1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Sự can thiệp của nhà nước nhằm hạn chế ngoại tác ô nhiễm môi trường và thực tế triển khai ở Việt Nam

30 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 342,5 KB

Nội dung

Tiểu luận Sự can thiệp của nhà nước nhằm hạn chế ngoại tác ô nhiễm môi trường và thực tế triển khai ở Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng phát triển, kèm theo đó là sự gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường.

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 2 Chương 1:Cơ sở lý luận 3 1.Khái niệm ngoại tác 3 2.Phân loại ngoại tác tiêu cực 3 2.1.Ngoại tác sản xuất tiêu cực 3 2.2.Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực 5 3.Một số giải pháp khắc phục 6 3.1.Nội bộ hóa ngoại tác 6 3.2.Tổ chức hoạt động của các cá nhân với nhau 6 3.3.Can thiệp của chính phủ 6 Chương 2:Sự can thiệp của chính phủ hạn chế ngoại tác tiêu cực ô nhiễm 8 1.Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 8 1.1.Nhóm công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách 8 1.2.Nhóm công cụ tạo lập thị trường 9 1.3.Nhóm công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội 10 2.Các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế chính sách 12 2.1.Định giá, lượng giá giá trị môi trường 12 2.2.Hạch toán môi trường 15 Chương 3:Thực tế triển khai các công cụ kinh tế tại Việt Nam 20 KẾT LUẬN 29 TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH LỜI MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng phát triển, kèm theo đó là sự gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Vì vậy, hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những hoạt động cần được tiến hành song song, đồng thời với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong giai đoan hiện nay của nước ta khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Do vậy nhóm xin nghiên cứu vấn đề “Sự can thiệp của nhằm hạn chế ngoại tác ô nhiễm môi trường và thực tế triển khai ở Việt Nam” 2. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên nhóm chúng tôi xin giới hạn nghiên cứu vấn đề ngoại tác tiêu cực và sự can thiệp bằng các công cụ kinh tế mà không đề cập đến các công cụ khác 3. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dựa trên các tài liệu tìm được, kết hợp với nền tảng lý thuyết từ các giáo trình Kinh tế học vi mô và thông tin trên mạng internet về các trường hợp gây ô nhiễm 4. Bố cục đề tài Đề tài được chia thành 3 phần chính : Chương 1 : Cơ sở lý luận Chương 2 : Sự can thiệp của chính phủ hạn chế ngoại tác tiêu cực ô nhiễm Chương 3 : Thực tế triển khai các công cụ kinh tế tại Việt Nam. Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 .Khái niệm ngoại tác: Ngoại tác là những lợi ích hay chi phí ảnh hưởng ra bên ngoài không được phản ánh qua giá cả. Khi hoạt động của một thực thể (cá nhân hay doanh nghiệp) trực tiếp tác động đến lợi ích của thực thể khác theo cách không thông qua giá thị trường, các nhà kinh tế gọi sự tác động đó là ngoại tác. Ngoại tác phát sinh bất cứ khi nào hành động của một đối tác làm cho đối tác khác xấu đi hoặc tốt hơn, nhưng đối tác ban đầu không gánh chịu chi phí hoặc nhận lợi ích của việc làm đó. Trong cuộc sống hàng ngày, ngoại tác xảy ra với những mức độ và phạm vi khác nhau. Ngoại tác xảy ra ở mức độ nhỏ, như người hàng xóm của bạn mở nhạc quá lớn làm cho bạn học bài không được. Ngoại tác xảy ra ở mức độ lớn như mưa axít hoặc trái đất nóng dần lên, ô nhiễm môi trường… Các ngoại tác có thể phát sinh giữa những người sản xuất với nhau, giữa những người tiêu dùng với nhau, hoặc giữa cả hai. Các ngoại tác có thể là tiêu cực, khi hành động của bên này gây chi phí cho bên kia như ô nhiễm môi trường và kẹt xe do xe cộ gây ra, khói thuốc lá, hàng xóm ồn ào… Các ngoại tác có thể là tích cực, khi hành động của bên này đem lại lợi ích cho bên kia như phòng chống bão lụt, nâng cấp nhà ở, giáo dục…. 2 . Phân loại ngoại tác tiêu cực: 2.1Ngoại tác sản xuất tiêu cực Ngoại tác sản xuất tiêu cực (Negative production externality) là khi sản xuất của của một công ty làm giảm đi tình trạng của công ty khác mà không bồi thường. Để hiểu trường hợp ngoại tác sản xuất tiêu cực, hãy xem xét ví dụ sau: - Một công ty thép tối đa hóa lợi nhuận, sản phẩm phụ của nó (chất bùn) đổ vào dòng sông. Mức bùn quánh tạo ra theo tỷ lệ sản lượng thép sản xuất. Mỗi đơn vị thép tăng thêm tạo ra thêm một đơn vị bùn quánh. - Những người đánh cá dọc dòng sông bị tổn hại bởi hành động này: Do chất bùn thải ra từ công ty làm cho cá chết hoặc không thể sống ở đây và sự đánh bắt cá trở nên khó khăn, lợi nhuận của họ giảm xuống. Đây là ngoại tác sản xuất tiêu cực do công ty thép gây nên cho những người đánh cá. Sản xuất của công ty thép tạo ra tác động nghịch đảo đến tình trạng sinh sống của những người đánh cá nhưng lại không bồi thường mức tổn thất cho những người đánh cá. Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH Hình 1.1- Ngoại tác sản xuất tiêu cực Hình 1.1 Minh họa thị trường thép được sản xuất bởi công ty thép này và so sánh lợi ích tư nhân và chi phí sản xuất với chi phí và lợi ích xã hội. Lợi ích và chi phí tư nhân là lợi ích và chi phí mà các chủ thể trong thị trường thép phải gánh chịu trực tiếp (người mua và người bán). Lợi ích và chi phí xã hội là lợi ích và chi phí tư nhân cộng với chi phí và lợi ích đối với bất kỳ các chủ thể bên ngoài thị trường thép, những chủ thể chịu tác động bởi tiến trình sản xuất thép của công ty thép (người đánh cá). Mỗi điểm trên đường cung phản ánh chi phí biên của thị trường để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa, đó là chi phí tư nhân biên (MPC) của đơn vị hàng hóa thép. Tuy nhiên, yếu tố quyết định kết quả phúc lợi của sản xuất là chi phí xã hội biên (MSC), bằng chi phí tư nhân biên cộng cho chi phí liên quan đến sản xuất hàng hóa đó mà các chủ thể khác phải gánh chịu. Nếu như không có thất bại thị trường thì MPC = MSC: Chi phí xã hội của sản xuất thép bằng với chi phí của người sản xuất thép. Khi có ngoại tác, thì MSC = MPC + MD, trong đó MD: mức tổn hại biên đối với các chủ thể bên ngoài thị trường thép (người đánh cá). Giả sử, mỗi đơn vị thép sản xuất tạo ra chất bùn giết chết cá với giá là 100$. Trong hình 1, đường cong MSC chính là đường cong MPC được di chuyển theo hướng đi lên bằng với chi phí tổn hại biên 100$. Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH Mỗi điểm trên đường cầu thị trường thép phản ánh tổng cộng mức sẵn lòng của các cá nhân trong việc tiêu thụ thép hoặc là lợi ích tư nhân biên (MPB) của đơn vị thép. Kết quả phúc lợi của tiêu dùng được xác định bằng lợi ích xã hội biên (MSB), đó là lợi ích tư nhân biên của người tiêu dùng cộng với chi phí liên quan đến việc tiêu dùng hàng hóa đó mà người tiêu dùng gánh chịu. Trong ví dụ này, do không có chi phí liên quan đến tiêu dùng thép nên MSB = MPB. Hình 1 cho thấy, cân bằng cạnh tranh thị trường tư nhân là điểm A tương ứng với mức sản lượng Q 1 và giá cả P 1 . Đây là mức tiêu dùng tối đa hóa hiệu quả xã hội. Thế nhưng trong điều kiện có ngoại tác tiêu cực, các đường cong xã hội (MSB và MSC) cắt nhau tại điểm C, với mức tiêu dùng là điểm Q 2 . Do người sản xuất thép không quan tâm đến sự kiện là cứ mỗi đơn vị thép sản xuất giết chết cá trong dòng sông, nên đường cung không phản ảnh đúng chi phí sản xuất Q 1 ứng với điểm A mà đúng ra là điểm B. Kết quả là quá nhiều thép được sản xuất (Q 1 >Q 2 ), và cân bằng thị trường tư nhân không còn tối đa hóa hiệu quả xã hội, tạo ra tổn thất xã hội. Trong ví dụ, tổn thất xã hội được đo lường bằng diện tích tam giác ABC. 2.2Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực (negative consumption externality) là khi tiêu dùng của cá nhân làm giảm đi của người khác mà không bồi thường. Ví dụ như sự tiêu dùng thuốc lá của bạn trong phòng làm việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những đồng nghiệp trong phòng nhưng bạn lại không bồi thường cho họ để bù lại ảnh hưởng tiêu cực này. Khi có ngoại tác tiêu dùng tiêu cực, MSB – MD, trong đó MD là tổn thất biên mà người khác phải gánh chịu do sự tiêu dùng một đơn vị hàng hóa