1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) vấn đề về bất bình đẳng giới trong xã hội ngày nay

52 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề (TIỂU LUẬN) vấn đề về bất bình đẳng giới trong xã hội ngày nay
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 874,18 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (4)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (5)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (5)
  • 1. KHÁI NIỆM CHUNG (7)
    • 1.1. Bất bình đẳng xã hội (7)
      • 1.1.1. Định nghĩa bất bình đẳng (7)
      • 1.1.2. Phân loại bất bình đẳng (8)
      • 1.1.3. Các quan điểm về bất bình đẳng xã hội (9)
      • 1.1.4. Cơ sở tạo nên sự bất bình đẳng (13)
    • 1.2. Bất bình đẳng giới (15)
      • 1.2.1. Khái niệm cơ bản về bất bình đẳng giới (16)
      • 1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bình đẳng giới (17)
      • 1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới (19)
  • 2. BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY (0)
    • 2.1. Các thực trạng liên quan đến bất bình đẳng giới trong xã hội (0)
      • 2.1.1. Tỷ lệ giới tính khi sinh (SRB) (37)
      • 2.1.2. Bất bình đẳng trong giáo dục (40)
      • 2.1.3. Bất bình đẳng trong hôn nhân và gia đình (0)
      • 2.1.4. Bất bình đẳng giới trong kinh tế, lao động – việc làm (0)
    • 2.2. Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới (0)
      • 2.2.1. Quan niệm xã hội lạc hậu (0)
      • 2.2.2. Suy nghĩ, quan niệm chấp nhận của phụ nữ (0)
    • 2.3. Kết quả của bất bình đẳng giới (0)
      • 2.3.1. Hậu quả của quan niệm xã hội lạc hậu (0)
      • 2.3.2. Kết quả của suy nghĩ, quan niệm chấp nhận của phụ nữ (0)
      • 2.3.3. Thành tựu đạt được của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vấn đề bất bình đẳng giới (0)
  • 3. GIẢI PHÁP (44)
    • 3.1. Giải pháp của chính phủ (44)
    • 3.2. Giải pháp của cá nhân (46)
  • KẾT LUẬN (48)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (49)

Nội dung

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ hàng đầu của đề tài tiểu luận “Vấn đề về bất bình đẳng giới trong xã hội ngày nay” là nắm rõ các khái niệm cơ bản về bất bình đẳng xã hội nói chung và bất bình đẳng giới nói riêng, hiểu rõ về thực trạng hiện nay, từ đó thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh,của đất nước Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội bình đẳng cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ, thiết lập và tăng cường theo đuổi sự hợp tác và hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực xã hội và cuộc sống gia đình.

Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài tiểu luận này một cách tốt nhất, nhóm em có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và công cụ nghiên cứu khác nhau:

Phương pháp phân tích tư liệu: Xem xét các tài liệu có sẵn trong kho thông tin lưu trữ và các nguồn khác để nghiên cứu vấn đề cần thiết, giúp người nghiên cứu có được những số liệu, tư liệu thứ cấp, thậm chí là những phân tích, kết luận có sẵn phục vụ cho việc nghiên cứu có luận cứ rõ ràng.

Phương pháp tổng hợp, logic: Được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích.

Cụ thể từ những kết quả bằng phân tích, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức vấn đề nghiên cứu một cách rõ

Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này chủ yếu lấy ý kiến của các chuyên gia về một vấn đề xã hội nào đó Ý kiến của họ thường có hàm lượng chất xám cao và giàu tính thực tiễn Cũng vì thế nên có thể coi là vẫn đảm bảo tính thực tiễn của quá trình nghiên cứu.

Từ các phương pháp nghiên cứu kết hợp vận dụng các quan điểm toàn diện và hệ thống, khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn để hoàn thiện bài tiểu luận một cách khách quan nhất.

KHÁI NIỆM CHUNG

Bất bình đẳng xã hội

1.1.1 Định nghĩa bất bình đẳng

Bất bình đẳng là hiện tượng phổ biến, tồn tại trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người Trên thực tế, chúng ta thấy rằng cơ hội, phần thưởng, và quyền lực luôn được phân phối không đồng đều giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội, thậm chí giữa các xã hội với nhau Những chủ đề quan trọng mà chúng ta thường đề cập đến trong cuộc sống hàng ngày là bất bình đẳng giữa chủ và thợ, giữa người giàu và người nghèo, giữa nam và nữ, …

Trong sự vận động và phát triển của xã hội, bất bình đẳng xã hội luôn là vấn đề then chốt Bất bình đẳng xã hội tạo thành một hệ thống tồn tại song song với sự phát triển trong các xã hội khác nhau Điều đó cũng cho chúng ta biết rằng hệ thống bất bình đẳng sẽ khác nhau ở các xã hội khác nhau và nguyên nhân chính sẽ được xác định bởi thể chế chính trị và hoàn cảnh, điều kiện sống của mỗi nơi.

Cho đến nay, có nhiều tác giả khác nhau đã đưa ra những quan niệm riêng về bất bình đẳng David Popenoe cho rằng bất bình đẳng là tình trạng không ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay các nhóm đối với việc tiếp cận những điều đáng ao nước trong xã hội Những điều đáng mong muốn này có thể khác nhau từ bối cảnh này sang bối cảnh khác, từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác Những điều đáng mong muốn có thể mang tính phi vật chẳng hạn sự kính trọng, hay tình yêu,…cũng thể mang tính vật chất chẳng hạn thực phẩm, hoặc vàng bạc,… Theo 1

Từ điển Xã hội học do Turner chủ biên được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học

Cambridge thì bất bình đẳng là sự phân bối không đồng đều cơ hội, phần thưởng,

1 David Popenoe (1986), Sociology New Jersey: Prentice–Hall, tr.218

7 và quyền lực giữa các cá nhân, hộ gia đình, nhóm xã hội Bất bình được coi là đặc điểm của bất cứ xã hội nào Laurence A Basirico, Barbara G Cashion, và J Ross 2 Eshleman lại cho rằng bất bình đẳng là sự khác biệt giữa các nhóm về của cải, uy tín và quyền lực Từ quan niệm của các tác giả vừa đề cập đến ở trên, chúng ta có 3 thể định nghĩa một cách khái quát:

Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về cơ hội xã hội giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội; sự không ngang bằng nhau về cơ hội xã hội liên quan chặt chẽ đến sự không ngang bằng nhau về của cải, uy tín, quyền lực giữa các cá nhân, các nhóm 4

1.1.2 Phân loại bất bình đẳng

Bất bình đẳng xã hội được chia ra làm 2 loại: bất bình đẳng mang tính tự nhiên và bất bình đẳng mang tính xã hội

Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: sự khác biệt giữa các cá nhân về các đặc điểm sẵn có như: giới tính, tuổi tác, chủng tộc, trí lực, phẩm chất sẵn có, … Nhưng sự khác biệt về sinh học không phải là sự khác biệt về mặt xã hội.

Bất bình đẳng mang tính xã hội: tồn tại những sự phân công xã hội dẫn đến có sự phân tầng, từ đó tạo ra lợi ích khác nhau giữa các cá nhân về của cải, tài sản, quyền lực, học vấn, cơ hội sống, uy tín mà con người không có sự ngang bằng nhau trong cuộc sống.

Bất bình đẳng xã hội là một khái niệm rộng mà trong đó hàm chứa khái niệm bất công bằng xã hội và công bằng xã hội Bất bình đẳng xã hội gồm: Bất bình đẳng xã hội dựa trên sự hợp lý hợp pháp và bất bình đẳng xã hội dựa trên sự không

2 Turner, Bryan S (2006), “The Cambridge Dictionary of Sociology” Cambridge: Cambridge University Press, tr.286

3 Laurence A Basirico, Barbara G Cashion, J Ross Eshleman (2012), Understanding Sociology BTV Publishing, tr.252

4 PGS TS Nguyễn Thị Kim Hoa, Giáo trình xã hội học đại cương NXB ĐHQG Hà Nội, tr.241

8 hợp lý và không hợp pháp.

Công bằng xã hội là sự bất bình đẳng hợp lý và hợp pháp trước hết dựa trên sự khác biệt tự nhiên và khách quan giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), tài năng, đức độ và sự cống hiến, đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội.

Bất công bằng xã hội là sự bất bình đẳng bất hợp lý, bất hợp pháp, không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra do sự khác nhau về tài đức và sự đóng góp cống hiến một cách thực tế của mỗi người cho xã hội mà dựa vào những hành vi trái pháp luật, tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, luồn lọt, xu nịnh, để có vị trí cao trong xã hội hoặc lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém.

Theo quan điểm của các nhà xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội thì bất bình đẳng xã hội có vai trò hết sức quan trọng: i Bất bình đẳng được xem như là điều kiện để tổ chức xã hội. ii Bất bình đẳng là cơ sở cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. iii Bất bình đẳng đảm bảo cho đời sống và phát triển xã hội.

Từ đó, có thể kết luận rằng bất bình đẳng xã hội có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực Một mặt, nó là động cơ thúc đẩy tiến bộ xã hội, góp phần ổn định và hình thành bộ mặt xã hội, nhưng mặt khác nó cũng là nguyên nhân của sự tích tụ của bất bình xã hội, cản trở sự phát triển chung của cộng đồng Vì vậy, việc tìm hiểu về bất bình đẳng xã hội là việc làm cần thiết để củng cố và tổ chức một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh hơn.

1.1.3 Các quan điểm về bất bình đẳng xã hội

Bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng phổ biến trong xã hội, vậy vấn đề đặt ra là bất bình đẳng có phải là một hiện tượng xã hội tất yếu? Xung quanh vấn đề

9 được đặt ra có rất nhiều quan điểm khác nhau để trả lời câu hỏi này Cùng điểm qua một số quan điểm tiêu biểu về bất bình đẳng xã hội.

* Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân

Quan điểm này cho rằng bất bình đẳng là một thực tế của xã hội, nó luôn hiện hữu do sự khác biệt giữa các cá nhân Trong một xã hội mở và khi mọi người có tài năng và nhu cầu khác nhau, điều này chắc chắn dẫn đến bất bình đẳng “Một số bất bình đẳng đến như là kết quả không thể né tránh về bất bình đẳng sinh học của kỹ năng, thể chất, khả năng tinh thần và những khía cạnh của nhân cách.” 5

Bất bình đẳng giới

1.2.1 Khái niệm cơ bản về bất bình đẳng giới

Bất bình đẳng giới là sự khác biệt về lợi thế và cơ hội về vật chất hoặc tinh thần giữa hai giới trong xã hội Nó dựa trên nhận thức của xã hội về vai trò giới, trong đó nam giới thường được đề cao và có nhiều quyền hạn hơn phụ nữ Đây là dạng bất bình đẳng quen thuộc nhất. Điều này càng được thể hiện rõ hơn bởi sự phân công lao động diễn ra hàng ngày trong gia đình, nhiều người cho rằng việc nhà là việc người phụ nữ phải làm để phục vụ gia đình, nếu có chồng thì chồng chỉ phụ giúp, giúp đỡ, tạm thời, hoặc khuyến khích nhưng không tích cực tham gia Người phụ nữ không biết nấu ăn sẽ bị nhiều người chỉ trích, còn người đàn ông không biết nấu ăn sẽ được chấp nhận. Ngoài ra, người vợ cũng có thể là đối tượng bị bạo hành, người ta cho rằng đàn ông có quyền lấn át vợ, trong khi phụ nữ có ít quyền lực hơn trong gia đình và do đó cũng hạn chế cơ hội tham gia vào việc ra quyết định của gia đình.

Trên thực tế, nếu có sự phân công lao động trong gia đình khác nhau, nếu sự khác biệt được thực hiện một cách tự nguyện thì không phải là bất bình đẳng, nhưng nếu công việc được thực hiện trong tình trạng mệt mỏi và bó buộc thì đó là biểu hiện của bất bình đẳng giới.

Bất bình đẳng giới không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ở nhiều lĩnh vực như việc làm, giáo dục, chính trị, … Bất bình đẳng giới đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn Muốn khắc phục tình trạng đó thì phải khắc phục sự tiếp cận bình đẳng đối với các nguồn lực giáo dục cho nam và nữ, tạo ra bước đột phá trong tiếp cận nghề nghiệp, việc làm và lợi ích xã hội Đặc biệt, được cho là sẽ thay đổi nhận thức, bình đẳng giới bắt nguồn từ sự trì trệ của ý thức người dân Vì vậy, cần có những giải pháp thúc đẩy nhận thức để theo kịp trình độ phát triển của xã hội, tránh những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ, cực đoan.

Năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới nhằm quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới Nhờ những nỗ lực của mình, Việt Nam được Liên hợp 9 quốc đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ Đây là thành quả đáng khích lệ và đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng để hoàn thành những mục tiêu thiên niên kỷ mà chúng ta đã đề ra 10

1.2.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bình đẳng giới

Ngay từ thế kỷ XIX, C Mác và Ph Ăngghen – các lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản toàn thế giới – đã chỉ rõ: “Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ Ngay cả ở trong nhà, người đàn ông cũng nắm lấy quyền cai quản, còn người đàn bà thì bị hạ cấp, bị nô dịch, bị biến thành nô lệ cho sự dâm đãng của đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần”; “người vợ trở thành người đầy tớ chính và không được tham gia vào nền sản xuất xã hội” 11

“Tình trạng không bình quyền giữa đôi bên, do những quan hệ xã hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của việc áp bức đàn bà về mặt kinh tế” Hai ông khẳng định: “Một sự bình đẳng thực sự giữa 12 phụ nữ và nam giới chỉ có thể trở thành hiện thực khi đã thủ tiêu được chế độ bóc lột của tư bản đối với cả hai giới và khi công việc nội trợ riêng trong gia đình đã trở thành một nền công nghiệp xã hội” 13

V.I Lênin, người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản thế kỷ XIX – XX kế thừa quan điểm của C Mác và Ph Ăngghen, chỉ ra tình cảnh khốn khổ của nữ công

9 Điều 1 Luật Bình đẳng giới 2006

10 Liên Hương (2011), Chỉ số bất bình đẳng giới của Việt Nam đứng thứ 58/138 quốc gia, http://www.vwu.vn/web/guest/tin–chi–tiet/–/chi–tiet/chi–so–bat–binh–%C4%91ang–gioi–cua–viet–nam–

%C4%91ung–thu–58–138–quoc–gia–16076–4504.html, ngày truy cập 2–7–2022

11 C Mác và Ph Ăng ghen: Toàn tập, t.21, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tr.93 và tr.115

12 C Mác và Ph Ăng ghen: Toàn tập, t.21, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tr.115

13 C Mác và Ph Ăng ghen: Toàn tập, t.36, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tr.341

17 nhân lao động trong các nhà máy, công xưởng: “Hàng triệu và hàng triệu phụ nữ trong những gia đình như vậy đang sống (hoặc nói đúng hơn đang bị đọa đầy) trong kiếp “gia nô”, ra sức lo ăn, lo mặc cho gia đình bằng từng xu nhỏ mà họ phải trả bằng những cố gắng phi thường hàng ngày và bằng “sự tiết kiệm” tất cả mọi thứ, chỉ trừ có “tiết kiệm” lao động của bản thân” Ông chỉ rõ “Trong nông nghiệp, 14 người lao động phụ nữ, vô sản cũng như nông dân, đều phải cố đem hết sức mình ra, phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, làm đến kiệt sức, hại đến sức khỏe của mình và của con cái để cố đuổi cho kịp người lao động nam giới trong nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa” ; “họ cùng làm ở công xưởng 10 giờ một ngày, nhưng chỉ được tất 15 cả có 1,10 – 1,50 mác (nam giới thì được 2,50 – 2,70 mác) và nếu trả công theo sản phẩm thì họ được 1,7 – 2,0 mác” Phụ nữ “không có quyền gì cả vì pháp luật 16 không cho họ có quyền bình đẳng với nam giới”, còn trong gia đình họ là “nô lệ gia đình”, bị nghẹt dưới cái gánh những công việc bếp núc nhỏ nhặt nhất, lam lũ nhất khổ cực nhất, làm cho mụ người nhất Ông khẳng định: “Không còn nghi ngờ gì 17 nữa, công xưởng tư bản chủ nghĩa đã đẩy các loại người lao động đó vào tình cảnh đặc biệt khó khăn Thế nhưng, xu hướng đòi hoàn toàn cấm chỉ phụ nữ và thiếu niên không được lao động trong công nghiệp, hoặc xu hướng duy trì chế độ gia trưởng về sinh hoạt là chế độ loại bỏ lao động đó, xu hướng đó thật là phản động, không tưởng” 18

V.I Lênin chủ trương “Phụ nữ được bình quyền với nam giới về mọi mặt” , 19

“Thủ tiêu chế độ đẳng cấp; quyền bình đẳng hoàn toàn của mọi công dân, không phân biệt trai gái, tôn giáo, chủng tộc” ; “ bổ nhiệm nữ thanh tra trong các ngành 20

14 V.I Lenin: Toàn tập, t.23, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.173

15 V.I Lenin: Toàn tập, t.23, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.355–357

16 V.I Lenin: Toàn tập, t.5, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.198

17 V.I Lenin: Toàn tập, t.42, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.163–164

18 V.I Lenin: Toàn tập, t.3, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.690

19 V.I Lenin: Toàn tập, t.4, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.283

20 V.I Lenin: Toàn tập, t.6, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.263

18 mà lao động nữ chiếm đa số” ; “thành lập chế độ cộng hòa , thực hiện chế độ 21 nhân dân bầu cử quan chức, nam nữ bình đẳng” ; “hủy bỏ tất cả mọi sự hạn chế, 22 không trừ sự hạn chế nào, đối với các quyền chính trị của phụ nữ so với các quyền của nam giới” Người khẳng định: “Giai cấp vô sản sẽ không đạt được tự do hoàn 23 toàn, nếu không giành được tự do hoàn toàn cho phụ nữ” 24

1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới

Tiếp thu quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã thấu hiểu nỗi thống khổ, bất công của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến Người khẳng định: “Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị áp bức, bóc lột, thì phụ nữ ta bị áp bức, bóc lột càng nặng nề hơn… Ngay từ đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thi hành chính sách đối với phụ nữ cũng được bình quyền, bình đẳng với đàn ông” Người nhận thấy vai trò to lớn của phụ nữ trong 25 cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp Người chỉ rõ: “Ông Các Mác nói rằng: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái, thì biết xã hội tiến bộ ra thế nào” Ông Lênin nói: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”; “…Xem trong lịch sử cách mệnh, chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia”; “Vậy nên, muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước” Người chỉ rõ: “Cách mệnh Nga thành công mau như thế, đứng vững như thế, cũng vì đàn bà con gái hết sức giùm vào” 26

Hơn một tháng sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (02/9/1945), trong Lời kêu gọi chống thất học (tháng

21 V.I Lenin: Toàn tập, t.6, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.264

22 V.I Lenin: Toàn tập, t.27, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.78

23 V.I Lenin: Toàn tập, t.30, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.257

24 V.I Lenin: Toàn tập, t.40, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.183

25 Hồ Chí Minh toàn tập , Nxb Chính trị quốc gia, H 2000

26 Hồ Chí Minh toàn tập, t.2 , Nxb Chính trị quốc gia, H 2000, tr.288

10/1945), Người chỉ ra: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm Đây là lúc các chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu và ứng cử” 27

Khi Quốc hội khóa I thông qua bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Chủ tịch

Hồ Chí Minh khẳng định “Bản Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: Dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới, phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân” 28

Năm 1959, khi Luật Hôn nhân và gia đình lần đầu tiên được Quốc hội thông qua, Người nói: “Luật Hôn nhân và gia đình có quan hệ mật thiết đến mọi người dân trong nước, đến cả nòi giống Việt Nam ta Đạo luật ấy làm cho gái trai thật sự bình đẳng, gia đình thật sự hạnh phúc” 29

Người nhấn mạnh vai trò của phụ nữ Việt Nam: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY

Kết quả của bất bình đẳng giới

Một số giải pháp của chính phủ đối với thực hiện bình đẳng giới:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tới mọi tầng lớp nhân dân và bản thân người phụ nữ Xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông, các mô hình về bình đẳng giới phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Thứ hai, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, địa phương trong thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; bố trí, phân công công tác đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng quy định về bình đẳng giới Cần phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi các chỉ tiêu về bình đẳng giới tại các cơ quan, đơn vị và địa phương không đạt được.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới: Triển khai thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11– NQ/TW ngày 24/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; triển khai nội dung công tác bình đẳng giới theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và về công tác dân số trong tình hình mới; chỉ đạo Tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, báo cáo cơ quan có thẩm quyền và Quốc hội cho trình dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) vào năm 2019, trong đó bổ sung, sửa đổi những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới.

Thứ tư, thực hiện rà soát, sửa đổi, điều chỉnh một số chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cho giai đoạn 2015 – 2020 và Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển

GIẢI PHÁP

Giải pháp của chính phủ

Một số giải pháp của chính phủ đối với thực hiện bình đẳng giới:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tới mọi tầng lớp nhân dân và bản thân người phụ nữ Xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông, các mô hình về bình đẳng giới phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Thứ hai, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, địa phương trong thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; bố trí, phân công công tác đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng quy định về bình đẳng giới Cần phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi các chỉ tiêu về bình đẳng giới tại các cơ quan, đơn vị và địa phương không đạt được.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới: Triển khai thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11– NQ/TW ngày 24/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; triển khai nội dung công tác bình đẳng giới theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và về công tác dân số trong tình hình mới; chỉ đạo Tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, báo cáo cơ quan có thẩm quyền và Quốc hội cho trình dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) vào năm 2019, trong đó bổ sung, sửa đổi những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới.

Thứ tư, thực hiện rà soát, sửa đổi, điều chỉnh một số chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cho giai đoạn 2015 – 2020 và Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển

44 giới quốc gia phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển trong nước, quốc tế, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.

Thứ năm, tăng cường công tác phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động nguồn lực trong nước và quốc tế dành cho công tác bình đẳng giới Thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ với kinh tế, tập trung 03 nội dung cơ bản là: đẩy mạnh bình đẳng giới vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, đổi mới và bao trùm; nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ; thu hẹp khoảng cách giới trong phát triển nguồn nhân lực.

Thứ sáu, cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của các Chương trình, Đề án, Dự án đã được phê duyệt.

Thứ bảy, Chính phủ triển khai xây dựng, triển khai thực hiện các Kế hoạch, Chương trình, Đề án tập trung giải quyết một số vấn đề lớn, gây bức xúc trong xã hội như: Việc làm, lao động sau tuổi 35 tại các doanh nghiệp, vấn đề bạo lực đối với phụ nữ, xâm hại trẻ em gái, hôn nhân có yếu tố nước ngoài, vấn đề phát triển cán bộ nữ dân tộc thiểu số, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống Nghiên cứu, phát triển các mô hình tư vấn, hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó tập trung tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ Tiếp tục nghiên cứu, củng cố và phát triển các dịch vụ bảo vệ phụ nữ và trẻ em khi bị bạo hành, bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo hành, xâm hại.

Thứ tám, quan tâm hơn nữa công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ nữ cán bộ tiềm năng và cán bộ làm tham mưu công tác bình đẳng giới Ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích phụ nữ tự trau dồi, nâng cao trình độ và tham gia tích cực vào các

45 hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao quyền năng của phụ nữ nói chung và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, các cơ quan dân cử nói riêng; đặc biệt đối với nữ lãnh đạo trẻ, nữ cán bộ dân tộc thiểu số Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ.

Thứ chín, tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới 39

Giải pháp của cá nhân

Một số giải pháp đề ra đối với mỗi cá nhân thực hiện bình đẳng giới:

Xây dựng và nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, biên tập viên, người làm công tác truyền thông, cộng tác viên ở các ngành, các cấp và người có uy tín ở khu dân cư. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh trong việc nhân rộng các mô hình truyền thông, câu lạc bộ về bình đẳng giới có hiệu quả; đặc biệt là vai trò của các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức và những người có ảnh hưởng, uy tín trong xã hội.

Mở rộng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, khu phố và cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của trẻ em Xây dựng và triển khai áp dụng Bộ chỉ số bình đẳng giới trong công tác truyền thông, tuyên truyền Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền phải thiết thực, phù hợp, phong phú, hấp dẫn nhằm thay đổi hành vi của người dân.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác truyền thông, phổ biến pháp luật

39 Hoan Nguyễn, 9 giải pháp trọng tâm về thực hiện bình đẳng giới, https://thuonghieucongluan.com.vn/9–gia–i– pha–p–tro–ng–tam–ve–thuc–hien–binh–dang–gioi–a43801.html, ngày truy cập 2–7–2022

46 về bình đẳng giới 40 Để phụ nữ có quyền bình đẳng hơn, cần chú trọng các giải pháp như tạo thêm việc làm có thu nhập cho phụ nữ, đảm bảo di cư an toàn và đầu tư vào y tế, giáo dục chất lượng cao.

Với vai trò là người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em gái trong gia đình, phụ nữ cần tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các họat động về bình đẳng giới; phân công hợp lý, hướng dẫn và động viên các thành viên nam trong gia đình chia sẻ công việc gia đình; đối xử công bằng đối với các thành viên nam, nữ.

Với vai trò là công dân, phụ nữ và hội viên phụ nữ cần xóa bỏ tâm lý tự ti, an phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự cường, tự lập, tự nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao nhận thức, hiểu biết về bình đẳng giới; tích cực tham gia các họat động vì bình đẳng giới của các cấp Hội phụ nữ, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và các cơ quan, tổ chức, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hiện những hành vi đúng về bình đẳng giới; lên án, ngăn chặn những hành vi phân biệt đối xử về giới; giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của các cơ quan, tổ chức và công dân.

Nhiều trẻ em gái và phụ nữ cảm thấy nâng cao được tính tự trọng và có thêm sự lựa chọn trong cuộc sống nếu họ làm ra thu nhập từ công việc làm của họ Vì thế nếu đầu tư sớm cho các em gái được ăn học, các em sẽ được giải phóng và tự giải phóng.

40 Ngọc Hiền, Nhiệm vụ, giải pháp và nội dung thực hiện truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Huế đến năm 2030, https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd&&cni6&tce82, ngày truy cập 2–7–2022

Ngày đăng: 06/12/2022, 06:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w