1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kết thúc học phần kinh tế chính trị mác lênin đề bài nêu những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với việt nam hiện nay cho biết ý kiến của sinh viên về vấn đề trên

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam hiện nay
Tác giả Trịnh Thị Hằng
Người hướng dẫn TS. Đỗ Khánh Chi
Trường học Trường Đại học Phenikaa
Chuyên ngành Kinh tế Chính trị Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Trong quá trình đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế luôn là 1 chủtrương được Đảng chú trọng nhất quán trong chính sách đối ngoại và hợp táckinh tế quốc tế.Thực hiện chủ trương hội nhập ki

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC

LÊNINĐề bài: “Nêu những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam

hiện nay? Cho biết ý kiến của sinh viên về vấn đề trên.”

Mã đề: 58

Sinh viên : TRỊNH THỊ HẰNGSố báo danh : 49

Lớp : Kinh tế chính trị 1_LT (N17) Giáo viên giảng dạy: TS Đỗ Khánh Chi

Mã sinh viên :21012966

HÀ NỘI, THÁNG 11/2022

Trang 2

Mục lục

Trang

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN II : NỘI DUNG 2-11 Chương 1: Hội nhập kinh tế quốc tế 2

1 Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 2

1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế 2

1.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế .2

1.3 Nội dung 3

2 Quá trình hội nhập quốc tế của việt nam hiện nay………4

2.1 Quan điểm, mục tiêu của đảng và nhà nước .4-52.2 Phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ .6

3 Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với Việt Nam 7

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, “hội nhập quốc tế” đã trở thành cụm từ khá thân quenhầu hết người Việt Nam Ở khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị người ta đềusử dụng nó một cách rất thông dụng.Mặc dù vậy, nhưng không phải ai cũng thựcsự hiểu khái niệm này; đặc biệt, hiểu nó một cách đầy đủ và tường tận thì chẳngcó mấy người

Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhấtthời mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện naycũng như sau này Bởi một nước mà đi ngược với xu hướng chung của thời đạisẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấutrường quốc tế Trong quá trình đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế luôn là 1 chủtrương được Đảng chú trọng nhất quán trong chính sách đối ngoại và hợp táckinh tế quốc tế.Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, ViệtNam đã từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thếgiới.Hơn thế nữa, một nước đang phát triển thì việc chủ động hội nhập kinh tếvới khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết

Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợinhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách Nhưng theo chủ trương củaĐảng: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước “, chúng ta sẽ khắc phụcnhững khó khăn để hoàn thành sứ mệnh, ngày càng phát triển mạnh mẽ Hộinhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam Đây là đề tài rất sâurộng, mang tính thời sự Đã có rất nhiều nhà kinh tế đề cập đến vấn đề này Bảnthân em, một sinh viên năm thứ hai ngành ngoại ngữ, do sự hiểu biết còn hạn chếvề vấn đề này nên em chỉ xin đóng góp một phần nhỏ suy nghĩ của mình Bàiviết còn có rất nhiều sai sót, em kính mong cô giúp đỡ em hoàn thành bài viết tốthơn

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNGChương 1: Hội nhập kinh tế quốc tế1 Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắnkết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồngthời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung

Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình ápdụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế,phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế làquá trình gắn kết nền kinh tế của các quốc gia vào các tổ chức kinh tế khu vực vàtoàn cầu, trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc theo những quy địnhchung của cả khối

1.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động vàquan hệ giữa con người Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệvà liên kết với nhau tạo thành cộng đồng Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạothành xã hội và các quốc gia-dân tộc Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thànhnhững thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới

Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị trườngquốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất Đây là động lựcchủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tếnói chung

Hội nhập quốc tế chính là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàncầu hóa như hiện nay

1.3 Nội dung1.3.1 Nguyên tắc

Bất kì một quốc gia nào khi tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc của các tổ chức đó nói riêng và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung

Sau đây là một sồ nguyên tắc chung: o Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia

Trang 5

o Tiếp cận thị trường các nước o Cạnh tranh công bằng o Áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết o Dành ưu đãi cho các nước đang và chậm phát triển

1.3.2 Nội dung của hội nhập

Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư:

Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện đề thực hiện hội nhập hiệu thành công

Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọigiá Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu Quátrình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũngnhư các mối quan hệ quốc tế thích hợp

Các điều kiện sẵn sảng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện vàhiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trườnệ quốc tế; nền kinhtế có năng lực sản xuất thực là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhậpthành công

Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốctế.

