1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phật giáo và sự ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cô đã giúp nhóm chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

NHÓM 2

PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNGTINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

BÀI THU HOẠCH

TP HỒ CHÍ MINH, 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

NHÓM 2

PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINHTHẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Lớp: 1182

BÀI THU HOẠCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:GV ThS Phạm Thị Ngọc Anh

TP HỒ CHÍ MINH, 2024

Trang 3

1 Khái quát về phật giáo Nam Tông 6

1.2 Tư tưởng và văn hóa 7

2 Khái quát Phật giáo Bắc Tông 8

2.1 Quá trình hình thành và con đường truyền đạo 8

2.2 Tư tưởng và văn hóa 8

PHẦN 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO 9

1 Thời Lê Sơ 9

2 Thời Lý 11

3 Thời Trần 12

Tài liệu tham khảo: 16

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên, nhóm xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên cô Phạm Thị Ngọc Anh Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Chủ nghĩa Khoa học xã hội, nhóm đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của cô Cô đã giúp nhóm chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Nhóm đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được và tìm tòi thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm Mong cô xem và góp ý thêm cho nhóm để bài làm ngày càng hoàn thiện.Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Lời tiếp theo chúng em xin gửi lời cảm ơn đến chị thuyết minh viên N.T.N.Ánh tại bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ nhóm hoàn thành bài báo cáo này Trong quá trình tham quan tại bảo tàng, chị đã dành thời gian thuyết minh và giúp tìm hiểu sâu hơn về chủ đề báo cáo ngày hôm nay Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Thuyết minh viên N.T.N.Ánh

Trang 5

MỞ ĐẦU

Vấn đề tôn giáo từ lâu là một vấn đề nhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam mà còn với nhiều nước trên thế giới Tôn giáo, tín ngưỡng có quá trình hình thành và tồn tại cùng với lịch sử xã hội Hiện nay, vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng, đặc biệt là các hiện tượng tôn giáo mới đang có những diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống mọi người Trong những năm qua, tôn giáo ở Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng và đang có chiều hướng phát triển trên phạm vi rộng cả nước Ở Việt Nam những tư tưởng triết học Phật Giáo, đặc biệt nhân sinh quan Phật giáo, là một trong những nhân tố cấu thành nền văn hoá dân tộc cũng như nhân cách và đạo đức của mỗi người dân Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn thể hiện rõ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng, toàn diện trong đời sống xã hội Việt Nam

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, tư tưởng của người dân Việt Nam về Phật giáo là như thế nào? Sự tác động của Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Việt nam ra sao? Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam là vấn đề đang đặt ra và cần làm sáng tỏ.

Trang 6

NỘI DUNGPHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO.

1 Khái quát về phật giáo Nam Tông

1.1 Quá trình hình thành và con đường truyền đạo

Phật giáo Nam truyền được truyền bá từ Ấn Độ đến Sri Lanka và các nước trong lục địa Đông Nam Á, đặc biệt là Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Nam Bộ Việt Nam bằng hai con đường: đường thủy thông qua việc buôn bán với thương gia Ấn Độ và đường bộ qua sự giao lưu văn hóa với các nước phát triển trong đó có Trung Quốc.

(Nguồn: sinh viên tự thực hiện)

Phật giáo Nam tông đến với Việt Nam thông qua con đường hòa bình Mặt khác, giáo lý của Phật giáo chuyển tải tư tưởng bình đẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn… gần gũi với tôn giáo, văn hóa Việt Nam, nên được người Khmer ở Việt Nam tìm hiểu, nghiên cứu và dễ dàng chấp nhận.

Trang 7

1.2 Tư tưởng và văn hóa.

Theo phong tục của người Khmer, để trả hiếu cho ông bà, cha mẹ; để thực hiện tình cảm, trách nhiệm đối với dân tộc; để tỏ lòng thành kính với Đức Phật , người con trai đến độ khoảng trên 12 tuổi phải vào chùa xuất gia gieo duyên tối thiểu 7 ngày hoặc 3 tháng, có thể lâu hơn, hoặc xuất gia suốt đời, tùy theo căn duyên và ý nguyện của từng người Thanh niên Khmer cần phải vào chùa tu một thời gian để trau dồi đạo đức, trang bị tri thức và học cách làm người vì người đã tu ở chùa sẽ được cộng đồng người Khmer nhìn nhận và đánh giá cao, dễ lập gia đình, dễ được tiếp nhận làm các công việc xã hội Sau một thời gian tu học, họ có thể xin hoàn tục, cưới vợ, phát triển kinh tế, tham gia các công việc xã hội nhưng khi muốn, họ có thể tiếp tục xin vào chùa xuất gia trở thành nhà sư lại.

Phật giáo Nam tông Khmer không có phụ nữ tu hành ở chùa, chỉ có tu nữ thọ

bát quan trai giới hay thập giới Tuy nhiên, người phụ nữ Khmer lại được giáo dục tư tưởng và đạo đức Phật giáo thông qua nếp sống của người đàn ông trong gia đình, thông qua các lễ hội, các buổi thuyết giảng giáo lý và những nghi thức truyền thống mang đậm nét Phật giáo của người Khmer

Phật giáo Nam tông Khmer không chỉ có chức năng tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn đảm nhận các chức năng về văn hóa, xã hội, giáo dục đối với cộng đồng người Khmer Ngôi chùa Khmer ngoài biểu tượng của sự linh thiêng còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, là môi trường giáo dục tư tưởng, đạo đức, nơi đào tạo nghề cho con em người Khmer.

Trang 8

2 Khái quát Phật giáo Bắc Tông.

2.1 Quá trình hình thành và con đường truyền đạo

Khởi nguồn của Phật Giáo được bắt nguồn từ Ấn Độ, theo con đường truyền bá đến phía Bắc Tại đó, nơi đầu tiên tiếp nhận và truyền bá tư tưởng Phật Giáo từ Ấn Độ là ở Tây Tạng (Trung Quốc) Sau này, Đạo Phật ngày càng được lan truyền rộng rãi hơn và ảnh hưởng đến các nước lân cận khác như Việt Nam, Nhật Bản, Và đó cũng là khởi đầu cho sự hình thành của phái Bắc Tông ở Việt Nam ngày nay.

(Nguồn: sinh viên tự thực hiện)

2.2 Tư tưởng và văn hóa.

Phật Giáo ở Việt Nam nói chung, khi bước vào chánh điện của điện thờ, tại ở cửa điện hoặc trước cổng tam quan thường sẽ có hai bức tượng Hộ Pháp Việc này sẽ mang theo ý nghĩa rằng sẽ bảo vệ tượng Phật khỏi những điều xấu.

Tuy cùng mang tư tưởng Phật Giáo nhưng có sự phát biệt về văn hóa và tư tưởng giữa hai phái Bắc Tông và Nam Tông Ở phái Bắc Tông, những bức tượng được điêu khắc với kích thước khá lớn, và được an vị thành từng khu vực riêng lẻ chia thành từng chỗ riêng biệt để tượng Bồ Tát, Đức Phật, La Hán theo quy định cụ thể trong Phật Giáo.

Trang 9

Nói đến cách thức tu hành, ở Bắc tông thì các nhà sư phải tự do lao động để sinh sống và sắc phục họ thường mặc sẽ là màu nâu và chỉ khi hành lễ họ mới mặc đạo phục màu vàng Cũng như theo quan niệm của Bắc Tông, Đức Phật Thích Ca khác người thường, vì muốn độ chúng sanh, nhất là loài người nên Đức Phật mới thị hiện giữa loài người để giáo hóa họ.

Theo trường phái Bắc Tông, họ quan niệm rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành Phật được, miễn là tâm họ hướng thiện và biết cách tu tập Thêm nữa, Phật Giáo Bắc Tông cho rằng các vị Bồ Tát cũng là người trợ lực cho Đức Phật để độ sanh, mỗi vị sẽ có những công hạnh đặc biệt khác nhau, chính vì thế mà ngoài Bắc thường sẽ có nhiều Phật hơn so với trong miền Nam Về sự giải thoát thì bên Bắc Tông, họ cho rằng quan niệm sinh tử luân hồi và Niết Bàn là hai phạm trù không khác biệt nhau như ở phái Nam Tông, họ cũng cho rằng, nếu tu dưỡng tốt thì sẽ đạt cảnh giới được Niết bàn vì sinh tử là Niết Bàn, phiền não tức Bồ Đề.

PHẦN 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO.1 Thời Lê Sơ

- Văn hóa tư tưởng:

Thời Lê Thái Tổ, Nho giáo phát triển Đến thời Lê Thánh Tông (1460-1497) là đỉnh cao phát triển của Nho giáo Vì thế, Phật giáo ít được mọi người chú ý và đề cập đến Điển hình như Lê Thánh Tông là một người sinh ra ở chùa, nhưng vì thuận theo thời thế, Ông lập hội Tao Đàn gồm 28 người, mà chính Ông lại là

Tao Đàn nguyên soái Thế mới biết Nho giáo phát triển tới mức nào Thuyết “Tam

Trang 10

giáo đồng nguyên” không phải thời này mới có, nên các nhà sư lúc bấy giờ về ở ẩn và đành phải chấp nhận thuyết này Chúng ta cần phải hiểu sự dung thông của Tam giáo thời Lý-Trần khác hẳn với dung thông của Tam giáo thời Lê này Các vua thời này có nhiều chính sách làm hạn chế Phật giáo để đưa Nho giáo đến địa vị độc tôn Tuy nhiên, Nho giáo không phải là tôn giáo, Nho sĩ cũng không thể thay thế chư Tăng, đạo sĩ được Nho sĩ chỉ biết dạy học, cho chữ chứ không biết cúng, không biết trấn an mọi người về mặt tâm linh

- Về nghệ thuật:

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở thời Lê Sơ không phát triển Các công trình Phật giáo như chùa chiền, chuông tượng bị tàn phá nhiều ở những năm cuối đời Trần và đô hộ Minh, không có điều kiện phục hồi do sự hạn chế của nhà nước Các vua Lê không chủ trương xây dựng thêm nhiều công trình mới Chùa chiền trong thời Lê Sơ không được dựng mới nhiều nhưng vẫn được trùng tu tôn tạo Năm 1434, triều đình cho làm lại chùa Báo Thiên, đại thần Lê Sát tổ chức xây chùa Thanh Đàm và Chiêu Đô Do sự phát triển Đạo Phật ở thời Lê Sơ không mạnh mẽ nên về điêu khắc ở thời kỳ Lê Sơ chủ yếu điêu khắc: bao gồm: điêu khắc lăng mộ, văn bia, thành bậc bằng đá,

Đầu thời Lê sơ, các pho tượng ở lăng mộ được sắp xếp với bố cục và kích thước đều nhau phỏng theo hình mẫu của bia Vĩnh Lăng ở Lam Kinh Từ thời vua Lê Thánh Tông, phong cách điêu khắc có sự thay đổi theo chiều hướng hoa mĩ, cầu kì hơn.

Văn bia trong lăng mộ phản ánh rõ phong cách điêu khắc thời kì này Trong đó, bia Vĩnh Lăng là một trong những tấm bia mộ tiêu biểu còn nguyên vẹn đến ngày nay Nghệ thuật chạm khắc, trang trí thời Lê sơ rất tinh xảo Các thành bậc bằng đá, bia đá đều được chạm khắc các cảnh sinh hoạt như: đấu vật, đánh cờ, chèo thuyền, Trong đó, hình rồng trên bia đá có vẻ đẹp sống động, tự nhiên, khỏe mạnh và dữ tợn hơn so với rồng thời Lý, thời Trần; tượng trưng cho quyền lực chuyên chế của vua.

Trang 11

2 Thời Lý

- Văn hóa tư tưởng:

Thời Lý, đất nước độc lập và thống nhất, những tư tưởng tích cực của đạo Phật như từ bi, vô ngã đã có được một chỗ đứng vững chắc nhất trong lịch sử Các thiền sư Lý Khánh Vân và Lý Vạn Hạnh góp phần đưa sự tổng hòa giữa văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa thành văn hóa Việt Nam Giai đoạn tiếp theo, thế kỷ XI, Phật giáo trở thành quốc giáo, nhà sư Thảo Đường được vua Lý Thánh Tông chọn làm quốc sư và đã lập ra thiền phái thứ 3 tại Việt Nam Phật giáo được trọng vọng, được truyền bá rộng rãi trong quần chúng, chùa chiền được khởi dựng rất nhiều, song các di tích và di vật hiện còn rất ít Như trong đời vua Lý Thái Tổ, ngài đã cho xây dựng hơn 300 ngôi chùa và sửa chữa các ngôi chùa đã hư nát Riêng năm 1031, triều đình đã phát tiền kho làm chùa quán ở 950 nơi Ỷ Lan hoàng hậu cũng xây dựng hơn 100 ngôi chùa… Không những vua, vương hầu khanh tướng xây dựng và tu bổ hàng loạt công trình khắp nơi mà nhân dân cũng một lòng góp công, góp của vào việc xây dựng chùa tháp.

- Văn hóa nghệ thuật:

Trang 12

Nói đến những kiến trúc Phật giáo thời Lý, bên cạnh tính quy mô của những công trình, còn cần nhắc đến kết cấu chắc chắn, cân đối, mà ở đó nổi bật lên là dạng kết cấu mặt bằng hình vuông hướng vào trung tâm là nơi thờ Phật như chùa Một Cột, hoặc kết cấu tầng tầng lớp lớp mở rộng không

gian từ ngoài vào trong như kiến trúc chùa Phật Tích, chùa Dạm Ngoài ra nói đến chùa thời Lý thường đi liền với cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, gắn với núi, với sông, với những cánh đồng mênh mông tạo thành những phong cảnh hữu tình, hòa hợp giữa con người và trời đất Và trang hoàng cho các công trình đó là những tác phẩm hội họa, điêu khắc, với hình ảnh rồng, phượng, mây, sóng, hoa sen, hoa cúc, nhạc công,

tiên nữ làm cho công trình trở nên bay bổng, tạo ra chốn tiên cảnh ở trần gian vừa như thực lại vừa như mơ

3 Thời Trần

- Văn hóa - tư tưởng:

Sự hòa hợp giữa tinh thần từ bi của Đạo Phật và tình yêu sâu sắc đối với quê hương không chỉ là nguồn động lực cho cuộc chiến, mà còn là nền tảng cho chính sách ngoại giao mềm dẻo và cao thượng Phật giáo đã đóng góp vào việc xây dựng những nền tảng tư tưởng tốt đẹp cho xã hội trong thời kỳ Trần Xã hội được giáo dục bằng các nguyên lý Ngũ giới và Thập thiện, mà các vua Trần coi là một chuẩn mực và tiêu chuẩn đạo đức Phật giáo thời Trần đã có vai trò quan trọng trong việc cải tạo gia đình và xã hội, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, hướng đến cuộc sống chân, thiện, mỹ Các nguyên lý Ngũ giới và Thập thiện không phải là những điều cao siêu hay khắt khe, mà rất gần gũi và thiết thực với con người Chỉ khi con người còn gặp khó khăn trong cuộc sống, thì những nguyên lý này mới có giá trị Từ đó, chúng ta mới thấy được giá trị và lợi ích thiết thực của Ngũ giới và Thập thiện đối với cuộc sống, và cũng thấy được sự hiểu biết và đức tính của các vị vua Trần đã tạo nên một

Trang 13

xã hội ổn định Nhờ những triết lý sâu sắc về cuộc sống của Phật giáo, gia đình Trần đã học hỏi và thấu hiểu

Và dù có trải qua bao biến cố trong lịch sử, người Việt vẫn luôn giữ gìn và phát huy các giá trị cao quý của Phật giáo cũng như bản sắc văn hóa dân tộc.

- Văn hóa nghệ thuật:

Các tượng Phật thời Trần thường có dáng ngồi, mắt hé mở, tai to Các loại tượng khác như: tượng người, ngựa… phần nhiều được tạc bằng đá và được đặt ở các lăng mộ hay điện thờ.

Giống như thời Lý, các tác phẩm điêu khắc thời Trần thường có hình dáng con người

phong phú nhất trong nghệ thuật, xuất hiện trên các công trình kiến trúc Có những

bức chạm trang trí mang đậm nét ảnh hưởng của nghệ thuật Champa, với hình dáng con người có cánh, chim đánh trống và thần

Garuda Nhiều tác phẩm còn lấy cảm hứng từ nghệ thuật Trung Quốc, đặc biệt là hoa văn ở các câu đối, liễn hay hoành phi Tuy nhiên,

điều đáng chú ý nhất vẫn là những bức chạm

thể hiện sự độc đáo của nghệ thuật điêu khắc thời Trần, với họa tiết hoa sen, núi hay hoa cúc được kết nối liền mạch Đặc biệt, hình ảnh rồng trơn và lá đề, từng được sử dụng phổ biến trong thời Lý, vẫn là những họa tiết chủ đạo, chỉ khác là đầu rồng to hơn và được chạm từng cặp, uốn lượn trong lá đề Họa tiết này có thể được tìm thấy ở nhiều chùa như Phật Tích, Long Đội và Phổ Minh.

Trang 14

PHẦN 3: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến đời sống tinh thần ngườiViệt Nam

Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm Trong suốt giai đoạn lịch sử của đất nước, Đạo Phật luôn gắn bó chặt chẽ với dân tộc và đi sâu vào tiềm thức của nhiều người Tư tưởng Phật giáo và tâm hồn người Việt có mối liên kết mật thiết, khiến Đạo Phật trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống với những giá trị nhân văn như từ bi, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn, bình đẳng và bác ái Tương thích với phong tục và tập quán của người Việt, Đạo Phật đã từng bước trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân.

1 Văn hóa tư tưởng

Đạo đức của Phật giáo đã hòa nhập với các giá trị đạo đức của dân tộc, trở thành một cách để diễn đạt quan niệm đạo đức truyền thống của người Việt Nam Cách giao tiếp và ứng xử của người Việt cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những quan niệm trong Phật giáo Một trong những nét đặc trưng của giao tiếp và ứng xử theo Phật giáo là sự tôn trọng và tuân thủ đạo lý thiện và chân thật trong cả thân, khẩu và ý Trong gia đình, Phật giáo đề cao sự hòa thuận và trách nhiệm của cha mẹ, anh em và vợ chồng Sự hiếu thuận cũng được coi trọng thông qua việc thực hiện Tứ Ân

Điều này được thể hiện rõ trong những câu ca dao và tục ngữ Việt Nam, ví dụ như "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" Điều này cho thấy sự quan trọng của lòng hiếu thảo trong đạo đức của con người, và không ai có thể sánh bằng cha mẹ Cuộc sống nặng nề và gánh nặng của cuộc đời cũng được coi như một phần trong đạo lý sống của người Việt.

“luật nhân quả”

Trong triết lý Phật giáo, tính trung thực được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng của ngũ giới Thập thiện, bao gồm việc không nói dối trong cả hành động, lời nói và suy nghĩ Tính trung thực ở mức ý chính là khả năng điều chỉnh hành vi theo luật nhân quả, tức là nhận được những kết quả tương xứng với hành động của mình Theo triết lý này, sự dối trá sẽ bị trừng phạt bởi những hậu quả của nghiệp báo

Ngày đăng: 03/05/2024, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w