CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ SO SÁNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1. Tình hình lạm phát năm 2012 - 2016
Tình hình lạm phát năm 2012
Hàng năm, CPI thường tăng mạnh vào tháng Tết thì năm 2012 lại ngược lại, CPI tăng mạnh vào tháng 9, giảm sau vào giữa năm. Đóng góp vào CPI là giá dịch vụ công như y tế, giáo dục, trong khi lương thực, thực phẩm lại tăng thấp.
Mặc dù từ trước, các cơ quan dự báo và Chính phủ đều nhận định cho rằng, lạm phát năm 2012 sẽ được kiềm giữ ở 1 con số và sẽ giao động trong khoảng từ 7,5 đến 8%. Tuy nhiên, con số lạm phát công bố từ Tổng cục Thống kê lại thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 6,81%, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009.
Riêng tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 0,27% so với tháng trước. Tính bình quân cả năm, CPI năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.
Mức tăng CPI năm 2012 được cho thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng là năm có nhiều biến động bất thường.
Theo quan sát của cơ quan thống kê, khác thông lệ, trong năm 2012, CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm 2012 (tăng 1% vào tháng 1 và tăng 1,37%
vào tháng 2) nhưng lại tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục.
Trong năm, có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%.
Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết Âm lịch mà giảm vào 2 tháng giữa năm là tháng 6 và tháng 7. Hai tháng nay, chỉ số giá thậm chí có giá trị âm.
Đơn vị tính: %
Biều đồ thể hiện lạm phát từ 2009 – 2012
Tình hình lạm phát năm 2013
Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012.
Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012.
Về tăng trưởng GDP, số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê cho biết, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012.
6.52
11.75
18.18
6.81 0
5 10 15 20
2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát
Trong đó, quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5,00%, quý III tăng 5,54%, quý IV tăng 6,04%.
Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.
Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng của năm trước, đóng góp 0,48%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09%, khu vực dịch vụ tăng 6,56% cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85%.
Tổng Cục Thống kê đánh giá, sản xuất công nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi, nhát là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có chuyển biến rõ nét. Chỉ số tồn kho, tiêu thụ đã diễn biến tích cực. Trong đó, chỉ số sản xuất ở một số ngành tăng cao như dệt may, sản xuất da, sản xuất thiết bị điện...
Đáng chú ý, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chỉ còn tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là 38,6% và 41,7%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với năm 2012, đóng góp 3,72% vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62%, chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08% cho xuất siêu.
Tình hình lạm phát năm 2014
Sau một thời gian dài liên tục đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế với tóc độ cao, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định bắt đầu từ cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 ,nền kinh tế nước ta đã rơi vào tình trạng lạm phát tăng cao ngoài mức dự báo .Theo số liệu của tổng cục thống kê ,chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của 9 tháng đầu năm 2014 so với thời điểm cuối năm 2013 đã tăng lên mức 23% và trong năm 2009, có thể tỷ lệ lạm phát sẽ còn duy trì ở mức trên một con số
Xét trên từng mặt hoạy động của hệ thồng ngân hàng thì những tác động tiêu cực của tình hình lạm phát thường được biểu hiện như sau.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm nay giảm 0,24% so với tháng trước, là tháng có mức CPI giảm trong 10 năm gần đây (Không tính năm 2008 là năm ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế thế giới). CPI tháng 12 giảm chủ yếu do giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm, tác động làm chỉ số giá nhóm giao thông giảm 3,09%, đóng góp 0,27% vào mức giảm chung của CPI. Bên cạnh đó, giá gas thế giới giảm mạnh nên giá gas và giá dầu hỏa trong nước được điều chỉnh giảm cũng là nguyên nhân làm cho CPI tháng 12 giảm so với tháng trước (Giá gas giảm bình quân 6,48%; giá dầu hỏa giảm bình quân 4,01%).
CPI tháng 12/2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây. Trong năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng tăng 0,15%.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ tiếp tục được thực hiện thành công, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng.
CPI năm 2014 tăng thấp so với năm trước chủ yếu do một số yếu tố tác động sau đây:
- Nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào nên chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng Mười Hai chỉ tăng 2,61% so với tháng 12/2013, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,08% của cùng kỳ năm trước;
- Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định;
- Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới, nhất là giá dầu thô thời gian gần đây giảm mạnh và đang tiếp tục giảm dẫn đến giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm, kéo theo chỉ số giá nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng và nhóm giao thông tháng Mười Hai năm nay lần lượt giảm 1,95% và giảm 5,57% so với cùng kỳ năm trước, ngược với xu hướng tăng 5,49% và tăng 2,6% của cùng kỳ năm 2013;
- Công tác quản lý giá trong năm 2014 được thực hiện khá hợp lý khi thời điểm điều chỉnh không trùng vào các tháng cao điểm đã giảm thiểu được tác động của việc điều chỉnh giá lên CPI. Mức giá được điều chỉnh đối với một số nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so với năm trước. Năm 2014 chỉ còn 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 04/2012/TTLT-BYT-BTC, đồng thời năm 2014 là năm cuối của chu kỳ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP nên mức giá được điều chỉnh cũng thấp hơn nhiều so với những năm trước. Tính chung cả năm 2014, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế và nhóm dịch vụ giáo dục tăng lần lượt là 2,2% và 8,96% so với tháng 12 năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 23,51% và 12,82% của năm 2013.
Chỉ số giá vàng tháng 12/2014 giảm 0,05% so với tháng trước; giảm 3,73% so với cùng kỳ năm 2013. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2014 tăng 0,35% so với tháng trước; tăng 1,03% so với cùng kỳ năm 2013.
Tình hình lạm phát năm 2015
CPI tháng 12 năm nay tăng 0,02% so với tháng trước, trong đó: Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,5% do giá gas điều chỉnh tăng tại thời điểm 01/12/2015 và nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng trong những tháng cuối năm; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,32% do nhu cầu mua sắm hàng mùa đông tăng; nhóm đồ uống và thuốc lá, hàng ăn và dịch vụ ăn uống cùng tăng 0,16% (lương thực tăng 0,45% do nhu cầu gạo cho xuất khẩu tăng; thực phẩm tăng 0,13%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14%; giáo dục tăng 0,04%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm:
Giao thông giảm 1,57% chủ yếu do giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm vào thời điểm 18/11/2015 và thời điểm 03/12/2015 (làm chỉ số giá xăng dầu giảm 3,39%); thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,1%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,05%; bưu chính viễn thông giảm 0,03%.
CPI tháng 12/2015 tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,05%. CPI bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với bình quân năm 2014.
Mức tăng CPI tháng 12/2015 so với cùng kỳ năm 2014 và mức tăng CPI bình quân năm 2015 so với bình quân năm 2014 đều là mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây và thấp hơn nhiều so với mục tiêu CPI tăng 5%. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2015 tăng thấp chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
- Nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào;
- Sản lượng lương thực của thế giới tăng cùng sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ nên xuất khẩu gạo của Việt Nam càng gặp khó khăn, giá lương thực luôn thấp hơn các nước.Bình quân 11 tháng năm nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm 30,74 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.Xuất khẩu gạo gặp khó khăn đã tác động đến giá bán buôn, bán lẻ gạo trong nước giảm theo;
- Chỉ số giá nhóm lương thực năm 2015 giảm 1,06% so với năm 2014.
Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới gần đây giảm mạnh dẫn đến giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm, kéo theo chỉ số giá của nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng và nhóm giao thông năm 2015 so với năm trước lần lượt giảm 1,62% và giảm 11,92%. Giá gas sinh hoạt trong nước bình quân năm 2015 giảm 18,6% so với năm 2014.
Các Bộ, ngành và địa phương đã triển khai tích cực và có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, công tác quản lý thị trường, giá cả được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.
Mức độ điều chỉnh giá của nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế cũng thấp hơn các năm trước.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2015 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,69%
so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2015 tăng 2,05% so với năm trước.
Chỉ số giá vàng tháng 12/2015 giảm 2,8% so với tháng trước; giảm 4,97% so với cùng kỳ năm 2014; bình quân năm 2015 giảm 4,73% so với năm 2014. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2015 tăng 0,69% so với tháng trước và tăng 5,34% so với cùng kỳ năm 2014; bình quân năm 2015 tăng 3,16% so với năm 2014.
Tình hình lạm phát năm 2016
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 tăng 0,23% so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 5,30% (dịch vụ y tế tăng 6,93%) do trong tháng có 4 tỉnh, thành phố thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế bước 2 theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính (tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,27%).
CPI tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,4%. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015. Mức tăng CPI tháng 12/2016 so với cùng kỳ năm 2015 và mức tăng CPI bình quân năm 2016 so với bình quân năm 2015 tăng cao hơn so với năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.
Trong năm có nhiều kỳ nghỉ kéo dài nên nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí tăng cao, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng lên. Ngoài ra, thiên tai và thời tiết bất lợi, rét đậm rét hại trên diện rộng ở phía Bắc; mưa lũ, ngập lụt nghiêm trọng ở miền Trung; khô hạn ở Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm chỉ số giá nhóm lương thực tháng 12/2016 tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2015.
Bên cạnh đó, trong năm 2016 có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI:
- Mặc dù nhu cầu hàng hóa phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán tăng, nhưng do giá xăng dầu và giá cước vận tải giảm, nguồn cung hàng hóa dồi dào nên giá cả không biến động lớn;
- Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh dẫn đến giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm, tác động làm chỉ số giá nhóm giao thông giảm theo;
- Các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đồng thời thực hiện các chính sách bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu, ổn định giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,87%
so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015.
Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng tháng 12/2016 giảm 2,52% so với tháng trước; tăng 10,98% so với cùng kỳ năm 2015;
bình quân năm 2016 tăng 5,95% so với năm 2015. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2016 tăng 1,52% so với tháng trước và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015;
bình quân năm 2016 tăng 2,23% so với năm 2015.
2012 2013 2014 2015 2016
Tỷ lệ lạm phát 6,81 6,04 1,84 0,63 4,74
Chỉ số giá tiêu dùng 9,21 6,6 4,09 2,08 2,66 Bảng thể hiện tỷ lệ lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng 2012-2016