng

Một trong những nguyên nhân làm tăng chỉ số CPI là việc tăng trưởng sản lượng thực của nền kinh tế vượt mức tăng trưởng sản lượng tiềm năng Nhìn theo

5

6.81 7.08 7.02

2.91 2.58

8.02

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

2017 2018 2019 2020 2021 2022

Trang 8

biểu đồ, ta có thể nhận thấy CPI có sự tăng giảm liên tục, khoảng cách giữa các chỉ

số không lớn và liên tục dương thể hiện quá trình cân bằng giữa sản lượng thực tế

và sản lượng tiềm năng được nhà nước điều hành linh hoạt

Đặc biệt, theo số liệu Tổng cục thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,01% so với tháng trước và tăng 3,15% so với năm trước, mức tăng thấp nhất từ năm 2021 Nguyên nhân khiến CPI 2022 có

sự chênh lệch do giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với năm trước (làm CPI chung tăng 1,79 điểm %), giá gas tăng 11,49% (tác động khiến CPI chung tăng

(0,17 điểm %)

2.2 Lạm phát và tiền tệ

Đóng vai trò quan trọng nhất giữa lạm phát và tiền tệ chính là Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của nhà nước đã đóng góp lớn trong việc điều hoà giữa lạm phát tăng trưởng và dọng tiền trong thị trường kinh tế 5 năm qua Ở biểu đồ 2, chỉ số lạm phát cơ bản và chỉ số CPI luôn được nhà nước cân bằng dưới 4% qua các năm Từ năm 2017- 2022, các chỉ số giao động từ 1,41% (2017); 1,48% (2018); 2,01% (2019); 2,31% (2020); 0,81% (2021); 1,88% (2022) Ở CPI, từ năm

20172021, chỉ giao động cũng được nhà nước cân bằng từ 3,53% (2017); 3,54% (2018); 2,79% (2019); 3,23% (2020); 1,84% (2021); 3,5% (2022) Những chỉ số

6

1.41 1.48

2.01 2.31

0.81 1.08

3.53 3.54

2.79 3.23

1.84 3.5

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

2017 2018 2019 2020 2021 2022

Ch sốố CPI

Trang 9

trên thể hiện tốc độ gia tăng lạm phát nước ta trong 5 năm gần đây ổn định và cân

bằng

Năm 2020 – 2021, Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều được nhà nước chủ động sắp xếp hợp lý được thể hiện qua sự hỗ trợ doanh nghiệp, người dân qua các gói cứu trợ Bộ Tài Chính đã phối hợp các bộ, ngành rà soát cắt giảm hơn 20 khoản phí, lệ phí Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa

và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

2.3 Lạm phát về lãi suất

Giai đoạn từ năm 2017 – 2018, khi xu hướng lãi suất thế giới tăng mạnh Fed với chu kỳ” bình thường hoá CSTT”, tăng lãi suất liên tục, nhưng mặt bằng lãi suất trong nước ổn định là do nền tảng kinh tế vĩ mô được giữ ổn định Từ nửa cuối năm 2019 tới năm 2020, do căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia Mỹ và Trung quốc cùng tác động tiêu cực từ đại dịch Covid- 19, Nhà nước đã chủ động kịp thời giảm liên tục các mức lãi suất điều hành, tổng mức giảm từ 1,75 % - 2,25%/ năm Đến

2022 giảm thêm 0,82% để đảm bảo cho người dân trong việc vay vốn duy trì doanh nghiệp

7

Trang 10

Năm 2021-2022, lạm phát sẽ tiếp tục tăng do giá xăng dầu dịch chuyển cùng việc kiểm soát dịch COVID – 19 tốt sẽ đẩy mạnh nhiều hoạt động về vui chơi, giải trí, ăn uống Bên cạnh đó, những yếu tố từ nước ngoài cùng gây nên lạm phát khi gói cứu trợ 1.900 tỷ USD của Mỹ năm 2021 có thể làm nền kinh tế thế giới bị “quá nhiệt” và làm tăng lạm phát Từ đó dẫn đến việc các ngân hàng thương mại có cuộc cạnh tranh khốc liệt về lãi suất tiết kiệm (MSB với lãi suất 7%/ năm cho khách hàng sở hữu 200 tỷ, tại ACB, khách hàng phải gửi từ 30 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng, trong khi Techcombank chỉ áp dụng với số tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên) Việc biến động lãi suất giúp cho ngân hàng ngăn chặn việc người dân rút tiền tiết kiệm để mua nhà, mua đất, dẫn đến ảnh hưởng lớn tới vấn đề thanh khoản

2.4 Cán cân thương mại

Tháng 6

Xuất khẩu 17.83 19.90 21.44 22.60 26.50 26.5 Tốc độ tăng so với

cùng kì năm trước

(%)

21.1 11.6 7.7 5.4 17.3 21 Nhập khẩu 18.16 19.28 19.46 20.60 27.50 28.6 Tốc độ tăng so với

cùng kì năm trước

(%)

22.7 6.1 1.0 5.9 33.5 15.5 Xuất siêu (+)/ nhập

siêu (-) -0.33 0.62 1.97 1.99 -1.00 -2.1

6 tháng

Xuất khẩu 98.21 114.32 122.56 122.77 157.63 185.94 Tốc độ tăng so với

cùng kì năm trước (%) 19.4 16.4 7.2 0.2 28.4 17.3 Nhập khẩu 101.08 111.06 120.85 116.90 159.10 185.23 Tốc độ tăng so với

cùng kì năm trước (%) 24.9 9.9 8.8 -3.3 36.1 15.5 Xuất siêu (+) / nhập

siêu (-) -2.87 3.26 1.72 5.86 -1.47 0.71

8

Trang 11

Trong quá trình phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế cao luôn đi kèm với tình trạng nhập siêu mạnh Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ nhưng Việt Nam vẫn là một nền kinh tế nhỏ với mức độ mở cửa lớn tỷ lệ xuất khẩu và GDP luôn ở trạng thái trên 70% trong khi đó gần 87% hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam đều là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước Do vậy, khi giá cả hàng hoá nguyên liệu đầu vào từ các nước khác có những biến động thì các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ Như vậy, Việt Nam dần rơi vào tình trạng “nhập khẩu lạm phát” từ các nước khác

Nhìn vào bảng biểu xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2017 – 2022 cho thấy tình trạng nhập siêu luôn xảy ra thường xuyên mặc dù giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta luôn tăng trưởng dương qua từng năm Một trong những nguyên nhân khiến giá trị nhập khẩu của các mặt hàng tăng mạnh là do số giá nhập khẩu của 6 tháng đầu năm 2022 tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước

Đặc biệt 2021-2022, xu hướng tăng của lạm phát tiếp tục kéo dài Áp lực lạm phát lan rộng ra toàn cầu, căng thẳng chuỗi cung ứng, khan hiếm lao động sau đại dịch và các cú sốc về giá cả chính là nguyên nhân gây lạm phát Nổi bật, các yếu tố đầu vào từ nhập khẩu nguyên liệu tăng ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản xuất

do Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài Giá các nguyên liệu thiết yếu như xăng dầu, kim loại, … tăng có thể là yếu tố mang tính lan toả mạnh bởi đây là những nguyên liệu chính phục vụ sản xuất công nghiệp, khiến chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, kéo theo mức giá ngày càng “lạm phát”

III So sánh lạm phát với tốc độ tăng trưởng GDP

Thông tin tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV/2022 và năm 2022 diễn ra sáng 29/12, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị

Hương cho biết tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cả năm 2022 ước tính đạt 8,02%, là mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,15%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra Tăng trưởng GDP cao nhất trong 12 năm, lạm phát được kiềm chế dưới mục tiêu

Đối với Việt Nam, theo dự báo đưa ra ở thời điểm tháng 10/2022, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm 2023 sẽ đạt trên 7%, cao hơn nhiều so

9

Trang 12

với mức dự báo lạm phát 4% Tại Việt Nam, lạm phát có tác động một chiều đến tăng trưởng kinh tế và 3,5%/năm là ngưỡng lạm phát phù hợp cho Việt Nam

IV So sánh lạm phát giữa Việt Nam và các nước trong khu vực

Do ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine và những nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19, lạm phát đã và đang tiếp tục tăng cao trên toàn thế giới Đà leo thang của giá cả gây sức ép lớn buộc các hầu hết các nền kinh tế lớn phải tăng lãi suất, từ đó đặt nền kinh tế toàn cầu trước rủi ro suy thoái Hiện tại, lạm phát, thắt chặt chính sách tiền tệ và hệ luỵ đối với tăng trưởng đang là những chủ đề “nóng” của các các nền kinh tế phát triển cũng như các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển Tờ Financial Times đã có một loạt biểu đồ phản ánh tương quan giá cả giữa các nền kinh tế trên thế giới Vậy lạm phát ở Việt Nam

so với ở các nước khác như thế nào?

So sánh với Trung Quốc và một số quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang có tỷ lệ lạm phát tương đối thấp Dữ liệu do Financial Times thu thập từ các nguồn thống kê chính thức và từ Refinitiv cho thấy trong tháng 9 vừa qua, lạm

10

Trang 13

phát ở Việt Nam là 4%, so với mức 2,8% ở Trung Quốc; 6% ở Indonesia; 6,4% ở Thái Lan; và 7,5% ở Singapore

Đối với Trung Quốc, lạm phát ở Trung Quốc tăng mạnh so với Việt Nam trong tháng 9-2022, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhanh nhất trong hơn 2 năm, theo

dữ liệu được Cục Thống kê quốc gia (NBS) công bố hôm 14-10 Theo NBS, CPI của

Trung Quốc trong tháng rồi tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái Trước đó, con số này hồi tháng 4-2020 tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2019

Số liệu lạm phát mới nhất được công bố sau khi thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vào ngày thứ Sáu đã cam kết sẽ tăng cường hỗ trợ cho nền kinh

tế lớn thứ 2 thế giới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nói chung suy giảm và các biện pháp không COVID-19 của Trung Quốc vẫn tiếp tục được áp dụng Gần đây, chính sách không COVID-19 của Trung Quốc vẫn tiếp tục tạo ra các khu vực phong tỏa tại nhiều thành phố lớn gây tổn hại đến niềm tin tiêu dùng và sản xuất

Trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam thuộc nhóm những nền kinh tế có mức lạm phát trung bình 4-6% Trong khi đó, có nhiều nền kinh tế đang có lạm phát ở mức hai con số, tập trung ở châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ, như Pakistan (hơn 23%);

11

Ngày đăng: 26/05/2024, 06:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w