1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn môn tâm lý học lứa tuổi nhà trẻ

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Lớn Môn: Tâm Lý Học Lứa Tuổi Nhà Trẻ
Tác giả Nguyễn Thu Phương
Người hướng dẫn Lại Thị Thu Hường
Trường học Đại học Thủ đô Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học lứa tuổi nhà trẻ
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 197,53 KB

Nội dung

Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo Sự phát triển những hành động với đối tượng là thành tựu đầu tiên rõ rệt ở lứa tuổi này trong khi hành động với đối tượng, trẻ không chỉ lĩnh hộ

Trang 1

ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

-*** -BÀI TẬP LỚN MÔN: TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI NHÀ TRẺ

Giáo viên: Lại Thị Thu Hường

Hà Nôi, Tháng 06/2023

Trang 2

MỤC LỤC

I Lý do và mục đích chọn đề tài 3

II Nội dung của đề tài 3

2.1 Phát triển hoạt động chủ đạo 3

2.1.1 .Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo

3

2.1.2 .Hoạt động với đồ vật của trẻ ấu nhi

4

2.2 Sự phát triển vận động và tâm vận động của trẻ ấu nhi 6

2.3 Sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi 7

2.3.1 .Sự phát triển ngôn ngữ

7

2.3.2 .Sự phát triển trí tuệ

8

2.3.3 .Phát triển tình cảm

11

2.4 Những tiền đề của sự hình thành nhân cách trẻ ấu nhi 12

2.4.1 .Sự xuất hiện tự ý thức

12

2.4.2 .Sự xuất hiện tự ý thức và nguyện vọng độc lập

và khủng hoảng tâm lý của trẻ lên 3

………12

III Kết luận và kiến nghị 14

Trang 3

I Lý do và mục đích chọn đề tài

Tâm lý học là một khoa học tìm hiểu về ý thức con người để biết mình, biết người, biết ứng xử sao cho phù hợp, biết sống một cách hài hòa và sung mãn để trưởng thành tốt đẹp tương ứng với từng lứa tuổi và tránh được những thất bại trên đường đời Đó là một khoa học về con người với những suy tư và hành động, cảm nhận và tương tác, bên trong và bên ngoài chiều sâu

và chiều rộng Trong chừng mực của vấn đề giáo dục thanh thiếu niên và thiếu nhi, các nhà sư phạm và giáo dục cũng

không thể bỏ qua tìm hiểu khoa tâm lý học, đặc biệt đối với từng lứa tuổi các em

Với mỗi chúng ta cũng nên đối chiếu lại chính kinh nghiệm thời thơ ấu và niên thiếu của mình, những gì mình đã gánh chịu thiệt thòi, cũng như những gì mình đã may mắn được nhận Bản thân mỗi chúng ta đã từng là một đứa trẻ nhỏ, vậy đừng biến các em trở thành những “ông cụ non” các “bà thánh nhỏ”, bắt các em rập khuôn theo tâm lý của người lớn

Trong thực tế, ở độ tuổi này các em vẫn hoàn toàn nằm

trong vòng tay chăm sóc và giáo dục của người lớn Qua bài

viết, em xin nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của trẻ ấu nhi

để có thể hiểu được diễn biến tâm lý các em

II Nội dung của đề tài

II.1 Phát triển hoạt động chủ đạo

II.1.1 Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo

Sự phát triển những hành động với đối tượng là thành tựu đầu tiên rõ rệt ở lứa tuổi này trong khi hành động với đối tượng, trẻ không chỉ lĩnh hội những phương thức hành động của các công cụ các đối tượng mà còn nâng hộ chức năng của chúng

Ví dụ: đứa trẻ tập ăn bằng thìa, uống bằng cốc rồi dần dần lĩnh hội được ý nghĩa của các đồ vật đó theo kiểu người

Trang 4

Trong khi lĩnh hội những hành động sử dụng các đồ vật sinh hoạt hằng ngày, đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi xã hội Một em bé khi giận dỗi có thể ném cái cốc nước xuống sàn, nhưng bằng kinh nghiệm của mình (thông qua thái

độ của người lớn) dần dần nó nhận ra đó là một hành vi không đúng, không phù hợp với qui tắc sử dụng đồ vật và lần sau,

“nhỡ” có làm như vậy, nó tỏ ra sợ hãi khi nhìn vào mặt người lớn Những qui tắc ứng xử xã hội sẽ được hình thành dần dần như vậy

Suốt thời kì vườn trẻ (tuổi ấu nhi), hoạt động, hành động với

đồ vật luôn luôn giữ vai trò chủ đạo Trẻ hướng vào thế giới đồ vật do con người tạo ra để tìm hiểu, khám phá chúng theo

hướng: “ Đây là cái gì? Có thể làm gì với cái này? Làm thế

nào?” Lúc này trẻ luôn luôn tìm hiểu, khám phá để xem cần phải hành động với các đồ vật xung quanh thế nào Do đó khi gặp một đồ vật bất kì nào trẻ cũng muốn hành động với nó Đó

là những hành vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lý của trẻ Tuy nhiên trong vô số đồ vật mà trẻ muốn hành động với

chúng, có rất nhiều đồ vật dễ bị hư hỏng (như cốc dễ bị vỡ, sách dễ bị rách ) hoặc gây nguy hiểm (dao dễ làm đứt tay) Tình hình này dẫn đến mâu thuẫn giữa tính tích cực hoạt động của trẻ với sự “bảo vệ” cấm đoán của người lớn Do đó đồ chơi

ra đời là để giải quyết mâu thuẫn này Trẻ không hành động với

đồ vật thật thì hành động với đồ chơi là mô hình của đồ vật thật

 Bài học sư phạm: Cho trẻ tiếp xúc với đồ vật thật,

dạy trẻ hoạt động với đồ vật Sử dụng những đồ chơi phong phú, chứa đựng nhiều thao tác, kích

thích trẻ hoạt động Người lớn cần hướng dẫn trẻ sử dụng đúng chức năng, công cụ của đồ vật.

II.1.2 Hoạt động với đồ vật của trẻ ấu nhi

Đối với mỗi loại đồ chơi hay đồ vật thật, trẻ đều cố gắng tìm kiếm một phương thức hành động tương ứng Sự tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng rộng thì phương thức hành động với đồ vật cũng ngày càng phong phú Trong số những hành

Trang 5

động với đồ vật mà trẻ nắm vững được ở lứa tuổi ấu nhi thì

những hành động thiết lập các mối tương quan và những

hành động công cụ là những hành động có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng với sự phất triển của trẻ hơn cả

Hành động công cụ: là hành động trong đó một đồ vật nào

đó được sử dụng như một công cụ để tác động lên các đồ vật khác Chẳng hạn dùng thìa để xúc cơm, dùng dao để thái rau

Ở tuổi ấu nhi trẻ mới học cách sử dụng một số công cụ sơ đẳng nhất như thìa, cốc, bút chì,

Có thể chia quá trình lãnh hội hành động công cụ thành nhiều giai đoạn: lúc đầu công cụ chỉ là sự kéo dài bàn tay của trẻ Lúc này sự chú ý của trẻ không hướng về công cụ mà chỉ hướng về đối tượng Do đó hành động chưa thể thành công Ở giai đoạn này mặc dù trẻ đã cầm công cụ, nhưng đây chưa phải là hành động công cụ mà chỉ mới là hành động bằng tay Sang giai

đoạn tiếp theo, trẻ mới bắt đầu chú ý tới quan hệ giữa công cụ

và đối tượng mà hành động hướng tới. Lúc này, trẻ phải làm đi làm lại nhiều lần mới có kết quả Cuối cùng chỉ khi nào bàn tay thích nghi đầy đủ với cấu tạo của công cụ thì mới xuất hiện hành động công cụ đích thực

Ví dụ: muốn ăn cơm bằng thìa đứa trẻ phải biết cầm đúng vào cán thìa, xoay cho thìa nằm ngửa thì mới xúc được cơm trong bát Lúc này trẻ không hướng chú ý về cái thìa mà hướng về cơm Trẻ nắm lấy thìa và đưa gần vào bát rồi xúc cơm đưa

thẳng lên miệng, có khi không xúc mà nghịch cơm rơi vãi, chỉ đưa được cái thìa không lên miệng Sang giai đoạn sau, trẻ mới chú ý đến thìa và cơm Người lớn cần cầm tay xúc giúp trẻ vài lần rồi dần dần để trẻ tự xúc trong những lần sau và cuối cùng trẻ sẽ tự xúc được thành thạo

Hành động thiết lập các mối tương quan: Đó là những

hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng (hoặc các bộ phận của chúng) vào những mối tương quan nhất định

Ví dụ: hành động chồng các khối gỗ từ to đến nhỏ thành hình tháp, hoạt động lắp rắp các đồ chơi, lồng những con búp bê đồng dạng vào nhau

Muốn thiết lập được mối tương quan trẻ phải tính đến thuộc tính của đối tượng và ý nghĩa của những thuộc tính ấy trong

Trang 6

một trật tự nhất định nào đó Nhờ hành động thiết lập mối

tương quan mà các chức năng tâm lí như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy được phát triển mạnh đặc biệt là tư duy trực quan hành động

Hành động thiết lập các mối tương quan giữa các đối tượng, những thuộc tính, chức năng của nó, ý nghĩa của nó được bộc

lộ trước hết nhờ ảnh hưởng giáo dục và dạy học của người lớn Ngay trong tuổi hài nhi, trẻ đã bắt đầu thực hiện các hành động với đồ vật như tháo ra, lắp vàp, đậy lại Tuy nhiên, các hành động này có đặc điểm là khi tiến hành, trẻ hài nhi chưa biết đến các thuộc tính của đồ vật, chưa biết chọn đồ vật theo hình dáng

và kích thước sắp xếp chúng theo một trật tự nhát định Ngược lại, những hành động thiết lập mối tương quan mà trẻ bắt đầu lĩnh hội ở tuổi ấu nhi đòi hỏi phải tính đến những thuộc tính của đối tượng Chẳng hạn để xếp được hình tháp cho đúng, trẻ cần phải chú ý đến tương quan về độ lớn của các khối gỗ, phải biết xếp khối gỗ to nhất ở dưới cùng, rồi chồng lên lần lượt những khối gỗ nhỏ dần Hành động với đồ chơi lắp ghép cũng thế, trẻ càn phải biết thuộc tính của đồ chơi dây là những hành đọng khá phức tạp đối với trẻ ấu nhi, bởi vì những hành động này phải được điều chỉnh bằng chính kết quả thu được Nhưng trẻ lại chưa thể tự mình tạo ra kết qua đó, nhất là ở trong thời kì đầu, trẻ rất khó đạt tới kết quả này, chúng thường sắp xếp lung tung Người lớn cần phải giúp trẻ đạt tới kết quả đúng bằng

cách làm mẫu cho trẻ và giúp trẻ thực hiện cách hành

động để trẻ dần nắm được hành động đó, dần dần trẻ hiểu

ra rằng với những đồ vật khác nhau cần phải hành động theo những mức độ mang tính tự do khác nhau Chẳng hạn, việc xâu hạt vào dây, lồng các con búp bê , những việc hành động

tương dối tự do hơn (ít chặt chẽ hơn) so với việc cầm búa để gõ, cầm bút chì để vẽ Chính điều này hình thành ở trẻ tâm thế đi tìm trong mỗi hành động- công cụ một chức năng đặc biệt của

II.2 Sự phát triển vận động và tâm vận động của trẻ

ấu nhi

Trang 7

Ở cuối tuổi hài nhi, một đứa trẻ bắt đầu những bước đi chập chững, nhưng hầu hết trẻ em phải sau một năm mới bắt đầu biết đi Đi là hình thái vận động đặc trưng của con người, không có sẵn trong những chương trình di truyền Điều này được chứng minh rõ ràng ở những em bé bị động vật như sói, gấu… bắt về nuôi

Ví dụ: Cậu bé 12 tuổi này được dân làng thị trấn Hamelin (Đức) phát hiện ở khu rừng lân cận trong trạng thái không mặc quần áo và đi bằng cả bốn chi Mọi người đặt tên cậu bé là Peter Dù rất cố gắng nhưng họ không thể ép cậu bé ăn bánh mì, hay ngũ cốc, món ăn khoái khẩu của Peter chỉ là rau cỏ cùng nước từ các thân cây

Động tác đi ngày càng tiến bộ, đứa trẻ đã làm chủ được thân thể của mình, những bước đi trở lên mạnh dạn, các vận động được thực hiện mà không gây căng thẳng như trước Trẻ không những chỉ đi mà còn cả chạy Nói đúng hơn trẻ chạy nhiều hơn đi vì chạy dễ lấy thăng bằng hơn là đi Khi đã biết đi thành thạo rồi, các bước đi đã tự động hóa, trẻ bắt đầu thích phức tạp hóa bước đi của mình như đi thụt luì, xoay vòng quanh, nhiều khi còn muốn vượt qua một số đồ vật, lúc này trẻ rất say mê thực hiện các bài tập do người lớn hướng dẫn Do đó, nên tận dụng thời cơ này để tập những động tác vận động khéo léo cho trẻ để việc đi đứng của chúng được mạnh dạn và linh hoạt hơn Khi đã biết đi, những đồ vật

mà trẻ muốn tìm hiểu trở nên phong phú và đa dạng hơn nhiều, phạm vi của chúng được mở rộng đáng kể Đặc biệt là nó có thể hành động với những đồ vật

mà trước đây nó không được phép sờ tới vì không thể với tới được Thu thập cho mình them nhiều kinh nghiệm về cuộc sống Giao lưu với người xung quanh được mở rộng

II.3 Sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi

II.3.1 Sự phát triển ngôn ngữ

Đầu tiên trẻ hiểu lời nói của người lớn qua tín hiệu hành động (động tác, nét mặt, giai điệu, tình huống giao tiếp). Sau một tuổi rưỡi trẻ hiểu lời nói không cần qua tín hiệu hành động

Nhưng thực hiện hành động theo lời chỉ dẫn dễ dàng hơn nhiều

so với việc ngừng hành động đã bắt đầu. Đến 3 tuổi, những lời chỉ dẫn của người lớn mới bắt đầu điều chỉnh hành vi của trẻ trong những điều kiện khác nhau

Trang 8

Lúc đầu, việc thông hiểu ngôn ngữ gắn với tình huống: tình huống cụ thể + lời nói = tín hiệu hành động Sau dần trẻ hiểu được lời nói không phụ thuộc vào tình huống nữa Giai đoạn này bắt đầu thời kì “ phát cảm ngôn ngữ” và xuất hiện “ ngôn ngữ

tự trị” các em thường ít chú ý tới ý nghĩa của những lời nói mà chú ý nhiều hơn đến giọng nói mà qua đó những lời được phát

ra Sự xuất hiện của lời nói là một mốc phát triển mới về chất rất quan trọng của tâm lý đứa trẻ Lời nói trước hết tạo điều kiện cho nhu cầu tiếp xúc tích cực với người lớn của đứa trẻ Hơn nữa, sự phát triển khả năng nói làm phong phú thêm nhu cầu nhận thức của đứa trẻ, làm phát triển tư duy của nó và có liên quan mật thiết với tính chất của những kết luận còn ấu trĩ của nó Những lời nói đầu tiên của đứa trẻ thường có đặc điểm

là có nhiều nghĩa Nói cách khác, đứa trẻ thường gọi tên những

sự vật hoàn toàn khác nhau bằng cùng một lời nói Đến cuối năm thứ hai, đứa trẻ đã có thể hiểu được những câu chuyện đơn giản Nhưng đứa trẻ hai tuổi vẫn còn duy trì lời nói có nhiều nghĩa Trẻ nhận ra mối liên quan có thực giữa những đồ vật và những từ đứng sau nó (định danh cho nó) Khả năng gắn từ với đối tượng và hành động mà nó biểu thị được hình thành từng bước theo hai hướng chính: một mặt trẻ hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn, một mặt khác hình thành ngôn ngữ tích cực của riêng mình

Hầu hết các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ em ở lứa tuổi này đã khẳng định: trình độ ngôn ngữ của trẻ em phụ thuộc chủ yếu vào sự dạy bảo của người lớn Càng thoả mãn yêu cầu giao tiếp của trẻ bao nhiêu, ngôn ngữ của trẻ càng phát triển phong phú, đa dạng bấy nhiêu và ngược lại Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong lứa tuổi này có nét đặc trưng là mang tính “vô định hình” Sự biểu hiện của nó là trẻ diễn đạt lời nói của mình theo cách riêng không giống với người lớn

Ví dụ: “ măm” là ăn, “ xịt” là thịt, trẻ thường dùng câu rút gọn

để diễn tả: lúc đầu là câu một âm tiết, rôi 2,3 âm tiết : trật tự các âm tiết có khi không sắp xếp theo thứ tự như: măm (mẹ cho ăn), bế mẹ (mẹ bế con)

Tình trạng ngôn ngữ như thế này sẽ nhanh chóng được khắc phục trẻ được ở trong môi trường giao tiếp thường xuyên

và được dạy dỗ đúng hướng của người lớn Khi 3 tuổi ngôn ngữ

Trang 9

của trẻ phát triển mạnh cả về khối lượng từ và cấu trúc ngữ pháp: trẻ nói khá thạo câu đơn Cuối 3 tuổi trẻ nói đựoc câu phức Trẻ lĩnh hội nghĩa của từ sẽ sâu sắc hơn khi trẻ lĩnh hội được phương thức sử dụng đồ vật Trẻ nắm được từ chỉ đồ vật mang ý nghĩa khái quát mang theo chức năng (thìa) hoặc từ chỉ hành động mang ý nghĩa khái quát theo mục đích (khều) chủ yếu là thông qua hoạt động với đồ vật Sự phát triển ngôn ngữ mạnh ở thời kì này làm cho các phẩm chất tâm lí khác như tri giác, trí nhớ, tư duy của trẻ có những thay đổi về chất

 Việc nghe và hiểu lời chỉ dẫn vượt ra ngoài tình

huống giao tiếp, nó tạo khả năng sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện cơ bản để nhận thức hiện thực vừa sức với kinh nghiệm trực tiếp của trẻ.

 Bài học sư phạm:

 Giúp trẻ hiểu đúng nghĩa của từ người lớn nói.

 Cần kết hợp giữa lời nói và hành động.

 Người lớn yêu cầu trẻ phát âm rõ rang từng từ, rèn

cách phát âm cho trẻ được hoàn thiện dần, đồng thời ngôn ngữ của cô phải chuẩn xác về từ và phát âm.

 Để giúp cho việc nắm ngữ pháp của trẻ được nhanh

chóng hoàn thiện, cô và người lớn cần dạy trẻ nói câu đơn giản, đủ thành phần.

II.3.2 Sự phát triển trí tuệ

Những dạng hành động tri giác và những dạng hành động tư duy mới đang được hình thành là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phát triển trí tuệ ở trẻ ấu nhi

a Sự phát triển tri giác và sự hình thành những biểu tượng

về các thuộc tính của đồ vật

 Khả năng tri giác bằng mắt

Đầu hai tuổi, tri giác bằng mắt chưa hoàn thiện trẻ chỉ nhận thức được một dấu hiệu, một thuộc tính nào đó, dựa vào đó

để nhận biết Cuối 3 tuổi, các hoạt động định hướng phát triển mạnh, giúp trẻ có thể hành động theo mẫu mà người lớn yêu cầu Trong đó, để lựa chọn đồ vật đầu tiên dựa vào hình dáng,

độ cao, cuối cùng là màu sắc Trong suốt tuổi ấu nhi, tri giác

Trang 10

của trẻ liên hệ mật thiết tới hoạt động (hoạt động dụng cụ, hoạt động thiết lập mối tương quan)

Ví dụ: Trẻ tri giác sắp xếp các mối liên hệ của đồ vật từ đó hình thành các khối gỗ có kích thước giống nhau để trẻ tri giác sắp xếp sao cho: to ở dưới, nhỡ ở giữa, nhỏ ở trên…

 Bài học Sư phạm: Để giúp trẻ tri giác chính xác đối

tượng cần tổ chức cho trẻ được trực tiếp hoạt động với đối tượng đó.

 Khả năng tri giác bằng tai

Nghe độ cao của âm thanh tức là tri giác mối quan hệ giữa các âm thanh theo độ cao cũng được phát triển tốt ở trẻ ấu nhi, nhưng có sự giáo dục chu đáo

 Bài học Sư phạm: Giúp trẻ tri giác những âm thanh

có độ cao khác nhau bằng các bài hát, đồ chơi đơn giản và hấp dẫn Cho trẻ biết những âm thanh có độ cao khác nhau phát ra từ những đối tượng quen

thuộc như con gà kêu “ò ó o”, con vịt kêu “cạc cạc”.

b Đặc điểm phát triển trí nhớ

 Sự phát triển trí nhớ

Trẻ mới sinh chưa có trí nhớ Sau 5 tháng trẻ nhận ra mẹ qua giọng nói 8-9 tháng nhận ra người quen sau 2-3 tuần xa cách Hai tuổi nhận ra người quen sau một tháng rưỡi hoặc hai tháng không gặp lại Cuối năm thứ nhất trẻ có khả năng nhớ lại Năm thứ ba trí nhớ của trẻ tốt hơn trẻ nhớ nhiều hơn trí nhớ liên hệ chặt chẽ với lời nói Trẻ nhớ lại vị trí không gian các đồ vật

trong hoàn cảnh quen thuộc Trẻ nhớ được những người thân trẻ gặp nhớ được tên con vật con mèo con chó… 

Đặc điểm phát triển khả năng ghi nhớ và nhớ lại: trẻ nhớ không chủ định, nhớ máy móc, nhớ lộn xộn không theo một trình tự nhất định hay chớp nối Trẻ dễ nhớ nhưng cũng dễ

quên

 Bài học Sư phạm:

 Khi tổ chức những hoạt động sư phạm cô cần giải

thích để trẻ hiểu nội dung điều cần ghi nhớ trước khi chỉ ghi nhớ

 Cô dùng câu hỏi gợi ý giúp trẻ nhớ lại nội dung bài

học, trò để trẻ nhớ lại một trật tự, hệ thống 

 Giúp trẻ nhớ lâu cần cho trẻ ôn luyện thường xuyên.

Ngày đăng: 29/11/2024, 20:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w