1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại công ty quản lý tài sản – chi nhánh thành phố hồ chí minh

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Mục tiêu tổng quát của đề án là phân tích, đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm giúp nâng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRIỆU VIỆT ANH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN – CHI NHÁNH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRIỆU VIỆT ANH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN – CHI NHÁNH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung bài đề án “Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại

Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình được

nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề án này là trung thực, trong đó không bao gồm những kết quả đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện, ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong đề

án

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024

TRIỆU VIỆT ANH

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Để có thể hoàn thiện đề án này, tôi đã nhận được nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ,

hỗ trợ của nhiều cá nhân và tập thể

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình trang bị cho tôi nhiều kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Trần Hồng

Hà, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành

đề án này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tập thể, cá nhân đã hỗ trợ tôi trong việc hoàn thành nội dung, bổ sung dữ liệu trong đề án Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng các cấp, các phản biện độc lập đã cho tôi nhiều ý kiến góp ý khoa học, có tính xây dựng cao để tôi có thể học tập, tiếp thu và chỉnh sửa nghiên cứu Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, các đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi có thể thực hiện đề án này Trân trọng

Trang 5

TÓM TẮT

1 Phần Tiếng Việt

Tiêu đề: “Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”

Nội dung: Đề án đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Công ty

Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh Đề án sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh với số liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp Mục tiêu tổng quát của đề án là phân tích, đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động này Với vai trò là trung tâm phát triển thị trường mua bán nợ xấu, hỗ trợ các tổ chức tín dụng Việt Nam khơi thông dòng vốn tín dụng, Công ty Quản lý tài sản đã có quá trình hoạt động hơn 10 năm thực hiện mua bán và xử lý nợ, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 05 năm thực hiện mua bán, xử lý nợ theo giá trị thị trường Từ khi được thành lập đến nay, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã có những kết quả, thành tựu nhất định trong việc mua bán và xử

lý các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định trong quá trình hoạt động Để nâng cao hiệu quả, giải quyết những hạn chế tồn tại, cần tập trung vào các giải pháp chính, bao gồm: tăng cường nhận diện thương hiệu của Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, và đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực hướng tới thực hiện chuyên môn hóa trong hoạt động

Từ khóa: nợ xấu, xử lý, Công ty Quản lý tài sản, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí

Minh

Trang 6

2 Phần Tiếng Anh

Title: “Promoting the efficiency of Non-performing loans settlement at Vietnam Asset Management Company – Ho Chi Minh City Branch”

Abstract: This project suggests solutions for promoting the efficiency of

non-performing loans settlement at Vietnam Asset Management Company – Ho Chi Minh City Branch The project employs statistical methods, descriptive analysis, comprehensive synthesis, and comparative analysis using secondary data The general objective of the project is to analyze and assess the current state of non-performing loans settlement at Vietnam Asset Management Company – Ho Chi Minh City Branch, and subsequently, provide proposals and recommendations to enhance the effectiveness of this activity With its role as a central hub for the development of the non-performing loans trading market, supporting Vietnamese commercial banks in clearing credit flows, the Asset Management Company has been operational for over

10 years in purchasing, selling, and settling debts The Ho Chi Minh City Branch has been engaged in market-based debt trading and settlement for over 5 years Since its establishment, the Ho Chi Minh City Branch has achieved certain results and accomplishments in buying and settling the non-performing loans of commercial banks; however, there are still some limitations in its operations To enhance efficiency and address existing limitations, it is necessary to focus on key solutions, including: promoting the brand awareness of the Ho Chi Minh City Branch, and promoting the development of human resources aiming towards specialization in activities

Keywords: non-performing loans, settlement, Vietnam Asset Management

Company, Ho Chi Minh City Branch

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Ban 2 Ban Kế hoạch & Quản lý rủi ro

NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NQ42 Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu

của các tổ chức tín dụng P.KH&QLRR Phòng Kế hoạch & Quản lý rủi ro

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

AMC Asset management company Công ty quản lý nợ và khai thác tài

sản

BCBS Basel Commitee on Banking

Supervision Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng

CIC Credit Information Center Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc

gia Việt Nam ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu Âu

FFIEC Federal Financial Institutions

Examination Council

Ủy ban Xem xét các Định chế Tài

chính Liên bang FSA Financial Service Agency Cơ quan Dịch vụ Tài chính GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội địa

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

KAMCO Korean Asset Management

Corporation Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc

RCC Resolution and Collection

Corporation Công ty Xử lý và Thu hồi nợ RTC Resolution Trust Corporation Công ty Ủy thác Thanh lý

VAMC Vietnam Asset Management

Company

Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH vi

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 3

5 Đóng góp của đề tài 4

6 Kết cấu đề án 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU 5

1.1 Các khái niệm 5

1.1.1 Nợ xấu 5

1.1.2 Xử lý nợ xấu 7

1.1.3 Công ty quản lý tài sản 8

1.2 Hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản 10

1.2.1 Khái niệm hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản 10

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản 10 1.3 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu qua công ty quản lý tài sản của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 12

1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia 12

Trang 10

1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 20

2.1 Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam 202.2 Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 23

2.2.1 Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam 23 2.2.2 Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 25 2.2.3 Mô hình kinh doanh của Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 27 2.2.4 Quy trình mua và thu hồi nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 29 2.2.5 Kết quả hoạt động mua nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 34 2.2.6 Kết quả hoạt động thu hồi nợ xấu đã mua tại Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 36

2.3 Phân tích SWOT đối với Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 392.4 Đánh giá thực trạng về xử lý nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 41

2.4.1 Thành tựu 41 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 43

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 49

3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 49

Trang 11

3.2 Đề xuất, kiến nghị đối với Ban Giám đốc Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại đơn vị 50

3.2.1 Tăng cường nhận diện thương hiệu 50 3.2.2 Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực hướng tới thực hiện chuyên môn hóa trong hoạt động 53

3.3 Đề xuất, kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước kiến nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý đối với hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu tại Việt Nam 54

3.3.1 Thiết lập tiêu chuẩn thẩm định giá với khoản nợ tín dụng 54 3.3.2 Hoàn thiện cơ chế đăng ký biện pháp bảo đảm 56 3.3.3 Kế thừa một số nội dung sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của TCTD hết hiệu lực 56

KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO i

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Mô hình kinh doanh của VAMC – Chi nhánh TP.HCM 27

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động mua nợ của VAMC – Chi nhánh TP.HCM 34

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động thu hồi nợ của VAMC – Chi nhánh TP.HCM 36

Bảng 2.4 Tỷ lệ dư nợ gốc xử lý của VAMC – Chi nhánh TP.HCM 38

Bảng 2.5 Biên lợi nhuận ròng của VAMC – Chi nhánh TP.HCM 38

Bảng 2.6 Ma trận SWOT đối với VAMC – Chi nhánh TP.HCM 40

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD 20

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của VAMC - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 26

Biểu đồ 2.3 Kết quả hoạt động mua nợ của VAMC – Chi nhánh TP.HCM 35

Biểu đồ 2.4 Kết quả hoạt động thu hồi nợ của VAMC – Chi nhánh TP.HCM 37

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ mô hình một cấp sang

mô hình hai cấp và liên tục phát triển với tốc độ cao, từng bước hội nhập quốc tế, phát huy vai trò trung gian về vốn, dẫn vốn lưu thông trong nền kinh tế thị trường Hệ thống ngân hàng được đánh giá có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế đất nước với tổng giá trị tài sản đạt hơn hai lần GDP Huy động vốn tăng liên tục và chủ yếu đến từ nguồn tiền tiết kiệm của dân cư Tuy nhiên, cùng với những bước phát triển nêu trên, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng chứa đựng nhiều rủi ro

Các rủi ro tác động đến hệ thống ngân hàng bao gồm tác động của các nhân tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mô, suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính quốc tế, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, … cũng như các nhân tố bên trong ngân hàng như quản trị rủi ro yếu kém, quy trình tín dụng hạn chế, thiếu hụt, đầu tư mạo hiểm còn cao, năng lực và đạo đức của nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu, rủi ro về

sở hữu chéo trong hệ thống còn tiềm ẩn Có thể thấy, bên cạnh những rủi ro nêu trên thì rủi ro về nợ xấu là vấn đề quan trọng cần được xử lý hiệu quả trong điều kiện những năm gần đây

Với vai trò là trung tâm phát triển thị trường mua bán nợ xấu, hỗ trợ các tổ chức tín dụng Việt Nam khơi thông dòng vốn tín dụng, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đã

có quá trình hoạt động hơn 10 năm thực hiện mua, bán và xử lý nợ, còn VAMC – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có hơn 05 năm thực hiện mua, bán, xử

lý nợ theo giá trị thị trường (GTTT)

Với những kết quả thực tiễn đạt được của VAMC, tôi nhận thấy việc nghiên cứu hiệu quả xử lý nợ xấu tại VAMC – Chi nhánh TP.HCM là hết sức cần thiết, cung cấp nhiều góc nhìn hơn liên quan đến lĩnh vực xử lý nợ xấu, từ đó hiểu được những thành công của VAMC trong quá khứ cũng như có thể đưa ra một số góp ý, kiến nghị giúp

Trang 14

cho VAMC – Chi nhánh TP.HCM có thể phát triển hơn trong lĩnh vực mua bán, xử lý

nợ xấu này

Về mặt nghiên cứu khoa học, tùy thuộc tính thời điểm hoặc vị trí địa lý, các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đến xử lý nợ xấu cho thấy mỗi công trình nghiên cứu xem xét ở những góc độ nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, rất ít công trình trực tiếp nghiên cứu hoạt động của VAMC, đặc biệt là VAMC – Chi nhánh TP.HCM, do hạn chế về mặt số liệu cũng như VAMC đã liên tục phát triển và thay đổi trong bối cảnh biến động về kinh tế như hiện tại Việc cung cấp thêm góc nhìn thực tiễn từ VAMC – Chi nhánh TP.HCM góp phần giúp đánh giá hiệu quả của đơn vị này đối với việc xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng, từ đó có những góp ý, giải pháp, đề xuất giúp đơn vị có thể phát triển hơn

Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả

xử lý nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nhằm vận dụng các lý thuyết và nghiên cứu trước đây về hoạt

động xử lý nợ xấu, đề tài tập trung phân tích, đánh giá tình hình hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC – Chi nhánh TP.HCM, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm giúp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại đơn vị này

Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, đánh giá thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại

VAMC – Chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2019 – 2023 Thứ hai, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại VAMC – Chi nhánh TP.HCM

Câu hỏi nghiên cứu: Thứ nhất, thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại VAMC –

Chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2019 – 2023 như thế nào? Thứ hai, giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại VAMC – Chi nhánh TP.HCM là gì?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả xử lý nợ xấu tại VAMC – Chi nhánh Thành

phố Hồ Chí Minh

Trang 15

2019, VAMC – Chi nhánh TP.HCM bắt đầu thực hiện mua bán và xử lý nợ theo GTTT

- Về nội dung: các cơ sở lý thuyết về vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu; thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại VAMC – Chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2019 – 2023; giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại VAMC – Chi nhánh TP.HCM

4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng gồm các phương pháp sau:

- Thống kê: Sử dụng số liệu thống kê để phục vụ cho việc phân tích thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại VAMC – Chi nhánh TP.HCM

- Phân tích tổng hợp: Dựa trên cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể để đưa ra những đánh giá chung về thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại VAMC – Chi nhánh TP.HCM

- So sánh, đối chiếu: Đánh giá thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại VAMC – Chi nhánh TP.HCM được xem xét trên cơ sở có sự so sánh đối chiếu giữa các giai đoạn, cũng như so sánh với thực trạng xử lý nợ xấu tại VAMC

Các nguồn dữ liệu phục vụ việc nghiên cứu bao gồm: Các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, IMF, World Bank, …; các công trình nghiên cứu, luận án, các ấn phẩm xuất bản, các bài báo có liên quan đến đề tài.; các số liệu kết quả hoạt động của VAMC và VAMC – Chi nhánh TP.HCM

Trang 16

6 Kết cấu đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục, bố cục của đề án chia thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xử lý nợ xấu

Chương 2: Thực trạng xử lý nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Nợ xấu

1.1.1.1 Định nghĩa nợ xấu theo quốc tế

Theo các tổ chức quốc tế như IMF (2019) và BCBS (2017), nợ xấu thường được định nghĩa dựa trên các tiêu chí chính sau:

- Thời gian quá hạn: Khoản vay được coi là nợ xấu nếu người vay không thanh toán được cả gốc và lãi trong vòng 90 ngày hoặc hơn

- Khả năng thanh toán: Khoản vay mà người vay không có khả năng thanh toán

và cần phải được tái cơ cấu cũng có thể được coi là nợ xấu

- Tái cơ cấu: Khoản vay đã được tái cơ cấu do người vay gặp khó khăn tài chính

nhưng vẫn không thể đáp ứng các điều khoản tái cơ cấu mới trong vòng 90 ngày cũng được xếp vào nợ xấu

1.1.1.2 Định nghĩa nợ xấu theo thông lệ các nước

Các nước có thể có những cách tiếp cận và tiêu chuẩn cụ thể khác nhau trong việc xác định nợ xấu, nhưng nhìn chung, định nghĩa thường xoay quanh các tiêu chí tương tự như các tổ chức quốc tế

- Hoa Kỳ: Theo Ủy ban Xem xét các Định chế Tài chính Liên bang (FFIEC), khoản vay được coi là nợ xấu nếu chậm thanh toán từ 90 ngày trở lên và ngân hàng nghi ngờ khả năng thu hồi toàn bộ nợ gốc và lãi (FFIEC, 2000)

- Châu Âu: Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu, khoản vay được coi là nợ xấu nếu chậm thanh toán từ 90 ngày trở lên hoặc nếu có khả năng không thu hồi được toàn

bộ nợ gốc và lãi mà không có biện pháp nào có thể giải quyết được tình trạng đó (ECB, 2017)

- Nhật Bản: Theo Cơ quan Dịch vụ Tài chính, nợ xấu bao gồm các khoản vay đã quá hạn trên 3 tháng, các khoản vay bị xóa nợ và các khoản vay được phân loại là có rủi ro cao (FSA, 1998)

Trang 18

Theo tiêu chuẩn phân loại quốc tế, mức cảnh báo nợ xấu cần xem xét ở ngưỡng trên 3% tổng dư nợ tín dụng (Hoàng Xuân Hòa, Trần Kim Anh, 2013)

1.1.1.3 Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021), nợ xấu được phân loại chi tiết hơn, dựa trên thời gian quá hạn và khả năng thu hồi

Tại Việt Nam, nợ xấu không được định nghĩa trực tiếp mà được xác định gián tiếp thông qua quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 20/07/2021, nợ tại TCTD Việt Nam cũng được phân loại thành 5 nhóm gồm: (i) nợ đủ tiêu chuẩn; (ii) nợ cần chú ý; (iii) nợ dưới tiêu chuẩn; (iv) nợ nghi ngờ; (v) nợ có khả năng mất vốn Thông tư này quy định nợ xấu là nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5, gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày Điều này cho thấy về hình thức, phân loại nợ qua

hệ thống ngân hàng của Việt Nam có dựa trên phân loại nợ theo tiêu chuẩn của quốc

tế, khá tương đồng với thực tiễn áp dụng tại nhiều nước trên thế giới (Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, …)

Về phương pháp phân loại nợ, phân loại nợ được áp dụng theo 2 phương pháp là định lượng và định tính

Theo phương pháp định tính, nợ cũng được phân loại thành 5 nhóm tương tự như cách phân loại định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của TCTD được NHNN chấp thuận

Một điểm đáng lưu ý, cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ thành 5 nhóm như trên nhưng TCTD vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn tương ứng với mức

độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm Ở Việt Nam chỉ có một số ít các TCTD áp dụng tiêu chuẩn định tính để tính toán nợ xấu

Trang 19

Đến năm 2024, theo điều khoản mới nhất về nợ xấu trong Điều 195 của Luật các TCTD số 32/2024/QH15 ban hành ngày 18/01/2024, định nghĩa về nợ xấu đã được mở rộng, bao gồm các loại sau:

 Nợ xấu của các TCTD và CN Ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả những khoản nợ xấu đang được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc NHNN, cũng như những khoản nợ xấu đã được xử lý bằng cách sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nhưng vẫn chưa thu hồi được và đang được theo dõi ngoài bảng cân đối

1.1.2 Xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu (Non-Performing Loans Resolution) là quá trình áp dụng các biện pháp và chiến lược nhằm thu hồi, quản lý, và giảm thiểu các khoản vay mà người vay không thể hoặc không sẵn lòng trả nợ theo các điều khoản đã cam kết Mục tiêu của việc xử lý nợ xấu là giảm thiểu thiệt hại tài chính, khôi phục nguồn vốn và cải thiện sức khỏe tài chính của tổ chức cho vay cũng như hệ thống tài chính nói chung

Việc xử lý nợ xấu có thể được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của khoản nợ, người vay, và tổ chức cho vay Các biện pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng Việt Nam thường bao gồm:

 Tái cơ cấu các khoản nợ: Điều chỉnh lại điều kiện vay, bao gồm kéo dài thời hạn trả nợ, điều chỉnh lãi suất, và chứng khoán hóa nợ, sau khi thảo luận với khách

Trang 20

hàng; Gia hạn nợ khi khách hàng không thể trả nợ theo thời hạn đã định, nhằm tạo điều kiện cho họ có thêm thời gian để thanh toán

 Thu hồi nợ trực tiếp: Phân tích và phân loại nợ xấu để đề xuất các biện pháp thu hồi phù hợp; Quản lý tài chính với khách hàng có nợ xấu, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn; Áp dụng các biện pháp thu hồi như thương lượng, động viên hoặc sử dụng pháp luật khi cần thiết

 Xử lý tài sản bảo đảm: Thực hiện thanh lý hoặc quản lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; Yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cần thiết

 Bán nợ: Chuyển nhượng nợ xấu cho các tổ chức chuyên nghiệp hoặc công ty quản lý nợ

 Sử dụng biện pháp pháp lý: Nhờ đến sự can thiệp của tòa án để buộc khách hàng trả nợ hoặc chuyển nhượng tài sản bảo đảm; Mở thủ tục tuyên bố phá sản đối với các doanh nghiệp không thể trả nợ

Những biện pháp này thường được kết hợp và thực hiện dựa trên tình hình cụ thể của khoản nợ và khách hàng để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc xử lý nợ xấu

1.1.3 Công ty quản lý tài sản

Công ty quản lý tài sản (Asset Management Company - AMC) là một tổ chức chuyên nghiệp được thành lập để mua lại, quản lý, và xử lý các tài sản tài chính, bao gồm các khoản nợ xấu từ các tổ chức tài chính như ngân hàng Mục tiêu chính của AMC là làm sạch bảng cân đối tài sản của các ngân hàng, giúp họ cải thiện tình hình tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế

AMC có thể được thành lập và điều hành bởi nhà nước hoặc bởi các tổ chức tư nhân Cả hai loại AMC đều có mục đích xử lý nợ xấu và cải thiện tình hình tài chính của các tổ chức tài chính, nhưng có sự khác biệt đáng kể về cách thức hoạt động, quản

Trang 21

tài chính công, đảm bảo ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô AMC nhà nước thường có chức năng mua lại nợ xấu từ các tổ chức tài chính, thường là các ngân hàng thương mại nhà nước; tái cơ cấu và xử lý nợ thông qua các biện pháp như tái cơ cấu nợ, bán tài sản bảo đảm, hoặc chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần; hỗ trợ pháp lý và tài chính từ chính phủ, bao gồm cả các gói cứu trợ và hỗ trợ thanh khoản Một số ví dụ tiêu biểu của AMC nhà nước có thể kể đến như China Cinda Asset Management Co., Ltd (Trung Quốc), Korea Asset Management Corporation (KAMCO) (Hàn Quốc), Resolution Trust Corporation (RTC) (Hoa Kỳ), … Ở Việt Nam mô hình AMC nhà nước được biết đến là VAMC

Đối với AMC tư nhân, đây là loại hình AMC được thành lập và điều hành bởi các tổ chức tư nhân, thường là các công ty đầu tư hoặc các tổ chức tài chính độc lập, với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông và nhà đầu tư, xử lý nợ xấu theo cách hiệu quả và nhanh chóng để đạt được lợi nhuận cao nhất AMC tư nhân thường

có chức năng mua lại nợ xấu từ các ngân hàng và tổ chức tài chính, thường với giá chiết khấu; tái cơ cấu và xử lý nợ nhằm tối đa hóa giá trị thu hồi thông qua các biện pháp như bán đấu giá, bán trực tiếp cho các nhà đầu tư khác, hoặc cải thiện giá trị tài sản trước khi bán; hợp tác với các nhà đầu tư tư nhân khác và sử dụng các chiến lược đầu tư linh hoạt để thu hồi nợ Một số ví dụ tiêu biểu của AMC tư nhân có thể kể đến như Lone Star Funds (Hoa Kỳ), Cerberus Capital Management (Hoa Kỳ), … Ở Việt Nam mô hình AMC tư nhân thường là các AMC được thành lập bởi các ngân hàng thương mại

Cả AMC nhà nước và AMC tư nhân đều đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý

nợ xấu và cải thiện tình hình tài chính Tuy nhiên, sự khác biệt về mục tiêu, nguồn vốn, cách thức quản lý và phạm vi hoạt động dẫn đến các chiến lược và kết quả khác nhau AMC nhà nước thường tập trung vào mục tiêu ổn định tài chính và hỗ trợ kinh

tế vĩ mô, trong khi AMC tư nhân hướng đến tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư Hiểu rõ các đặc điểm này giúp các quốc gia và tổ chức tài chính lựa chọn mô hình AMC phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện cụ thể trong từng trường hợp, giai đoạn

Trang 22

1.2 Hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản

1.2.1 Khái niệm hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản

Khái niệm "hiệu quả" là một thuật ngữ phổ biến trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, kinh doanh đến kỹ thuật và quản lý

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại” (Hoàng Phê, 2018) Trong kinh tế, “hiệu quả” được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Xét ở góc độ kinh tế học vĩ mô, hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó Hiệu quả là không lãng phí Xét ở góc độ chung và doanh nghiệp, hiệu quả được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra

để đạt được kết quả đó Mối quan hệ tỉ lệ giữa chi phí kinh doanh phát sinh trong điều kiện thuận nhất và chi phí kinh doanh thực tế phát sinh được gọi là hiệu quả xét về mặt giá trị

Như vậy, "hiệu quả" là khái niệm mô tả mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra với việc sử dụng tài nguyên (thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu, nhân lực, ) một cách tối

ưu và ít lãng phí nhất Hiệu quả thể hiện khả năng hoàn thành công việc hoặc nhiệm

vụ với chi phí và nguồn lực ít nhất mà vẫn đảm bảo kết quả chất lượng và mục tiêu mong muốn

Trong bối cảnh đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của AMC, hiệu quả ở đây là mối quan hệ giữa kết quả xử lý nợ của AMC (doanh thu/ lợi nhuận) so với chi phí AMC bỏ

ra Đồng thời hiệu quả xử lý nợ được đánh giá tương quan giữa hiệu quả xử lý nợ xấu của AMC so với toàn ngành ngân hàng

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản

Đo lường hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản là một quá trình quan trọng để đánh giá các biện pháp và chiến lược đã được thực hiện nhằm giảm thiểu tác động của nợ xấu đối với ngành ngân hàng và nền kinh tế Theo Nguyễn Thị

Trang 23

Kim Quỳnh (2020), một số tiêu chí và phương pháp thường được sử dụng để đo lường hiệu quả xử lý nợ xấu cụ thể như sau:

1.2.2.1 Các tiêu chí đánh giá tương quan giữa hiệu quả xử lý nợ xấu của AMC so với toàn ngành ngân hàng

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ xấu AMC đã mua từ các TCTD so với tổng dư nợ xấu của các TCTD

Tỷ lệ nợ xấu AMC đã mua trên tổng nợ xấu TCTD =Tổng dư nợ xấu AMC đã mua

Tổng nợ xấu của các TCTD × 100%Chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nợ xấu AMC mua so với tổng nợ xấu TCTD

- Chỉ tiêu 2: Tỷ trọng nợ xấu được xử lý thông qua bán nợ cho AMC so với tổng nợ xấu được xử lý của các TCTD

Nợ xấu xử lý qua AMC trên tổng nợ xấu xử lý = Tổng dư nợ xấu AMC đã mua

Tổng nợ xấu được xử lý của TCTD × 100% Chỉ tiêu phản án tương quan giữa nợ xấu AMC mua so với nợ xấu TCTD xử lý

1.2.2.2 Các tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa kết quả xử lý nợ của AMC so với chi phí AMC bỏ ra

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ thu hồi nợ xấu của AMC so với nợ xấu mua về

Tỷ lệ thu hồi nợ xấu của AMC =Tổng dư nợ xấu AMC đã thu hồi được

Tổng dư nợ xấu AMC đã mua × 100%

Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả thu hồi nợ xấu của AMC trên tổng nợ xấu AMC mua

Chỉ tiêu 2: Tỷ trọng các phương thức xử lý nợ trên tổng nợ xấu đã được xử lý

Phương thức thu hồi (i) =Tổng dư nợ xấu AMC thu hồi bằng phương thức (i)

Tổng dư nợ xấu AMC đã thu hồi được × 100%Chỉ tiêu thể hiện sự đóng góp của các phương thức thu hồi nợ xấu của AMC

Chỉ tiêu 3: Vòng quay vốn xử lý nợ và hệ số bảo toàn vốn

- Vòng quay vốn mua nợ:

Vòng quay vốn trên năm để xử lý nợ xấu = Vốn của AMC

Tổng dư nợ xấu AMC đã mua × 100% Chỉ tiêu thể hiện tốc độ sử dụng vốn của AMC, vòng quay vốn càng lớn chứng tỏ tốc độ mua và thu hồi nợ để tiếp tục mua nợ càng nhanh

Trang 24

- Tăng trưởng VCHS:

Tăng trưởng VCSH =Vốn CSH năm hiện tại − VCSH năm liền trước

VCSH năm liền trước × 100%

Chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của AMC

Chỉ tiêu 4: Hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh

- Tỷ suất sinh lời trên VCSH (Return on Equity - ROE):

ROE =Lợi nhuận sau thuế của AMC

VCSH bình quân × 100%

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on Assets - ROA):

ROA =Lợi nhuận sau thuế của AMC

Tổng tài sản bình quân × 100%

ROE và ROA thể hiện tỷ suất sinh lời của AMC

- Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin - NPM):

Biên lợi nhuận ròng =Lợi nhuận sau thuế của AMC

1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia

1.3.1.1 Hoa Kỳ: Công ty Ủy thác Thanh lý (Resolution Trust Corporation – RTC)

Bối cảnh: RTC được thành lập vào năm 1989, để xử lý cuộc khủng hoảng tiết

kiệm và cho vay (Savings and Loan Crisis) ở Mỹ, một cuộc khủng hoảng tài chính lớn khi hàng trăm tổ chức tiết kiệm và cho vay phá sản, gây ra nhiều vấn đề cho hệ thống tài chính Mỹ

Chiến lược và hoạt động:

 Mua lại tài sản: RTC đã mua lại các tài sản bất động sản và các khoản vay

không hiệu quả từ các tổ chức tài chính bị phá sản, giảm bớt gánh nặng nợ xấu đối với

hệ thống tài chính và tạo điều kiện cho sự tái cơ cấu

Trang 25

 Thanh lý tài sản: RTC tiến hành thanh lý các tài sản thông qua các cuộc đấu

giá công khai và các giao dịch tư nhân, nhằm thu hồi một phần giá trị từ các tài sản này và tái cơ cấu hệ thống tài chính

 Minh bạch và trách nhiệm: RTC hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của

Quốc hội Mỹ và phải báo cáo thường xuyên về tiến độ và kết quả hoạt động, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong mọi quyết định và hoạt động

Kết quả: RTC đã xử lý hơn 700 tổ chức tài chính và thanh lý tài sản trị giá hơn

394 tỷ USD, giúp khôi phục niềm tin vào hệ thống tài chính và ổn định thị trường bất động sản Mỹ

Bài học: Quy trình minh bạch, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ và các biện pháp

kiểm soát nội bộ chặt chẽ là những yếu tố quan trọng giúp RTC thành công Việc duy trì tính minh bạch và trách nhiệm trong mọi quyết định và hoạt động đã tạo ra niềm tin

từ cộng đồng và nhà đầu tư, đồng thời giúp họ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính

1.3.1.2 Hàn Quốc: Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (Korea Asset Management Corporation – KAMCO)

Bối cảnh: KAMCO, được thành lập từ năm 1962, đã bắt đầu xử lý nợ xấu mạnh

mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, khi Hàn Quốc phải đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn và vấn đề nợ xấu lớn

Chiến lược và hoạt động:

 Mua lại nợ xấu: KAMCO mua lại các khoản nợ xấu từ các ngân hàng với giá

chiết khấu, sử dụng quỹ tái thiết tài chính do chính phủ Hàn Quốc cung cấp Họ thúc đẩy quá trình thanh toán nợ xấu đồng thời giảm bớt áp lực tài chính cho các ngân hàng

 Tái cơ cấu nợ: KAMCO thực hiện tái cơ cấu nợ bằng cách giảm lãi suất, gia

hạn thời gian trả nợ hoặc chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nợ và giảm tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống

Trang 26

 Bán tài sản: KAMCO tổ chức các cuộc đấu giá công khai để bán tài sản bảo

đảm của các khoản nợ xấu, thu hồi một phần giá trị từ các tài sản này và tối ưu hóa hiệu suất tài chính

Kết quả: KAMCO đã xử lý nợ xấu trị giá hàng chục tỷ USD, góp phần ổn định

hệ thống tài chính Hàn Quốc và thúc đẩy sự hồi phục kinh tế của đất nước sau cuộc khủng hoảng

Bài học: Sự linh hoạt trong các phương pháp xử lý nợ xấu và việc sử dụng hiệu

quả các công cụ tài chính là chìa khóa thành công của KAMCO Sự hỗ trợ từ chính phủ và việc áp dụng các biện pháp tái thiết tài chính một cách linh hoạt và đổi mới đã giúp họ đối mặt với thách thức của nợ xấu một cách hiệu quả

1.3.1.3 Thụy Điển: Công ty Quản lý tài sản Securum

Bối cảnh: Công ty Quản lý tài sản Securum được thành lập vào năm 1992 để xử

lý nợ xấu từ các ngân hàng bị khủng hoảng trong cuộc khủng hoảng ngân hàng đầu những năm 1990, khi Thụy Điển đối mặt với một vấn đề nợ xấu lớn sau sự sụp đổ của nhiều ngân hàng

Chiến lược và hoạt động:

 Mua lại tài sản: Securum mua lại các khoản nợ xấu và tài sản bất động sản từ

các ngân hàng bị ảnh hưởng, giúp giảm bớt gánh nặng nợ xấu đối với các ngân hàng

và tạo điều kiện cho họ để tái thiết hạ tầng tài chính

 Quản lý tài sản: Securum không chỉ thanh lý mà còn cải thiện giá trị tài sản

trước khi bán để tối đa hóa giá trị thu hồi Điều này có thể bao gồm cải thiện, tái phát triển hoặc tái sử dụng các tài sản để tạo ra giá trị cao hơn khi bán

 Độc lập hoạt động: Securum hoạt động như một thực thể độc lập với quyền tự

chủ cao trong việc ra quyết định và quản lý tài sản Điều này giúp họ có khả năng đưa

ra những quyết định nhanh chóng và linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường và mục tiêu tái thiết hạ tầng tài chính của quốc gia

Trang 27

Kết quả: Công ty Quản lý tài sản Securum đã xử lý thành công nợ xấu và tài sản

bất động sản trị giá khoảng 8 tỷ USD, góp phần tái thiết hệ thống ngân hàng Thụy Điển và hỗ trợ sự phục hồi kinh tế của đất nước

Bài học: Bài học từ Công ty Quản lý tài sản Securum là sự độc lập của AMC và

khả năng ra quyết định nhanh chóng, cùng với sự hỗ trợ của chính phủ, là yếu tố quan trọng để xử lý nợ xấu hiệu quả Sự linh hoạt trong quản lý tài sản và khả năng tối ưu hóa giá trị từ các tài sản cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này

1.3.1.4 Nhật Bản: Công ty Xử lý và Thu hồi nợ (Resolution and Collection Corporation – RCC)

Bối cảnh: RCC được thành lập vào năm 1999 để xử lý nợ xấu từ các ngân hàng

bị ảnh hưởng nặng nề trong những năm 1990, thời kỳ mà Nhật Bản phải đối mặt với vấn đề nợ xấu lớn sau cuộc khủng hoảng tài chính

Chiến lược và hoạt động:

- Mua lại nợ xấu: RCC mua lại nợ xấu từ các ngân hàng với mục đích giảm bớt

gánh nặng nợ xấu đối với các ngân hàng và tái thiết hạ tầng tài chính của hệ thống ngân hàng Nhật Bản

- Tái cơ cấu và bán tài sản: Sau khi mua lại, RCC thực hiện tái cơ cấu nợ và

bán tài sản bảo đảm thông qua các cuộc đấu giá hoặc giao dịch tư nhân để thu hồi một phần giá trị từ các khoản nợ này

- Hỗ trợ pháp lý: RCC sử dụng các biện pháp pháp lý mạnh mẽ như kiện tụng

và thi hành án để thu hồi nợ, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình xử

Kết quả: RCC đã xử lý một lượng lớn nợ xấu thành công, giúp cải thiện sức

khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng Nhật Bản và tạo điều kiện cho sự phục hồi kinh

tế sau cuộc khủng hoảng

Bài học: Việc sử dụng các biện pháp pháp lý mạnh mẽ và hợp tác chặt chẽ với

các ngân hàng và tổ chức tài chính khác là yếu tố quan trọng trong thành công của RCC Sự minh bạch, công bằng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động cũng đóng vai

Trang 28

trò quan trọng trong việc tạo niềm tin từ các bên liên quan và đảm bảo thành công trong quá trình xử lý nợ xấu

1.3.1.5 Trung Quốc: Công ty Quản lý tài sản Cinda Trung Quốc (China Cinda Asset Management Co., Ltd – Cinda)

Bối cảnh: Cinda được thành lập vào năm 1999 cùng với ba công ty quản lý tài

sản khác nhằm mục đích xử lý nợ xấu từ các ngân hàng thương mại nhà nước ở Trung Quốc

Chiến lược và hoạt động:

- Mua lại nợ xấu: Cinda mua lại các khoản nợ xấu từ các ngân hàng với giá

chiết khấu, giúp giảm bớt gánh nặng nợ xấu đối với các ngân hàng và tạo điều kiện cho họ để tăng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân khác

- Tái cơ cấu nợ: Cinda thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ, bao gồm chuyển đổi

nợ thành vốn cổ phần hoặc gia hạn thời gian trả nợ, nhằm giúp các khoản nợ trở nên bền vững hơn và tạo điều kiện cho người nợ để tái thiết hoạt động kinh doanh

- Thanh lý tài sản: Cinda tiến hành bán các tài sản bảo đảm thông qua các cuộc

đấu giá công khai và các giao dịch tư nhân, giúp họ thu hồi một phần giá trị từ các tài sản này để thanh toán nợ xấu

- Phát triển thị trường thứ cấp: Cinda phát triển thị trường thứ cấp cho các

khoản nợ xấu, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia mua bán nợ, giúp tăng cường thanh khoản và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư

Kết quả: Cinda đã xử lý một lượng lớn nợ xấu thành công, giúp cải thiện tình

hình tài chính của các ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của Trung Quốc Nhờ vào quy mô lớn và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, cùng với các phương pháp xử lý nợ xấu đa dạng, Cinda đã đạt được những thành công đáng kể

Bài học: Bài học từ Cinda cho thấy rằng quy mô lớn và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ

chính phủ, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp xử lý nợ xấu đa dạng và linh hoạt, có thể dẫn đến những kết quả tích cực trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu và

thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Trang 29

1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Các quốc gia đã sử dụng thành công mô hình Công ty Quản lý Tài sản (AMC) để

xử lý nợ xấu đều nhận thấy sự thành công phụ thuộc vào các yếu tố chính sau:

1.3.2.1 Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ

Chính phủ đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo sự thành công của AMC thông qua các hỗ trợ tài chính và pháp lý:

Hỗ trợ tài chính: AMC được Chính phủ cung cấp nguồn vốn hoặc bảo lãnh tài

chính, nhờ đó có đủ khả năng mua lại các khoản nợ xấu từ các ngân hàng thương mại Điều này giúp tăng cường thanh khoản cho các ngân hàng, cho phép họ tiếp tục hoạt động và cho vay mới

Ví dụ: Hàn Quốc đã cung cấp các gói cứu trợ tài chính lớn cho Korea Asset Management Corporation (KAMCO) sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm

1997, giúp KAMCO mua lại và xử lý nợ xấu một cách hiệu quả

Hỗ trợ pháp lý: Chính phủ các nước đã ban hành các quy định hỗ trợ thu hồi nợ,

giải quyết tranh chấp và xử lý tài sản Từ đó giúp AMC có thể thu hồi nợ và thanh lý tài sản bảo đảm một cách nhanh chóng và hiệu quả

Ví dụ: Hoa Kỳ đã ban hành nhiều quy định pháp lý hỗ trợ hoạt động của Resolution Trust Corporation (RTC) trong việc xử lý nợ xấu từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay

Minh bạch và trách nhiệm: Tính minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động của

AMC được Chính phủ bảo đảm, qua đó tăng cường niềm tin của công chúng và các bên liên quan vào quá trình xử lý nợ xấu Các AMC được giám sát chặt chẽ hoạt động, phải báo cáo thường xuyên về tiến độ và kết quả xử lý nợ xấu

Ví dụ: Chính phủ Thụy Điển đã thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động của Securum, giúp đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu

1.3.2.2 Quy trình minh bạch

Minh bạch là yếu tố then chốt trong hoạt động của AMC để đảm bảo niềm tin và hiệu quả:

Trang 30

Quy trình hoạt động rõ ràng: AMC các nước có quy trình và thủ tục hoạt động

rõ ràng, bao gồm việc mua lại nợ xấu, tái cơ cấu nợ và thanh lý tài sản Các quy trình này được công khai và dễ hiểu để đảm bảo tất cả các bên liên quan đều nắm rõ và tuân thủ

Ví dụ: KAMCO đã thiết lập quy trình rõ ràng cho việc mua lại và xử lý nợ xấu, bao gồm các bước cụ thể từ đánh giá giá trị tài sản đến thanh lý tài sản qua các cuộc đấu giá công khai

Giám sát chặt chẽ: Các cơ quan quản lý thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động

của AMC để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và ngăn chặn các hành vi lạm dụng hoặc tham nhũng Việc giám sát bao gồm kiểm tra định kỳ và yêu cầu báo cáo chi tiết từ AMC

Ví dụ: RTC ở Hoa Kỳ đã được giám sát chặt chẽ bởi Quốc hội Mỹ, yêu cầu báo cáo chi tiết về tiến độ và kết quả xử lý nợ xấu

1.3.2.3 Quản lý chuyên nghiệp và linh hoạt

Đội ngũ quản lý là yếu tố quyết định trong việc vận hành hiệu quả AMC:

Đội ngũ quản lý chuyên nghiệp: AMC các nước có đội ngũ quản lý giàu kinh

nghiệm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, có khả năng đánh giá và xử lý nợ xấu một cách hiệu quả Đội ngũ này được đào tạo bài bản và có kỹ năng chuyên môn cao

Ví dụ: Các chuyên gia của Securum ở Thụy Điển đều có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực tài chính và bất động sản, giúp công ty này xử lý thành công các khoản

nợ xấu và tài sản bất động sản

Khả năng linh hoạt: AMC có khả năng linh hoạt trong việc áp dụng các biện

pháp xử lý nợ xấu, bao gồm tái cơ cấu nợ, bán nợ và tài sản bảo đảm, cũng như các biện pháp pháp lý khác Khả năng linh hoạt này giúp AMC thích ứng với các tình huống khác nhau và tối ưu hóa kết quả xử lý nợ xấu

Ví dụ: KAMCO đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt như giảm lãi suất, gia hạn thời gian trả nợ, và bán tài sản qua đấu giá công khai, giúp tối đa hóa giá trị thu hồi nợ

Trang 31

1.3.2.4 Hợp tác chặt chẽ

Sự hợp tác giữa AMC và các bên liên quan là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả cao:

Hợp tác với các ngân hàng: Việc AMC các nước hợp tác chặt chẽ với các ngân

hàng/ tổ chức tín dụng đảm bảo quá trình mua lại và xử lý nợ xấu diễn ra suôn sẻ Sự hợp tác này bao gồm việc trao đổi thông tin, phối hợp trong quá trình tái cơ cấu nợ và thanh lý tài sản

Ví dụ: RCC ở Nhật Bản đã hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng để thu hồi và xử

lý nợ xấu một cách hiệu quả

Hợp tác với các tổ chức tài chính và nhà đầu tư: AMC hợp tác với các tổ chức

tài chính và nhà đầu tư khác để bán nợ và tài sản bảo đảm, qua đó tăng cường thanh khoản và tối ưu hóa giá trị thu hồi nợ

Ví dụ: Cinda ở Trung Quốc đã phát triển thị trường thứ cấp cho các khoản nợ xấu, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia mua bán nợ

