1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận giữa kì sự khác biệt giữa doanh nhân việt nam với doanh nhân các nước phương tây

32 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Khác Biệt Giữa Doanh Nhân Việt Nam Với Doanh Nhân Các Nước Phương Tây
Tác giả Cao Nguyễn Ngọc Trúc
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Thuận
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Doanh Nhân Việt Nam Trong Lịch Sử
Thể loại Tiểu Luận Giữa Kì
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 6,33 MB

Nội dung

Cùng với sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập thi doanh nhân và văn hóa doanh nhân được quan tâm và đề cập ở nhiều c

Trang 1

MÔN: DOANH NHÂN VIET NAM TRONG LICH SU

TIEU LUAN GIUA KI

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DOANH NHÂN VIỆT NAM VỚI DOANH NHÂN CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY

Trang 2

MỞ ĐẦU

Sau bao nhiêu thăng trầm, biến cố, lịch sử Việt Nam lưu lại trong dòng

chảy của nó sức sống của một quốc gia, một dân tộc, một lớp người Ở đó, có một bộ phận, một giai tầng hình thành, phát triển và có những

đóng góp rất quan trọng, đã, đang và sẽ tiẾp tục song hành cùng tiến

trình phát triển của lịch sử đân tộc_đội ngũ doanh nhân Việt Nam Cùng với sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập thi doanh nhân và văn

hóa doanh nhân được quan tâm và đề cập ở nhiều công trình nghiên

cứu, bài viết Đặc biệt, trong bối cảnh xu thế Toàn cau hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ hiện nay, làm sao hòa

nhập nhưng không bị “hòa tan”, không mất đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp vốn có là vấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới Do đó,

việc tìm hiểu dưới góc độ khoa học Lịch sử về quá trình hình thành và phát triển của bộ phận doanh nhân Việt Nam, có sự so sánh về đặc điểm doanh nhân Việt Nam so với các nước thuộc vùng địa lý khác, có

các đặc trưng văn hóa khác như các nước phương Tây, để có cái nhìn

khách quan, toàn diện về đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong tương quan với thế giới Từ đó, thấy được những đặc trưng cơ bản, những

điểm mạnh và cái còn thiếu sót để có những định hướng phát huy và cải

thiện quá trình phát triển hiện tại và tương lai đối với đội ngũ doanh nhân Việt Nam là hết sức cần thiết

Đó cũng là lý do tôi chọn để tài Sự khác biệt của doanh nhân Việt Nam với doanh nhân các nước phương Tây để thực hiện, trong quá trình tiếp cận chuyên đề Lịch sử doanh nhân Việt Nam Sử dụng các phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu, nội dung đề tài xoay quanh đối tượng nghiên cứu là doanh nhân Việt Nam, đặt đối tượng nghiên cứu trong tương quan với doanh nhân các nước phương Tây dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, phân tích và làm rõ sự khác biệt trong mối

Trang 3

tương quan này trong lịch sử hình thành và phát triển tầng lớp doanh nhân Việt Nam và doanh nhân phương Tây, rút ra được những đặc trưng

riêng của doanh nhân Việt Nam Trừ bỏ phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính bài nghiên cứu gồm 4 phần, cụ thể:

1 Môi trường và sự hình thành nhân tố văn hóa 2 Nhân tố lịch sử và sự khác biệt căn bản về vai trò và vị thế xã hội 3 Khái niệm doanh nhân trong bối cảnh hiện đại, nhìn từ hai phía 4 Một số biểu hiện khác biệt về giá trị văn hóa doanh nhân và văn hóa

doanh nhân thời hiện đại giữa Việt Nam và phương Tây

Trang 4

NỘI DUNG 1 Môi trường và sự hình thành nhân tố văn hóa:

1.1 _ Điều kiện tự nhiên và phương thức sản xuất

Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở Đông Nanm lục địa châu Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia, Đông và Nam giáp Thái Bình Dương

Môi trường tự nhiên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng lắm, mưa nhiều Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, kết hợp với lợi thế về đất đai khá phì nhiêu, màu mỡ đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Việt Nam trong phát triển nông nghiệp trồng trọt, đặc biệt là trồng

lúa nước

Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, Việt Nam có khi hậu nóng mang tính dương, nên văn hóa nông nghiệp lúa nước với những đặc trưng âm tính: sống muôn đời yên ổn ở một chỗ (định cư); với thiên nhiên thì ưa hòa hợp; với con người và xã hội thì mêm dẻo, hiếu hòa,

nang về tình cắm, trọng văn, bao dung, chín bỏ làm mười

So sánh với thiên nhiên, khí hậu các nước phương Tây: khí hậu lạnh

mang tính âm, nên văn hóa gốc du mục với đặc trưng dương tính: sống tra xê dịch (du cư), linh hoạt, dễ dàng thay đổi nghề nghiệp, gia

