Trước những thách thức về cả điều kiện tự nhiên và địa-chính trị, Qatar sở hữu những điều kiện quan trọng giúp quốc gia này đạt được mục đích và nâng cao vai trò trong khu vực: 1 Sự lãnh
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI NHÀ NƯỚC QATAR
ThS Lê Ngọc Thùy Dương
Hà Nội – 2023
Trang 21.5 Tổng quan về chính sách đối ngoại Qatar 17
2.2 Mô hình chiều ngang thông qua truyền thông đại chúng 27 2.3 Thông tin đối ngoại thông qua kết hợp với các lĩnh vực khác 33
3.2 Tầm quan trọng của World Cup 2022 47 3.3 Thông tin đối ngoại của Qatar qua World Cup 2022 47
I Tự do báo chí và tự do ngôn luận ở Qatar 54 II Các vấn đề xoay quanh World Cup 2022 55
Trang 3A CƠ SỞ LÝ THUYẾTI Các khái niệm
1.1 Truyền thông
Theo PGS TS Nguyễn Văn Dững (2012), truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức và tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm, cộng đồng, xã hội.
Truyền thông là một quá trình, không phải là một việc làm nhất thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà là một việc diễn ra trong một khoảng thời gian dài Quá trình truyền thông không dừng lại ngay khi ta truyền tải nội dung cần thiết mà còn tiếp diễn sau đó Truyền thông phải dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau và hướng tới sự thay đổi trong nhận thức và hành vi.
1.2 Truyền thông quốc tế
Truyền thông quốc tế là quá trình và hoạt động tương tác trên phạm vi toàn cầu giữa nhiều tác nhân (con người, tổ chức, thiết chế, cộng đồng…) không cùng văn hóa, quốc tịch, thông qua các thông điệp rất đa dạng về nội dung, hình thức được truyền tải xuyên biên giới chủ yếu nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng Truyền thông quốc tế cũng bao gồm các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh, thương hiệu ra thị trường quốc tế để nâng cao độ nhận diện thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, thu hút đầu tư, hợp tác từ nước ngoài.
1.3 Thông tin đối ngoại
Thông tin đối ngoại là những hoạt động chủ động cung cấp thông tin có định hướng thông qua giới thiệu, quảng bá, giải thích, lập luận, thuyết phục về một đối tượng cụ thể (một đất nước, một nhóm người, một cá nhân…) để đạt được
Trang 4mục đích như tạo sự thiện cảm, tạo cơ hội hợp tác, ủng hộ hoặc để đối phó, phản bác những thông tin sai lệch, gây bất lợi cho chủ thể.
Đây là hoạt động mang tính ngoại giao, giao thiệu để ứng đối với các đối tượng ngoại quốc được nhiều nước quan tâm trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập.
II Các mô hình thông tin đối ngoại
2.1 Mô hình triển khai theo chiều dọc từ trung ương tới cơ sở
Các hệ thống, thể chế đều cần có sự thống nhất, xuyên suốt phối hợp trong hoạt động từ cấp trung ương đến các cấp địa phương, cơ sở Truyền thông, thông tin đối ngoại phân cấp theo chiều dọc, dù ở cấp độ nào cũng cần phải thực hiện 5 nhiệm vụ sau:
- Truyền thông chính sách, định hướng, chương trình, dự án của chính quyền
- Cung cấp thông tin, tin tức trong nước ra nước ngoài và thế giới về trong nước
- Duy trì và củng cố hình ảnh quốc gia, chính phủ - Đảm bảo minh bạch trong hoạt động của chính quyền
- Tạo điều kiện để người dân tham gia sâu rộng vào công tác truyền thông, thông tin đối ngoại.
2.2 Mô hình chiều ngang thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và ngành truyền thông nói riêng đã thúc đẩy và cho ra đời nhiều loại hình nội dung, thông tin và phương thức truyền tải thông điệp trong truyền thông đại chúng Các quốc gia, chính phủ đều tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc quảng bá, nâng cao hình ảnh quốc gia.
Các nước trên thế giới hiện nay đang tích cực triển khai các dự án, kế hoạch trong chiến dịch quảng bá hình ảnh quốc gia, truyền bá văn hóa, chính sách
Trang 5nhằm tạo ra sức hút, đảm bảo niềm tin công chúng trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế quốc gia.
2.3 Mô hình chiều ngang phối hợp với các lĩnh vực ngoại giao như ngoại giao công chúng, ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa
Truyền thông, thông tin đối ngoại có thể phối hợp cùng các lĩnh vực ngoại giao như ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa, công chúng nhằm thực hiện hiệu quả từng trụ cột của thông tin đối ngoại cũng như ngoại giao: chính trị, kinh tế, văn hóa.
Trang 6Qatar là quốc gia quân chủ lập hiến do gia tộc Al Thani cai trị Triều đại Al Thani cai trị Qatar kể từ khi gia tộc này thành lập vào năm 1825 Theo hiến pháp Nhà nước Qatar, điều 8, Gia tộc cầm quyền của quốc gia là Gia tộc Thani Vương vị sẽ được truyền từ cha sang con trai, trong trường hợp không có con trai, quy tắc sẽ được truyền cho bất kỳ ai mà tiểu vương đứng tên là người thừa
Trang 7kế rõ ràng Hiện tại, tiểu vương (Tamim bin Hamad al-Thani) là người đứng đầu nhà nước và điều hành với thủ tướng là người đứng đầu chính phủ.
Tiểu vương của Qatar nắm gần như toàn bộ quyền hành pháp và lập pháp, cũng như kiểm soát ngành tư pháp.Tôn giáo của Qatar là Hồi giáo và luật Shari'a sẽ là cơ sở chính của luật pháp.
● Cơ quan lập pháp:
Theo hiến pháp Qatar, cơ quan lập pháp sẽ được trao cho Hội đồng Al-Shoura (tiếng Ả Rập:يﺮﻄﻘﻟاىرﻮﺸﻟاﺲﻠﺠﻣ, Majlis as-Shura; còn được gọi là Hội đồng Shura) với 45 thành viên gồm 30 thành viên được bầu theo tổng tuyển cử cả nước và 15 thành viên được chỉ định bởi tiểu vương Qatar; và Nội các.
Thông qua quyền lực được hưởng, Hội đồng Shura thực thi quyền lực của mình bằng cách phê duyệt, chấp nhận hoặc thậm chí từ chối các dự thảo luật và các vấn đề liên quan khác Ngoài ra, Hội đồng Shura có thể tự đề xuất và xem xét các vấn đề mà công chúng quan tâm, bao gồm cả việc mời các bộ trưởng và quan chức chính phủ thảo luận những vấn đề đó với họ Hội đồng Shura có quyền lập pháp, chịu trách nhiệm xác định ngân sách chung và nó cũng kiểm tra quyền hành pháp.
Tất cả quyết định của cơ quan lập pháp cần được thông qua Tiểu vương Tiểu vương có quyền phê chuẩn và ban hành luật; và không có luật nào như vậy có thể được ban hành trừ khi nó được Tiểu vương phê chuẩn.
● Cơ quan hành pháp:
Bộ máy cơ quan hành pháp của Qatar theo chiều dọc (biểu đồ 1) lần lượt là Tiểu vương - Người thừa kế (nếu có) - Thủ tướng - Phó Thủ Tướng - Hội đồng các bộ trưởng.
Trong đó, Người đứng đầu nhà nước Qatar và điều hành là Hoàng thânSheikh Tamim Bin Hamad Al-Thani - Emir (tiểu vương) thứ tám của Qatar
được cha là Hamad bin Khalifa Al Thani chuyển giao quyền lực vào ngày 25
Trang 8tháng 6 năm 2013 Theo Hiến pháp Qatar điều 64, 66, 72, Tiểu vương nắm quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm thủ tướng và các thành viên nội các, tức thành viên của Hội đồng Bộ trưởng; Amir là nguyên thủ quốc gia, là Tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang Đồng thời, Amir sẽ đại diện cho Nhà nước đối nội và đối ngoại và trong tất cả các mối quan hệ quốc tế.
Thủ tướng Nhà nước Qatar là quan chức quyền lực thứ hai của Qatar,
người đứng đầu Chính phủ Qatar Ngày 7/3, Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani đã bổ nhiệm Ngoại trưởng nước này là ông Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani, làm tân Thủ tướng.
Hội đồng Bộ trưởng: Điều (121) Hiến pháp Thường trực của Nhà nước
Qatar định nghĩa Hội đồng Bộ trưởng có chức năng “là cơ quan hành pháp cao nhất, quản lý tất cả các vấn đề đối nội và đối ngoại thuộc thẩm quyền của mình như được xác định trong Hiến pháp này và các điều khoản của pháp luật” Theo Chương (3) “Cơ quan hành pháp” của Hiến pháp vĩnh viễn của Nhà nước Qatar, Việc thành lập Hội đồng Bộ trưởng sẽ được thành lập theo Lệnh của Tiểu vương theo đề xuất của Thủ tướng Tiểu vương có thể giao cho Thủ tướng hoặc bất kỳ Bộ trưởng nào khác các chức năng của một hoặc nhiều bộ.
● Cơ quan tư pháp:
Tòa án tối cao hoặc Tòa án giám đốc thẩm (gồm chủ tịch tòa án và mộtsố thẩm phán); Tòa án Hiến pháp tối cao (gồm chánh án và 6 thành viên).
Các thẩm phán Tòa án Tối cao được đề cử bởi Hội đồng Tư pháp Tối cao, một cơ quan độc lập gồm 9 thành viên bao gồm những người đứng đầu cơ quan tư pháp do Amir bổ nhiệm; thẩm phán được bổ nhiệm với nhiệm kỳ 3 năm có thể gia hạn; Các thành viên của Tòa án Hiến pháp Tối cao do Hội đồng Tư pháp Tối cao đề cử và được quốc vương bổ nhiệm.
● Tầm nhìn Quốc gia Qatar 2030
Tầm nhìn Quốc gia của Qatar hướng tới mục tiêu – đến năm 2030 – Qatar trở thành một xã hội tiên tiến có khả năng duy trì sự phát triển và mang lại mức
Trang 9sống cao cho người dân Tầm nhìn Quốc gia của Qatar xác định các mục tiêu dài hạn cho đất nước và cung cấp một khuôn khổ trong đó các chiến lược quốc gia và kế hoạch thực hiện có thể được phát triển Trụ cột phát triển:
- Phát triển kinh tế: Phát triển một nền kinh tế cạnh tranh và đa dạng, có khả năng đáp ứng nhu cầu và đảm bảo mức sống cao cho mọi người dân cả trong hiện tại và tương lai
- Phát triển xã hội: Phát triển một xã hội công bằng và quan tâm dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức cao và có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển.
- Sự phát triển của loài người: Phát triển tất cả mọi người để họ có thể duy trì một xã hội thịnh vượng
- Phát triển môi trường: Quản lý môi trường sao cho hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường
1.2 Kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội 2021 179,7 tỷ USD (bằng ½ Việt Nam) GDP bình quân đầu người 2021 66838 USD (gấp 16 lần Việt
Trang 10Qatar là quốc gia giàu có, với nền kinh tế quy mô lớn và GDP bình quân đầu người ở mức rất cao Dầu thô và khí đốt là trụ cột của nền kinh tế Qatar khi chiếm đến hơn 70% tổng thu ngân sách quốc gia, chiếm hơn 60% tổng sản phẩm nội địa và hơn 93% doanh thu xuất khẩu Qatar có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ ba thế giới và là quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới.
Các mỏ dầu Qatar được dự báo sẽ cạn kiệt vào năm 2023, do đó sản lượng dầu mỏ sẽ bị hạn chế ở mức không thể trên 500.000 thùng (80.000 m³) một ngày Tuy nhiên, Qatar lại sở hữu trữ lượng khí đốt thiên nhiên khổng lồ nằm ngoài khơi vịnh Persian Những mỏ khí ngoài khơi này được dự báo có chứa trữ lượng dầu thô đáng kể.
Nền kinh tế của Qatar suy thoái trong giai đoạn từ năm 1982 đến 1989 Kể từ sau khi nền kinh tế được phục hồi vào những năm 1990, lao động nhập cư, đặc biệt là từ Ai Cập and Nam Á ồ ạt đến quốc gia này Đến nay, lực lượng lao động nhập cư chiếm tới 95% cơ cấu lao động Qatar, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực xây dựng, dịch vụ, Nhằm kiểm soát dòng công nhân ngoại quốc, Qatar tiến hành thắt chặt quản lý các chương trình nhân lực ngoại quốc của họ An ninh là nền tảng chính trong các quy tắc và điều lệ nhập cảnh và nhập cư nghiêm ngặt của Qatar.
Tăng trưởng GDP của Qatar từng đạt mức cao kỷ lục trên thế giới là 1.156% trong thập niên 70 nhờ dầu mỏ, khí đốt Tuy nhiên, sự tăng trưởng này khiến nền kinh tế Qatar bấp bênh, bất ổn định và phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài trong các lĩnh vực khác Đồng thời, tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, do đó, Nhà nước Qatar đang rất chú trọng đến việc đa dạng hóa nền kinh tế vĩ mô của đất nước, nhưng đây vẫn là vấn đề dài hạn và khó khăn đối với nền kinh tế phụ thuộc quá mức vào tình hình kinh tế bên ngoài này.
Tầm nhìn quốc gia 2030 của Qatar tập trung hoàn toàn vào việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo Qatar cũng theo đuổi kế hoạch "Qatar hóa", huy
Trang 11động toàn bộ thể chế liên doanh và cơ quan chính phủ, phấn đấu đưa công dân Qatar vào các vị trí quyền lực cao hơn Ngày càng nhiều người Qatar tiếp nhận giáo dục tại nước ngoài, trong đó nhiều người du học tại Hoa Kỳ và trở về quê hương để giữ các chức vụ chủ chốt vốn trước đây do người nước ngoài nắm giữ.
