Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
1,23 MB
Nội dung
HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TPHCM KHOA: KHOA HỌC MÁY TÍNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT BÀI THU HOẠCH MÔN: ĐIỆN TOÁN LƯỚI VÀ ĐÁM MÂY Đề tài: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM GVHD : PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ HVTH : NGUYỄN PHẠM PHÚ QUÝ MSHV: CH1301049 TP HCM, Tháng 6 năm 2014 Trang 1 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ MỞ ĐẦU Trong vài năm qua, Công nghệ thông tin (IT) đã bắt đầu một mẫu hình mới — điện toán đám mây Mặc dù điện toán đám mây chỉ là một cách khác để cung cấp các tài nguyên máy tính, chứ không phải là một công nghệ mới, nhưng nó đã châm ngòi một cuộc cách mạng trong cách cung cấp thông tin và dịch vụ của các tổ chức Vì vậy trong phạm vi nội dung bài thu hoạch này em muốn đưa ra một cái nhìn tổng quan về điện toán đám mây và tình hình triển khai của nó tại Việt Nam Bài thu hoạch gồm 6 phần chính: • Sơ lược về điện toán đám mây • Các mô hình của điện toán đám mây • So sánh giữa điện toán đám mây và điện toán lưới • Tình hình triển khai công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam • Kết luận • Tài liệu tham khảo Vì thời gian có hạn và sự mới mẻ của bộ môn do lần đầu tiếp xúc nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài nên em rất mong nhận được sự nhận xét chân thành của thầy để bổ sung thêm kiến thức và hoàn thiện hơn bài viết này Cuối cùng em xin cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Phi Khứ vì thầy đã truyền tải kiến thức nền tảng cho em Làm cho em nhận thức được đây là môn học vô cùng thú vị và tính ứng dụng rộng lớn của nó cũng như là những lợi ích mà nó mang lại trong thực tiển và đã giúp em hoàn thành bài thu hoạch này Trang 2 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ MỤC LUC Trang 3 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ I ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 1 Tổng quan Hiện nay có 1 số khái niệm về điện toán đám mây được các nhà nghiên cứu đưa ra như sau : Theo Wikipedia : “Điện toán đám mây là một mô hình điện toán có khả năng co giãn linh động và các tài nguyên thường được ảo hóa để cung cấp như một dịch vụ trên mạng Internet” “Điện toán đám mây là mô hình điện toán dựa trên Internet, theo đó tài nguyên, phần mềm và thông tin đã chia sẽ được cung cấp cho máy tính và các thiết bị khác theo yêu cầu, như điện” Theo Ian Foster ( thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Argonne - Mỹ): “Điện toán đám mây là một mô hình điện toán phân tán có tính co giãn lớn hướng về mặt kinh tế, là nơi chứa các sức mạnh tính toán, kho lưu trữ, các nền tảng và các dịch vụ được trực quan, ảo hóa và co giãn linh động, sẽ được phân phối theo nhu cầu cho các khách hàng bên ngoài thông qua Internet” “Điện toán đám mây là một dạng thức điện toán cung cấp các tài nguyên ảo hóa và có quy mô dưới dạng dịch vụ qua mạng Internet Người dùng không cần tới những kiến thức chuyên môn để quản lý hạ tầng công nghệ này bởi phần việc đó là dành cho các nhà cung cấp dịch vụ” “Điện toán đám mây là sự kết hợp giữa các khái niệm: Hạ tầng hướng dịch vụ (IaaS), Nền tảng hướng dịch vụ (PaaS), Phần mềm hướng dịch vụ (SaaS) và một số khái niệm công nghệ mới Dịch vụ điện toán đám mây thường cung cấp các trực tuyến ứng dụng doanh nghiệp thông dụng, có thể truy xuất qua trình duyệt web trong khi phần mềm và dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp” a Vậy điện toán đám mây là gì? Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ Nó là một giải pháp điện toán dựa trên Internet ở đó cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện Các máy tính trong các đám mây được cấu hình để làm việc cùng nhau và các ứng dụng khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp cứ như thể là chúng đang chạy trên một hệ thống duy nhất Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ Trang 4 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Mô hình điện toán đám mây b Tại sao lại đổ xô vào đám mây? Do các lí do sau: • Chi phí giảm: Điện toán đám mây có thể làm giảm cả chi phí vốn (CapEx) lẫn chi phí vận hành (OpEx) vì các tài nguyên chỉ được mua khi cần và chỉ phải trả tiền khi sử dụng • Cách sử dụng nhân viên được tinh giản: Việc sử dụng điện toán đám mây giải phóng đội ngũ nhân viên quý giá cho phép họ tập trung vào việc cung cấp giá trị hơn là duy trì phần cứng và phần mềm • Khả năng mở rộng vững mạnh: Điện toán đám mây cho phép khả năng điều chỉnh quy mô ngay lập tức hoặc tăng lên hoặc giảm xuống, bất cứ lúc nào mà không cần giao kết dài hạn 2 Lịch sử xuất hiện của điện toán đám mây: Thuật ngữ điện toán đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện toán lưới (grid computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là điện toán theo nhu cầu (utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS) Điện toán lưới đặt trọng tâm vào việc di chuyển một tải công việc (workload) đến địa điểm của các tài nguyên điện toán cần thiết để sử dụng Một lưới là một nhóm máy chủ mà trên đó nhiệm vụ lớn được chia thành những tác vụ nhỏ để chạy song song, được xem là một máy chủ ảo Trang 5 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Với điện toán đám mây, các tài nguyên điện toán như máy chủ có thể được định hình động hoặc cắt nhỏ từ cơ sở hạ tầng phần cứng nền và trở nên sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ những môi trường không phải là điện toán lưới như Web ba lớp chạy các ứng dụng truyền thống hay ứng dụng Web 2.0 3 Kiến trúc tổng quát của điện toán đám mây: Kiến trúc tổng quan điện toán đám mây Kiến trúc của điện toán đám mây bao gồm 3 tầng : • Hệ thống hướng dịch vụ ( Infrastructure as Service ) • Nền tảng hướng dịch vụ ( Platform as Service) • Phần mềm hướng dịch vụ ( Software as Service) Các hình thức triển khai của điện toán đám mây: dựa vào nhu cầu của người dùng cũng như của phía nhà cung cấp mà hình thành nên bốn phương thức triển khai điện toán đám mây trong thực tế : • Đám mây công cộng ( Public Cloud) • Đám mây cá nhân ( Private Cloud) • Đám mây lai ( Hybrid Cloud) • Đám mây cộng đồng ( Community Cloud) Điện toán đám mây đang được phát động bới nhiều nhà cung cấp, trong đó có Amazon, Google, DataSynapse, và Salesforce cũng như những nhà cung cấp truyền thống như Sun Microsystems, HP, IBM, Intel và Microsoft Nó đang được nhiều người dùng cá nhân cho đến những công ty lớn như General Electric, L’Oréal, Procter & Gamble và Valeo chấp nhận và sử dụng Trang 6 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 4 Các đặc điểm của điện toán đám mây Điện toán đám mây có 5 đặc trưng quan trọng • Khả năng co giãn (scalability): đám mây có thể cung cấp tài nguyên tính toán theo yêu cầu Việc cung cấp này trên nguyên tắc là động và nhiều thuê bao, vì vậy tránh lãng phí (dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu) • Khả năng quản trị và vận hành (manageability): đây là khả năng điều khiển, kiểm soát hệ thống và tính cước phí thuê bao • Khả năng truy cập (accessibility) và khả chuyển: truy cập mọi lúc mọi nơi một cách nhất quán và khả năng truy cập với các thiết bị nhỏ, yếu (thin client) như là điện thoại di động • Hiệu năng cao và tối ưu hóa (performance and Optimization): hạ tầng đám mây giải quyết và che dấu mọi vấn đề phức tạp trong tính toán song song, cân bằng tải, lập lịch để cung cấp khả năng tính toán hiệu năng cao và tối ưu hóa • Khả năng sẵn dùng với độ tin cậy cao (availability): hạ tầng đám mây cùng được cung cấp rộng rãi cho người dùng với khả năng chịu đựng lỗi cao, hệ thống tồn tại lâu dài và khả năng bảo mật tốt • 5 Ưu và nhược của mô hình "Điện toán đám mây" a Ưu điểm của điện toán đám mây Tiết kiệm và giảm chi phí: chi phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng, máy móc và nguồn nhân lực của người sử dụng điện toán đám mây được giảm đến mức thấp nhất Khi khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ thì tài nguyên sẽ được nhà cung cấp giải phóng và cho khách hàng khác thuê lại Khách hàng sẽ tận dụng được nguồn vốn dùng để đầu từ cho thiết bị cho các công việc kinh doanh khác Tốc độ xử lý nhanh: người dùng của dịch vụ điện toán đám mây sẽ tận dụng được sức mạnh mà các siêu máy tính của nhà cung cấp mang lại Đa phương tiện: không còn phụ thuộc vào thiết bị và vị trí địa lý, điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập và sử dụng hệ thống thông qua trình duyệt web ở bất kỳ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào mà họ sử dụng (chẳng hạn là PC hoặc là điện thoại di động, v.v ) Chia sẻ tài nguyên và chi phí trên một địa bàn rộng lớn, mang lại các lợi ích cho người dùng như: • Công suất xử lý nhanh hơn do tài nguyên được tập trung Ngoài ra, người dùng không cần phải đầu tư về nguồn nhân lực quản lý hệ thống • Khả năng khai thác và hiệu suất được cài thiện hơn 10-20% so với hệ thống máy tính cá nhân thông thường Trang 7 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Độ tin cậy cao: điện toán đám mây không chỉ giành cho người dùng phổ thông, mà còn phù hợp với các yêu cầu cao và liên tục của các công ty kinh doanh và các nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, một vài dịch vụ lớn của điện toán đám mây đôi khi rơi vào trạng thái quá tải, khiến hoạt động bị ngưng trệ Khi rơi vào trạng thái này, người dùng không có khả năng để xử lý các sự cố mà phải nhờ vào các chuyên gia từ đám mây tiến hành xử lý Tính co giãn: khả năng mở rộng, co giãn các tài nguyên giúp khách hàng dễ dàng cơ cấu lại hoạt động của mình khi có sự thay đổi về quy mô cũng như phương thức hoạt động Bảo mật: khả năng bảo mật được cài thiện do sự tập trung về dữ liệu Bảo trì và sửa chữa: các ứng dụng của điện toán đám mây dễ dàng để sửa chữa hơn bởi lẽ chúng không được cài đặt cố định trên một máy tính nào và có đội ngũ chuyên gia trong ngành chịu trách nhiệm về vấn đề bảo trì, sửa chữa Thống kê tài nguyên: tài nguyên sử dụng của điện toán đám mây luôn được quản lý và thống kê trên từng khách hàng và ứng dụng, theo từng ngày, từng tuần, từng tháng Điều này đảm bảo cho việc định lượng giá cả của mỗi dịch vụ do điện toán đám mây cung cấp để người dùng có thể lựa chọn phù hợp b Nhược điểm của điện toán đám mây Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Ngày nay, khả năng tương tác giữa các nền tảng khác nhau của các phần mềm đã được cải thiện, nhưng các hàm API (Application Programming Interface) của điện toán đám mây vẫn chưa được chuẩn hóa nên nếu một người dùng viết một ứng dụng trên nền tảng của nhà cung cấp dịch vụ thì ứng dụng đó không thể chạy được trên nền tảng của nhà cung cấp dịch vụ khác Như vậy người dùng phụ thuộc nhà cung cấp dịch vụ là điều bất lợi Nếu các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cùng nhau chuẩn hóa API thì người dùng có thể phát triển ứng dụng trên nền tảng của nhiều nhà cung cấp dịch vụ Khi hệ thống cung cấp dịch vụ nào đó gặp sự cố thì dữ liệu người dùng không mất vì nó đã nằm đâu đó trên hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ khác Bảo mật và kiểm tra dữ liệu: Dữ liệu lưu trên đám mây có an toàn không? Nhưng chắc chắn rằng xác suất bị người khác khác truy xuất rất cao, đây thực sự là một thách thức trong bảo mật dữ liệu Trước hết người dùng phải mã hóa dữ liệu trước khi đưa lên đám mây để lưu trữ, khi sử dụng tất nhiên phải giải mã trên PC của họ Người dùng ghi nhận thông tin hệ thống đã xử lý cùng với sử dụng các hệ điều hành ảo khi cung cấp dịch vụ IaaS sẽ làm cho ứng dụng của mình khó bị tấn công hơn Tắc nghẽn trên đường truyền dữ liệu và hiệu quả PC: Trang 8 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Có những ứng dụng khi bắt đầu chạy thì dữ liệu ít, càng về sau dữ liệu càng nhiều, có ứng dụng chạy trên Cloud và có thể lưu ở các vị trí khác nhau, khi chạy ứng dụng này phát sinh “vận chuyển dữ liệu giữa các data center” Người dùng phải trả phí vận chuyển dữ liệu giữa các data center, ứng dụng chạy càng về sau thì chi phí này càng tăng lên, đây là điều phải cân nhắc Khi nhiều máy tính ảo cùng chạy, thì vấn đề chia sẽ về CPU hay bộ nhớ đạt hiệu quả cao, nhưng vấn đề giao tiếp IO của các máy ảo này gây ra nhiều vấn đề liên quan đến hiệu suất máy tính Nhu cầu lưu trữ người dùng: Mặc dù điện toán đám mây đáp ứng linh hoạt nhu cầu lưu trữ của người nhưng lại gây khó khăn trong quản lý hệ thống lưu trữ, chẳng hạn một người sử dụng mua một khoảng dung lượng thì phải cung cấp cho người đó bao nhiêu là tối ưu, vừa đủ cho người dùng hay nhiều hơn yêu cầu, nếu cơ chế quản lý không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng phân mảnh dữ liệu, dẫn đến quá trình truy xuất sẽ khó khắn hơn.Như vậy, làm sao tạo ra một hệ thống lưu trữ tiện lợi, đáp ứng vụ nhu cầu và khả năng lưu trữ của người sử dụng đang là vấn đề phức tạp phải giải quyết của các nhà cung cấp Cloud Computing Service 6 Sự cần thiết của điện toán đám mây Điện toán đám mây có khả năng sẽ mở ra những giá trị vĩ đại cho các nguồn lực ngoài (Outsourcing) của ngành CNTT và làm thay đổi bộ mặt của ngành dịch vụ CNTT truyền thống Dưới đây sẽ là những gì ngành công nghiệp Outsourcing đang phản ứng tương tác với sự phát triển của điện toán đám mây Các hợp đồng dịch vụ Outsourcing truyền thống luôn mang những nội dung khá rõ ràng với các máy chủ, các trung tâm dữ liệu, mạng lưới, các chỉ tiêu kỹ thuật, hiệu suất công việc và dòng mã sản phẩm Sự xuất hiện của điện toán đám mây lại đang làm thay đổi tất cả những điều đó nhờ sự xuất hiện của các dịch vụ CNTT năng động như một cơ sở cần thiết cho những viễn cảnh công nghệ dành cho doanh nghiệp Nhờ các dịch vụ đám mây điện toán, nhiều đơn vị CNTT sẵn lòng đi trước một bước hơn trong việc tạo ra các tùy biến: Chúng giúp các hãng CNTT dần loại bỏ được những chi phí vốn khá tốn kém từ cơ sở hạ tầng đến các phần mềm tiếp cận khách hàng và những vấn đề trung gian khác Và hệ quả là, điện toán đám mây đang làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của các dịch vụ CNTT truyền thống Susan Tan, giám đốc dịch vụ CNTT và nghiên cứu nguồn lực của Gartner cho rằng: “Điện toán đám mây là bước chuyển cơ bản của các công ty trong việc chi tiền và tiếp cận các dịch vụ CNTT” Trên thực tế, Gartner dự đoán cho đến năm 2012, 20% công việc kinh doanh sẽ là ảo và không có bất kỳ tài sản CNTT nào Đây sẽ là người thay đổi cuộc chơi dành cho các nhà sản Trang 9 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ xuất dịch vụ Outsourcing, từ các nhà cung cấp và tư vấn dịch vụ “onshore” đến dịch vụ thuê ngoài, các nhà tích hợp hệ thống đến các nhà sản xuất mới riêng biệt, nhằm làm cuộc chơi tốt hơn hoặc xấu đi Phil Fersht, sáng lập viên của công ty tư vấn dịch vụ thuê ngoài Horses for Sources cho rằng:“Nếu điện toán đám mây chỉ là một ngành khai thác các cơ sở hạ tầng đắt đỏ, rắc rối và không thân thiện với môi trường trong đó, Amazon và các công ty khác phân phối các năng lượng điện toán, thì điện toán đám mây đơn giản chỉ là ngành cung cấp các ích lợi về cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, nếu để các dữ liệu và trình ứng dụng được lưu giữ bên ngoài đám mây, người sử dụng liệu có cần phải tự mình quản lý chúng nữa không? Người sử dụng có thật sự cần phải đạt được các lợi ích cạnh tranh đi cùng với việc thực hiện các hợp đồng bảo hiểm? Hay đã đến lúc tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ có chức năng quản lý trình ứng dụng, cơ sở hạ tầng có liên quan và thực hiện các giao dịch chưa?” Fersht gọi các dịch vụ đám mây là nền tảng cho các giải pháp nguồn dành cho doanh nghiệp thế hệ kế tiếp Ông tin rằng các dịch vụ đám mây sẽ làm cho quá trình phân phối truyền thống của các dịch vụ CNTT hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn “Chúng cũng giúp tạo ra một cơ cấu phân phối cho các dịch vụ gia công thực sự Thế hệ dịch vụ thuê ngoài mới này có khả năng mở ra những giá trị to lớn cho khách hàng” II CÁC MÔ HÌNH CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 1 Mô hình dịch vụ: Khái niệm điện toán đám mây được xây dựng trên các tầng, mỗi tầng cung cấp một mức chức năng riêng Sự phân tầng này của các thành phần đám mây đã cung cấp một phương tiện cho các tầng của điện toán đám mây để trở thành một loại hàng hóa như điện, dịch vụ điện thoại hoặc khí tự nhiên Hàng hóa mà điện toán đám mây bán là khả năng tính toán với chi phí và phí tổn thấp hơn cho người dùng Điện toán đám mây đã sẵn sàng để trở thành dịch vụ siêu tiện ích tiếp theo Trang 10 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Hình minh họa các tầng của điện toán đám mây a Tầng 1: Hạ tầng hướng dịch vụ (Iaas) cơ sở hạ tầng là nền tảng của đám mây Đây là tầng nền tảng của đám mây, nó gồm có các tài sản vật lý, các máy chủ, các thiết bị mạng, các ổ đĩa lưu trữ, v.v Cơ sở hạ tầng là một dịch vụ (IaaS) có các nhà cung cấp như IBM® Cloud Khi sử dụng IaaS bạn thực tế không kiểm soát cơ sở hạ tầng nằm dưới, nhưng bạn có quyền kiểm soát các hệ điều hành, lưu trữ, triển khai các ứng dụng và ở một mức độ hạn chế, có quyền kiểm soát việc lựa chọn các thành phần mạng Dịch vụ in theo yêu cầu (POD) là một ví dụ về các tổ chức có thể hưởng lợi từ IaaS Mô hình POD được dựa trên việc bán sản phẩm có khả năng tùy chỉnh Các POD cho phép các cá nhân mở cửa hàng và bán thiết kế các sản phẩm Các chủ cửa hàng có thể tải lên nhiều hay ít thiết kế tùy theo khả năng sáng tạo của họ Có hàng ngàn lần tải lên Với các khả năng lưu trữ đám mây, một POD có thể cung cấp không gian lưu trữ không hạn chế Lợi ích của IaaS: Đối với các doanh nghiệp, lợi ích lớn nhất của IaaS thể hiện qua một khái niệm được gọi là cloudbursting — quá trình này giảm tải các tác vụ lên đám mây nhiều lần khi cần nhiều tài nguyên tính toán nhất Tiềm năng để tiết kiệm vốn thông qua việc bùng nổ lên đám mây là rất lớn, vì các doanh nghiệp sẽ không Trang 11 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ cần phải đầu tư thêm các máy chủ thường chỉ chạy 70% công suất hai hoặc ba lần trong năm, thời gian còn lại chỉ chạy 7-10% tải Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp để lợi dụng IaaS theo khả năng này, các bộ phận CNTT phải có khả năng xây dựng và triển khai thực hiện phần mềm xử lý có khả năng phân phối lại các quy trình xử lý lên một đám mây IaaS Có bốn lý do quan trọng để xây dựng và triển khai thực hiện phần mềm có thể quản lý các quy trình phân phối lại: • Việc phát triển cho một IaaS độc quyền của một nhà cung cấp cụ thể có thể chứng tỏ là một sai lầm đắt giá nếu nhà cung cấp ngừng kinh doanh • Phần mềm phân phối tài nguyên tốt rất phức tạp và thường đòi hỏi các tài nguyên nhà phát triển hàng đầu mà giá không hề rẻ Bạn sẽ tiết kiệm cho mình và tổ chức của bạn rất nhiều thời gian, sự thất vọng, và các chi phí không dự tính trước được bằng cách dự kiến ngân sách từ trước nhiều hơn để mua tài nguyên tốt nhất mà bạn có thể tìm thấy • Bạn sẽ gửi đi những gì để xử lý trong đám mây? Việc gửi các dữ liệu như là thông tin nhận dạng cá nhân, thông tin tài chính, dữ liệu chăm sóc sức khỏe sẽ đe dọa vi phạm tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu của Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX), của Công nghiệp thẻ thanh toán (PCI), hoặc của Đạo luật di chuyển và trách nhiệm về bảo hiểm y tế (HIPAA) của Mỹ • Cần phải hiểu rõ các mối nguy hiểm của việc gửi đi các quá trình xử lý quyết định hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp Một ý tưởng tốt là bắt đầu bằng cách vẽ một bảng và đặt các quá trình xử lý liên quan đến dữ liệu thiết yếu phải tuân thủ quy định vào một cột, các tác vụ thiết yếu cho kinh doanh vào cột thứ hai, và các tác vụ không thiết yếu vào cột thứ ba Sau đó, lập kế hoạch cho phần mềm chỉ giảm tải các mục trong cột thứ ba trong vòng lặp đầu tiên Ngoài ra, các tổ chức cần phải cẩn thận về hiện trạng của thị trường điện toán đám mây về việc lệ thuộc vào nhà cung cấp Việc có các máy ảo (VM) có thể được dịch chuyển đến đám mây từ các trung tâm dữ liệu và giữa các đám mây của các nhà cung cấp có thể là một tài sản cho các doanh nghiệp, nhưng để làm như vậy đòi hỏi các nhà cung cấp phải hỗ trợ một định dạng tệp được chuẩn hóa, điều mà họ đã miễn cưỡng phải làm Thực trạng của tình hình này là ở chỗ hiện thời không có đặc tả nào được đưa ra công khai và thuộc thẩm quyền của một cơ quan tiêu chuẩn Nói cách khác, hiện nay không có một định dạng thực sự được chuẩn hóa nào, và nếu may nhất, chúng chỉ làm rắc rối thêm, vì không có một sự bảo đảm nào rằng định Trang 12 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ dạng mà bạn xây dựng mọi thứ dựa trên nó sẽ được bất kỳ ai khác hỗ trợ tiếp Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là thường có thể chuyển một thiết bị ảo sang định dạng khác, với điều kiện rằng đặc tả của định dạng mới công khai hoặc bạn có quyền truy cập vào nó Một ghi nhận có nhiều triển vọng hơn là gần đây đã đạt được những tiến bộ to lớn về việc hỗ trợ định dạng ảo hóa mở (OVF - Open Virtualization Format), đây là một