TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SAU ĐẠI HỌC ------TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SAU ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG THẾ GIỚI QUAN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SAU ĐẠI HỌC
- -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SAU ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG THẾ GIỚI QUAN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN, PHONG TỤC TẬP QUÁN, KIẾN TRÚC HỘI HỌA,
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Người hướng dẫn
Họ và tên: TS Đinh Ngọc Quyên
Người thực hiện
Họ và tên: Đỗ Nhật Tân Lớp: QTKD 11A
CẦN THƠ – 2023
Trang 2MỤC LỤC
M c L c ục Lục ục Lục
Phần I – MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Đối tượng nghiên cứu 3
3 Phạm vi nghiên cứu 4
Phần II – NỘI DUNG 4
1 Phân tích tư tưởng thế giới quan của phật giáo 4
Vô Thường: 5
Vô Ngã: 5
Thuyết về Duyên: 6
2 Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đến các khía cạnh trong cuộc sống 6
2.1 Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đến đời sống tinh thần: 6
2.2 Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đến Phong tục tập quán: 7
2.3 Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đến Kiến trúc hội họa: 9
2.4 Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đến Văn Học Nghệ Thuật: 9
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3Phần I – MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa là triết học bởi trong nó chứa đựng nhiều quan điểm sâu sắc về thế giới, nhân sinh Phật giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên và được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam, Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, từng chịu biết bao thử thách trong sự va chạm với các tôn giáo khác, song Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay Mục đích tối thượng phật giáo là nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của con người đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho con người Bởi vậy, đạo Phật xét về mặt tích cực, nó thực sự là chỗ dựa tinh thần cho một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân Cũng chính bởi vậy mà đạo Phật đã bám sâu vào trong đời sống xã hội, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của con người trong mọi thời đại
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH), chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo tuy nhiên giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng nhiều thế hệ của Việt Nam do đó để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ cũng như sau này chúng ta cần vận dụng các hệ tư tưởng đó một cách hợp lý
Với bề dày gần hai nghìn năm tại Việt Nam, Phật giáo đã khẳng định giá trị của nó trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Phật giáo đã trở thành một hệ tư tưởng - tôn giáo có sức sống lâu dài và đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người Việt Nam Trải qua mọi thời đại, văn hóa Phật giáo là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa dân tộc Đạo Phật với quan niệm nhân sinh độc đáo
đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền văn hóa Việt Nam Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Chính vì vậy, chúng ta cùng tìm hiểu Tư tưởng triết học của Phật giáo và sự ảnh hưởng phật giáo đến đời sống tinh thần, phong tục tập quán, kiến trúc hội họa, văn học nghệ thuật của đời sống người Việt Nam
2 Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng thế giới quan của Phật Giáo và Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến các yếu tố văn hóa, nghệ thuật, đời sống của người dân Việt Nam
Trang 43 Phạm vi nghiên cứu
Hệ tư tưởng của Phật giáo về thế giới và nhân sinh rất rộng lớn và có mức
độ ảnh hương sâu sắc đến từng khía cạnh trong cuộc sống từ nhiều thế hệ của người dân Việt Nam
Trong khuôn khổ của tiểu luận này, tập trung vào phân tích các quan điểm
về thế giới quan của Phật Giáo và
Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần, phong tục tập quán, kiến trúc hội họa, văn học nghệ thuật của Người Việt Nam
Phần II – NỘI DUNG
1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Phật giáo
Đạo Phật đã hình thành ở ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên, người sáng lập là thái tử Sidharta (Tất Đạt Đa), Thái tử Tất Đạt Đa (Sidharta) là con vua Tịnh Phạn (Sudhodana) là một nước nhỏ ở phía Bắc Ấn Độ, nay thuộc Nepal
Ở thời kỳ này, mặc dù nền kinh tế đã phát triển hơn trước, nhưng nó vẫn bị kìm hãm bởi tính chất tổ chức kiên cố của công xã nông thôn, bởi sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt
và sự thống trị của nhà nước trung ương tập quyền
Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó,
để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc Đến năm 35 tuổi, Người đã giác ngộ, tìm ra chân
lý và con đường để giải thoát nỗi khổ cho chúng sinh và ông đã sáng lập ra một tôn giáo mới chính là Phật Giáo
2 Phân tích tư tưởng thế giới quan của phật giáo
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người có tính lịch sử - Xã hội về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới nhằm giải đáp những vấn đề về mục đích, ý nghĩa của cuộc sống của con người đặt ra trong thực tiễn xã hội
Thế giới quan tôn giáo là Thế giới quan được xây dựng dựa trên niềm tin tôn giáo và sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên, thể hiện niềm tin của con người vào sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên
Trang 5Thế giới quan Phật giáo tập trung vào ba phạm trù :vô thường, vô ngã và Duyên
Vô Thường:
Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ
sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo giáo lý Phật
Vô thường là dòng biến đổi không ngừng nghỉ theo chu trình bất tận: Sinh, trụ, dị, biệt Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường trụ, bất biến
Các hình thái xã hội theo thời gian cũng chuyển biến: Xã hội công xã nguyên thủy → Xã hội chiếm hữu nô lệ → Xã hội phong kiến → Xã hội tư bản →
Xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa Đó là quy luật xã hội và cũng phù hợp với thuyết vô thường của Đạo Phật
Vô Ngã:
Hầu hết các tôn giáo đều nói có 1 vị thần hoặc một đấng tối cao đã sáng tạo
ra thế giới và sinh ra loài người, trong khi đó đạo Phật nói vô ngã và không chấp nhận có một đấng tạo hóa nào tạo ra con người mà được cấu thành bởi sự kết hợp giữa hai yếu tố là “Sắc” và “Danh”, chính là “Vật Chất” và “Tinh Thần”
Chính vì sự kết hợp giữa Sắc và danh đã tạo thành ngũ uẩn tác động lên vạn vật và con người, tuy nhiên theo thuyết vô thường thì không có sự tồn tại vĩnh cữu của bất kỳ sự vật riêng biệt nào do đó không có bản ngã hay cái tôi chân thật hay cũng chính là Vô Ngã
Thuyết vô ngã trong tư tưởng Phật giáo chính là để dạy cho con người ta biết cách thoát ra khỏi nhiều ngã chấp như: ngã kiến dục vọng, tham – sân – si và ngã sở… Bởi những điều trên đều ảnh hưởng tới sinh tử luân hồi, che lấp đi cái tâm trong sáng tự thân Là cách để con người có thể tu tập và vượt qua những ảo tưởng
về bản thân, nhan sắc, nhân cách
Vô ngã sẽ khiến bạn nhận ra rằng: mỗi một con người là một cá thể độc lập, không bị ảnh hưởng bởi những thứ hư vinh, hấp dẫn khác trong cuộc đời Vô ngã
sẽ hư không hóa mọi hiện tượng, giúp tâm trở nên trong sáng và khai mở trí tuệ Vì tâm chúng ta vốn luôn thanh lịch như bản tính vô ngã, nên thực chất vô ngã cũng là
Trang 6sự nhận thức trong tâm, cái tâm này rất dễ bị nhuốm bẩn bởi rất nhiều thứ xung quanh (cái ngã) và là lỗi thoát khỏi cái ngã
Thuyết về Duyên:
Thuyết duyên khởi là căn bản của hệ thống triết học Phật giáo Học thuyết này giúp con người ta thấy rõ sự thật của con người, cuộc đời và giá trị hạnh phúc;
nó thuyết minh về sự liên hệ hỗ trợ giữa các sự vật, hiện tượng hay các pháp
Thuyết duyên khởi của đạo Phật cho rằng, đời sống hay thế giới này tạo thành là do một chuỗi tương quan liên hệ, trong đó sự sinh khởi và hoại diệt của các yếu tố tùy thuộc một số yếu tố khác làm điều kiện cho chúng Kinh điển Phật giáo diễn tả khái quát nội dung này bằng đoạn kinh sau: “Do cái này có mặt, cái kia
có mặt/ Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt/ Do cái này sinh, cái kia sinh/ Do cái này diệt, cái kia diệt”
Nó cho thấy, mọi hiện hữu trong thế giới này đều vận hành theo nguyên tắc của sự tương thuộc, tương quan lẫn nhau Sự vật, hiện tượng này sinh khởi do hội
đủ điều kiện hỗ trợ cho sự sinh khởi ấy Và ngược lại, sự vật, hiện tượng chấm dút hay hoại diệt khi các điều kiện, các thành phần, yếu tố cấu tạo nên chúng thay đổi hay không còn nữa Và ngay cả các điều kiện hỗ trợ này cũng lại tùy thuộc vào các yếu tố, điều kiện khác để sinh khởi, tồn tại và hoại diệt
Như vậy, thông qua các phạm trù Vô ngã, Vô thường và Duyên Phật giáo cho rằng sự vật và con người được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần Các sự vật hiện tượng thế giới nằm trong quá trình liên hệ, vận động, biến đổi không ngừng
3 Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đến các khía cạnh trong cuộc sống 3.1 Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đến đời sống tinh thần:
Tác động đến suy nghĩ của con người Việt Nam:
Tư tưởng Phật giáo và suy nghĩ của người Việt Nam có mối quan hệ mật thiết, gắn bó Con người Việt Nam hiền hòa, yêu nước, yêu hòa bình, vì nghĩa và giàu lòng nhân ái Văn hóa Phật giáo với những giá trị tích cực như từ bi, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn, bình đẳng, bác ái dễ đi vào lòng người, phù hợp với phong tục, tập quán và hòa quyện vào nền văn hóa dân tộc Việt Nam Thông qua điều kiện lịch sử, dân tộc Việt Nam với gần một ngàn năm Bắc thuộc, chịu biết bao đau khổ,
Trang 7khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, với những giá trị của mình, Phật giáo đã góp phần xoa dịu nỗi đau, nó như một liều thuốc an thần đối với nhân dân ta Do
đó, tư tưởng Phật giáo và suy nghĩ của con người Việt Nam có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ
Tác động đến Đời sống đạo đức:
Văn hóa Phật giáo khuyên con người làm điều lành, tu nhân, tích đức hướng tới chuẩn mực đạo đức xã hội như hiếu thảo cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác… Với những tư tưởng về “vô thường, vô ngã”, “từ, bi,
hỷ, xả”, “luân hồi, quả báo”, “nhân quả”… Phật giáo đã phần nào đáp ứng nhu cầu
về tâm linh của người dân Việt Nam Mặt khác, đạo đức Phật giáo, góp phần bổ sung những giá trị đạo đức mới, phù hợp với tâm lý, đạo đức của người Việt, làm phong phú và sâu sắc thêm hệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Giáo lý từ
bi của nhà Phật gặp gỡ, giao thoa với tinh thần yêu nước, lòng thương người đã góp phần tạo dựng nên một nếp nghĩ, cách sống, một giá trị đạo đức trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, vì thế đạo đức Phật giáo đã hòa quyện với chủ nghĩa yêu nước
3.2 Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đến Phong tục tập quán:
Các tập tục cúng rằm, mùng một và đi lễ chùa
Theo truyền thống, cúng rằm và mùng một là tập tục cúng sóc vọng, vào ngày đó các Tín đồ về chùa để tham gia cầu nguyện, bỏ ác làm thiện và sửa đổi thân tâm Ngoài đi chùa sám hối, Phật tử còn thắp nhang đèn, hương hoa để dâng cúng Tam bảo và tổ tiên, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ những người đã khuất
Đó cũng là hình thức cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tính và giáo dục con cháu về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
Ngoài ra, vào ngày Rằm tháng Giêng, lễ Phật đản và lễ Vu Lan, người Việt cũng thường đi viếng chùa, lễ Phật Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần Vào những ngày này, đông đảo các tầng lớp nhân dân quy tụ về đây, thể hiện tấm lòng thành kính đối với Đức Phật Những hình ảnh
đó cũng góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa Việt Nam
Tục ăn chay, phóng sinh và bố thí
Trang 8Về ăn chay, hầu như người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của nếp sống văn hóa này Nhiều người Việt Nam, cả Phật tử lẫn người không phải Phật tử cũng theo tục lệ này, họ ăn chay mỗi tháng hai ngày (mùng một và rằm mỗi tháng), có người
ăn mỗi tháng bốn ngày là ngày 1, 14, 15 và 30 (nếu tháng thiếu thì ăn chay ngày 29),… Đôi khi có một số người phát tâm ăn trường trai giống như người xuất gia
Ăn chay và thờ Phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Ngoài Phật tử, nhiều người không phải Phật tử cũng dùng tượng Phật hay tranh ảnh có yếu tố Phật giáo
để chiêm ngưỡng và trang trí cho cảnh nhà thêm trang nghiêm
Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, tục lệ bố thí và phóng sinh đã
ăn sâu vào đời sống tinh thần nhân dân ta Đến ngày rằm và mùng một, nhiều người thường mang cá sống đem vào chùa chú nguyện rồi phóng sinh Người Việt cũng sẵn sàng làm phúc bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, hoạn nạn Nhiều nhà chùa và Phật tử tổ chức những đợt cứu trợ, tiếp tế cho đồng bào bị thiên tai hoặc có hoàn cảnh khó khăn đúng với truyền thống “lá lành đùm lá rách”
Các nghi thức ma chay, cưới hỏi
Về ma chay, phong tục của người Việt trước đây rất cầu kỳ Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ sự dẫn dắt của chư Tăng, tang lễ đã diễn ra đơn giản
và trang nghiêm hơn Khi trong gia đình (theo đạo Phật) có người qua đời, thân nhân thường đến chùa thỉnh chư Tăng về nhà để giúp đỡ phần tang lễ Thông thường các nghi thức diễn ra tuần tự như sau: 1 Nghi thức nhập niệm; 2 Lễ phát tang; 3 Lễ tiến linh (cúng cơm); 4 Khóa lễ kỳ siêu cho hương linh; 5 Lễ cáo triều
tổ (cáo tổ tiên ông bà trước giờ di quan); 6 Lễ di quan và hạ huyệt; 7 Đưa lư hương, long vị, hình vong về nhà hoặc chùa; 8 Lễ an sàng; 9 Tụng kinh cầu siêu
và cúng cơm cho hương linh 49 ngày; 10 Lễ tiểu tường (sau ngày hương linh mất một năm); 11 Lễ đại tường (lễ xả tang, sau ngày hương linh qua đời hai năm) Ở những gia đình không theo đạo Phật, họ vẫn có thể thỉnh chư Tăng đến tụng kinh cầu siêu cho hương linh và tổ chức tang lễ tương tự Nhìn chung, tập tục ma chay tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những nghi thức Phật giáo
Tong việc cưới hỏi, trước khi tiến đến hôn nhân, nhiều đôi trẻ theo tín ngưỡng Phật giáo, thường đến chùa khấn nguyện với chư Phật phù hộ cho mối lương duyên của họ được trăm năm hạnh phúc Đến ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về chùa để các chư Tăng làm lễ “hằng thuận quy y” trước khi rước dâu Đó là
Trang 9một lễ chúc lành ngắn gọn và được chư Tăng khuyên dạy một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo, để làm kim chỉ nam cho cuộc sống mới giữa hai vợ chồng
3.3 Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đến Kiến trúc hội họa:
Kiến Trúc:
Kiến trúc là sản phẩm nhân tạo cho nên cũng chính là văn hóa và sự phát triển của nó đánh dấu bước tiến của văn minh, Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam,
cố nhiên đã đem theo các kiểu kiến trúc chùa tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc của Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa Tuy nhiên theo thời gian, tinh thần khai phóng của Phật giáo phối hợp cung với lối tu duy tổng hợp của dân tộc Việt đã tạo ra một mô hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam Chùa tháp
ở Việt nam thường được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa bao giờ cũng
ẩn dấu sau lũy tre làng, dưới gốc cây đa hay ở một nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng
Kiến trúc chùa Phật ở Việt Nam còn là kiến trúc sinh thái, hòa hợp cùng thiên nhiên Những ngôi chùa trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng được xây dựng trên những núi non, sông nước kì vĩ Hệ thống quần thể chùa Hương Tích (Hà Tây), quần thể Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Non Nước (Ninh Bình), chùa Tây An cổ tự (An Giang), chùa Thiên Mụ (Huế), v.v là những ngôi chùa được ẩn hiện trong môi trường thiên nhiên với những cây đại thụ, những hương hoa cùng chim chóc càng làm tăng thêm
sự linh thiêng của không gian nơi đất Phật, loại hình kiến trúc tháp cũng cực kỳ phong phú Phật tử cũng như ngoại đạo đều biết đến tên tuổi của chùa Báo Thiên vòi vọi, tháp Sùng Thiện Diên Linh gắn với tấm bia về múa rối, chùa tháp Chương Sơn với nét kiến trúc đặc trưng của hai tay vịn vũ nữ tạc theo tư thế tribhanga mang dấu ấn Chăm rõ rệt Đó là một vài đóng góp về văn hóa vật thể của Phật giáo
Hội Họa:
Mái chùa cổ kính giữa núi non tĩnh mịch hay các lễ hội viếng chùa ngày đầu xuân hoặc tư tưởng độc đáo của triết học, của thiền học Phật giáo luôn là đề tài gây nhiều cảm hứng cho các nghệ nhân và họa sĩ Việt Nam Nhiều trang lụa, tranh màu nước, sơn dầu, sơn mài đề cập đến Phật giáo đã được các họa sĩ, nghệ nhân lên tuổi
ở Việt Nam thể hiện một cách sống động và tinh tế qua các tác phẩm
Trang 102.4 Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đến Văn Học Nghệ Thuật:
Văn học:
Kể từ giai đoạn đầu của nền văn học dân gian truyền miệng đến văn học chữ viết đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thể loại mà còn cả trình độ nghệ thuật với sự ảnh hưởng trực tiếp từ tư tưởng Phật giáo ở từng cấp độ khác nhau
Phật giáo từ lâu đã là nguồn mạch khơi dậy nhiều cảm hứng cho văn học Việt Nam Những tư tưởng, mô típ, hình ảnh, nhân vật Phật giáo đã trở thành chất liệu, hình tượng văn học hấp dẫn, đầy sức hút cả ở văn học dân gian lẫn văn học viết, trong văn học dân gian, những sự tích dân gian như chuyện Man Nương, chuyện Ông Bụt, chuyện Chử Đồng Tử – Tiên Dung và hàng nghìn chuyện kể dân gian với những nội dung khác nhau – là những câu chuyện trực tiếp đi ra từ tư tưởng Phật giáo với mô típ điển hình “ở hiền gặp lành” trong Phật giáo đã có tác động rất lớn đến đời sống đạo đức của người dân trong diễn trình phát triển tư tưởng văn hóa dân tộc
Những tư tưởng giáo điều tốt đẹp của Phật giáo đã được người dân chọn lọc tiếp nhận, phù hợp với nhân sinh quan của cả nhân dân Vì vậy, tinh thần Phật giáo trong các tiểu thuyết đương đại Việt Nam vô cùng phong phú, đem lại cho con người lòng vị tha và đem lại hạnh phúc thật sự cho con người, xã hội, góp phần tăng giá trị tư tưởng văn hóa dân tộc, bồi đắp cho nền văn hóa dân tộc được trường tồn
Nghệ thuật sân khấu:
Nghệ thuật sân khấu cũng là một loại hình văn hóa, nhất là các chủng loại này thuộc về di sân mang tính bản sắc của văn hóa dân tộc song song với những phần đã nêu ra ở trên Tính triết lý "nhân quả báo ứng" của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng, vở diễn phù hợp với đạo lý phương đông và nếp sống truyền thống của dân tộc
Nghệ thuật điêu khắc:
Ngày nay có dịp tham quan viện bảo tàng lớn ở Việt Nam, chúng ta sẽ thấy nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày, đó không những là một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết chứng minh sự ảnh