Biểu đồ 2 Tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Qatar năm 2019 (theo OEC)
1.3 Văn hóa - xã hội
Tính đến cuối năm 2022, dân số ở Qatar rơi vào khoảng 2,75 triệu người, với 12% là người Qatar Trong đó, số lượng nam giới nhiều gấp 3 lần số lượng nữ giới, chủ yếu nhờ vào số lượng nam giới đến từ nước ngoài.
Ngôn ngữ chính thức của Qatar là tiếng Ả Rập Tuy nhiên, tiếng Anh vẫn được sử dụng rộng rãi do số lượng người nước ngoài làm việc ở Qatar tăng đáng kể trong những năm gần đây Với người dân đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới, nhiều ngôn ngữ khác cũng xuất hiện và được sử dụng như tiếng Farsi, tiếng Urdu, tiếng Nepali…
Trang 12Hồi giáo, hay còn gọi là đạo Hồi (đạo Islam) là tôn giáo độc thần khởi nguồn từ Abraham, dạy rằng Thiên chúa (Allah) và Muhammad là sứ giả của Thiên chúa Người Hồi giáo tin rằng Hồi giáo là phiên bản hoàn chỉnh và phổ quát của một đức tin nguyên thủy đã được tiết lộ trước thông qua các tiên tri được Chúa chỉ định sẵn như Adam, Abraham, Moses và Jesus Người Hồi coi Kinh Qur’an trong tiếng Ả Rập là sự mặc khải không thay đổi cuối cùng của Thiên Chúa và là các giáo lý và ví dụ quy phạm của Muhammad Hồi giáo cũng dạy về một ngày phán xử cuối cùng cho con người, người tốt sẽ được lên thiên đường còn người xấu sẽ bị trừng phạt xuống địa ngục.
Qatar là một quốc gia theo đạo Hồi với phần lớn dân số đều là người Hồi giáo nên những phong tục, tập quán và điều răn trong đại Hồi đã sớm ăn sâu vào tâm trí người dân Qatar Tầm ảnh hưởng của đạo Hồi không chỉ dừng lại ở đời sống tinh thần của con người, mà còn ảnh hưởng đến những quy định, luật lệ trong việc quản lý nhà nước Luật Sharia là một bộ luật và các quy tắc trong đời sống hàng ngày của người Hồi giáo Luật Sharia dựa trên sự kết hợp của Kinh Qur'an và những điều răn của tiên tri Muhammad Luật Sharia được áp dụng cho các luật liên quan đến gia đình, thừa kế và một số hành vi hình sự (thông dâm, cướp bóc và giết người) Trong một số vụ tố tụng tại các tòa án gia đình dựa theo luật Sharia, lời làm chứng của một phụ nữ có giá trị một nửa lời làm chứng của một nam giới Rượu bia và quan hệ tình dục bất hợp pháp là điều cấm ký tại quốc gia này Theo nội dung của Hiến pháp Qatar, luật Sharia là nguồn chính của pháp luật Qatar Việc áp dụng bộ luật này vào luật pháp Qatar đặt ra giới hạn cho phụ nữ trong việc đi học, hôn nhân và các hoạt động đời sống thường ngày Điều này khiến Qatar, cũng như nhiều nước Hồi giáo khác trong khu vực, tạo ra nhiều sự bất bình đẳng đối với phụ nữ và đẩy cao vai trò của đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội.
Hồi giáo là tôn giáo thống trị ở Qatar với hai phần ba dân số theo đại Hồi, chủ yếu thuộc hệ phái Sunni Chỉ khoảng 10% số dân theo đại Hồi là người
Trang 13Shiite Hồi giáo quyết định lối sống của công dân Qatar và luật pháp của đất nước cũng dựa trên luật Sharia Các trường học do nhà nước tài trợ trong nước bắt buộc học sinh phải học đạo Hồi Nhà thờ nổi tiếng là nhà thờ Hồi giáo Mohammed Bin Abdul Wahab - nhà thờ Hồi giáo của nhà nước Qatar Về Hindu giáo, hầu hết người theo đạo này ở Qatar là người nhập cư từ Nam Á và Đông Nam Á, là lao động nhập cư sống tạm thời để làm việc tại quốc gia này Kitô giáo ở đây chủ yếu là người nước ngoài từ châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ Hiến pháp của Qatar qua định quyền tự do tôn giáo trong nước Tuy nhiên, truyền đạo bởi những người không theo Hồi giáo là một hành vi phạm tội có thể bị trừng phạt Việc bỏ đạo của người Hồi giáo cũng sẽ bị pháp luật trừng phạt Lễ hội Hồi giáo được tổ chức như ngày lễ quốc gia của Qatar Dù Qatar đang hòa mình vào tiến trình hiện đại hóa một cách nhanh chóng nhưng về mặt văn hóa và xã hội, nhưng người dân sinh sống và làm việc Qatar vẫn phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt Người nước ngoài sống tại Qatar thường được khuyến khích nên tôn trọng truyền thống địa phương và tuân thủ các chuẩn mực xã hội như việc ăn mặc kín đáo khi ra đường Họ nên tôn thờ đức tin Hồi giáo, nghiêm cấm việc chỉ trích gia đình hoàng gia và chính trị Qatar Các giá trị và phong tục từ nhiều đời vẫn được duy trì tại Qatar, chẳng hạn quyền giám hộ của nam giới, sử dụng đồ uống có cồn ngoài nơi cấp phép, cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân, bắt tay với người khác giới… Giống với các quốc gia khác tại khu vực Trung Đông, địa vị là một yếu tố rất quan trọng ở Qatar Vì vậy, việc sử dụng chức danh được khuyến khích trong các trường hợp có thể.
1.4 Tầm ảnh hưởng
Qatar là một quốc gia nhỏ bé, với dân số hạn chế và có nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên như khí hậu sa mạc và nguồn nước ngầm hạn hẹp, không thuận lợi cho cả phát triển nông nghiệp và công nghiệp Về vị trí địa lý, quốc gia này nằm giữa Saudi Arabia và Iran - 2 thế lực lớn không ngừng cạnh tranh tầm ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông.
Trang 14Trước những thách thức về cả điều kiện tự nhiên và địa-chính trị, Qatar sở hữu những điều kiện quan trọng giúp quốc gia này đạt được mục đích và nâng cao vai trò trong khu vực: (1) Sự lãnh đạo có kế hoạch, có tham vọng, có tầm nhìn; (2) Sự dồi dào về tài nguyên thiên nhiên nhiên, đặc biệt là khí đốt tự nhiên giúp Qatar độc lập về tài chính; (3) Sự tận dụng các mâu thuẫn thường trực trong quan hệ khu vực và quốc tế, biến chúng thành lợi thế giúp hình thành các mối quan hệ đồng minh với mục đích khu vực hóa và quốc tế hóa tầm quan trọng của nền an ninh quốc gia Qatar (European Institute of Mediterranean, 2022).
Đặt nguyên tắc hòa giải làm cốt lõi trong các mục tiêu chính sách đối ngoại của Qatar phản ánh cả những động cơ mang phong cách riêng của giới lãnh đạo Qatar và nhận thức của nước này rằng một động thái như vậy mang lại cơ hội để đưa ra một tuyên bố táo bạo về quyền tự chủ trên trường khu vực và quốc tế.
Đặt nguyên tắc hòa giải làm cốt lõi trong các mục tiêu chính sách đối ngoại của Qatar phản ánh cả những động cơ mang phong cách riêng của giới lãnh đạo Qatar và nhận thức của nước này Một động thái như vậy mang lại cơ hội để đưa ra một tuyên bố táo bạo về quyền tự chủ trên trường khu vực và quốc tế.
Qatar vài thập kỷ trước vẫn còn là một nước nhỏ lạc hậu với nền nông nghiệp thủy hải sản ảm đạm, giờ đây đã chính thức gia nhập “cuộc chơi quyền lực” với những ông lớn cả trong khu vực và trên thế giới.
a Trong khu vực Trung Đông
Sự kết hợp giữa nguồn tài nguyên phong phú và dân số bản địa nhỏ bé đã mang lại cho các quan chức Qatar khả năng điều động đáng kể và giải phóng tiểu vương quốc này khỏi những áp lực kinh tế xã hội đang ảnh hưởng đến các nước láng giềng lớn hơn trong khu vực.
Sau giai đoạn thận trọng ban đầu vào tháng 1 năm 2011, các nhà lãnh đạo của Qatar đã nhận ra những đường nét đang phát triển của biến động chính trị theo tầng tầng lớp lớp trên khắp Bắc Phi và Trung Đông và điều chỉnh chính
Trang 15sách một cách thực dụng Qatar đã có vị thế tốt để đảm nhận một vai trò can thiệp và có thể nhìn thấy rõ ràng trong giai đoạn đầu của biến động trong khu vực Quyết định chấp nhận hướng thay đổi của các quan chức Qatar là độc nhất vô nhị giữa các quốc gia trong khu vực, những quốc gia đã chống lại những áp lực phổ biến do Mùa xuân Ả Rập gây ra mà họ coi là mối đe dọa vốn có.
Phản ứng của Qatar đối với Mùa xuân Ả Rập thể hiện sự tiếp tục của các xu hướng chính sách sâu sắc hơn có từ trước năm 2011, chẳng hạn như sự cân bằng tinh tế giữa các lực lượng khác nhau vốn đã tạo nên một dấu ấn trong chính sách đối ngoại của Qatar Doha định vị mình là đồng minh của phương Tây trong thế giới Ả Rập trong việc thúc đẩy can thiệp nhân đạo vào Libya và dàn xếp chính trị ở Yemen Tương tự như vậy, nước này quyết định ủng hộ những người Hồi giáo trong khu vực vì thông lệ lâu dài của chính phủ Qatar là cung cấp nơi ẩn náu cho những người Hồi giáo và những người bất đồng chính kiến từ khắp thế giới Ả Rập và Hồi giáo cũng như chủ nghĩa thực dụng trong các tính toán chính sách khu vực của Qatar Những yếu tố này hội tụ trong mối quan hệ gần gũi nhưng vẫn gây tranh cãi của Qatar với Tổ chức Anh em Hồi giáo.
Năm 2017 chứng kiến tranh chấp vùng Vịnh căng thẳng và khủng hoảng ngoại giao của Qatar khi một loạt các nước Ả Rập quyết định cắt đứt quan hệ với nước này Ngày 5/6, Saudi Arabia, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain cáo buộc Doha hỗ trợ các nhóm khủng bố và can thiệp vào công việc nội bộ các nước trong khu vực và đột ngột tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với Qatar Theo đó, Saudi Arabia đã đóng cửa mọi cảng hàng không và cảng biển với Qatar, đồng thời ra lệnh đóng cửa trụ sở kênh truyền hình Al-Jazeera của Qatar và thu giấy phép hoạt động của Al-Jazeera tại nước này Qatar chính thức bị cô lập chính trị và kinh tế tại Trung Đông vì các cáo buộc ủng hộ khủng bố và làm suy yếu ổn định khu vực.
b Trên thế giới
Trang 16Không chỉ được biết đến với danh xưng “Quốc gia khai thác và xuất khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới”, Qatar còn có vị thế quan trọng trong thị trường tài chính - bất động sản nhờ vào Cơ quan đầu tư Qatar Với lợi thế kinh tế này, Qatar đã tự định vị mình trở thành một quốc gia “siêu giàu Châu Á”, có liên kết mật thiết với nền kinh tế thế giới.
Năm 1916, với sự sụp đổ sắp xảy ra của Đế chế Ottoman, Qatar đã ký hiệp ước phòng thủ với Vương Quốc Anh, cam kết chính phủ Anh sẽ bảo vệ triều đại Al Thani, thần dân và lãnh thổ của nó khỏi bất kỳ sự xâm lược nào Các hiệp ước và sự đầu hàng mà người Anh áp đặt lên từng tiểu vương quốc ở Vịnh Ba Tư đã tạo nên “sự khởi đầu của các quốc gia vùng Vịnh với tư cách là các đơn vị chính trị riêng biệt”
Cho tới giai đoạn Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988) cho thấy những căng thẳng lãnh thổ cũ không bị lãng quên mà còn tạo ra những tranh chấp mới trong một khu vực với những thực tế chính trị mới và những tham vọng kinh tế mới Cuộc xâm lược của Iraq vào Kuwait năm 1990 đã tạo ra một làn sóng chấn động giữa các chế độ quân chủ vùng Vịnh, thúc đẩy tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ Giống như các quốc gia vùng Vịnh khác, vào năm 1992, Qatar đã ký Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng với Hoa Kỳ, cho phép Hoa Kỳ tiếp cận các căn cứ của Qatar và bố trí trước khí tài quân sự của Hoa Kỳ tại các căn cứ đó.
Trong những năm sau đó, Qatar đã xây dựng căn cứ không quân Al Udeid, nơi đặt trụ sở tiền phương của Bộ Tư lệnh Trung ương (CENTCOM) từ năm 2009 Đối với Mỹ, Qatar đang trở thành một đối tác có trọng lượng trong khu vực nhằm giảm thiểu bớt ảnh hưởng của vương quốc dầu hỏa Saudi Arabia Nhìn từ phía Qatar, Mỹ là một lá bùa hộ mệnh vào lúc bang giao với nước láng giềng sát cạnh là Saudi Arabia càng lúc càng căng thẳng, chẳng hạn như trong giai đoạn 2002-2008 và nhất là quãng 2017-2019 Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết với Hoa Kỳ đã không ngăn cản Qatar phát triển chính sách đối ngoại của
Trang 17riêng mình, vốn lấy đường lối phê phán các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iraq, cô lập Iran và ủng hộ Israel (Baabood, 2007: 163).
