1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài lí luận của c mác về giá trị thặng dư

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

LÍ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ  Nhóm sinh viên thực hiện

Phan Thị Hoài Thư-2101110240

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin cam đoan về bài tiểu luận này chưa từng nộp cho bất kì một chương trình nghiên cứu hay tổ chức nghiên cứu nào.

Các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, số liệu thống kê nghiên cứu trong bài được thu thập và được sử dụng một cách trung thực nhất.Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này sẽ không sao chép của bất cứ luận án nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất kì bài nghiên cứu nào khác trước đây.

Trân trọng.

Nhóm sinh viên thực hiện: Phan Thị Hoài Thư-2101110240 Văn Cẩm Vy-2101110246 Đặng Thị Lê Na-2101110274 Huỳnh Hữu Nhân-2101110262 Phạm Đức Thuần-2101110297

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Cho phép nhóm được bày tỏ lời cảm ơn tới toàn thể thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh,, thầy Phan Văn Thành, đã giúp cho chúng em hiểu nhiều về kiến thức và biết thêm những kinh nghiệm quý giá về môn kinh tế chính trị Mác- leenin.

Với mỗi đề tài sinh viên cần phải làm rõ được các kiến thức cơ bản liên quan đến đề tài, phù hợp với học phần đã được giảng dạy.

Phần 3: Kiến thức vận dụng

Trên cơ sở các kiến thức cơ bản đã trình bày, sinh viên cần phải vận dụng các kiến thức cơ bản đó một cách phù hợp để giải quyết các vấn đề cụ thể của thực tiễn.

Phần 4: Kết luận

Tóm tắt lại kết quả đã được trình bày để đóng lại vấn đề.

Trang 5

M c l cụ ụ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

Bố cục

Chương 1: Mở đầu

1.Tính cấp thiết của đề tài

2.Mục tiêu nghiên cứu

3.Phạm vi nghiên cứu

4.Câu hỏi nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lí luận giá trị thặng dư

1.Giá trị thặng dư

2.Nguồn gốc của giá trị thặng dư

3.Bản chất của giá trị thặng dư

Chương 3: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, vận dụng các phương phápđó vào nền kinh tế Việt Nam

1.Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

2.Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

3.Giá trị thặng dư siêu gạch:

4.*So sánh phương sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sảnxuất giá trị thặng dư tương đối

Trang 6

1.2 Bản chất lợi nhuận:

1.3 Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận

1.4 Lợi nhuận bình quân

1.5 Lợi nhuận thương nghiệp:

2.Lợi tức

3.Địa tô tư bản chủ nghĩa:

4.Liên hệ việc vận dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ở Việt Nam

Trang 7

C.Mác đóng nhiều vai trò đối với lịch sử loài người trong đó có giá trị thặng dự với xu thế nền kinh tế thế giới dịch chuyển thì học thuyết giá trị thặng dự của C.Mác vẫn còn nguyên giá trị Bài tiểu luận sẽ nếu lên những khái niệm, đặc biệt của học thuyết này qua đó ta có cách này khách quan nhất về giá trị thặng dự, qua đó khẳng định được giá trị mà học thuyết này mang lại cho xã hội loài người, đây cũng là lí do chúng em chọn đề tài này.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu giá trị thặng dự, các phương pháp sản xuất giá trị thặng dự nhằm vận dụng giá trị thặng dự vào các doanh nghiệp ở nước ta để kích thích sản xuất, cải thiện năng suất, tổ chức quản lí, giảm thiểu chi phí thừa khi sản xuất.

3 Phạm vi nghiên cứu

Ở nước ta, giá trị thặng dự cần được sử dụng tối ưu, để thúc đẩy kinh tế, sử dụng triệt để đối với các sản xuất kinh doanh, lao động

4 Câu hỏi nghiên cứu

 Giá trị thặng dự là gì?

 Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư?  Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

 Vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào nền kinh tế nước ta?

Chương 2: Cơ sở lí luận giá trị thặng dư1 Giá trị thặng dư

Trang 8

Giá trị thặng dư là phần giá trị dư ra nằm ngoài giá trị lao động của công nhân, giá trị đó là thu nhập chính các nhà tư bản và các giai cấp bóc ột trong chủ nghĩa tư bản.

Trong quá trình nghiên cưu giá trị thặng dư, dưới giác độ lao động bị hao phí, công nhân phải sản xuất ra mức giá trị lớn hơn so với giá trị đư ợc trả cho họ, mức lương ( giá trị) ít ỏi này chỉ đủ để bảo đảm cho họ sống với một mức độ công nhân lao động Theo mác, nếu các nhà tư bản trả lại cho họ toàn bộ giá trị mới tạo ra thì mới loại bỏ được sự bóc lột công nhân.

Ví dụ: Một hộp bánh quy sản xuất ra là 10 đồng, trong đó chi phi nguyên liệu 3 đồng, chi phí trả cho công nhân là 2 đồng, vậy 5 đồng dư ra đó là giá trị thặng dư.