Tóm tắt chương 1

Chương 1 của đề án cung cấp những kiến thức tóm lược, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và hệ thống hóa lại để làm rõ nét hơn những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu và xử lý nợ xấu Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới, đề án rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng mang tính then chốt cho Việt Nam trong việc phát triển hoạt động xử lý nợ xấu thông qua AMC Việc học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm này có thể giúp Việt Nam thiết lập và vận hành các AMC hiệu quả để giải quyết vấn

đề nợ xấu trong hệ thống tài chính Những tổng hợp, nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở

lý luận quan trọng đối với việc nghiên cứu về thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại VAMC – Chi nhánh TP.HCM

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Trong những năm gần đây, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) và các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã tập trung vào việc giải quyết nợ xấu bằng nhiều biện pháp khác nhau và đã đạt được những tiến bộ đáng kể Kể từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 15/8/2017, đến tháng 7/2023, các ngân hàng đã xử lý được 425,9 nghìn tỷ đồng nợ xấu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2023 đã tăng lên 4,55%, so với mức 2,03% vào cuối năm 2022

Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN)

Từ năm 2007, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã liên tục gia tăng, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế Tỷ lệ nợ xấu đã tăng 51% từ năm 2008 đến 2011, gấp đôi so với tăng trưởng tín dụng Tổng nợ xấu đã tăng lên 85.000 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng dư nợ, và sau đó lên

1.5

2.06 1.9

2.52 3.3

4.86

3.60 3.30 2.55 2.46

Trang 33

4,86% vào cuối năm 2012, trước khi giảm xuống còn 2,46% vào cuối năm 2016 và 2,56% vào tháng 2/2017

Để đối phó với tình trạng nợ xấu gia tăng trong hệ thống ngân hàng, Chính phủ

đã triển khai nhiều biện pháp cấp bách nhằm giảm bớt gánh nặng này Theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng, kế hoạch tái cấu trúc các

tổ chức tín dụng từ năm 2011 đến 2015 đã được thông qua Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7 tháng 1 năm 2013 cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm giảm bớt khó khăn cho sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ thị trường, và giải quyết nợ xấu Các tổ chức tín dụng được yêu cầu tăng cường biện pháp tự giải quyết nợ xấu, bao gồm đánh giá lại và cơ cấu lại nợ, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, giảm thiểu nợ xấu mới phát sinh và cải thiện quy trình đánh giá GTTT của nợ xấu Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hỗ trợ hoàn thiện

hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo cho vay, nhằm thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu một cách nhanh chóng

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế

và bất cập trong quá trình mua bán và xử lý nợ xấu Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của VAMC, đa số dư nợ được xử lý bằng việc mua lại khoản nợ từ các tổ chức tín dụng lớn, trong khi hoạt động mua bán nợ đối với các ngân hàng yếu kém và bị kiểm soát đặc biệt còn gặp nhiều khó khăn do các quy định và cơ chế của các ngân hàng này Do đó, nhiều tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro khá lớn, dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao

Ngoài ra, Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ

đã phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong giai đoạn 2013 - 2020 Mục tiêu của Chính phủ là giảm tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng xuống dưới 3% tổng dư nợ tín dụng Sau đó, các quyết định như Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với

xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” và Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2021-2025” đã

Trang 34

giúp đẩy mạnh các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, làm giảm rủi ro tín dụng và kiểm soát nợ xấu toàn hệ thống đạt hiệu quả đáng kể

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN quy định về việc các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể cơ cấu lại khoản vay (thời hạn trả nợ, giảm miễn lãi, phí, hoặc giữ nguyên nhóm nợ) để hỗ trợ các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, góp phần giảm áp lực nợ xấu lên hệ thống ngân hàng Trong những năm tiếp theo, NHNN tiếp tục ban hành thêm các thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như Thông tư

số 02/2022/TT-NHNN và Thông tư 02/2023/TT-NHNN nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do bối cảnh kinh tế chung còn nhiều bất ổn

Nợ xấu vẫn là thách thức lớn trong bối cảnh lạm phát và lãi suất tăng cao, ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng Do đó, các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro gia tăng tỷ lệ nợ xấu Rủi ro nợ xấu tăng cao trong giai đoạn 2023, với xu hướng tiếp tục tăng do ảnh hưởng từ ngành bất động sản, điều kiện liên quan đến bất động sản bị thắt chặt, tính thanh khoản tài sản giảm sút, và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát

Theo thống kê từ 26 ngân hàng Việt Nam (không bao gồm NVB), tình hình nợ xấu cuối quý I/2024 tiếp tục tăng, đạt gần 2,5% sau khi đã giảm mạnh xuống 2,15% vào cuối năm 2023, quay trở lại mức của cuối quý III/2023 Tổng số nợ xấu lên tới 222,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước Trong số 28 ngân hàng, 26 ngân hàng ghi nhận sự gia tăng nợ xấu so với cuối năm 2023, chỉ có VPB và BIDV ghi nhận mức giảm, nhưng không đáng kể

Một số ngân hàng cho biết, cả nợ nhóm 2 và nợ tái cơ cấu đều có xu hướng gia tăng Mặc dù tỷ lệ tổng thể hiện nay thấp hơn so với giai đoạn quý II-III/2020 (thời kỳ COVID-19), nhưng khi xem xét riêng từng phần, tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) và nợ nhóm

2 đang tăng đáng kể, cho thấy khả năng xuất hiện của một lớp nợ xấu mới Trong năm

2023, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng cao và giảm từ quý II/2023 nhưng lại tăng trở lại vào

Trang 35

đầu năm 2024 Tỷ lệ dự phòng cho nợ xấu (LLR) giảm trong quý I/2024 sau khi tăng nhẹ vào cuối năm 2023, điều này cho thấy áp lực dự phòng cho hệ thống ngân hàng vẫn rất lớn trong thời gian tới

Trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục gây khó khăn, bộ đệm dự phòng ngày càng mỏng Các ngân hàng lớn như VCB, BID, CTG, TCB và BAB có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao hơn 100%, trong khi các ngân hàng khác có dấu hiệu giảm và không vượt quá 88% vào cuối quý I/2024

2.2 Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

2.2.1.1 Hoàn cảnh ra đời

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2010 cùng với những khó khăn nội tại đã đẩy kinh tế Việt Nam vào tình trạng đặc biệt khó khăn, đặc biệt từ 2012 – 2014 Ngành ngân hàng, ví như huyết mạch của nền kinh tế, cũng gặp nhiều khó khăn, với

nợ xấu tăng nhanh, thanh khoản yếu kém, và khả năng sinh lời suy giảm Đến 30/09/2012, nợ xấu ngân hàng đã lên đến 17,21% tổng dư nợ tín dụng Trước tình hình này, Chính phủ và ngành ngân hàng cần có giải pháp mạnh mẽ để khơi thông dòng tín dụng và xử lý nợ xấu

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thành lập công ty quản lý tài sản (AMC) là giải pháp quan trọng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 53/2013/NĐ-CP và Quyết định 843/QĐ-TTg vào năm 2013 để thành lập Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) VAMC là công ty 100% vốn nhà nước, hoạt động theo các quy định của Nghị định 53/2013/NĐ-CP và Thông

tư 19/2013/TT-NHNN, bắt đầu thực hiện mua nợ xấu của các TCTD từ 01/10/2013 VAMC có chức năng tổng hợp, phân loại, đánh giá và xây dựng danh mục nợ xấu để thu hồi nợ hiệu quả, như đôn đốc thu hồi, khởi kiện, cơ cấu nợ, bán nợ, hoặc ủy quyền cho TCTD thu hồi nợ Hoạt động của VAMC thu hút sự quan tâm lớn từ các tổ chức

Trang 36

tài chính trong nước và quốc tế, tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm và áp dụng vào thị trường Việt Nam

2.2.1.2 Mục tiêu và cơ chế hoạt động theo từng giai đoạn

Kể từ khi thành lập tới nay, quá trình hoạt động của VAMC có thể chia ra làm 2 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 2013 – 2016: VAMC xác định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là phát hành trái phiếu đặc biệt (TPĐB) để thu gom nợ xấu từ các TCTD, giúp họ giảm áp lực trích lập dự phòng theo qui định để xử lý nợ xấu trong điều kiện tài chính khó khăn, rảnh tay đầu tư tín dụng mới góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cùng với phát hành TPĐB gom nợ xấu, VAMC tiến hành phân loại nợ đã mua để có giải pháp hợp lý cho việc xử lý theo các nhóm nợ xấu Đồng thời, VAMC đã tích cực hỗ trợ TCTD xử lý nợ xấu, miễn giảm lãi vay cho khách hàng

- Giai đoạn 2017 – nay: VAMC chuyển trọng tâm sang mua nợ theo giá trị thị trường (GTTT) và xử lý nợ đã mua Tuy nhiên, việc mua lại nợ xấu theo GTTT vẫn chưa đạt được theo như mục tiêu do vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc Ngoài ra, từ

2018, VAMC chỉ mua nợ xấu bằng TPĐB theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống, chỉ tập trung vào một số ít các TCTD yếu kém, vì vậy lượng mua nợ xấu bằng TPĐB kể từ năm 2018 đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước đó

- Định hướng các năm tiếp theo: NHNN đã phê duyệt Chiến lược phát triển của VAMC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo quyết định số 2024/QĐ-NHNN ngày 27/11/2020 Mục tiêu tổng quát của chiến lược là phát triển VAMC trở thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các TCTD, thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của các TCTD, có đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ mua, bán và xử lý nợ xấu, định giá, đấu giá tài sản Với chỉ đạo sát sao của Chính phủ, NHNN Việt Nam, sự ủng hộ của các Bộ, ngành và chính quyền trong cả nước; với sự

nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhiệt huyết, có năng lực, phẩm chất tốt, kinh nghiệm lâu

Trang 37

năm từ NHNN Việt Nam và các TCTD, hoạt động của VAMC đang từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp vào sự ổn định của hệ thống TCTD, phát triển kinh tế đất nước

Tổng kết lại quá trình hoạt động, có thể thấy rằng VAMC đã hoàn thành tốt vai trò của mình trong việc phối hợp với các TCTD duy trì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD ở mức dưới 3%, triển khai các biện pháp xử lý nợ phù hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hổi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh Có thể thấy VAMC có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của các TCTD

2.2.1.3 Bộ máy tổ chức

Hiện nay, VAMC có Trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội, và có 2 chi nhánh (Chi nhánh TP Hồ Chí Minh và Chi nhánh Sàn Giao dịch nợ)

2.2.2 Công ty Quản lý tài sản – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Trong giai đoạn đầu, hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo GTTT của VAMC được tập trung triển khai thực hiện tại trụ sở chính với đơn vị đầu mối là Ban Bán và

Xử lý nợ (tiền thân của Ban Đầu tư và mua bán nợ thị trường hiện nay) Trong quá trình thực hiện mua bán, xử lý nợ xấu theo GTTT cũng như đánh giá thực tiễn quản lý các khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB, VAMC nhận thấy các khoản nợ, tài sản bảo đảm, khách hàng vay, đối tác mua lại nợ và các tổ chức tín dụng (TCTD) có nợ xấu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khu vực phía Nam chiếm tỷ trọng tương đối lớn Trong khi đó, VAMC chỉ có trụ sở đặt tại Hà Nội nên việc tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng và triển khai các hoạt động mua bán nợ xấu theo GTTT gặp nhiều khó khăn, hạn chế Từ thực tế và đặc điểm của thị trường mua bán nợ xấu chủ yếu tập trung ở khu vực phía nam, VAMC đã nhanh nhạy có chủ trương thành lập Chi nhánh TP Hồ Chí Minh để đáp ứng yêu cầu của hoạt động mua bán nợ theo GTTT Được sự chấp thuận của NHNN, tháng 10 năm 2018, VAMC đã thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam – Chi nhánh

TP Hồ Chí Minh để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là mua bán, xử lý nợ xấu theo

Trang 38

GTTT của các chi nhánh tổ chức tín dụng tại địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam

Chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Chi nhánh TP Hồ Chí Minh đã dần được bổ sung, hoàn thiện trong 05 năm qua Từ khi thành lập đến tháng 3 năm 2022, hoạt động mua bán, xử lý nợ theo GTTT của Chi nhánh chỉ bao gồm việc việc tìm kiếm khách hàng, đánh giá và đề xuất phương án mua bán, xử lý nợ với Tổng giám đốc, Hội đồng thành viên VAMC xem xét, quyết định mua nợ theo GTTT Đến tháng

4 năm 2022, trên cơ sở đánh giá kết quả quá trình thực hiện nhiệm vụ mua bán, xử lý

nợ theo GTTT cùng với sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ tại Chi nhánh, Hội đồng thành viên đã quyết định phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh TP Hồ Chí Minh quyết định mua, bán, xử lý đối với khoản nợ xấu mua theo GTTT với giá mua dưới 30 tỷ đồng, cùng với việc phân cấp quyết định mua bán, xử lý nợ theo GTTT, Hội đồng thành viên cũng đã chấp thuận bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ đánh giá, quản trị rủi ro cho Chi nhánh thông qua việc thành lập Phòng Kế hoạch và Quản lý rủi ro trực thuộc Chi nhánh

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của VAMC - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Cơ cấu tổ chức hiện tại của Chi nhánh khá hoàn thiện, gồm Ban Giám đốc và 04 phòng ban chính Cơ cấu tổ chức trên nhằm phục vụ cho mục tiêu chính của Chi nhánh là tập trung vào lĩnh vực mua bán nợ theo GTTT, với Giám đốc Chi nhánh là cấp ra quyết định cao nhất tại Chi nhánh Về các phòng ban, P.MB&XLN là hạt nhân chính đóng vai trò phát triển hoạt động kinh doanh, tìm kiếm và đánh giá các khoản nợ xấu mua theo GTTT, đồng thời quản lý theo dõi các khoản nợ sau khi mua

Ban Giám đốc Chi nhánh

P Kế toán P Mua bán & Xử lý nợ P Hành chính tổng hợp P Kế hoạch & Quản lý rủi ro

Ngày đăng: 26/11/2024, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w