1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Bài tiểu luận Lạm phát và tình hình lạm phát ở việt nam mấy năm gần đây

42 2,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Lạm phát dùng để chỉ sự tăng lên của mức giá chung của hầu hết các hàng hóa , dịch vụ theo thời gian so với thời điểm một năm trước đó trong một thời gian nhất định.. Trong kinh tế vĩ mô

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 5

1 Lạm phát 5

1.1 Khái niệm lạm phát 5

1.2 Các quan điểm về lạm phát 6

2 Phân loại lạm phát 8

2.1 Lạm phát vừa phải 8

2.2 Lạm phát cao 8

2.3 Siêu lạm phát 9

3 Phép đo lường lạm phát 9

3.1 Chỉ số giá hàng tiêu dùng - CPI 9

3.2 Chỉ số giá sản xuất - PPI Error! Bookmark not defined.10 3.3 Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội - GDP 10

4 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát 10

4.1 Lạm phát và chính sách tài khóa 10

4.2 Lạm phát và tiền tệ 11

4.3 Lạm phát do cầu kéo 12

4.4 Lạm phát do chi phí 13

4.5 Những nguyên nhân chủ quan, khách qua khác 14

5 Hậu quả của lạm phát 15

Trang 2

5.1 Tình trạng phân phối lại thu nhập 15

5.2 Làm cho chức năng thước đo giá trị của tiển tệ không chính xác 15

5.3 Trật tự kinh tế bị ,rối loạn 15

5.4 Gặp những khó khăn về tài chính 16

5.5 Giá cả hàng hóa tăng làm đời sống kinh tế trở nên khó khăn 16

6 Những biện pháp kiềm chế lạm phát 17

6.1 Những biện pháp cấp bách 17

6.2 Những biện pháp chiến lược 20

CHƯƠNG 2 :TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ SO SÁNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 22

1 Tình hình lạm phát năm 2012 - 2016 22

2 Dự báo xu hướng lạm phát năm 2017 30

3 So sánh lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á 33

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT 36

1 Mục tiêu 36

2 Giải pháp và phương hướng kiểm soát lạm phát 36

2.1 Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt 36

2.2 Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, giảm thâm hụt ngân sách 37

Trang 3

2.3 Tập trung sức phát triển sản xuất, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả

của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm 38

2.4 Cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển 39

2.5 Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu 39

2.6 Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nh nước về giá 40

2.7 Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 40

2.8 Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội 41

KẾT LUẬN CHUNG 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Lạm phát là một thực trạng đã và đang xảy ra như một nguy cơ tiềm ẩn về

sự khủng hoảng tài chính Nhiều cuộc khủng hoảng lớn trong quá khứ như: khủng hoảng tài chính tiền tệ gắn liền với cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929-1933, khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế năm 1967, khủng hoảng USD và sự suy đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1970… làm cho nền tài chính của nhiều quốc gia điêu đứng, phải mất thời gian dài mới có thể bình ổn tình hình Lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua làm cho Đảng, Nhà nước và nhất là người dân phải chịu sức ép về kinh tế quá lớn, Câu hỏi đặt ra là lạm phát tại Việt Nam đã xảy ra đến mức độ nào và chúng ta phải làm gì, làm thế nào, có dự định gì trong tương lai để giảm thiểu lạm phát, giúp cuộc sống được ổn định hơn Đây chính là vấn đề mà nhóm chúng tôi đang đi sâu vào Tài liệu có tham khảo ở nhiều trang web, những tin tức được lấy từ sách kinh tế của các giáo sư tiến sĩ chuyên ngành Thông qua

đó, chúng tôi hy vọng có thể đem đến một cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề lạm phát tại Việt Nam trong thời gian gần đây

Trang 5

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ LẠM PHÁT

1 Lạm phát

1.1 Khái niệm lạm phát

Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền

kinh tế thị trường, nó phát sinh từ chế độ lưu

thông tiền giấy Vì tiền giấy không có giá trị nội

tại mà chỉ mang giá trị danh nghĩa, nên khi có

hiện tượng dư tiền giấy trong lưu thông thì

người ta không xu hướng giữ lại trong tay mình

những đồng tiền bị mất giá và lượng tiền thừa

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu

thông hàng hóa Từ đó dẫn đến lạm phát

Lạm phát dùng để chỉ sự tăng lên của mức giá chung của hầu hết các hàng hóa , dịch vụ theo thời gian so với thời điểm một năm trước đó trong một thời gian nhất định Khi giá của hàng hóa, dịch vụ tăng lên đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi cùng với một số tiền nhất định

Trong kinh tế vĩ mô (macroeconomics), lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ Nhưng khi

Trang 6

này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác Theo ý đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn

là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô Ngược lại với lạm phát

là giảm phát Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người

ta gọi là sự "ổn định giá cả"

Tóm lại, lạm phát là sự tăng lên liên tục theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hóa, dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó trong một thời gian nhất định

1.2 Các quan điểm về lạm phát

L V Chandeler, D C Cliner cho rằng lạm phát là sự tăng giá hàng hóa bất kể

dài hạn hay ngắn hạn, theo chu kỳ hay đột xuất

Theo G G Mtrukhin lại cho rằng lạm phát là hình thức tràn trề tư bản một

cách tiềm tàng ( tự phát hay có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội

Theo K Mark, Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông

tiền tệ, vược qua các nhu cầu của nền kinh tế làm cho tiền tệ ngày càng bị mất giá

và phân phối lại thu nhập quốc dân

Trang 7

Theo Keynes, việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài

với tỷ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát

Paul A Samuelson: Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung

Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi mức giá chung…

Milton Friedman, cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm

cho giá cả tăng lên M Friedman nói : “Lạm phát ở mọi lúc moị nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”

Ở Việt Nam, ông Bùi Huy Khoát chia sẻ quan điểm là lạm phát nẩy sinh do sự

mất cân đối giữa cung và cầu, khi cầu có khả năng thanh toán tăng vượt quá khả năng cung của nền kinh tế làm giá của hàng hoá tăng lên Tóm lại, lạm phát là sự tăng lên tự động của giá cả để lấy lại thế cân bằng đã bị phá vỡ giữa cung và cầu biểu hiện ra ở hàng hóa và tiền

Còn ông Nguyễn Văn kỷ lại khẳng định lạm phát là hiện tượng tiền quá thừa

trong lưu thông so với lượng hàng quá ít ỏi

Ông Vũ Ngọc Nhung thì chỉ ra đặc trưng của lạm phát là hiện tượng giá cả

tăng lên phổ biến do tiền giấy mất giá so với vàng loại tiền mà có đại diện và so với mọi giá cả hàng hoá trừ hàng hoá sức lao động

Trang 8

2 Phân loại lạm phát

2.1 Lạm phát vừa phải:

Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng

hóa tăng chậm và có thể dự đoán được Còn

được gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm

phát dưới 10% một năm Đây là tỷ lệ lạm phát

mà hầu hết Chính phủ các nước luôn mong

muốn duy trì ( lạm phát mục tiêu ) vì ở mức

lạm phát này làm cho mức giá chung của hàng

hóa tăng ở mức độ vừa phải, kích thích sản xuất kinh doanh, thu hút đầu nhà đầy

tư, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt hơn

2.2 Lạm phát cao:

Loại lạm phát này xảy ra khi giá tăng với

tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm như

20%, 100%, 200%,… Lạm phát cao còn được

gọi là lạm phát phi mã Với mức lạm phát phi

mã, mức độ tăng nhanh của giá hàng hóa gây

tác hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Trong

trường hợp này tiền tệ bị mất giá nên người

dân tránh giữ nhiều tiền mặt trong người, thay

vào đó người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản, chuyển sang

sử dụng vàng hoặc các loại ngoại tệ mạnh,… để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải

Trang 9

2.3 Siêu lạm phát:

Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả

hàng hóa tăng với tốc độ cao vượt xa

lạm phát phi mã ở mức độ 4 con số

trở lên trong vòng một năm Siêu lạm

phát còn được gọi là lạm phát siêu

tốc Siêu lạm phát gây ra những thiệt

hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, nó

được ví như một căn bệnh chết người

Tronh tình hình đó, sản xuất kinh doanh bị hạn chế, giá cả tăng nhanh không ổn định, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra

3 Phép đo lường lạm phát

3.1 Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng – CPI

Để đo lường mức độ lạm phát mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung

Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt đi của mức giá

chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc

Tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức sau:

𝝅𝑪𝑷𝑰 (𝒕)𝜺 =𝑷𝒕− 𝑷𝒕−𝟏

𝑷𝒕−𝟏 × 𝟏𝟎𝟎

Trong đó :

- 𝝅𝑪𝑷𝑰 (𝒕)𝜺 : Tỷ lệ lạm phát năm t

Trang 10

- 𝑷𝒕−𝟏 : Chỉ số giá hàng hóa năm (t-1) so với năm gốc

3.2 Chỉ số giá sản xuất PPI

Tính tương tự như tính tỷ lệ lạm phát theo CPI, nhưng PPI được tính trên một

số hàng hóa nhiều hơn CPI và tính theo giá bán buôn (giá bán trong lần đầu tiên)

áp dụng biện pháp phát hành trái phiếu thì không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ,

do đó cung tiền tệ không thay đổi và không gây ra lạm phát

Khi Chính phủ áp dụng biện pháp phát hành tiền, thì biện pháp này trực tiếp làm tăng thêm cơ số tiền tệ, làm tăng cung tiền tệ, đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng

tỷ lệ lạm phát Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, do thị trường vốn bị hạn chế nên việc phát hành trái phiếu Chính phủ là rất khó thực hiện Vì thế, để khắc phục tình trạng tài khóa bị thiếu hụt thì con đường duy nhất là phát hành tiền Vì vậy, khi tỷ lệ thiếu hụt tài khóa của của các quốc gia này tăng cao thì tiền tệ cũng sẽ tăng nhanh và lạm phát tăng

Do vậy, trong mọi trường hợp thiếu hụt tài khóa nhà nước cao, kéo dài là nguồn gốc tăng cung tiền và gây ra lạm phát

Trang 11

4.2 Lạm phát và tiền tệ

 Quan điểm các nhà thuộc trường phái tiền tệ :

Khi cung tiền tăng kéo dài và gây ra lạm phát, được thể hiện qua mô hình sau :

Hình 4.2: Phản ứng giá cả đối với gia tăng tiền tệ liên tục

Khởi đầu nền kinh tế cân bằng ở điểm 1 (giao nhau giữa AD1 và AS1) Khi cung tiền tệ tăng lên qua mỗi năm, làm cho tổng cầu di chuyển sang phài đến AD2 Khi đó nền kinh tế tiến đến cân bằng ở điểm 1’với đặc điểm : sản lượng gia tăng, thất nghiệp giảm, lương tăng lên và giảm tổng cung – đường tổng cung dịch chuyển đến AS2 Tại đây nền kinh tế cân bằng trở lại ở điểm cân bằng mới (điểm 2), mức giá đã tăng từ P1 đến P2 Cứ như vậy, cung tiền tệ vẫn tiếp tục tăng

và đường tổng cầu lại dịch chuyển sang phải Nếu cung tiền cứ gia tăng thì mức giá gia tăng và lạm phát xảy ra

 Quan điểm thuộc trường phái Keynes :

Trang 12

Cũng giồng như trưởng phái tiền tệ, quan điểm thuộc trường phái Keynes cũng cho rằng cung tiền gia tăng liên tục sẽ có ảnh hưởng tổng cung và tổng cầu Tuy

nhiên, trường phái Keynes đã đưa vào các yếu tố chính sách tài khóa và những cú

sốc của cung để phân tích tác động đến tổng cung và tổng cầu

4.3 Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát cầu – kéo xảy ra khi mức tổng cầu tăng nhanh hơn so với mức cung Và bản chất của lạm phát cầu – kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng Với đường tổng cung AS1, khi tổng cầu AD1 dịch chuyển sang phải (AD1 AD2 AD3), kéo theo giá cả tăng lên và lạm phát xảy ra Được thể hiện qua mô hình sau :

Hình 4.3 : Lạm phát do cầu kéo

Xét theo các thành phần chi tiêu trong nền kinh tế có những lý do làm cho tổng cầu gia tăng như : chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu Chính phủ, xuất khẩu, nhập khẩu

Trang 13

4.4 Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát chi phí đẩy khi chi phí gia tăng một cách độc lập với tổng cầu Lạm

phát chi phí đẩy vừa lạm phát, vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp nên

còn được gọi là lạm phát đình trệ, được thể hiện qua mô hình sau:

Hình 4.4: Lạm phát do chi phí đẩy

Lúc đầu nền kinh tế cân bằng ở điểm 1, là giáp điểm của tổng cầu AD1 và đường tổng cung AS1 Do tỷ lệ thất nghiệp tăng nên đòi hỏi phải tăng lương làm cho đường tổng cung AS1 dịch chuyển vào đến AS2

Vì mục đích muốn duy trì một mức công ăn việc làm cao hơn hiện tại, Chính phủ sẽ thực hiện các chính sách điều chỉnh năng động nhằm tác động lên tổng cầu, làm tăng tổng cầu, lúc này đường tổng cầu AD1 dịch chuyển ra AD2 Lúc này, nền kinh tế cân bằng tại điểm 2, là giáp điểm AD2 và đường tổng cug AS2 với mức giá

Trang 14

cả tăng lên P2 Nếu quá trình này vẫn tiếp tục tiếp diễn thì kết quả là sự gia tăng liên tục của mức giá cả và lạm phát xảy ra

4.5 Những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác

 Nguyên nhân chủ quan:

Chính sách quản lý kinh tế không phù hợp của nhà nước như chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất… Làm cho nền kinh tế quốc dân mất cân đối, kinh tế tăng trưởng chậm, ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì điều tất yếu là nhà nước tăng chỉ số phát hành tiền Đặc biệt với một số quốc, trong những điều kiện nhất định, nhà nước chủ trương dùng lạm phát như một công cụ thực thi chính sách phát triển kinh tế

 Nguyên nhân khách quan:

Những nguyên nhân liên quan đến chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí tiền lương, tăng chi phí vật tư, nguyên vật liệu…; Liên quan đến các điều kiện quốc tế: giá dầu mỏ tăng, chiến tranh…; Liên quan đến các điều kiện tự nhiên: thiên tai , động đất,…

5 Hậu quả của lạm phát

5.1 Tình trạng phân phối lại thu nhập

Trang 15

Phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng hóa có giá trị tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và những người có các hàng hóa mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi

5.2 Làm cho chức năng thước đo giá trị của tiền tệ không chính xác

Làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này co dãn thất thường, do đó xã hội không thể tính toán hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình

Tiền tệ và thuế là 2 công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền kinh tế

đã bị vô hiệu hóa, vì tiền tệ bị mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa, các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm phát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trong trường hợp nhà nước có thể chỉ

số hóa luật thuế thích hợp với mức lạm phát, thì tác dụng điều chỉnh của thuế cũng vẫn bị hạn chế

5.3 Trật tự kinh tế bị rối loạn

Kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc…gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí

Xuyên tạc bóp méo các yếu tố của thị trường làm cho các điều kiện của thị trường bị biến dạng Hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hóa, giá cả tiền tệ, giá cả lao động…Một khi những giá cả này tăng hay giảm đột biến và liên tục thì các yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo

Sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi nhuận cao

Trang 16

5.5 Giá cả hàng hóa tăng làm đời sống kinh tế trở nên khó khăn

Lạm phát làm cho giá cả mọi hàng hóa, dịch vụ trong xã hội đều leo thang, làm cho sức mua của đồng tiền giảm, vì tiền lúc này bị trượt giá

Đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng tiêu dùng

và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, đặc biệt là đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn Mặt khác lạm phát cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng là tìm cách tháo chạy ra khỏi đồng tiền và tìm mua bất cứ hàng hóa dù không có nhu cầu Từ đó làm giàu cho những người đầu cơ tích trữ

Tóm lại: Hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng Lạm phát gây ra

hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của môi nước Lạm phát làm cho việc phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá cả đều khiến quá trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn Lạm phát làm cho một nhóm này nhiều lợi nhuận trong khi nhóm khác bị thiệt hại nặng nề Nhưng suy cho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai của người lao động, chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát

6 Những biện pháp kiềm chế lạm phát

Ngày nay, trong thời đại lưu thông tiền giấy bất khả hoán,lạm phát hầu như là một hiện tượng tất yếu ở các nước song chỉ khác nhau ở mức độ cao,thấp Trải qua

