1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Ý Nghĩa Của Nguyên Lý Về Sự Phát Triển Trong Việc Kế Thừa Những Di Sản Của Quá Khứ Để Lại Đặc Biệt Trong Lĩnh Vực Văn Hóa, Giáo Dục.pdf

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Ý Nghĩa Của Nguyên Lý Về Sự Phát Triển Trong Việc Kế Thừa Những Di Sản Của Quá Khứ Để Lại; Đặc Biệt Trong Lĩnh Vực Văn Hóa, Giáo Dục
Tác giả Nguyễn Công Danh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thùy Duyên
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Tiểu luận Cuối Kì
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐCGIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN HỌC: TRIẾT HỌC SAU ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐCGIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC SAU ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG VIỆC KẾ THỪA NHỮNG DI SẢN CỦA QUÁ KHỨ ĐỂ LẠI; ĐẶC BIỆT TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN CÔNG DANH MSSV: 21822010401

LỚP: HÁN NÔM GVHD: TS NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN

Trang 2

3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 5

6 Kết cấu của tiểu luận 5

PHẦN NỘI DUNG 7

Dẫn nhập 7

1 Quan điểm về nguyên tắc phát triển trong triết học duy vật biện chứng 8

2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề văn hóa - giáo dục 9

3 Vận dụng quan điểm phát triển triết học duy vật biện chứng vào việc kế thừa những giá trị cũ trong lĩnh vực giáo dục 10

3.1 Tính nhất quán trong nhật thức 10

3.2 Nhận thức đầy đủ, toàn diện tình hình thực tiễn khách quan 12

3.3 Những điều chỉnh, bổ sung, thay đổi để phù hợp với tình hình mới 14

Kết luận 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phát triển văn hóa – giáo dục là một phương diện trong mục tiêu chiến lược tổng thể xây dựng đất nước trong thời đại mới – thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Trong quá trình này, yếu tố con người luôn là yếu tổ chủ thể, xuyên suốt, vì con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể của phát triển Trong các sách lược phát triển đất nước, vấn đề giáo dục – văn hóa luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là “quốc sách hàng đầu”, qua những bản văn kiện, cương lĩnh về xây dựng đất nước trong tình hình mới, bằng kinh nghiệm lãnh đạo thực tiễn của mình – Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng một cách khoa học và linh hoạt quan điểm phát triển duy vật biện chứng vào việc kế thừa, phát huy những kinh nghiệm di sản của quá khứ trong việc hoạch định các chính sách phát triển văn hóa, giáo dục Tìm hiểu về sự vận dụng nguyên lý phát triển trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn mang lại nhiều giá trị trong nhận thức thực tiễn đối với người làm công tác nghiên cứu trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn – một chuyên ngành khoa học có liên quan mật thiết đến yếu tố con người

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Bài tiểu luận này thông qua việc làm rõ một số quan điểm phát triển trong triết học duy vật biện chứng, cụ thể là triết học duy vật biện chứng Marx – Lenin và từ

đó làm sáng tỏ sự vận dụng quan điểm phát triển này trong lĩnh vực giáo dục, thông qua tìm hiểu, phân tích một số văn kiện, cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam

về xây dựng đất nước trong thời đại mới Cụ thể là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ra đời vào năm 1991 và bổ sung vào năm

2011

Trang 4

5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của bài tiểu luận này bao gồm văn kiện là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các giáo trình về Chủ nghĩa Marx – Lenin, và một số văn kiện liên quan khác

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: thế giới quan khoa học duy vật biện chứng, quan điểm phát triển duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục

Phương pháp: Phương pháp khảo cứu, phương pháp phân tích

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận: Thấy được tính phổ quát, tính khoa học, tính nhất quán của quan điểm phát triển trong triết học duy vật biện chứng Marx – Lenin

Ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao nhận thức đối với tình hình phát triển giáo dục của nước nhà trong giai đoạn mới

6 Kết cấu của tiểu luận

Phần nội dung chính của tiểu luận này (không bao gồm phần mở đầu) gồm các phần sau đây:

Dẫn nhập: Giới thiệu chung về vai trò quan điểm phát triển trong hệ thống triết học duy vật biện chứng

Mục 1: Quan điểm về nguyên tắc phát triển trong triết học duy vật biện chứng: Trình bày sơ lược về các nguyên tắc phát triển của triết học duy vật biện chứng, và hướng ứng dụng các nguyên tắc này vào việc kế thừa những giá trị cũ,

mà cụ thể ở đây là trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục

Mục 2: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và giáo dục: giới thiệu sơ lược về quan điểm của ĐCSVN trong vấn đề phát triển con người, sách lược phát triển giáo dục thông qua một số văn kiện gần đây

Mục 3: Làm rõ sự vận dụng quan điểm phát triển của triết học duy vật biện chứng vào việc kế thừa những giá trị cũ trong lĩnh vực giáo dục Sự kế thừa này

Trang 5

thể hiện ở chỗ: 3.1 Tính nhất quán trong nhận thức, 3.2 Nhận thức đầy đủ, toàn diện tình hình thực tiễn khách quan, 3.3 Những điều chỉnh, bổ sung, thay đổi để phù hợp với tình hình mới

Kết luận: Tồng kết về ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của đề tài

Trang 6

7

PHẦN NỘI DUNG Dẫn nhập

Triết học duy vật của Marx theo V.I Lenin là là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học chủ nghĩa duy vật, là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất

cả mọi học thuyết của khoa học tự nhiên Nhưng Marx không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỷ XVIII, ông đẩy triết học tiến lên nữa, ông làm cho triết học trở nên phong phú bằng những thành quả của triết học cổ điển Đức và nhất là của hệ thống triết học Hegel [1] Trong đó, thành tựu nổi bật nhất là phép biện chứng và quan điểm về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện Đây là học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh sự phát triển không ngừng của thế giới vật chất [1] Thế giới quan duy vật biện chứng coi trọng tính khách quan, tính phổ biến, và tính đa dạng của hiện thực Đặc biệt là quan điểm về sự phát triển cung cấp cho cách mạng vô sản một lợi khí lý luận sắc bén Trong bối cảnh phát triển đặc thù của cách mạng Việt Nam, với kinh nghiệm lãnh đạo trong suốt quá trình lịch sử của mình– Đảng Cộng sản Việt Nam đã xem chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng để lãnh đạo nhà nước cũng như mọi phương diện của đời sống xã hội, điều này đã được thể chế hóa trong điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [2]

Quan điểm phát triển của triết học duy vật biện chứng là nguyên tắc nền tảng, xuyên suốt trong việc hoạch định các chính sách phát triển của đất nước trong thời đại mới trong đó có lĩnh vực văn hóa và giáo dục Bài viết này sẽ giới thiệu tổng lược về quan điểm phát triển trong duy vật biện chứng Marx – Lenin và cách vận dụng những nguyên lý này trong việc kế thừa những di sản quá khứ để lại trong lĩnh vực văn hóa giáo dục thông qua một số văn kiện cương lĩnh về phát triển đất nước trong thời đại đổi mới trong những năm trở lại đây

Trang 7

1 Quan điểm về nguyên tắc phát triển trong triết học duy vật biện chứng Nguyên lý về sự phát triển là một bộ phận quan trọng của phép biện chứng duy vật Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo

về nguồn gốc của sự phát triển Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định, là quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do

đó, cũng là quá trình phát triển tự thân của mọi sự vật Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định: phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật [3] Do vậy, để nhận thức được một cách toàn diện, khách quan sự tự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng - chúng ta phải thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong quá trình phát triển, phải chỉ ra được nguồn gốc và động lực bên trong, nghĩa là tìm ra

và biết cách giải quyết mâu thuẫn; phải xác định xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng do sự phủ định biện chứng quy định; coi phủ định là tiền đề cho sự ra đời của sự vật

Nguyên tắc phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng, phải đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi, chuyển hóa để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện tại, mà còn phải thấy được khuynh hướng phát triển của

nó trong tương lai Điều quan trọng là phải xem xét sự vật, hiện tượng trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập; phát hiện những khuynh hướng mâu thuẫn bên trong, vốn có và sự đấu tranh giữa những khuynh hướng ấy Như V.I Lenin đã nói:

“Điều kiện của một sự nhận thức về tất cả các quá trình của thế giới trong ‘sự tự vận động; của chúng, trong sự phát triển tự phát của chúng, trong đời sống sinh động của chúng là sự nhận thức chúng với tính cách là sự thống nhất của các mặt đối lập” [3]

Trang 8

9

Nguyên tắc phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự vật phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau; bởi vậy phải có sự phân tích cụ thể để tìm ra những hình thức tác động phù hợp hoặc để thúc đẩy, hoặc để hạn chế sự phát triển đó

Nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiển phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới đó phát triển thay thế cái cũ; phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, v.v… Sự thay thế cái cũ bằng cái mới, trong quá trình thay thế cái cũ phải biết kế thừa dưới dạng lọc bỏ và cải tạo những yếu tố tích cực đã đạt được, phát triển sáng tạo chúng trong cái mới

2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề văn hóa - giáo dục Mục tiêu của văn hóa và giáo dục, suy cho cùng là để xây dựng phát triển con người Về bản chất, con người vốn dĩ là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, do đó con người là một chủ thể có tính lịch sử, tính phức tạp của riêng nó Do vậy việc hoạch định sách lược phát triển con người trong thời đại mới (cụ thể là lĩnh vực văn hóa

và giáo dục) đòi hỏi bám sát vào những quy luật phát triển khác quan, vừa bảo đảm tính kế thừa những giá trị truyền thống, nền tảng, vừa phải tạo hành lang rộng mở

để khuyến khích những nhân tố mới

Trên phương diện văn hóa, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2011) [4], về vấn đề văn hóa, Đảng ta đã đề ra: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến

bộ, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển [4] Về phương diện giáo dục, bản cương lĩnh nêu rõ: Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam Phát

Trang 9

triển giáo dục và đạo tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu [4]

Phát triển văn hóa – giáo dục là một phương diện trong mục tiêu chiến lược tổng thể xây dựng đất nước trong thời đại mới – thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; trong quá trình này, yếu tố con người luôn là yếu tổ chủ thể, xuyên suốt, vì con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể của phát triển Sách lược phát triển văn hóa, giáo dục đòi hỏi phải bảo đảm mục tiêu phát triển con người Việt Nam trong thời đại mới, phải bảo lưu, kế thừa, học hỏi những cái

“chung” - đó là những giá trị nhân bản, những giá trị nền tảng tiến bộ được toàn nhân loại coi trọng như: có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giới, có tinh thần quốc tế chân chính…, nhưng phải gìn giữ được những cái “riêng”: đó là sự phù hợp với thực tiễn đặc thù cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, đoàn kết, nghĩa tình… Những nguyên tắc này được quán triệt xuyên suốt trong lý luận cũng như trong thực tiễn lãnh đạo của đảng ta trong những năm gần đây

3 Vận dụng quan điểm phát triển triết học duy vật biện chứng vào việc

kế thừa những giá trị cũ trong lĩnh vực giáo dục

Kế thừa là một nguyên lý trong sự phát triển của sự vật, hiện tượng Nó là biểu hiện cụ thể của sự thống nhất các mặt đối lập trong quá trình vận động phát triển của sự vật mà ở đó khi cái mới ra đời, cái mới đó đồng thời phủ định, đấu tranh với cái cũ, nhưng nó cũng kế thừa những mặt tích cực, nền tảng từ cái cũ Do vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta đồng thời phải đấu tranh với những khuynh hướng bảo thủ, trì trệ, cản trở cái mới nhưng đồng thời phải biết kế thừa, sàn lọc từ những giá trị cũ

3.1 Tính nhất quán trong nhật thức

Sự kế thừa trước thể hiện ở tính nhất quán trong nhận thức, tính nhất quán giúp chính sách được hoạch định có được sự liên tục, liền mạch để hướng đến một

Trang 10

11

mục tiêu phát triển chung, tránh sự lan man, rời rạc trong tư duy Đối với lĩnh vực giáo dục trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội (Bổ sung năm 2011), tính nhất quán trong ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo được thể hiện ở năm điểm sau [5]:

Một là, kế thừa các văn kiện quan trọng của Đảng trong các giai đoạn trước đây, Cương lĩnh (bổ sung và phát triển năm 2011) đã đưa ra những quan điểm, định hướng lớn về phát triển giáo dục và đào tạo, chỉ rõ: “ Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội”

Hai là, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2010-2020 xác định: ” Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”

Ba là, thành tựu sau 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, đặc biệt là 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, giáo dục và đào tạo nước ta đã có những chuyển biến tích cực Chất lượng từng bước được nâng lên, hệ thống giáo dục quốc dân tiếp tục được hoàn thiện; mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo tiếp tục được mở rộng ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học

Bốn là, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển giáo dục và đào tạo, như nhận thức về triết lý giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới, vai trò và sứ mạng của giáo dục chưa đủ sâu sắc, chưa làm rõ được tính ưu việt của nền giáo dục cách mạng, theo định hướng XHCN Việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện, công cụ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin chưa thực sự hiệu quả; vấn đề rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng học tập, kỹ năng giải quyết vấn đề ở một số nhà trường vẫn chưa thật sự được chú trọng

Ngày đăng: 22/08/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w