của bạn. Giả sử hút một gói thuốc gây ra MD là 40$. Hình 1.2 phản ánh cung, cầu trong thị trường thuốc lá. Cân bằng thị trường tại điểm A, (MPC = MPB) tương ứng với mức sản lượng Q 1 và mức giá P 1. MSC = MPC do không có ngoại tác liên quan đến sản xuất thuốc lá. Nhưng có ngoại tác lên tiêu dùng thuốc lá, MSB = MPB- MD. Đó là, ở những đơn vị sản xuất Q 1 (điểm A), lợi ích xã hội biên bằng lợi ích tư nhân biên ở tại mức giá P 1 trừ đi 40$ (điểm B). Đối với mỗi bao thuốc lá, lợi ích xã hội thấp hơn 40$ so với lợi ích tư nhân, bởi vì cứ mỗi bao thuốc lá tiêu dùng gây ra 40$ chi phí cho người khác mà họ không được bồi thường. Mức độ tiêu dùng tối đa hóa phúc lợi xã hội, Q 2 được xác định bởi điểm C, ở đó MSB = MSC. Tổn thất xã hội trong thị trường thuốc lá bằng diện tích tam giác ACB. Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH Hình 1.2- Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực 3. Mộ số giải pháp khắc phục 3.1 Nội bộ hóa ngoại tác: Đây là giải pháp không cần có sự can thiệp của Chính phủ. Có nghĩa là hình thành các đơn vị kinh tế có quy mô thích hợp để phần lớn hậu quả của hành vi ngoại tác diễn ra trong khuôn khổ đơn vị đó. Ví dụ: Chủ vườn táo trở thành người nuôi ong. Điều này chỉ có thể làm được khi vườn táo đủ lớn để ong chỉ ở trong vườn táo. 3.2. Tổ chức hoạt động hợp tác của các cá nhân với nhau: Trong một số trường hợp, mọi người có thể tự giải quyết được vấn đề ảnh hưởng ngoại tác. Định đề Coase cho rằng các bên tham gia có thể thương lượng với nhau và nhất trí về một giải pháp có hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi họ không thể đạt được kết cục có hiệu quả do có quá nhiều bên liên quan và điều đó làm cho quá trình thương lượng trở nên khó khăn. Ví dụ: Việc bồi thường hay đền bù; sự trừng phạt của xã hội, 3.3Sự can thiệp của Chính phủ: Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH Khi mọi người không tự giải quyết được vấn đề ảnh hưởng ngoại tác và khi một ảnh hưởng ngọai tác khiến cho thị trường không đạt được sự phân bổ có hiệu quả, thì chính phủ xuất hiện. Chính phủ có thể phản ứng theo một trong hai cách: + Một là, thực hiện các chính sách có tính chất chỉ huy và kiểm sóat để điều chỉnh hành vi một cách trực tiếp. + Hai là, thực hiện các chính sách dựa trên thị trường để tạo ra những kích thích sao cho các nhà ra quyết định tư nhân tự chọn cách giải quyết vấn đề. Ngoài những các trên, còn rất nhiều các giải pháp khác để khắc phục của ngoại tác, tùy thuộc vào ngành nghề cụ thể và đặc trưng của từng sản phẩm. Vấn đề này sẽ đuợc làm rõ hơn ở các phần sau. Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH Chương 2: SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ HẠN CHẾ Ô NHIỄM 1. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: Công cụ kinh tế hay các công cụ dựa vào thị trường được định nghĩa là “biện pháp khuyến khích kinh tế, được xây dựng dựa trên nền tảng của các quy luật kinh tế thị trường. Công cụ kinh tế có thể được hiểu là các công cụ chính sách sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong các hoạt động của cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường”. Hiện nay, công cụ kinh tế được áp dụng ở hầu hết các nước phát triển và các nước đang phát triển, và ngày càng phong phú về thể loại. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chia các công cụ kinh tế thành ba nhóm chính nhằm đẩy mạnh kinh tế hoá trong lĩnh vực môi trường bao gồm: (1) nhóm công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho NSNN, (2) nhóm công cụ tạo lập thị trường và (3) nhóm công cụ nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động BVMT. 1.1 Nhóm công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách nhà nước. Thuế và phí môi trường là công cụ kinh tế được sử dụng để tạo nguồn thu trực tiếp cho NSNN. Công cụ này nhằm 2 mục tiêu chủ yếu là khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho NSNN thông qua việc đưa chi phí môi trường vào trong giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. * Thuế môi trường: Thuế môi trường (Environmental Tax) là một công cụ kinh tế để giải quyết các vấn đề môi trường. Đây là khoản thu cho NSNN từ những đối tượng gây ô nhiễm, làm thiệt hại cho môi trường. Nó góp phần hạn chế, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, khuyến khích các hoạt động BVMT. Thuế môi trường được thiết kế để nội hóa chi phí môi trường và tạo ra động lực kinh tế cho cá nhân, tổ chức thúc đẩy các hoạt động sinh thái bền vững. Thuế môi trường thông thường đánh chủ yếu vào các chất gây ô nhiễm môi trường hay các sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất, sử dụng chúng có tác động tiêu cực đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường như: thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm (thuế Sunfua, thuế CFCs, thuế CO2…) và thuế đánh vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường (thuế xăng, dầu, than, thuốc bảo vệ thực vật…). * Phí môi trường: Phí môi trường là khoản thu của NSNN dành cho hoạt động bảo vệ môi trường như để thu gom và xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường Mục đích chính của việc thu phí môi trường là hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa việc xả các chất thải ra môi trường, mà các chất thải này có khả Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH năng xử lý được. Phí môi trường buộc những người gây ô nhiễm môi trường phải xử lý các chất thải trước khi thải ra môi trường hay hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu có nguy cơ gây ra ô nhiễm, vì vậy công cụ này khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh, những người gây ô nhiễm phải xử lý các chất ô nhiễm trong nguồn thải trước khi thải ra môi trường. Phí môi trường được tính toán dựa trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm Một số loại thuế/phí ô nhiễm môi trường phổ biến bao gồm: phí nước thải, phí gây ô nhiễm không khí, thuế cacbon, thuế sulphur, phí gây suy thoái tầng ôzôn, thuế chôn lấp rác, thuế xăng dầu, thuế sử dụng khí gas, thuế môi trường, gần đây là việc áp dụng mới các loại thuế liên quan đến chất thải rắn (CTR), và tăng thuế suất đối với thuế CTR. Đối với thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm: có 2 loại thuế chủ yếu được áp dụng ở các nước trên thế giới đó là thuế sulphur và thuế CO2. Thuế/ phí môi trường ở các quốc gia trên thế giới được sử dụng nhằm tái đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, và góp phần hỗ trợ cho an sinh xã hội. 1.2 Nhóm công cụ tạo lập thị trường. 1.2.1 Chi trả dịch vụ môi trường (chi trả dịch vụ sinh thái). Chi trả dịch vụ môi trường (Payments for Environment Services-PES) hay còn gọi là (Payments for Ecosystems Services-PES) chi trả dịch vụ sinh thái là công cụ kinh tế sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó. Đây là cơ chế chuyển giao nguồn tài chính từ những người được hưởng lợi từ dịch vụ sinh thái nhất định cho những người cung cấp các dịch vụ sinh thái. 1.2.2 Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng. Giấy phép xả thải là loại giấy phép cấp cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quy định mỗi một đơn vị cụ thể được phép xả thải đến một mức độ nhất định phù hợp với tiêu chuẩn môi trường tại khu vực đó. Việc phân phối giấy phép xả thải thường dựa vào mức độ ô nhiễm hoặc hiện trạng tác động môi trường của từng doanh nghiệp, đơn vị. Một số đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh muốn thải ra lượng thải lớn hơn lượng thải cho phép được quy định đối với đơn vị, cơ sở đó và một số đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh có mức xả thải thấp hơn lượng thải được phép xả theo qui định. Vì vậy, xuất hiện nhu cầu mua bán, trao đổi, chuyển nhượng giấy phép xả thải giữa các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó, người mua là các đơn vị cần giấy phép xả thải còn người bán là các đơn vị sở hữu giấy phép xả thải và hình thành thị trường mua bán giấy phép xả thải. Thị trường này vận hành theo quy luật cung cầu như các thị trường thông thường khác, tuy nhiên hàng hóa giao dịch trên thị trường này đặc biệt hơn các thị trường khác, đó là việc mua bán các chứng chỉ hay giấy phép mang một giá trị nhất định với giá cả được định đoạt theo chủ quan, kỳ vọng và dự báo của các bên tham gia giao dịch26, hay nói cách khác, giá cả của giấy phép xả thải được quyết định trên quan hệ cung cầu của thị trường. Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH Thị trường mua bán, chuyển nhượng giấy phép xả thải cho phép các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh lựa chọn các phương án là mua thêm giấy phép xả thải để tiếp tục thải hay tìm cách cải thiện chất lượng môi trường bằng cách giảm thải, từ đó tạo ra động cơ khuyến khích các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hạn chế hành vi gây ô nhiễm môi trường. Thông qua việc mua bán, trao đổi giấy phép xả thải chất lượng môi trường vẫn được đảm bảo đồng thời cả người mua và người bán đều có lợi. Trong những năm gần đây, việc sử dụng giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng như là công cụ chính sách môi trường dựa trên thị trường đã được các nhà hoạch định chính sách ngày càng quan tâm. Chính sách này cũng đã nổi lên như một công cụ kiểm soát ô nhiễm hiệu quả từ những năm 1970. Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng đã trở thành một phương pháp tiếp cận môi trường ngày càng được chấp nhận ở nhiều nước. Việc hình thành hạn ngạch phát thải hoặc tổng giấy phép pháp thải phù hợp với khả năng của môi trường là cách thức hiệu quả để kiểm soát ô nhiễm và đảm bảo được mục tiêu kinh tế. Công cụ này áp dụng phổ biến với nước thải và khí thải tại các nước phát triển như Mỹ, Thụy điển, Ba Lan v.v 1.3 Nhóm công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường. 1.3.1 Đặt cọc hoàn trả. Đặt cọc hoàn trả là khoản phụ phí thêm vào trong giá thành sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường, người tiêu dùng các sản phẩm này phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng nhằm đảm bảo cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn đối với môi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại. Công cụ này nhằm mục đích khuyến khích tái sử dụng là rác thải, tái chế lại rác thải hoặc xử lý rác thải một cách an toàn đối với môi trường. Đây là một trong những công cụ nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường thông qua việc đặt cọc, và hoàn trả các sản phẩm hoặc phần còn lại của sản phẩm cho các trung tâm xử lý, tái chế, tái sử dụng. Công cụ đặt cọc hoàn trả được áp dụng đầu tiên cho tái chế bao gói, hiện nay, hệ thống hoàn trả lại nhà sản xuất còn được áp dụng cho các sản phẩm điện tử, xe ô tô, dầu nhớt thải, sơn thải, dung môi, nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật, lon nước giải khát, dược phẩm, chất lỏng dễ cháy,… Ưu điểm của hệ thống đặt cọc hoàn trả là tăng cường mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm thiểu vấn đề CTR và việc thải bỏ bằng biện pháp chôn lấp, nâng cao tỷ lệ thu hồi của các chương trình tái chế. Tuy nhiên, các chi phí sẽ gia tăng đối với người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất. 1.3.2 Ký quỹ môi trường: Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang [...]... khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm Về cơ bản, cơ chế thực hiện của ký quĩ/ trái phiếu môi trường tương tự như hệ thống đặt cọc hoàn trả, nhưng có sự can thiệp sâu của Nhà nước Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, việc qui định ký quỹ nhằm đảm bảo nghĩa vụ bảo vệ môi trường đối với các đối tượng gây ô nhiễm môi trường do Nhà nước qui định bắt buộc Nơi ký quĩ do Nhà nước quy định cụ thể,... hoạt động môi trường tiền tệ và ngân sách vốn môi trường tiền tệ; lập kế hoạch tài chính dài hạn về môi trường; xác định chi phí môi trường phù hợp; đánh giá đầu tư dự án môi trường tiền tệ và dự trù ngân sách cho vòng đời môi trường và định giá mục tiêu  Hạch toán quản lý môi trường phi tiền tệ (PEMA) bao gồm hạch toán dòng nguyên vật liệu và năng lượng; hạch toán tác động chi phí vốn môi trường; đánh... trường xem xét triển khai ứng dụng vào thực tiễn trong việc lượng giá, lượng hoá tài nguyên và môi trường, và phục vụ công tác bồi thường thiệt hại trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 2.2 Hạch toán môi trường Hạch toán quản lý môi trường (EMA) đã được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam đây vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ Hiện nay, ở Việt Nam chỉ mới đang... đủ và khả thi để quản lý môi trường một cách hiệu quả, tác động vào chính lợi ích của các chủ thể tham gia làm ô nhiễm môi trường trên cơ thay đổi nhận thức hành vi theo hướng bảo vệ môi trường Cần nghiên cứu và xây dựng các quy trình áp dụng phù hợp các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường và triển khai nghiên cứu và áp dụng mới các công cụ kinh tế đã phát huy hiệu quả đối với việc bảo vệ môi trường. .. và đa quốc gia nên rất khó khăn trong việc xác lập quyển sở hữu và xây dựng cơ ch ế chính sách quản lý Sự bền vững về mặt môi trường phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động kinh tế, xã hội và sự phát triển của cơ chế thị trường luôn phát triên, vân động không ngừng… Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS HAY SINH Chương 3: THỰC TIỄN TRIỄN KHAI CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG... thiệt hại, tác động do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường: Theo quy định tại Điều 131 Luật BVMT (2005), có 2 loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm: (1) Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên Đó là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, trong đó chức năng, tính hữu ích của môi trường (2) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ... thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng và giảm các tác động xấu đến môi trường 2 Các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế, chính sách quản lý môi trường phù hợp với nền kinh tế thị trường 2.1 Định giá, lượng giá giá trị môi trường Tại Việt Nam, việc lượng hóa tài nguyên và tác động môi trường được thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ ở mức quy mô nhỏ, hầu hết mới chỉ... kho bạc Nhà nước, nơi các đối tượng ký quĩ có tài khoản giao dịch Ký quỹ/ trái phiếu môi trường thường được áp dụng trong các ngành kinh tế dễ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng như: khai thác khoáng sản, xây dựng các nhà máy tiềm ẩn mức độ ô nhiễm môi trường cao và là công cụ kinh tế cần thiết trong quản lý môi trường, tác động trực tiếp đến việc thực hiện trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp thông qua... giá các tác động môi trường ngắn hạn; đánh giá kiểm kê vòng đời sản phẩm và đánh giá sau đầu tư của dự án đầu tư môi trường phi tiền tệ; quá trình dự thảo ngân sách nhà nước phi tiền tệ của luồng và quỹ vốn; lập kế hoạch dài hạn liên quan đến môi trường phi tiền tệ; các công cụ được thiết kế để dự báo tác động môi trường liên quan; đánh giá đầu tư môi trường phi tiền tệ và đánh giá vòng đời của dự án... hợp nhằm hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường để nhận lại số tiền đã ký quỹ Ngoài ra, ký quỹ môi trường còn giúp cho Nhà nước không phải mất 1 khoản tiền trong NSNN chi cho việc đầu tư khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường Đây là một công cụ kinh tế cần thiết trong quản lý tài nguyên môi trường, đóng vai trò tác động trực tiếp đến thực hiện trách nhiệm BVMT ngay sau khi khai thác tài nguyên của . theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Do vậy nhóm xin nghiên cứu vấn đề Sự can thiệp của nhằm hạn chế ngoại tác ô nhiễm môi trường và thực tế triển khai ở Việt Nam 2 phủ hạn chế ngoại tác tiêu cực ô nhiễm Chương 3 : Thực tế triển khai các công cụ kinh tế tại Việt Nam. Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. lượng giá giá trị môi trường 12 2.2.Hạch toán môi trường 15 Chương 3 :Thực tế triển khai các công cụ kinh tế tại Việt Nam 20 KẾT LUẬN 29 TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH LỜI MỞ ĐẦU 1. Mục

Ngày đăng: 17/08/2014, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w