Trang 17

lịch sử lạm phát hiện đại hầu như chưa nước nào có thể dập tắt hoàn toàn lạm phát,mà chỉ có thể kiềm chế,kiểm soát lạm phát ở mức độ phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế,giải quyết công ăn việc làm Các biện pháp kiềm chế lạm phát rất đa dạng Tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia mà có thể áp dụng những biện pháp khác nhau Có thể chia các biện pháp kiềm chế lạm phát thành hai loại:những biện pháp cấp bách và những biện pháp chiến lược

6.1 Những biện pháp cấp bách

Những biện pháp cấp bách còn được gọi là biện pháp tình thế Áp dụng biện pháp này với mục đích giảm tức thời cơn sốt lạm phát,để có cơ sở áp dụng những biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài

Khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát cao hoặc siêu lạm phát,để kiềm chế lạm phát các nước thường áp dụng những biện pháp tình thế sau:

- Biện pháp về chính sách tài khóa:

Áp dụng biện pháp này có ý nghĩa quan trọng và then chốt vì trong nhiều trường hợp ngân sách nhà nước bị thâm hụt là nguyên nhân chính của lạm phát,do

đó nếu dập tắt được nguyên nhân này thì tiền tệ sẽ được ổn định,lạm phát sẽ được kiềm chế Khi lạm phát tăng ở mức độ phi mã hoặc siêu tốc,nhà nước có thể thực hiện các biện pháp như:

 Tiết kiệm triệt đễ trong chi tiêu ngân sách,cắt giảm những khoản chi tiêu công chưa cấp bách

 Tăng thuế trực thu, đặc biệt là đối với những cá nhân hoặc doanh nghiệp có thu nhập cao,chống thất thu thuế

 Kiểm soát các chương trình tín dụng nhà nước

Trang 18

- Biện pháp thắt chặt tiền tệ:

Để góp phần giảm lượng tiện thừa trong lưu thông,nhà nước có thể thực hiện chính sách siết chặt lượng cug tiền tệ bằng nhiều biện pháp khác nhau:

 Đóng băng tiền tệ:

Ngân hàng trung ương thắt chặt thực hiện các

nghiệp vụ tái chiết khấu,tái cấp vốn,cho vay theo hồ sơ

tín dụng đối với các tổ chức tín dụng Mục đích của

biện pháp này là rút bớt tiền hay không cho tiền tăng

thêm trong lưu thông Hoặc thậm chí dùng chính sách

giới hạn tăng trưởng tính dụng của các NHTM

 Nâng lãi suất:

Lãi suất tiền gởi tăng,đặc biệt là tiền gởi tiết kiệm

có tác dụng thu hút tiền mặt của dân cư và doanh

nghiệp vào ngân hàng Một tai biến có thể xảy ra là nếu

lãi suất tiền gởi cao hơn lợi tức đầu tư thì các nhà kinh

doanh sẽ không đầu tư cho sản xuất nữa mà tìm cách

đưa vốn của mình vào ngân hàng vì nó đưa đến lợi tức

cao mà không chịu sức ép của rủi ro lớn Mặt khác,lãi

suất cho vay tăng cũng làm giảm khả năng mở rộng tín

dụng của các ngân hàng

 Nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn chế khả năng tạo tiền của các NHTM

- Biện pháp kiềm chế giá cả:

Để chống lại sự tăng giá của hàng hóa, nhà nước có thể thực hiện chính sách kiềm giữ giá cả bằng nhiều biện pháp khác nhau như:

Trang 19

 Nhập hàng hóa của nước ngoài để bổ sung cho khối lượng hàng hóa trong nước tạo ra một sự cân bằng giữa cung và cầu hàng hóa Đây là biện pháp “chữa cháy” tuy rất hữu hiệu trong việc chặn đứng sự khan hiếm hàng hóa nhưng có nhiều mặc hạn chế

 Nhà nước bán vàng và ngoại tệ nhằm thu hút tiền mặt trong lưu thông,ổn định giá vàng,ổn định tỷ giá hối đoái,từ đó tạo tâm lý ổn định giá cả các mặt hàng khác

 Quản lí thị trường, chống đầu cơ tích trữ

- Biện pháp đóng băng lương và giá để kiềm chế giá:

Ở đây trước hết cần có sự cam kết của các lãnh tụ công đoàn chấp nhận đóng băng lương vì việc tăng lương không giúp ích gì thực sự cho giới có đồng lương cố định, thông thường sau khi tăng lương thì giá cả cũng tăng Mặt khác, đại diện hiệp hội các chủ doanh nghiệp cũng phải cam kết đóng băng giá Thỏa hiệp đó phải được nhà nước công nhận và về phần mình nhà nước cam kết cố gắng hết sức giữ các yếu tố khác không diễn biến xấu hơn như không làm tăng thêm số thiếu hụt ngân sách nhà nước Cố gắng giảm thiểu số thiếu hụt đó Đạt được một sự thỏa hiệp như vậy là một yếu tố rất quan trọng trong tiến trình kiềm chế lạm phát

6.2 Những biện pháp chiến lược

Đây là biện pháp nhằm tác động đồng bộ lên mọi mặt hoạt động của nền kinh tế,với ý tưởng tạo ra một sức mạnh về tiềm lực kinh tế của đất nước,tạo cơ sở để

Trang 20

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đúng đắn:

Do lưu thông hàng hóa là tiền đề của lưu thông tiền tệ nên nếu quỹ hàng hóa được tạo ra có số lượng lớn, chất lượng cao, chủng loại phong phú thì đây là tiền

đề vững chắc nhất để ổn định lưu thông tiền tệ, nhằm huy động tốt các nguồn lực

đễ phát triển kinh tế cần xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, trong đó cần chú trọng điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lí, phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu

- Đổi mới chính sách quản lí tài chính công:

chính sách thu phải khai thác và quản lí chặt chẽ các nguồn thu, tăng thu từ thuế chủ yếu dựa trên cơ sở mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu có hiệu quả Ngân sách nhà nước phải đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm Thực hiện cân đối ngân sách tích cực làm cơ sở cho các cân đối khác trong nền kinh tế

- Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn toàn:

Ở đây các nhà kinh tế chủ trương cần phải xóa bỏ mọi ngăn cản đối với hoạt động của thị trường Nếu quá trình cạnh tranh được nâng lên ở mức độ hoàn hảo thì giá cả sẽ có xu hướng giảm xuống Mặt khác, cạnh tranh thúc đẩy các nhà kinh doanh cải tiến kỹ thuật,cải tiến quản lí và do đó sẽ giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, giảm được giá bán hàng hóa

- Dùng lạm phát để chống lạm phát:

Đối với các quốc gia còn nhiều tiềm năng về lao động, đất đai , tài nguyên nhà nước có thể tăng chỉ số phát hành để chi phí cho việc mở rộng đầu tư và hy vọng các công trình đầu tư này mang lại hiệu quả và góp phần kiềm chế lạm phát

Áp dụng biện pháp này đòi hỏi phải có một tiềm lực mạnh về các yếu tố sản xuất,có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, trình độ quản lí kinh tế cao thì mới có thể thành công được

Trang 21

CHƯƠNG 2 :TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ SO SÁNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VỚI CÁC

NƯỚC ĐÔNG NAM Á

1 Tình hình lạm phát năm 2012 -2016

 Tình hình lạm phát năm 2012

Hàng năm, CPI thường tăng mạnh vào tháng Tết thì năm 2012 lại ngược lại, CPI tăng mạnh vào tháng 9, giảm sau vào giữa năm Đóng góp vào CPI là giá dịch

vụ công như y tế, giáo dục, trong khi lương thực, thực phẩm lại tăng thấp

Mặc dù từ trước, các cơ quan dự báo và Chính phủ đều nhận định cho rằng, lạm phát năm 2012 sẽ được kiềm giữ ở 1 con số và sẽ giao động trong khoảng từ 7,5 đến 8% Tuy nhiên, con số lạm phát công bố từ Tổng cục Thống kê lại thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 6,81%, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009

Riêng tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 0,27% so với tháng trước Tính bình quân cả năm, CPI năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011

Mức tăng CPI năm 2012 được cho thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% năm

2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng là năm có nhiều biến động bất thường

Theo quan sát của cơ quan thống kê, khác thông lệ, trong năm 2012, CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm 2012 (tăng 1% vào tháng 1 và tăng 1,37%

Ngày đăng: 12/04/2017, 05:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w