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó hội nhậpkinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của mộtnước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khuvực Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơbản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịchtự do (FTA), Liên minh thuế quan (CT)

Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ

2 Quá trình hội nhập quốc tế của việt nam hiện nay2.1 Quan điểm, mục tiêu của đảng và nhà nước

Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tếqua các kỳ Đại hội:

Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước trong bốicảnh quốc tế có nhiều thay đổi sâu sắc Đảng ta đã đưa ra chủ trương tranh thủnhững điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày

Trang 6

càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợkinh tế và mở rộng với các nước khác”.

Tại Đại hội lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta đề ra phương châm “Việt Nammuốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình,độc lập và phát triển”, đánh dấu cột mốc quan trọng khởi đầu của Việt Nam thamgia hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ mới, không ngừng mở rộng quan hệhợp tác kinh tế đối ngoại song phương và đa phương sau khi hệ thống xã hội chủnghĩa ở Đông Âu tan rã

Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), với mục tiêu: “Xây dựng một nền kinh tếmở, hội nhập với khu vực và thế giới”, Nghị quyết của Đảng đã đề cập đến việcđẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệpphát triển của đất nước, tiếp tục đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trongnhận thức về nhu cầu cần tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Tại Đại hội IX (2001) của Đảng nhấn mạnh việc “chủ động hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợptác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa” Nhận thứcđược tầm quan trọng của hợp tác kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinhtế nhanh và bền vững, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghịquyết số 07-NQ/TW “về hội nhập kinh tế quốc tế”

Tại Đại hội X (2006), Đảng ta đã nhấn mạnh chủ trương “chủ động và tích cựchội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác” Giaiđoạn này cũng đánh dấu một trong những sự kiển nổi bật về hợp tác kinh tế quốctế khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng1/2007

Tại Đại hội lần thứ XI (2011), Đảng đã đề ra đường lối đối ngoại của đất nướctrong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương rất quan trọng là “chủ độngvà tích cực hội nhập quốc tế” Để cụ thể hóa chủ trương này, ngày 10/4/2013, BộChính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, trong đó

Trang 7

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế của đất nước đã chuyển sang một giaiđoạn mới, giai đoạn hội nhập toàn diện trên các mặt: Kinh tế; chính trị, khoa họccông nghệ và giáo dục, đào tạo

Đại hội lần thứ XII (2016), ngày 5/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trìnhhội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh nướcta tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Nghị quyết 06-NQ/TW xác định hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; Hộinhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế Hộinhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, độingũ trí thức là lực lượng đi đầu…

Mới đây nhất Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳngđịnh kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toànvẹn lãnh thổ của tổ quốc; tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện,sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừngnâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam Đại hội XIII của Đảng cũng đã nêurõ quan điểm: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở nguyên tắccơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác,cùng có lợi Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độclập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất lànguồn lực con người là quan trọng nhất”; tiếp tục nắm vững và xử lý tốt cácquan hệ lớn: “ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế” với thực hiện nhiệm vụtrọng tâm: “ Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế”

2.2 Phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 cũng nêu rõ:"Xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động,tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nềnkinh tế”.Để xây dựng thành công nển kinh tế độc lập, tự chủ đi đôi với tích cực

Trang 8

và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện một sốbiện pháp sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây dựng vàphát triển đất nước

Thứ hai, đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đây là nhiệm vụtrọng tâm nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, xây dựng cơ sở vật chấtcho chủ nghĩa xã hồi, giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu, tránh được nguy cơ tụt hậuxa hơn về kinh tế so với các nước khác

Trong giai đoạn hiện nay, cần tập trung vào một số biện pháp sau:(1) Đấy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển sang tăng trưởng chủ yếu theo chiểusâu

(2) Mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường, nguồn vốn đầutư và đối tác tránh phụ thuộc vào một thị trường, một đổi tác, tạo nền tảng chophát triển ổn định, bển vững Chiến lược thị trường cẩn gấn kết chặt chẽ vớichiến lược sản phẩm và xúc tiến quảng bá sản phẩm nhằm nâng cao vị thế và uytín của sản phẩm hàng hóa trong nước

(3) Quy định chặt chễ và mạnh dạn trong đỗi mới công nghệ Đi liến với quátrình du nhập công nghệ, cân tăng nguốn tài chính đầu tư cho nghiên cứu và triểnkhai, nhằm từng bưộc nghiên cứu phát triển, tiến tới tự chủ dẫn về công nghệ.Thứ ba, đây mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốctế đáp ứng yều cầu và lợi ích của đất nước trong quá trình phát triển; đồng thờiqua đó phát huy vai trò của Việt Nam trong quá trình hợp tác với các nước, cáctố chức khu vực và thế giới

3 Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế

Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tế hóakinh tế trên cơ sở các nước tự nguyện tham gia và chấp nhận thực hiện nhữngđiều khoản, nguyên tắc đã được thoả thuận thống nhất trên nguyên tắc bình đẳngcùng có lợi

Việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc te đem lại nhiều tác động tíchcực cho các quốc gia tham gia, tuy nhiên nó cũng đưa lại không ít tác động tiêucực

Trang 9

3.1 Tác động tích cực

- Trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoahọc kĩ thuật, văn hóa, xã hội được phối hợp thực hiện giữa các nước thànhviên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác toiưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơcấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện vàtăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mởrộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu

- Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạttrong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên,thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệsong phương, khu vực, và đa phương

- Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồnlực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xãhội

- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ,đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từcác nước tiên tiến

- Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tựthế giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình,ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới

- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợpvới luật pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhậpkinh tế quốc tế

3.2 Tác động tiêu cực

- Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiếnnhiều doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chíphá sản

- Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực vàthế giới Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảngkinh tế toàn cầu hay khu vực

Trang 10

- Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác”công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.

- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nướctheo quan niệm truyền thống

- Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồnlực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xãhội

- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ,đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từcác nước tiên tiến

- Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tựthế giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình,ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới

- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợpvới luật pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhậpkinh tế quốc tế

4 Ý kiến cá nhân về vấn đề hội nhập kinh tế

Trong hai thập niên trở lại đây, quá trình hội nhập quốc tế ngày càngdiễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới Hội nhập giờ đây không chi là một xuhướng tất yều mà còn là đòi hỏi cấn thiết đối với sự phát triên của mọi quốc gia,dân tộc Đổi với Việt Nam, kể từ khi có chính sách đội mới, mở cửa, quá trìnhhội nhập quổốc tế đã thâm nhập và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực củađời sống xã hội cũng như đến mọi thành phần, mọi nhóm xã hội

Là một nhóm nhân khẩu học đặc biệt, thanh niên, trong đó có sinh viên.Với tínhnhạy bén năng động của mình, luôn là lớp người tiên phong trong việc đón nhậnvà thích nghi với những uông gió mới của sự phát triển Nếu coi hội nhập quốctế là một bước đi mới mẻ của lịch sử xã hội thì thanh niên chính là lớp người dễhưởng ứng và thích nghi với xu thế đó Đặt trong bối cảnh phát triển hiện nay,khi nhân loại đang bước dân sang một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của nền kinhtê tri thức thì đội ngũ sinh viên đóng vại trò rất quan trọng Đây chính là lựclượng dang chiêm giữ những trì thức khoa học tiên tiến đề đưa đất nước pháttriển theo kịp xu thế chung của thời đại

4.1 Những cơ hội của sinh viên khi nuớc nhà hội nhập quốc tế:

Ngày đăng: 29/08/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN