TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG từ mọi người cùng với các thành tích ảo mà dân cư mạng tạo ra là một phần tạo nên những căn bệnh về tâm lý mà theo các nhà tâ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MÔN : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
6 Tô Thị Gia Uyên 22003165
7 Nguyễn Thị Kiều Diễm
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024
Trang 3TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG
từ mọi người cùng với các thành tích ảo mà dân cư mạng tạo ra là một phần tạo nên những căn bệnh về tâm lý mà theo các nhà tâm lý học là chưa từng có trước đây Càng muốn đạt nhiều thì giới trẻ càng căng thẳng nhiều và điều đó ảnh hưởng không tốt đến thế hệ tương lai
Hiện nay, căng thẳng là một căn bệnh phổ biến đối với tất cả mọi người chúng ta
do công việc quá áp lực, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo âu Đặc biệt là ở giới trẻ hiện nay, học sinh, sinh viên cho thấy tỉ lệ mắc phải là rất cao ( Schuder-Kirsten Statistic, 2020)
Ở Việt Nam, một vài nghiên cứu cho thấy sinh viên mà có trình độ học vấn cao và
áp lực về công việc, tương lai sau này có tỷ lệ bị căng thẳng rất cao Dựa trên một cuộc nghiên cứu, 77% sinh viên học trường Đại học Y Dược Tp.HCM có dấu hiệu của sự căng thẳng (Lê Minh Thuận, 2011) Và một nghiên cứu khác vào năm 2017 của Đại học Y tế Công cộng cho thấy 34,4%sinh viên có biểu hiện căng thẳng (Nguyễn Thành Trung, 2017) Điều này cho thấy mức độ căng thẳng, lo âu, trầm cảm ở sinh viên rất là cao
Từ những vấn đề trên với vấn nạn sinh viên ngày nay đang phải từng ngày, từng giờ đối diện với căng thẳng trong học tập đặc biệt là căng thẳng do áp lực Nhóm chọn đề tài” Nghiên cứu thực trạng căng thẳng của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh(TP.HCM)” để giúp mọi người có những cái nhìn khái quát hơn và hiểu
rõ hơn về căn bệnh này,có thể thấy được những hậu quả đáng tiếc không muốn mắc phải
Trang 4và cùng nhau tìm ra những biện pháp, giải pháp để giúp các bạn sinh viên ngăn ngừa căn bệnh này để có một trạng thái tâm lý bình thường, ổn định để học tập tốt hơn, thực hiện được ước mơ của chính bản thân.
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Câu hỏi nghiên cứu
a Thực trạng căng thẳng trong tập thể sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào ?
b Tình trạng căng thẳng dẫn đến hệ lụy như thế nào đến sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh ?
c Cần làm gì để giúp sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí
Minh giảm căng thẳng, nâng cao chất lượng cuộc sống ?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng căng thẳng của sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: bắt đầu từ tháng 02/2024 đến tháng 08/2024
- Địa điểm : nghiên cứu tiến hành tại Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM
- Đối tượng khảo sát : Sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM
Trang 5- Nội dung: Các thành viên nhóm tìm hiểu nghiên cứu thực trạng căng thẳng, những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng căng thẳng và đề xuất các giải pháp giúp sinh viên giảm căng thẳng.
5 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng
5.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này mang lại nội dung sâu sắc về mặt lý thuyết và làm rõ về nguyên nhân gây ra căng thẳng trong học tập của sinh viên hiện nay Đây cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về vấn đề căng thẳng trong sinh viên
Trang 6TỔNG QUAN TÀI LIỆU (bổ sung nguồn)
1 Các khái niệm
1.1 Khái niệm căng thẳng
Stress hay còn gọi căng thẳng là trạng thái thần kinh não bộ căng thẳng, bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, từ bên trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường Khi con người cảm thấy căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra những hormone đặc biệt giúp đáp ứng các nhu cầu cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, hơi thở trở nên nhanh hơn, nhịp tim đập nhanh và liên tục
Thuật ngữ "stress" bắt nguồn từ tiếng Latin "stringere", có nghĩa là "kéo căng" Ban đầu, thuật ngữ này được sử dụng trong vật lý để mô tả lực nén tác động lên vật liệu
Căng thẳng là một khái niệm phức tạp và khó định nghĩa Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều đã trải nghiệm căng thẳng trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống,
từ gia đình đến trường học và công việc
Nói chung, căng thẳng là trạng thái căng thẳng về mặt tâm lý xảy ra khi cơ thể đối mặt với áp lực hoặc cố gắng thích nghi với những thay đổi từ bên trong hoặc bên ngoài Những yếu tố gây ra căng thẳng được gọi là tác nhân gây căng thẳng Căng thẳng biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau về mặt cảm xúc, nhận thức, hành vi và thể chất
1.2 Các giai đoạn phản ứng của căng thẳng
Theo bác sĩ H.Selye, phản ứng của căng thẳng được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn báo động, giai đoạn chống đỡ và giai đoạn kiệt sức
1.2.1 Giai đoạn báo động
Trong các quá trình dẫn đến căng thẳng , giai đoạn báo động là giai đoạn đầu tiên Khi cơ thể có những phản ứng đột ngột do cơ thể chưa kịp chuẩn bị cho tình huống xảy ra
Trạng thái sốc này khiến cho cơ thể dễ tổn thương, giai đoạn này có thể kéo dài
từ vài phút đến 24 giờ Nếu tình trạng sốc này không gây tử vong thì cơ thể có thể sẽ tự cân bằng trở lại và có các cơ chế tự vệ để bảo vệ bản thân (hành vi bỏ chạy, trốn tránh
Trang 7hoàn cảnh,…) Nếu có thể tồn tại được thì các phản ứng sẽ chuyển sang giai đoạn chống đỡ.
1.2.2 Giai đoạn chống đỡ (hay gọi là giai đoạn thích nghi)
Giai đoạn này, cơ thể sẽ kích thích mọi cơ chế thích ứng để đối phó và điều chỉnh các tình trạng căng thẳng ban đầu Hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn, giúp con người vượt qua tình huống căng thẳng và phục hồi trạng thái cân bằng, tạo ra sự ổn định mới với môi trường xung quanh
Trong một tình huống căng thẳng thông thường, cơ thể thường đáp ứng lại bằng hai giai đoạn: báo động và chống đỡ
Nếu giai đoạn này tiến triển tốt, các chức năng như tâm sinh lý của cơ thể sẽ được phục hồi Tuy nhiên, nếu khả năng thích ứng của cơ thể suy giảm, quá trình phục hồi không xảy ra và chuyển sang giai đoạn suy kiệt
1.2.3 Giai đoạn kiệt sức ( hay căng thẳng tâm lý trở thành bệnh lý)
Phản ứng căng thẳng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khi chúng xảy ra trong các tình huống căng thẳng đặc biệt hay bất ngờ
Trải qua một thời gian dài đối mặt với căng thẳng, mỗi người đều có một mức độ khả năng chịu đựng khác nhau Tuy nhiên, không phụ thuộc vào việc căng thẳng đến sớm hay muộn, mà cơ thể chúng ta đều có giới hạn của riêng mình Khi vượt quá giới hạn đó, người ta dần trở nên kiệt sức
Những căn bệnh như lo lắng, trầm cảm, bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì, bệnh tiểu đường và thậm chí là căn bệnh ung thư cũng chính là những hậu quả do stress gây ra Giai đoạn kiệt sức này là giai đoạn nguy hiểm nhất trong số các giai đoạn gây ra stress
1.3 Phân loại căng thẳng.
Hiện nay, có nhiều loại căng thẳng (stress) được điều trị và chẩn đoán, có thể phân loại thành bốn loại chính như : Căng thẳng tích cực (Eustress), căng thẳng tiêu cực (Distress), Hyperstress, Hypostress
1.3.1 Căng thẳng tích cực (Eustress)
Eustress xuất hiện khi bạn cảm thấy cần sử dụng sức mạnh thể chất của mình Nó chuẩn bị cơ thể bằng cách tăng cường cơ bắp, tăng nhịp tim và tập trung tâm trí vào tình huống đang đối diện
Trang 8Ngoài ra, Eustress còn được sử dụng để thúc đẩy sự sáng tạo Khi cần năng lượng sáng tạo, Eustress cung cấp sự kích thích cần thiết Ví dụ, một vận động viên có thể trải qua Eustress sau khi tham gia vào một trận đấu quan trọng, giúp họ có đủ năng lượng để thi đấu.
Trong thế giới tự nhiên này, thì ở các loài động vật có một cơ chế phản ứng được gọi là “chiến hay biến” Khi chúng gặp nguy hiểm hay kẻ săn mồi, các loài động vật sẽ phải quyết định bỏ chạy hay chống trả. Con người cũng tương tự như các loài động vật, khi đối diện với nguy hiểm hay thử thách thì cơ thể cũng sẽ trải qua trạng thái Eustress
Nó chuẩn bị cơ thể cho sự vận động, chuẩn bị để đánh lùi hoặc chạy trốn khỏi nguy cơ Loại căng thẳng này tăng cường dòng máu đến các cơ bắp, làm cho chúng sẵn sàng cho hành động, đồng thời tăng cường nhịp tim và huyết áp Khi sự nguy hiểm qua đi thì cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.
1.3.2 Căng thẳng tiêu cực (Distress)
Nỗi buồn trong một khoảng thời gian dài là một trong những loại căng tiêu cực Distress là một trong những dạng căng thẳng mà tâm trí và cơ thể phải đối mặt khi phải thích nghi và thay đổi từ những thói quen thông thường Có hai dạng distress là cấp diễn và trường diễn:
a Căng thẳng cấp diễn (Acute Stress)
Là một dạng căng thẳng phát sinh ngay khi có sự thay đổi trong thói quen Đây là một dạng căng thẳng mạnh mẽ, thường xảy ra một cách nhanh chóng Căng thẳng cấp diễn tạo ra cảm giác không được thoải mái và không chắc chắn.
b Căng thẳng trường diễn (Chronic Stress)
Nó xảy ra khi có sự thay đổi kéo dài mà cơ thể chưa thích ứng được Loại căng thẳng này xuất hiện khi chúng ta phải du lịch trong thời gian dài hoặc khi có sự thay đổi liên tục trong công việc.
1.3.3 Hyperstress (căng thẳng do vượt quá sức chịu đựng bản thân)
Hyperstress là dạng căng thẳng tiêu cực, xuất hiện khi áp lực đè lên một cá nhân vượt quá năng lực chịu đựng của chính bản thân họ Ví dụ, khi ai đó phải đối mặt với công việc gánh nặng, hoặc phải làm việc liên tục quá giờ, họ có thể trải qua loại căng thẳng này
Trang 9Những người trải qua hyperstress thường phản ứng quá mức với những tình huống không đáng lo ngại, thường được coi là những phản ứng cảm xúc thái quá Vấn đề này đáng quan ngại vì nó có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người đó.
1.3.4 Hypostress (căng thẳng do quá chán nản nhàm chán)
Hypostress là hình thức căng thẳng khác hẵn với hyper Hypostress là trạng thái xuất hiện khi cuộc sống trở nên quá nhàm chán và thụt lùi, khi không có cảm giác khó khăn hoặc sự kích thích trong các hoạt động hàng ngày Ví dụ, nếu bạn thường xuyên làm cùng một công việc ở cùng một địa điểm, gặp phải những người quen cũ và không
có sự thay đổi nào, cuộc sống trở nên lặp đi lặp lại, bạn có thể trải qua trạng thái căng thẳng này
2 Thực trạng gây ra căng thẳng trong học tập của sinh viên
Căng thẳng không chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn mà còn có thể kéo dài suốt nhiều tháng, thậm chí nhiều năm Ngoài những ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc sống, căng thẳng kéo dài được xem là một yếu tố chính dẫn đến nhiều rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, Theo thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam vào năm 2017, không khác những quốc gia khác thì tại nước ta có khoảng 15% dân số mắc các trường hợp rối loạn đến từ căng thẳng
Trong xã hội hiện đại, ở mọi độ tuổi và trong mọi ngành nghề, nguy cơ mắc căng thẳng đều tồn tại Trong độ tuổi từ 18 đến 25, những sự kiện, biến cố trong học tập, gia đình, công việc và cuộc sống thường ảnh hưởng nhiều đến cá nhân, đặc biệt là sinh viên Theo thống kê, có đến 48,2% sinh viên mắc căng thẳng, trong đó có khoảng 7% mắc căng thẳng nặng và dễ ảnh hưởng đến các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm hoặc lo âu quá mức Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì sinh viên đóng vai trò quan trọng trong xã hội và kinh tế, và nếu không được phòng ngừa và điều trị kịp thời, căng thẳng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sinh viên, gia đình và xã hội
Ở Mỹ, theo nghiên cứu của R Beiter và đồng nghiệp tại Đại học Franciscan, bang Ohio, đã chỉ ra rằng có đến 38% sinh viên tự báo cáo gặp phải căng thẳng, đặc biệt
là 11% trong số họ ở mức căng thẳng nặng và rất nặng (R Beiter, R Nash, M McCrady, 2015, tr 90-96) Một nghiên cứu đã thực hiện tại trường Đại học ở Thổ Nhĩ
Trang 10Kỳ khu vực Nuran Bayram và Nazan Bilgel, cho kết quả lần lượt là 48.2% và 6.9% bao gồm sinh viên stress và stress nặng (N Bayram và N Bilgel, 2008, tr 667-672)
Căng thẳng là tình trạng diễn ra khá phổ biến đặc biết đối với sinh viên Theo thống kê số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số lượng sinh viên, học sinh gặp tình trạng căng thẳng là 25% Mặc dù chưa thấy sự ảnh hưởng của thực trạng căng thẳng tác động đến cộng đồng nhưng đã có một vài nghiên cứu được khảo sát ở các nhóm đối tượng khác như nhân viên cơ quan hành chính, học sinh cấp 1,2,3 và sinh viên đại học
Các nghiên cứu về thực trạng căng thẳng ở sinh viên ngành y khu vực thế giới cho thấy số liệu đáng báo động khi dấu hiệu căng thẳng ở sinh viên khá cao từ 45% đến 63%[5], [6], [7] Trong tổng số 37,9% sinh viên có dấu hiệu căng thẳng thì mức độ căng thẳng nhẹ vừa và mức độ nặng lần lượt là 22.5% và 15.4%
Trường Đại học Y Dược TPHCM đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2011, kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 252 khảo sát được trên sinh viên năm 4 học y khoa thì có 11% biểu hiện căng thẳng ở mức độ nặng Ngoài ra các nghiên cứu khác cũng được tiến hành cho kết quả từ 22.8% đến 71.4% sinh viên mang biểu hiện căng thẳng
Trong thực tế, căng thẳng không luôn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài thường là nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề tâm lý và tâm thần như mật độ lo âu, trầm cảm cao, cũng như các rối loạn liên quan đến căng thẳng, đồng thời làm tăng khả năng mang các bệnh lý thể chất Với sinh viên, căng thẳng thường ảnh hưởng đến kết quả học tập và có khả năng làm tăng tỷ lệ nghỉ học, đồng thời tăng nguy cơ thất nghiệp trong tương lai
3 Những nguyên nhân gây ra căng thẳng
Hai yếu tố trong và ngoài là những yếu tố gây ra tình trạng căng thẳng
3.1 Yếu tố bên trong
3.1.1 Căng thẳng tạo ra bởi sự mất cân bằng về mặt thể chất và tâm lý
Trang 11+ Sử dụng các chất kích thích nói chung và rượu bia nói riêng, ngoài ra còn các thói quen sử dụng thuốc lá hay tiêu thụ nhiều cà phê.
+ Lười vận động hay thể dục thể thao
- Về tâm lý:
+ Căng thẳng từ các sự việc xảy ra trong cuộc đời: Những sự việc đột ngột xảy đến
có thể gây ra những rối loạn tâm lý và ảnh hưởng tiêu cực đến con người Một
số hoàn cảnh mang tính thay đổi có thể là: người thân qua đời, gặp tình huống nguy hiểm (bị bắt cóc, bị tai nạn, )
+ Suy nghĩ ở bản thân mỗi người : Ngoài những yếu tố khác thì mọi người cũng có thể tạo ra áp lực lớn cho bản thân của chính chúng ta Những người có tính cách hoàn hảo hay cầu toàn, luôn muốn mọi thứ hoàn hảo sẽ là dẫn đầu của danh sách này Đến khi không hoàn thành mục tiêu đã đặt ra thì họ sẽ mất đi niềm tin về những thứ đang diễn ra dẫn đến sinh ra tâm lý chán nản, mệt mỏi,ủ rủ Ngoài ra, tâm lý bất ổn cũng khiến bạn nhìn một vấn đề nào đó dưới góc nhìn không tốt hơn
3.1.2 Sự thiếu ý thức về căng thẳng
Ngoài ra, phần lớn mọi người đang bị rối loạn căng thẳng mà họ không nhận thức được mình đang gặp tình trạng căng thẳng, hoặc không nhận ra được tại sao mình
bị căng thẳng, hoặc chưa tìm cách khắc phục căng thẳng thật sự hiệu quả Chính những
sự ngó lơ đó sẽ chỉ làm cho tình trạng căng thẳng trở nên trầm trọng hơn
3.2 Yếu tố bên ngoài
3.2.1 Môi trường sống
+ Một số yếu tố gián tiếp làm cho chúng ta thấy mệt mỏi, chán trường có thể là:
+ Ở một khu vực quá ồn ào
+ Thời tiết đột nhiên quá nóng hoặc quá lạnh
+ Ô nhiễm môi trường xung quanh
3.2.2 Xã hội
- Công việc, học tập
Trang 12+Công việc thường là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng trong cuộc sống của chúng ta Áp lực từ công việc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động đến sức khỏe vật lý.
+Một số lí do dẫn đến áp lực từ công việc:
Lịch trình công việc quá nhiều
Thiếu sự hài lòng với công việc đã chọn
Không giữ được trạng thái cân bằng công việc-cuộc sống
Áp lực từ kỳ vọng
+Công việc làm thêm ngoài giờ học và áp lực trong học tập đồng thời cũng là lí do dẫn đến sự stress của sinh viên.Việc phải đối mặt với nhiều bài kiểm tra, dự án,đồ án,khóa luận hoặc việc làm thêm để kiếm tiền sinh tồn cũng đều có thể làm tăng thêm căng thẳng Ngoài ra, vấn đề tài chính cũng là một nguyên nhân khác, đặc biệt khi sinh viên phải lo lắng về việc trả học phí theo từng học kì, chi phí sinh hoạt và áp lực từ việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp
Thất nghiệp cũng là một yếu tố làm cho chúng ta rơi vào trạng thái mất tinh thần và cảm thấy bế tắc tạo nên những dòng suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, căng thẳng, rối loạn cũng ngày một hiện ra rõ rệt
- Tài chính:là một trong những lý do quan trọng dẫn đến căng thẳng Một số nghiên cứu cho thấy người độc lập về tài chính và có đời sống kinh tế dư giả thường có cuộc sống thoải mái và dễ dàng hơn những người không có điều kiện hay vẫn còn phụ thuộc vào người khác
- Sự ảnh hưởng bởi người xung quanh:
Các nguyên nhân của stress trong trường hợp này có thể là:
+Với nhiều cặp đôi, không có thời gian chia sẻ, thiếu sự giao tiếp
Trang 13+Tâm trạng của chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng một cách tiêu cực khi những người bạn bè , người thân xung quanh cũng đang có dấu hiệu bị căng thẳng một cách liên tục.+Mối quan hệ không lành mạnh, xuất phát từ lợi dụng nhau
+Áp lực từ sự kỳ vọng của gia đình, người thân
- Sự ảnh hưởng từ mạng xã hội:
Ngoài những lợi ích được mang lại của mạng xã hội, nó có tác động không tốt đến con người đặc biệt là khi bạn không xác định được những thông tin và hình ảnh bạn đưa vào não Nếu bạn liên tục nhập thông tin tiêu cực và "tiếng ồn" vào não, cơ thể bạn sẽ tạo ra nhiều phản ứng với những điều đó Nhiều hơn nữa, khi chúng ta thấy cuộc sống của một người giàu có , thành công, có cuộc sống hạnh phúc, đáng để mơ ước thì chúng ta sẽ cảm thấy FOMO ( fear of missing ), cảm thấy bị thua họ, bị bỏ rơi, không được như họ Từ đó đã hình thành nên các cảm giác tiêu cực và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn
4 Những rủi ro khi bị căng thẳng của sinh viên
Khi bị căng thẳng trong việc học, có thể xảy ra một số rủi ro cho sức khỏe và hiệu suất học tập của bạn Một số rủi ro thường gặp mà bạn đã gặp phải :
Bệnh lý về sức khỏe như mệt mỏi, đau đầu, hệ tiêu hóa gặp ảnh hưởng xấu, miễn dịch
cơ thể kém cũng được xuất hiện khi chúng ta gặp phải căng thẳng Nếu không kiểm soát được cảm giác căng thẳng, nó có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, gây xung đột trong mối quan hệ giữa bạn bè-gia đình do không thể kiểm soát được cảm xúc
và hành vi của bản thân Sinh viên khi gặp căng thẳng cũng đang phải đối mặt một số vấn đề liên quan đến tâm lý :tự kỷ,trầm cảm,lo âu, rối loạn giấc ngủ, cảm lạnh hoặc cúm thường xuyên, buồn nôn, và chóng mặt
Thêm vào đó, cảm giác căng thẳng có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và suy nghĩ logic, gây cản trở trong quá trình tiếp thu kiến thức khi đang học, làm bài tập và chuẩn
bị cho các kỳ thi Căng thẳng cũng có thể làm giảm sự tự tin và khả năng giải quyết vấn
đề, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và có thể dẫn đến các triệu chứng lo âu như sự sợ hãi thường xuyên, căng thẳng và lo lắng quá mức, làm mất khả năng tập trung vào việc
Trang 14học Sự lo lắng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập và thậm chí có thể gây ra các rối loạn lo âu.
5 Một số đề xuất nhằm giải quyết tình trạng stress của sinh viên
Để có thể đối phó tốt với căng thẳng trong học tập-cuộc sống, mỗi sinh viên cần tự tìm hiểu và áp dụng những phương pháp giải tỏa căng thẳng phù hợp với bản thân Việc này giúp tâm trí được thoải mái hơn và khả năng sáng tạo cũng được kích thích hơn
Dưới đây là một số phương án giảm thiểu stress để sinh viên có thể áp dụng:
5.1 Sắp xếp thời gian biểu hợp lý
Đối với sinh viên, đặc biệt là những sinh viên năm thứ nhất dù bận rộn với những công việc như học tập hay đi làm hoặc tham gia các clb thì việc dành thời gian cho bản thân
để nghỉ ngơi và thư giãn cũng không thể bỏ qua Bạn hãy sắp xếp các công việc của bản thân một cách hợp lý nhất
Ví dụ như hãy liệt kê ra các công việc mà bạn cần phải hoàn thành trong ngày và hãy lưu ý ưu tiên các công việc quan trọng với bản thân sau đó lập cho bản thân một thời gian biểu các công việc trong ngày theo một lộ trình cố định, cố gắng sắp xếp xen kẽ thời gian làm việc và thời gian để bản thân nghỉ ngơi thư giãn và hãy tuân thủ làm nó hàng ngày (Dao Nguyen, 2016)
Điều này khiến cho bạn có thể hoàn thành được công việc của bản thân vừa có thêm thời gian để nghỉ ngơi thư giãn đầu óc Thoải mái về tinh thần giúp giải quyết và làm giảm các nguy cơ bị stress Ngoài ra,còn giúp tạo ra một tâm trạng thoải mái và tích cực hơn, từ đó cải thiện hiệu suất học tập và tăng cường sức khỏe tinh thần
5.2 Tâm sự, chia sẻ nhiều hơn
Mỗi cá nhân nên tâm sự với người thân bạn bè của mình những vấn đề mà bản thân đang gặp phải để nhận được sự chia sẻ, động viên an ủi giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng nhằm giảm hoặc giải quyết stress Nếu gặp khó khăn trong việc nói chuyện với gia đình,
họ nên tìm đến bạn bè hoặc các thầy cô mà họ tin tưởng để tìm sự giúp đỡ Quan trọng nhất là không nên tự kỷ và giấu giếm vấn đề, mà hãy mở lòng và chia sẻ để tìm kiếm giải pháp cho những thách thức mà họ đang đối mặt