2 Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất Do vậy, trong quá trình sản xuất, các sản phẩm làm ra nhiều thuộc về nhà tư bản, và công nhân phải làm việc dưới quyền kiểm soát của họ.

Khi công nhân lao động, các nhà tư bản chỉ trả một phần giá trị lao động trên ngày cho công nhân, còn lại là giá trị thu lời của họ, họ tạo ra giá trị lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn, dư ra gọi là giá trị thặng dư

Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị cũ, ký hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trìu tượng của công nhân tạo ra (lớn hơn giá trị hàng hóa sức lao động) Phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động, được nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao động, được gọi là giá trị thặng dư (m) Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.

3 Bản chất của giá trị thặng dư

Trang 9

Như chúng ta đã thấy, giá trị thặng cho biết được sự bóc lột trong sản xuất của chủ nghĩa tư bản, giá trị càng cao thì mức bộc lột càng nhiều, công nhân càng thiệt thòi Tư bản ra sức tăng phần giá trị dôi ra lên càng cao càng tốt, chính vì vậy người giàu lại càng giàu, người nghèo lại càng khốn khó.

Về góc nhìn kinh tế, việc kinh doanh một khi đã được thực hiện thì phải sinh lời, hay nói cách khác tiền phải đẻ ra tiền, đó dường như là quy luật trong kinh tế Chính vì thế việc tạo ra giá trị thặng dư là cần thiết để nền kinh tế được vận hành.

Chương 3: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, vận dụng các phương phápđó vào nền kinh tế Việt Nam

1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Trang 10

Khi kỹ thuật còn thấp và yếu kém trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa thì phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là kéo dài sức lao động của những người công nhân làm việc.

Phương pháp này sẽ thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của người công nhân làm việc trong điều kiện thời gian lao động cố định không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này chính là giá trị thặng dư tuyệt đối.

Cùng theo dõi ví dụ này để hình dung rõ hơn nhé Người lao động A làm việc trong 8h thì trong đó 4h đầu là thời gian lao động tất yếu còn 4h sau là thời gian lao động thặng dư Giả sử kéo dài ngày lao động thêm 2h thì thời gian tất yếu vẫn không đổi còn thời gian lao động thặng dư là 6h.

Như vậy khi kéo dài ngày lao động lên trong khi thời gian lao động tất yếu không đổi thì khi đó thời gian lao động thặng dư tăng lên và từ đó tỷ suất giá trị thặng dư cũng sẽ tăng lên.

Các phương pháp liên quan đến phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

2 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được từ việc rút ngắn thời gian lao động tất yếu dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động xã hội mà đầu tiên là ở ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng làm cho giá trị sức lao động giảm xuống Từ đó thời gian lao động cần thiết giảm sẽ tăng thời gian lao động thặng dư ( Thời gian sản xuất giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản).

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động Từ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động và cường độ lao động không đổi.

3 Giá trị thặng dư siêu gạch:

Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó Khi số đông các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.

Trang 11

Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xã hội thì nó lại thường xuyên tồn tại C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, chỉ khác ở chỗ là một bên là tăng năng suất lao đông xã hội và một bên là tăng năng suất lao động cá biệt Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ của mình trong cạnh tranh Tuy giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối có sự khác nhau nhưng cả hai loại đó đều là một bộ phận giá trị mới do công nhân tạo ra, đều có nguồn gốc là lao động không được trả công.

4 *So sánh phương sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sảnxuất giá trị thặng dư tương đối.

4.1 Giống nhau

Mục đích: đều tăng m, tức là kéo dài thời gian lao động thặng dư

-Cả hai phương pháp đều làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư, do đó đều nâng cao trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê

-Giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở của giá trị thặng dư tương đối Hai phương pháp không loại trừ nhau.

Nhìn chung, hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đều có đôi nét giống nhau Ví dụ như, đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, nhà tư bản tìm mọi cách thức để đạt được giá trị thặng dư mà mình mong muốn.

Nhà tư bản làm cho thời gian lao động thặng dư kéo dài ra Khi đó, tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên không ngừng Như vậy, mục tiêu mà họ hướng tới đều đạt được một cách rất suôn sẻ.

Không chỉ vậy, phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp giá trị thặng dư tương đối này còn nâng cao trình độ và quy mô bóc lột của nhà tư bản đối với lao động.

4.2 Khác nhau

-Phương pháp thặng dư tuyệt đối: Kéo dài ngày lao động trong điều kiện năng suất lao động, giá trị sức lao động, thời gian lao động tất yếu không đổi

-Phương pháp thặng dư tương đối: Rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động không đổi.

Trang 12

Mỗi một phương pháp có một đặc trưng riêng Chính những cái riêng ấy làm nên những mặt mà chỉ có tại từng phương pháp một mới thể hiện đúng và rõ bản chất nhất.

Nếu như, phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối dựa vào việc tăng cường độ lao động của công nhân để tăng giá trị thặng dư thì ở phương pháp thặng dư tương đối lại khác Nhà tư bản có cách thức tinh vi và nhạy bén hơn Họ dựa vào việc phát triển năng suất lao động để tạo ra tỷ suất giá trị thặng dư đến một giai đoạn cao nhất Ở phương pháp thặng dư tuyệt đối, nhà tư bản sẽ kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động cần thiết để đạt được mục tiêu Còn ở phương pháp thặng dư tương đối, thay vì cách kéo dài như vậy, họ rút ngắn thời gian lao động cần thiết để tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư Như vậy, nhưng hạn chế mà ở phương pháp thặng dư tuyệt đối vấp phải, ở phương pháp này sẽ hoàn toàn không còn thấy nữa.

Vấp phải giới hạn thời gian trong ngày, những tranh cãi quyết liệt từ phía công nhân đòi giảm thời gian lao động và thời gian để công nhân tái sản xuất lao động, phương pháp sản xuất thặng dư tuyệt đối vẫn còn nhiều khúc mắc và chưa thực sự hiệu quả giúp cho nhà tư bản đạt được gí trị thặng dư như mong muốn Thì, với cải tiến khoa học công nghệ, phương pháp thăng dư tương đối không giới hạn về thời gian Bởi việc áp dụng công nghệ sản xuất mới tạo khả năng phát triển năng suất lao động lên vô hạn Khi đó, giá trị thặng dư sẽ không ngừng tăng lên.

Giới hạn phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối giới hạn bởi yếu tố thể chất và tinh thần của người lao động Ngoài ra do đấu tranh quyết liệt của công nhân đòi rút ngắn ngày lao động cho nên ngày lao động không thể kéo dài vô hạn Còn phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối không có thời gian vì năng suất lao động có thể tăng lên vô hạn.

Nhìn chung, hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê Dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân mà trái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động Ngày nay việc tự động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp.

4.3 Kết quả

-Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn so với phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối với cùng

Trang 13

quy mô sản xuất và thời gian sản xuất.

4.4 Cơ sở thực hiện

-Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Dựa vào tăng cường độ lao động, thích hợp với thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, năng suất lao động còn thấp

-Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Dựa vào sự tăng năng suất lao động, chiếm ưu thế trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã phát triển cao, năng suất lao động tăng lên nhanh chóng

 Giới hạn

-Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Có giới hạn bởi thời gian tự nhiên trong ngày và bởi yếu tố thể chất, tinh thần của người lao động

-Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Không có giới hạn vì năng suất lao động có thể tăng lên vô hạn.

 Hạn chế:

Dùng nhiều giả định nên cần nhiều thông tin để phân tích, dự báo (doanh thu/chi phí) trong tương lai không dễ dàng.

Giá trị cuối cùng rất nhạy cảm đối với các tham số về chi phí và giá bán Phương pháp thặng dư không tính đến giá trị thời gian của tiền.

Tất cả mọi ước tính về chi phí và giá bán có thể thay đổi tùy theo các điều kiện của thị trường

Phương pháp thặng dư là phương pháp tương đối rất phức tạp, đòi hỏi thẩm định viên phải có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cao trong lĩnh vực thẩm định giá để ước tính tất cả các khoản mục khác nhau.

 Ý nghĩa

Thực tiển của việc nghiên cứu hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đối với nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Việc nghiên cứu 2 phương pháp nói trên, khi gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch có thể vận dụng trong các danh nghệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Trang 14

Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong điều kiện điểm xuất phát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao động và sản xuất kinh doanh Về cơ bản lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chúng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát là nước tiểu nông cũng có nghĩa từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hoá mặc dù có sản xuất hàng hoá Cái thiếu của đất nước ta – theo cách nói của C Mác – không phải là và chủ yếu là cái đó, mà cái chính là chưa trải qua sự ngự trị của cách tổ chức của kinh tế xã hội theo kiểu tư bản chủ nghĩa.

III.Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường.

Nghiên cứu những hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nên kinh tế thị trường thực chất là chúng ta đang phân tích về các quan hệ lợi ích giữa những nhà tư bản với nhau,trong việc phân chia giá trị thặng dư thu dược trên cơ sở hao phí sức lao động của người lao động làm thuê.

1 Lợi nhuận.

Lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh tế thị trường mục tiêu,đồng thời nó là động cơ và động lực của SXKD.Để có thể làm rõ bản chất của lợi nhuận,C.Mác bắt đầu phân tích làm rõ chi phí sản xuất.

Lợi nhuận(p) là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa(w) so với chi phí sản xuất TBCN(k), p = w- k.

1.1 Chi phí sản xuất:

 Khái niệm chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị của hàng hóa bù đắp cho giá cả của tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy.Là chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa.

Mục đích của nhà tư bản là thu lại được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá trị hàng hóa đã bán.Khái niệm chi phí sản xuất xuất hiện trong mối quan hệ đó.

Chi phí sản xuất được ký hiệu là k Về mặt lượng, k = c+v.

Ngày đăng: 02/04/2024, 20:54

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w