ứng cử viên đầy hứa hẹn để trở thành một tiêu chuẩn Một ứng cử viên hứa hẹn khác là định dạng Đĩa máy ảo (VMDK Virtual Machine Disk) VMDK ban đầu là một định dạng độc quyền của VMware, nhưng bây giờ đó là đặc tả mở, và được một số bên thứ ba hỗ trợ b Tầng 2: Nền tảng hướng dịch vụ (PaaS) Nền tảng hệ thống là một dịch vụ (PaaS) cung cấp sự truy cập đến các hệ điều hành và các dịch vụ có liên quan Nó cung cấp một cách để triển khai các ứng dụng lên đám mây bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các công cụ do nhà cung cấp hỗ trợ Bạn không cần phải quản lý hoặc kiểm soát cơ sở hạ tầng nằm dưới, nhưng bạn có quyền điều khiển các ứng dụng đã triển khai và ở một mức độ nào có quyền điều khiển ứng dụng sử dụng các cấu hình môi trường trên máy tính chủ PaaS có các nhà cung cấp như là Elastic Compute Cloud (EC2) của Amazon Nhà phần mềm doanh nhân nhỏ là một hoạt động kinh doanh lý tưởng đối với PaaS Với nền tảng hệ thống đã chọn lọc kỹ, có thể tạo ra các sản phẩm đẳng cấp thế giới mà không thêm gánh nặng cho hệ thống đang chạy trong công ty Nền tảng là dịch vụ là nhóm điện toán đám mây thường gây lúng túng nhất, bởi vì rất khó nhận biết, thường bị nhầm lẫn với hoặc Cơ sở hạ tầng là dịch vụ hoặc Phần mềm là dịch vụ Nhân tố quyết định làm cho PaaS độc đáo là nó cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai các ứng dụng web trên một cơ sở hạ tầng lưu trữ trên máy chủ Nói cách khác, PaaS cho phép bạn tận dụng tài nguyên tính toán dường như vô hạn của một cơ sở hạ tầng đám mây Các thành phần chính của PaaS Có lẽ cách tốt nhất để hiểu PaaS là tách rời ra các thnàh phần chính của nó: nền tảng và dịch vụ Bây giờ, hãy xem xét dịch vụ được cung cấp, được gọi Trang 13 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ là chồng giải pháp Như vậy, việc cho rằng hai thành phần chính của PaaS là nền tảng điện toán và chồng giải pháp là hợp lôgic Để minh họa hai "thành phần" này, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn vào các định nghĩa của chúng Một nền tảng điện toán, dưới dạng đơn giản nhất, đề cập đến một nơi mà phần mềm có thể được khởi chạy một cách nhất quán miễn là mã đáp ứng được các tiêu chuẩn của nền tảng đó Các ví dụ phổ biến của các nền tảng gồm có Windows™, Apple Mac OS X, và Linux® cho các hệ điều hành; Google Android, Windows Mobile®, và Apple iOS cho điện toán di động; và Adobe® AIR™ hay Microsoft® NET Framework cho các khung công tác phần mềm Điều quan trọng cần nhớ là không phải bạn đang nói về chính phần mềm mà là về nền tảng mà phần mềm được xây dựng để chạy trên đó cung cấp một minh họa để giúp bạn hiểu được mối quan hệ này Hình minh họa mối quan hệ giữa các nhóm điện toán đám mây và các phần tử của PaaS Bây giờ bạn đã hiểu khái niệm về nền tảng điện toán, chúng ta hãy tìm hiểu chồng giải pháp là gì Một chồng giải pháp bao gồm các ứng dụng sẽ có mặt trong quá trình phát triển cũng như triển khai ứng dụng Các ứng dụng này dựa vào hệ điều hành, môi trường thời gian chạy, kho kiểm soát nguồn, và phần mềm trung gian cần thiết bất kỳ khác Trang 14 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ c Tầng trên cùng là tầng ứng dụng (phần mềm hướng dịch vụ -SaaS) Tầng mà hầu hết mọi người xem như là đám mây Các ứng dụng chạy ở đây và được cung cấp theo yêu cầu của những người dùng Phần mềm là một dịch vụ (SaaS) có các nhà cung cấp như Google Pack Google Pack bao gồm các ứng dụng, các công cụ có thể sử dụng được qua Internet, như Calendar, Gmail, Google Talk, Docs và nhiều hơn nữa Mô hình “Phần mềm là dịch vụ” cung cấp truy cập dựa vào mạng đến phần mềm thương mại có sẵn Có khả năng là bạn đã từng sử dụng SaaS, dù vào lúc ấy bạn chưa biết điều đó Ví dụ về SaaS gồm có Netflix, Photoshop.com, Acrobat.com, Intuit QuickBooks Online, Gmail, và Google Docs Việc triển khai SaaS cũng bao gồm cả một phần đáng kể của thị trường ứng dụng di động đang ngày càng tăng, dù điều này có phần không rõ ràng lắm SaaS tiêu biểu cho tiềm năng sử dụng phần mềm với chi phí thấp hơn cho các doanh nghiệp — sử dụng phần mềm theo yêu cầu chứ không mua một giấy phép cho mỗi máy tính, đặc biệt là khi bạn thấy rằng hầu hết các máy tính hầu như nằm im gần 70% thời gian Thay vì phải mua nhiều giấy phép cho một người dùng duy nhất, doanh nghiệp có thể đưa thời gian sử dụng giấy phép lên gần đến 100% thời gian, thì càng tiết kiệm được nhiều tiền hơn d Bảng so sánh giữa các tầng Cơ sở hạ tầng là dịch vụ (IaaS) Chuyển dịch mẫu hình Cơ sở hạ tầng là tài sản Các đặc điểm Các thuật ngữ chính Các lợi thế Luôn độc lập về nền tảng; chia sẻ chi phí cơ sở hạ tầng và do đó làm giảm chi phí này; các thỏa thuận ở mức dịch vụ (SLA); trả tiền theo mức sử dụng, tự điều chỉnh quy mô Điện toán lưới, điện toán tiện ích, cá thể tính toán, siêu giám sát, bùng nổ lên đám mây, điện toán nhiều bên thuê, phân lượt tài Tránh được chi phí vốn cho phần cứng và nguồn nhân lực; giảm rủi ro lợi tức đầu tư (ROI); rào cản thấp khi tham gia vào; điều chỉnh quy mô tự Các bất lợi và nguy Khi nào không cơ nên sử dụng Năng xuất và hiệu quả kinh doanh phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhà cung cấp; chi phí dài hạn có tiềm năng lớn hơn; sự tập trung hóa đòi hỏi các biện pháp an ninh khác hoặc mới Khi ngân sách vốn lớn hơn so với ngân sách hoạt động Trang 15 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ nguyên Nền tảng là dịch vụ (PaaS ) SaaS động hóa và trơn tru Mua giấy phép sử dụng Dùng cơ sở hạ tầng đám mây; cung cấp các phương pháp quản lý dự án nhanh Chồng giải pháp Triển khai phiên bản trơn tru Sự tập trung hóa đòi Không có hỏi các biện pháp an ninh khác hoặc mới Phần mềm là tài sản (doanh nghiệp và người tiêu dùng) Các thỏa thuận ở mức dịch vụ (SLA); giao diện người dùng do các ứng dụng máy khách nhẹ (thinclient) cung cấp; các thành phần điện toán đám mây qua các API; được ghép lỏng; theo mô đun; khả năng tương tác theo ngữ nghĩa Máy khách nhẹ; ứng dụng kháchchủ Tránh được chi phí vốn cho phần mềm và phát triển tài nguyên; giảm rủi ro lợi tức đầu tư (ROI); cập nhật lặp nhiều lần và trơn tru Sự tập trung hóa đòi Không có hỏi các biện pháp an ninh khác hoặc mới 2 Các mô hình triển khai a Đám mây công cộng Mô hình đầu tiên được nói đến khi đề cập tới điện toán đám mây chính là mô hình Public Cloud Đây là mô hình mà hạ tầng điện toán dắm mây được một tổ chức sỡ hữu và cung cấp dịch vụ rộng rãi cho tất cả các khách hàng thông qua hạ tầng mạng Internet hoặc các mạng công cộng diện rộng Các ứng dụng khác nhau chia sẻ chung tài nguyên tính toán, mạng và lưu trữ Do vậy, hạ tầng điện toán đám mây được tiết kế để đảm bảo cô lập về dữ liệu giữa các khách hàng và tách biệt về truy cập Trang 16 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Hình minh họa public cloud Các dịch vụ Public Cloud hướng tới số lượng khách hàng lớn nên thường có năng lực về hạ tầng cao, đáp ứng nhu cầu tính toán linh hoạt, đem lại chi phí thấp cho khách hàng Do đó khách hàng của dịch vụ trên Public Cloud sẽ bao gồm tất cả các tầng lớp mà khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ sẽ được lợi thế trong việc dễ dàng tiếp cận các ứng dụng công nghệ cap, chất lượng mà không phải đầu tư ban đầu, chi phí sử dụng thấp, linh hoạt b Đám mây riêng tư Đám mây riêng tư (Private Cloud) là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được sở hữu bởi một tổ chức và phục vụ cho người dùng của tôt chức đó Private Cloud có thể được vận hành bởi một bên thứ ba và hạ tầng đám mây có thể được đặt bên trong hoặc bên ngoài tổ chức sở hữu (tại bên thứ ba kiêm vận hành hoặc thậm chí là một bên thứ tư) Trang 17 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Hình minh họa private cloud Private Cloud được các tổ chức, doanh nghiệp lớn xây dựng cho mình nhằm khai thác ưu điểm được các tổ chức, doanh nghiệp lớn xây dựng cho mình nhằm khai thác ưu điểm về công nghệ và khả năng quản trị của điện toán đám mây Với Private Cloud, các doanh nghiệp tối ưu được hạ tầng IT của mình, nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý trong cấp phát và thu hồi tài nguyên, qua đó giảm thời gian đưa sản phẩm sản xuất, kinh doanh ra thị trường c Đám mây cộng đồng Đám mây cộng đồng (Community Cloud) là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được chia sẻ bởi một số tổ chức cho cộng đồng người dùng trong các tổ chức đó Các tổ chức này do đặc thù không tiếp cận với các dịch vụ Public Cloud và chia sẻ chung một hạ tầng CC để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng Trang 18 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Hình minh họa đám mây công đồng d Đám mây lai Mô hình đám mây lai (Hybrid Cloud) là mô hình bao gồm hai hoặc nhiều hơn các đám mây trên tích hợp với nhau Mô hình Hybrid Cloud cho phép chia sẻ hạ tầng hoặc đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu Hình minh họa đám mây lai III SO SÁNH GIỮA CLOUD COMPUTING VÀ GRID COMPUTING 1 Giống nhau: Trang 19 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Điện toán đám mây và điện toán lưới đều có thể được mở rộng Khả năng mở rộng được thực hiện thông qua việc cân bằng lược tải của các thể hiện ứng dụng đang chạy riêng lẻ trên một loạt các hệ điều hành và được kết nối thông qua các dịch vụ Web CPU và băng thông mạng được cấp phát và phân bổ lại theo yêu cầu Khả năng lưu trữ của hệ thống tăng lên và giảm xuống tùy thuộc vào số lượng người dùng, thể hiện, và lượng dữ liệu chuyển tại một thời điểm nhất định Cả hai loại điện toán đều liên quan đến việc thuê mướn và đa nhiệm, có nghĩa là nhiều khách hàng có thể thực thi các tác vụ khác nhau, truy cập vào một hoặc nhiều thể hiện ứng dụng Việc chia sẻ tài nguyên giữa một lượng lớn người sử dụng hỗ trợ trong việc giảm chi phí cơ sở hạ tầng và khả năng chịu tải cao Điện toán đám mây và điện toán lưới cung cấp các thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLAs) cho đảm bảo thời gian hoạt động sẵn có của nó lên tới 99 phần trăm Nếu các dịch vụ trượt dưới mức của dịch vụ mà thời gian hoạt động được đảm bảo, người tiêu dùng sẽ nhận được tín dụng dịch vụ cho việc nhận dữ liệu trễ 2 Khác nhau: Grid computing Tính toán mạnh hơn Grid Computing sử dụng khả năng tính toán của internet Lưu trữ Khả năng lưu cao hơn, dùng các giao thức để tìm kiếm các tài nguyên thích hợp trên mạng để lưu trữ Tốc độ truyền dữ liệu (trao đổi Tốc độ chậm hơn Tốc độ của các resouce trong lúc thực thi) đường truyền sử dụng đường truyền internet, tốc độ thường là mega byte Sức mạnh tính toán Khả năng mở rộng Có khả năng mở rộng Việc mở rộng được thực hiện trên đường truyền internet (khi có nhu cầu sử dụng thêm resouce thì hệ thống sẽ tìm trên mạng xem hiện có resource nào đáp ứng nhu cầu của mình phù hợp không) Phạm vi Chủ yếu hướng tới khoa học Cloud computing Sử dụng khả năng tính toán trong nội bộ của Cloud Khả năng lưu trữ ít hơn Dùng các data center trong việc lưu trữ Nhanh hơn, việc trao đổi resource thường thực hiện bằng đường truyền nội bộ, được xây dựng để kết nối giữa các data center Tốc độ có thể lên tới hàng gigabyte Có khả năng mở rộng, co lại dễ dàng và nhanh (theo nhu cầu sử dụng) Ví dụ: nếu trong một thời điểm đang có 10 máy nhưng muốn có 20 máy thì cloud computing có thể cung cấp, hoặc giảm xuống chỉ sử dụng còn 5 máy, cloud hỗ trợ cho việc này nhanh chóng Chủ yếu hướng tới thương mại, quan tâm đến việc phục vụ nhu cầu của khách hàng Trang 20 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý Tài nguyên GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Việc sử dụng tài nguyên thông qua việc tìm kiếm internet, người dùng không thể cấu hình tài nguyên theo ý muốn của mình thông qua việc cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng Cung cấp tài nguyên theo dạng unified reousce, người dùng được phép cấu hình theo nhu cầu của mình IV TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TẠI VIỆT NAM Trong thời buổi công nghệ ngày nay đối với các công ty thiết kế web nói riêng và các công ty hoạt động có sử dụng công nghệ nói chung thì việc thường xuyên cập nhật công nghệ mới là điều sống còn của nhiều ngành nghề Điện toán đám mây là một công nghệ được sự ủng hộ của nhiều phía, tại Việt Nam công nghệ này đã có những bước thành công ban đầu Dù được thế giới dự đoán sẽ là “cơn sóng thần công nghệ ” song tại Việt Nam điện toán đám mây vẫn đang chập chững bước những bước đầu tiên trong luồng gió công nghệ mới này 1 Những tín hiệu đầu tiên IBM là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này khi mở trung tâm điện toán đám mây vào tháng 9/2008 với khách hàng đầu tiên là là Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam (VNTT) Sau đó, Microsoft là một trong những “đại gia” tiếp bước điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam, nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm Tiếp theo phải kể đến khi FPT – nhà công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã khẳng định vị thế tiên phong của mình trong công nghệ bằng lễ ký kết với Microsoft châu Á-Trend Micro để hợp tác phát triển “đám mây” ở châu Á Đại diện Trend Micro cho rằng, điện toán đám mây sẽ đem lại cơ hội cho Việt Nam bởi công nghệ hoàn toàn mới sẽ giúp giới trẻ Việt Nam vốn rất năng động sẽ có thêm điều kiện sáng tạo và phát huy tài năng của mình Đầu tháng 8-2013 FPT Software vừa thông báo giành được quyền triển khai dự án RQ1Renovation trị giá hơn 1 triệu USD cho khách hàng Mỹ có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm phần mềm bảo hiểm giá trị bất động sản Sau cuộc ký kết đó một tuần, FPT tiếp tục hợp tác cùng “đại gia” Microsoft vào tháng 05/2010 Tâm điểm của hợp tác này là một thỏa thuận nhằm phát Trang 21 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ triển nền tảng điện toán đám mây dựa trên công nghệ của Microsoft bao gồm: truyền thông, hợp tác, lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ hạ tầng 2 Thực trạng triển khai điện toán đám mây Một số cơ quan chính phủ đã lựa chọn mô hình đám mây riêng hoặc đám mây cộng đồng cho các dự án xây mới trung tâm tích hợp dữ liệu hoặc cho môi trường phát triển/kiểm thử, điển hình như các Bộ Tài nguyên & Môi trường, Khoa học & Công nghệ, TT&TT hoặc các địa phương như TPHCM, Đà Nẵng, Cà Mau, Phú Yên Mới đây, xuất hiện thêm nhiều công ty mới cung cấp dịch vụ đám mây, song đa số tập trung vào những phân khúc thị trường hẹp, chẳng hạn QTSC, VNTT, Prism, Exa, HostVN, MOS, BiakiCRM Một số nhà cung cấp như Bkav, FPT, VDC, NEO,… thì chỉ cung cấp những dịch vụ riêng lẻ quản lý văn phòng, nhân sự, quan hệ khách hàng… Nhìn chung, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng tại Việt Nam vẫn còn ở quy mô nhỏ Một số công ty tích hợp hệ thống (SI) và nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV) đã có chiến lược đầu tư vào điện toán đám mây, kết hợp xây dựng đám mây công cộng với triển khai đám mây riêng cho khách hàng Trong số này, FIS, SBD, HiPT đang chiếm thị phần lớn ở mảng IaaS; còn Lạc Việt, MISA, NEO, CT-IN giữ vai trò chủ chốt ở mảng SaaS (coi phần mềm như một dịch vụ, khách hàng có thể thuê phần mềm về sử dụng và trả phí theo tháng hoặc năm) Nhiều công ty vẫn chưa triển khai ứng dụng công nghệ này mà vẫn chỉ dừng ở mức nghiên cứu và khảo sát Theo các chuyên gia nhận định, đây chính là giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp nước ta giảm thiểu chi phí cũng như tăng hiệu suất làm việc ở mức tối đa.Nhưng trên thực tế,công nghệ này thực sự vẫn chưa đạt được mức kỳ vọng như nó mang lại 3 Tương lai cho điện toán đám mây tại Việt Nam Một tín hiệu vui cho sự phát triển điện toán đám mây ở Việt Nam là hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều đã có hiểu biết cơ bản về đám mây và có kế hoạch sử dụng trong vòng 2 năm tới Theo kết quả của nghiên cứu được công bố ở VIO 2013 nêu trên: o Chỉ có 3% tổ chức, doanh nghiệp cho biết không có kế hoạch triển khai dịch vụ đám mây o 25% đang tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá nhưng chưa có kế hoạch sử dụng o 8% sẽ sử dụng dịch vụ đám mây sau 6 tháng Trang 22 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý o o GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 39% đang sử dụng dịch vụ đám mây 19% đang sử dụng dịch vụ đám mây và sẽ gia tăng việc sử dụng Đáng chú ý việc Viettel đang thử nghiệm cung cấp dịch vụ Cloud VPS - một dịch vụ điện toán đám mây công cộng ở mức hạ tầng cơ bản Cùng tham gia mảng thị trường này với Viettel là VDC - đang cung cấp 2 dịch vụ gồm Managed Backup (quản lí dự phòng sao lưu dữ liệu) và IaaS (dịch vụ web cung cấp các máy chủ, hệ thống lưu trữ, thiết bị mạng và phần mềm qua một mô hình dịch vụ tự phục vụ tự động) Theo kết quả nghiên cứu vừa được ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM (HCA) công bố tại Hội thảo "Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam - Viet Nam ICT Outlook - VIO 2013" (VIO 2013), Viettel và VMS đang là 2 nhà mạng tiên phong triển khai ứng dụng điện toán đám mây riêng để tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian phát triển dịch vụ Như ICTnews đã đưa tin, tháng 6/2013, MobiFone đã công bố triển khai thỏa thuận hợp tác chiến lược về xây dựng các giải pháp di động đầu tiên tại Việt Nam dựa trên nền tảng điện toán đám mây của IBM cho Trung tâm di động khu vực 2 (MobiFone II) Các giải pháp di động dựa trên nền tảng điện toán đám mây cũng sẽ hỗ trợ MobiFone kết nối hàng nghìn nhân viên, đặc biệt là các giao dịch viên tại địa bàn TP.HCM, thông qua các thiết bị di động Thách thức bủa vây Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng đám mây tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức như: cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; khách hàng thiếu niềm tin đối với nhà cung cấp dịch vụ đám mây về cam kết chất lượng dịch vụ, bảo mật thông tin; chi chí đầu tư cho hạ tầng đám mây cao trong khi quy mô thị trường còn nhỏ và các nhà cung cấp dịch vụ trong nước khó cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu; khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (ví dụ hạ tầng với ứng dụng) còn yếu, V KẾT LUẬN Như vậy, trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang Web), bạn phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center) thì nay điện toán đám mây cho phép bạn giản lược quá trình mua/thuê đi Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi (free) để đáp ứng yêu cầu của bạn Chính vì vậy, có thể kể đến một vài lợi ích cơ bản của điện toán đám mây như sau: Sử dụng các tài nguyên tính toán động (Dynamic computing resources): Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời Thay vì việc doanh nghiệp phải tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu máy chủ thì nay doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu Trang 23 HVTH: Nguyễn Phạm Phú Quý GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ “Hey, đám mây, chúng tôi cần thêm tài nguyên tương đương với 1 CPU 3.0 GHz, 128GB RAM…” và đám mây sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho bạn Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên Rõ ràng thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng cần phải làm gì ngoài việc xác định chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu Quá tiện! Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà lại phải có cả một chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ thì quá tốn kém Nếu khoán ngoài được quá trình này thì doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị outdate về công nghệ hay không Khi sử dụng tài nguyên trên đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều này nữa VI TÀI LIỆU THAM KHẢO Slide giảng dạy của thầy PGS.TS Nguyễn Phi Khứ http://www.ibm.com/developerworks/vn/library/cl-cloudservices1iaas/ http://www.ibm.com/developerworks/vn/library/cl-cloudservices3saas/index.html http://www.ibm.com/developerworks/vn/library/cl-cloudservices2paas/ http://www.tinhte.vn/threads/tinh-hinh-dien-toan-dam-may-tai-viet-nam.2212155/ http://itc.tnu.edu.vn/notice/details/254 http://www.archives.gov.vn/Pages/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx? itemid=88&listId=64c127ef-bb13-4c45-820f-d765e28eb7cc&ws=content http://cloud.neo.vn/vn/gioithieu-dien-toan-dam-may http://www.ibm.com/developerworks/vn/library/cl-cloudintro/ http://sj.ctu.edu.vn/index.php/tn2006/doc_view/2453-t-ng-quan-v-an-ninh-tren-di-n-toan-dammay http://www.ost-vn.com/resources/cloud-computing.html Trang 24 ... nhìn tổng quan điện tốn đám mây tình hình triển khai Việt Nam Bài thu hoạch gồm phần chính: • Sơ lược điện tốn đám mây • Các mơ hình điện tốn đám mây • So sánh điện tốn đám mây điện tốn lưới • Tình. .. as Service) Các hình thức triển khai điện tốn đám mây: dựa vào nhu cầu người dùng phía nhà cung cấp mà hình thành nên bốn phương thức triển khai điện toán đám mây thực tế : • Đám mây cơng cộng... ứng dụng truyền thống hay ứng dụng Web 2.0 Kiến trúc tổng quát điện toán đám mây: Kiến trúc tổng quan điện toán đám mây Kiến trúc điện toán đám mây bao gồm tầng : • Hệ thống hướng dịch vụ ( Infrastructure