1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Giữa Kì Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Đề Tài Ảnh Hưởng Của Triết Lý Âm-Dương Trong Thực Hành Tín Ngưỡng Của Người Việt (Xét Trường Hợp Xin Đài Âm Dương.pdf

17 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Triết Lý Âm-Dương Trong Thực Hành Tín Ngưỡng Của Người Việt (Xét Trường Hợp Xin Đài Âm Dương)
Tác giả Dương Phương Thảo
Người hướng dẫn Trần Thu Thủy
Trường học Đại học Bách khoa Hà Nội
Chuyên ngành Viện ngoại ngữ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Đại học Bách khoa Hà Nội ---Viện ngoại ngữ---*** TIỂU LUẬN GIỮA KÌ Cơ sở văn hóa Việt Nam Đề tài: Ảnh hưởng của triết lý Âm-Dương trong thực hành tín ngưỡng của người Việt... Khái quát v

Trang 1

Đại học Bách khoa Hà Nội -Viện ngoại

ngữ -***

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Đề tài: Ảnh hưởng của triết lý Âm-Dương trong thực hành tín

ngưỡng của người Việt.

(Xét trường hợp xin đài âm dương)

Sinh viên thực hiện: Dương Phương Thảo

Mã học phần: FL1320

Lớp: IPE-01

Mã số sinh viên: 20234694

Giảng viên phụ trách: Trần Thu Thủy

Ngày thực hiện: 15/11/2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP, Hà Nội, Ngày, … Tháng, … Năm

Ký tên

Trang 3

MỤC LỤC

A.MỞ ĐẦU 4

B NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG 6

1.1.Khái niệm và nguồn gốc của triết lý Âm Dương: 6

1.1.1.Khái niệm Âm Dương 6

1.1.2 Nguồn gốc của triết lý Âm Dương 7

1.2 Khái quát một số nội dung cơ bản của học thuyết Âm Dương: 8

1.2.1 Âm dương khía cạnh dịch học: 8

1.3 Các hướng phát triển của học thuyết Âm Dương 9

1.3.1 Thuyết Ngũ Hành: 9

1.3.2 Thuyết Bát Quái 10

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TỌA ĐỘ VĂN HÓA VIỆT NAM 11

2.1 Văn hóa là gì? 11

2.2 Khái quát về tọa độ văn hóa Việt Nam 11

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG TRONG THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT (xét trường hợp xin đài âm dương) 12

3.1 Triết lý Âm Dương đối với tính cách và tư duy người Việt 12

3.2 Ảnh hưởng của triết lý âm dương trong thực hành tín ngưỡng của người Việt 13

3.2.1 Định nghĩa xin đài âm dương 13

3.2.2 Các hình thức xin đài Âm Dương 14

3.2.3 Cách thức đọc kết quả của đài Âm Dương 16

C KẾT LUẬN 17

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

3

Trang 4

A.MỞ ĐẦU

Từ xa xưa trong nhận thức con người luôn có khao khát tìm cách lý giải các sự vật và hiện tượng xung quanh Chính bởi khát khao đó, mà rất nhiều các học thuyết Triết học và văn hóa được hình thành và phát triển Không chỉ vậy, một trong những học thuyết triết học duy vật đầu tiên được ra đời

là chủ nghĩa duy vật cổ đại, tiêu biểu là triết lý Âm Dương, đó cũng là một cột mốc đánh dấu cho một bước tiến bộ lớn trong nhận thức và tư tưởng của người phương Đông Ngoài ra học thuyết này cũng có rất nhiều tác động lớn và sâu sắc đối với đời sống văn hóa và tinh thần của người Đông Nam Á nói chung và người Việt Nam nói riêng Ngoài ra, chúng ta có thể

dễ dàng bắt gặp triết lý tư tưởng này trong các văn hóa, tập tục, tín ngưỡng,… của người Việt

Việt Nam là một quốc gia có lịch sử văn hóa dày dặn và hình thành lâu đời

ở khu vực Đông Nam Á Nền văn hóa Việt Nam hiện nay là kết quả của giáo trình giao lưu và chịu ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác nhau bởi các yếu tố chính trị cũng như yếu tố biến động lịch sử trong quá khứ Một trong số đó, nền văn hóa mà ta chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất chính là nền văn hóa Trung Hoa với triết lý tổng hợp cùng với biện chứng về sự nhận thức nhân sinh quan Triết lý Âm-Dương có thể được xem là triết lý mà người Việt đã tiếp thu và chắt lọc cũng như ứng dụng vào trong đời sống

văn hóa hàng ngày một cách linh hoạt nhất Vậy nên, việc tìm hiểu “Ảnh hưởng của triết lý Âm-Dương trong thực hành tín ngưỡng của người Việt.’’ là cần thiết để ta có thể hiểu rõ hơn các gí trị văn hóa của người

Việt thông qua đó có cách ứng xử phù hợp nhàm phát huy và giữ gìn những giá trị văn hóa này

Trang 5

Mục tiêu đề tài: Tìm hiểu triết lý Âm Dương là gì?; sự hình thành và phát

triển của triết lý Âm Dương; các biểu hiện của triết lý Âm Dương trong thực hành tín ngưỡng của người Việt

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Học thuyết Âm Dương; ảnh hưởng

của học thuyết trong đời sống người Việt nói chung và tín ngưỡng văn hóa nói riêng

Phương pháp nghiên cứu: phương thức lịch sử, phương thức phân tích và

tổng hợp và phương thức logic

Đề cương nghiên cứu: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham

khảo, nội dung cảu đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về triết lý Âm Dương

Chương 2: Triết lý Âm Dương ở Việt Nam

Chương 3: Ảnh hưởng của triết lý Âm Dương

trong đời sống văn hóa người Việt (xét trường hợp

xin đài Âm Dương)

5

Trang 6

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG

1.1.Khái niệm và nguồn gốc của triết lý Âm Dương:

1.1.1.Khái niệm Âm Dương

“Âm dương” ở đây không phải để chỉ một vật chất hay một vật hữu hình

cụ thể mà nó là tên gọi của một học thuyết được hình thành từ rất lâu Trong lý luận này người ta quan niệm toàn bộ vũ trụ được tạo nên bởi hai thực thể đối lập mang tính cân bằng là Âm và Dương, hai lực lượng này tồn tại song song trong mâu thuẫn và thống nhất, trong Âm thì có Dương

và ngược lại trong Âm cũng có mầm mống của Dương Và theo Lý luận về

âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách “Quốc ngữ” Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược… Hai thế lực

âm và dương tác động lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ Sách “Quốc ngữ” nói rằng “khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất”

Yếu tố Âm thường được biểu hiện trong các yếu tố như: tính nữ, yếu đuối, lạnh lẽo, tối tăm,… trong khi đó yếu tố Dương lại được thể hiện hoàn toàn ngược lại với các tính chất như: nam tính, mạnh mẽ, ấm áp, ánh sáng,…

Trang 7

1.1.2 Nguồn gốc của triết lý Âm Dương

Từ xưa đến nay, triết lý âm dương gắn bó chặt chẽ trong mọi mặt đời sống người Á Đông nói chung Song, triết lý âm dương bắt từ đâu và từ bao giờ vẫn là vấn đề còn để ngỏ, những lời giải đáp hiện đều có sức thuyết phục,

đa phần đều có chung một ý kiến rằng học thuyết này bắt nguồn từ Trung Quốc Như Khổng An Quốc và Lưu Hâm (nhà Hán) đã cho rằng người sáng tạo ra triết lý này chính là Phục Hy (Kinh Dịch-2800 TCN) Tương truyền, phục hy trong một lần đi chơi sông Hoàng Hà đã nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã mà hiểu được quy luật biến hóa của vũ trụ, sau

đó vạch thành nét mà tạo ra Hà Đồ Tuy nhiên, Phục Hy chỉ là một nhân vật trong thần thoại nên chưa có cơ sở khoa học nào để có thể chứng minh đây là quan điểm đúng hoặc đây là nguồn gốc thật sự của học thuyết này Một số luận điểm khác lại cho rằng triết lý này do Âm Dương Gia-một trong những trường phái triết học cổ của Trung Quốc tạo ra trong giai đoạn Bách gia tranh minh thời Xuân Thu Chiến Quốc Tuy nhiên các nghiên cứu học chỉ tìm thấy các tài liệu ghi chép về Âm Dương Gia áp dụng học thuyết này vào việc lý giải các vấn đề về khía cạnh Địa lý-Lịch sử Ngoài

ra, theo tài liệu được ghi chép lại thì Âm Dương gia được hình thành từ thế

kỉ III, còn học thuyết âm dương thì được hình thành và phát triển từ rất lâu trước đó

Hiện nay các nghiên cứu liên khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã đưa ra một số luận điểm mới rằng: “học thuyết Âm Dương có gốc gác từ phía Nam gồm các vùng phía Nam Trung Hoa (từ sông Dương Tử trở xuống Việt Nam) Trong thời kì Nam tiến của người Trung Hoa, cụ thể

là thời kì mở rộng từ lưu vực sông Hoàng Hà đến phía Nam sông Dương

Tử, họ đã tiếp thu và hệ thống hóa học thuyết này, sau đó hoàn thiện và truyền bá ngược trở lại cho các cư dân phía Nam

7

Trang 8

1.2 Khái quát một số nội dung cơ bản của học thuyết Âm Dương

1.2.1 Âm dương khía cạnh dịch học

Trong “Kinh Dịch” đã ghi rõ nguồn gốc và cơ sở hình thành nên yếu tố âm-dương Vũ trụ (hay trời đất) thưở sơ khai là một khối mang trạng thái hỗn loạn (chưa phân chia thái cực) Sau đó, thái cực hành vận động và biến thành hai lực lượng mang tính dương và âm Từ đó, vạn vật trong vũ trụ bắt đầu được hình thành Để cho vũ trụ được vận động và vạn vật có thể được sinh tồn, hai thái cực âm dương này phải luôn chuyển hóa Thái Cực Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tự Tượng sinh Bát Quái Đó chính là cơ sở cơ bản cấu tạo nên các học thuyết Âm Dương ngũ hành

1.3 Các hướng phát triển của học thuyết Âm Dương.

Dựa vào các luận điểm và cơ sở của triết lý Âm Dương, về sau học thuyết

đã được phát triển và mở rộng thành hai hệ thống triết lý khác đó là

“thuyết tam tài ngũ hành” và “thuyết Tứ Tượng Bát Quát”

Trang 9

1.3.1 Thuyết Ngũ Hành

Quy luật mâu thuẫn và bổ sung cho nhau chính là cơ sở chính để biểu thị nên thuyết Ngũ Hành Tuy nhiên, thuyết này được xây dựng hoàn chỉnh hơn dựa vào 5 nguyên tố của vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ 5 yếu tố này tồn tại dựa trên mối quan hệ tương sinh và tương khắc đồng thời với nhau Trong quan hệ tương sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy Còn trong mối quan hệ tương khắc thì Mộc khắc Thổ , Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc Chính sự xuất hiện của thuyết Ngũ Hành đã phàn nào lý giải được những biến hóa phức của các yếu tố vật chất từ đó tạo nên một cơ sở giải thích hiện tượng xã hội một cách hợp lý

1.3.2 Thuyết Bát Quái

Phân đôi Lưỡng nghi thành Tứ Tượng là một trong hai hướng phát triển khác của triết lý Âm Dương, bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông phân ra từ hai mùa nóng và lạnh; rồi từ phương Nam và phương Bắc phân ra bốn hướng Đông, Tây, Nam , Bắc Và rồi Tứ Tượng tiếp tục phân đôi thành Bát Quái 9

Trang 10

Triết lý Bát Quái là biểu tượng cho 8 hiện tượng tự nhiên: Núi, Đất, Gió, Nước, Sấm, Trời, Đầm, Lửa Bát Quái Hậu thiên còn biểu tượng cho cha

mẹ và 6 người con trong một gia đình

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TỌA ĐỘ VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1 Văn hóa là gì?

Đây là sản phẩm của con người hình thành, phát triển và sáng tạo, văn hóa

đã hiện hữu từ thưở bình mình của xã hội loài người Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường từ nhiên xã hội” Qua luận điểm trên, có thể hiểu văn hóa là sản phẩm của một cộng đồng và đó chính là cách họ sống và sinh hoạt

Trang 11

2.2 Khái quát về tọa độ văn hóa Việt Nam

Về thời gian và văn hóa Việt Nam có thể chia ra thành 5 giai đoạn chính Hai giai đoạn đầu thuộc về lớp văn hóa bản địa là giai đoạn văn hóa tiền sử

và giải đoạn văn hóa sơ tử Bốn giai đoạn sau thuộc về lớp văn hóa giao lưu với nền văn hóa Trung Hoa

Có thể thấy thời gian của lớp văn hóa Trung hoa là dài nhất nên các nhận thức luận điểm trong giai đoạn này bị ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa Trung Hoa (Tam giáo: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo) Không chỉ vậy, các nhận thức chủ đạo đều có tầm ảnh hưởng lớn và sâu đậm đến cách sinh hoạt, sống và văn hóa của người Việt Ngoài ra, hệ thống học thuyết Âm Dương nói chung cũng có những ảnh hưởng to lớn nhất định trong nếp sống và sinh họat của người Việt xưa và nay

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG TRONG THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT (xét trường hợp xin đài âm dương)

3.1 Triết lý Âm Dương đối với tính cách và tư duy người Việt.

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á-cái nôi sinh ra học thuyết Âm Dương nguyên thủy, đồng thời cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Hoa-nơi phát triển và hoàn thiện học thuyết này Quy luật

“trong dương có âm và trong âm có dương” là quy luật thể hiện rõ nét nhất

sự ảnh hưởng về lối tư duy trong văn hóa người Việt Lối tư duy này len lỏi sâu vào trong đời sống văn hóa người Việt như là các quan niệm: trong cái rủi có cái may,… Triết lý sông quân bình cũng từ đó mà hình thành

11

Trang 12

Một trong những tư duy đặc trưng của người Việt xuất phát từ học thuyết

âm dương đó là tư duy “lưỡng phân lưỡng hợp”, âm dương luôn song hành cùng với nhau Tư duy này thường được thể hiện rõ nét nhất trong quan niệm của người Việt khi mà mọi thứ luôn phải được đi đôi với nhau chứ hiếm khi đơn lẻ Bên cạnh đó, hai hình vuông và tròn cũng biểu tượng cho

Âm và Dương cũng xuất hiện thành cặp trong văn hóa của người Việt với quan niệm cho sự hoàn thiện Ví dụ như khi người Việt chúc mừng một người phụ nữ trước khi sinh con là “mẹ tròn con vuông” với mong muốn bình an khỏe mạnh

3.2 Ảnh hưởng của triết lý âm dương trong thực hành tín ngưỡng của người Việt

Tín ngưỡng phồn thực như khẳng định tầm ảnh hưởng của triết lý âm dương đối với đời sống và văn hóa của người Việt Với đa số các tín ngưỡng đa thần thì người Việt có xu hướng lấy phần tính chất âm làm căn bản, dẫn tới lối sống trọng nữ Đặc biệt, một số tín ngưỡng đặc trưng khác cũng thể hiện rất rõ điều này trong tục thờ Mẫu Ngoài ra, các tín ngưỡng khác khi du nhập vào đến Việt Nam cũng có một số thay đổi đề phù hợp với tư duy của người Việt Như là các vị Phật thường được nữ tính hóa hay

là khi nhắc đến đạo Phật người ta thường nhớ đến nhiều nhất là vị Quan Thế Âm Bồ Tát

3.2.1 Định nghĩa xin đài âm dương

Đối với các nước Châu Á đặc biệt là Việt Nam thì trước khi đứng trước những việc quan trọng, người ta thường có xu hướng làm lễ và gieo quẻ

Âm Dương Họ quan niệm rằng đây là cách hỏi ý kiến thần linh về quyết định hoặc mong cầu của họ Việc gieo quẻ Âm Dương xuất hiện và diễn ra

ở khắp mọi nơi từ đền, phủ, miếu đến các dịp lễ đầu năm hay các trong

Trang 13

Đạo giáo quan niệm, hai yếu tố âm và dương hình thành lên vũ trụ, hai yếu

tố này vừa tương sinh vừa tương khắc (trong âm có dương và trong dương

có âm)

Theo người Việt quan niệm, việc gieo quẻ hay xin đài âm dương chính là hành động và giao tiếp giữa vị thánh với những tín đồ đệ tử Việc này chính là câu hỏi dành cho vị thánh đó có đồng ý hoặc chấp thuận với những mong muốn, lời khẩn cầu hay có cho phép người đệ tử đó làm việc này hay là không Kết quả cảu xin đài âm dương phần nào thể hiện kết quả của việc lễ đạt Nếu như tâm thành của người xin sâu sắc, lời khấn thành khẩn, đúng đắn, nghi lễ đúng phép thì theo quan niệm vị thánh đó sẽ gật đầu mà đồng ý (đài nhất dương) Ngược lại, nếu như trong quá trình làm lễ

có sai xót hoặc người xin khấn không nhất tâm hoặc thành tâm thì kết quả xin đài sẽ không được tốt Dựa vào kết quả đó, người xin lễ sẽ suy nghĩ lại tâm hoặc hành động cảu người xem có sai xót hay tội lỗi ở đâu không để sửa chữa và thay đổi

3.2.2 Các hình thức xin đài Âm Dương

Xin đài (hay gieo quẻ) âm dương có rất nhiều hình thức và biến thể khác nhau Người xin có thể lấy một khúc tre dài khoảng 10cm với đường kinh 3-5cm chẻ làm đôi, khi xin đài người xin sẽ cầm hai mẩu tre đập vào nhau sau đó tung lên Đến khi hai thanh tre rơi xuống đất thì sẽ hiện lên kết quả Khi này mặt dương chính là mặt ngoài của thanh tre, còn mặt âm sẽ là mặt trong Cách thức thành hiện nay vẫn được dân tộc Tày áp dụng rất phổ biến Còn trong phía Nam thường có xu hướng lấy hai miếng gỗ hình bán nguyệt, một mặt lồi và một mặt phẳng (tượng trưng cho mặt âm và mặt dương) rồi tung lên

13

Trang 14

Nhưng hiện nay cách thức phổ biến nhất vẫn là xin đài bằng đồng xu Tiền

xu có hình tròn tượng trưng cho trời, lỗ đồng xu có hình vuông tượng trưng cho đất (hình tròn và vuông ở đây cũng thể hiện cho âm và dương)

“Trời” bên ngoài, “đất” bên trong tương ứng ý nghĩa thịnh vượng may mắn trong quẻ Thá trong Kinh Dịch

Loại đồng xu hay được sử dụng và phổ biến nhất chính là đồng xu Càn Long thông bảo thời nhà Thanh, đây cũng là thời kì phát triển hưng thịnh nhất của Trung Hoa Đó là thời kì hưng thịnh và thái bình nhất, do đó đồng

xu như thể hiện ước nguyện cảu dân chúng mong muốn nhân dân về sau những điều tốt đẹp nhất Trên mặt dương đồng xu có khắc 4 chữ Càn Long Thông Bảo, còn mặt âm là mặt không có chữ

Ngày đăng: 29/05/2024, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN