1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài kiểm tra học phần giáo dục học Đại cương bằng tri thức giáo dục học và kinh nghiệm thực tiễn, anh chị hãy phân tích Ý nghĩa của hai câu thơ sau “hiền dữ phải Đâu là tính sẵn

15 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Ý Nghĩa Của Hai Câu Thơ: “Hiền Dữ Phải Đâu Là Tính Sẵn”
Tác giả Nguyễn Lam Sơn Lâm
Người hướng dẫn TS. Cao Thị Thanh Xuân
Trường học Trường Đại Học Sài Gòn
Chuyên ngành Giáo Dục Học
Thể loại bài kiểm tra
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

ĐỀ BÀI: Bằng tri thức giáo dục học và kinh nghiệm thực tiễn, anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của hai câu thơ sau: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo cục mà nên” Từ đó làm sán

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÀI KIỂM TRA HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Họ và tên học viên: NGUYỄN LAM SƠN LÂM Ngày sinh: 28/7/2979

GVHD: TS CAO THỊ THANH XUÂN Lớp: NVSP KHÓA 82

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

Trang 2

ĐỀ BÀI:

Bằng tri thức giáo dục học và kinh nghiệm thực tiễn, anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của hai câu thơ sau:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo cục mà nên”

Từ đó làm sáng tỏ vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách

BÀI LÀM:

Con người khi mới sinh ra chưa có nhân cách Nhân cách phản ảnh bản chất

xã hội của mỗi cá nhân và chỉ được hình thành, phát triển trong hoạt động, giao lưu Chính trong quá trình sống, hoạt động, giao tiếp, học tập, lao động, vui chơi, giải trí… con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình Thông qua những hoạt động xã hội, ngay từ nhỏ, con người đã dần lĩnh hội những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích lũy trong các mối quan hệ liên quan tới hoạt động của

họ Giáo dục học đã chỉ ra rằng sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các yếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục

và hoạt động của mỗi cá nhân, trong đó, mỗi yếu tố đóng vai trò và tính chất quyết định khác nhau

Liên quan đến vấn đề này, trong tập thơ “Nhật ký trong tù”, chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nước ta đã viết:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo cục mà nên”

Theo quan niệm của Bác Hồ con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn

Trang 3

đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội

và sự biến đổi của mỗi người Đối với mỗi chúng ta, sống trong xã hội mới nhưng cái ác vẫn còn là do ảnh hưởng của những tàn dư của xã hội cũ Người viết: “Bản thân chúng ta đều chịu ảnh hưởng của xã hội cũ hoặc nhiều hoặc ít Cho nên trong người chúng ta hoặc nhiều hoặc ít không tránh khỏi có cái ác, như tự đại, tự kiêu,

tự tư, tự lợi” Nhưng cũng do sự tác động của xã hội, của chế độ mới cùng sự cố gắng vươn lên của mỗi người thì cái ác sẽ mất dần “Với sự giúp đỡ của Đảng và Chính phủ, sự cố gắng học tập và cải tạo của mọi người, thì cái ác trong con nguời chúng ta càng ngày càng biến đi, cái thiện càng ngày càng tăng Theo Hồ Chí Minh chính sự tác động, sự giáo dục của xã hội cùng với khả năng và sự tiếp nhận của mỗi cá nhân, sự tác động đó đã làm nên bản chất thiện hay ác của mỗi con người trong xã hội Có thể nói đây cũng chính là quan điểm cơ bản của Người về bản chất quá trình xã hội hoá cá nhân Đó là quá trình tương tác qua lại liên tục giữa một bên là xã hội và một bên là cá nhân Người không hoàn toàn tuyệt đối hoá vai trò tác động của xã hội hay vai trò tiếp nhận của cá nhân trong quá trình này Điều quan trọng tuỳ từng điều kiện cụ thể với từng cá nhân cụ thể mà vai trò đó được thể hiện ở các mức độ khác nhau, thậm chí mâu thuẩn nhau Khi nói về sự tác động của xã hội, Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của xã hội, nhất là với lớp người trẻ Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn Nội dung hai câu thơ trên đã thể hiện đầy đủ nhất những suy nghĩ của Người về tác động của xã hội và vai trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra

đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xã hội: “Phần nhiều

do giáo dục mà nên” Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng

ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm

Trang 4

đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau Cũng hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà trong bài nói chuyện tại lớp học chính trị các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc tháng 9 năm 1958, Hồ Chí Minh đã sử dụng thuật ngữ “trồng người”: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà Điều này có nghĩa xã hội muốn có công dân tốt thì cần vun trồng, săn sóc, chăm bón đầy đủ cho thế hệ sau như chúng ta chăm bón cho cây non Tuy nhiên, nếu chúng ta chăm bón, vun trồng cho cây non dễ bao nhiêu thì việc chăm bón vun trồng cho người hướng đến lợi ích của xã hội và dân tộc khó bấy nhiêu! Nhân cách không phải là cái bẩm sinh, mà chủ yếu được hình thành bằng con đường xã hội hóa Với tiền đề vật chất là cơ thể sinh học phát triển tới mức cao nhất của giới hữu sinh, thì sự tác động biện chứng giữa yếu tố môi trường xã hội và cá nhân đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và biến đổi nhân cách Quá trình hình thành nhân cách nói riêng và hình thành con người nói chung đã được Marx chỉ ra từ lâu:

“con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử” và “con người tạo ra hoàn cảnh tới mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người tới mức đó” Như vậy là con người với tư cách loài người đóng vai trò chủ động trong quá trình hình thành nhân cách của mình

Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là một người cha già dân tộc với trái tim đầy nhân ái, vị tha Bác luôn quan tâm đến con người càng quan tâm đến hoạt động giáo dục con người, bởi Bác nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách của con người Nói về tầm quan trọng của giáo dục, Bác Hồ của chúng ta đã phát biểu rằng: “Hiền dữ đâu phải tính sẵn/Phần nhiều do giáo dục mà nên” Đây là một câu nói đúng đắn, chuẩn xác xuất phát từ chính sự hiểu biết và sự gần gũi, quan tâm đến con người của Bác

Con người sống trong một xã hội có sự đa dạng về tính cách, có người hiền, nhân hậu, vị tha cũng có những con người dữ dằn, khó tính, thậm chí là độc

ác Sự khác nhau về nhân cách này theo cách nhận xét và đánh giá của chủ

Trang 5

tịch Hồ Chí Minh thì đó không phải là do bẩm sinh, tức không phải là bản chất ban đầu của con người mà do sự giáo dục cũng như môi trường sống của người đó tạo nên: “Hiền dữ đâu phải tính sẵn/ Phần lớn do giáo dục mà nên” Con người khi mới được bố mẹ sinh ra thì ai cũng như ai, ngây thơ, trong sáng như những tờ giấy trắng, lúc ấy con người rất thiện lương, trắng trong Bởi cuộc sống của họ lúc bấy giờ còn giới hạn trong phạm vi nhỏ là gia đình, những người mà họ tiếp xúc cũng chỉ là bố mẹ, những người thân

Nhưng quan trọng hơn hết đó chính là lúc bấy giờ nhận thức của họ còn chưa rõ ràng, các yếu tố bên ngoài như tốt – xấu, phải- trái cũng như mọi yếu

tố của môi trường sống cũng không thể tác động, chi phối làm thay đổi họ Lúc bấy giờ họ chỉ sống theo bản năng của mình, đói thì khóc, vui thì cười, cuộc sống của họ lúc bấy giờ đơn thuần hơn bao giờ hết Nhưng theo thời gian, họ sẽ dần trưởng thành, họ có khả năng nhận thức những thứ xung quanh mình, nhưng cũng chính lúc ấy họ bị tác động và thay đổi bởi môi trường sống, bởi những con người mà họ hàng ngày tiếp xúc Bác Hồ cũng

đã nhận xét “Khi ngủ ai cũng như người lương thiện/ Thức dậy mới phân kẻ

dữ hiền”

Thật vậy, khi ngủ là khi con người sống bằng phần vô thức, lúc bấy giờ họ sẽ đơn thuần như một đứa trẻ Khi ấy thì ai cũng như ai, đều như lương thiện, nhưng khi đã thức dậy, tức là họ sống bằng phần ý thức thì bản tính của họ ra sao dữ hay hiền sẽ được bộc lộ ra hết Hiểu như vậy ta mới thấy được bản thân của mỗi con người đều là những phần thiện lương, nhưng do cuộc sống

và sự tác động của môi trường sống thì mới bị phân hóa trong nhân cách, có người tốt nhưng cũng có kẻ xấu Vậy nguyên nhân của sự phân hóa ấy là do đâu? Từ sự am hiểu về con người cũng như về đời sống thì Hồ Chí Minh đã khẳng định đó là tác động của yếu tố giáo dục

Trong những môi trường sống khác nhau thì con người có xu hướng phân hóa tính cách khác nhau, chẳng hạn như khi sống trong một xã hội, một cộng đồng lành mạnh, trong sạch, tiếp xúc với những con người tốt thì người sống trong xã hội ấy cũng có xu hướng trở thành một người tốt, tính cách cũng có phần thiện lương hơn Và ngược lại, nếu như một người sống trong một xã hội có nhiều tệ nạn, tiếp xúc với những con người có nhiều thiên hướng xấu thì tính cách cũng có phần tiêu cực hơn, như câu tục ngữ mà ông cha ta cũng

đã từng khẳng định: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Tuy nhiên, sự đánh giá này cũng không hoàn toàn đúng nếu tuyệt đối hóa nó, bởi gần mực chưa

Trang 6

chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng Bởi đối với những người có bản lĩnh, tính cách của họ cũng sẽ không dễ bị thay đổi dù vẫn bị tác động bởi những yếu tố xấu, yếu tố tiêu cực

Song song với nó, những người dù được sống trong một môi trường lành mạnh nhưng sống không có lập trường, bản lĩnh thì vẫn có thể sa đọa vào những thói hư, tật xấu Và làm sao để con người có khả năng miễn nhiễm với các yếu tố xấu, biết làm chủ hành động của mình cũng như làm chủ bản thân mình? Câu trả lời chỉ có một, đó là con người đó phải nhận được sự giáo dục tốt thì gia đình cũng như nhà trường và xã hội Như lời Bác Hồ của chúng ta nói “Phần lớn do giáo dục mà lên” Con người lớn lên trong vòng tay cũng như sự che chở của gia đình, chính vì vậy mà gia đình phía là cái nôi giáo dục đầu tiên

Ngay khi con người được sinh ra và lớn lên thì những người mà họ tiếp xúc nhiều nhất, lâu nhất chính là những người thân trong gia đình, mà cụ thể hơn, tác động mạnh mẽ hơn thì đó chính là bố mẹ của họ Bố mẹ không chỉ sinh con ra mà còn nuôi dưỡng những đứa con ấy, trong quá trình đứa con trưởng thành, nếu như bố mẹ có ý thức giáo dục con tốt, đúng cách thì đứa con ấy

sẽ trở thành những người con ngoan, có ích cho xã hội Nếu như giáo dục sai cách, ví dụ như dùng bạo lực với con hay văng tục chửi bậy trước mặt con cũng như làm ra những hành động đáng lên án như ăn trộm, ăn cướp, sa vào các tệ nạn xã hội thì đứa con ấy dù ít hay nhiều cũng sẽ bị tác động xấu đến ý thức cũng như hành động

Theo như một nghiên cứu thực tế của các nhà tâm lí học Một gia đình có nề nếp, bố mẹ giáo dục con bằng những biện pháp hợp lí, dùng lí lẽ để răn rạy con thì đứa bé ấy lớn lên trở thành một đứa trẻ rất lễ phép, sống hòa đồng Còn một đứa trẻ sống trong cuộc sống gia đình không hạnh phúc khi bố thường xuyên cờ bạc, rượu chè, mẹ thì phải gánh nặng trách nhiệm của com

áo gạo tiền nên thường xuyên trút giận lên những đứa con của mình, đó là những trận đòn roi dã man, tàn bạo Từ đó tạo ra tâm lí sợ hãi, ám ảnh của những đứa con đối với người mẹ Và điều đặc biệt là khi lớn lên, người con gái cả lấy chồng sinh con, nhưng điều không ngờ đã xảy ra, vì ám ảnh tâm lí quá nặng mà người con gái này đối xử với những đứa con của mình y như những gì mà mình đã phải chịu đựng trong những năm tháng tuổi thơ Như vậy, ta có thể thấy sự giáo dục của bố mẹ có sự ảnh hưởng rất lớn đến những đứa con Và một nhân tố giáo dục nữa cũng ảnh hưởng lớn đến con

Trang 7

người, đó chính là sự giáo dục từ trường học Trường học là nơi mọi người đến trường để học những kiến thức, kĩ năng về văn hóa cũng như tu rèn về phẩm chất, đạo đức Ở trường tuy chỉ dạy học sinh theo những giờ giấc nhất định, không có điều kiện tiếp xúc với các em nhiều như những người thân trong gia đình nhưng hiệu quả của việc giáo dục ở trường mang lại là vô cùng cao Bởi ở trường có đội ngũ các thầy cô giáo được đào tạo về chuyên môn,

có kĩ năng giáo dục và những kiến thức được đưa vào giảng dạy cũng được đảm bảo về tính chuẩn mực cũng như tính khoa học

Hơn nữa, ở trường không chỉ giáo dục cho học sinh về những kiến thức bộ môn mà còn giáo dục các em về các kĩ năng sống, cách ứng xử, giao tiếp cũng như bồi dưỡng cho các em về các phẩm chất đạo đức để các em có thể hình thành những nhân cách đúng đắn, chuẩn mực và có thể trở thành những người có ích cho xã hội Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng nghe về câu chuyện mẹ hiền dạy con, đó chính là người mẹ vĩ đại của nhà Triết học nổi tiếng Trung Quốc Mạnh Tử Người mẹ này nổi tiếng về cách giáo dục con, khi Mạnh Tử còn nhỏ đã rất nhiều lần được mẹ chuyển nhà, những lần chuyển nhà này hoàn toàn không phải do hoàn cảnh gia đình mà mong muốn của mẹ Mạnh Tử là mong con có một môi trường học tập tốt nhất Và cuối cùng sau nhiều lần chuyển nhà từ gần chợ, bãi tha ma thì người mẹ ấy đã chuyển nhà đến gần trường học, và khi ấy niềm đam mê học tập của con trai khiến bà yên tâm, và cũng từ đó mà nuôi lớn lên một Mạnh Tử vĩ đại như sau này

Tuy khẳng định vai trò của giáo dục nhưng Hồ Chí Minh cũng không khẳng định một cách tuyệt đối, Bác dùng từ “phần lớn” nghĩa là số đông sẽ có tác dụng, vẫn còn những trường hợp cá biệt do thiên hướng tính cách thay đổi bên trong nên giáo dục không phát huy được tác dụng

Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh “Hiền dữ đâu phải do tính sẵn/ Phần nhiều

do giáo dục mà nên” là một câu nói hay, thể hiện được tầm vóc tư tưởng cũng như sự hiểu biết của Bác Điều đặc biệt nhất của câu nói này đó là Bác không khẳng định chắc chắn một trăm phần trăm vai trò của giáo dục với nhân cách của con người, bác dùng một lượng từ số nhiều để chỉ vai trò ấy Qua đây ta thấy được tư duy khách quan, sáng suốt của vị cha già dân tộc kính yêu

Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người

Trang 8

Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội Khi bàn

về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ

“Nửa đêm” (Nhật ký trong tù) “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau Câu nói của người xưa trong Tam

Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện

và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác Cái ác có là do ảnh hưởng của

xã hội và sự biến đổi của mỗi người Đối với mỗi chúng ta, sống trong xã hội mới nhưng cái ác vẫn còn là do ảnh hưởng của những tàn dư của xã hội cũ Người viết: “Bản thân chúng ta đều chịu ảnh hưởng của xã hội cũ hoặc nhiều hoặc ít Cho nên trong người chúng ta hoặc nhiều hoặc ít không tránh khỏi có cái ác, như tự đại, tự kiêu, tự tư, tự lợi” Nhưng cũng do sự tác động của xã hội, của chế độ mới cùng sự cố gắng vươn lên của mỗi người thì cái ác sẽ mất dần “Với sự giúp đỡ của Đảng và Chính phủ, sự cố gắng học tập và cải tạo của mọi người, thì cái ác trong con nguời chúng ta càng ngày càng biến đi, cái thiện càng ngày càng tăng Theo

Hồ Chí Minh chính sự tác động, sự giáo dục của xã hội cùng với khả năng và sự tiếp nhận của mỗi cá nhân, sự tác động đó đã làm nên bản chất thiện hay ác của mỗi con người trong xã hội.

Có thể nói đây cũng chính là quan điểm cơ bản của Người về bản chất quá trình xã hội hoá cá nhân Đó là quá trình tương tác qua lại liên tục giữa một bên là xã hội và một bên là cá nhân Người không hoàn toàn tuyệt đối hoá vai trò tác động của xã hội hay vai trò tiếp nhận của cá nhân trong quá trình này Điều quan trọng tuỳ từng điều kiện cụ thể với từng cá nhân cụ thể mà vai trò đó được thể hiện ở các mức độ khác nhau, thậm chí mâu thuẩn nhau Khi nói về sự tác động của xã hội, Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của xã hội, nhất là với lớp người trẻ Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn Nội dung hai câu thơ trên đã thể hiện đầy đủ nhất những suy nghĩ của Người về tác động của xã hội và vai trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xã hội: “Phần nhiều do giáo dục mà nên” Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau Cũng hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà trong bài nói chuyện tại lớp học chính trị các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc tháng 9 năm

1958, Hồ Chí Minh đã sử dụng thuật ngữ “trồng người”: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,

vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán

bộ tốt cho nước nhà Điều này có nghĩa xã hội muốn có công dân tốt thì cần vun trồng, săn sóc, chăm bón đầy đủ cho thế hệ sau như chúng ta chăm bón cho cây non Tuy nhiên, nếu chúng ta chăm bón, vun trồng cho cây non dễ bao nhiêu thì việc chăm bón vun trồng cho người hướng

Trang 9

đến lợi ích của xã hội và dân tộc khó bấy nhiêu! Nhân cách không phải là cái bẩm sinh, mà chủ yếu được hình thành bằng con đường xã hội hóa Với tiền đề vật chất là cơ thể sinh học phát triển tới mức cao nhất của giới hữu sinh, thì sự tác động biện chứng giữa yếu tố môi trường xã hội và cá nhân đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và biến đổi nhân cách Quá trình hình thành nhân cách nói riêng và hình thành con người nói chung đã được Marx chỉ ra từ lâu:

“con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử” và “con người tạo ra hoàn cảnh tới mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người tới mức đó” Như vậy là con người với tư cách loài người đóng vai trò chủ động trong quá trình hình thành nhân cách của mình.

II.Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Liên

hệ thực tế

1 Nhân tố di truyền với sự hình thành và phát triển nhân cách

Đầu tiên cần phải khẳng định, di truyền đóng vai trò là tiền đề vật chất đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trước sự phát triển của khoa học, đặc biệt là sinh vật học và khoa học xã hội nhân văn, chủ nghĩa sinh học xã hội đã ra đời như một trào lưu khoa học liên ngành mới ở Tây Âu Theo họ, "sự phát triển của bộ não, sự chuyên trách của bộ não, tốc độ và tính khuynh hướng của quá trình giáo dục con người được hình thành trên trái đất, chủ yếu bằng con đường di truyền" hay "lý tính của con người có thể được hiểu đúng đắn, rõ ràng nhất từ quan điểm

về quá trình phát triển do các yếu tố di truyền quyết định”

Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các

cơ quan cảm giác, vận động Tổ chức cơ thể của con người, như các giác quan, hệ thần kinh trung ương là những tiền đề sinh học, sinh lý học, tâm sinh học được xem như cơ sở vật chất và có ảnh hưởng tới sự phát triển con người

Thực tế đã chứng minh rằng, những khiếm khuyết về mặt cơ thể, về gen… đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển con người, tới thế giới quan, định hướng giá trị của họ, hay những năng khiếu bẩm sinh, những tài năng như tai nghe nhạc của Moza, mắt hội họa của Raphaen chính là do các yếu tố sinh học chi phối Một ví dụ khác là, ngày nay, người ta thường nhắc tới nhịp điệu sinh học (đồng hồ sinh học) như một cơ chế có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của con người, hay nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi có một bên nào đó hoạt động hoặc ngừng hoạt động thì con người có sự thay đổi nhất định

Như vậy, bẩm sinh – di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triên nhân cách Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý – những đặc điểm giải phẫu và sinh lý cơ thể, trong đó có hệ thần kinh

Trang 10

Ta có thể liên hệ thực tế để thấy rõ vai trò của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách như sau:

Ví dụ như: Những trẻ em bị khiếm khuyết hay dị tật thường sống khép kín, ngại tiếp xúc và dễ bị xúc động hơn những trẻ có thể chất phát triển bình thường Hay ngày nay trong xã hội có căn bệnh “trọng hình thức”, những cô gái có ngoại hình xinh đẹp thường tự tin và gặp nhiều thành công, may mắn hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc

Hans Eysenck (1919 – 1997, nhà tâm lí học người Anh) đã tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh trẻ sinh đôi cùng trứng và khác trứng Nghiên cứu cho thấy những trẻ sinh đôi cùng trứng có nhân cách giống nhau nhiều hơn trẻ sinh đôi khác trứng, thậm chí cả khi trẻ sinh đôi cùng trứng được nuôi dưỡng của bố mẹ khác và trong môi trường khác biệt trong suốt giai đoạn thơ ấu Nghiên cứu trẻ em được nhận làm con nuôi cho thấy các em có nhân cách rất giống nhau và giống cả cha mẹ đã sinh ra chúng hơn là cha mẹ nuôi, mặc dù các em không tiếp xúc với cha mẹ đẻ của mình Đây là một ví dụ cho ý tưởng của Eysenck rằng nhân cách phát triển bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố di truyền

Hay một ví dụ khác như căn bệnh rối loạn nhân cách, nhiều nghiên cứu đã đưa tới khẳng định gen di truyền là nguyên nhân quan trọng dẫn tới căn bệnh về nhân cách này Điều đó càng khẳng định những khiếm khuyết về gen có ảnh hưởng không nhỏ tới hình thành và phát triển nhân cách

2 Hoàn cảnh sống với sự hình thành và phát triển nhân cách

Hoàn cảnh sống của chủ thể thì bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội Hoàn cảnh tự nhiên không giữ vai trò quan trọng và quyết định trong sự phát triển tâm lí nhân cách Hoàn cảnh tự nhiên chính là những điều kiện tự nhiên nơi chủ thể sinh sống Mỗi cá nhân lại sống trong một lãnh thổ nhất định, có cái độc đáo của hoàn cảnh địa lý: Ruộng đồng và khoáng sản, núi và sông, trời và biển, mưa và gió, hoa cỏ và âm thanh Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp (tức những phương thức hoạt động của con người trong tự nhiên) và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật Qua đó, quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định Cho nên

có thể nói rằng, tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên thông qua khâu trung gian là phương thức sống Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán và các nét tâm lí bản địa đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên

Có thể nói vậy là bởi nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp

Ví dụ: Ở nhiều vùng quê Việt Nam ngày nay vẫn còn truyền thống làm lễ cầu mua, cầu mưa hay mừng gặt … phong tục này bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên của nước

ta ( thích hợp trồng lúa nước, nhiệt đới có mưa theo mùa)

Ngày đăng: 27/11/2024, 18:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w