Ngoài ra, Qatar thúc đẩy xây dựng quyền lực mềm quốc gia bằng các chính sách, hoạt động nhân đạo tại Châu Á và Châu Phi Quỹ Phát triển Qatar (QFFD) là một trong những tổ chức chính giám sát các nỗ lực viện trợ quốc tế của đất nước Trong những năm gần đây, Qatar đã cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho nhiều quốc gia dưới hình thức viện trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, các chương trình y tế và giáo dục cũng như phát triển cơ sở hạ tầng.
Ở châu Á, Qatar đã cung cấp viện trợ cho Bangladesh để đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya, cũng như hỗ trợ xây dựng trường học và bệnh viện ở Indonesia, và các nỗ lực tái thiết ở Nepal bị động đất Qatar cũng đã đóng góp vào việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Afghanistan và hỗ trợ người tị nạn Syria thông qua nhiều sáng kiến khác nhau.
Tại châu Phi, Qatar đã tham gia vào một số dự án trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và phát triển cơ sở hạ tầng Ví dụ, Qatar đã hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng các bệnh viện và trường học mới ở Ai Cập, cũng như phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước và vệ sinh ở một số nước châu Phi Ngoài ra, quốc gia này đã hỗ trợ những người tị nạn và những người di tản trong nước ở các quốc gia bao gồm Somalia và Sudan.
Nhìn chung, các hoạt động nhân đạo của Qatar phản ánh cam kết trở thành một bên tham gia toàn cầu có trách nhiệm và nỗ lực đóng góp cho sự phát triển bền vững và hạnh phúc của con người trên toàn thế giới.
1.5 Tổng quan về chính sách đối ngoại Qatar
Mặc dù có diện tích nhỏ (11.586 km2), vị trí địa chiến lược của Qatar khiến nước này trở thành một nhân tố chủ chốt trong vùng Vịnh Ba Tư Mặc dù là một quốc gia có nền kinh tế mạnh, thế nhưng Qatar cũng cực kỳ dễ bị tổn thương vì đây là một trong những quốc gia nhỏ nhất và ít dân cư nhất ở vùng Vịnh.Chính vì vậy, một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Qatar là duy trì
Trang 18sự ổn định trong khu vực, điều này đòi hỏi phải đảm bảo duy trì sự cân bằng nhất định giữa hai cường quốc chính trong khu vực: Ả Rập Saudi và Iran.
Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1971, chính sách đối ngoại của Qatar đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Hai bước ngoặt đã đánh dấu sự phát triển của nó: việc chuyển giao quyền lực cho Sheikh Hamad Bin Khalifa Al Thani vào năm 1995 và sự thoái vị của ông đối với Thái tử Sheikh Tamim Bin Hamad Al Thani vào tháng 6 năm 2013.1
Giống như ở các quốc gia vùng Vịnh khác, chính sách đối ngoại của Qatar nhìn chung phù hợp với chính sách đối ngoại của chính phủ Ả Rập Xê Út cho đến giữa những năm 1990, khi Doha vạch ra con đường độc lập của riêng mình dưới sự lãnh đạo của Sheikh Hamad Bin Khalifa Al Thani.
Việc Emir Hamad bin Khalifa Al Thani lên nắm quyền vào năm 1995 đã thúc đẩy việc tái cơ cấu chính sách đối ngoại của Qatar với mục đích phá vỡ mối ràng buộc phụ thuộc đã tồn tại với Ả Rập Xê Út kể từ thời cha ông, Emir Khalifa Bin Hamad Al Thani Trong nỗ lực nâng cao hình ảnh khu vực và quốc tế của Qatar, Emir Hamad đã đảm nhận vai trò trung gian hòa giải, đề xuất nhiều sáng kiến ngoại giao và hòa giải để giải quyết xung đột khu vực, đồng thời thúc đẩy hợp tác phát triển và viện trợ nhân đạo, tất cả các công cụ quyền lực mềm phổ biến Sau khi lên ngôi, Emir Hamad bin Khalifa đã khởi động quá trình tự do hóa chính trị, điểm nổi bật chính là bãi bỏ kiểm duyệt phương tiện thông tin đại chúng năm 1995, giải tán Bộ Thông tin năm 1998, tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên bầu Hội đồng thành phố của Doha vào năm 1999, và được thông qua bởi trưng cầu dân ý về Hiến pháp năm 2003 Tiểu vương Hamad giải thích về bước ngoặt này như sau: “Chúng ta chỉ đơn giản là phải cải cách chính mình Chúng ta đang sống trong một thời đại hiện đại.”2
2Ignacio Álvarez-Ossorio Alvariño, (2021), The foreign policy of Qatar From a mediating role to an
1Abdullah, J (2014, December 7) Analysis: Qatar’s foreign policy – the old and the new Opinions | AlJazeera https://www.aljazeera.com/opinions/2014/11/21/analysis-qatars-foreign-policy-the-old-and-the-new
Trang 19Qatar thể hiện mình là một bên tham gia năng động, sáng tạo với khả năng làm trung gian hòa giải trong các cuộc xung đột khác nhau trong khu vực và vươn mình ra trường thế giới nhờ vào nguồn tài nguyên khổng lồ do trữ lượng khí đốt cung cấp Tầm vóc quốc tế của Qatar được công nhận đã được khẳng định qua việc Qatar được bầu làm thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 2006 và 2007 cũng như vai trò tích cực của Qatar trong Mùa xuân Ả Rập từ năm 2011.
Sau đó, vai trò hòa giải-tích hợp của Qatar dần dần chuyển sang vai trò chủ động, độc lập hơn, vai trò này sẽ đảm nhận hoàn toàn trong bối cảnh của cái gọi là Mùa xuân Ả Rập Trong bối cảnh của chính sách đối ngoại mới này, họ đã sử dụng các công cụ quyền lực mềm để thể hiện hình ảnh của mình trong các lĩnh vực Ả Rập và Hồi giáo Ví dụ về sức mạnh mềm bao gồm hòa giải trong các cuộc xung đột khu vực, thiết lập kênh truyền hình toàn Ả Rập, Al Jazeera và thành lập Quỹ Qatar để thúc đẩy văn hóa, giáo dục và thể thao như một phần của nỗ lực xây dựng thương hiệu nhà nước.
Với tư cách là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an vào năm 2006 và 2007, Qatar đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết 1696 áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran vì phát triển chương trình hạt nhân Mục tiêu của Qatar là cố gắng “đóng vai trò là nhà đàm phán bí mật giữa Hoa Kỳ và Iran” (sđd.: 97), mặc dù cuối cùng vai trò đó đã được Oman thực hiện sau đó trong khuôn khổ đàm phán giữa G5+1 và Iran
Thông qua chính sách đối ngoại “mở”, dựa vào các công cụ quyền lực mềm như truyền thông, ngoại giao, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch, kinh tế và viện trợ nhân đạo, chiến lược của Doha dựa trên quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng, hình thành liên minh chiến lược với các nước lớn và các cường quốc tầm trung và việc xây dựng một thương hiệu.
Kể từ năm 2014, khi Sheikh Tamim Bin Hamad Al Thani lên nắm quyền, phong cách ngoại giao của Qatar đã thay đổi đáng kể, phù hợp với nhiều diễn
Trang 20biến gần đây trong khu vực, đặc biệt là ở Ai Cập, Iraq và Syria Các công cụ chính sách đối ngoại của Qatar đã trải qua một bước phát triển đáng chú ý liên quan đến khái niệm hóa cả quyền lực mềm và quyền lực thông minh Những diễn biến này buộc giới lãnh đạo Qatar phải điều chỉnh và định hình lại các chính sách của mình một cách hợp lý phù hợp với các ưu tiên đang thay đổi.
Các động thái ngoại giao của Qatar có phần im ắng hơn so với lập trường trước đây, điều này có thể là do mong muốn của vị Tiểu vương trẻ tuổi là định hình chiến lược chính sách đối ngoại của đất nước mình, kết hợp cả cách tiếp cận quyền lực cứng và mềm, đồng thời duy trì các nguyên tắc hiến pháp làm nền tảng cho chính sách đối ngoại của Qatar.
Ban lãnh đạo mới của Qatar đang ngày càng chú ý đến các vấn đề nội bộ, đặc biệt là khi đất nước này dường như trở thành mục tiêu của một chiến dịch có hệ thống của truyền thông phương Tây, được hỗ trợ bởi một số tổ chức và quốc gia không đồng ý với chính sách đối ngoại của Qatar về các vấn đề khu vực khác nhau Điều đáng chú ý ở đây là các quan chức Qatar không phủ nhận rằng có những vấn đề và thiếu sót liên quan đến quyền của người lao động nước ngoài Các cơ quan nhà nước có liên quan đã khởi xướng luật pháp để giải quyết những vấn đề đó, đặc biệt kể từ khi Qatar tìm cách thực hiện và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 Nước này cũng đang chuẩn bị tổ chức các giải đấu thể thao quốc tế, quan trọng nhất là Giải vô địch bóng ném thế giới năm 2015 và Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA vào năm 2022.
Những người ra quyết định của Qatar đã áp dụng chính sách mở cửa đối thoại với tất cả các bên ở bất cứ nơi nào khả thi, với sự nhấn mạnh rõ ràng về việc không loại trừ bất kỳ nhóm nào khỏi chính trường Do lập trường này mâu thuẫn với lập trường của một số quốc gia láng giềng chọn đối đầu với một số phong trào Hồi giáo chính trị, nên nó đã châm ngòi cho những bất đồng trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, dẫn đến việc ba thành viên rút đại sứ của họ khỏi Doha vào tháng 3 năm 2014 Chắc chắn, đây là thách thức lớn nhất đối với
Trang 21Sheikh Tamim phải đối mặt trong năm đầu tiên của triều đại của mình Cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử quan hệ nội bộ Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh này đã làm nổi bật khả năng ra quyết định chính trị tự chủ của Qatar và khả năng duy trì một chiến lược độc lập mà không nhất thiết phải thù địch với các nước khác trong khu vực.
Phản ứng từ phía Qatar cho thấy sự linh hoạt và sẵn sàng vượt qua khủng hoảng và được củng cố trong các bài phát biểu của Tiểu vương tại Đức và tại LHQ vào tháng 9 năm 2014, cũng như trong cuộc phỏng vấn của ông cho CNN Một phân tích về những sự kiện này làm nổi bật những đặc điểm mới và cũ trong chính sách đối ngoại của Qatar, điều này cho thấy rằng chính sách này đã được điều chỉnh mà không ảnh hưởng đến các nguyên tắc cơ bản được quy định trong hiến pháp.
Nguyên tắc hòa giải vẫn là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nó, với việc Doha trở thành hình mẫu trong việc giải quyết các xung đột khu vực và quốc tế, đồng thời giành được vị thế là “Geneva của Mashreq”.
Trong các diễn đàn quốc tế gần đây, Tiểu vương Qatar Sheikh Tamim Bin Hamad Al Thani đã kêu gọi xây dựng văn hóa đối thoại và “ngoại giao phòng ngừa” thông qua các biện pháp hòa bình phủ đầu thay vì chiến tranh phủ đầu, đồng thời ủng hộ các chính phủ thực hiện cải cách dần dần Tất cả các dấu hiệu cho thấy Doha mong muốn khám phá các cách tiếp cận linh hoạt hơn so với những cách tiếp cận được áp dụng sau khi Mùa xuân Ả Rập bùng nổ, mà không thay đổi các nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của mình.
II Thông tin đối ngoại của Qatar2.1 Mô hình chiều dọcA Cấp chính phủ
Người đứng đầu hoạch định chính sách và đường lối đối ngoại của Qatar là Hoàng thân Sheikh Tamim Bin Hamad Al-Thani - Emir (tiểu vương) thứ tám
Trang 22của Qatar được cha là Hamad bin Khalifa Al Thani chuyển giao quyền lực vào ngày 25 tháng 6 năm 2013.
Theo Hiến pháp Qatar, Tiểu Vương có quyền xây dựng chính sách chung của Nhà nước với sự hỗ trợ của Hội đồng Bộ trưởng; Công nhận người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; Thành lập và điều chỉnh các bộ và các cơ quan chính phủ khác và xác định chức năng của nó; Thành lập, tổ chức, giám sát và quy định cụ thể chức năng của các cơ quan tham mưu giúp Nhà nước chỉ đạo các chính sách cao của nhà nước Đồng thời, Tiểu vương là nguyên thủ quốc gia, đại diện cho Nhà nước đối nội và đối ngoại và trong tất cả các mối quan hệ quốc tế.3(Bộ Ngoại giao Qatar, 2023)
B TTĐN các bộ và cơ quan ngang bộa Bộ ngoại giao:
Quan hệ đối ngoại của Qatar được thực hiện thông qua Bộ Ngoại giao Hiến pháp của Nhà nước Qatar khẳng định các nguyên tắc chính sách đối ngoại sau: bảo vệ chủ quyền và độc lập, bảo vệ bản sắc của các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo, tôn trọng các hiệp ước và công ước quốc tế, củng cố hòa bình và an ninh quốc tế, bảo vệ các quyền tự do công và tư và nhân quyền: "Nhà nước tôn trọng các hiệp ước và công ước quốc tế, đồng thời nỗ lực tôn trọng tất cả các hiệp ước và công ước quốc tế mà mình là thành viên" Điều 6, Hiến pháp Nhà nước Qatar "Chính sách đối ngoại của nhà nước Qatar dựa trên nguyên tắc tăng cường hòa bình và an ninh quốc tế thông qua việc khuyến khích giải quyết các xung đột quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia quốc gia khác, và hợp tác với tất cả các quốc gia tìm kiếm hòa bình" Điều 7, Hiến pháp Nhà nước Qatar
- Chức năng:
Trang 23Giới thiệu Nhà nước trên toàn cầu; phổ biến thông tin về các giá trị và chính sách văn hóa của mình; và bảo vệ lợi ích của Qatar ở nước ngoài.
Đề xuất và trình bày chính sách đối ngoại của Nhà nước với Tiểu vương để phê duyệt; và theo dõi việc thực hiện chính sách đối ngoại đó.
Đưa ra các khuyến nghị cho việc hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại, phối hợp với các cơ quan hữu quan của Nhà nước.
Tổ chức trao đổi cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự với nước ngoài và với các tổ chức khu vực và quốc tế.
Tiến hành các cuộc trao đổi và thảo luận cần thiết để ký kết các thỏa thuận và hiệp ước, sắp xếp và các thủ tục để thực hiện và thực hiện chúng, đồng thời giám sát việc áp dụng chúng.
Bảo vệ và đại diện cho lợi ích của Nhà nước và công dân ở nước ngoài Tiến hành liên lạc với các bộ và cơ quan có thẩm quyền của Qatar, các chính phủ nước ngoài và các cơ quan đại diện ngoại giao của họ cũng như các tổ chức khu vực và quốc tế.
Đề xuất các dự án luật, quy định liên quan đến chức năng của Bộ - Cơ cấu:
Ngài Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Nhà nước Qatar kể từ ngày 27 tháng 1 năm 2016 Ông cũng được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Qatar vào ngày 15 tháng 11 năm 2017 Và Ngài được bổ nhiệm làm Thủ tướng vào tháng 3 năm 2023.
b Bộ Văn Hoá (Ministry of Culture (Qatar)
Sự hình thành của Bộ Văn hóa và Nghệ thuật đã thực sự bắt đầu kể từ khi thành lập Cục Văn hóa và Nghệ thuật vào năm 1976 với tư cách là một đơn vị của Bộ Thông tin và sau đó được chuyển giao cho Bộ Giáo dục và Văn hóa năm 1977 Sau đó, Qatar là quốc gia Ả Rập đầu tiên bãi bỏ Bộ Thông tin vào năm
Trang 241996, đồng nghĩa với việc loại bỏ bất kỳ sự kiểm duyệt chính thức nào đối với các phương tiện truyền thông.
- Trách nhiệm:
“Bộ Văn hóa và Thể thao chịu trách nhiệm bảo tồn văn hóa, nghệ thuật và di sản làm nổi bật các đặc điểm quốc gia và Hồi giáo, chuẩn bị các nghiên cứu và nghiên cứu liên quan đến nó Bộ cũng chịu trách nhiệm tổ chức các chương trình và kỷ niệm các sự kiện quốc gia, quy định giấy phép sở hữu và thành lập các đài phát thanh, truyền hình và giám sát báo chí, ấn phẩm và tài liệu
Trang 25c Bộ Awqaf và các vấn đề Hồi giáo của Qatar
Bộ Awqaf và các vấn đề Hồi giáo của Qatar là một cơ quan chính phủ Qatar còn được gọi là Bộ tài trợ và các vấn đề Hồi giáo và Cơ quan Awqaf của Qatar.
AWQAFM được thành lập vào tháng 4 năm 2022 với mục đích đã nêu là "đảmbảo rằng tất cả các lĩnh vực của cuộc sống hiện đại tuân thủ các nguyên tắccủa đạo Hồi."
- Cơ cấu:
● Phòng hướng dẫn tôn giáo
Phòng hướng dẫn tôn giáo luôn hoạt động với công suất tối đa thông tin qua các bộ phận khác nhau, bao gồm Trung tâm Ghi nhớ Kinh Qur'an dành cho cả hai giới, trải rộng về mặt địa lý trên khắp các khu vực khác nhau trong cả nước Điều này đã được lan rộng bằng cách tổ chức các cuộc thi ghi nhớ Kinh Qur'an và đặt ra các giải thưởng có giá trị cho những người ghi nhớ toàn bộ Kinh Qur'an; Đoàn xe của phòng đi tham quan các thành phố và làng mạc, đồng thời tham gia các sự kiện văn hóa và xã hội trong nước với các ấn phẩm của mình, đồng thời tổ chức các hội thảo tại các trường học, trung tâm và cộng đồng.
● Phòng Quan hệ Công chúng và Truyền thông
Bộ tài trợ và các vấn đề Hồi giáo và tiếp cận với môi trường quốc gia, cũng như hợp tác với các tổ chức chính phủ khác nhau, khu vực tư nhân và các tổ chức từ thiện xã hội dân sự và nhân đạo qua phòng Quan hệ công chúng và Truyền thông Đơn vị
● Trung tâm Văn hóa Hồi giáo Sheikh Abdullah Bin Zaid Al Mahmoud
Bộ cũng đã thắp sáng một ngọn đèn dẫn đường cho người Hồi giáo mà cả người Hồi giáo và người không theo đạo Hồi đều được hướng dẫn Mục tiêu của nó là giới thiệu Tôn giáo chân chính và truyền bá văn hóa Hồi giáo, quá khứ và hiện tại của nó, đồng thời dạy ngôn ngữ cho những người không nói tiếng Ả Rập Trung tâm Văn hóa Hồi giáo cũng đã dịch sách Hồi giáo sang nhiều ngôn
Trang 26ngữ để giới thiệu đạo Hồi với thế giới Nó giao tiếp với các cộng đồng cư trú trong nước và tổ chức cho họ các sự kiện giới thiệu và văn hóa trong các lĩnh vực khác nhau.
● Trang web Islamweb.net
Ngoài ra, Bộ cũng truyền thông qua Internet bằng cách ra mắt trang web "Islamweb.net", một trang web nổi tiếng đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế và khu vực Ngoài ra, còn có Trung tâm Fatwa và Bộ phận Tư vấn trợ giúp người truy cập để đặt các câu hỏi về Hồi giáo và trả lời bằng những câu trả lời thuyết phục và an ủi Trang web hoạt động bằng nhiều ngôn ngữ: tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha.
d Văn phòng Truyền thông Chính phủ (GCO)
Văn phòng được thành lập vào ngày 16 tháng 6 năm 2015 trực thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ GCO truyền đạt thông tin của Chính phủ Nhà nước Qatar, làm việc với các bộ và các tổ chức quan trọng khác để kể câu chuyện của Qatar và hỗ trợ các cơ quan chính phủ trả lời các câu hỏi của giới truyền thông một cách kịp thời.
- Nhiệm vụ của GCO:
Là nguồn tin tức và thông tin chính liên quan đến Chính phủ Qatar
Giới thiệu một hình ảnh chính xác về Qatar với thế giới, thông qua việc làm rõ sự thật và thể hiện những đóng góp của Qatar trong các lĩnh vực khác nhau
Thể hiện tầm nhìn, chính sách và chương trình của chính phủ
Cung cấp hỗ trợ truyền thông cho Chính phủ Qatar và các tổ chức khác Tham gia với các cơ quan truyền thông địa phương và quốc tế và trả lời các câu hỏi của giới truyền thông thông qua GCO hoặc bằng cách giới thiệu họ với các tổ chức chính phủ khác
Trang 272.2 Mô hình chiều ngang thông qua truyền thông đại chúng
Sự kiểm soát của chính phủ đối với các phương tiện truyền thông đã thay đổi kể từ khi thành lập chế độ quân chủ Cục Thông tin được thành lập vào năm 1969, và được thay thế bởi Bộ Thông tin và Văn hóa vào năm 1972 Năm 1975, một bộ phận riêng biệt đã được bổ sung vào Bộ Thông tấn xã Qatar Luật báo chí và xuất bản, cơ quan kiểm duyệt chính thức đầu tiên của chính phủ nhằm kiểm soát các phương tiện truyền thông và người dân, được ban hành ở Qatar vào năm 1979 Luật này nhằm mục đích điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và cơ sở báo chí, nhà in, xuất bản và phân phối, thư viện, hiệu sách, cửa hàng bán sản phẩm nghệ thuật, và các cơ quan quảng cáo và công khai Ví dụ, luật cấm nhiều tờ báo và sách truy cập vào đất nước vì họ không đồng ý với quan điểm chính trị, kinh tế hoặc tôn giáo của chính phủ Kiểm duyệt đã được dỡ bỏ vào năm 1995 khi luật Báo chí và Xuất bản mới, tự do hơn nhiều được ban hành.
