Giải pháp và phương hướng kiểm soát lạm phát

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận Lạm phát và tình hình lạm phát ở việt nam mấy năm gần đây (Trang 35 - 42)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

2. Giải pháp và phương hướng kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và hoạt động ngân hàng hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Tăng trưởng tín dụng hợp lý, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế để góp phần thúc đẩy sản xuất và thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các vướng mắc về cơ chế, tạo thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền.

2.2. Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, giảm thâm hụt ngân sách.

Thực hiện nghiêm luật Ngân sách Nhà nước và kỷ luật tài khóa. Nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách Nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.

Tăng cường các biện pháp chống thất thu, chuyển giá và nợ đọng thuế. Giám sát chặt chẽ các khoản chi từ ngân sách Nhà nước, đặc biệt là đầu tư công. Triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nhất là kinh phí hội nghị, tiếp khách, đi công tác nước ngoài, sử dụng xe công.

Thực hiện các giải pháp về tái cơ cấu thu - chi ngân sách Nhà nước và nợ công, tăng cường quản lý nợ công, nhất là các khoản vay mới. Tính toán lộ trình điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá, bảo đảm không ảnh

hưởng lớn đến mặt bằng giá và phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2017.

2.3. Tập trung sức phát triển sản xuất, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.

Tập trung thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường, thích nghi với biến đổi khí hậu.

Đẩy nhanh nghiên cứu và đưa vào sử dụng các loại giống chất lượng; thực hiện các biện pháp thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tăng cường phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với các tỉnh bị xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thường xuyên bị hạn hán ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ cần quy hoạch lại cơ cấu sản xuất các ngành, nhất là trong sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hướng hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.

Đồng thời chủ động tiến hành tu bổ, nạo vét hệ thống kênh mương, công trình thủy lợi ngăn mặn, xây dựng các hồ chứa để giữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

2.4. Cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến sâu, gắn với các lợi thế về nguồn nguyên liệu nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ, tham gia vào chuỗi sản xuất, phân phối toàn cầu.

Tiếp tục đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát tiền và tài sản Nhà nước.

2.5. Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, bao gồm cả thị trường truyền thống và các thị trường có sức mua tiềm năng cao.

Khuyến khích xuất khẩu các nhóm hàng, mặt hàng có khả năng cạnh tranh, thị trường ổn định. Chủ động xây dựng và thực hiện các phương án, giải pháp để ứng phó trước các diễn biến mới liên quan đến TPP, Brexit.

Tăng cường hoạt động dự báo thị trường trong và ngoài nước, phổ biến kịp thời thông tin thị trường, sớm phát hiện và có biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật. Chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

2.6. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá.

Phát triển mạnh thị trường trong nước, hệ thống bán lẻ gắn với tiêu thụ hàng nội địa. Tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp để đưa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thực sự đi vào cuộc sống, gắn với thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trường nội địa.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, ngăn ngừa buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng để bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi của người tiêu dùng.

2.7. Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư.

Kiên quyết không chấp thuận đầu tư, cấp phép, triển khai các dự án không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Thực hiện các biện pháp đồng bộ cải thiện chất lượng môi trường, xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, các lưu vực sông, vùng ven biển, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng.

Kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng khai thác sỏi, đá, cát lậu.

2.8. Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, trước mắt là trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng. Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống.

KẾT LUẬN CHUNG

Lạm phát cũng có tính chất hai mặt của nó. Lạm phát cũng không phải hoàn toàn xấu mà nó cũng có những ưu điểm. Có nghĩa là khi nền kinh tế phát triển có hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng tích cực, cơ cấu kinh tế được đổi mới nhanh chóng và đúng hướng thì lạm phát là một công cụ để tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái. Vì vậy chúng ta cần phải kiềm chế lạm phát ở mức có thể chấp nhận được hay lạm phát cân bằng và có dự tính tạo điều kiện trở thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển.Nó kích thích nền kinh tế phát triển nếu tốc độ tăng của nó phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Mặt khác, nếu tốc độ lạm phát tăng cao sẽ gây ra những biến động kinh tế hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao, cùng với sự phát triển đa dạng phong phú của nền kinh tế thì nguyên nhân dẫn đến lạm phát cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Đối với nước ta, trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước trong đó, lạm pháp nổi lên như là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Việc nguyên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

Qua nghiên cứu chuyên đề này, đã giúp chúng tôi hiểu sâu hơn thế nào là lạm phát. Trong quá trình thực hiện bài thảo luận này, nhóm tôi vẫn còn rất nhiều sai xót, mong thầy và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để bài được hoàn thiện hơn. Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận Lạm phát và tình hình lạm phát ở việt nam mấy năm gần đây (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)