Ở những giai đoạn sau, cụ thể là trước Đệ Nhị Thế chiến, khi nền kinh tế của Mỹ đã bắt đầu vững mạnh, nhận biết được tầm quan trọng về địa chính trị của khu vực Mỹ Latinh cũng như nhân c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ
TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
Đề tài 8: Châu Mỹ Latinh trong địa chiến lược của Mỹ - lịch sử và hiện tại Học phần: HIST109802 – Địa chiến lược và Địa chính trị
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH
MỤC LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA KHU VỰC MỸ LATINH VÀ MỤC TIÊU CHUNG CỦA MỸ TRONG KHU VỰC 5
1.1 Vị trí địa lý của khu vực Mỹ Latinh 5
1.2 Mục tiêu chung của Mỹ trong khu vực 7
Tiểu kết chương 1 8
CHƯƠNG 2: ĐỊA CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ ĐỐI VỚI CHÂU MỸ LATINH TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI 9
2.1 Địa chiến lược của Mỹ đối với Châu Mỹ Latinh trong quá khứ 9
2.2 Địa chiến lược của Mỹ đối với Mỹ Latinh hiện tại 16
2.3 So sánh địa chiến lược của Mỹ đối với Mỹ Latinh trong quá khứ và hiện tại 25
Tiểu kết chương 2 28
CHƯƠNG 3: DỰ ĐOÁN ĐỊA CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ ĐỐI VỚI MỸ LATINH TRONG TƯƠNG LAI VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM 29
3.1 Dự đoán địa chiến lược của Mỹ đối với Mỹ Latinh trong tương lai 29
3.2 Liên hệ thực tiễn Việt Nam 34
Tiểu kết chương 3 38
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 44
Trang 4để thuận lợi cho con đường kinh doanh của mình vào năm 1803 Nhân cơ hội việc người Tây Ban Nha đã bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến chống lại Napoleon ở châu
Âu, Mỹ đã giành lại được vùng Florida vào năm 1819 khi người Tây Ban Nha chấp nhận nhượng lại cho Mỹ vùng đất này
Ở những giai đoạn sau, cụ thể là trước Đệ Nhị Thế chiến, khi nền kinh tế của
Mỹ đã bắt đầu vững mạnh, nhận biết được tầm quan trọng về địa chính trị của khu vực
Mỹ Latinh cũng như nhân cơ hội các cường quốc châu Âu đang cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt, Mỹ đã tiến hành thực hiện địa chiến lược của mình để khống chế
Mỹ Latinh thông qua các chính sách như: Học thuyết Monroe (1823), chính sách “cây gậy lớn” và “ngoại giao đồng đôla”, thành lập liên minh Pan – Mỹ, tu chính án Platt đối với Cuba, chính sách “láng giềng thân thiện” và chính sách can thiệp vào Mexico
và Nicaragua Sau Đệ Nhị Thế chiến, nhờ vào lợi thế về mặt quân sự, Mỹ đã xúc tiến
ép các nước Mỹ Latinh chấp nhận một loạt các hiệp ước, hiệp định như Hiệp ước phòng thủ chung Tây bán cầu (1947), Hiệp ước quân sự tay đôi (1952), hiệp ước chốngcộng đồng (1954) Hiện nay, vấp phải sự cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, mối quan hệ giữa Mỹ với các khu vực Mỹ Latinh ngày càng xấu đi, buộc Mỹ phải có những điều chỉnh về địa chiến lược trong các chính sách của Mỹ đối với Mỹ Latinh Chính vì vậy, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Châu Mỹ Latinh trong địa chiến lược của Mỹ - lịch sử và hiện tại” để nắm rõ và so sánh được địa chiến lược của Mỹ
Trang 52đối với châu Mỹ Latinh trong quá khứ và hiện tại có những đặc trưng gì Từ đó, dự đoán địa chiến lược của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh trong tương lai và liên hệ thực tiễn đến Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài này, nhóm chúng em đã tham khảo qua một số công trình nghiên cứu và bài báo của cả Việt Nam và nước ngoài Những bài báo, những công trình nghiên cứu này đều được tác giả đầu tư công sức và hoàn chỉnh một cách kỹ lưỡng Để tránh bài nghiên cứu bị loãng, không đưa ra được những góc nhìn khách quan về đề tài này chúng em đã chọn ra một số bài báo, bài nghiên cứu có chiều sâu và uy tín sau:
(1) Evan Ellis: “The Transitional World Order: Implications for Latin America and the Caribbean” (Tạm dịch: Trật tự thế giới đang thay đổi: Hàm ý đối với Mỹ La-tinh vàCa-ri-bê), https://theglobalamericans.org/2022/03/the-transitional-world-order-implications-for-latin-america-and-the-caribbean/)
(2) TS Lê Viết Duyên, 22/9/2022, Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc tại khu vực Mỹ La-tinh trong xu thế mới Truy xuất từ: https://tapchicongsan.org.vn/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/825860/canh-tranh-chien-luoc-my -trung-quoc-tai-khu-vuc-my-la-tinh-trong-xu-the-moi.aspx
(3) United States Department of State, Basic Readings in U.S Democracy: The Monroe Doctrine (1823)
(4) Bernard A Weisberger, Edward Pessen The United States from 1816 to 1850 (2020) Retrieved April 10th, 2023 from https://www.britannica.com/place/United-States/The-United-States-from-1816-to-1850
(5) Herring, George C., From Colony to Superpower: U.S Foreign Relations Since
1776, (2008) Tr 153-155)
Trang 63(6) Rabe, Stephen G (2006) "Học thuyết Johnson" Nghiên cứu tổng thống hàng quý Tr: 45–58.
(7) Khổng Hà 2022 Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ và những điều đáng chú ý Truy xuất từ: https://cand.com.vn/the-gioi-24h/hoi-nghi-thuong-dinh-chau-my-va-nhung-dieu-dang-chu-y-i656350/ , ngày 2/5/2023
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Địa chiến lược của Mỹ đối với châu Mỹ Latinh Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: từ 1898 đến 2020
Không gian: Khu vực Mỹ Latinh
4 Mục tiêu nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, nhóm chúng em sẽ hiểu rõ được đặc trưng của địa chiến lược của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh trong quá khứ và hiện tại Từ đó, nhóm chúng em có sự so sánh khách quan về địa chiến lược của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh ở hai thời điểm này cũng như có sự dự đoán về địa chiến lược của Mỹ đối với châu Mỹ Latinh trong tương lai và liên hệ thực tiễn vào Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu đã được nhóm chúng em sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp phân tích tổng thể và toàn cục Phương pháp lý luận liên hệ với thực tiễn, Phương pháp phân tích và so sánh lực lượng, Phương pháp khảo sát kinh tế, Phương pháp phân tích lịch sử
6 Kết cấu của đề tài
Chương 1: Vị trí địa lý của Châu Mỹ Latinh và mục tiêu chung của Mĩ trong khu vực Vị trí địa lý của CMLT
Trang 741.1 Vị trí địa lý của Châu Mỹ Latinh
Tiểu kết chương 1
Chương 2: Địa chiến lược của Mĩ đối với Châu Mỹ Latinh trong quá khứ và ở hiện tại
2.1 Địa chiến lược của Mỹ đối với Châu Mỹ Latinh trong quá khứ
2.2 Địa chiến lược của Mỹ đối với Châu Mỹ Latinh ở hiện tại
2.3 So sánh địa chiến lược của Mỹ đối với Châu Mỹ Latinh trong quá khứ và ở hiệntại
Tiểu kết chương 2
Chương 3: Dự đoán địa chiến lược của Mỹ đối với Mỹ Latinh trong tương lai vàliên hệ thực tiễn Việt Nam
3.1 Dự đoán địa chiến lược của Mỹ đối với Mỹ Latinh trong tương lai
3.2 Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Tiểu kết chương 3
Trang 8CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA KHU VỰC MỸ LATINH VÀ MỤC TIÊU CHUNG CỦA MỸ TRONG KHU VỰC
1.1 Vị trí địa lý của khu vực Mỹ Latinh
Châu Mỹ Latinh được miêu tả là những khu vực ở châu Mỹ sử dụng ngôn ngữ trong hệ thống ngôn ngữ Latinh (Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Pháp)gồm 20 nước cộng hòa với số dân cư khoảng 600 triệu người Những quốc gia này có nhiều điểm giao thoa trong văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ hơn so với các quốc gia ở Bắc
Mỹ
Vị trị địa lý của khu vực này là toàn bộ phía nam Hoa Kỳ và có thể chia ra thành
4 vùng chính gồm Mexico và khu vực Trung Mỹ, Cộng hòa Haiti và Caribê, nhóm Andean1và khu vực Brazil và nón phía Nam Châu Mỹ Latinh trải dài trên năm vùng 2
khí hậu khác nhau, với nhiều loại địa hình phức tạp “Vùng tương đối bằng phảng phía đông dãy núi Andes và khí hậu ôn đới của một phần ba dưới cùng của Nam Mỹ, được gọi là Southern Cone , tương phản rõ rệt với núi non và rừng rậm phía bắc…” 3 4
Trong khi Mexico đang vươn lên trở thành một cường quốc trong khu vực thì những đặc điểm địa lý của quốc gia này như hoang mạc phía bắc, núi non hai phía đông tây và rừng rậm ở phía nam lại kiềm hãm khả năng phát triển về giao thương và tăng trưởng kinh tế Các thủ đô, thành phố lớn ở khu vực này cũng tương đối cô lập vớinhau Hai bờ biển phía đông (Brazil) và tây (Peru) đều không có các cảng nước sâu tự nhiên, từ đó hạn chế tàu thuyền giao thương Dãy Andes phủ đầy tuyết ở Trung Mỹ vớinhững thung lũng sâu đã chia cắt nhiều vùng ở phía tây với phía đông Các thành phố đang phát triển trong khu vực này chủ yếu được hình thành ở khu vực gần biển
Mỹ Latinh là một vùng đất rộng lớn với tổng diện tích khoảng 21 triệu km giàu 2
tài nguyên thiên nhiên với điểm nổi bật là nguồn nông sản, lâm sản cũng như khoáng
1 Còn được gọi là cộng đồng Andean
2 Còn được gọi là Southern Cone
3 Còn được gọi là Chóp cực Nam
4 Marshall, T Những Tù Nhân của Địa lý (2020) NXB Hội Nhà văn Trang 37
Trang 96sản Đây là khu vực với nhiều quốc gia có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới như Brazil (đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê và đường mía), Mexico (đứng thứ 17 thế giới về khai thác bạc và đứng thứ 12 về mặt xuất khẩu dầu lửa và khí đốt) , Chile 5
với ngày sản xuất đồng phát triển, Colombia đồng thời có trữ lượng than khổng lồ và tiềm năng thủy điện cao
Những lợi thế về kinh tế này khiến cho khu vực Mỹ-Latinh ngày càng thu hút các quốc gia lớn tiến vào để gây ảnh hưởng ở đây Điều này đã trở thành một mối lo ngại lớn đối với Hoa Kỳ Từ những năm 2000, vị thế của Trung Quốc trong khu vực này đã gia tăng đáng kể, trở thành một trong những nhà đầu tư lớn vào nền công nghiệp năng lượng, cơ sở vật chất và công nghệ hàng không trong khu vực Trong giai6
đoạn dịch COVID-19 bùng nổ gần đây, quốc gia này cũng là một đơn vị hỗ trợ lớn, cung cấp nhiều thiết bị y tế, vắc xin cũng như cho vay mượn Bên cạnh đó, Nga cũng
đã dần thể hiện mong muốn mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực này Từ năm 2008, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, việc mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực Mỹ Latinh đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga Tuy nhiên, việc nâng cao tầm ảnh hưởng này chú trọng về mặt chính trị hơn là trong vấn đề kinh tế, đưa đến kết hiệu quả không quá cao so với những năm 1990 và còn nhiều hạn chế Tương tự với Trung Quốc và Nga, các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan cũng đã có những bước tiến nhỏ vào nền kinh
tế của khu vực này
5 List of countries by oil exports (n.d.) Wikipedia Retrieved May 3, 2023, from
https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_oil_exports
6 Roy, D., & O'Neil, S K (2022, April 12) China's Growing Influence in LatinAmerica Council on Foreign Relations Retrieved May 3, 2023, from
venezuela-security-energy-br
Trang 101.2 Mục tiêu chung của Mỹ trong khu vực
1.2.1 Khuếch trương ảnh hưởng - Vận mệnh hiển nhiên và học thuyết Monroe
Học thuyết Monroe xuất hiện năm 1823 cũng như tư tưởng “Vận mệnh hiển nhiên” (Manifest Destiny) ra đời năm 1845 hay Hệ luận Roosevelt là những minh chứng cho mong muốn đưa Mỹ Latinh và vùng ảnh hưởng của riêng đế chế Mỹ Những học thuyết và tư tưởng này thể hiện việc Mỹ muốn đặt chính quốc trở thành bảotrợ an ninh và ổn định phía Tây bán cầu mà không có sự can thiệp của bất kỳ một lực lượng nào thuộc Cựu thế giới
Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã nhiều lần can thiệp quân sự vào Mỹ - Latinh với Mexico là là “ngọn cờ đầu tiên” Hoa Kỳ cũng đã nhiều thân tham dự vào việc giải quyết những bất đồng biên giới trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi các cường quốc châu Âu, điển hình là việc nước này tuyên bố sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện cần thiết trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa Venezuela và Guiana thuộc Anh (1895) Có thể thấy, mục tiêu hàng đầu trong các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là đẩy các nước châu Âu ra khỏi khu vực và đặt chính quốc và vị trí bỏ trống, từ đó đạt được những lợi ích và bảo vệ an ninh trong khu vực nói chung và trong nước nói riêng
1.2.2 Duy trì sự ổn định ở các nước châu Mỹ Latinh để tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của Mỹ
Những vấn đề như Chủ nghĩa Cộng sản (trong chiến tranh lạnh), khủng hoảng kinh tế, các phong trào kháng chiến, vấn nạn ma túy và nhập cư trái phép luôn là những yếu tố đe dọa đến lợi ích và an ninh Hoa Kỳ Đặc biệt là trong những năm gần đây với sự bùng nổ tiêu thụ ma túy và nhập cư bất hợp pháp đã gây ra nhiều xáo trộn trong tâm lý người dân Hoa Kỳ Điều này dẫn đến hiện tượng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dần trở thành cánh tay nối dài của các chính sách đối nội, những nhà cầm
Trang 118quyền Hoa Kỳ buộc phải đưa ra những chính sách mới về an ninh quốc gia cũng như đem khu vực Mỹ - Latinh vào phạm vi kiểm soát của mình
Mặt khác, sự ổn định xã hội tại Mỹ - Latinh sẽ mở đường cho sự phát triển kinh
tế trong khu vực, một bối cảnh mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong khu vực
1.2.3 Khai thác khoáng sản và là thị trường kinh doanh cho quốc gia
Từ trước đến nay, khu vực Mỹ Latinh luôn được xem là “sâu sau” của Mỹ Điềunày thể hiện rõ bản chất mối quan hệ của Mỹ với các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh quá gần nước Mỹ, điều này khiến quốc gia này buộc phải giữ chặt khu vực ‘sân sau’ nhằm bảo vệ lợi ích và an ninh quốc nội
Với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, những nhu cầu về năng lượng và nguyên liệu không thể được thỏa mãn bởi tài nguyên quốc nội Mỹ, đặc biệt là trong bốicảnh nguồn năng lượng toàn cầu khan hiếm Mỹ Latinh, với lợi thế tài nguyên to lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới đã trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho Mỹ.Trong bối cảnh tự do hóa đầu tư và thương mại được thúc đẩy, các doanh nghiệp
Mỹ ngày càng dễ dàng xâm nhập vào thị trường khu vực Những doanh nghiệp này, vớinhững lợi thế trong sự chênh lệch về công nghệ, vốn và trình độ quản lý đã dễ dàng đè bẹp các doanh nghiệp trong khu vực, trở thành những nhân tố thao túng nền kinh tế Mỹ-Latinh
Tiểu kết chương 1
Từ những ngày đầu của học thuyết Monroe và tư tưởng “Vận mệnh hiển nhiên”,
Mỹ - Latinh đã đóng một vai trò quan trọng nhất định trong các chiến lược của Mỹ, điều này chủ yếu là đến từ sự chi phối của các nhân tố địa - chính trị và địa - kinh tế Những mục tiêu và mối quan tâm của Mỹ đối với khu vực này thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau nhưng vẫn xoay quanh những mục tiêu cốt lõi là lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia
Trang 122.1.1.1 Bối cảnh chung của thế giới và khu vực
Bối cảnh chung của thế giới trong giai đoạn này cũng có những biến đổi đáng
kể Cụ thể, các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha… đang ráo riết tiến hành các cuộc xâm lược để mở rộng sự bành trướng của mình cũng như không ngừng tranh giành lãnh thổ, cạnh tranh với các cường quốc khác thông qua một số các sự kiệnđiển hình như Hội nghị Vienna ở Áo năm 1814, bảy lần thành lập liên minh chống Pháp của các cường quốc từ 1796 đến 1814 Không những vậy, các nước tư bản chủ nghĩa lúc này đã có sự chuyển biến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Bên cạnh đó, cácnước Anh, Pháp cũng bắt đầu có sự suy giảm về nhịp độ phát triển công nghiệp và các nước Đức, Ý, Nhật cũng đã bắt đầu có sự lớn mạnh Dù đã giành được độc lập từ tay các cường quốc châu Âu nhưng các nước Mỹ Latinh
Lúc này, tình hình của nước Mỹ cũng có những điểm đáng chú ý ở một số mặt như kinh tế, chính trị
Về kinh tế, lúc này kinh tế của Mỹ gặp khó khăn, “điển hình là tài chính hoảng loạn năm 1819, cũng tạo ra sự mất đoàn kết Nguyên nhân của cơn hoảng loạn rất phứctạp, nhưng hậu quả lớn nhất của nó rõ ràng là xu hướng các nạn nhân của nó đổ lỗi cho một hoặc một nhóm lợi ích thù địch hoặc độc ác khác—dù là Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ, các nhà tư bản phương Đông, các nhà đầu cơ ích kỷ hay các chính trị gia phảnbội— mỗi cáo buộc thể hiện cảm giác tồi tệ tồn tại bên cạnh điều tốt đẹp
Trang 1310Nền kinh tế Mỹ đã mở rộng và trưởng thành với tốc độ đáng kể trong những thập kỷ sau Chiến tranh năm 1812 Sự phát triển nhanh chóng của phương Tây đã tạo
ra một trung tâm mới tuyệt vời để sản xuất ngũ cốc và thịt lợn, cho phép các khu vực lâu đời hơn của đất nước chuyên môn hóa các loại cây trồng khác Các quy trình sản xuất mới, đặc biệt là trong ngành dệt may, không chỉ thúc đẩy “cuộc cách mạng công nghiệp” ở Đông Bắc mà còn bằng cách mở rộng mạnh mẽ thị trường nguyên liệu thô phía Bắc, góp phần tạo nên sự bùng nổ ở phía Nam.sản xuất bông Nếu vào giữa thế
kỷ trước, những người miền Nam gốc Âu đã coi chế độ nô lệ - nền kinh tế bông dựa vào đó - là một “điều tốt tích cực” chứ không phải là “điều ác cần thiết” mà trước đó họcoi là hệ thống, thì đó phần lớn là do vai trò trung tâm của bông trong việc kiếm lợi nhuận cho khu vực Các công nhân công nghiệp đã tổ chức các công đoàn đầu tiên của đất nước và thậm chí cả các đảng chính trị của công nhân vào thời kỳ đầu Hình thức công ty phát triển mạnh trong thời đại bùng nổ yêu cầu về vốn, và các hình thức thu hútvốn đầu tư cũ và đơn giản hơn đã trở nên lỗi thời Thương mại ngày càng trở nên chuyên môn hóa, sự phân công lao động trong việc xử lý hàng hóa để bán phù hợp với
sự phân công lao động ngày càng phức tạp đã trở thành đặc trưng của sản xuất.”7
Về chính trị, “việc quản lý nền kinh tế đang phát triển không thể tách rời khỏi xung đột chính trị ở Hoa Kỳ mới nổi Lúc đầu, vấn đề là giữa những người nông dân (đại diện là những người Cộng hòa theo đạo Hồi) muốn có một hệ thống tín dụng dễ dàng phi tập trung và một cộng đồng đầu tư đang tìm kiếm sự ổn định và lợi nhuận trênthị trường tài chính Nhóm thứ hai này, do Hamilton và những người theo chủ nghĩa Liên bang đứng đầu, đã giành chiến thắng trong vòng đầu tiên với việc thành lập Ngân hàng Hoa Kỳ đầu tiên (1791), do chính phủ và các cổ đông tư nhân đồng sở hữu Nó là đại lý tài chính của chính phủ, và nó đặt trọng tâm của hệ thống tín dụng ở
Philadelphia, trụ sở chính của nó Điều lệ của nó hết hạn vào năm 1811, và tài chính sự hỗn loạn đã cản trở việc mua sắm và huy động trong Chiến tranh năm 1812 sau đó đã
7 Bernard A Weisberger, Edward Pessen The United States from 1816 to 1850(2020).Retrieved April 10 , 2023 from th https://www.britannica.com/place/United-States/The-United-States-from-1816-to-1850
Trang 1411chứng tỏ tầm quan trọng của việc tập trung hóa như vậy Do đó, ngay cả những người Cộng hòa theo chủ nghĩa Jefferson cũng đã chuyển sang chấp nhận Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1816.
Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ phải đối mặt với ngọn lửa chính trị liên tục, nhưng cuộc xung đột giờ đây không chỉ đơn thuần là giữa nông nghiệp và lợi ích trọng thương mà còn giữa các chủ ngân hàng địa phương muốn tiếp cận lợi nhuận của một hệthống tín dụng đang mở rộng và những người, như chủ tịch Ngân hàng của Hoa Kỳ, Nicholas Biddle, muốn hoạt động ngân hàng trở nên đều đặn và dễ đoán hơn thông quakiểm soát từ trên xuống Hiến pháp trao cho Hoa Kỳ độc quyềnquyền đúc tiền nhưng được phép thành lập các ngân hàng theo từng tiểu bang riêng lẻ, và các ngân hàng này được phép phát hành tiền giấy cũng được dùng làm tiền tệ Các ngân hàng nhà nước,
có điều lệ thường là quả mận chính trị, thiếu sự kiểm tra phối hợp và các biện pháp bảo
vệ chống lại các khoản vay rủi ro thường được thế chấp bằng đất đai, có giá trị dao động mạnh, cũng như giá trị của tiền giấy Đầu cơ quá mức, phá sản, thu hẹp và hoảng loạn là kết quả không thể tránh khỏi
Biddle hy vọng rằng số tiền gửi lớn của các quỹ chính phủ tại Ngân hàng Hoa
Kỳ sẽ cho phép nó trở thành người cho vay chính đối với các ngân hàng địa phương, và
từ vị trí sức mạnh đó, nó có thể ép những ngân hàng không lành mạnh vào chỗ chịu trách nhiệm hoặc bị tiêu diệt Nhưng quan niệm này đã đi ngược lại tinh thần dân chủ đang phát triển vốn khẳng định rằng quyền cấp tín dụng và lựa chọn người nhận là quá quý giá.bị giới hạn trong giới thượng lưu giàu có Sự khác biệt về quan điểm này đã tạo
ra trận chiến kinh điển giữa Biddle và Jackson, đỉnh điểm là nỗ lực của Biddle để giànhđược tiền nạp cho Ngân hàng Hoa Kỳ, quyền phủ quyết của Jackson và chuyển tiền của chính phủ cho các ngân hàng thú cưng, và Cuộc hoảng loạn năm 1837 Mãi cho đến những năm 1840 chính phủ liên bang có đặt quỹ của mình vào một kho bạc độc lậpkhông, và mãi cho đến Nội chiến thì mới có luật tạo ra một hệ thống ngân hàng quốc
Trang 2118gắn liền với an ninh và sự ổn đinh kinh tế của Mĩ Do các chính sách của Mĩ, các nước
Mĩ Latinh tuy về hình thức là những nước cộng hòa độc lập nhưng thực tế là những thuộc địa kiểu mới của Mĩ Điều này dẫn đến các phong trào giải phóng lan rộng ở 13
Châu Mĩ Latinh Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, chiến tranh lạnh kết thúc, Mĩ tiến hànhhàng loạt các hoạt động chống lại phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh Sau khi khôi phục độc lập các nước Mĩ Latinh vẫn đối diện với nhiều khó khăn trong tình hình kinh
tế, xã hội của mình
Sau chiến tranh lạnh, Mĩ vẫn tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới nhưng các xu thế hợp tác phát triển trên thế giới tăng cao đã làm cản trở mưu đồ bá chủthế giới của Mĩ “Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy, nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI” – Theo Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 46 Bên cạnh đó, đầu thế kỉ XXI đến nay, Mĩ luôngặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của 1 cường quốc đang lên là Trung Quốc khiến cho
Mĩ phải dè chừng và đổi mới các chính sách để ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu Mĩ Latinh và bảo vệ vị trí đứng đầu của mình trên toàn thế giới
2.2.2 Mục tiêu cụ thể của Mĩ đối với Mĩ Latinh
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với tham vọng trở thành bá chủ thế giới, mục tiêu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh là tìm cách biến Mĩ Latinh trở thành “sân sau” của mình, Mĩ gây sức ép buộc các nước Mĩ Latinh chấp nhận “kế hoạch Côlaytơn” haycòn gọi là “hiến chương kinh tế của châu Mĩ” tạo điều kiện cho Mĩ xâm nhập rộng rãi vào các nước Mĩ Latinh, mặc khác để nền kinh tế của Mĩ Latinh lệ thuộc nhiều hơn vàonước Mĩ Hơn nữa, Mĩ còn ép các nước Mĩ Latinh tham gia hàng loạt hiệp ước quân sựnhằm khống chế quân sự của các nước này một cách chặt chẽ Qua đó, có thể thấy rõ
âm mưu muốn biến Mĩ Latinh thành “thuộc địa kiểu mới” của nước Mĩ Mục tiêu này vẫn kéo dài đến đầu những năm 2000
13 Nguyễn Anh Thái 2013 Lịch sử thế giới hiện đại Nhà xuất bản giáo dục Trang 391
Trang 22Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 đã khiến Mĩ tập trung nhiều vào Trung Đông và thực hiện các chính sách chống khủng bố Trong thời gian này, châu Mĩ Latinh dường như bị “bỏ quên” trong chính sách đối ngoại và mục tiêu của Mĩ
Mãi cho đến khi tiểu lục địa này trở thành “miếng mồi” ngon của Trung Quốc thì nước Mĩ mới chợt nhận ra Mĩ Latinh “sân sau” của mình đang dần bị Trung Quốc xâm nhập (Theo ước tính, trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và châu Mỹ Latinh đã tăng vọt từ 18 tỷ đô la trong năm 2003 lên 450 tỷ vào năm 2021 Bắc Kinh trở thành đối tác hàng đầu của Brazil, Chilê, Pêru và Urugua ) Dưới thời tổng thống Donal 14
Trump, ông liên tục đòi hỏi các nước Mỹ La-tinh không hợp tác với Trung Quốc nhưngyêu cầu này không được hưởng ứng Dưới thời tổng thống Joe Biden, trước sự ảnh 15
hưởng của Trung Quốc ngày càng cao ở Mĩ Latinh, tại Thượng đỉnh các nước châu Mỹ(6-10/6/2022), tổng thống Joe Biden đã thông báo một chương trình “Đối tác Châu Mỹ
vì sự thịnh vượng kinh tế” với mục tiêu củng cố ảnh hưởng của Mỹ và tái gắn kết với các nước láng giềng để xây dựng một tầm nhìn chung sau nhiều năm Washington có vẽ
“lãng quên” khu vực này.16
2.2.3 Địa chiến lược của Mỹ đối với Mỹ Latinh hiện tại
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế - quân sự, Mỹ đã tìm đủ mọi cách để biến khu vực Mỹ La Tinh thành “sân sau” của mình, dựng lên các chế độ
14 Châu Mỹ Latinh: Gầy dựng lại ảnh hưởng, Mỹ đã chậm bước trước Trung
chau-my-latinh-anh-huong-my-trung-quoc , ngày 25/08/2022
%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-ti%C3%AAu-%C4%91i%E1%BB%83m/20220825-15 Lê Viết Duyên – Đỗ Thu Hiền 2021 Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc tại Mỹ La-tinh:Những thách thức đối với chính quyền mới của Mỹ Truy xuất từ:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/821850/canh-tranh-my -trung-quoc-tai-my-la-tinh nhung-thach-thuc-doi-voi-chinh-quyen-moi-cua-my.aspx , ngày 5/5/2021
16 Châu Mỹ Latinh: Gầy dựng lại ảnh hưởng, Mỹ đã chậm bước trước Trung
chau-my-latinh-anh-huong-my-trung-quoc, ngày 25/08/2022
Trang 23%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-ti%C3%AAu-%C4%91i%E1%BB%83m/20220825-20độc tài thân Mỹ Cũng vì thế, các cuộc đấu tranh chống độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển Tiêu biểu là cuộc thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro 1/1/1959, chế độ độc tài Batista (được thiết lập với sự giúp đỡ của Mỹ) đã sụp
đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời
Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, tháng 8/1961, Mỹ đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ La Tinh Nhưng từ thập kỉ 60
- 70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.17
Trong thời gian gần đây, khu vực Mỹ La-tinh diễn ra những thay đổi lớn với các
xu thế mới chưa từng có trong lịch sử Không chỉ vậy, mặc dù từng được coi là “sân sau” của Mỹ, song hiện đây là khu vực mà Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức Những biến động này đang khiến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc trong khu vực ngày càng trở nên phức tạp Vai trò và vị thế của Mỹ có phần suy giảm, tạo điều kiện cho các nước khu vực có chính sách độc lập hơn và nhiều cơ hội phát triển Sự hiện diện sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự của Trung Quốc tại Mỹ La-tinh đã làm suy giảm vai trò và lợi ích của Mỹ trong khu vực.Trước thực tế mới, Mỹ đang phải chật vật tìm cách đối phó với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại, đầu tư và tài chính của Trung Quốc Mặc dù có dấu hiệu phục hồi, song khu vực Mỹ La-tinh vẫn phải chịu tác động nặng nề về kinh tế và tài chính sau đại dịch COVID-19 và từ cuộc xung đột tại Ukraine Những hệ lụy kinh tế này là cơ hội để Trung Quốc phát huy vai trò nguồn vốn dồi dào của mình trong việc củng cố quan hệ với chính phủ các nước khu vực Mỹ La-tinh Xu hướng lực lượng cánh tả ngày càng mạnh và chiếm ưu thế tại Mỹ La-tinh cũng khiến Mỹ buộc phải điều chỉnh chính sách đối với khu vực Các nước khu vực Mỹ La-tinh ngày càng có những chính sách độc lập hơn với Mỹ, giảm sự hiện diện của Mỹ, cũng như các doanh nghiệp,
tổ chức và thực thể Mỹ trong khu vực do sự cạnh tranh từ Trung Quốc
17 Sách giáo khoa Lịch sử 12, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2018, trang 39
Trang 2421Trong các vấn đề đa phương, sự thay đổi xu hướng chính trị của khu vực đang làm suy yếu đáng kể những giá trị theo “tiêu chuẩn Mỹ” về dân chủ, nhân quyền, thị trường tự do Theo nhiều phân tích chính trị quốc tế, các tổ chức do Mỹ dẫn dắt, như
Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) đang mất dần vai trò và uy tín Xu hướng này cũng mở ra cơ hội để Mỹ La-tinh củng cố các cơ chế đa phương không có Mỹ tham gia, như CELAC, Liên minh Bô-li-va cho châu Mỹ - Hiệp định thương mại của các dântộc (ALBA - TCP) và liên kết với các cường quốc ngoài khu vực, như khuôn khổ Diễn đàn Trung Quốc - CELAC Các động lực này tương tác lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sự hiện diện của Trung Quốc cả về kinh tế, chính trị và an ninh cũng như ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong các vấn đề khu vực
Mỹ thể hiện sự thiếu nhất quán và chậm chân trong việc xây dựng chính sách đối ngoại hiệu quả với khu vực Mỹ La-tinh
Tình hình chính trị nội bộ đã cản trở Mỹ hình thành một chính sách nhất quán với khu vực Mỹ La-tinh Các chính sách đối nội cũng chi phối cách tiếp cận của Mỹ với khu vực Các dự luật có thể mang lại lợi ích cho Mỹ La-tinh như tài trợ kết cấu hạ tầng, năng lượng tái tạo và phúc lợi xã hội cũng như dự án “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” (B3W) vẫn bị đình trệ đã hạn chế năng lực của Chính phủ Mỹ trong việc cạnh tranh với các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng BRI của Trung Quốc tại Mỹ La-tinh.Cho đến nay, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không đạt được những kỳ vọng trong chính sách đối với khu vực Hầu hết các chính sách đối với khu vực Mỹ La-tinh trong thời kỳ chính quyền Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm vẫn được giữ nguyên Cácsáng kiến chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden với khu vực đã bị giớihạn bởi sự lo ngại của Đảng Dân chủ cầm quyền về nguy cơ mất đa số trong cuộc bầu
cử Quốc hội vào tháng 11-2022 sắp tới
Một trở ngại lớn nữa là dường như lòng tin của khu vực đối với vai trò đối tác của Mỹ đã giảm dần trong những năm qua Hai năm diễn ra đại dịch COVID-19 càng khiến các quốc gia khu vực Mỹ La-tinh thêm hoài nghi về mối quan tâm cũng như vai