đình ; với thiên nhiên thì có tham vọng chỉnh phục, chế ngự; với con người và xã hội thì cứng rắn, nặng về lý trí, ưa mạo hiểm, bạo lực, hiếu thắng, rạch ròi ', có thể dễ đàng nhận thấy sự đối lập rất lớn Mặt khác, điều kiện tự nhiên Việt Nam cũng có những sự khắc nghiệt nhất định: nóng lắm gây hạn hán, mưa nhiều gây lũ lụt, Thời tiết có sự biến động thất thường, đặc biệt với thời kỳ hiện đại, khi mà biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu Về cơ bản, biến động tự nhiên ở Việt Nam diễn ra theo mùa, có tính chu kỳ, song khó lường Những đặc trưng trong điều kiện tự nhiên kể trên

1, Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB.Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2004

Trang 5

của Việt Nam, khiến con người Việt Nam được xếp loại vào văn hóa “trọng tĩnh”, đối ngược với văn hóa “trọng động” của các nước phương Tây”

Văn hóa truyền thống trọng tĩnh, thích ổn định, cầu an nêu trên đã có những tác động không nhỏ đến quá trình hình thành, tư duy và quá

trình phát triển của doanh nhân Việt Nam, đặt trong tương quan với

doanh nhân phương Tây, có những mặt tích cực và hạn chế cơ bản như sau:

- VỀ tích cực:

Văn hóa trọng tĩnh khiến con người Việt Nam có lối tư duy thiên về tổng hợp, biện chứng, chủ quan, cảm tính và trọng kinh nghiệm Lối

tư duy này có tác động tích cực đến “tầm nhìn”, nói cách khác là khả

năng quan sát rộng - ý tưởng làm ăn lớn Con người Việt Nam dung hợp, mềm dẻo, linh hoạt, biến hóa trong

đối phó Đặc tính này khiến doanh nhân Việt Nam có khả năng tiếp

nhận nhanh những công nghệ, thành tựu của thế giới, tiếp biến được

các giá trị văn hóa kinh doanh quốc tế nhằm rút ngắn khoảng cách

về trình độ kinh doanh với các nướ phát triển, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay Mặt khác, tính cách mềm dẻo, linh

hoạt, hòa hiếu cũng phù hợp với tinh thần phổ biến ngày nay trong

đàm phán, thương lượng từ đó tạo lợi thế cho doanh nhân Việt Nam

trong bối cảnh các hoạt động đàm phán, kinh doanh đang đi theo

hướng hài hòa, đôi bên cùng có lợi (win-win)

Ngoài ra, tính linh hoạt, mềm dẻo cũng tạo cho doanh nhân Việt Nam

khả năng thích ứng nhanh, khả nặng đối phó tốt với những biến động của môi trường kinh doanh cũng như sự thay đổi trong nội bộ

tổ chức Đây chính là yếu tố tạo dựng khả năng quản trị rủi ro cho doanh nhân

- Về hạn chế:

? Trần Ngọc Thêm, Sđd, tr.48

Trang 6

Tính vô tổ chức, vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua những vấn đề căn bản đảm bảo chất lượng Mặt khác, thiếu tính thực tế, có tầm nhìn,

nhưng theo cảm quan cảm tính, so với phương Tây thì có sự chênh

lệch trong đánh giá sự việc một cách lý tính

1.2, Xã hội truyền thống và quá trình giao lưu văn hóa

Đời sống cá nhân, tâm lý của người Việt từ bao đời nay nói chung và cộng đồng doanh nhân Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng từ quá

trình lịch sử có tính tích tụ và truyền thừa các chuẩn mực giá trị của

nó qua hàng nghìn năm Bao gồm cả mặt giá trị và phản giá trị Đó là một xã hội được hình thành trên nền tảng phương thức sản xuất nông nghiệp và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc kéo dài, chiếm hơn 2/3 lich str?

Theo các nhà nghiên cứu, xã hội truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của thiết chế và giá trị xã hội thời kỳ đầu lập quốc - thời kỳ mà nhiều nhà văn hóa học gọi là “lớp cơ tầng văn hóa bản

địa” Biểu hiện qua bộ ba: nhà - làng - nước

- Nhà (gia đình, gia tộc, họ hàng) vừa là giá trị văn hóa trung tâm, vừa là hệ điều tiết trực tiếp và mạnh mẽ nhất hành vi, vừa là mô thức tổ chức cộng đồng đối với người Việt Nam Tổ chức nhân sự theo mô hình hộ gia đình, gia trưởng có hiệu quả không chỉ trong nông nghiệp mà còn trong cả hoạt động thương mại, công nghiệp nhỏ NHưng vượt qua giới hạn, phạm vi doanh nghiệp nhỏ và vừa thì quản trị kiểu gia đình lộ ra nhiều bất cập hay nói cách khác là tính ưu việt

của nó không còn

- Làng là một thiết chế xã hội và văn hóa truyền thống có ảnh hưởng sâu nặng tới lối sống cá nhân và cách thức tổ chức cộng đồng của doanh nhân Việt Nam Trong thực tế lịch sử - văn hóa đất nước, người Việt Nam cư trú theo địa bàn làng xã: làng xã Việt Nam có kết cấu xã hội hết sức bền vững Làng xã là nơi làm ra lúa gạo, là nơi bảo

3 Nguyễn Viết Lộc, Doanh nhân và văn hóa doanh nhân Việt Nam, tr.110, NXB.ĐHQG Hà Nội

Trang 7

tồn các giá trị quốc hồn, quốc văn của dân tộc Người nông dân Việt

Nam bao đời sống sau lũy tre làng Rặng tre bao kín quanh làng trở

thành một thứ thành lũy kiên cố, bất khả xâm phạm, một hình anh mang tính biểu tượng gắn chặt với nông dân, nông thôn Việt Nam Trong cái không gian thân thuộc được lũy tre bao bọc đó, người dân

giải quyết các nhu cầu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mình bởi các nguồn lực và thiết chế nội tại của làng: chính quyền hành chính thông qua vai trò của lú trưởng; nhu cầu chính trị, xã hội thông qua hội đồng kỹ mục được dân làng bầu ra và các phiên họp tại đình, làng; nhu cầu văn hóa, tỉnh thần: giải quyết các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo bằng miếu thờ thần hoàng, chúa làng: nhu cầu giáo dục sinh

ra các lớp học tư của các nhà trí thức, nhà nho trong làng,

Lối sống làng xã là lối sống để cao tính cộng đồng và tình nghĩa, sự

chia sẻ, đùm bọc giữa các thành viên Tổ chức cộng đồng xã hội theo kiểu làng xã vừa có tính tự quản, tự trị (đối với bên ngoài và đối với cấp quản lý nhà nước trên nó) vừa có tính dân chủ sơ khai (giữa các thành viên trong cộng đồng) Nó được hầu hết nhân dân Việt Nam chấp nhận, chứ không riêng một tầng lớp lao động hay giai cấp nào Mặt khác, điều này tạo nên nếp sống tự cấp, tự túc của người Việt

nói chung trong phạm vi không gian hẹp và trở thành một phần trong tư duy phát triển kinh tế buổi đầu của doanh nhân Việt Nam

nói riêng Ví dụ như sự tồn tại của 61 phố phường ngày trước và 36 phố phường ngày nay vẫn còn tồn tại ở Hà Nội Sự gắn kết, không

tách rời giữa khâu sản xuất và khâu buôn bán sản phẩm chính mình sản xuất, nói cách khác là khâu thương mại trở thành một phần

trong tư duy kinh doanh của một bộ phận doanh nhân Việt Nam nhất định

- Nước - đất nước hay quốc gia có nguồn gốc từ sự liên kết của nhiều bộ tốc, làng xã mà thành Nước là một khối thống nhất tạo nên từ các tổ hợp làng xã, bộ tộc ở tất cả các địa phương Người Việt Nam có tỉnh thần, chủ nghĩa yêu nước cao độ, nét bản sắc này được các

Trang 8

nhà nghiên cứu gọi là con người Tổ quốc luận! Tinh thần yêu nước là nguồn gốc của ý chí chống giặc, diệt giặc cứu nước, bảo vệ Tổ quốc và trải qua lịch sử đấu tranh giữ nước, tôi đúc nên con người Việt Nam với sức chiến đấu dẻo dai, sự hy sinh thân mình cho Tổ quốc Do vậy, “tinh thần yêu nước được đặt lên hàng đầu” trong thang giá trị về con người Việt Nam

Khác với Việt Nam, đối với các quốc gia phương Tây, nơi mà các giá

trị lịch sử và văn hóa đề cao sức mạnh, cái tôi cá nhân, không tồn tại

một hệ giá trị mang tính gắn kết con người với môi trường, cá nhân với cộng đồng mang tính ràng buộc và chặt chẽ, chi phối hành vi của mỗi cá nhân trong cộng đồng như hệ thống nhà - làng - nước ở Việt

Nam Mô thưc sản xuất phi nông nghiệp của phương Tây tạo nên đặc trưng quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia phương Tây là quá trình liên tục bành trướng, khai mở và sự cạnh tranh về

sức mạnh lẫn nhau giữa các cá nhân có tiếng nói trong xã hội Biểu hiện cụ thể ở thời kỳ chiến tranh giữa các thành bang châu Âu cổ đại,

sự tồn tại của các lãnh địa phong kiến thuộc quyền lực kiểm soát

tuyệt đối của lãnh chúa phong kiến, sự kiểm soát này có tính biệt lập với bộ máy nhà nước, bộ máy chính trị của ở các quốc gia phương Tây trung đại Người dân trong xã hội phương Tây không chịu ràng buộc bởi yếu tố địa phương như làng xã Việt Nam mà có sự xê dịch, di chuyển giữa các khu vực, các địa phương (trừ giai cấp nô lệ trong lãnh địa phong kiến)

Sự khác biệt trong những phân tích kể trên dẫn tới sự khác biệt về tư duy của con người giữa hai bên Một bên găn bó dưới nền tang nông nghiệp, mang đặc tính cộng đồng đề cao duy cảm thay vì duy

lý Việt Nam, đặc trưng ở buổi đầu là tự cấp, tự túc về kinh tẾ trong

khuôn khổ các địa phương Một bên là cộng đồng gắn bó vì quan hệ lợi ích kinh tế phi nông nghiệp, gắn bó nhau bằng mạng lưới kinh

doanh vượt ra khỏi khuôn khổ làng xã, thậm chí là xuyên quốc gia

* Phạm Ngọc Thạch, Bản sắc văn hóa Việt Nam, 2016, NXB Văn học, Hà Nội

Trang 9

(tím nguyên liệu, thị trường, )_phương Tây Người Việt Nam tư duy mang tính cục bộ, trong quan hệ dựa trên huyết thống (dòng ho), hoặc địa vực (đồng hương), mờ nhạt các quan hệ hợp tác theo tỉnh thần cộng đồng nghề nghiệp dựa trên các cơ sở quan hệ chức năng và lợi ích phi nông nghiệp như phương Tây Phải chăng, hệ quả của truyền thống này được biểu hiện qua hành vi của một bộ phận doanh nhân hiện khá phổ biến ở Việt Nam là dựa vào thân hữu, họ hàng, đồng hương và ít có tâm lý hoạt động kinh doanh độc lập, tách biệt với quyền lực nhà nước, có xu hướng “chạy chọt cửa sau” dựa vào quan hệ quen biết°

Đối với vấn đề giao lưu văn hóa, đây là vấn đề mang tính xa hướng tất yếu trong các hoạt động của đời sống xã hội Quá trình giao lưu

văn hóa luôn đi kèm giao lưu về chính trị, kinh tế và con người Trải qua các giai đoạn lịch sử, Việt Nam đã có các quá trình giao lưu văn hóa như sau:

- Giao lưu, tiếp biến văn hóa với Trung Quốc và Ấn Độ: Giao lưu và hội nhập với văn hóa Ấn Độ bằng con đường hòa bình, chủ yếu là truyền giáo và thương mại; còn giao lưu và hội nhập với văn hóa Trung Quốc qua con đường cưỡng bức (chiến tranh xâm lược, đồng

hóa) Quá trình giao lưu, tiếp biến này là quá trình tác động của các

hệ tư tưởng, tôn giáo: “khi thì đạo đức Phật giáo giữ ưu thế (Lý -

Trần), khi thì Nho giáo giỮ vai trò chỉ phối (thời Lê), song xuyên suốt

thời kỳ phong kiến vẫn là Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo”5 Tuy ngày nay, những đặc trưng văn hóa đó đã thể hiện theo các sắc thái mới, song sự tác động, ảnh hưởng của chúng lên đời sống văn hóa, tỉnh thần của người Việt nói chung và cộng đồng doanh nhân nói riêng là không nhỏ Về mặt tích cực, chúng tạo ra một xã hội có trật tự (Nho

giáo), lối sống vị tha, hòa ái (Phật giáo), góp phần xây dựng nên văn

5, Công trình điều tra xã hội học của tác giả Trần Hữu Quang trong bài “Đi tìm những yếu tố tâm lý - xã hội cản trở tỉnh thần kinh doanh” đăng trên Thới báo Kinh tế Sài Gòn ngày 1/4/2004 cho thấy xu hướng

tâm lý tỉn vào số phận, xu hướng cục bộ, dựa vào quan hệ van là phổ biến trong cộng đồng doanh nhân

Việt Nam

° Nguyễn Thế Kiệt, Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay, NXB.KHXH, Hà Nội, 2009

Trang 10

hóa kinh doanh, triết lý và đạo đức kinh doanh của doanh nhân Việt Nam Mặt khác, vẫn có phần mang nặng tính tôn ti, đẳng cấp, háo danh, háo địa vị, chạy theo quyền thế, bất chấp vì lợi ích của một bộ

phận có quyền thế, gây ra những “nhiêu khê”, tham nhũng trong kinh

tế, chính trị, xã hội đất nước - Giao lưu tiếp biến với văn hóa phương Tây tư bản chủ nghĩa: từ khoảng cuối thời kỳ trung đại đến hết thời kỳ cận đại ở miền Bắc và kéo dài thêm 30 năm ở miền Nam Trước 1858, cuộc giao lưu và hội nhập thông qua con đường truyền giáo và thương mại, đem đến nhiều thay đổi quan trọng đối với nền kinh tế tiểu nông của Việt Nam Nửa sau thế kỷ XIX, công cuộc giao lưu và hội nhập diễn ra thông qua con đường thực dân hóa (Colonization) và cận đại hóa (early modernization) Mặt cận đại hóa là du nhập những yếu tố mang tính hiện đại của phương Tây vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam, tạo ra tiền để cho sự xuất hiện doanh nhân

và văn hóa doanh nhân Đáng chú ý là các tư tưởng về khế ước,

quyền tư hữ tài sản, kinh tế hàng hóa, tự do báo chí, quyền lập hội của những người kinh doanh, nhất là giúp những người có đầu óc

kinh doanh mở ra một không gian kinh doanh vượt khỏi địa vực làng xã, địa phương và quốc gia - dân tộc Theo như đánh giá của nhà

nghiên cứu Nguyễn Viết Lộc: “Cận đại hóa là mặt phản chức năng thực dân trong chế độ thuộc địa, nhờ tạo nên chuyển biến của xã hội thuộc địa, trong đó, có chuyển biến về kinh tế và xuất hiện những doanh nhân hết sức tài năng và là có thể nói là thế hệ doanh nhân đời

đầu của Việt Nam như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Lương Văn

Can, Nguyễn Quyền, thời Pháp thuộc Đây là thơi kỳ bộ phận doanh nhân của Việt Nam xuất hiện và phát triển thành một tầng lớp mang tính chuyên nghiệp, có Gnh hưởng nhất định đối với xã hội, thể hiện được tỉnh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu nước sâu sắc thông qua cạnh

tranh trực tiếp với người Pháp, người Hoa (Bạch Thái Bưởi), thực

hiện trách nhiệm xã hội bằng mở trường cổ vũ cho các tư tưởng yêu

Trang 11

nước (Lương Văn Can, Nguyễn Quyền), đóng góp tiền cho cách mạng (Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô, )”

Tính chất của kinh doanh thời kỳ này, nhờ có thế hệ doanh nhân đời

đầu kể trên đã khiến cho hình ảnh những người làm nghề mua bán

tồn tại rất lâu trước đó trong lịch sử Việt Nam với tên gọi “con buôn” không mấy thiện cảm từ quan niệm Nho giáo có sự thay đổi về chất Tuy vậy, so với các mẫu hình nhân cách khác trong xã hội thời kỳ này thì doanh nhân so với giới quan chức và giới quân nhân vẫn còn khá bị hạn chế về uy tín xã hội Đến thời kỳ chính quyền Sài Gòn (1945- 1975), một bộ phận doanh nhân có nhiều tiền và quyền lực, có quan hệ chặt chẽ với nhà cầm quyền Sài Gòn, làm giàu qua các vụ thâu

phục vụ chiến tranh, cấu kết với thực dân đế quốc, gọi là “tư sản mại bản” hình thành và trở thành đối tượng của cách mạng giải

phóng dân tộc - Cuộc giao lưu với chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ XX đã đưa đến du nhập tư tưởng XHCN qua con đường truyền bá của Nguyễn Ái

Quốc, qua thực tế xây dựng CNXH ở Liên Xô, Đông Âu (cũ) và Trung

Quốc Du nhập tư tưởng XHCN đồng thời với đoạn tuyệt các tư tưởng

ngoài mác-xít nảy sinh và phát triển trong lòng xã hội tư bản chủ

nghĩa Trong CNXH hiện thực, gắn với mô hình kinh tế “công hữu, kế hoạch hóa, phi thị trường” Trên thực tẾ, tầng lớp doanh nhân bị o ép, bị “phủ định” so với vai trò của kinh tế Nhà nước trong buổi đầu công cuộc cải tạo XHCN ở Việt Nam Lao động quản lý của doanh nhân không được tính đến như một loại lao động trừu tượng mà bị đồng nhất với bóc lột giá trị thặng du” Cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã trở thành “cái gông”, triỆt tiêu động lực phát triển kinh tế của xã hội Việt Nam Mãi cho đến khi công cuộc Đổi mới của Đảng Cộng sản được đưa vào thực hiện (1986) với chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phàn, tầng lớp doanh nhân mới thực sự

được “tái sinh” Song, thực tiễn lịch sử Việt Nam cũng cho thấy, trong

7 Nguyễn Viết Lộc, Doanh nhân và văn hóa doanh nhâ Việt Nam, sđd, tr.115

Trang 12

nền kinh tế kế hoạch hóa trước Đổi mới: Những nhà tư bản chân

chính dù đã bị “cải tạo XHCN”, cưỡng bức vào các mô hình “công tư hợp doanh”, nhưng van chỉ xem đó là nơi “trú ẩn tạm thời”, nuôi chí

chờ thời cơ trở mình và khẳng định năng lực, sức sống của họ Không ít người đã tích lũy được vốn liếng bằng nhiều cách, chờ khi kinh tế thị trường được thừa nhận, đã chuyển sang tự do kinh doanh, trở thành doanh nhân trong thời đại mới Bản thân bộ phận trên cũng là những người đã có tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới tư duy của các nhà lãnh đạo đất nước trong quá trình đổi mới kinh tế Thành tựu an sinh

và giáo dục của CNXH kiểu cũ đã tạo nên một nguồn nhân lực có

tiềm năng, tạo tiền đề tri thức cho sự “tái sinh”của doanh nhân Việt

Nam khi điều kiện thích hợp đến Trong số đó, phải kể đến nhóm doanh nhân vốn là các lưu học sinh được cử đi học tập tại Liên Xô,

Dong Au

Do hoan canh chién tranh dién ra lién tục, kéo dài quá 2/3 thời gian

vật chất, nên phương thức làm ăn, kinh doanh của người Việt Nam cũng mang nặng tính thời chiến, lối đánh du kích Đây là một trong những lý do khiến nước ta trong suốt hai nghìn năm của thời kỳ cổ -

trung đại chỉ có các nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hóa lớn, nhưng hầu như không có các nhà kinh doanh lớn như phương Tây

Nói cách khác, Việt Nam không có tầng lớp doanh nhân chuyên nghiệp được xã hội thừa nhận quyền bình đẳng chính trị so với các giai tầng xã hội khác

Nhân tố lịch sử và sự khác biệt căn bản về vai trò và vị thế xã

hội 2.1 Phương Tây: Chịu ảnh hưởng từ nhân tố môi trường đã phân tích ở phần 1, doanh

nhân phương Tây xuất hiện và phát triển đơn thuần vì mục tiêu kinh

tế, về sau mới mở rộng tìm kiếm quyền lực chính trị, song cũng nhằm hướng tới mục đích cao nhất là đảm bảo các quyền lợi về kinh

Trang 13

tế của họ Chính bởi quá trình tìm kiếm quyền lực này, các nhà tư bản phương Tây đóng vai trò quan trọng, mang tính chủ chốt trong

quá trình chuyển đổi mô thức xã hội từ xã hội phong kiến sang xã hội TBCN Mặt khác, quá trình này là do tự nhận thức, tự thân giai tầng

thương nhân xã hội phương Tây vì mưu cầu sự phát triển mà tiến

hành trong lòng xã hội phương Tây Vào cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã ra đời ở Châu Âu Với khả năng sản xuất to lớn và những ưu việt của nó, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần khẳng định vị thế của nó trong xã hội

phong kiến Sự phát triển và ngày càng lớn mạnh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành một mối nguy hiểm, đe dọa sự tồn tại

của chế độ phong kiến Chế độ phong kiến đã ngăn cản sự phát triển

của sức sản xuất tư bản chủ nghĩa Đến đây, nên sản xuất tư bản

chủ nghĩa đóng vai trò như một phương thức sản xuất tiến bộ, trong khi đó, chế độ phong kiến, với tất cả những “ung nhọt” trong bản thân nó, đã thể hiện là một lực lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, trước hết là trong xã hội Châu Âu Đó cũng chính là nguyên nhân

bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản.Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã làm nảy sinh những nguyện vọng dân chủ, dân tộc Do sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, thế lực kinh tế của giai cấp tư sản tăng lên, họ tìm cách lôi kéo nhân dân vào những cuộc đấu tranh chống phong kiến để giành lấy quyền chính trị, biểu

hiện thông qua các phong trào cách mạng tư sản nổ ra ở các nước Châu Âu

Các cuộc cách mạng tư sản, suy cho cùng là thực hiện nhiệm vụ xóa bỏ bước cản trên con đường thiết lập sự thống trị của chủ nghĩa tư bản

Tuy nhiên, nhiệm vụ chung nhất này, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của

mỗi nước mà mức độ thực hiện cũng như nội dung của nó cũng rất

khác nhau, nhất là giữa các quốc gia phương Đông và các nước phương Tây Và đại diên cho phương Đông trong khuôn khổ nội dung dé tai

này để so sánh với phương Tây là Việt Nam

Trang 14

Ở các nước phương Tây, sự nảy sinh và phát triển của nền sản xuất

tư bản chủ nghĩa đã diễn ra rất sớm, có mầm mống từ thế kỉ XI, và bước đầu định hình từ thế kỉ XIV-XV Chủ nghĩa tư bản ra đời, tồn tại

và ngày càng phát triển mạnh mẽ ngay trong lòng chế độ phong kiến

Sự lớn mạnh đó làm nảy sinh mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội lúc này là mâu thuẫn giữa một nền sản xuất tiên tiến với một nền sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu, giữa một bên là giai cấp tư sản và quý tộc tư sản

hóa đang lên với giai cấp phong kiến đang suy tàn Mâu thuẫn này đặt

ra cho các cuộc cách mạng tư sản ở phương Tây nhiệm vụ là phải đánh đổ chế độ phong kiến (cả chế độ phong kiến tồn tại trong nước

và các thế lược phong kiến xâm lược bên ngoài) và các thế lực cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, đưa đến sự thiết lập quyền thống

trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới (quý tộc kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, bóc lột giá trị thặng dư từ sức lao động của người làm thuê)

Ở Anh, vào thế kỉ XVII sự tồn tại của nhà nước phong kiến Anh đã là

một cản trở rất lớn đối với nhu cầu phát triển kinh tế tư bản của giai cấp tư sản và quý tộc mới Vua Anh lúc bấy giới là Sác-IơI thuộc dòng

họ Xtiu-ớt đã bất chấp mọi khát vọng của giai cấp tư sản muốn tự do

kinh doanh đã thi hành chế độ độc quyền trong sản xuất, đặt ra

những quy chế chặt chẽ để kiểm soát các ngành công thương nghiệp

Đối với tầng lớp quý tộc mới thì chế độ phong kiến tăng cường kiểm soát quyền chiếm hữu đất đai của tầng lớp này và bảo vệ chặt chẽ những quyền lợi và ruộng đất của giai cấp quý tộc và giáo hội Do vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới với chế độ

phong kiến chuyên chế Anh là mâu thuẫn chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản Anh (1640-1689)

Trong khi đó đối tượng của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII là

giai cấp phong kiến quý tộc Sự tồn tại của chế độ phong kiến Pháp với những quy chế ngặt nghèo của phường hội, của thuế quan nội địa nhiều tầng, của hệ thống đo lường không thống nhất là trở ngại kiềm

Trang 15

hãm nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp Ngoài ra, sự tồn tại của chế độ ba đẳng cấp đã làm cho giai cấp tư sản Pháp dẫu có thế lực kinh tế nhưng lại không có vai trò, vị trí

trong hệ thống chính trị Trong khi đẳng cấp tăng lữ và quý tộc có quyền lực rất lớn trong hệ thống chính trị thì đẳng cấp thứ ba bao gồm giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động còn lại lại

không có quyền lực gì, mà còn là đối tượng bóc lột của hai đẳng cấp

trên Đặc quyền và địa vị quá lớn của tăng lữ và quý tộc Pháp đã làm

cho họ cố bám vào phương thức sản xuất phong kiến, ngăn cản quá trình xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn cũng như mọi

hoạt động kinh doanh của giai cấp tư sản Để tạo điều kiện cho việc

phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa yêu cầu đặt ra đối với giai cấp tư sản Pháp là xóa bỏ sự thống trị của giai cấp phong kiến Pháp cũng như thủ tiêu sự tồn tại của chế độ chuyên chế ở Pháp

Còn đối với Việt Nam, nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản có

phần khác Sự tồn tại dai dẳng và kéo dài của chế độ phong kiến

phương Đông nói chung và thực trạng xã hội Việt Nam nói riêng, cùng những điều kiện lịch sử - địa lý đã ngăn cản sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa tư bản ở phương Đông ra đời muộn và non yếu hơn rất nhiều so với các quốc gia phương Tây Thậm chí

khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở phương Tây, mở rộng xâm

chiếm thuộc địa ra toàn thế giới thì ở nhiều nước phương Đông, chủ nghĩa tư bản vẫn chưa được định hình Ra đời muộn như vậy, lại vào

thời điểm chủ nghĩa tư bản phương Tây đang trong giai đoạn tích tụ

tư bản, mở rộng thị trường, các quốc gia phương Đông trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây Vừa mới manh

nha hình thành, chủ nghĩa tư bản phương Đông đồng thời phải đấu

tranh chống lại chế độ phong kiến trong nước, lại vừa chống lại với các thế lực xâm lược nước ngoài Ở phương Đông, ngoài nhiệm vụ chống phong kiến, các cuộc cách mạng tư sản còn phải thực hiện nhiệm vụ chống thực dân đế quốc, bảo vệ độc lập dân tộc Nhiệm vụ chống phong kiến là điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chống thực dân

Trang 16

- đế quốc, nhiệm vụ chống thực dân - đế quốc là nguyên nhân bùng

22 „ ^ „

nÕ của các cuộc cách mạng

Dùng thực tế đó, soi vào thực tế lịch sử Việt Nam, bộ phận tư bản Việt Nam hình thành và phát triển từ công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tại Việt Nam Bản thân tư bản Việt Nam, bị buộc phải hình thành và phát triển dưới sự bóc lột và phục vụ cho công cuộc bóc lột của Pháp tại Việt Nam, chứ không phải tự nó hình thành và phát triển như

ở phương Tây

Đây chính là điểm khác nhau lớn nhất về động lực phát triển của tầng lớp doanh nhân phương Tây và doanh nhâ Việt Nam trong lịch sử

Ở một số nước phương Tây (như Nê-đéc-lan, Bắc Mỹ, Italia ), các

cuộc cách mạng tư sản cũng được nổ ra dưới hình thức các phong trào

đấu tranh giải phóng dân tộc do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng

không giống như các nước phương Đông, các cuộc đấu tranh giải

phóng của giai cấp tư sản phương Tây xuất phát từ yêu câu của sự phát triển nội tại của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Trong khi đó thì ở

phương Đông các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của giai cấp tư sản chỉ thực sự ra đời dưới tác động của sự xâm nhập phương thức

sản xuất tư bản chủ nghĩa từ chính các thế lực ngoại xâm phương Tây

Vì vậy ở phương Đông, muốn giành được thắng lợi trong các cuộc cách mạng tư sản thì giai cấp tư sản phải đồng thời thực hiện cả hai nhiệm

vụ : chống thực dân - đế quốc và chống phong kiến Nếu thực hiện chỉ

một trong hai nhiệm vụ thì cuối cùng đều đi đến thật bại Chính vì thế mà ở nhiều nơi như Nhật Bản thậm chí giai cấp tư sản ở đây chưa

hình thành thì cách mạng tư sản đã bùng nổ Ở đây, yếu tố dân tộc

đang đứng trước nguy cơ ngoại xâm đã chi phối và thúc đẩy cách

mạng tư sản bùng nổ khi những tiền đề của nó chưa thật sự đầy đủ (giai cấp lãnh đạo cách mạng chưa hình thành) Một trong những nguyên nhân thành công của cuộc cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị

1868 chính là đã kết hợp đồng thời giải quyết cả hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện cả hai mục tiêu dân tộc và

Ngày đăng: 13/09/2024, 10:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN