1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở văn hóa việt nam tài liệu ôn tập đề tài phật giáo

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phật Giáo
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Diệu Huyền, Nguyễn Phú Kiên, H’Lanh Knul, Adrơng H’Lịch, Nguyễn Khánh Linh, Phạm Huỳnh Thị Cẩm Ly, Trương Thị Trà My, Đoàn Thị Mai Nga, Phùng Thị Hoài Ngọc
Người hướng dẫn Phạm Thị Tú Trinh, Giáo Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Ngoại Ngữ Đà Nẵng
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Tài Liệu Ôn Tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 8,42 MB

Nội dung

Ngoài ra, quá trình Phật giáo được truyền bá và phát triển ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người.. Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐÀ NẴNG

========

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMTÀI LIỆU ÔN TẬPĐỀ TÀI : PHẬT GIÁOGiáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Tú Trinh

Sinh viên thực hiện :

1.Nguyễn Thị Thu Hiền 2.Nguyễn Thị Diệu Huyền 3.Nguyễn hú KiênP 4 H’Lanh Knul 5 Adrơng H’Lịch 6 Nguyễn Khánh Linh 7 hạm Huỳnh Thị Cẩm LyP 8 Trương Thị Trà My 9 Đoàn Thị Mai Nga

10 Phùng Thị Hoài NgọcLớp : 21CNA05

ĐÀ NẴNG - 2022

Trang 2

MỤC LỤCA MỞ ĐẦU

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO

1.1 Khái niệm Phật giáo1.2 Khái lược sự hình thành và phát triển của Phật giáo

1.2.1 Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo1.2.2 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO

2.1 Tổ chức Phật giáo , Tư tưởng cơ bản của Phật giáo

2.1.1 Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan2.1.2 Về giáo lý, giáo luật, lễ nghi của đạo Phật

2.2 Những quan điểm về giá trị của Phật giáo

2.2.1 Phật giáo góp phần kiến tạo một xã hội bình đẳng, bác ái2.2.2 Phật giáo góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc2.2.3 Phật giáo khuyên mọi người sống lương thiện, tu tâm dưỡng tính2.2.4 Giáo lý của Đạo Phật góp phần giáo dục đạo đức con người2.2.5 Phật giáo có ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ gia đình, xã hội

2.3 Những quan điểm về hạn chế của Phật giáo.2.4 Những giải pháp cơ bản.

CHƯƠNG 3 ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM

3.1 Ảnh hưởng của Phật giáo về mặt tư tưởng và đạo lý

3.1.1 Ảnh hưởng của Phật giáo về mặt tư tưởng

3.1.2 Ảnh hưởng của Phật giáo về mặt đạo lý

3.2 Ảnh hưởng của Phật giáo trong quá trình hội nhập văn hóa Việt Nam

3.2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo qua sự dung hòa với tín ngưỡng truyền thống

3.2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với sự dung hòa với các tôn giáo khác 3.2.3 Ảnh hưởng của Phật giáo qua sự dung hòa với các tông phái 3.2.4 Ảnh hưởng của Phật giáo qua sự dung hòa với các thế hệ chính trị xã hội 3.2.5 Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người bình dân và giới trí thức

3.3 Ảnh hưởng của Phật giáo qua góc độ nhân văn và xã hội

3.3.1 Ảnh hưởng của Phật giáo qua ngôn ngữ 3.3.2 Ảnh hưởng của Phật giáo qua thơ ca và các tác phẩm văn học 3.3.3 Ảnh hưởng của Phật giáo qua phong tục tập quán

3.4 Ý nghĩa của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay

3.4.1 Đối với chính trị 3.4.2 Đối với kinh tế

3.4.3 Đối với tư tưởng - văn hóa - xã hội 3.4.4 Đối với giáo dục, đạo đức, lối sống

C KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

có lịch sử hình thành từ rất lâu đời Tôn giáo này có hệ thống giáo lý và số lượng phật tử

đông đảo được phân bố rộng khắp trên Thế giới Tại Việt Nam, Phật giáo được truyền bá

vào nước ta thế kỷ II SCN do các nhà sư Ấn Độ truyền bá vào Trung Quốc và từ Trung Quốc vào Việt Nam Phật giáo nhanh chóng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Việt Nam Phật giáo tồn tại song song cùng vớicác học thuyết tư tưởng hoặc tôn giáo nắm vai trò chủ đạo trong từng giai đoạn lịch sử dân tộc như Phật giáo, Nho giáo, học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin

Trang 4

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng chủ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là vũ khí lý luận của chúng ta Bên cạnh đó, Phật giáo vẫn là một tôngiáo có tác động lớn đến nếp sống, suy nghĩ của một bộ phận lớn người dân Việt Nam Chính vì thế, việc đi sâu vào nghiên cứu lịch sử, giáo lý, cũng như xem xét ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tư tưởng văn hóa tinh thần của người Việt là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay do những lý do chủ yếu sau:

đúng đắn và hoàn chỉnh hơn về những mặt hạn chế và tiến bộ, nhân đạo Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có thêm những hiểu biết về tâm lý người dân để tìm ra một phương pháp hướng đạo đúng đắn, phù hợp nhằm giúp nhân dân xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, tránh xa các tệ nạn mê tín dị đoan gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, niềm tin của họ do hiểu sai về triết lý nhà Phật

hóa - tinh thần của người dân Việt cũng góp phần giúp cho các cấp quản lý hoạch định, xây dựng chính sách tôn giáo phù hợp nhằm ổn định tình hình chính trị - xã hội, xây dựngđất nước Việt Nam với nền văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và xa hơn nữa là góp phần làm phong phú hơn nền văn minh nhân loại

Ngoài ra, quá trình Phật giáo được truyền bá và phát triển ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người Do đó, việc nghiên cứu Phật giáo và mối quan hệ, tác động qua lại giữa Phật giáo và đạo đức con người luôn phảiđược đề cập song song

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO 1.1 Khái niệm Phật giáo

Phật: tiếng Phạn là Buddha, nghĩa là sáng suốt

Phật: là bậc sáng suốt hoàn toàn, giác ngộ hoàn toàn, rồi đem sự giác ngộ ấy mà giác ngộ chúng sinh

Do đó mới nói rằng: Phật tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn Trong Cực Lạc Thế Giới có vô số chư Phật, có những vị đã nhập Niết bàn, có những vị Phật thường du Ta-bà Thế giới để trợ giúp nhân sinh

Giáo: Dạy dỗ, Giáo cũng là tôn giáo - Phật giáo là những lời, những điều Phật dạy,

tạo thành một giáo pháp có hệ thống, để dạy dỗ nhân sinh Đó là một nền Giáo lý và Triếtlý rất cao thượng, dạy chúng sinh tự tỉnh, tự ngộ, tự giác, để cuối cùng thành Phật - Phật giáo là một tôn giáo lớn trên toàn cầu, truyền bá trong nhiều nước, có số tín đồ tổng cộng gần một tỷ người Số tín đồ Phật giáo đông nhất ở các nước Á Châu như: Ấn Độ, Nepal, Tích Lan (Srilanka), Miến Điện, Trung Hoa, Thái Lan, Lào, Miên, Việt Nam, Nhật, Triều Tiên vv …

1.2 Khái lược sự hình thành và phát triển của Phật giáo

1.2.1 Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo Đạo Phật mang tên người sáng lập là Đà (hay Buddha)

Đạo Phật chính là giáo lý Phật Đà đã thuyết giảng Sau khi ra đời ở Ấn Độ vào thế kỉ thứ 9 đến thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên, đạo Phật được lưu hành rộng rãi ở các quốc gia trong khu vực Châu Á, Châu Phi, gần đây được truyền tới các nước Châu Âu, Châu Mỹ Trong quá trình truyền bá của minh, đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng, tập tục, dân

Trang 5

gian, văn hóa bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái, có tác động vô cùng quan trọng với đời sống xã hội và văn hóa của rất nhiều quốc gia Buddha vốn là một tháitử tên là Tất Đạt Đa (Siddharta), con trai của Tịnh Phạn Vương (Suddhodana) vua nước Tịnh Phạn, một nước nhỏ thuộc Bắc Ấn Độ (nay thuộc đất Nepal) ông sinh ra vào khoảngnăm 623 trước Công nguyên Cuộc đời của Phật Thích Ca được kể lại ở trong truyền thuyết như sau: “Vào một đêm Mahamaya, người vợ chính của Suddhodana, vua của người Saia mơ thấy mình được đưa tới hồ thiêng Anavatapta ở Himalaya Sau khi các thiên thần tắm rửa cho bà ở trong hồ thiêng, thì có một con voi trắng khổng lồ có đóa hoa sen ở vòi bước tới và chui vào sườn bà Ngày hôm sau các nhà thông thái được mời đến để giải mơ của Hoàng hậu Các nhà thông thái cho rằng giấc mơ là điềm Hoàng hậu đang có mang và sẽ sinh hạ được một Hoàng tử tuyệt vời, người sau này sẽ trở thành vị chúa tểcủa thế giới hoặc người thầy của thế giới Đến ngày, đến tháng, Hoàng hậu Mahamaya trởvề nhà cha mình để sinh con Thế nhưng vừa đến khu vườn Lumbini, cách thủ đô Kapilavastu của người Sakia không xa, Hoàng hậu trở dạ và vị Hoàng tử đã ra đời Vừa ra đời, vị Hoàng tử tí hon đã đứng ngay dậy, đi bảy bước và nói: “Thiên địa thiên hạ, duy ngã độc tôn’’ Khi Hoàng tử Siddhartha 35 tuổi, một hôm ngài đến ngồi dưới gốc cây bồ đề ở ngoại vi thành phố Gaia thuộc vùng đất của vua Bimbisara, vua nước Magadha một hôm có nàng Sujata, con gái của một nông dân trong vùng đã đem cho ngài một bát cơm to nấu bằng sữa Ăn xong, ngài xuống sông tắm rửa, rồi trở lại gốc cây bồ đề Ngài ngồi thiền định và nguyện sẽ không đứng dậy nếu không tìm ra sự giải thoát về điều bí ẩn của sự đau khổ ngồi dưới gốc cây bồ đề suốt 49 ngày đêm Để phá sự thiền định của Hoàng tử, con quỷ dữ Mara tìm mọi cách làm chàng nản quỷ Mara đã tìm mọi cách để quấy phánhưng không thành Rạng sáng ngày 49, Siddhartha đã tìm ra bí mật của sự đau khổ, đã tìm ra được vì sao thế giới tràn đầy khổ đau và đã tìm ra được cách để chiến thắng sự đaukhổ Siddhartha đã hoàn thành giác ngộ và trở thành Buddha (Đấng giác ngộ) Sau khi giác ngộ Đức phật còn ngồi tiếp bảy ngày nữa dưới cây bồ đề suy ngẫm về những chân lýdiệu kỳ mà mình đã khám phá Ngài phân vân không biết có nên phổ biến đạo pháp của mình cho thế giới không, vì sự huyền diệu quá khó hiểu đối với mọi người Chính thượngđế Brahma phải giáng trần để khích lệ Đức phật truyền bá đạo pháp của mình cho thế gian Chỉ khi đó Phật mới rời khỏi gốc cây bồ đề đi đến khu vườn Lộc Uyển ở Varanasi để giảng bài thuyết pháp đầu tiên cho năm người bạn tu khổ hạnh của mình Giáo pháp mới của Đạo Phật đã gây ấn tượng Đến năm 80 tuổi, biết mình tuổi cao, sức yếu, Đức Phật cùng các môn đồ trở về chân núi Himalaya nơi ngài sinh ra và lớn lên Trên đường Phật đã chuẩn bị mọi thứ cho các môn đồ để họ có thể tự lập được sau khi ngài viên tịch Và ở tại một nơi thuộc ngoại vi thành phố Cousins Gara, Phật đã ra đi Câu nói cuối cùng của Phật là: “Hỡi này các vị tỳ khưu Những lời tối hậu lo ưu phận mình Hữu vi là pháp cấu sinh Vô thường biến đổi, hữu hình hoạt tiêu Như lai căn dặn một điều Ráng lo tu học chớ nhiều dễ duôi’’.

1.2.2 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo

Trang 6

Đạo Phật được Siddhārtha Gautama truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Bụt còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều dân tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thứcvà phương pháp tu học Ngay từ buổi đầu, Thích Ca-người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật được nhiều người tin theo và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều tầng lớp người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay đạo Phật vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.

Ngay sau khi thành đạo (vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 589 TCN theo Phật giáo Nam Tông hay năm 593 TCN theo Phật giáo Bắc Tông) Thích Ca quyết định thuyết giảng lại hiểu biết của mình 60 đệ tử đầu tiên là những ngườicó quan hệ gần với Thích Ca đã hình thành tăng đoàn (hay giáo hội) đầu tiên Sau đó, những người này chia nhau đi khắp nơi và truyền bá thêm ngày càng nhiều người muốn theo tu học Để làm việc được với một lượng người theo tu học ngày càng đông, Phật đã đưa ra một chuẩn mực cho các đệ tử có thể dựa vào đó mà thu nhận thêm người Các chuẩn mực này phần chính là việc Quy y tam bảo - tức là chấp nhận theo hướng dẫn của chính Phật, những lời chỉ dạy của Phật (Pháp), và cộng đồng tăng đoàn

Thời kỳ thứ nhất: từ khi Phật giáo du nhập vào cho đến thế kỷ X

Phật giáo là một tôn giáo được truyền vào nước ta từ rất sớm Theo hiểu biết hiện nay của giới nghiên cứu lịch sử thì Phật giáo vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên Chính sử của Trung Quốc cũng đã ghi nhận rằng, vào những năm đầu Công nguyên, trong khi miền Nam Trung Quốc chưa có đạo Phật thì ở Kinh đô Giao Chỉ nước Việt đã có một trung tâm Phật giáo và Phật học khá phồn thịnh

Ban đầu Phật giáo truyền vào nước ta chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ Có thể kể tên một số tăng sĩ Ấn Độ và Trung á sang truyền giáo ở Việt Nam như: Ma Ha Kỳ Vực, Khưu Đa La, Khương Tăng Hội, Chu Cương Lương, Mạt Đa Đề Bà Đến thế kỷ V, Phật giáo đã được truyền đến nhiều nơi trên đất nước và đã xuất hiện những nhà sư Việt Nam có nhiềudanh tiếng như: Huệ Thắng (học trò của Đạt Ma Đề Bà) tu tại chùa Tiên Châu Tuy nhiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thì từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ X vẫn được xem là

Trang 7

giai đoạn truyền giáo của đạo Phật, song giai đoạn này các nhà truyền giáo của Ấn Độ bắtđầu giảm dần và các nhà truyền giáo của Trung Quốc bắt đầu tăng lên, dẫn theo đó bắt đầu có các phái thiền của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam cụ thể như:

- Phái Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi: Cuối thời kỳ hậu Lý Nam Đế, khoảng năm 580 một nhà sư Ấn Độ tên Tỳ Ni Đa Lưu Chi - là Tổ thứ ba của phái Thiền Trung Quốc đã vào Việt Nam tu tại chùa Pháp Vân (tỉnh Bắc Ninh) và trở thành vị Tổ sư của phái Thiền này ở Việt Nam

- Phái Thiền Vô Ngôn Thông: Năm 820, phái Thiền Vô Ngôn Thông truyền vào Việt Nam (Vô Ngôn Thông họ Trịnh - là người Quảng Châu, Trung Quốc, tu tại chùa Song Lâm, Triết Giang) Năm 820, ông sang tu tại chùa Trấn Quốc (Hà Nội) và trở thành vị tổ sư của phái thiền này ở Việt Nam

Theo đánh giá, mười thế kỷ đầu Phật giáo truyền bá vào Việt Nam, mặc dù trong hoàncảnh đất nước bị xâm lược và đô hộ nhưng đạo Phật đã tạo ra được những ảnh hưởng trong nhân dân và có những sự chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới khi đất nước độc lập, tự chủ

Thời kỳ thứ hai: Phật giáo thời Đinh - Lê - Lý - Trần (thế kỷ X đến thế kỷ XV)

Từ thế kỷ X, nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự chủ sau một ngàn năm Bắc thuộc.Việc này đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển sang một bước mới Dưới hai triều đại Đinh - Lê, tuy không tuyên bố Phật giáo là Quốc đạo nhưng đã công nhận Phật giáo là tôn giáo chính của cả nước Các triều Vua Đinh - Lê có nhiều chính sách nâng đỡ đạo Phật

Năm 971, Vua Đinh Tiên Hoàng đã triệu tập các vị cao tăng để định rõ phẩm trật cho tăng chúng Thiền sư Ngô Chân Lưu (933-1011), hậu duệ của Ngô Quyền được Đinh Tiên Hoàng tôn làm Khuông Việt Thái sư (khuôn mẫu cho nước Việt) và được phong chức Tăng thống đứng đầu Phật giáo cả nước Pháp sư Ma Ni được phong Tăng lục, Ở hai triều Đinh - Lê không chỉ trọng dụng các tăng sĩ mà còn hỗ trợ cho Phật giáo phát triển xây dựng nhiều chùa tháp ở vùng Hoa Lư, trở thành một trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội mà còn là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước

Dưới triều nhà Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh và trở thành tôn giáo chính thống của cả nước Vị vua đầu tiên của Triều Trần là vua Trần Thái Tông trong ba mươi ba năm giữ ngôi (1225-1258), ông vừa trị quốc vừa nghiên cứu Phật giáo và trở thành người có trình độ Phật học uyên thâm Dưới thời nhà Trần, ngoài Vua Trần Thái Tông thì còn có nhiều vị Vua, quan khác đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đạo Phật được lịch sử ghi nhận và tôn vinh

Trong thời kỳ nhà Trần, ở Việt Nam xuất hiện phái Thiền Trúc lâm Yên Tử Nét đặc sắc của Thiền Trúc lâm Yên Tử là quy tụ được tất cả các dòng thiền có ở Việt nam như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, do đó Thiền Trúc lâm Yên Tử được xem là dòng thiền thuần túy ở Việt Nam và là nền móng đầu tiên cho việc thống nhất Phật giáo ở Việt Nam

Thời kỳ thứ ba: Phật giáo thời Lê Sơ đến nhà Nguyễn (XV-XX)

Từ triều Lê Sơ (thế kỷ XV) trở đi, chế độ Phong kiến ở Việt Nam phát triển lên một bước mới, lấy Nho giáo làm chỗ dựa cho tư tưởng chính trị và đạo đức nên Phật giáo từ chỗ phát triển cực thịnh đã suy yếu dần Tuy nhiên với truyền thống yêu nước, gắn bó vớidân tộc thì Phật giáo vẫn giữ được gốc rễ sâu bền trong lòng nhân dân; đồng thời với thái độ khoan dung, Phật giáo đã làm cho tư tưởng Tam giáo (Phật, Lão, Nho) vốn có từ trướcbắt đầu mang một sắc thái mới

Trang 8

Thời kỳ Nam - Bắc triều, khi chúa Trịnh ở đàng ngoài, chúa Nguyễn ở đàng trong, Phật giáo có sự khởi sắc trở lại khi các Chúa Trịnh, Nguyễn đều tạo điều kiện cho việc tôn tạo, sửa chữa chùa chiền Trong giai đoạn này có nhiều chùa được Chúa Trịnh, Nguyễn cho xây dựng như: chùa Phúc Long (xây năm 1618), chùa Thiền Tây ở Vĩnh Phúc (xây năm 1727), chùa Thiên Mụ ở Huế (xây năm 1601) Cũng thời kỳ này, ở Việt Nam xuất hiện phái thiền mới là Thiền Tào Động ở đàng ngoài và Thiền Lâm tế ở Đàng trong.

Thời kỳ thứ tư: Phật giáo thế kỷ XX và hiện nay.

Phật giáo Việt Nam vẫn tiếp tục suy vi cho đến những năm ba mươi của thế kỷ XX mới bắt đầu có sự khởi sắc trở lại bởi phong trào Chấn hưng Phật giáo

Đầu thế kỷ XX, phong trào Chấn hưng Phật giáo không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra ở nhiều nước; đó là kết quả tất yếu của những biến đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng Phong trào Chấn hưng Phật giáo nổ ra ở Trung Quốc, Nhật Bản sauđó lan ra nhiều nước Châu Á với các khẩu hiệu cách mạng giáo lý, cách mạng giáo chế, cách mạng giáo hội Phong trào chấn hưng Phật giáo ngoài mang ý nghĩa tôn giáo thì còn có ý nghĩa chính trị xã hội tích cực gắn với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; đó là một số nhà sư cùng một số nhân sĩ trí thức yêu nước, mến đạo, muốn đạo Phật phát triển nên đã sử dụng ngọn cờ Phật giáo để đoàn kết, tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp Phong trào chấn hưng Phật giáo kéo dài đến năm 1950 đã đưa lại những kết quả hết sức quan trọng đó là:

Thứ nhất: Đưa Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức.

Thứ hai: Sự kiện quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và là kết quả của Phong

trào Chấn hưng Phật giáo đó là năm 1951, tại Huế, các tổ chức Phật giáo nói trên đã họp lại để lập ra Tổng hội Phật giáo Việt Nam

Thứ ba: Phong trào Chấn hưng Phật giáo đã xây dựng được một số cơ sở tôn giáo để đào tạo tăng, ni và đưa việc đào tạo tăng ni trở thành quy củ, nề nếp Sau đó kinh sách Phật giáo được biên dịch và phát hành rộng rãi, theo đó các tạp chí Phật học cũng được rađời để làm phương tiện chấn chỉnh về giáo lý, giáo luật

Đến năm 1954, khi đất nước bị chia cắt thành 02 miền thì tình hình Phật giáo ở 02 miền cũng bắt đầu có sự khác nhau, cụ thể:

Có thể nói Hội Phật giáo Thống Nhất Việt Nam ra đời và hoạt động là bước chuyển quan trọng trong tiến trình gắn bó với dân tộc của Phật giáo miền Bắc

Ở miền Nam, những năm 1954-1975, tình hình Phật giáo có những diễn biến phức tạp, đáng chú ý là có sự ra đời của nhiều tổ chức, hệ phái

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất đã tạo cơ duyên thuận lợi cho giới Phật giáo thực hiện một Phật sự lớn: thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo trong một tổ chức chung Tháng 2/1980, Ban vận động Phật giáo được thành lập với 33 vị tăng, ni, cư sĩ đại diện cho các tổ chức hệ phái của Phật giáo cả nước tháng 11/1981, Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo đã được long trọng tổ chức tại thủ đô Hà Nội với 165 đại biểu là tăng, ni, cư sĩ của 09 hệ phái Phật giáo trong cả nước, đó là:

 Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất với 23 đại biểu do Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Trưởng đoàn

 Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam có 23 đại biểu do Hòa thượng Thích Nguyên Sinh làm trưởng đoàn

Trang 9

 Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam có 12 đại biểu do Hòa thượng Thích Trí Tấn làm trưởng đoàn

 Ban liên lạc Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 10 đại biểu do Hòa thượng Thích Thiện Hào làm trưởng đoàn

 Giáo hội Tăng già nguyên thủy Việt Nam có 07 đại biểu do Hòa thượng Thích Siêu Việt làm trưởng đoàn

 Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam Bộ gồm có 08 đại biểu do Hòa thượng Dương Nhơn làm trưởng đoàn

 Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam có 06 đại biểu do Hòa thượng Thích Giác Nhu làm trưởng đoàn

 Giáo hội Thiên thai giáo Quán tông gồm có 05 đại biểu do Thượng tọa Thích Đạt Pháp làm trưởng đoàn

 Hội Phật học Việt Nam có 06 đại biểu do cư sĩ Tăng Quang làm trưởng đoàn Có thể nói thống nhất Phật giáo Việt Nam là sự kiện cực kỳ quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam vì nó đáp ứng nguyện vọng tha thiết của tăng, ni phật tử trong cả nước; đồng thời tạo điều kiện hơn bao giờ hết cho giới Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát triển, phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc để "Hộ trì hoằng dương Phật pháp, phục vụ tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa, góp phần đem lại hòa bình, an lạc cho thế giới"

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO2.1 Tổ chức Phật giáo, Tư tưởng cơ bản của phật giáo

Tổ chức Phật giáo :

Phật giáo chủ trương không có giáo quyền, không công nhận thần quyền, khôngcó tổ chức theo hệ thống thế giới Ban đầu Phật giáo chỉ có những nhóm người cùng nhauđi truyền giáo, gọi là Tăng già hoặc Tăng đoàn hay Giáo đoàn Tăng già có từ 4 người trởlên Thành phần của đoàn thể Tăng già có thể bao gồm cả 2 chúng xuất gia và 2 chúng tạigia

Đứng đầu đoàn thể Tăng già là một vị Trưởng lão đạo cao đức trọng nhất trongđoàn thể được tập thể các sư suy tôn để quản lý, điều hành Tăng đoàn Ngoài ra còn mộtsố vị trong hàng Trưởng lão có đạo hạnh và tài năng đứng ra giúp việc

Tuy nhiên, sau này trong quá trình du nhập và phát triển đến các quốc gia, Phậtgiáo đã theo tinh thần Khế lý - Khế cơ để có những hình thức tổ chức, sinh hoạt tăngđoàn cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cũng như truyền thống, văn hoá của mỗi nơi

Tư tưởng phật giáo

Phật giáo là một trào lưu tư tưởng lớn ở Ấn Độ cổ đại Xuất hiện vào thế kỷ VI trước công nguyên Người sáng lập là Buddha (Phật) còn có nghĩa “giác ngộ” Ông sinh khoảng năm 623 trước công nguyên, sống gần 80 năm Sau khi ông mất, các học trò của ông đã phát triển tư tưởng của ông thành hệ thống tôn giáo – triết học lớn ở Ấn Độ có ảnhhưởng rộng rãi, sâu sắc trong đời sống tinh thần và tâm linh của nhân loại

2.1.1: Quan điểm của phật giáo về thế giới quan

Thế giới quan là một khái niệm triết học, là cá nhân đối với thế giới, cho đến cách nhìn rất căn bản về vũ trụ, từ năng lực tư duy của nhân loại hiện khởi, chứ không phải dừng lạiở sự nghiên cứu hay suy xét đối với một vấn đề nào đó

Trang 10

 Theo nghĩa hẹp thế giới quan là quan niệm hay hệ thống quan niệm của con người về thế giới Quan niệm hay hệ thống quan niệm này cũng không phải nhất thành bất biến mà thay đổi theo thời đại phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và cải tạo giới tự nhiên của con người Nhưng thế giới không tách rời con người.

 Theo nghĩa rộng, thế giới quan là hệ thống những quan niệm của con người về thế giới; về vị trí của con người trong thế giới đó, về chính bản thân cuộc sống của con người và loài người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định; nghĩa là, thế giới quan cũng bao hàm cả nhân sinh quan, tức là toàn bộ những quan niệm về cuộc sống của con người và loài người

 Trong Phật giáo, đặc biệt là đối với Phật giáo nguyên thuỷ, “khía cạnh vũ trụ quan,thế giới quan có phần hơi mờ nhạt, trong khi đó khía cạnh nhân sinh quan lại khá từ nét” Một số nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo nguyên thuỷ không lấy bản thểluận làm chủ ý, mà vũ trụ quan (thế giới quan) lấy nhân sinh quan làm trung tâm Tức là, thế giới quan không tách rời nhân sinh quan, bởi lẽ khảo sát thế giới, nghiên cứu vũ trụ mà tách rời khỏi con người thở đức Phật không chấp nhận

2.1.2 Về giáo lý, giáo luật, lễ nghi của đạo Phật:

Kinh sách của Phật giáo được chia làm 3 tạng (Tam tạng kinh điển):

Kinh tạng: là những sách ghi chép lời Phật giảng dạy về giáo lý, còn gọi là Khế

kinh, có nghĩa như là một chân lý

Luật tạng: là sách ghi chép những giới luật của Phật chế định dành cho 2 chúng

xuất gia và 2 chúng tại gia phải tuân theo trong quá trình sinh hoạt và tu học, đặcbiệt là các quy định đối với hàng đệ tử xuất gia

Luận tạng: là sách giảng giải ý nghĩa về kinh, luật.

Về số lượng, kinh sách của Phật giáo được coi là một kho tàng vĩ đại Riêng Đạitạng kinh có gần 10.000 pho sách, ngoài ra còn rất nhiều những trước tác, bình luận, giảithích giáo lý và rất nhiều các lĩnh vực khác, như: Văn học, triết học, nghệ thuật, luân lýhọc được truyền bá khắp thế giới và được dịch ra nhiều thứ tiếng Nguyên bản thì chépbằng chữ Pali và chữ Phạn

Giáo lý:

Giáo lý của đạo Phật có rất nhiều nhưng đều xuất phát từ thực tế cuộc sống, khôngtrừu tượng, siêu hình, giáo điều hay khiên cưỡng, không ép buộc mà hoàn toàn chỉ mangtính định hướng để cho mọi người tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, nhận thức áp dụng linh hoạtđể dù tu theo cách nào trong 84.000 pháp môn tu Đức Phật đã chỉ ra thì cuối cùng cũngđạt đến mục đích sống yên vui, ấm no và hạnh phúc cho mỗi người, cho gia đình và xãhội

Giáo lý cơ bản của đạo Phật có 2 vấn đề quan trọng, đó là Lý Nhân duyên và

Tứ Diệu đế (4 chân lý)

Lý Nhân duyên

Phật giáo quan niệm các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn vận động và biến đổikhông ngừng theo quy luật Thành - Trụ - Hoại - Không (mỗi sự vật đều có quá trình hìnhthành, phát triển và tồn tại một thời gian, rồi biến chuyển đi đến huỷ hoại và cuối cùng làtan biến, ví như một làn sóng, khi mới nhô lên gọi là “thành”, khi nhô lên cao nhất gọi là“trụ”, khi hạ dần xuống gọi là “hoại”, đến khi tan rã lại trở về “không”) và đều bị chi phốibởi quy luật nhân - duyên, trong đó nhân là năng lực phát sinh, là mầm để tạo nên quả vàduyên là sự hỗ trợ, là phương tiện cho nhân phát sinh, nảy nở Tuỳ vào sự kết hợp giữa

Trang 11

nhân và duyên mà tạo thành các sự vật, hiện tượng khác nhau Có hay không một hiệntượng, sự vật là do sự kết hợp hay tan rã của nhiều nhân, nhiều duyên Nhân và duyêncũng không phải tự nhiên có mà nó được tạo ra bởi sự vận động của các sự vật, hiệntượng và quá trình hợp - tan của các nhân - duyên có trước để tạo ra nhân - duyên mới,Phật giáo gọi đó là tính “trùng trùng duyên khởi”.

Về con người, Phật giáo cho rằng cũng không nằm ngoài quy luật: Thành - Trụ - Hoại- Không, hay nói cách khác bất cứ ai cũng phải tuân theo quy luật: Sinh - Trụ - Dị - Diệt(đó là chu trình con người được sinh ra, lớn lên, tồn tại, thay đổi theo thời gian và cuốicùng là diệt vong) Khi con người mất đi thì tinh thần cũng theo đó mà tan biến Phật giáokhông công nhận một linh hồn vĩnh cửu, tách rời thân thể để chuyển từ kiếp này sangkiếp khác

Phật giáo quan niệm con người được sinh ra không phải là sản phẩm của một đấng tốicao nào đó, càng không phải tự nhiên mà có Sự xuất hiện của một người là do nhiềunhân, nhiều duyên hội hợp và người đó không còn tồn tại khi nhân duyên tan rã Nhân -duyên ở đây được Phật giáo khái quát thành một chuỗi 12 nhân duyên (thập nhị nhânduyên), là sợi dây liên tục nối tiếp con người trong vòng sinh tử luân hồi: 1) Vô minh; 2)Hành; 3)Thức; 4) Danh sắc; 5) Lục nhập; 6) Xúc; 7) Thụ; 8) Ái; 9) Thủ; 10) Hữu; 11)Sinh; 12) Lão tử Trong đó, Vô minh là duyên của "Hành", Hành là duyên của "Thức",Thức là duyên của "Danh sắc", Danh sắc là duyên của "Lục nhập", Lục nhập là duyêncủa "Xúc", Xúc là duyên của "Thụ", Thụ là duyên của "Ái", Ái là duyên của "Thủ", Thủlà duyên của "Hữu", Hữu là duyên của "Sinh", Sinh là duyên của "Lão tử" Phật giáo chorằng 12 nhân duyên có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, cái này là quả của cái trướcnhưng lại là nhân, là duyên cho cái sau Trong chuỗi nhân duyên, Phật giáo chú trọngnhấn mạnh tới yếu tố “vô minh”, hiểu theo nghĩa đen là một màn đêm u tối, không có ánhsáng dẫn đường, không biết lối mà đi; hiểu theo nghĩa bóng đó là sự thiếu hiểu biết củacon người về thế giới khách quan, về bản chất chân thực của sự vật hiện tượng dẫn tớinhìn nhận thiên kiến, thiển cận, phiến diện, chấp ngã, đề cao cái “Ta”, từ đó dẫn dắt đếnhành động sai trái, tạo nên nghiệp xấu, gây nên “nhân” xấu, sinh ra “quả” xấu, làm chocon người phải chịu đau khổ, mãi quẩn quanh trong vòng sinh tử luân hồi Do đó, để cóthể thụ hưởng yên vui, an lạc trong cuộc đời con người phải học tập, lấy trí tuệ làm sựnghiệp (duy tuệ thị nghiệp) để xoá bỏ “vô minh”, tạo ra những nhân, duyên tốt để gieotrồng nên quả ngọt

Phật giáo quan niệm mọi sự vật luôn luôn biến chuyển, đổi thay, mọi thứ ta có, tanhìn thấy đều chỉ là vô thường Vô thường là không thường xuyên, mãi mãi ở trong mộttrạng thái nhất định mà nó sẽ luôn biến đổi, tồn tại hay không tồn tại, có hay không có đóchỉ là vấn đề thời gian Khi đầy đủ nhân duyên hội hợp thì sự vật hiện hữu, gọi là "có";khi nhân duyên tan rã thì sự vật biến diệt, lại trở về là "không" Muôn vật từ nhân duyênmà sinh và cũng do nhân duyên mà diệt Lý nhân duyên làm cho ta thấy con người là mộtđấng tạo hoá tự tạo ra đời sống của mình, con người làm chủ đời mình, làm chủ vậnmệnh của mình Cuộc đời con người vui sướng hay phiền não đều do nhân và duyên màcon người tự tạo ra chi phối Từ cách nhìn nhận đó, Đức Phật khuyên con người sốnghướng thiện, thực hiện tâm từ bi, biết yêu thương và chia sẻ, vì hạnh phúc của mọi ngườivà hạnh phúc của mình, sống tự tại an lạc, không cố chấp bám víu vào sự vật, hiện tượng,không bị ảnh hưởng, chi phối bởi sự vô thường của cuộc sống

Tứ Diệu Đế.

Trang 12

“Tứ diệu đế” là nội dung chủ yếu về nhân

sinh quan Phật giáo – luận điểm về giải thoát và cứu khổ – Niết bàn

– Khổ đế: tất cả những cái có, vốn là tồn tại đều khổ Đau khổ là quá trình tồn tại Đời là

bể khổ “nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước của bốn biển” Những cái khổ tóm lại trong bát khổ: Sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, thủ ngũ uẩn khổ

– Tập đế (nhân đế): Mọi cái khổ đều có nguyên nhân Nguyên nhân của đau khổ nằm

trong trần tục là vô minh, là dục vọng “Thập nhị nhân duyên” là nguyên nhân cho cái tồntại kéo dài không ngừng và liên tục trong vòng quay vĩnh cửu Mười hai nguyên nhân ấy là: Vô minh, hành, thức, danh – sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão-tử đều gây khổ Duyên “lão-tử” vừa là kết quả cuối của một quá trình, nhưng cũng là nguyên nhân của vòng luân hồi mới từ vô minh của cuộc đời khác

– Diệt đế: Phật giáo khẳng định cái khổ có thể diệt được Có thể chấm dứt được đau khổ,

chấm dứt được luân hồi nhờ đạt trạng thái niết bàn.Niết bàn phải được hiểu với những nghĩa sau:

o Là cảnh trí của nhà tu hành đã diệt sạch các phiền não và tự biết rằng, mình chẳng còn luyến ái;

o Là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.o Là đã dứt nhân quả sinh tử, dứt hết nghiệp, luân hồi.o Là vô vi, trống không, lặng lẽ, yên ổn chấm dứt cái tai hại của sinh tử.o Là không sinh ra những khổ quả nữa

o Là không nhân duyên tạo tác nghiệp lầm (vô vi).o Là yên ổn, khoái lạc, hết khổ (an lạc).o Là lìa khỏi phiền não (giải thoát).Niết bàn theo Phật giáo cũng có những nghĩa như thế, nhưng cần phải được hiểu là :

o Cõi tĩnh, tịch, cực lạc siêu không gian, siêu thời gian (hư không, thế giới bên kia);o Đã diệt trừ hết mọi dục vọng, thù ghét, mê lầm đạt đến sự giải thoát tuyệt đỉnh,

đồng nhất Niết bàn, Pháp, Phật (Niết bàn có ngay trong hiện thực);o Là thế giới đại đồng, bình đẳng, bác ái (khát vọng về tương lai)

- Đạo đế: Là những con đường chân chính dẫn đến sự giải thoát, là những con đường tu

đạo Thực chất của những con đường này là diệt “vô minh” Có tám con đường gọi là “bát chánh đạo”:

o Chính kiến: Có sự hiểu biết đúng đắn, nhất là hiểu biết đúng đắn về Tứ diệu đế

Trang 13

o Chính nghiệp: Có nghiệp tà và nghiệp chính Nghiệp tà thì tu sữa, cải tạo Nghiệpchính thì giữ cho vững, Thân, khẩu, ý nghiệp đều phải giữ cho chính, cho thanh tịnh.

giới luật

o Chính tinh tiến: Thường xuyên tích cực tiên kiên truyền bá chân lý của Phật Hoằng dương Phật pháp chân chính

o Chính định: Tĩnh lặng tập trung và suy nghĩ về “tứ diệu đế”, “vô ngã”, “vô thường” và “khổ”

Giáo luật

Giáo luật Phật giáo được Đức Phật chế ra xuất phát từ thực tế trong khi điều hànhTăng đoàn với những điều quy định, cấm nhằm duy trì tổ chức tăng đoàn, hướng mọingười tới chân - thiện - mỹ, phát triển hạnh từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, biết làm lànhlánh dữ để đạt tới giác ngộ và giải thoát

Cốt lõi của giáo luật Phật giáo là “Ngũ giới” và “Thập thiện”.- Ngũ giới là 5 giới cấm:

Không sát sinh;

o Không nói sai sự thật;

o Không tà dâm;

o Không trộm cắp;

Không uống rượu.

- Thập thiện là mười điều thiện nên làm, trong đó:

o Ba điều thiện về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm;

o Bốn điều thiện về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, không nói điềuác, không nói thêu dệt;

o Ba điều thiện về ý: không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.

Trên cơ sở của quy định Ngũ giới và Thập thiện, Phật giáo đã quy định chi tiếtvà cụ thể đối với từng loại xuất gia

Đối với hàng đệ tử xuất gia đã thụ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni:

Theo Luật Tứ phận thì kinh Giới bản quy định:

+ Tỳ kheo phải giữ 250 giới.+ Tỳ kheo Ni phải giữ 348 giới

Theo Nam truyền Luật tạng thì:

+ Tỳ kheo phải giữ 227 giới

Đối với hàng đệ tử xuất gia còn ở bậc Sa di phải giữ 10 giới Ngoài ngũ giới

như đã nói ở trên, người tu ở bậc Sa di còn phải giữ thêm 5 giới nữa là:

o Không trang điểm, không bôi nước hoa hay xức dầu thơm.

o Không nằm giường đệm cao sang, giường rộng dùng cho hai người.

o Không xem ca hát nhảy múa và cũng không được ca hát nhảy múa.

o Không giữ vàng bạc.

o Không ăn phi thời (quá giờ quy định).

o Tăng Ni phải nương vào giới luật để làm mực thước sinh hoạt hàng ngày

Trang 14

Đối với Phật tử tại gia:

Sau khi thụ Tam quy (quy Phật, quy Pháp, quy Tăng) người Phật tử cần trìNgũ giới để ngăn cấm những tưởng niệm ác, hành động bất chính, gieo lòng từ bi,bình đẳng trong chúng sinh giúp họ được tiến trên con đường giải thoát, an lạc Ngoài ra người Phật tử tuỳ căn cơ, sở nguyện có thể thụ Bát quan trai giới (8giới) Nội dung Bát quan trai giới gồm có Ngũ giới và thêm 3 điều quy định nữa:

o + Không trang điểm

o + Không dùng đồ sang trọng (giường cao rộng; không ca múa hát xướng và cũngkhông xem nghe ).

o + Không ăn uống không đúng giờ.

- Đạo Phật cũng đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn mọi người trong cáchsống chung, tu hành cùng giữ trọn vẹn hòa khí, ví dụ như tinh thần Lục hòa (6điều hòa hợp):

+ Thân hòa đồng trụ

Giới hòa đồng tu

o Khẩu hòa vô tranh

o Ý hòa đồng duyệt

o Kiến hoà đồng giải

o Lợi hòa đồng quân

Có thể nói, giáo luật của Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với truyền thống vănhoá của các dân tộc, đặc biệt là ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam Giáoluật của Phật giáo đã có đóng góp không nhỏ vào việc điều chỉnh hành vi, hình thànhnhân cách, đạo đức lối sống của một bộ phận đông đảo nhân

Lễ nghi

Lễ nghi của Phật giáo thể hiện sự trangnghiêm, tôn kính tới người sáng lập (đức Bổnsư) Ban đầu, lễ nghi của Phật giáo khá đơngiản và đồng nhất, song cùng với quá trìnhphát triển, Phật giáo phân chia thành nhiềutông phái và du nhập vào các dân tộc khácnhau, hoà đồng cùng với tín ngưỡng củangười dân bản địa, lễ nghi của Phật giáo dầncó sự khác biệt giữa các khu vực, vùngmiền…

 Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong nămcủa Phật giáo (tính theo ngày âm lịch):

- Tết Nguyên đán- Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyênNgày 14/7: Lễ Tự tứ

Trang 15

- Đầu tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch (sau khi kết thúc khoá hạ): Lễ Dâng Y (hay lễ DângBông);

- Ngày 15/10 âm lịch: Lễ cúng trăng (Okcombok).

Với những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết, hữu nghị mà Phậtgiáo đóng góp cho xã hội, năm 1999, tại phiên họp thứ 54 Đại hội đồng Liên hợp quốc đãcông nhận Đại lễ Phật đản, tên gọi theo truyền thống của Việt Nam (hay Đại lễ Vesak,Đại lễ Tam hợp Đức Phật - theo tên gọi quốc tế để kỷ niệm ngày Phật đản sinh, ngày Phậtthành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn) là lễ hội văn hoá - tôn giáo quốc tế của Liên hợpquốc Lễ hội này được tổ chức hàng năm tại trụ sở Liên hợp quốc và các trung tâm Liênhợp quốc trên thế giới

2.2 Những quan điểm về giá trị của Phật Giáo:2.2.1 Phật giáo góp phần kiến tạo một xã hội bình đẳng, bác ái:

Đức Phật dạy hạnh phúc tối thượng là an lạc và không thể có hạnh phúc chân thật nếu không thể có an lạc Đức Phật không hề phân chia cấp bậc mà có cái nhìn ngang bằng với tất cả chúng sinh Đạo Phật chủ trương bình đẳng, Phật là Đức Phật đã thành, chúng sinh là Đức Phật sẽ thành, chúng sinh đều có phật tính, đều bình đẳng trước Phật, với Phật không ai là tiểu nhân, không ai quân tử, cũng không có quân, không có dân,chia cắt nhau bằng hàng rào cấp bậc giai cấp,chỉ có một niềm từ bi bác ái,không có hằn học,oán ghét,phục thù.Tiếp đó Phật kêu gọi sự tự giác,vị tha không những để giải quyết nỗi khổ của mình mà còn phải cứu nhân độ thế

Phật giáo khuyến khích mọi người sống chan hòa, cảm thông và chân ái dù khác nhau sắc tộc, tôn giáo, màu da Đạo Phật là một tôn giáo không có lực lượng vũ trang, cũng không có thánh chiến trong việc truyền bá giáo lý

2.2.2 Phật giáo góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc

Với lịch sử hơn 2000 năm, Phật giáo đã hội nhập và đồng hành như một thành tố không thể chia cắt trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam Thể hiện quamột số khía cạnh nổi bật sau:

 Một là, đề cao giá trị con người, hướng thiện, xây dựng xã hội an bình

 Hai là, duy trì, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, hòa đồng với cộng đồng

 Ba là, giáo dục, phát huy truyền thống yêu nước

 Bốn là, chung tay xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

2.2.3 Phật giáo khuyên mọi người sống lương thiện, tu tâm dưỡng tính

Phật giáo hướng con người tới sự lương thiện, tức là giải thoát chúng sinh khỏi những ràng buộc khổ đau, trở về với bản ngã nguyên sơ, tốt đẹp buổi ban đầu Phật dạy làm người lương thiện, nhất định phải nhớ những ngày để việc làm tích đức hành thiện, cả đờibạn sẽ được phúc báo

Thứ nhất: Khi có người sỉ nhục bạn, hãy coi đó là tích phúc.

Ai đó làm bạn bị tổn thương, chính là họ đang giúp bạn trưởng thành hơn Bạn bị oan ức, xin hãy nhớ! Đó là họ đang giúp bạn tích đức, không nên quá sầu não

Thứ 2: Luôn làm việc thiện.

Những người nghèo khổ có thể cải vận của mình bằng việc lập công đức như trên và chúng ta nên cứu giúp tiền bạc hay sự giúp đỡ tới những người nghèo khổ và khó khăn hơn mình

Thứ 3: Tu khẩu.

Ngày đăng: 23/09/2024, 19:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN