Giao tiếp Giao tiếp là một quan hệ giữa con người với con người thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ VIỆT HÀN
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC
Chủ đề:
Giao tiếp và tâm lý học
Vai trò của giao tiếp trong đời sống
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Thoa
Sinh viên thực hiện:
1 Dương Ngọc Anh Thư MSSV: 2188300318
2 Hà Huỳnh Anh MSSV: 2188301680
3 Hoàng Phương Quỳnh MSSV: 2188300266
5 Dương Ngọc Gấm MSSV: 2188300066
6 Nguyễn Thị Bích Trâm MSSV: 2188301687
7 Dương Kim Loan MSSV: 2188301510 TP.HCM, ngày 2 tháng 12 năm 2022
MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Giao tiếp và tâm lý học 2
1.1 Giao tiếp 2
1.2 Vai trò của giao tiếp trong tâm lý học 2
1.2.1 Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và tâm lý con người 2
1.2.2 Giao tiếp thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người giúp trao đổi thông tin, cảm xúc, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau 3
1.2.3 Các hình thức giao tiếp 5
2 Vai trò của giao tiếp trong đời sống 6
2.1 Trao đổi thông tin 6
2.2 Lĩnh hội nền văn hóa - xã hội, đạo đức chuẩn mực xã hội 6
2.3 Hình thành năng lực tự ý thức 7
2.4 Xây dựng các mối quan hệ xã hội 7
3 Tổng kết 8
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Tâm lý học không chỉ là khoa học, nó còn gắn liền và là cơ chế để nghiên cứu các hoạt động đời sống xã hội của con người Tâm lý học là khoa học trung gian nằm giữa khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội vì tâm lý người có cơ sở vật chất là đặc điểm sinh học như cơ thể, não, giác quan và đồng thời lại phản ánh được cuộc sống xã hội lịch sử
Giao tiếp là một vấn đề trong cuộc sống của mỗi con người, không có giao tiếp con người sẽ không tồn tại và không thể phát triển Tâm lý học không chỉ nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học bên cạnh đó nó còn liên quan đến đời sống xã hội, vì thế giao tiếp là một vấn
đề không thể thiếu và luôn luôn tồn tại
Giao tiếp là một vấn đề xuất hiện từ rất lâu, kể từ khi con người tồn tại nó đã là một đề tài rất hay để có thể nghiên cứu và trau dồi Đây là một nhu cầu bẩm sinh, bởi khi chào đời, chúng ta đã cất tiếng khóc, đây cũng có thể là một tín hiệu để người lớn biết rằng trẻ con khi vừa được sinh ra đã cần được bảo bọc che chở
Giao tiếp có rất nhiều chức năng và cách thức, nhưng vấn đề lớn nhất mà chúng ta cần chú ý chính là giao tiếp vô cùng quan trọng với cuộc sống và những lợi ích mà giao tiếp mang lại
Trang 41 Giao tiếp và tâm lý học
1.1 Giao tiếp
Giao tiếp là một quan hệ giữa con người với con người thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Hay nói khác đi, giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người – người để thực hiện hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác Trong đó, con người tác động qua lại lẫn nhau, thể hiện sự tiếp xú tâm
lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
Giao tiếp con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau:
Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân
Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm
Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng…
1.2 Vai trò của giao tiếp trong tâm lý học
1.2.1 Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và tâm lý con người
Thông qua giao tiếp, con người có thể tham gia vào những mối quan hệ xã hội để có thể hình thành và phát triển nhân cách và tâm lý cá nhân Giao tiếp luôn luôn ảnh hưởng đến sự phát triển đời sống xã hội của con người và là điều kiện của sự tồn tại và phát triển xã hội Giao tiếp giúp con người nhận ra được những chuẩn mực của xã hội, từ đó hình thành nhân cách của mỗi cá nhân
Trong đời sống, giao tiếp nhóm là một loại giao tiếp phổ biến, trong giáo dục, trong đời sống và trong môi trường làm việc, luôn cần chú trọng đến giao tiếp nhóm, vì nó có vai trò
vô cùng to lớn đối với việc hình thành và phát triển tâm lý
Trang 5Ví dụ: Khi làm việc nhóm, chúng ta luôn cần sự giao tiếp để có thể biết được ý kiến của mọi người Nếu không trao đổi thông tin, vậy thì hiệu quả làm việc nhóm sẽ không tốt, dẫn đến mâu thuẫn
Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu, giao tiếp là 1 yếu tố khiến nhân cách và tâm lý của một con người phát triển bình thường, nếu không có giao tiếp, con người sẽ trở nên cô đơn
và lạc lõng, dễ nảy sinh bệnh tật
Ví dụ: Theo Caroline Abrahams, Hội Tuổi tác Anh, họ đã nghiên cứu và cho biết, cô đơn làm con người không chỉ khốn khổ về cuộc sống mà còn khiến họ dễ tổn thương trước các bệnh tật Các nhà khoa học đã nghiên cứu trên 2.000 người trên 50 tuổi trong vòng 6 năm và kết quả cho thấy rằng cô đơn sẽ làm tăng khả năng tử vong gấp 2 lần Và cũng theo nghiên cứu của TS.Perissinotto, một nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco, đã nghiên cứu 1.604 người trung bình 71 tuổi trong vòng 6 năm, và kết quả là những người cảm thấy cô đơn 59% sẽ mất tự chủ và nguy cơ tử vong lên đến 47%
Từ những nguyên nhân và nghiên cứu, số liệu trên, ta có thể thấy rằng giao tiếp là một yếu tố hình thành nhân cách và tâm lý của con người giúp họ nhận ra đâu là chuẩn mực của đạo đức, xã hội nắm được kinh nghiệm xã hội lịch sử và từ đó hình thành nhân cách
1.2.2 Giao tiếp thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người giúp trao đổi thông tin, cảm xúc, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
Trong bất kì khía cạnh nào trong xã hội thì các cá thể cũng cần phải trao đổi và trò chuyện với nhau để phục vụ cho sinh hoạt và mục đích của mỗi con người Các quá trình đó được thực hiện thông qua giao tiếp Ta có thể thấy giao tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng
và ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong tâm lí của mỗi con người Nếu một người không có giao tiếp với môi trường, xã hội xung quanh thì bản thân người đó cũng không thể phát triển nhân cách bình thường được
Giao tiếp ngoài đóng vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển tâm lí nhân cách
mà “giao tiếp còn thể hiện sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người giúp trao đổi thông tin, cảm xúc, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.” “ Hay nói khác đi giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người-người để thực hiện hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.” Cũng như cùng một chủ thể nhưng sẽ có nhiều cách thức giao tiếp
Trang 6khác nhau, mang đến những mối quan hệ khác nhau để nhằm thỏa mãn những mục đích và nhu cầu nhất định của cá thể như trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề… Từ đó giúp thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội mang đến các mối quan hệ nhất định cho các mức độ khác nhau giữa các chủ thể khác nhau như thân thiết hay xã giao…
Ví dụ: Cùng là một chủ thể nhưng khi cách ứng xử, nói chuyện với người thân sẽ khác, với bạn bè sẽ khác, với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới cũng sẽ khác nhau
Giao tiếp sẽ bao gồm hàng loạt yếu tố nhưng điển hình sẽ có 3 khía cạnh chính trong giao tiếp là trao đổi về thông tin, về cảm xúc, tri giác và tác động qua lại
• Trao đổi về thông tin, về cảm xúc hay còn gọi là giao lưu
Ở khía cạnh này việc giao tiếp sẽ gắn liền với việc tìm hiểu mục đích, tâm thế và ý định của nhau Trong đó các bên sẽ tìm hiểu những đặc thù trong quá trình tiến hành đó để có thể nhận được các mục đích khác nhau đã xác định ban đầu Các thông tin sẽ được mọi người truyền tải và tiếp nhận trong quá trình giao lưu sẽ góp phần làm giàu thêm kiến thức và kinh nghiệm cho người tham gia giao tiếp
• Khía cạnh tri giác
Đây là mức độ cao hơn phần cảm giác, nó sẽ bao hàm quá trình hình thành hình ảnh về người khác thông qua việc cá thể tiếp xúc với người đó và xác định được tâm lí, phẩm chất, tính cách từ những cử chỉ, cách ứng xử và ngôn ngữ của người đó Cũng giống như trong giao tiếp hằng ngày thì điều mình có thể xác định được tính cách hay nét đặc trưng của người nào đó chính là thông qua những ấn tượng ban đầu mà người đó thể hiện khi tiếp xúc với mình
Ví dụ: Trong một buổi phỏng vấn xin việc, người đến đúng giờ, ăn mặc lịch sự sẽ để lại
ấn tượng tốt cho nhà phỏng vấn hơn là người ăn mặc không chỉnh tề, đến muộn
• Khía cạnh tác động qua lại
Sự tác động qua lại là giữa hai bên sẽ cùng hiểu biết hay tìm hiểu về một chủ đề, tình huống nào đó là một điều kiện đảm bảo để sự tác động qua lại được hiệu quả Các bên có cùng chung một chủ đề thảo luận sẽ có thể mang đến một chất lượng tốt hơn trong xây dựng
Trang 7mối quan hệ Có nhiều kiểu tác động qua lại lẫn nhau nhưng trước hết đó là sự hợp tác và cạnh tranh, tương ứng với chúng là sự đồng tình hay xung đột
Ví dụ: Cũng như cô cho một đề tài nếu làm một mình thì sẽ không đạt được hiệu quả cao, mất nhiều thời gian để hoàn thành nhưng khi làm việc nhóm, mỗi người sẽ có suy nghĩ khác nhau, đôi khi cũng có xung đột do bất đồng quan điểm của các thành viên nhưng đóng góp mỗi người một ý sẽ giúp cho cho cuộc thảo luận được hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả cao hơn
1.2.3 Các hình thức giao tiếp
Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu
• Giao tiếp vật chất
Giao tiếp vật chất diễn ra khi người ta giao tiếp với nhau bằng hành động với vật thể
Ví dụ: Giao tiếp vật chất bắt đầu có ở trẻ từ 1 đến 2 tuổi Khi trẻ cùng chơi với đồ chơi hay một vật thể nào đó với người lớn, trẻ em ở độ tuổi đó có chức năng vận động biểu cảm như bày tỏ với người lớn nhằm muốn lấy món đồ chơi D.B Enconhin cho rằng: “… mới tháng thứ 2, trẻ đã nảy sinh nhu cầu với bản chất xã hội, chỉ riêng con người mới có, ấy là nhu cầu về người lớn, muốn có giao lưu với người lớn chăm sóc nó…” Mà trẻ 0 đến 1 tuổi chắc chắn chưa có ý thức về động cơ, mục đích trong giao tiếp với người lớn Đó là phản ứng tự nhiên xuất phát từ nhu cầu sống còn của trẻ
• Giao tiếp ngôn ngữ
Giao tiếp ngôn ngữ xuất hiện như là một dạng hoạt động xác lập và vận hành quan hệ giữa người - người bằng các tín hiệu từ ngữ Các tín hiệu này là các tín hiệu chung cho một cộng đồng cùng nói một thứ tiếng Mỗi tín hiệu (một từ chẳng hạn) phản ánh một nội dung nhất định Đó gọi là nghĩa của từ Đối với mỗi người một từ có nghĩa và ý Ý của từ sẽ phản ánh động cơ và mục đích hoạt động của từng người hoặc nhóm người Nghĩa của từ phát triển theo sự phát triển của xã hội
Trang 8Ví dụ: Làm việc nhóm nhỏ tại lớp Trong tiết dạy, giáo viên đưa ra một vài bài tập, yêu cầu nhóm nhỏ làm việc với nhau rồi từng nhóm thuyết trình kết quả trước lớp Dùng ngôn từ
để diễn giải ý kiến của nhóm cho cả lớp
• Giao tiếp tín hiệu
Ngôn ngữ là một loại tín hiệu nên chính giao tiếp ngôn ngữ là một loại giao tiếp tín hiệu Ngoài ra người ta còn dùng các loại tín hiệu khác để giao tiếp như cách ăn mặc, cử chỉ, nét mặt, Theo nhà tâm lý học Nicole Beurkens “tín hiệu xã hội” là cụm từ thường được dùng
để gọi những khía cạnh phi ngôn ngữ trong giao tiếp, “như ánh mắt, như điệu bộ, như tông giọng, như bất cứ thứ gì không thuộc phạm trù ngôn ngữ hay tiếng nói.” Ở đây giao tiếp có một nội dung và hình thức khác phát triển rất ăn ý với nhau theo những tín hiệu mà người ta
đã thống nhất ý và nghĩa của các tín hiệu đó Có tình huống giao tiếp tín hiệu còn hiệu quả hơn cả nhắn tiếp ngôn ngữ khi hai người ăn ý với nhau thì có khi ngôn ngữ trở nên thừa
2 Vai trò của giao tiếp trong đời sống
2.1 Trao đổi thông tin
Một trong những vai trò quan trọng của quá trình giao tiếp trong đời sống đó là trao đổi thông tin Trao đổi thông tin rất quan trọng và diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày Thông tin mà con người trao đổi với nhau không chỉ là những kiến thức mà còn bao gồm cả những ý nghĩ, cảm xúc, thái độ,… nhằm đạt được mục đích giao tiếp
Ví dụ: Khi giáo viên giảng bài và các học sinh tập trung lắng nghe cũng là một hình thức giao tiếp Giáo viên sẽ chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về bài học đến với học sinh Thông qua đó việc học sinh tiếp thu được những kiến thức mà giáo viên giảng dạy đã đạt được mục đích giao tiếp của giáo viên với học sinh
2.2 Lĩnh hội nền văn hóa - xã hội, đạo đức chuẩn mực xã hội
Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều
Trang 9khiển hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực
Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội
Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được
Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến
bộ, con người tiến bộ
Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì
để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn
Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội
Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức
2.3 Hình thành năng lực tự ý thức
Giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý thức Con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác thông qua giao tiếp Từ đó nâng cao khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình, nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém
Ví dụ: Trong quán cà phê, thấy có vị khách hút thuốc nên bạn nhân viên của quán ra nhắc nhở “Anh ơi, quán em có quy định là không được hút thuốc trong quán ạ” sau đó người khách đã đi ra hút thuốc ở bên ngoài Thông qua việc giao tiếp của bạn nhân viên thì vị khách đã sửa đổi hành vi chưa phù hợp của bản thân
Trang 102.4 Xây dựng các mối quan hệ xã hội
Kỹ năng giao tiếp được ví như một nghệ thuật Bởi giao tiếp không chỉ đơn thuần là nghe và nói mà còn gồm nhiều kỹ năng nhỏ khác:
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Kỹ năng sử dụng âm điệu, ngôn từ
Kỹ năng diễn đạt, truyền tải thông tin,
Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có nhiều mối quan hệ, dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp Đặc biệt trong thời đại phát triển mạnh mẽ như hiện nay, kỹ năng giao tiếp lại vô cùng quan trọng và được mọi người hết sức quan tâm Kỹ năng giao tiếp trở thành một trong những kỹ năng cơ bản đối với nhiều mối quan hệ trong đời sống
Ví dụ: Đối với những người không thường xuyên gặp mặt, chúng ta có thể gửi những lời chúc tốt đẹp đến họ vào những dịp lễ tết, sinh nhật hoặc những lời hỏi thăm đơn giản như
“Bạn có khỏe không?”, “Dạo này bạn thế nào?”,… cũng có thể duy trì sự kết nối trong mối quan hệ giữa bản thân và người đó
3 Tổng kết
Có thể khẳng định giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lý, tính cách cá nhân Đối với đời sống xã hội giao tiếp giúp con người gia nhập vào các mối quan hệ, lĩnh hội nền văn hóa, đạo đức, chuẩn mực xã hội Giao tiếp giúp con người hiểu rõ nhau hơn, gắn kết được nhiều mối quan hệ, giúp bản thân phát triển hơn Đối với tâm lý của con người, giao tiếp là một phần không thể thiếu giúp trao đổi thông tin đặc biệt là đối với tâm lý, giao tiếp càng quan trọng hơn, vì một trong những phương pháp điều trị tâm lý chính là phương pháp đàm thoại, bác sĩ sẽ trò chuyện cùng bệnh nhân để hiểu rõ được tâm lý của người bệnh Chính vì những lý do trên, chúng ta có thể một mực khẳng