Xã hội ngày càng phát triển, máy móc ra đời để đáp ứng cho nhu cầu của con người, khi các nhu cầu về vất chất và tinh thần đều được đáp ứng một cách dễ dàng, con người bắt đầu ph thuộc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KIẾN THỨC CƠ BẢN
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021
0
Trang 2Mc lc
MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu của đề tài 3
3 Bố cục 3
NỘI DUNG 4
1 KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM 4
1.1 Vô cảm là gì? 4
1.2 Bản chất của hiện tượng vô cảm 4
2 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM 5
2.1 Thực trạng 5
2.1.1 Thực trạng trong nhà trường 5
2.1.2 Thực trạng trong xã hội 6
2.2 Nguyên nhân 7
2.2.1 Nguyên nhân từ bản thân 8
2.2.2 Nguyên nhân từ gia đình 8
2.2.3 Nguyên nhân từ nhà trường 9
2.2.4 Nguyên nhân từ xã hội 9
2.3 Hậu quả 10
2.3.1 Đối với cá nhân 10
2.3.2 Đối với gia đình 10
2.3.3 Đối với xã hội 11
3 GIẢI PHÁP 11
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa con người bước vào kỷ nguyên mới, đó là kỹ nguyên của những “nhà máy số”, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học Nhờ vào khoa học
kỹ thuật phát triển, con người đã tạo ra những con robot với trí tuệ nhận tạo, biến những con robot vô tri trở nên giống với con người và dần thay thế con người trong nhiều lĩnh vực Thứ duy nhất mà các nhà khoa học chưa thể chế tạo cho robot chính là cảm xúc, cảm xúc là thứ mà chỉ con người mới có thể
có được, vậy mà con người trong xã hội hiện đại lại dần đánh mất nó
Xã hội ngày càng phát triển, máy móc ra đời để đáp ứng cho nhu cầu của con người, khi các nhu cầu về vất chất và tinh thần đều được đáp ứng một cách
dễ dàng, con người bắt đầu ph thuộc vào công nghệ máy móc và không còn tương tác với thế giới xung quanh, cảm xúc ngày càng mất dần, con người thờ
ơ với mọi thứ, ngày càng trở nên vô cảm, dửng dưng, với những hiện tượng đời sống xung quanh Đó chính là thái độ sống vô cảm mà mọi người cho đó
là “căn bệnh lâm sàng” đang hoành hành trong mọi tầng lớp xã hội
Việt Nam là một quốc gia mà tình đoàn kết và tinh thần tương thân tương ái đã trở thành cốt cách dân tộc vậy mà theo đà phát triển của đất nước, tinh thần đó ngày càng bị sói mòn, hiện tượng vô cảm xuất hiện như đi ngược lại với những giá trị truyền thống của dân tộc Con người trở nên trơ lỳ về mặt cảm xúc, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân theo kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, thờ ơ với nỗi đau khổ, mất mát của người khác, ngại hoặc không dám va chạm, thấy tốt không ủng hộ, thấy xấu không lên án…
Vô cảm hiện nay không chỉ dừng lại ở thái độ sống mà cao hơn, nó đã trở thành lối sống tiêu cực của một bộ phận người “Bệnh” vô cảm biểu hiện ở những hành động ích kỷ của con người thờ ơ trước nổi đau của xã hội, thậm chí cả người thân và bản thân mình, con người dường như trở nên vô tình để
“Mạnh ai nấy sống, thân ai nấy lo”
Trang 4Một con người không có cảm xúc, trở nên vô tâm với thế giới, một người như vậy có còn là con người hay chỉ là một cổ máy biết đi? Đi qua công nghiệp 4.0, con người tiến tới 5.0, phải chăng lúc đó nhân loại đã tạo cho robot một trái tim có cảm xúc, robot dần trở nên “con người” hơn còn con người ngày càng tht lùi trở thành một khối vô cảm?
Đứng trước chiều hướng gia tăng của các hệ ly của xã hội có nguyên nhân từ vô cảm, đề tài “Hiện tượng vô cảm trong xã hội” được lựa chọn nhằm tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của “căn bệnh” này Qua đó, góp một phần tiếng nói cùng với xã hội để tìm ra phương pháp chống lại căn bệnh quái ác mang tên “vô cảm”
2 Mục tiêu của đề tài
•Tìm hiểu về hiện tượng vô cảm trong xã hội hiện nay
•Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng vô cảm
•Tìm hiệu những hậu quả của vô cảm và đề xuất giải pháp
3 Bố cục
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài tiểu luận được chia làm hai phần: 1 Khái quát về hiện tượng vô cảm
1 Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả
2 Giải pháp
Trang 5NỘI DUNG
1 KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM.
1.1 Vô cảm là gì?
Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người xuất phát từ hoàn cảnh, tâm trạng hoặc các mối quan hệ với người khác Vô cảm chính là không
có cảm xúc
Hiện nay, vô cảm là thuật ngữ chỉ những người sống không có cảm xúc không có tình cảm và thờ ơ, họ sống trong cộng đồng nhưng lại vô thức trước những gì xảy ra xung quanh, tâm hồn trơ lỳ trước những tác động của xã hội, không nảy sinh bất kỳ tình cảm nào trước những biến cố của xã hội, thiếu trách nhiệm với cha me, người thân và bạn bè, không sẵn sàn chia sẽ lợi ích với cộng đồng,…
Vô cảm đang được xác định như một hiện tượng tâm lý và trở thành một
xu hướng, một lối sống đáng quan ngại của một bộ phận người trong xã hội
1.2 Bản chất của hiện tượng vô cảm.
Trong y học không hề có căn bệnh vô cảm Đó là căn bệnh của cách hành xử, căn bệnh của lối sống thực dng và lối sống hưởng th cộng hưởng với nhau, khiến cho con người trở nên lạnh lùng, thờ ơ không có một tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh, chỉ biết mình, quan tâm đến mình nhưng thậm chí cũng “vô cảm với chính mình” hay như một cách nói hình tượng là con người bị “robot hóa” khiến con người hành sử tàn nhẫn vô tình
Loài người được khẳng định ở sự sự tiến hóa vượt bật hơn bất kỳ giống loài nào trên hành tinh này bởi vì loài người có trí tuệ và tình cảm, tình cảm là sợi dây gắn kết giữa con người với con người trong cộng đồng là thứ “thần dược” có thể hóa giải bất kỳ xung đột nào Nhưng khi nhân loại không còn tình cảm, họ sẽ trở nên lạnh lùng, thậm trí tàn nhẫn
Trang 6Trên các các phương tiện truyền thông chúng ta hay bắt gặp những video, phóng sự với nội dung thử thách người qua đường Khi hai nhân vật chính xảy ra xung đột thậm chí là xây xát, chỉ có một số ít người đứng ra ngăn cản, số người còn lại thì chỉ trỏ, bàn tán Tại sao họ lại không giúp? Vì họ sợ liên ly, sợ mang họa vào thân, sợ ảnh hưởng đến lợi ích của mình, với thái
độ bàng quan “không phải việc của mình”, “không liên quan đến mình” họ để mặc cho cái xấu, cái ác xảy ra ngay trước mắt Đó chỉ là những tình huống giả định nhưng lại phơi bày rõ ràng sự vô cảm đến tàn nhẫn của những người chứng kiến
Helen Keller đã từng nói: “Thói xấu tồi tệ nhất chính là sự vô cảm của con người” Thật vậy chăng khi sự vô cảm chính là đại diện cho thói ích kỷ,
vô tâm, thậm chí là tàn nhẫn, là thói xấu sẽ giết dần con người, làm xã hội trở nên tha hóa đầy rẫy những cái xấu cái ác
2 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM
2.1 Thực trạng
Trước đây vô cảm chỉ là những hiện tượng đơn lẽ của một số cá thể trong cộng đồng, nhưng trong nhiều năm trở lại đây, vô cảm đã dần phát triển thành một hiện tượng với chiều hướng lây lan nhanh và dần trở thành một vấn
đề xã hội mang tính cấp bách
2.1.1 Thực trạng trong nhà trường
Trong những năm gần đây, nạn bạo lực học đường đang có dấu hiệu tăng nhanh và chiếm tỷ lệ khá cao trong những vấn đề phạm tội ở lứa tuổi thanh thiếu niên Theo báo cáo của Tổng cc Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, đã xử lý hơn 25.00 v phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên Điển hình là những v trong những tháng đầu năm nay, hình ảnh một nữ sinh bị bạn học cùng trường cào rách mặt ở Nghệ An đang gây sốt cộng đồng mạng, hay clip một nữ sinh Quảng Trị tát bạn học gần 5 phút trên bc giảng,
Trang 7còn có những trận đánh hội đồng ở Đak Lak của một nam sinh trong nhà vệ sinh trường học, hay một nam sinh lớp tám ở bị đánh hội đồng ở Đồng Nai, và còn nhiều v việc đang được báo đài đưa tin hằng ngày với nhiều hậu quả khôn lường
Vậy tại sao lại có những sự việc sảy ra? Phải chăng là sự vô tâm hời hợt của giáo viên và ph huynh, hay do chính sự vô cảm của thanh thiếu niên? Vì không có bạn học đứng ra ngăn cản nên những em học sinh đó nghĩ điều chúng đang làm là đúng, thậm chí còn có những bạn học quay clip, hò hét và
cỗ vũ làm bọn chúng cảm thấy hãnh diện và lấy những chiến tích về bạo lực làm niềm kiêu hãnh của mình
Những thanh thiếu niên chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, nhưng những chủ nhân ấy lại có thể vô tâm và thờ ơ càng đáng giận hơn chính
là lấy nổi đau của người khác làm niềm vui lấy việc bạo hành người khác làm niềm tự hào Một thế hệ trẻ với tâm hồn vặn vẹo như thế thì xã hội ngày mai
sẽ là một xã hội như thế nào?
2.1.2 Thực trạng trong xã hội
Sự vô cảm của một số người mà chúng ta dễ dàng bắt gặp nhất chính là tai nạn giao thông Khi một người đang lưu thông trên đường đột nhiên gặp tai nạn, việc mà người dân gần đó làm đầu tiên chính là t lại bàn tán Phần đông bọn họ đều không muốn giúp đỡ với lý do “đây là việc của xã hội, sẽ có người khác giúp đỡ họ thôi” Thậm chí còn có một số người “nhân lúc cháy nhà mà đi hôi của” cướp giật ngay tại hiện trường
Năm 2019 là một năm đáng buồn của những người theo dõi giải trí xứ Hàn khi chứng kiến hai nữ thần tượng lần lượt qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ,
nữ ca sĩ Sulli Choi thành viên nhóm f(x) tự tử tại nhà riêng, sáu tuần sau đó
nữ ca sĩ Go Hara cũng đi theo bạn mình Nguyên nhân của cái chết một phần
là áp lực thần tượng xứ Hàn, một phần bởi sự vô tâm của khán giả Cả Sulli
và Go Hara đều bị tra tấn bằng sự chỉ trích mà miệt thị của cư dân mạng, thậm chí, khi nói về cái chết, họ đều được cư dân mạng ủng hộ và cỗ vũ
Trang 8Không lâu trước đây một nam thanh niên người Việt bị đánh, đạp xuống sông chết ở Nhật Bản đã gây gây rung động dư luận thời gian dài Sự việc xảy
ra tại khu vực đi bộ ven sống cầu Ebisu thuộc quận Chuo, thành phố Osaka Đây là khu du lịch nổi tiếng, đông người qua lại, thế nhưng chỉ có người quay lại clip nạn nhân bị sát hại để câu view, không ai đứng ra ngăn cản bảo vệ nạn nhân, dẫn đến cái chết không mong muốn
Các Mác đã từng nói: “Chỉ có con vật mới quay lưng với nổi đau của đồng loại” Vậy những người có thể dửng dưng trước nổi buồn, nổi đau, cái
chết của người khác có phải là những con người nữa hay không? Hay phải chăng họ chỉ là một cổ máy có khối óc nhưng không có trái tim?
Ngoài những kẻ vô tâm quay lưng với nổi đau của đồng loại, còn có những kẻ tìm kiếm niềm vui trên nổi đau đó mà những kẻ tần nhẫn sát hại chính đồng loại của mình để đạt được mc đích và tham vọng
Hiện nay, chỉ cần lên mạng tìm từ khóa “Án mạng” liền xuất hiện hàng loạt những bài báo, những án mạng kinh hoàng như v việc của Lê Văn Luyện năm 2011 gây xôn sao dư luận thời gian dài Vì ham muốn tiền bạc, Luyện đã sát hại vợ chồng chủ tiệm vàng cùng một đứa con 18 tháng tuổi Tháng 10/2017, một v việc gây bức súc trong dư luận khi tài xế xe đầu kéo cố tình lùi xe để cán chết nạn nhân để không cần “lo hậu quả về sau”, đây
là v việc được nhân chứng tại hiện trường kể lại Tháng 7/2015, một nam thanh niên sẵn sàng sát hại gia đình sáu người của bạn gái vì bị gia đình ngăn cấm Hay v việc “Thi thể lìa đầu” ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 9 vừa qua chỉ vì xung đột nhỏ mà hung thủ sát hại nạn nhân một cách
dã man sau đó rời đi xem như không có chuyện gì
Đây đều là những án mạng dã man, tàn bạo đến mất nhân tính, đó là hành vi máu lạnh, vô lương tâm của những người sống vô cảm, xem thường mạng người, không có tình đồng cảm với giống loài
2.2 Nguyên nhân.
Trang 92.2.1 Nguyên nhân từ bản thân.
Đầu tiên, chính là sự vô cảm xuất phát từ bản thân của người đó Loài người trong xã hội khi sinh ra đều mang những tính cách khác nhau, mang những màu sắc riêng biệt mà không lẫn với bất kỳ người nào, chính vì vậy có một số người từ khi sinh ra đã mang trái tim lạnh lùng, thơ ơ với xã hội, họ thiếu tình thương, thiếu lòng quản đại, sống bằng trái tim sắt đá và tình cảm khô cằn của mình Họ trở thành một tế bào tách biệt với xã hội
Một phần cũng làm con người trở nên vô cảm đó chính là tác động từ thế giới bên ngoài: Khi một người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều
tốt đẹp không đến với bản thân Con người luôn quan niệm “Ở hiền gặp lành” nhưng khi một người mang sự chân thành của mình đối sử tốt với
người khác, nhưng nhận lại chỉ là sự xấu xa ích kỷ, họ dần trở nên mất niềm tin vào xã hội, không dám tin vào điều thiện, không dám đứng lên chiến đấu chống cái xấu và cái ác và vô cảm với xã hội
Vô cảm còn bắt nguồn từ sự sợ hãi bên trong con người Từ xưa, các c đã
có câu: “Làm phúc phải tội” nghĩa là làm điều tốt để giúp người khác nhưng lại
mang khổ mang họa vào thân, từ này đồng nghĩa với câu “Làm ơn mắc oán” Bản chất con người luôn hướng tới sự bình an, họ sợ khi đứng ra giúp đỡ người
khác, bản thân sẽ bị liên ly, sợ phiền phức, ngại đng chạm, ngại những việc không liên quan đến mình, họ không muốn làm gì cả chỉ trốn rong vùng an toàn của bản thân, muốn được sống cho riêng mình, cho lợi ích của mình, hình thành một lối sống ích kỷ, thiếu tính cộng đồng, thiếu lòng nhân ái
2.2.2 Nguyên nhân từ gia đình.
Người ta thường nói: “Trẻ em như tấm gương phản chiếu của cha mẹ”, học theo người lớn chính là hành vì bình thường của bất kỳ đứa trẻ nào, họ xem cha mẹ là thần tượng, những việc người lớn làm luôn đúng Khi một cặp cha mẹ có khiếm khuyết về đạo đức về lối sống, cha mẹ thờ ơ với cuộc sống, bàng quan với những bất hạnh thì đứa con của họ cũng trở nên giống thế, dần dần xuất hiện một thế hệ trẻ vô cảm, thờ ơ với cuộc sống
Trang 10Nhiều ph huynh lại cưng chiều con, đáp ứng những nhu cầu vô lý của con một cách vô điều kiện, bảo bọc con trẻ một cách thái quá, dần dần trẻ sẽ
có suy nghĩ rằng tất cả mọi người đều phải làm theo ý mình, kể cả người lạ hay bạn bè, ngay cả khi ở ngoài trẻ vẫn tiếp tc thể hiện tính cách này của mình Điều này cũng khiến các em không hòa đồng, khó hòa nhập với cộng đồng, thậm chí là không muốn hòa nhập
Bên cạnh những ph huynh nuông chiều con một cách thái quá là một số ph huynh vô tâm với con cái, chỉ biết chạy theo thành tích và đồng tiền quên mất việc phải giáo dc nhân cách cho trẻ nhỏ, làm cho trẻ không hiểu tình thương, không biết yêu thương, lạnh lùng với xã hội
2.2.3 Nguyên nhân từ nhà trường.
Trường học chính là nới ươm mầm cho tương lai của trẻ nhỏ, nhưng hầu như các trường hiện nay chỉ chú trọng đến thành tích, đề cao việc nhồi nhét kiến thức, mà quên mất việc giáo dc về đạo đức Một trường học chỉ xem môn Giáo dc công dân là một môn học ph trong khi đó là môn học nuôi dưỡng tinh thần và giáo dc nhân cách để người học trở thành môn công dân gương mẫu, có ích cho xã hội
Nhà trường đào tạo ra những trí thức thông thạo về mọi mặt nhưng lại không phải là những trí thức thật sự, chỉ là những công c phc v cho nhu cầu nhân lực của nền kinh tế, một công c vô cảm không biết ý thức tội lỗi là
gì, hồn nhiên gây hại đến người khác
2.2.4 Nguyên nhân từ xã hội.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ, làm thay đổi cách thức làm việc và tư duy Khi con người chỉ nhìn vào màn hình điện thoại, giam mình trong thế giới ảo Sự tương tác giữa người với người dần mất đi, con người không còn giao tiếp với nhau dẫn đến một xã hội vô cảm, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh
Trang 11Xã hội ngày càng phát triển, đạo đức càng bị sói mòn Con người chỉ biết chạy theo guồng quay của tiền bạc, đề cao lợi ích của tiền bạc, lấy mc tiêu lợi ích kinh tế đặt lên hàng đầu, lãng quên đi những giá trị truyền thống, làm nãy sinh tư tưởng ích kỷ, đề cao cái tôi cá nhân lên trên cái ta của cộng đồng, lấy giá trị vật chất là thước đo cho tất cả
2.3 Hậu quả.
2.3.1 Đối với cá nhân.
Từ xưa đến nay, con người luôn không thế sống một mình, đơn giản vì con người có nhu cầu trao đổi tâm tư tình cảm, tình cảm là sợi dây gắn kết giữa người với người, là thứ sức mạnh vô cùng to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách
Ngày nay, bệnh vô cảm ngấm ngầm tàn phá các giá trị đạo đức và văn của con người, biến con người từ chỗ “Nhân chi sơ tính bổn thiện” thành kẻ vô văn hóa, vô trách nhiệm, vô lương tâm, vô nhân tính Con người sẵn sàng quay lưng với nổi đau khổ bất hạnh của đồng loại, làm ngơ trước cái xấu cái ác
Lối sống vô cảm tàn phá tâm hồn, mài mòn đi tình yêu thương của con người làm trái tim con người dần trở nên chai sạn, mất đi khả năng thiết lập
và duy trì các mối quan hệ xã hội, khiến họ rời xa cuộc sống, tự cô lập chính mình, tự tách biệt với xã hội trở thành một cá thế cô đơn trong thế giới rộng lớn và dần rời xa bản chất con người
2.3.2 Đối với gia đình.
Gia đình luôn là một thế thống nhất, nhưng sự vô cảm trong gia đình làm những cá thể trong gia đình rời xa nhau Cha đánh con, anh em trở nên thù oán, vợ chồng bất hòa, ly tán,… là những điều mà chúng ta thường thấy trong gia đình hiện nay Tất cả đều vì họ mất đi cái “tình” vô tình với thế giới thậm chí với những người thân, xung đột cãi vả dẫn đến đánh nhau
Rất nhiều v việc những người thân trong gia đình chỉ vì một chút xung đột hay lợi ích mà bán đi lương tâm hãm hại chính người thân ruột thịt của