Khái niệm tội phạm Điều 8 Bộ luật hình sự nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 hiệu lực thi hành từ 1-7-2000 đã định nghĩa tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm ch
Trang 1MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Đóng góp của đề tài 2
B NỘI DUNG Chương 1 Lý luận chung về tội phạm 1.1 Khái niệm tội phạm 3
1.2 Đặc diểm của tội phạm 3
1.3 Phân loại tội phạm 4
Chương 2 Tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay 2.1 Một số đặc điểm tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay 2.1.1 Sự hình thành các tổ chức, băng, nhóm tội phạm có chiều hướng gia tăng 4
2.1.2 Tính chất các loại tội phạm ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, hậu quả của tội phạm ngày càng lớn 5
2.1.3 Tội phạm sử dụng thành tựu của khoa học - công nghệ vào quá trình phạm tội ngày càng nhiều, số người phạm tội là người có trình độ học vấn cao ngày càng gia tăng 5
2.1.4 Tội phạm ngày càng gắn với tệ nạn ma tuý 6
2.1.5 Một số thống kê về tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay 6
2.2 Nguyên nhân 2.2.1 Nguyên nhân khách quan 6
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 7
2.3 Giải pháp nâng cao công tác phòng chống tội phạm 2.3.1 Các quan điểm chủ đạo trong phòng chống tội phạm 8
2.3.2 Một số đề xuất cụ thể 9
C KẾT LUẬN 11
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quá trình hội nhập toàn cầu đã và đang tạo nên những thách thức không nhỏ đối với nước ta, tình hình tội phạm ở nước ta đang gia tăng một cách nhanh chóng và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng Đặc biệt, có một bộ phận các đối tượng còn tham gia vào những băng nhóm tội phạm có tổ chức, thậm chí là các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, gây nên nhiều vụ án thương tâm làm nhức nhối dư luận xã hội và quần chúng Vậy tội phạm theo pháp luật là gì? Tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay ra sao? Nguyên nhân là do đâu? Biện pháp để khắc phục tình hình đó như thế nào? Đây vẫn là những câu hỏi còn được đặt ra cho các ngành chức năng cũng như mỗi chúng ta để bàn luận Chính vì tầm quan trọng của nó nên tôi chọn đề tài “Tội phạm và tình hình tội phạm ở
Trang 2Việt Nam hiện nay” làm chủ đề nghiên cứu Mong rằng bài nghiên cứu của tôi sẽ cập nhật được những thông tin hữu ích, đáp ứng được câu hỏi của những ai có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề đang rất nóng bỏng này
2 Mục đích nghiên cứu
Khái quát được một số lý luận về tội phạm, cung cấp thông tin về tình hình tội phạm
ở Việt Nam hiện nay Đồng thời phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cụ thể
về đấu tranh, phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam và tình hình tội phạm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm rõ vấn đề nghiên cứu
5 Đóng góp của đề tài
Việc tìm hiểu đề tài này cung cấp cho mọi người cũng như giúp bản thân hiểu rõ hơn những thông tin về tội phạm và các thủ đoạn của chúng, đồng thời nắm các quan điểm chủ đạo trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các biện pháp thực hiện
B NỘI DUNG Chương 1 Lý luận chung về tội phạm
1.1 Khái niệm tội phạm
Điều 8 Bộ luật hình sự nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 hiệu lực thi hành từ 1-7-2000 đã định nghĩa tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”
1.2 Đặc diểm của tội phạm
Theo Luật hình sự Việt Nam, hành vi được coi là tội phạm được phân biệt với những hành vi khác không phải là tội phạm qua bốn dấu hiệu sau:
-Tính nguy hiểm cho xã hội.
Đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm Một hành vi được quy định trong Luật hình sự và phải chịu hình phạt bởi vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội Tính nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của tội phạm Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm phải là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ
-Tính có lỗi của tội phạm.
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình
và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra Trong Bộ luật hình sự nước ta, tính có lỗi được nêu trong định nghĩa về tội phạm là một dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho xã hội
để nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc lỗi Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận sự buộc tội khách quan, tức là buộc tội một người không căn cứ vào lỗi của họ mà
Trang 3chỉ căn cứ vào hành vi khách quan mà họ đã thực hiện.
-Tính trái pháp luật hình sự.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm nếu nó đực quy định trong Luật hình sự Quy định của Luật hình sự là cơ sở và đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân, thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự phù hợp với sự thay đổi tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội
-Tính phải chịu hình phạt.
Tính phải chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa phải chịu một hình phạt Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, tội càng nghiêm trọng thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc
Bốn dấu hiệu của tội phạm nêu trên quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi là những dấu hiệu biểu hiện mặt nội dung, còn tính trái pháp luật hình sự, tính phải chịu phạt là những dấu hiệu biểu hiện mặt hình thức của tội phạm
1.3 Phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành:
+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhât của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội
mà mức cao nhât của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác
Chương 2 Tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay
2.1 Một số đặc điểm tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Sự hình thành các tổ chức, băng, nhóm tội phạm có chiều hướng gia tăng
Để tồn tại và tiếp tục hoạt động, tránh được sự phát hiện, điều tra, xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật, bọn tội phạm thường tìm cách móc nối, liên kết, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình hoạt động phạm pháp, tạo thành các tổ chức, băng, nhóm tội phạm Đây là một xu hướng phát triển của tội phạm hiện nay không chỉ ở nước ta mà
ở hầu hết các nước trên thế giới như: Liên bang Nga, Mỹ, Italia, Đức, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, Ma Cao Bọn tội phạm đã liên kết hình thành các tổ chức tội phạm, thâm nhập sâu rộng vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở nhiều nước và đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành những tổ chức tội phạm mang tính quốc tế như: các băng
“Hội Tam Hoàng”, “Trúc Liên Bồng”, Hội 14K ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,
“Quân đội đỏ Nhật Bản”
Hoạt động của tội phạm có tổ chức không chỉ diễn ra trong một số lĩnh vực nhất định mà đã thâm nhập sâu rộng vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động buôn bán ma túy, buôn lậu, giết người, bảo kê, cố ý gây thương tích Sự liên kết, trở thành các tổ chức, băng, nhóm tội phạm xảy ra không chỉ trong một xã, phường, thị trấn, thị xã hay một quận, huyện mà đã diễn ra trong phạm vi rộng hơn nhiều, trở thành những tổ chức, băng nhóm tội phạm hoạt động liên tỉnh, trong phạm vi cả nước Một số trường hợp còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành tội phạm xuyên quốc
Trang 4gia, đa quốc gia, tội phạm mang tính quốc tế
2.1.2 Tính chất các loại tội phạm ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, hậu quả của tội phạm ngày càng lớn
Xu hướng các loại tội phạm xảy ra với tính chất ngày càng phức tạp, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi và xảo quyệt Bọn tội phạm luôn tìm mọi cách để thực hiện hành
vi phạm tội một cách nhanh gọn, tránh sự phát hiện, điều tra, xử lý của các cơ quan chuyên môn Chúng dùng cả kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ vào quá trình phạm tội Có trường hợp, chúng còn giả tạo hiện trường, đánh lạc hướng sự điều tra của các cơ quan chuyên môn, hoặc tự tử, thủ tiêu, giết người bịt đầu mối
Hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra ngà một lớn hơn so với trước, nhất là trong các
vụ phạm tội kinh tế Những năm trước, trong các vụ án, hậu quả xảy ra không nhiều, thiệt hại không lớn (chỉ trong khoảng từ vài chục đến vài trăm triệu đồng) Nhưng những năm gần đây, số vụ phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra ngày càng nhiều, có vụ thiệt hại đến hàng nghìn tỷ đồng như vụ EPCO - Minh Phụng, Tân Trường Sanh (khoảng trên 7 nghìn tỷ đồng)
2.1.3 Tội phạm sử dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào quá trình phạm tội ngày càng nhiều, số người phạm tội là người có trình độ học vấn cao ngày càng gia tăng
Trong điều kiện khoa học - công nghệ phát triển ở mức cao, trình độ nhận thức của người dân được nâng lên, khoa học phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ngày càng phát triển Các cơ quan điều tra tội phạm được trang bị nhiều công cụ, phương tiện, kỹ thuật hiện đại, nhất là trong quá trình nghiên cứu, phát hiện, thu, bảo quản, giám định các loại dấu vết hình sự Mọi dấu vết do tội phạm gây ra đều có thể được phát hiện, nghiên cứu, khai thác, sử dụng nhằm chứng minh tội phạm Do đó, để thực hiện hành vi phạm tội, tránh được sự phát hiện, điều tra, xử lý của các cơ quan chuyên môn, bọn tội phạm nghiên cứu sử dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ để thực hiện hành vi phạm tội một cách trót lọt, đạt được mục đích và khó bị phát hiện Hơn nữa, chúng còn sử dụng thành tựu của khoa học - công nghệ để tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho quá trình điều tra
Số người phạm tội có trình độ học vấn cao ngày càng tăng, nhất là trong các vụ phạm tội
về kinh tế, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, giết người, cố ý gây thương tích
2.1.4 Tội phạm ngày càng gắn với tệ nạn ma túy
Phần lớn các vụ phạm tội đều liên quan tới ma túy và các đối tượng nghiện ma túy, đặc biệt là các vụ trộm cắp, giết người, cướp của, cướp giật tài sản
Tổng kết cho thấy: (70 - 80)% số vụ phạm tội ít nhiều có liên quan đến ma túy và người nghiện ma túy Riêng tội phạm cướp, cướp giật có tới 95% số vụ do các đối tượng nghiện ma túy gây ra
2.1.5 Một số thống kê về tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay
Chiều 22-7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh và lãnh đạo các sở, ngành tham
dự Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 Phó Thủ tướng Chính phủ -Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/CP) Nguyễn Xuân Phúc chủ trì
Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm 2014, đã có 22.002 vụ phạm pháp hình sự với 45.261 đối tượng, 1.469 băng nhóm tội phạm; 7.025 vụ phạm tội về kinh tế, tham nhũng; 6.076 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, có 1.367 tổ chức
và 4.063 cá nhân bị xử phạt hành chính; đặc biệt phát hiện 9.214 vụ, 13.873 đối tượng
Trang 5phạm tội về ma túy; 201 vụ tội phạm mua bán người với 293 đối tượng bị bắt Chỉ trong
6 tháng, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 32.551 vụ với 59.060 bị can Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 33.308 vụ án với 60.180 bị cáo
Theo đánh giá của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, năm 2014, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, đã khởi tố 77.913 vụ án, tăng 2% so với năm 2013 Đáng chú ý là tội phạm về tham nhũng vẫn xảy ra nhiều, đã phát hiện nhiều vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt số tài sản lớn tại các ngân hàng, trong thực hiện các dự án lớn của Nhà nước
2.2 Nguyên nhân
2.2.1 Nguyên nhân khách quan
Tính chất giai cấp của tội phạm: Chừng nào xã hội còn phân chia giai cấp, chừng đó vẫn còn tội phạm, bởi nguyên nhân, điều kiện hình thành và phát triển tội phạm vẫn tiếp tục tồn tại Tuy nhiên, mỗi xã hội, với những hình thái kinh tế xã hội khác nhau thì hình thức và mức độ hoạt động của tội phạm có khác nhau Sự xuất hiện, tồn tại và hoạt động của tội phạm phụ thuộc vào nền tảng vật chất - kỹ thuật, mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng với hạ tầng cơ sở và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong xã hội đó
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, hạ tầng cơ sở - kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu; thượng tầng kiến trúc chưa phát triển đầy đủ, nhất là hệ thống các quy phạm pháp luật Nhiều văn bản pháp luật còn thiếu, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao; sự phân hoá giai cấp và phân tầng xã hội giữa người giàu, kẻ nghèo ngày càng gia tăng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đạo đức xã hội bị xuống cấp, một bộ phận dân cư chạy theo lối sống thực dụng, xa hoa trụy lạc, coi thường pháp luật, chạy theo giá trị của đồng tiền, làm giàu bất chính Số người thất nghiệp, thiếu việc làm, việc làm không ổn định ngày một tăng (hiện nay 2/3 lao động ở nông thôn không đủ việc làm và cả nước có 7 - 8 triệu người không có việc làm và thiếu việc làm) Các yếu tố đó đã ảnh hưởng, tác động đến sự hình thành và phát triển của tội phạm
Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên thế giới diễn ra khá phức tạp, đã tác động xấu đến sự hình thành và phát triển tội phạm ở nước ta, làm nhiều loại tội phạm mới nảy sinh, phát triển như: tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm rửa tiền, sử dụng bom thư, phong bì thư có vi trùng gây bệnh, ăn cắp cước điện thoại qua vệ tinh; rút tiền ngân hàng bằng các thẻ tín dụng giả, phá sóng, gây nhiễu sóng điện thoại
Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính ở nhiều nước trên thế giới; sự kiện nước Mỹ bị tấn công (11-9-2001); chiến tranh chống khủng bố ở apganixtan và chiến tranh xâm lược Irắc do liên quân Mỹ - Anh phát động; các vụ khủng bố trên thế giới đã ảnh hưởng, tác động xấu đến tình hình kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nhiều nước, trong đó có nước ta, làm tội phạm có điều kiện phát triển, gia tăng
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Công tác quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều sơ hở, thiếu sót, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển Một số
cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi Những yếu kém, bất cập đó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, mà còn là những điều kiện tốt để tội phạm, tệ nạn xã hội lợi dụng hoạt động, tiếp tục phát sinh, phát triển
Trang 6Trong lĩnh vực quản lý kinh tế: còn nhiều bất cập, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng,
tài chính Do chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ, khắc phục những sơ hở, thiếu sót nên một số cơ quan, doanh nghiệp đã lợi dụng chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng Đặc biệt trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, do chưa có kinh nghiệm, chưa loại bỏ được những sơ hở, thiếu sót, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng, lập hồ sơ, chứng từ giả, rồi móc nối với nhân viên hải quan, thuế vụ chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách nhà nước
Trong quản lý văn hoá - tư tưởng: do chưa quản lý tốt các sản phẩm văn hoá, một số
văn hoá phẩm có nội dung không lành mạnh, đồi trụy, kích động bạo lực, đã gây ra những ảnh hưởng, tác động xấu đến một bộ phận dân cư, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên Điều này làm cho một số chạy theo lối sống thực dụng, đề cao “sức mạnh” của đồng tiền, vị kỷ cá nhân, coi thường pháp luật, kể cả đi vào con đường phạm tội, hoạt động tệ nạn xã hội
Trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự: chưa được thường xuyên quan tâm, đầu
tư đúng mức Có nơi, có lúc còn buông lỏng, chưa có các biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác
Công tác quản lý, giáo dục cán bộ, công nhân viên, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể nhân dân còn chưa tốt Sự phối kết hợp giữa các môi trường, các lực lượng xã hội trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hiệu quả chưa cao Việc quản lý, giáo dục con em trong các gia đình còn nhiều bất cập, nhất là trong điều kiện sống hiện đại
Đạo đức xã hội bị xuống cấp, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao do
bị tác động của lối sống thực dụng, tiền tệ hoá các quan hệ xã hội Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả chưa cao, chưa tạo ra được thói quen "sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật", sống có văn hoá, tôn trọng kỷ cương, phép nước, không phạm tội, không hoạt động tệ nạn xã hội
2.3 Giải pháp nâng cao công tác phòng chống tội phạm
2.3.1 Các quan điểm chủ đạo trong phòng chống tội phạm
*Xã hội hoá công tác phòng, chống tội phạm
Phòng, chống tội phạm là nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của mọi cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả
hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Uỷ ban nhân dân, sự tham mưu hướng dẫn của lực lượng công an nhân dân Quan điểm này được xây dựng trên
cơ sở xác định “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và quần chúng là người làm nên lịch sử” Theo lôgich đó, hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực và rất phức tạp Vì vậy, để đấu tranh có hiệu quả đối với hiện tượng tiêu cực này, chúng ta phải dựa vào xã hội, huy động sức mạnh của toàn xã hội
*Công tác phòng, chống tội phạm phải được thực hiện trong sự lồng ghép chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước
Tội phạm là một vấn đề xã hội, có nguyên nhân kinh tế - xã hội, do đó để phòng, chống tội phạm, trước hết phải phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nhằm khắc phục các nguyên nhân kinh tế - xã hội đó của tội phạm thì tội phạm sẽ từng bước bị giảm dần và dẫn đến triệt tiêu
Trang 7*Chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công trấn áp tội phạm, lấy phòng ngừa là cơ bản, đấu tranh trấn áp tội phạm là quan trọng
Mục đích của đấu tranh phòng, chống tội phạm là không để tội phạm xảy ra, gây hậu quả xấu cho xã hội, giảm thiểu số người bị xử lý bằng hình phạt Đó chính là bản chất nhân đạo, tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tội phạm Do đó, cần phải chủ động phòng ngừa không để tội phạm xảy ra Nhưng, khi đã
áp dụng các biện pháp phòng ngừa mà tội phạm vẫn xảy ra thì phải kiên quyết điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh, đảm bảo không một hành vi phạm tội nào không bị phát hiện, không một người phạm tội nào không bị xử lý Kết quả điều tra, xử lý nghiêm minh tội phạm còn có tác dụng giáo dục, răn đe những người phạm tội từ bỏ con đường phạm tội và những người khác không đi vào con đường tội phạm, tạo thế áp đảo và niềm tin cho nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm
Như vậy, phương châm và quan điểm chủ đạo trong phòng, chống tội phạm ở nước
ta hiện nay là lấy phòng ngừa làm cơ bản, tạo thế chủ động tấn công trấn áp tội phạm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội và toàn thể quần chúng nhân dân, thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm trong sự đồng bộ với các chương trình kinh tế - xã hội
2.3.2 Một số đề xuất cụ thể
Đấu tranh phòng chống tội phạm là trách nhiệm của tất cả mọi cá nhân trong xã hội
Do đó, tất cả các cá nhân và xã hội phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng này Dưới đây là một số đề xuất cụ thể:
Việc đầu tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên về ý thức trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm theo yêu cầu của Bộ Chính trị được nêu trong Chỉ thị số 48/CT-TW, ngày 22-10-2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục về đạo đức, lối sống, chính sách, pháp luật nhằm chống suy thoái đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm tham gia phòng, chống tội phạm đối với quần chúng nhân dân, nếu dân nắm được sẽ hạn chế được tình trạng vi phạm
Quan trọng nữa đó chính là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến nhân dân, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm; xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh, có tính toàn diện, khách quan chân thực Cương quyết xử lý những tình trạng vi phạm trong chính các cơ quan Nhà nước để làm gương cho nhân dân làm theo, tạo lòng tin của nhân dân vào Nhà nước Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm Tranh thủ nguồn lực bên ngoài phục vụ yêu cầu hiện đại hóa, tăng cường năng lực của các lực lượng chuyên trách, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước
Mỗi người dân cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác phòng, chống thủ đoạn của các loại tội phạm Trong giai đoạn tình hình tội phạm diễn biến phức tạp như hiện nay, việc nâng cao tih thần cảnh giác là vô cùng quan trọng Bên cạnh đó, mỗi người cần trang bị những kiến thức cơ bản về phòng, chống tội phạm để tự bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh Nghiêm túc thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động xã hội về đấu tranh, phòng, chống tội phạm Không bao che, giấu diếm các hành vi phạm pháp của các đối tượng, ngay cả khi đó là người thân Đồng thời, trách nhiệm còn thuộc về chính các bậc cha mẹ giáo dục con cái, để khắc
Trang 8phục tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật nhiều như hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng cần được phát triển hơn nữa, tư vấn cho những người đã từng phạm tội để
họ không tái phạm nữa
Ngoài ra, giải quyết các vấn đề việc làm, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các vùng miền, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giải quyết hài hoà quan hệ giữa lợi ích với công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển khoa học kĩ thuật Nếu có những biện pháp trên kịp thời ngăn chặn sẽ góp phần tích cực trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay
C KẾT LUẬN
Qua sự tìm hiểu về tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay, ta thấy trong quá trình xây dựng xã hội giàu đẹp vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết Nếu những tội phạm kia được khắc phục triệt để thì nhiệm vụ to lớn đó không chỉ của riêng cá nhân nào, mà là của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân và của toàn xã hội Nó sẽ góp phần tích cực cho mục tiêu chúng ta đang hướng đến Tuy rằng điều đó là rất khó khắc phục, nhưng nếu tất cả cùng chung tay thì nhất định sẽ đẩy lùi được tình trạng này Bài tiểu luận được tiến hành từ sự tìm hiểu qua các thông tin trên mạng internet, sách báo, giáo trình, cộng thêm những ý kiến chủ quan của bản thân, tôi đã phần nào hiểu được vấn đề mình đang nghiên cứu và mong rằng những vấn đề còn tồn tại này sẽ sớm được khắc phục giải quyết Với tư cách là một công dân của đất nước, tôi xin hứa sẽ cố gắng những
gì có thể để góp phần vào việc đấu tranh, phòng chống tội phạm Với tư cách là một giáo sinh, tôi xin hứa sẽ ra sức học tập, cống hiến vào sự nghiệp giáo dục góp phần vào giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ sau này
D TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ThS Lê Minh Toàn (Chủ biên), Pháp luật đại cương, Nxb Chính trị quốc gia Hà
Nội, 2005
[2] Trần Minh Tơn, Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng, chống tội phạm thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Cộng Sản,
28/11/2014.
[3] Mai Xuân, Sơ kết công tác phòng, chống tội phạm 6 tháng đầu năm 2014, Trang
điện tử tỉnh Bình Dương; lấy từ trang:
http://www.binhduong.gov.vn/vn/news_detail.php?id=13237&idcat=17
&idcat2=32