1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập lớn học phần tâm lý học lứa tuổi nhà trẻ

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng phương pháp nghiên cứu để tìm hiểu về đặc điểm tâm lý của một trẻ hài nhi và các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất biện pháp phát triển tâm lý trẻ hài nhi
Tác giả Nguyễn Thị Linh
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thúy Hạnh
Trường học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 14,25 MB

Cấu trúc

  • I. ĐẶT VẤN ĐỀ (5)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (5)
    • 1.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề (6)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu (7)
    • 1.4. Mục tiêu nghiên cứu (7)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • II. NỘI DUNG (9)
    • 2.1. Điều kiện phát triển tâm lý trẻ hài nhi (9)
      • 2.1.1. Điều kiện phát triển cơ thể (10)
      • 2.1.2. Điều kiện về môi trường (11)
      • 2.1.3. Nền văn hóa xã hội (13)
      • 2.1.4. Hoạt động, thời gian biểu của trẻ (14)
    • 2.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ hài nhi (15)
      • 2.2.2. Sự phát triển vận động, hành động với đồ vật và định hướng vào môi trường xung quanh (20)
      • 2.2.3. Hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ (24)
    • 2.3. Đánh giá chung (26)
      • 2.3.1. Điểm mạnh của trẻ (27)
      • 2.3.2. Điểm hạn chế của trẻ (28)
      • 2.3.3. Một số nguyên nhân (29)
  • III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (29)
    • 3.1. Kết luận (29)
      • 3.1.1. Cảm nhận về trẻ hài nhi (0)
      • 3.1.2. Biện pháp (30)
      • 3.1.3. Hoạt động thú vị cho trẻ hài nhi (0)
      • 3.1.4. Các phương pháp giáo dục sớm cho bé hài nhi (34)

Nội dung

biện pháp giáo dục hiệu quả có ảnh hưởng to lớn cho sự hình thành nhân cáchsau này.Qua việc quan sát, tiếp nhận thông tin qua các trang mạng, qua thực tếcuộc sống, chúng ta biết rằng, sự

NỘI DUNG

Điều kiện phát triển tâm lý trẻ hài nhi

Sự phát triển của trẻ hài nhi (từ 2 tới 15 tháng tuổi) chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố về cơ thể, môi trường, nền văn hóa xã hội, giáo dục, hoạt động của trẻ hay thời gian biểu,

2.1.1 Điều kiện phát triển cơ thể:

Thật may mắn khi em có một người cháu ở lứa tuổi hài nhi, và nhờ đó, em có cơ hội được trò chuyện, quan sát để tìm hiểu thêm nhiều điều đặc biệt ở độ tuổi hiếu động này Bé tên là Nguyễn Ngọc Diệu Phương, biệt danh là Gạo, con đã được 9 tháng và con là nữ, có chiều cao, cân nặng khá tuyệt vời Chiều cao của con là 72 cm, nặng 9,5 kg Thực tế, ta thấy sự phát triển cơ thể có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển tâm lý ở bé Trước hết, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất, duy trì sức khỏe cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ Với lứa tuổi hài nhi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé trong 6 tháng đầu đời Tuy nhiên, sau 6 tháng, nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng cao hơn, và sữa mẹ không còn đủ cung cấp toàn bộ dưỡng chất cho bé phát triển Bé cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, canxi, vitamin D, và protein từ thức ăn dặm để có nguồn dinh dưỡng thích hợp và đầy đủ, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ Việc quan tâm tới giấc ngủ của con cũng rất cần thiết, trẻ em cần ngủ đủ giấc và định kỳ Ở độ tuổi này, bé sẽ cần nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày và giấc ngủ dài vào ban đêm Cha mẹ và người chăm sóc cần tạo điều kiện cho trẻ có môi trường ngủ thoải mái và an toàn. Chẳng hạn, vào mỗi buổi tối trước khi ngủ, bé Gạo sẽ được mẹ massage, nói chuyện và cho bé nghe nhạc trước khi ngủ để bé có một giấc ngủ ngon, bình yên và dễ chịu Điều tuyệt vời với bé Gạo là được sinh ra trong gia đình có mẹ là giáo viên mầm non, bố làm trong công ty, ông cố nội là cựu chiến binh, hai ông bà nội, ngoại của bé là nông dân Gia đình Gạo không khá giả nhưng luôn tràn ngập tiếng cười, tình yêu thương và niềm hạnh phúc khi có bé ra đời Gạo có khuôn mặt tròn, da trắng Từ khi sinh tới tháng thứ 6, cân nặng của con tăng từ 1 tới 1,2 kg và từ tháng thứ 6 tới tháng thứ 9, mỗi tháng con tăng từ 300g đến 500g Môi trường sống sạch sẽ, an toàn và thoáng mát giúp trẻ phát triển khỏe mạnh Cho trẻ xem hoặc nghe các bài hát, múa, nhảy phù hợp với độ tuổi trẻ dù ngôn ngữ còn hạn chế nhưng lại có ý nghĩa trong việc hình thành nhận thức về tâm lý ở hài nhi Bên cạnh giờ giấc, dinh dưỡng, để đạt hiệu quả tốt trong việc phát triển cơ thể chăm sóc sức khỏe của bé là điều cần quan tâm Mặt khác, sự phát triển cơ thể của trẻ cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền.

Nhìn chung, lứa tuổi hài nhi phát triển cơ thể rất nhanh, với tốc độ tăng trưởng và thay đổi không đồng đều Sự phát triển cơ thể, bao gồm não bộ, hệ thần kinh hay cơ xương và các hệ cơ quan khác, tạo nền tảng cho sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi hài nhi Cùng với đó, sự chăm sóc toàn diện và môi trường an toàn, yêu thương cũng đóng vai trò to lớn trong việc hỗ trợ sự phát triển tâm lý ở trẻ.

2.1.2 Điều kiện về môi trường:

Như chúng ta thấy rằng, toàn bộ đời sống của đứa trẻ phụ thuộc vào người lớn tổ chức hướng dẫn Từ tuổi sơ sinh trẻ đã bắt đầu được giáo dục về học ăn, học nói, học cách sử dụng đồ vật Lớn lên trẻ được học chữ, học giao tiếp, học ứng xử, Và điều gì sẽ xảy ra nếu đứa trẻ từ nhỏ không nhận được sự ảnh hưởng của người lớn? Đó chính là giáo dục Thật vậy giáo dục có vai trò then chốt trong việc định hình từ một trẻ thơ đến khi trưởng thành Như nhà tâm lý học phát triển người Nga A.N Lêônchiep đã khẳng định: “Sự phát triển của lịch sử xã hội loài người không thể thiếu sự truyền thụ tích cực cho thế hệ trẻ những thành tựu văn hóa của loài người, không thể thiếu sự giáo dục” Quan điểm giáo dục tốt, môi trường giáo dục an toàn giúp trẻ tự tin, hứng thú với việc học tập.Điều ấn tượng về giáo dục, giáo dục đem lại cho trẻ những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền không thể đem lại và có được sự giáo dục sẽ có thể phát huy hết tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác cho phối đến sự hình thành phát triển tâm lý, đặc biệt là tâm lý trẻ hài nhi Với lứa tuổi từ 2 tới 15 tháng, việc kích thích sự tò mò cho các bé qua các hoạt động, trò chơi, đồ vật phù hợp sẽ giúp các bé khám phá, học hỏi Chẳng hạn, mỗi khi mẹ Gạo cho bé xem các tranh, ảnh về con vật, rau củ, quả, bé sẽ dùng ngón trỏ của mình chỉ vào các màu sắc rồi bé cười với mẹ bé Đồng thời, tính kỷ luật cũng là yếu tố có vai trò tới ảnh hưởng phát triển tâm lý trẻ hài nhi sau này Hãy luôn nhớ rằng, hình thành cho trẻ các thói quen tốt và ý thức trách nhiệm ngay từ tuổi hài nhi sẽ giúp bé phát triển toàn diện cách tuyệt vời nhất

Mối quan hệ gắn bó giữa trẻ và cha mẹ, người chăm sóc là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ Bởi thế, mẹ Diệu – mẹ của bé Gạo, thật hạnh phúc khi là một giáo viên mầm non nên đã có một số kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ mầm non Bé Gạo ở độ tuổi hài nhi này, sẽ có tâm lý sợ bóng tối nên mỗi buổi tối trước giờ ngủ mẹ bé luôn chuẩn bị đèn có ánh sáng vàng vừa để bảo vệ mắt bé vừa để bé mỗi khi chợt tỉnh sẽ nhìn thấy được cha mẹ đang bên cạnh Như vậy, ta thấy rằng, cha mẹ tạo cho bé sự ấm áp và cảm giác an toàn cho bé Điều đáng yêu của bé Gạo là bé luôn thích thú, chăm chú, dùng ngón tay trỏ để chỉ các màu sắc sặc sỡ, các hình ảnh động vật nhiều màu sắc Bé thích xem các bài nhảy, hát có hình ảnh thú vị như là bài “Baby shark”, “Một con vịt”, Bé sẽ dùng các ngón tay hay chân để bắt chước nhảy theo, sự tò mò, thích thú của bé được thể hiện qua nụ cười của bé Để kích thích não bộ của bé hiệu quả người lớn không chỉ kích thích thị giác, thính giác còn phải kích thích xúc giác của bé, kích thích vị giác, Khi em xếp các đồ vật chồng lên cao và để bốn góc, bé sẽ có hành động bò tới từng vị trí để nghịch và phá và hoàn thành xong việc phá của mình, bé sẽ cười thích thú nhưng nếu chơi lâu bé sẽ chán và ném các đồ vật Thật vậy, có những giây phút vui đùa, được vỗ về âu yếm giúp trẻ thỏa mãn, thích thú, là liều thuốc bổ về tinh thần lẫn thể trạng nếu thiếu sẽ chậm phát triển.

Nhìn chung, các cha mẹ, người chăm sóc càng dành nhiều thời gian tìm hiểu về tâm lý ở độ tuổi con mình, có quan điểm giáo dục tốt, tạo mối quan hệ gắn bó giữa trẻ với cha mẹ, người chăm sóc để hình thành lòng tin ở trẻ, tạo mối quan hệ với người khác giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và biết cung cấp cho bé các đồ chơi có hình ảnh bắt mắt, hấp dẫn, cho bé nghe nhạc Tất cả điều đó chính là tiền đề cho sự phát triển tâm lý ở trẻ hài nhi bao gồm trí tuệ và nhân cách.

2.1.3.Nền văn hóa xã hội:

Xét về quá trình phát triển của một đứa trẻ, thì ngay từ khi ra đời, trẻ đã có sẵn một thế giới văn hóa của loài người, trẻ chưa phải là người sáng tạo ra nó và cũng chưa thể biến đổi nó Song nền văn hóa xã hội là nguồn gốc của sự phát triển tâm lý của trẻ Không được sống trong xã hội loài người thì đứa trẻ không thể trở thành người Khi sinh thành ra, đứa trẻ được thừa hưởng bộ não người cơ quan quan trọng nhất để phản ánh hiện thực khách quan làm nảy sinh cái tâm lý.

Nền văn hóa xã hội bao gồm: Cơ sở vật chất của đời sống xã hội, giá trị xã hội (giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, ), phong tục tập quán truyền thống, các quan hệ xã hội (quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất) Mỗi trẻ em sinh ra và lớn lên sẽ được sống trong một nền văn hóa xã hội cụ thể vì thế sẽ mang những giá trị văn hóa của cộng đồng, dân tộc Nếu trẻ em sinh ra không được sống trong nền văn hóa xã hội thì không thể phát triển được chức năng tâm lý người, không thể trở thành con người Chẳng hạn như một đứa trẻ ngay từ khi sinh ra bị lạc vào môi trường động vật, khả năng phát triển bị kìm hãm thì khi trở về với xã hội loài người cũng không thể quen với lối sống của con người Như vậy, văn hóa xã hội là nội dung cơ bản để phát triển trí tuệ, nhân cách cho trẻ Khi nhắc tới việc tạo một nền văn hóa tốt cho con, gia đình bé Gạo có chia sẻ rằng: “Mức độ ảnh hưởng của nền văn hóa sẽ tùy thuộc vào từng trẻ, vì thế, trước hết chị phải định hình sự phát triển của bé Vào sáng sớm, chị sẽ đưa bé ra tắm nắng, chơi đùa trong thiên nhiên, điều đó giúp bé tăng cường sức đề kháng Và theo quan điểm của chị, chị sẽ cho bé tiếp xúc với ngôn ngữ từ sớm thông qua cách trò chuyện, hát ru bé ngủ và kể chuyện cho bé nghe Nhắc tới việc tạo nền văn hóa tốt ngay từ khi bé chào đời, đầu tiên chị quan tâm là thiết kế nhà cửa, điều này có thể nhiều người sẽ không quan tâm nhưng chị rất quan tâm vấn đề này, nhà cửa phải được thiết kế tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi để bé cảm nhận được sự an toàn, đầm ấm trong gia đình Như thế, sẽ giúp cho quá trình phát triển của bé hiệu quả vừa theo tự nhiên, vừa khoa học” Thật vậy nền văn hóa xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển trẻ hài nhi.