Luật báo chí và xuất bản mới tiếp tục được cập nhật từ năm 1995, được phát triển tương ứng với bối cảnh truyền thông quốc tế và khu vực Luật này mở rộng cơ hội cho sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là liên quan đến các quyền tự do và không gian cho hoạt động, và được cho là sẽ được ban hành trong tương lai gần Điểm khác biệt nhất của luật này là các quyền tự do mà nó trao và việc cấm các nhà báo bị giam giữ hoặc triệu tập bởi bộ máy an ninh.
Luật đặt ra một cơ chế cho mối quan hệ với giới truyền thông và sẽ trở thành điểm tham chiếu cho giới truyền thông ở Qatar Dự kiến luật này sẽ khuyến khích sự tham gia tích cực hơn và quyền tự do có trách nhiệm của giới truyền thông trong việc đưa tin về các vấn đề quan trọng đối với xã hội.
Luật không chỉ điều chỉnh các phương tiện truyền thông và báo chí, mà còn cả các phương tiện truyền thông xã hội và các hình thức khác đã đi vào bối cảnh
Trang 28truyền thông trong vài năm qua Cần có các quy định phù hợp với những phát triển gần đây và đảm bảo không gian cho các quyền tự do.
a Báo in
Báo in là phương tiện truyền thông in ấn đầu tiên có mặt ở Qatar, được đánh dấu vào năm 1961- khi Qatar vẫn nằm trong sự bảo hộ của thực dân Anh, với cột mốc là sự xuất bản của một công báo chính thức của chính phủ có chứa các luật và sắc lệnh của Emir Năm 1969, Qatar thành lập Cục Thông tin và phát hành tạp chí Doha cùng năm Năm 1970, Bộ Giáo dục phát hành tạp chí Giáo dục Năm 1970, Al Urooba press và Gulf News, một tạp chí tiếng Anh xuất bản hai tháng một lần, được xuất bản với tư cách là tờ báo tư nhân đầu tiên ở Qatar.
Báo Al Arab, bắt đầu xuất bản vào năm 1972, là nhật báo chính trị đầu tiên và Al Ahd Press là tuần báo chính trị đầu tiên Năm 2002, ngoài các tờ báo thuộc sở hữu của chính phủ, còn có bảy ấn phẩm thuộc sở hữu tư nhân Các ấn phẩm thuộc sở hữu tư nhân là các tờ báo tiếng Ả Rập Al-Raya, Al-Sharq, Al-Watan; The Gulf Times và The Peninsula, báo tiếng Anh; và Qatar Al-Khair và Al-Doha Lil-Jamiah , các tạp chí xuất bản tin tức, bao gồm chính trị, kinh doanh, xã hội, tài chính, y tế, nghệ thuật và giải trí Trong nhiều năm, chính phủ Qatar đã hỗ trợ tài chính cho các tờ báo và báo chí địa phương Tuy nhiên, điều này đã bị dừng lại vào năm 1995, cùng năm mà việc kiểm duyệt phương tiện truyền thông được dỡ bỏ Điều này khiến báo chí về cơ bản không bị chính phủ can thiệp và nhiều tờ báo, tạp chí trong nước và quốc tế bắt đầu xuất hiện tại thị trường Qatar như New York Times, tạp chí Time, Financial Times và Alquds Alarabi.
b Phát thanh & Truyền hình
Phát thanh chính thức xuất hiện tại Qatar vào ngày 25/6/1968 khi Qatar Broadcasting Service (QBS) - một đơn vị được quản lý bởi chính phủ Qatar, bắt đầu phát sóng các chương trình radio bằng các thứ tiếng Ả Rập, Anh, Urdu và Pháp Nền phát thành của Qatar bao gồm đa dạng các thể loại nội dung, từ âm
Trang 29nhạc, tin tức đến giải trí Tại quốc gia này, không có đơn vị phát thanh tư nhân mà tất cả đều được nhà nước quản lý và điều hành dưới Qatar Broadcasting Service (QBS) (Tạm dịch: Dịch vụ phát thanh Qatar) Chỉ 2 năm sau đó, nền truyền hình Qatar cũng chính thức ra đời vào năm 1970, phát sóng hàng ngày duy nhất một kênh đen trắng Cũng giống như phát thanh, tất cả các kênh truyền hình Qatar đều là quốc hữu, trừ kênh truyền hình vệ tinh Al-Jazeera ra đời năm 1996 Tuy Al-Jazeera được chính phủ Qatar tài trợ thành lập, kênh này vẫn được coi là một đơn vị tư nhân.
Vào năm 1997, Sheikh Hamad thành lập Qatar General Broadcasting and Television Corporation, hiện tại được biết tới là Qatar Media Corporation (Tạm dịch: Tập đoàn truyền thông Qatar) để quản lý hệ thống phát thanh và truyền hình thuộc sự sở hữu của chính phủ.
- Phát thanh
Qatar Radio (QR) hay Đài phát thanh Qatar được thành lập vào năm 1968 trong bối cảnh Qatar chưa có các cơ sở hạ tầng truyền thông như báo in và tạp chí Mảng nội dung và quản lý vận hành của QR được phụ trách bởi các chuyên gia Ả Rập, còn các khía cạnh kỹ thuật lại có sự tham gia trực tiếp của các tập đoàn quốc tế, tất cả góp phần xây dựng nên đài phát thanh quốc gia đầu tiên của Qatar, hay cũng được coi là phương tiện truyền thông đầu tiên của nước này.
- Truyền hình
Qatar TV là đài truyền hình đầu tiên được thành lập ở Qatar Ra đời vào năm 1970 với các chương trình đen trắng, Qatar TV đã có chương trình truyền hình có màu đầu tiên vào năm 1974 và vào năm 1993, đài truyền hình này đã chiếm được vị trí độc quyền trong lòng người xem khi hệ thống truyền hình cáp của đài này có riêng cho mình các kênh vệ tinh Cũng giống như các phương tiện truyền thông quốc gia khác tại Qatar, Qatar TV được tài trợ hoàn toàn bởi Amir Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani và các lãnh đạo của Tập đoàn Truyền