Chính vì vậy, bài viết này xin được lựa chọn đề tài “Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc: Xác lập quan hệ pháp luật; Thực hiện pháp luật; Truy cứu trách nhiệm p
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
- 🙞🙞🙞🙞🙞
-BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Họ và tên: Nguyễn Minh Đức MSSV: 460117
ĐỀ BÀI: Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc:
- Xác lập quan hệ pháp luật
- Thực hiện pháp luật
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý
- Giáo dục pháp luật
Hà Nội - 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
I KHÁI QUÁT CHUNG 3
1 Văn bản quy phạm pháp luật 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Đặc điểm 3
2 Quan hệ pháp luật 4
2.1 Khái niệm 4
2.2 Đặc điểm 4
3 Thực hiện pháp luật 4
3.1 Khái niệm 4
3.2 Hình thức 4
4 Truy cứu trách nhiệm pháp lý 5
4.1 Khái niệm 5
4.2 Đặc điểm 5
5 Giáo dục pháp luật 5
5.1 Khái niệm 5
5.2 Mục đích 6
II Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật 6
1 Đối với xác lập quan hệ pháp luật 6
2 Đối với thực hiện pháp luật 7
3 Đối với truy cứu trách nhiệm pháp lý 10
4 Đối với giáo dục pháp luật 11
KẾT BÀI 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3MỞ ĐẦU
Văn bản quy phạm pháp luật được coi là hình thức pháp luật cơ bản và tiến
bộ nhất Tại các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và các nước có truyền thống luật thành văn như Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn pháp luật quan trọng nhất, là cơ sở hình thành nên hệ thống pháp luật Xuất phát từ việc nghiên cứu khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau về các khía cạnh xoay quanh vấn đề này Văn bản quy phạm pháp luật rất đa dạng về nội dung, hình thức, ý nghĩa, vai trò trong quản lý nhà nước và xã hội Do phạm
vi tác động của văn bản quy phạm pháp luật là rất lớn nên khi đi phân tích về vấn đề này ta phải đi chi tiết từng nội dung nhỏ lẻ một Chính vì vậy, bài viết này xin được lựa chọn đề tài “Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc: Xác lập quan hệ pháp luật; Thực hiện pháp luật; Truy cứu trách nhiệm pháp lý; Giáo dục pháp luật
NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT CHUNG
1 Văn bản quy phạm pháp luật
1.1 Khái niệm
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.1
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.2
1.2 Đặc điểm 3
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền ban hành pháp luật ban hành
1 Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật, tr.289
2 Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật, tr.317
3 PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒI: Hướng dẫn ôn và thi môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tr.183
Trang 4- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật, tức là các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện
- Văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống
và được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực
- Tên gọi, nội dung, trình tự và thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật
2 Quan hệ pháp luật
2.1 Khái niệm
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong đó có các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo thực hiện.4
2.2 Đặc điểm 5
- Quan hệ này được phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật Trong đó, quy phạm pháp luật là sự dự liệu tình huống nảy sinh quan hệ pháp luật, xác định được chủ thể tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý
- Quan hệ mang tính ý chí, đây là ý chí của Nhà nước sau đó mới là ý chí của các bên tham gia vào quan hệ đó
- Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện quan hệ pháp luật, thậm chí là bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành
- Khi tham gia quan hệ này, các bên bị ràng buộc bằng quyền chủ thể và nghĩa
vụ mà pháp luật quy định
- Quan hệ pháp luật còn mang tính cụ về chủ thể tham gia là cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
4 Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật, tr.383
5 Tham khảo web Luật Hoàng Phi [01]
Trang 53 Thực hiện pháp luật
3.1 Khái niệm
Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể được hình thành trong quá trình hiện thực hóa các quy định của pháp luật
3.2 Hình thức
- Tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong
đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động pháp luật cấm
- Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó có các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm
- Sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong
đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép
- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền
4 Truy cứu trách nhiệm pháp lý
4.1 Khái niệm
- Trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi do
vi phạm pháp luật.7
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do các
cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa
bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật 8
4.2 Đặc điểm 9
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc cá biệt hóa các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật
6 Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật, tr.402
7 Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật, tr.429
8 Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật, tr.432
9 PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒI: Hướng dẫn ôn và thi môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tr.307
Trang 6- Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động được tiến hành theo trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động đòi hỏi phải sáng tạo
5 Giáo dục pháp luật 10
5.1 Khái niệm
Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích
và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng
và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật
5.2 Mục đích
- Nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lý, sự hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho các chủ thể
- Nhằm khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật
- Nhằm hình thành thói quen xử sự theo pháp luật với động cơ tích cực
II Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật
1 Đối với xác lập quan hệ pháp luật
Xác lập quan hệ pháp luật khác so với quan hệ pháp luật Xác lập quan hệ pháp luật nói về quá trình hình thành, xây dựng quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật là kết quả của quá trình hình thành nêu trên hay nói cách khác là quan
hệ pháp luật đã tồn tại Với cách hiểu như vậy giúp ta có những cái nhìn riêng giữa xác lập quan hệ pháp luật và quan hệ pháp luật ở mỗi khía cạnh khác nhau Trong phần này ta đi phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với xác lập quan hệ pháp luật
Quyết định sự tồn tại: Để giải thích cho điều này ta cần dựa trên khái niệm
của văn bản quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Hiểu một cách đơn giản thì văn bản quy phạm pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các quy phạm pháp luật này điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành nên quan hệ pháp luật Nên ta nói văn bản quy phạm pháp luật là tiền đề để xác lập quan hệ pháp
10 Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật, tr.462
Trang 7luật Nếu không có văn bản quy phạm pháp luật thì sẽ không có quy phạm pháp luật cũng như quan hệ pháp luật Nếu để cho quan hệ xã hội tự do vận động, phát triển, rất có khả năng mất kiểm soát, xâm hại đến lợi ích của các chủ thể tham gia
VD: Tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Cấm “Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn”[02] Điều luật ở đây đang điều chỉnh hành vi quan hệ xã hội giữa vợ và chồng Vợ và chồng là chủ thể quan hệ pháp luật Nếu không có Luật hôn nhân và gia đình (văn bản quy phạm pháp luật) thì sẽ không có điều luật như trên (quy phạm pháp luật) và cũng sẽ không có quan hệ pháp luật Lúc đó quan hệ xã hội giữa
vợ và chồng là quan hệ tự ý thức nhưng trong cuộc sống không phải lúc nào bản thân cũng có thể tự ý thức và giải quyết vấn đề Nếu vợ chồng tự giải quyết sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn hơn nữa và xâm hại đến quyền lợi của nhau Đó là lý do
sự tồn tại của quan hệ pháp luật là vô cùng quan trọng
Quyết định đến hiệu quả: Quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xác lập quan hệ pháp luật Hiệu quả ở đây có nghĩa là nó có cho chủ thể quan hệ pháp luật thấy được sự công bằng, đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể hay không? Nếu có thì ít hay nhiều? Mà nếu không thì sao? Không cần phải đợi đến khi quan hệ pháp luật được hình thành Văn bản quy phạm pháp luật thường được thể hiện dưới dạng thành văn
và bao gồm các quy phạm pháp luật rất cụ thể, rõ ràng Bằng việc tự xem xét, đánh giá, áp dụng các quy phạm pháp luật này vào quan hệ xã hội cụ thể ta có thể dự đoán được cái thuận lợi, cái khó khăn khi tham gia vào quan hệ pháp luật Bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành cũng đều mong muốn điều chỉnh tích cực các quan hệ xã hội Vì vậy ngay từ khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng bộ phận giả định, quy định, chế tài của quy phạm pháp luật, người làm luật phải luôn đề cao tính công bằng, cụ thể của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thì việc xác lập quan hệ pháp luật mới đạt được hiệu quả cao Sở dĩ bởi vì quan hệ pháp luật ngoài việc thể hiện ý chí Nhà nước ra còn thể hiện ý chí của chủ thể quan hệ
VD: Tại Điểm b Khoản 4 Điều 2 (quy phạm pháp luật) Nghị định
123/2021/NĐ-CP (văn bản quy phạm pháp luật) quy định: “Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng (chế tài) đối với hành vi không đội “mũ bảo hiểm cho người
Trang 8đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ (giả định)”[03] Quy định trong điều luật này được hiểu ngầm là việc phải đội
mũ bảo hiểm, cài quai đúng cách khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe môtô, xe gắn máy Ta có thể thấy được sự cụ thể, rõ ràng của văn bản quy phạm pháp luật khi trình bày các quy phạm pháp luật đã nêu rõ điểm, khoản, điều và tên nghị định Bên cạnh đó, quy phạm pháp luật cũng được giải trình một cách chi tiết giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận Còn về tính công bằng ở đây được thể hiện thông qua mức xử phạt phù hợp với hậu quả hành vi vi phạm Nếu như
số tiền xử phạt lên đến hàng trăm triệu thì sẽ không một ai tham gia vào quan hệ pháp luật này nữa
2 Đối với thực hiện pháp luật
Giúp cho việc thực hiện pháp luật dưới hình thức tuân thủ pháp luật trở nên hiệu quả hơn: Quy phạm pháp luật có cấu tạo gồm 3 phần chính đó là giả
định, quy định và chế tài Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật Bộ phận chế tài là điểm mấu chốt giúp cho việc tuân thủ pháp luật hiệu quả hơn Một người có hành vi vi phạm pháp luật, cố tình thực hiện những điều mà pháp luật ngăn cấm thì chắc chắn sẽ bị xử phạt Thông qua hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra để từ đó đề ra hình thức xử lý phù hợp Chủ thể vi phạm sau khi bị xử phạt sẽ có ý thức hơn đối với hành vi của mình Từ các lần sau sẽ không dám tái phạm nữa Tuy rằng nó xuất phát từ nỗi sợ hãi, sự thụ động nhưng vẫn góp phần đem lại hiệu quả cao trong việc thay đổi suy nghĩ, hành động của chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội
VD: Khoản 5 Điều 6 Luật trẻ em 2016 quy định: Cấm “Sử dụng, rủ rê, xúi giục,
kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác”[04] và Điều 24 của Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt cho hành vi này là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (chế tài)[05] Bộ phận chế tài xác định mức tiền xử phát rất hợp lý với hành vi này, đủ để răn đe tới chủ thể vi phạm và như là một lời cảnh cáo đối với những chủ thể có động cơ vi phạm tương tự
Giúp cho việc thực hiện pháp luật dưới hình thức thi hành pháp luật trở nên chủ động hơn: Trong cuộc sống, khi ta làm bất cứ việc gì dù ở vị trí chủ
động hay bị động thì cũng phải cân nhắc đến hậu quả của việc làm đấy là tốt
Trang 9hay xấu? Nó đem lại cho ta những lợi ích và khó khăn gì? Cũng giống như việc thi hành pháp luật là ta phải thực hiện những hoạt động mà nhà nước bắt buộc Vậy thì hoạt động đó cụ thể là như thế nào? Để làm rõ nghi vấn này, ta phải thông qua văn bản quy phạm pháp luật để thấy được ý chí của Nhà nước Nhà nước trong quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã nêu rõ nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức và cá nhân tại chính văn bản
đó Từ đó nâng cao ý thức của chủ thể trong việc thi hành pháp luật và củng cố niềm tin vào Nhà nước có thể đảm bảo được quyền lợi của chủ thể thi hành pháp luật
VD: Chương II Luật quản lý thuế 2019 gồm có 19 điều quy định về “Nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân trong quản lý thuế” đặc biệt là Điều 16 nói về “Quyền của người nộp thuế” và Điều 17 nói về “Trách nhiệm của người nộp thuế”[06] Đi song hành với trách nhiệm là quyền lợi của người thực hiện việc nộp thuế Các hoạt động thu thuế sau sẽ ngày càng chủ động, ý thức, trách nhiệm hơn và giảm tải đi việc vi phạm pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật
Giúp cho việc thực hiện pháp luật dưới hình thức áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng hơn: Không phải lúc nào ta cũng có thể tự giải quyết những bất
đồng quan điểm, mâu thuẫn trong một quan hệ xã hội Đó là lý do cần đến một bên thứ 3 đứng ra để thay mặt và giải quyết những tranh chấp đó Nhưng với điều kiện phải là nơi có đủ thẩm quyền hoặc có sự tham gia của cơ quan nhà nước thì tính công bằng, quyền lợi của các bên mới có thể được đảm bảo Trong quá trình áp dụng pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò như một nguồn luật để các chủ thể có thẩm quyền (bên thứ 3) dựa vào những quy phạm pháp luật trong đó, giải quyết các mâu thuẫn nhằm xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý…giữa các chủ thể cụ thể Bên cạnh đó, văn bản quy phạm pháp luật thường được thể hiện dưới dạng thành văn, chi tiết, rõ ràng về nội dung và vị trí nên rất dễ dàng cho các chủ thể có thẩm quyền hiểu, giải thích và
áp dụng
VD: Do cuộc sống xảy ra nhiều mâu thuẫn dẫn đến việc ly hôn của hai vợ
chồng Nhưng đây không phải là vấn đề mà 2 vợ chồng có thể tự giải quyết, thỏa thuận với nhau Đó là lúc cần đến sự can thiệp của pháp luật, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, vì vậy họ quyết định ra tòa án để được giải quyết
Trang 10Trong quá trình áp dụng pháp luật thì tòa có sử dụng các điều luật hay các quy phạm pháp luật như Điều 81: “Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn”, Điều 33: “Tài sản chung của vợ chồng”, được trình bày trong văn bản quy phạm pháp luật là Luật hôn nhân và gia đình 2014 Từ nguồn luật, điều luật đến nội dung đều được trình bày một cách rõ ràng, cụ thể khiến cho việc áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng hơn
Giúp cho việc thực hiện pháp luật dưới hình thức sử dụng pháp luật trở nên rõ ràng hơn: Bất cứ ai cũng đều có quyền và khả năng sử dụng pháp luật
nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng pháp luật một cách hiệu quả và đúng đắn Nhiều người sử dụng pháp luật sai mục đích dù vô tình hay cố tình đều có thể bị quy vào hành vi vi phạm pháp luật Đây là lý do Nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật cụ thể, rõ ràng, hợp thức hoá các quyền mà chủ thể được hưởng Từ đó họ căn cứ vào mong muốn, điều kiện của mình để thực hiện các quyền này theo luật định Nếu có hành vi lợi dụng, sử dụng sai mục đích thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
VD: Điều 22 Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp Mọi
người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.” và Điều 23 Hiến pháp 2013:
“Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài
và từ nước ngoài về nước”[07] Trước hết ta thấy được rằng các quyền đã được hợp pháp hóa và quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật là hiến pháp
2013 Thứ hai đề cập đến trường hợp một người lạ đi vào nhà người khác và bị coi là hành vi vi phạm pháp luật Đó ra về mặt lý thuyết thì người đó đã sử dụng pháp luật đúng theo điều 23 nhưng thực tế lại vi phạm đến nội dung ở điều 22
3 Đối với truy cứu trách nhiệm pháp lý
Giúp cho hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý xác thực hơn: Truy cứu
trách nhiệm pháp lý bản chất là việc các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách
có thẩm quyền bắt chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu quả, bất lợi có thể
là về mặt thân thể, tài sản,…Nhưng những hậu quả mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu cũng phải được quy định một cách rõ ràng để tránh việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó lại lợi dụng, tùy tiện tăng giảm mức độ xử phạt hay bịa đặt ra những hình thức xử phạt khác…Đó là lý hoạt động truy cứu trách