2.1.4 Hoạt động, thời gian biểu của trẻ:

Trong giai đoạn từ 2 tới 15 tháng tuổi, thời gian biểu và hoạt động hàng ngày của trẻ hài nhi có tác động quan trọng đến sự phát triển tâm lý của trẻ Vì thế, đưa ra một thời gian biểu có lẽ sẽ không khó khăn cho các mẹ khi hiểu được ý nghĩa việc tạo thời gian biểu cho các bé Chẳng hạn, với bé Gạo, mỗi ngày bé sẽ uống 500ml tới 600 ml sữa mẹ, sữa công thức và ăn hai bữa ăn dặm (cháo). Lịch trình trong một ngày của bé Gạo 9 tháng tuổi là sáng thức dậy 7:30 uống 120ml sữa, 9:00 ngủ, 10:00 dậy uống 120ml sữa, 11:15 ăn cháo, buổi chiều tầm 13:00 dậy uống 120ml sữa và ngủ tới 15:00 dậy uống 120ml sữa, 17:00 ăn hoa quả, khoảng 18:15 ăn cháo, 21:00 uống 120ml tới 160 ml sữa, 21:30 bé Gạo đi ngủ Với mỗi cha mẹ khi muốn tạo điều kiện để con có thể phát triển một cách tốt nhất, việc lên một thời gian biểu cho các bé sẽ là một phương pháp hợp lý và hiệu quả.

Xen kẽ giữa giờ bé uống sữa, ăn dặm là thời gian bé hoạt động trong ngày Hoạt động là sự tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan và với chính bản thân mình Đây là cách thức giúp con người tồn tại Nếu không hoạt động, trẻ không có sự tiếp xúc với thế giới quan Điều này làm cản trở quá trình phát triển tâm lý ở trẻ hài nhi Đối với bé Gạo 9 tháng tuổi, mẹ bé sẽ cho bé hoạt động với nhạc, đưa bé ghé thăm các con vật trong nhà, gọi tên con vật và dùng biểu cảm để diễn đạt gây sự thích thú cho bé, hay đưa bé đi dạo tới nhà người thân, hàng xóm để bé được tiếp xúc với mọi người xung quanh, hoặc cho bé xem các quyển truyện, tranh nhiều màu sắc phù hợp lứa tuổi bé Và ta thấy rằng, có những hoạt động giữ vai trò chủ yếu trong sự phát triển, có những dạng giữ vai trò phụ thuộc Nhưng sự phát triển tâm lý phụ thuộc không phải vào những hoạt động nói chung mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo Ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo nhất định và với lứa tuổi hài nhi, hoạt động chủ đạo là giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn.

Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ hài nhi

2.2.1 Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi:

Theo Leônchiev, hoạt động chủ đạo là “hoạt động quy định những biến đổi trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của nhân cách đứa trẻ ở trong giai đoạn phát triển của nó” Còn theo một số nhà Tâm lý học hoạt động khác, “hoạt động chủ đạo là hoạt động luôn gắn liền với những biến đổi chủ yếu nhất trong tâm lý, làm xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới trong giai đoạn phát triển của nó”.

Do đó giao tiếp trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo và là một nhu cầu bức thiết của trẻ hài nhi Cuộc sống của trẻ hài nhi phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn: Đói người lớn cho ăn, rét người lớn cho mặc, người lớn tạo ra những ấn tượng bên ngoài cho trẻ thu nhận v.v Sở dĩ có nhu cầu đó là do nhu cầu khách quan của cuộc sống trẻ em, đứa trẻ cần phải được chăm sóc thường xuyên của người lớn mới thỏa mãn được nhu cầu cơ thể, mặt khác cũng lại do cư xử của người lớn, đã khơi dậy ở trẻ em những xúc cảm bạn đầu Mới sinh ra trẻ chưa có phương tiện để giao tiếp nhưng trong khi trò chuyện với trẻ, người lớn thường xuyên tìm kiếm sự đáp ứng của trẻ để phán đoán xem trẻ đã có sự giao tiếp hay chưa Người lớn, đặc biệt là người mẹ thường coi trên nét mặt của trẻ như là đang giao tiếp với mình và người lớn bắt đầu đối xử với trẻ như nó đã biết giao tiếp đàng hoàng rồi Chính nhờ vậy mà đứa trẻ được đưa vào môi trường giao tiếp và giao tiếp dần dần trở thành một nhu cầu sống của trẻ Cũng từ đó những phương tiện giao tiếp mới được hình thành, đặc biệt quan trọng là những cử động. Để cho trẻ cảm thấy dễ chịu, người lớn phải đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ Nếu trẻ không nhận được sự khuyến khích tình cảm thì chúng trở nên thụ động và trong tương lai nó rất khó tiếp xúc với người khác, mà điều đó lại sẽ gây trở ngại lớn cho sự hình thành nhân cách sau này.

Trong phức cảm hớn hở đã thể hiện rõ rệt thái độ xúc cảm tích cực của trẻ đối với người lớn Trẻ rất vui mừng khi được giao tiếp trực tiếp với người lớn.Thái độ đó tiếp tục phát triển mạnh suốt trong thời kỳ hài nhi

Giao tiếp trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của trẻ Đặc biệt là về mặt cảm xúc Giao tiếp là để thỏa mãn nhu cầu về người khác Một nhu cầu mang tính người sâu đậm Khi giao tiếp, người lớn bế ẵm, chuyện trò hát hò cho trẻ nghe cũng là để khêu gợi lên ở trẻ những xúc cảm đầu tiên về con người.

Từ nhu cầu tiếp xúc da thịt của người lớn, trẻ cảm thấy dễ chịu khi được bế ẵm, được nép vào người lớn hoặc được hôn hít (được gọi là giao tiếp tiện nghi) đến giao tiếp thực sự với người lớn khi mà trẻ đã có những phương tiện giao tiếp (chủ yếu là các cử động) là một bước phát triển rõ rệt từ tuổi sơ sinh đến tuổi hài nhi Trong giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người lớn được biểu hiện qua nét mặt, giọng nói của họ rồi dần dần trẻ cũng biểu hiện được những xúc cảm khác nhau của mình.

Trong quan hệ “mẹ - con” (nói rộng ra là người lớn - em bé) cả hai đều đắm mình trong mối quan hệ yêu thương ấy.

Vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8, ở trẻ xuất hiện một hiện tượng mới: lúc có người lạ đến gần trò chuyện với em bé, bé không mỉm cười ngay như trước nữa mà tỏ ra sợ hãi, từ chối không muốn giao tiếp, có bé cúi mặt xuống, lấy tay che mặt hoặc chui đầu vào chăn hay la khóc ầm lên Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc Trong những ngày đầu ở trẻ chỉ có phản ứng cảm xúc thô sơ khi có một nhu cầu nào đó được thoả mãn hoặc không được thoả mãn Dần dần phản ứng ấy được phân định rõ nét hơn, em bé tỏ ra biết sử dụng một số dấu hiệu khác nhau để yêu cầu điều này, điều khác hoặc tỏ ra khó chịu hay sợ hãi

Hiện tượng sợ hãi đứng trước một người lạ cũng giống với nỗi sợ hãi khi gặp một kinh nghiệm đau đớn Chẳng hạn như khi đã bị tiêm thì sau này khi thấy ông tiêm em bé đã sợ Còn thấy một người lạ mà sợ hãi lại khác, vì chưa bao giờ có một kinh nghiệm đau đớn gì, đây là sự so sánh của em bé giữa hình ảnh của người lạ với hình ảnh quen thuộc của người mẹ bây giờ đã được ghi lại rõ nét Khi đã hình thành một đối tượng tình cảm rõ nét, em đã bắt đầu biết quấn lấy mẹ Người mẹ không phải là một đối tượng, một vật thể có những thuộc tính vật lý nhất định (hình thù, màu sắc, âm thanh ) như những vật thể khác, mà là một đối tượng của tình yêu Spitz gọi sự xuất hiện này là mốc tổ chức thứ 2 trong quá trình phát triển Cùng lúc ấy, sự thành thục của hệ thần kinh cho phép có những cảm giác rõ rệt hơn, thực hiện được một số vận động, điều khiển tư thế trong vận động Như vậy là đã xuất hiện ranh giới giữa bản thân và vật thể xung quanh, cũng tức là xuất hiện một bản ngã thô sơ (cũng có thể gọi là cái “tôi” tuy còn rất mờ nhạt).

Cùng với giao tiếp trực tiếp với người lớn, dần dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các đồ vật Chẳng hạn, có những lúc bé Gạo thường hay nghịch tóc mẹ, cầm, nắm và giật tóc mẹ, hay khi bé nhìn thấy một đồ vật như là cái điều khiển, máy tính, chai nước cam, bé sẽ nhanh chóng bò tới đó để sờ, cầm lên nghịch Từ đó nhu cầu giao tiếp trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giao tiếp vì đồ vật, tức là giao tiếp với người lớn để được tiếp xúc với đồ chơi Thường thường trẻ muốn cầm nắm sờ mó những đồ vật khi người lớn mang đến cho Lúc này người lớn trở thành khâu trung gian giữa trẻ với đồ vật, sự giao tiếp này dần dần trở thành một hoạt động phối hợp giữa người lớn với trẻ em (như cầm tay trẻ gõ vào trống) Với sự giao tiếp này người lớn dẫn dắt đứa trẻ đến với thế giới đồ vật và hướng dẫn nó biết hành động với các đồ vật đơn giản (như lắc con xúc xắc, cầm thìa, bát )

Một quan hệ tay ba (trẻ em - người lớn - đồ vật) được hình thành Em bé có khả năng chuyển tình cảm với mẹ sang đồ vật, gọi là đồ vật quá độ (Objet Transitionnel) Trong khi hoạt động phối hợp với trẻ, người lớn có thể giúp trẻ biết hành động một cách hợp lý với đồ vật Nhiều khi gặp khó khăn, đứa trẻ lại muốn: cầu cứu người lớn giúp nó giải quyết hành động với đồ vật nào đó mà nó không làm được, như khều quả bóng lăn vào gầm giường hay mở nắp ra khỏi hộp

Nhờ hoạt động phối hợp với người lớn, ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn Khả năng này là điều kiện quan trọng để trẻ tiếp thu những điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ Khả năng bắt chước những hành động của người lớn được phát triển mạnh trong suốt thời kỳ hài nhi, đến 7 - 8 tháng đứa trẻ đã biết chăm chú theo dõi các hành động của người lớn và bắt chước những hành động ấy Nhưng thông thường trẻ không làm lại ngay mà phải sau một thời gian nào đó, có khi sau vài giờ Đến cuối tuổi hài nhi thì sự bắt chước tăng lên rõ rệt, trẻ chải tóc giống mẹ, đọc sách giống bố,lau bàn giống chị

Rõ ràng những hành động của người xung quanh đã ảnh hưởng đến sự hình thành những phẩm chất tâm lý của trẻ rất lớn Việc bắt chước một người lớn nào đó (thường là người nhà) khiến cho thái độ của trẻ đối với sự vật và với người xung quanh luôn luôn lệ thuộc vào thái độ người lớn đó Người đó yêu thích thì trẻ cũng yêu thích Như vậy là quan hệ của trẻ đôi với hiện thực ngay từ đầu đã là quan hệ xã hội.

Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ - nụ cười tỏ vẻ bằng lòng hoặc vẻ mặt cau lại tỏ vẻ không đồng ý của người lớn khiến đứa trẻ có thể nhận ra là hành vi của mình đúng hay không đúng Bằng con đường đó, đứa trẻ dần dần hình thành được những thói quen tốt và học được cách ứng xử đúng đắn.

Tất nhiên trẻ chỉ sẵn sàng giao tiếp với người lớn khi nó cảm thấy an toàn và thoải mái về tình cảm Người lớn càng gợi ra nhiều xúc cảm dễ chịu bao nhiêu thì đứa trẻ càng thích giao tiếp bấy nhiêu Quan hệ giữa đứa trẻ với người lớn lúc này là một quan hệ gắn bó đặc biệt Nếu trước đây còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi và người mẹ cộng sinh về mặt sinh lý thì bây giờ hài nhi và người mẹ lại cộng sinh về mặt xúc cảm Trẻ em cần có sự ấp ủ thương yêu của người mẹ (nói rộng ra là người lớn) Được thương yêu, đứa trẻ sẽ có được một đời sống tâm lý ổn định, bình thường để phát triển về nhiều mặt Ngược lại không có sự gần gũi yêu thương, em bé phải sống trong cảnh cô quạnh, luôn luôn sợ hãi, lớn lên mang nhiều mặc cảm khi tiếp xúc với người xung quanh và nhiều em đã mắc phải “bệnh cách ly” (hospitalisme) Những em bé này thường ở trạng thái buồn rầu, ủ dột, ngại giao tiếp do đó rất chậm phát triển

Rõ ràng trong suốt một thời kỳ hài nhi nếu không có sự tiếp xúc với người lớn thì sự phát triển tâm lý của trẻ sẽ không thực hiện được Giao tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trẻ lớn lên thành người.

2.2.2 Sự phát triển vận động, hành động với đồ vật và định hướng vào môi trường xung quanh:

“Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò; chín tháng lò dò biết đi” có thể coi là sự đúc kết của nhân dân ta về quá trình phát triển vận động từ thấp đến cao của đứa trẻ trong năm đầu tiên Cùng với sự vận động ấy, đứa trẻ còn biết sờ mó, cầm nắm các đồ vật xung quanh rồi hành động với chúng như ném xuống đất hay gõ vào nhau tất cả những vận động và hành động đó (mampulation) là bậc thang đầu tiên để dần dần trẻ có thể nắm được những hình thức hành vi của con người.

Đánh giá chung

Trẻ em từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành sẽ trải qua nhiều thay đổi khác nhau về thể chất, tâm lý, trí tuệ, lời nói và nhận thức Những thay đổi cụ thể ở các độ tuổi khác nhau của cuộc đời được gọi là các mốc phát triển Với độ tuổi hài nhi, trong giai đoạn này trẻ phát triển nhanh chóng tạo tiền đề cho sự phát triển tâm lý Tuy nhiên, lứa tuổi từ 2 tới 15 tháng cũng có nhiều hạn chế với trẻ vì thế sẽ có khó khăn trong việc nuôi dưỡng trẻ.

Nhìn chung trong giai đoạn này, cơ thể trẻ phát triển nhanh chóng Trẻ 12 tháng tuổi, thể tích não của trẻ tăng gấp đôi và tương đương với khoảng 72% thể tích não của người trưởng thành Trung bình cân nặng của trẻ tăng gấp 3 lần so với lúc sinh, chiều cao tăng 25 cm, vòng đầu tăng 10 cm Mỗi tháng trôi qua, bé Gạo lại có những bước tiến mới mẻ khiến cha mẹ bé và người thân vô cùng ngỡ ngàng và hạnh phúc.

Trẻ 2 tháng tuổi, bắt đầu biết mỉm cười với người thân, thể hiện sự thích thú và gắn kết với cha mẹ Về trí tuệ, bé biết nhìn theo ánh sáng và khuôn mặt người, bắt đầu nhận biết âm thanh Về nhân cách, bé bắt đầu hình thành tính cách riêng qua phản ứng với môi trường xung quanh

Khi được 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ có thể kiểm soát chuyển động của đầu và nắm hai tay lại với nhau Bé 3 tháng tuổi sẽ chủ động thích giờ chơi, khi bé chơi cùng mẹ, bé sẽ có thể bắt chước nét mặt của mẹ Khi nằm sấp, bé có thể nâng đầu và ngực, thâm chí thực hiện các động tác chống đẩy để nâng phần thân mình lên Lứa tuổi hài nhi sẽ quan sát theo các đối tượng mà trẻ quan tâm và tập trung chăm chú vào khuôn mặt Trẻ có thể nhận ra người thân từ khoảng cách xa. Đồng thời bé Gạo ở khoảng thời gian này đã thể hiện được cảm xúc như vui, buồn, tức giận.

Khi được 6 đến 9 tháng tuổi, trẻ có thể ngồi mà không cần hỗ trợ, bập bẹ và đáp ứng lại khi gọi tên Trẻ giờ đây đã hòa toàn tham gia được vào thế giới xung quanh Trẻ mỉm cười, cười thành tiếng và có những “cuộc trò chuyện dài” bập bẹ với người lớn Để kéo các đồ vật lại gần, trẻ sẽ cào chúng tới vị trí của trẻ Khi bé Gạo 7 tháng tuổi, bé rất thích được ẵm, bế đi chơi Bé có thể lăn lộn, không cần người lớn trợ giúp và nâng đỡ cơ thể bằng chân, hai tay dơ lên khi muốn người lớn ôm bé Và bé có thể làm theo các cử chỉ đơn giản như: “vẫy tay chào”, “tạm biệt”.

Từ 9 đến 12 tháng tuổi, em bé có thể nhặt đồ vật, bò và thậm chí có thể đứng khi được hỗ trợ Có thể nói, trẻ lúc này như một nhà thám hiểm háo hức. Với bé Gạo 9 tháng tuổi, bé đã biết bò, trườn, ngồi vững, biết chỉ tay vào đồ vật, con vật Bé biết dùng hai ngón tay để lấy đồ vật nhỏ Một điểm cực kỳ đàn yêu khi em tiếp xúc với bé, bé biết nhận ra đồ của mình và có một số hành động để lấy lại được đồ của mình Chẳng hạn khi em sờ, cầm vào búp bê của bé, bé sẽ phát ra âm thanh để gọi em Nhưng, khi em nói: “Cho dì Linh mượn búp bê, Gạo yêu nha?” bé có thể hiểu được qua biểu cảm của em và bé nhoẻn miệng cười và trườn tìm đồ vật khác để chơi Gạo khá thích xem các bài múa mầm non, vì thế có nhiều lúc bé nằm bé dơ hai bàn tay để múa, nhớ và bắt chước một vài động tác Thích thú khi được người quen cho đồ ăn như quả, bánh, Bé còn rất thích ngắm mình trong gương và tự chỉ trỏ mình trong gương và cười với người lớn.

2.3.2 Điểm hạn chế của trẻ:

Mặc dù trẻ lứa tuổi này hướng ngoại, nhưng có lẽ vẫn khá dè dặt với những người lạ Và khi người mẹ rời xa trẻ, trẻ sẽ trở nên lo lắng chia ly và có thể khóc Điều hạn chế ở tháng thứ 9 với cháu của em, bé Gạo còn bé nên mức tập trung chưa cao Khi không đáp ứng được nhu cầu của bé, bé sẽ khóc, giận,phá hoặc ném đồ, hay hét phát ra âm thanh lớn Vì thế, ta thấy lứa tuổi này bé chưa biết cách kiểm soát cảm xúc của mình, dễ bộc lộ cảm xúc qua hành động như khóc, la hét, phá, ném.Về khả năng vận động, bé còn hạn chế khi đi lại, leo trèo Hệ miễn dịch của bé còn yếu Ở lứa tuổi này, trong những tháng đầu, trẻ sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng về tâm lý: tin tưởng hay không nên tin tưởng Quyết định đến tâm lý chung của trẻ phụ thuộc nhiều vào người mẹ và người chăm sóc.

Một số điểm mạnh, điểm yếu của trẻ có thể do yếu tố di truyền quyết định Ví dụ, trẻ có bố mẹ thông minh lanh lợi có khả năng cao trẻ cũng thông minh lanh lợi Hay bố mẹ của trẻ có năng khiếu thể thao khả năng cao trẻ cũng sẽ có năng khiếu thể thao.

Vấn đề về cân nặng, chiều cao của từng trẻ sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cần bằng sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về tâm lý, trí tuệ, nhân cách Mặt khác, não bộ của trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 15 tháng đang phát triển nhanh chóng dẫn đến sự thay đổi về thể chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ hài nhi Tuy nhiên, mức độ phát triển não bộ ở mỗi trẻ có thể khác nhau, dẫn đến những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau Với bé Gạo, khi sinh ra não của bé đã phát triển khá tốt, và cách chăm sóc, nuôi dạy từ cha mẹ từ người thân rất hiệu nên bé có một số điểm mạnh rất tuyệt vời.

Trẻ sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, được cha mẹ quan tâm, chăm sóc chu đáo có cơ hội phát triển tâm lý trẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ tốt hơn.

Nhìn một cách tổng thể, đa phần điểm mạnh có thể phát triển hay điểm yếu có thể khắc phục được hay không đều dựa vào giáo dục và sức khỏe Cha mẹ giáo dục con đúng cách giúp trẻ phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu.Trẻ khỏe mạnh thì sẽ có điều kiện phát triển bản thân tốt hơn.

Ngày đăng: 17/10/2024, 20:30

w