1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài liên hệ thực tiễn tình hình sáng tạo tri thức trong công ty cổ phần truyền thông thương hiệu cbm branding

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Liên Hệ Thực Tiễn Tình Hình Sáng Tạo Tri Thức Trong Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Thương Hiệu CBM Branding
Người hướng dẫn Đào Ngọc Linh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Đề Tài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Bài thảo luận “Liên hệ thực tiễn tình hình sáng tạo tri thức trong Công ty cổ phần truyền thông thương hiệu CBM Branding” của nhóm sẽ phân tích thực trạng sáng tạo tri thức tại Công ty C

Trang 1

KHOA MARKETING

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TRI THỨC

Đề tài:

LIÊN HỆ THỰC TIỄN TÌNH HÌNH SÁNG TẠO TRI THỨC

TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG

THƯƠNG HIỆU CBM BRANDING

Mã LHP

Giảng viên hướng dẫn

Nhóm

: 241_QMGM0811_05 : Đào Ngọc Linh

: 10

Hà Nội, tháng 10, năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG CHU TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC 2

1.1 Quản trị tri thức 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Chu trình quản trị tri thức 2

1.2 Sáng tạo tri thức 4

1.2.1 Khái niệm 4

1.2.2 Vai trò của sáng tạo tri thức 4

1.2.3 Các nhân tố tạo ra môi trường sáng tạo tri thức 6

1.2.4 Mô hình sáng tạo tri thức SECI 9

CHƯƠNG II THỰC TIỄN TÌNH HÌNH SÁNG TẠO TRI THỨC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU CBM BRANDING THEO MÔ HÌNH SÁNG TẠO 12

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần truyền thông thương hiệu CBM Branding 12

2.1.1 Giới thiệu chung về CBM Branding 12

2.1.2 Dịch vụ và giải pháp của CBM Branding 12

2.1.3 Đội ngũ và năng lực chuyên môn của CBM Branding 12

2.1.4 Sự cam kết của CBM Branding đối với khách hàng và những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi hợp tác với công ty 12

2.2 Thực trạng sáng tạo tri thức tại Công ty cổ phần truyền thông thương hiệu CBM Branding theo 7 yếu tố tạo ra môi trường sáng tạo tri thức 13

2.2.2.1 Tạo ra một tầm nhìn tri thức 13

2.2.2.2 Phát triển thành nhóm tri thức 14

2.2.2.3 Xây dựng các bar tri thức 15

2.2.2.4 Đưa sự sáng tạo vào sản phẩm 18

2.2.2.5 Thúc đẩy sự hỗ trợ từ cấp quản lý trung gian 20

2.2.2.6 Hình thành tổ chức văn bản/ siêu văn bản 21

2.2.2.7 Xây dựng mạng tri thức kết nối với bên ngoài 23

2.3 Mô hình SECI trong sáng tạo tri thức tại CBM Branding 25

2.3.1 Giai đoạn xã hội hoá tri thức 25

2.3.2 Giai đoạn ngoại hoá tri thức 25

2.3.3 Giai đoạn kết hợp tri thức 25

Trang 3

2.3.4 Giai đoạn nội hoá tri thức 25

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SÁNG TẠO TRI THỨC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU CBM BRANDING 27

3.1 Đánh giá tình hình sáng tạo tri thức tại công ty cổ phần truyền thông thương hiệu CBM Branding 27

3.1.1 Thành công 27

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế 28

3.2 Một số đề xuất thúc đẩy hoạt động sáng tạo tại Công ty Cổ phần Truyền thông thương hiệu CBM Branding 30

3.2.1 Tầm nhìn sáng tạo tri thức 31

3.2.2 Cách thức đồng sáng tạo thương hiệu với khách hàng 31

3.2.3 Mức độ tương tác và khả năng chia sẻ tri thức 32

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC i

Trang 4

Công ty cổ phần truyền thông thương hiệu CBM Branding là một doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo và tiếp thị Trong những năm qua, CBMBranding đã có những bước phát triển đáng kể và khẳng định được vị thế của mình trên thịtrường Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt và sự thay đổi nhanh chóngcủa thị trường, CBM Branding cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức trong việc duytrì và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nhận thức được tầm quan trọng của sáng tạo tri thức đối với sự phát triển bền vững củadoanh nghiệp, CBM Branding đang không ngừng đẩy mạnh hoạt động sáng tạo tri thức Công

ty đã triển khai nhiều biện pháp nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên sáng tạo,chia sẻ và ứng dụng tri thức vào thực tiễn công việc Đồng thời, CBM Branding cũng chútrọng việc hợp tác với các đối tác, khách hàng để học hỏi, tiếp thu tri thức mới, qua đó nângcao năng lực sáng tạo tri thức của tổ chức

Bài thảo luận “Liên hệ thực tiễn tình hình sáng tạo tri thức trong Công ty cổ phần truyền thông thương hiệu CBM Branding” của nhóm sẽ phân tích thực trạng sáng tạo tri

thức tại Công ty CBM Branding dựa trên các khía cạnh như tạo ra một tầm nhìn tri thức, xâydựng các bar tri thức, đưa sự sáng tạo vào sản phẩm, hình thành tổ chức văn hoá, Qua đó,bài thảo luận sẽ chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong thực trạng sáng tạo tri thức củaCBM Branding, đồng thời đề xuất các giải pháp, khuyến nghị giúp công ty thúc đẩy hơn nữanăng lực sáng tạo tri thức, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lựccạnh tranh

Trang 5

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG CHU TRÌNH

QUẢN TRỊ TRI THỨC 1.1 Quản trị tri thức

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm tri thức

Tri thức được định nghĩa dưới nhiều hình thức, một số khái niệm về tri thức có thể kểđến như:

- Tri thức được xem như là thông tin nằm trong bộ não của con người: là tập hợp củakinh nghiệm, giá trị, ngữ cảnh của thông tin và các kiến thức chuyên sâu giúp cho việc đánhgiá và phối hợp để tạo nên các kinh nghiệm và thông tin mới bao gồm cả sự so sánh, kết quả,liên hệ và giao tiếp

- Bộ não con người chuyển đổi thông tin thành các tri thức có giá trị khi nó giúp conngười hiểu các khái niệm và quy luật bằng cách trả lời cho các câu hỏi “How” (know - how)and “Why?” (know - why)

1.1.1.2 Khái niệm quản trị tri thức

Theo De Jarnett (1996) thì, “Quản trị tri thức là quá trình tạo ra tri thức, và việc nàyđược nối tiếp với việc thể hiện tri thức, truyền bá và sử dụng tri thức, và sự duy trì (lưu trữ,bảo tồn) và cải biến tri thức”

Theo Quintas và cộng sự, (1997) thì đưa ra khái niệm: “Quản trị tri thức là quá trìnhcủa việc quản trị một cách cẩn trọng tri tri thức để đáp ứng các nhu cầu hiện hữu, để nhận ra

và khai thác những tài sản tri thức hiện có và có thể đạt được cũng như để phát triển những cơhội mới”

Theo APO - Tổ chức năng suất châu Á thì: ‘Quản trị tri thức là cách tiếp cận tích hợpcủa việc sáng tạo, chia sẻ và ứng dụng tri thức tri thức nhằm tăng năng suất, lợi nhuận và khảnăng phát triển của tổ chức”

Quản trị tri thức là sự phối hợp có chủ đích và có hệ thống các yếu tố con người, côngnghệ, quy trình và cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao giá trị thông qua tái sử dụng tri thức và đổimới Sự phối hợp này đạt được thông qua sự sáng tạo, chia sẻ và ứng dụng tri thức cũng nhưthông qua việc đóng góp những bài học quý báu đã học được và những kinh nghiệm thực tiễntốt nhất đã được tích lũy trong kho tri thức của tổ chức để duy trì liên tục việc học tập, sángtạo và đổi mới để cạnh tranh bền vững

1.1.2 Chu trình quản trị tri thức

Trong lý thuyết hiện đại, các học giả thường nhìn nhận quản trị tri thức như là một tậphợp các quá trình hoặc hoạt động khác nhau của tổ chức, giúp duy trì hoặc nâng cao hiệu quả

Trang 6

của tổ chức dựa trên tri thức Tập hợp của các quá trình, hoạt động được khái quát hóa thànhkhái niệm chu trình quản trị tri thức

Theo Dalkir chu trình QTTT tích hợp gồm ba giai đoạn chính:

1 Nắm bắt và sáng tạo tri thức

2 Chia sẻ và phổ biến tri thức

3 Thu nhận và áp dụng tri thức

Theo Nahapiet và Ghoshal (1998), chu trình QTTT bao gồm 3 hoạt động đó là:

1 Trao đổi: tập trung chia sẻ tri thức hiện, đưa tri thức này đến các cánhân, nhóm tri thức

2 Chỉ đạo: tập trung chuyển tải tri thức ẩn giữa các cá nhân;

3 Thủ tục hóa: sử dụng tri thức gắn liền với các thủ tục, nguyên tắcchuyển mực của tổ chức để hướng dẫn mọi người thực hiện

Theo APO, chu trình QTTT gồm 5 giai đoạn:

- Nhận diện tri thức là quá trình phát hiện tri thức từ các dữ liệu thông tin của tổ chứcbao gồm cả tri thức ẩn và tri thức hiện mới Các tri thức được các cá nhân thu nhận bao gồm

cả tri thức ẩn bên trong và bên ngoài của tổ chức, như từ các đối thủ cạnh tranh, khách hàng,nhà cung cấp, Tri thức nhận diện cần trả lời cho 5W - 1H bao gồm: Where, Who, What,When, Why, How

- Sáng tạo tri thức là quá trình tạo ra ý tưởng, tạo ra sự đổi mới trong các cách tiếp cận.Sáng tạo tri thức là một chu trình xoáy trôn ốc bắt đầu từ cá nhân, mở rộng ra các nhóm nhờcộng đồng tương tác ở các bộ phận, các nhóm khác nhau cũng như mọi người trong toàn bộ tổchức Trong chu trình quản trị tri thức, sáng tạo tri thức là bước quan trọng nhất

- Lưu trữ tri thức là việc lưu trữ toàn bộ các tri thức của tổ chức, bao gồm cả dạng trithức ẩn và tri thức hiện (tài liệu hóa hoặc tri thức không thể mã hóa hay tài liệu hóa), đồng

Hình 1: Chu trình quản trị tri thức của APO

Nguồn: Tổ chức Năng suất châu Á (APO, 2011)

Trang 7

thời bao gồm cả tri thức cá nhân và tri thức của tổ chức theo cách để có thể dễ dàng truy xuất

và tái sử dụng, cũng như tái tạo tri thức mới phục vụ cho việc duy trì các hoạt động trong tổchức

- Chia sẻ tri thức là quá trình trong đó các cá nhân trao đổi lẫn nhau tri thức ẩn và trithức hiện để tạo ra tri thức mới Chuyển giao tri thức được coi là tài sản hay vật thể vì vậy trithức có thể chuyển giao giữa các cá nhân hay từ một tổ chức này sang tổ chức khác Chia sẻtri thức cũng bao gồm chủ thể chia sẻ tri thức và đối tượng tiếp nhận tri thức Nguồn tri thức

và đối tượng tiếp nhận tri thức là khác nhau tùy thuộc vào mục đích, đối tượng được chia sẻ

- Trong chu trình QTTT, ứng dụng tri thức là bước cuối cùng phải được thực hiện thànhcông vì QTT có ý nghĩa khi tri thức được sử dụng vào thực tiễn, đóng góp vào việc nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức

1.2 Sáng tạo tri thức

1.2.1 Khái niệm

Sáng tạo tri thức là quá trình tạo ra ý tưởng, tạo ra sự đổi mới trong các cách tiếp cận.Sáng tạo tri thức là một chu trình xoáy trôn ốc bắt đầu từ cá nhân, mở rộng ra các nhóm nhờcộng đồng tương tác ở các bộ phận, các nhóm khác nhau cũng như mọi người trong toàn bộ tổchức Ví dụ, để phát triển một sản phẩm mới, đầu tiên là tạo ra khái niệm sản phẩm từ cộngđồng các cá nhân tương tác với nhau, sau đó, công việc được phân công theo các nhómchuyên môn Trong đó, bộ phận nghiên cứu và phát triển tập trung vào công nghệ, bộ phậnsản xuất và marketing tập trung vào chất lượng, thị trường Các bộ phận chia sẻ tri thức vớinhau từ quá trình hợp tác và làm việc tập thể để tạo ra sản phẩm mới chất lượng vượt trội Lúcnày, một vòng xoắn mới của chu kỳ sáng tạo tri thức được diễn ra Trong chu trình quản trị trithức, sáng tạo tri thức là bước quan trọng nhất

1.2.2 Vai trò của sáng tạo tri thức

Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, sáng tạo tri thức đóng vai trò then chốt trongviệc định hình sự thành công và phát triển bền vững của các tổ chức Sáng tạo tri thức, khôngchỉ là một bước trong chu trình quản lý tri thức, mà còn là một động lực chính thúc đẩy sự đổimới, cạnh tranh và thích ứng của tổ chức

- Nguồn gốc của đổi mới và lợi thế cạnh tranh: Sáng tạo tri thức là quá trình tạo

ra và phát triển những hiểu biết, ý tưởng và giải pháp mới Trong môi trường kinhdoanh năng động và cạnh tranh cao, khả năng liên tục tạo ra tri thức mới là yếu tốquyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức Nonaka và Takeuchi (1995) đã chỉ rarằng sáng tạo tri thức là nền tảng của đổi mới tổ chức Thông qua mô hình SECI (Xãhội hoá tri thức, ngoại hoá tri thức, kết hợp tri thức, nội hoá tri thức) minh họa cáchthức tri thức mới được tạo ra thông qua sự tương tác liên tục giữa tri thức ngầm và tri

Trang 8

thức hiện Quá trình này không chỉ tạo ra những ý tưởng mới mà còn thúc đẩy văn hóađổi mới trong toàn tổ chức Hơn nữa, Von Krogh và cộng sự (2000) nhấn mạnh rằngsáng tạo tri thức là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh bền vững Trong khi các nguồnlực vật chất có thể bị sao chép hoặc thay thế, tri thức độc đáo và liên tục được cập nhậtcủa một tổ chức tạo ra một lợi thế khó bị bắt chước.

- Động lực cho học hỏi và thích ứng tổ chức: Trong môi trường kinh doanh luôn

biến đổi, khả năng học hỏi và thích ứng là yếu tố sống còn đối với các tổ chức Sángtạo tri thức đóng vai trò quan trọng trong quá trình này Crossan và cộng sự (1999) đãchỉ ra rằng sáng tạo tri thức là một thành phần cốt lõi của học hỏi tổ chức Thông quaviệc liên tục tạo ra tri thức mới, các tổ chức không chỉ mở rộng cơ sở tri thức của mình

mà còn phát triển khả năng tiếp thu và áp dụng thông tin mới một cách hiệu quả Zollo

và Winter (2002) đã đi xa hơn bằng cách lập luận rằng quá trình sáng tạo tri thức lànền tảng cho việc phát triển năng lực động của tổ chức Những năng lực này cho phép

tổ chức không chỉ thích ứng với những thay đổi trong môi trường mà còn chủ độngđịnh hình lại môi trường hoạt động của mình

- Nguồn gốc của giá trị trong nền kinh tế tri thức: Trong nền kinh tế tri thức, giá

trị ngày càng được tạo ra từ tài sản vô hình như tri thức và sáng tạo, hơn là từ tài sảnhữu hình truyền thống Spender (1996) đã nhấn mạnh rằng sáng tạo tri thức là nguồngốc chính của giá trị trong các doanh nghiệp tri thức chuyên sâu Khả năng tạo ra trithức mới và độc đáo cho phép các tổ chức phát triển sản phẩm, dịch vụ và quy trìnhsáng tạo, từ đó tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng và cổ đông Teece (2000) cũngủng hộ quan điểm này bằng cách chỉ ra rằng trong nền kinh tế tri thức, khả năng sángtạo và khai thác tri thức mới là yếu tố then chốt trong việc tạo ra và nắm bắt giá trị.Các tổ chức xuất sắc trong việc sáng tạo tri thức thường có khả năng tạo ra các dòngdoanh thu mới và mở rộng thị trường hiệu quả hơn

- Nền tảng cho toàn bộ chu trình quản lý tri thức: Cuối cùng, điều quan trọng

cần nhấn mạnh là vai trò nền tảng của sáng tạo tri thức trong toàn bộ chu trình quản lýtri thức Alavi và Leidner (2001) lập luận rằng không có sự sáng tạo tri thức, các quytrình quản lý tri thức khác như lưu trữ, chuyển giao và ứng dụng sẽ trở nên kém hiệuquả và ít tác động Sáng tạo tri thức cung cấp "nguyên liệu" cần thiết để duy trì và pháttriển vốn tri thức của tổ chức Becerra-Fernandez và Sabherwal (2010) cũng ủng hộquan điểm này, nhấn mạnh rằng sáng tạo tri thức là bước đầu tiên và quan trọng nhấttrong chu trình quản lý tri thức Nó tạo ra nền tảng cho tất cả các hoạt động quản lý trithức khác và đảm bảo rằng tổ chức luôn có nguồn tri thức mới để khai thác và pháttriển

Trang 9

Tóm lại, sáng tạo tri thức đóng vai trò then chốt trong sự phát triển và thành công củacác tổ chức trong thời đại kinh tế tri thức Nó là nguồn gốc của đổi mới và lợi thế cạnh tranh,động lực cho học hỏi và thích ứng tổ chức, nguồn tạo ra giá trị chính, và nền tảng cho toàn bộchu trình quản lý tri thức Để duy trì sự phát triển bền vững, các tổ chức cần nhận thức đượctầm quan trọng đặc biệt của sáng tạo tri thức và đầu tư vào việc xây dựng môi trường, văn hóa

và quy trình hỗ trợ quá trình này

1.2.3 Các nhân tố tạo ra môi trường sáng tạo tri thức

1.2.3.1 Tạo ra một tầm nhìn tri thức

Tạo ra một tầm nhìn tri thức là một yếu tố không thể thiếu trong việc hình thành môitrường sáng tạo tri thức trong doanh nghiệp Yếu tố này cần được thực hiện bởi các quản lýcấp cao trong tổ chức, những người có khả năng định hình chiến lược và định hướng cho toàn

bộ đội ngũ

Người quản lý cấp cao cần tạo ra một tầm nhìn tri thức phù hợp với môi trường và điềukiện của tổ chức Điều này đòi hỏi họ phải hiểu rõ về sứ mệnh, giá trị cốt lõi và mục tiêuchiến lược của doanh nghiệp Tầm nhìn tri thức không chỉ phản ánh được những mong muốn

và khát vọng của tổ chức mà còn phải khả thi và phù hợp với thực tế

Tầm nhìn tri thức cần được phổ biến và tuyên truyền rộng rãi trong tổ chức để tất cả cácthành viên đều hiểu và đồng lòng thực hiện Người quản lí cấp cao phải sử dụng nhiều kênhtruyền thông khác nhau, từ các cuộc họp, bản tin nội bộ cho đến các buổi đào tạo, hội thảo Sựtruyền đạt tầm nhìn này phải rõ ràng, cụ thể và lôi cuốn để mọi người có thể dễ dàng nắm bắt

và thực hiện

Cuối cùng, tầm nhìn tri thức phải được dùng để định hướng cho nhân viên trong quátrình làm việc Người quản lý cần thường xuyên cung cấp thông tin, hỗ trợ và tạo điều kiện đểnhân viên áp dụng tầm nhìn tri thức vào công việc hàng ngày Họ cần thiết lập các mục tiêu

cụ thể, đo lường kết quả và khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng, tri thức để cùng xâydựng và phát triển tổ chức

1.2.3.2 Phát triển thành nhóm tri thức

Một tổ chức không thể sáng tạo tri thức nếu thiếu sự đóng góp của đội ngũ nhân viên

Do đó, việc bồi dưỡng năng lực tri thức là rất quan trọng Tổ chức cần cung cấp cho nhân viêncác loại tri thức cần thiết cho hoạt động chuyên môn, đồng thời khuyến khích họ chia sẻ,chuyển giao và áp dụng tri thức này Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc

mà còn tạo ra một nguồn tài nguyên tri thức dồi dào, góp phần thúc đẩy sự sáng tạo

Môi trường tương tác mạnh giữa các nhân viên, đặc biệt là giữa những người lao độngtri thức ở cấp cơ sở, là yếu tố then chốt để tạo ra sự sáng tạo tri thức Một môi trường tươngtác mạnh mẽ yêu cầu sự tương tác thường xuyên và chặt chẽ giữa các nhân viên Để đạt được

Trang 10

điều này, tổ chức cần thiết lập những không gian vật lý phù hợp, được bố trí và sắp xếp mộtcách khoa học để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và thảo luận.

Không gian vật lý là nơi lý tưởng để nhân viên tương tác và trao đổi ý tưởng Việc bố tríkhông gian một cách hợp lý sẽ khuyến khích sự giao tiếp và hợp tác, từ đó tạo ra nhiều ýtưởng sáng tạo và giải pháp mới

1.2.3.3 Xây dựng các “bar” tri thức

Xây dựng các "bar" tri thức là một nhân tố then chốt ảnh hưởng đến môi trường sángtạo tri thức trong doanh nghiệp "Bar" tri thức đóng vai trò như một không gian-thời giantương tác giữa những người lao động tri thức, thúc đẩy sự chuyển đổi và sáng tạo tri thức quanhiều cấp độ và hình thức khác nhau

Các phòng họp là ví dụ điển hình của "bar" tri thức dưới dạng không gian vật lý Đây lànơi mà các nhân viên có thể gặp gỡ trực tiếp, trao đổi và thảo luận về các ý tưởng, giải pháp

và chiến lược Sự tương tác mặt đối mặt trong các cuộc họp giúp tạo ra môi trường trao đổi

mở, khuyến khích sự chia sẻ và sáng tạo Thiết kế và bố trí không gian phòng họp cũng cầnđược chú trọng để tạo cảm giác thoải mái và khích lệ sáng tạo

Các sự kiện như cuộc họp, thảo luận tổ chức định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việcduy trì và phát triển tri thức Những cuộc họp này không chỉ là dịp để cập nhật thông tin màcòn là cơ hội để các thành viên thảo luận, phản biện và cùng nhau phát triển những ý tưởngmới Các sự kiện này giúp lan tỏa tri thức từ các cá nhân ra toàn bộ tổ chức, tạo ra một môitrường học hỏi liên tục và năng động

Trong thời đại số hóa, các nhóm tổ chức và diễn đàn trực tuyến trở thành công cụ hữuích để kết nối những người có chuyên môn và tri thức từ nhiều nơi khác nhau Các nhóm chứcnăng chuyên môn, chức năng chéo, nhóm dự án, nhóm phát triển sản phẩm mới, đóng vaitrò như những "bar" tri thức ảo, giúp các thành viên dễ dàng trao đổi, chia sẻ và phát triển trithức Các diễn đàn và nhóm trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và mở rộngphạm vi kết nối, từ đó làm giàu tri thức ẩn của cá nhân và tổ chức

1.2.3.4 Đưa sự sáng tạo vào sản phẩm

Quản lý quá trình phát triển sản phẩm mới là nền tảng để tổ chức khẳng định sự sángtạo và đổi mới Kết quả của quá trình này phản ánh trực tiếp mức độ thành công của hoạtđộng sáng tạo tri thức Để đạt được điều này, tổ chức cần duy trì một cách tiếp cận linh hoạt,luôn mở cửa cho thử nghiệm và học hỏi Một môi trường mở, khuyến khích sự đổi mới vàkhông ngại thất bại sẽ giúp tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo và giải pháp mới

Phát triển sản phẩm mới chính là nơi tập trung nhiều nhất các ý tưởng, kinh nghiệm và

bí quyết của tổ chức Qua quá trình này, nhân viên có cơ hội thử nghiệm các ý tưởng mới, từ

Trang 11

đó học hỏi và cải thiện kỹ năng Những kinh nghiệm và bài học thu được từ quá trình nàykhông chỉ giúp phát triển sản phẩm mà còn làm giàu thêm kho tri thức của tổ chức.

Sáng tạo tri thức gắn liền với hoạt động kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh trên thươngtrường Những sản phẩm mới, độc đáo và có giá trị sẽ giúp tổ chức nổi bật và thu hút được sựquan tâm của khách hàng Sự sáng tạo và đổi mới không chỉ giúp tổ chức duy trì vị thế trênthị trường mà còn mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững

1.2.3.5 Thúc đẩy sự hỗ trợ từ cấp quản lý trung gian

Quản lý cấp trung đóng vai trò cầu nối giữa quản lý cấp cao và nhân viên Họ giúp thuhẹp khoảng cách giữa tầm nhìn chiến lược và thực tế hoạt động bằng cách giải thích và làm rõnhững tri thức ẩn của cả hai phía Họ có nhiệm vụ truyền đạt và chuyển giao các yêu cầu, địnhhướng từ cấp trên xuống cấp dưới, đồng thời phản hồi và chuyển tải những ý kiến, sáng kiến

từ nhân viên lên cấp trên Điều này giúp tạo ra một dòng chảy thông tin liên tục và hai chiềutrong tổ chức

Tri thức ẩn là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm không dễ dàng truyền đạt bằngngôn ngữ hay văn bản Quản lý cấp trung có thể giúp làm rõ và truyền tải những tri thức nàythông qua các hoạt động như hướng dẫn, đào tạo và cố vấn Họ là những người hiểu rõ nhất

về yêu cầu và tiềm năng của cả cấp trên và nhân viên, từ đó giúp điều chỉnh và tối ưu hóa quátrình sáng tạo tri thức

Sự hỗ trợ của quản lý cấp trung giúp xây dựng sự đồng thuận và cam kết từ tất cả cácthành viên trong tổ chức Khi tầm nhìn tri thức được truyền đạt rõ ràng và được hỗ trợ từ cấptrung, nhân viên sẽ hiểu và cảm thấy được động viên, từ đó nhiệt tình tham gia vào các hoạtđộng sáng tạo và cải tiến Quản lý cấp trung không chỉ đơn thuần là người điều hành mà còn

là những người tạo động lực, khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong đội ngũ

1.2.3.6 Hình thành tổ chức văn bản/siêu văn bản

Văn bản truyền thống bao gồm các tài liệu như báo cáo, hợp đồng, hướng dẫn côngviệc, v.v Siêu văn bản, mặt khác, mở rộng khả năng kết nối và truy cập tri thức thông qua cácliên kết, thường được sử dụng trong các hệ thống quản lý tri thức hiện đại Ví dụ về siêu vănbản có thể bao gồm các trang web, tài liệu trực tuyến có liên kết, hoặc các cơ sở dữ liệu trithức

Văn bản và siêu văn bản đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ tri thức Các tài liệunày giúp ghi lại và bảo quản những kiến thức quan trọng của tổ chức, đảm bảo rằng tri thứckhông bị mất đi khi nhân viên rời khỏi tổ chức Điều này rất quan trọng để duy trì sự liên tục

và ổn định trong hoạt động của tổ chức Ngoài ra, văn bản và siêu văn bản còn giúp truyền tảitri thức một cách hiệu quả và rộng rãi trong tổ chức Nhân viên có thể dễ dàng truy cập và tìmkiếm thông tin khi cần thiết, giảm thiểu thời gian tìm kiếm và nâng cao hiệu suất làm việc

Trang 12

Siêu văn bản với các liên kết nội bộ và bên ngoài giúp tạo ra một mạng lưới tri thức phongphú, cho phép nhân viên dễ dàng chuyển từ nguồn thông tin này sang nguồn thông tin khác,khuyến khích sự tìm hiểu sâu rộng và học hỏi liên tục Cuối cùng, văn bản và siêu văn bảngiúp xây dựng môi trường học tập, nơi nhân viên có thể tự học và nâng cao tri thức thông quacác tài liệu có sẵn, thúc đẩy văn hóa học hỏi và sáng tạo trong tổ chức.

Việc quản lý và sử dụng văn bản và siêu văn bản cũng gặp không ít thách thức Mộttrong những thách thức lớn nhất là quá tải thông tin Tổ chức cần phát triển các hệ thống quản

lý tri thức hiệu quả để quản lý khối lượng thông tin lớn một cách khoa học và có tổ chức.Ngoài ra, chất lượng thông tin cũng là một vấn đề cần quan tâm Đảm bảo rằng thông tin đượclưu trữ và truyền tải là chính xác, cập nhật và có giá trị đòi hỏi sự chú trọng trong việc xácthực và kiểm duyệt nội dung Cuối cùng, vấn đề truy cập và bảo mật cũng cần được xem xét.Tạo điều kiện cho nhân viên truy cập dễ dàng vào các tài liệu cần thiết, đồng thời đảm bảorằng các thông tin nhạy cảm được bảo mật đúng cách là điều quan trọng để duy trì an toàn vàbảo mật thông tin

1.2.3.7 Xây dựng mạng tri thức kết nối với bên ngoài

Để tạo ra một môi trường sáng tạo tri thức, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm và kếtnối với các bên liên quan như các đối tác kinh doanh, khách hàng, nhà cung cấp, và các tổchức nghiên cứu Việc này giúp doanh nghiệp thu thập thông tin, nắm bắt tri thức và áp dụngvào hoạt động của mình một cách phù hợp và kịp thời Một mạng lưới kết nối mạnh mẽ sẽcung cấp cho doanh nghiệp nguồn tri thức đa dạng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổimới và phát triển

Cá nhân trong tổ chức cần không ngừng học hỏi và sáng tạo thông qua việc kết nối vớicác mạng tri thức bên ngoài Họ cần tham gia vào các khóa học, khóa đào tạo, và tìm đến sự

hỗ trợ của các chuyên gia bên ngoài để nâng cao kiến thức và kỹ năng Việc tham gia các diễnđàn, hội nghị, hội thảo chuyên ngành không chỉ giúp họ cập nhật những kiến thức mới nhất

mà còn mở rộng mạng lưới quan hệ, từ đó tạo ra cơ hội học hỏi và hợp tác Sự kết nối nàykhông chỉ giới hạn ở mức độ cá nhân mà còn cần phải chia sẻ, lan tỏa tri thức trong toàn tổchức

1.2.4 Mô hình sáng tạo tri thức SECI

1.2.4.1 Xã hội hóa tri thức (Socialization)

Giai đoạn xã hội hóa tri thức tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm và hình thành trithức mới thông qua sự tương tác giữa các cá nhân Điều này xảy ra khi các nhân viên cùnglàm việc, học tập hoặc tham gia vào các hoạt động nhóm Quá trình này giúp chuyển tri thức

ẩn từ người này sang người khác qua các hoạt động như thảo luận nhóm, làm việc chung hoặccác hoạt động ngoại khóa Các thành viên trong tổ chức chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức thực

Trang 13

tiễn, giúp mỗi người có thêm những hiểu biết mới mà không cần phải qua quá trình học tậpchính quy Như vậy, xã hội hóa tri thức không chỉ giúp mở rộng kho tri thức của tổ chức màcòn tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục sáng tạo tri thức sau này.

1.2.4.2 Ngoại hóa tri thức (Externalization)

Ngoại hóa tri thức là quá trình biến những tri thức ẩn của cá nhân thành tri thức hiện,tức là những kiến thức rõ ràng và có thể được lưu trữ và truyền đạt Trong giai đoạn này, cáckinh nghiệm và hiểu biết thu được từ giai đoạn xã hội hóa sẽ được diễn giải, ngôn ngữ hóa,

mô hình hóa và lưu lại dưới dạng văn bản, hình ảnh hoặc mô hình Các buổi họp, thảo luậnnhóm và các hoạt động ghi chép là những ví dụ cụ thể của ngoại hóa tri thức Nhờ quá trìnhnày, tri thức ẩn trở nên rõ ràng và có thể được chia sẻ và sử dụng rộng rãi hơn trong tổ chức.Điều này không chỉ giúp tạo ra các tài liệu hữu ích mà còn làm phong phú thêm nguồn tàinguyên tri thức của doanh nghiệp

1.2.4.3 Kết hợp tri thức (Combination)

Giai đoạn kết hợp tri thức liên quan đến việc sắp xếp, kết hợp và xử lý các tri thức hiện

để tạo ra những tri thức mới, phức tạp và có tổ chức Tri thức từ giai đoạn ngoại hóa được sắpxếp lại, kết hợp và phổ biến trong tổ chức thông qua các tài liệu, cơ sở dữ liệu và hệ thốngquản lý tri thức Các tài liệu mới được tạo ra này sẽ được phân loại và sắp xếp một cách khoahọc, sau đó chia sẻ rộng rãi với các nhóm khác trong tổ chức hoặc thậm chí ra bên ngoài Kếthợp tri thức giúp tạo ra một hệ thống tri thức phức tạp hơn, hỗ trợ quá trình ra quyết định vàgiải quyết vấn đề trong doanh nghiệp một cách hiệu quả và có hệ thống hơn

1.2.4.4 Nội hóa tri thức (Internalization)

Nội hóa tri thức là quá trình chuyển tri thức hiện thành tri thức ẩn cá nhân thông quaviệc học hỏi và trải nghiệm Trong giai đoạn này, tri thức hiện đã được phổ biến và chia sẻtrong tổ chức sẽ được các cá nhân tiếp thu, trải nghiệm và biến thành tri thức ẩn của riêng họ.Các hoạt động đào tạo, học tập thực tế và áp dụng kiến thức vào công việc hàng ngày lànhững ví dụ điển hình của nội hóa tri thức Quá trình này giúp mỗi cá nhân làm giàu tri thức

ẩn của mình, từ đó tiếp tục chia sẻ và sáng tạo tri thức mới trong giai đoạn xã hội hóa, khởiđầu một chu trình SECI mới

Mô hình SECI hỗ trợ quá trình sáng tạo tri thức trong doanh nghiệp bằng cách cung cấpmột chu trình liên tục và toàn diện Các yếu tố của mô hình SECI - xã hội hóa tri thức, ngoạihóa tri thức, kết hợp tri thức và nội hóa tri thức - không chỉ giúp tạo ra môi trường sáng tạo trithức mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức Mỗi yếu tố đóng vai trò quan trọngtrong việc chuyển đổi tri thức cá nhân và tri thức tập thể, từ đó thúc đẩy sáng tạo và đổi mớitrong doanh nghiệp

Trang 14

Các nhân tố trong mô hình SECI không phải là yếu tố quyết định trực tiếp, mà đóng vaitrò là các yếu tố hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sáng tạo tri thức Các nhân tố này

có mối quan hệ tương hỗ, cùng tạo ra một hệ sinh thái thuận lợi cho quá trình sáng tạo trithức Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự hiện diện của các nhân tố hỗ trợ không tự động dẫn đến sựsáng tạo tri thức Để phát huy hiệu quả của các nhân tố này, tổ chức cần có chiến lược quản lýtri thức phù hợp và sự tham gia tích cực của các cá nhân Việc nhận thức rõ vai trò hỗ trợ củacác nhân tố SECI sẽ giúp tổ chức xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, thúc đẩy quá trìnhsáng tạo và phát triển tri thức một cách bền vững

Trang 15

CHƯƠNG II THỰC TIỄN TÌNH HÌNH SÁNG TẠO TRI THỨC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU CBM BRANDING THEO MÔ HÌNH

SÁNG TẠO 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần truyền thông thương hiệu CBM Branding

2.1.1 Giới thiệu chung về CBM Branding

CBM Branding là một agency truyền thông thương hiệu và marketing uy tín tại Hà Nộiđược thành lập từ năm 2015 Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, thương hiệu đã đồnghành cùng hơn 200 khách hàng, tích lũy được kinh nghiệm phong phú và hiểu sâu sắc về thịtrường

2.1.2 Dịch vụ và giải pháp của CBM Branding

Công ty chuyên cung cấp các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu toàn diệncho các doanh nghiệp, từ khâu tư vấn chiến lược đến thực hiện các hoạt động truyền thông,đồng hành cùng khách hàng trên mọi bước đường, giúp thương hiệu không chỉ nổi bật mà còntạo dựng được vị thế vững chắc trên thị trường CBM Branding không chỉ đơn thuần là mộtagency truyền thông, mà còn là một đối tác chiến lược, đồng hành cùng doanh nghiệp từ khâuxây dựng nền tảng thương hiệu, thiết kế nhận diện, cho đến triển khai các chiến dịchmarketing đa kênh, quản lý danh tiếng thương hiệu và đo lường hiệu quả

2.1.3 Đội ngũ và năng lực chuyên môn của CBM Branding

Sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, đam mê và sáng tạo, CBM Brandingkhông chỉ am hiểu sâu sắc về thị trường Việt Nam, luôn cập nhật những xu hướng mới nhấtcủa ngành truyền thông marketing toàn cầu, áp dụng những công cụ và phương pháp làm việchiện đại để mang đến những giải pháp tối ưu cho khách hàng Mỗi dự án của CBM Brandingđều được xây dựng dựa trên một chiến lược rõ ràng, được thiết kế riêng cho từng khách hàng.Việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu giúp các chiếnlược này đạt được hiệu quả cao

2.1.4 Sự cam kết của CBM Branding đối với khách hàng và những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi hợp tác với công ty

Thương hiệu luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, cung cấp dịch vụ tư vấnchuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình thực hiện dự án và đảm bảo mọi côngviệc đều được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng, CBM Branding cam kết mang lại nhữngkết quả cụ thể và đo lường được cho khách hàng, từ việc tăng độ nhận diện thương hiệu, cảithiện hình ảnh, cho đến tăng doanh số và lợi nhuận Điều này giúp khách hàng đánh giá rõràng hiệu quả của các chiến dịch marketing và đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp

Trang 16

2.2 Thực trạng sáng tạo tri thức tại Công ty cổ phần truyền thông thương hiệu CBM Branding theo 7 yếu tố tạo ra môi trường sáng tạo tri thức

2.2.2.1 Tạo ra một tầm nhìn tri thức

Để có thể phát triển và thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại, CBMBranding đã áp dụng các nhân tố tạo ra môi trường sáng tạo tri thức Công ty xây dựng mộtnền tảng vững chắc cho việc phát triển tri thức bằng cách kết hợp nhiều yếu tố then chốt Đầutiên, ban lãnh đạo CBM Branding xác định tầm nhìn chiến lược và nhận thức rõ vai trò quantrọng của sáng tạo tri thức trong việc định hình lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng bềnvững Tầm nhìn được các ban lãnh đạo định hướng rõ ràng đến toàn thể nhân viên, khơi dậytinh thần ham học hỏi và chia sẻ kiến thức Thứ hai, công ty xây dựng một môi trường làmviệc đề cao sự sáng tạo, đổi mới và tinh thần hợp tác, khuyến khích nhân viên chủ động đónggóp ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau

Ở CBM Branding, mọi người được thoải mái chia sẻ, trao đổi tri thức với nhau Với độingũ nhân viên vô cùng tài năng và có triển vọng, họ có thể tạo ra những tri thức mới có giá trịlớn cho công ty, bằng việc cộng tác cùng nhau trao đổi tri thức và chốt các phương án giảipháp cho công ty Để có thể làm được điều đó vai trò của việc phát triển văn hóa doanhnghiệp rất quan trọng, bởi lẽ họ luôn thúc đẩy và đề cao sự tôn trọng trong từng mỗi tri thức

cá nhân, nhân viên được thoải mái đưa ra ý kiến và không bị gò bó trong những quan điểm

Họ tôn trọng từng tri thức, là những người biết lắng nghe và chọn lọc tri thức Bên cạnh đó,yếu tố “Tự trọng” tại CBM Branding là yếu tố luôn luôn được đề cao và ghi nhớ đối với mỗithành viên Bản thân mỗi nhân sự cần có sự “Tự trọng”, đồng nghĩa với có trách nhiệm vớibản thân “Lời hứa của bạn là của chính bạn” Một khi công việc đã nói ra phải thực hiệnđược bằng mọi giá Môi trường làm việc đề cao tinh thần chủ động, sáng tạo và không bị gò

bó, sự đoàn kết và tin tưởng đã giúp cho nhân viên của công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụcủa mình

Để hiện thực hóa tầm nhìn tri thức, CBM Branding đầu tư vào hệ thống quản lý tri thức,mạng lưới nội bộ hiệu quả và các công cụ cộng tác trực tuyến được triển khai, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc thu thập, lưu trữ, chia sẻ và ứng dụng tri thức Bên cạnh đó, CBM Brandingcòn áp dụng quy trình quản lý tri thức bài bản, bao gồm các bước xác định, thu thập, lưu trữ,chia sẻ và cập nhật tri thức bằng cách quay lại video các buổi họp, các buổi đào tạo và lưu trữtrên drive nội bộ đảm bảo nguồn tri thức luôn được cập nhật và khai thác hiệu quả từ đó thuậntiện cho việc quản lý nguồn tài nguyên tri thức mỗi khi có dự án lớn

CBM Branding đã có những bước đi chiến lược trong việc xây dựng hệ thống quản lýtri thức Việc áp dụng các quy trình quản lý tri thức bài bản, bao gồm việc quay video cácbuổi họp và đào tạo, giúp CBM Branding xây dựng một kho tàng kiến thức quý giá, luôn sẵn

Trang 17

sàng phục vụ cho việc học tập và phát triển của nhân viên Nhân viên có thể nhanh chóng tracứu tài liệu, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm, từ đó nâng cao hiệu suất công việc và thúc đẩytinh thần hợp tác Tuy nhiên, việc triển khai và duy trì hệ thống quản lý tri thức đòi hỏi chi phíđầu tư khá lớn về cả tài chính và con người Việc cập nhật thông tin liên tục cũng là một tháchthức, đòi hỏi sự tham gia tích cực từ tất cả các thành viên Ngoài ra, việc bảo mật thông tincũng là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm, đặc biệt khi lưu trữ dữ liệu trên môi trườngtrực tuyến Vì vậy, CBM Branding cần có những chính sách và biện pháp bảo mật rõ ràng đểngăn chặn rủi ro rò rỉ thông tin

Hình 2: Một buổi họp tại CBM

Nguồn: CBM Branding 2.2.2.2 Phát triển thành nhóm tri thức

CBM Branding không chỉ dừng lại ở việc xây dựng tầm nhìn tri thức mà còn chú trọngphát triển các nhóm tri thức Công ty đã áp dụng các chiến lược tuyển dụng và đào tạo nhântài, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển năng lực chuyên môn và kỹ năng làm việc nhóm.Các hoạt động hợp tác được khuyến khích thông qua các dự án nhóm và các chuyên mônriêng của nhóm, tập trung xây dựng các tri thức và kỹ năng chuyên biệt như team sales, teammedia, thúc đẩy nhóm tri thức giao lưu và học hỏi lẫn nhau Bên cạnh đó CBM Branding sửdụng Bitrix và Trello làm không gian làm việc chung và trên các ứng dụng đó tạo ra khônggian làm việc riêng cho từng dự án, việc chia sẻ tri thức được đẩy mạnh và trao đổi thông tin,tri thức sẽ được thực hiện trên đó

Cuối cùng, CBM Branding tạo điều kiện cho nhân viên ứng dụng tri thức vào thực tiễncông việc, nâng cao hiệu suất và tạo ra giá trị mới cho công ty Ví dụ một số kiến thức đượcnhân viên chia sẻ, áp dụng và đăng tải lên mạng xã hội giúp mọi người có học hỏi thêm như

Trang 18

“TĂNG TIẾP CẬN, CHUYỂN ĐỔI MUA HÀNG HƠN 50% VỚI SHORT VIDEO CHONGÀNH F&B”, nhân viên triển khai lên kịch bản và xây dựng cho đối tác Chay Casa dựatrên việc nghiên cứu hành vi và nhu cầu của thực khách chay Short video không chỉ mangđến màu sắc tươi mới, thể hiện rõ bản sắc riêng của Chay Casa đồng thời lồng ghép những ýkiến, đánh giá chân thực, thu hút khách hàng đến thưởng thức các món ăn tại nhà hàng Kếtquả quảng cáo và chuyển đổi từ video này đã khiến đối tác của CBM Branding vô cùng hàilòng.

Hình 3: Video từ dự án kết hợp cùng đối tác Chay Casa của CBM Branding

Nguồn: CBM Branding 2.2.2.3 Xây dựng các bar tri thức

Công ty cổ phần truyền thông thương hiệu CBM Branding xây dựng các Bar tri thứcthường liên quan đến việc tạo ra các không gian hoặc môi trường hỗ trợ sự trao đổi, chia sẻ vàsáng tạo tri thức trong doanh nghiệp

- Không gian vật lý

CBM Branding đã triển khai không gian làm việc theo kiểu "open space" để khuyếnkhích sự giao tiếp trực tiếp giữa các nhân viên Điều này giúp loại bỏ các rào cản vật lý vàtâm lý, khiến cho việc chia sẻ ý tưởng trở nên dễ dàng hơn Trong môi trường này, không cóquá nhiều văn phòng riêng biệt hoặc không gian làm việc khép kín, mà thay vào đó là các bànlàm việc chung hoặc khu vực ghế sofa, nơi nhân viên có thể tự do gặp gỡ và trò chuyện vớinhau

Trang 19

Hình 4: Văn phòng làm việc tại CBM Branding

Nguồn: CBM Branding

Công ty còn xây dựng "bar tri thức" thông qua việc thiết lập các khu vực giải lao và khuvực thư giãn cụ thể như khu vực pha cà phê và pha trà ngay trong văn phòng Đây là nơi mànhân viên có thể gặp gỡ và trao đổi về các dự án, công việc trong một không gian khôngchính thức và thoải mái Những cuộc trò chuyện tự nhiên thường dẫn đến việc nảy sinh các ýtưởng sáng tạo và các giải pháp cho công việc

Hình 5: Khu vực giải lao tại CBM Branding

Trang 20

Nguồn: CBM Branding

Ngoài ra, CBM Branding đã trang bị các phòng họp không chính thức hoặc không giandành riêng cho các cuộc thảo luận ngắn Không cần phải lên lịch hay tạo ra không gian trangtrọng như các phòng họp truyền thống, những không gian này khuyến khích các cuộc thảoluận tự do giữa các nhóm nhỏ, giúp mọi người chia sẻ nhanh chóng các ý tưởng

- Nền tảng trực tuyến

CBM Branding sử dụng các hệ thống quản lý tri thức như Microsoft SharePoint,Confluence để lưu trữ, tổ chức và chia sẻ kiến thức trong công ty Những hệ thống này giúplưu trữ các tài liệu, hướng dẫn, và thông tin quan trọng của dự án, dễ dàng cho mọi người tracứu và chia sẻ thông tin

Bên cạnh đó, CBM Branding còn sử dụng các nền tảng như Microsoft Teams để tạo cácnhóm làm việc ảo, trong đó nhân viên có thể trao đổi nhanh chóng về các chủ đề cụ thể liênquan đến thương hiệu và truyền thông Những nền tảng này hỗ trợ việc chia sẻ tài liệu, tổchức cuộc họp trực tuyến, và tạo không gian trao đổi ý tưởng theo thời gian thực Trong nềntảng này, CBM Branding tạo ra các kênh chuyên biệt cho từng dự án hoặc nhóm làm việc, ví

dụ như một kênh riêng cho những ý tưởng mới về chiến dịch truyền thông, nơi nhân viên cóthể thảo luận, đề xuất hoặc phát triển các chiến lược mới

Về diễn đàn nội bộ, CBM Branding cũng thiết lập một diễn đàn nội bộ với không gianlàm việc chủ yếu là Trello, Bitrix, Google Workspace, nơi nhân viên có thể chia sẻ nhữngbài viết, ý tưởng hoặc bài học kinh nghiệm từ các dự án trước Những diễn đàn này giúpkhuyến khích việc học hỏi từ kinh nghiệm lẫn nhau và trao đổi kiến thức đa chiều giữa các bộphận Quy trình hoạt động của diễn đàn nội bộ tại CBM Branding (Google Workspace) đượctóm tắt như sau:

 Đăng bài và chia sẻ kiến thức: Nhân viên đăng bài trên Google Sites hoặc GoogleGroups về các dự án, chiến dịch truyền thông, và kiến thức chuyên môn Ví dụ: mộtnhân viên marketing chia sẻ về chiến dịch branding thành công, mô tả quy trình sángtạo, thách thức và giải pháp

 Bình luận và thảo luận: Thành viên khác tham gia bình luận trực tiếp trên bài viết, đặtcâu hỏi, bổ sung kinh nghiệm Điều này thúc đẩy trao đổi tri thức đa chiều giữa các bộphận

 Phản hồi và xếp hạng: Các bài viết có thể được "like" hoặc "upvote", giúp nhận diệncác bài viết giá trị Nhân viên được khuyến khích chia sẻ kiến thức để nhận sự côngnhận

 Tìm kiếm và lưu trữ: Các bài viết và tài liệu được lưu trữ trên Google Drive, với chứcnăng tìm kiếm mạnh mẽ giúp dễ dàng truy cập lại thông tin

Ngày đăng: 29/11/2024, 11:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w