1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội

245 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Nghiên Cứu Khoa Học Lý Luận Chính Trị Của Giảng Viên Trẻ Tại Trường Đại Học Luật Hà Nội
Tác giả Ts Nguyên Văn Khoa, Ts Đào Ngọc Tuân, ThS Nguyễn Thanh Hương
Người hướng dẫn Ts Nguyên Văn Khoa
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 245
Dung lượng 47,07 MB

Nội dung

Giảng viên trẻ trong những năm tới là lực lượng nòng cốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội, bên cạnh những ưu điểm, điểm mạnh, thì đội ngũ giảng viên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CAP TRƯỜNG

NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HIỆN NAY

MÃ SO: DTCB.31/21-DHLHN

Chủ nhiệm đề tai: TS NGUYEN VAN KHOAThu ký đề tai: ThS NGUYEN THANH HUONG

HA NOI - 2022

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

STT Họ và tên Đơn vị

1 TS Nguyén Van Khoa (chu nhiém dé tai) Khoa Lý luận chính tri

2 TS Đào Ngọc Tuân (thành viên) Khoa Lý luận chính trị

3 ThS Nguyễn Thanh Hương (thư ký đề tài) Khoa Lý luận chính trị

Trang 3

MỤC LỤC

TrangBáo cáo tong hợp kết quả nghiên cứu đề tài (7S Nguyễn Văn Khoa) 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 2

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7

4 Đôi tượng và phạm vi ¡ nghiên cứu của đề tài 8

5 Co sở lý luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 8

6 Y nghia ly luận và thực tiễn của đề tài 9

7 Kết cầu của Báo cáo tong hop dé tai 9

Chuong 1 Co sé ly luận va thực tiễn về nghiên cứu khoa hoc lý luận chính trị

của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nộ ội hiện nay 10

1.1 Khái niệm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa hoc lý luận chính trị của

giảng viên trẻ 10 1.1.1 Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị 10 1.1.2 Giảng viên trẻ 12

1.1.3 Nâng cao chat lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ 15

1.2 Tác động qua lại giữa nghiên cứu khoa học lý luận chính trị với nghiên cứu

luật học và đào tạo luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay 17

1.2.1 Tác động qua lại giữa nghiên cứu khoa học lý luận chính trị với nghiên cứu luậthọc 17

1.2.2 Tác động qua lại giữa nghiên cứu khoa học lý luận chính trị với đào tạo luật 21 1.3 Yêu cầu đặt ra đối với nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ trong tình hình mới tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay 22

1.3.1 Yêu cầu nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học theo nghị quyết của Đảng ủ uy 221.3.2 Yéu cau xây dựng Trường Dai học Luật Ha Nội theo định hướng nghiên cứu 241.3.3 Yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên 261.3.4 Yêu cầu quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Trường 271.3.5 Yêu cầu nâng cao chất lượng nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành 281.4 Các yeu tô tác động đến chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của

giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay 30 1.4.1 Kiên thức chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu 30 1.4.2 Tính tích cực, chủ động, tự giác và tư duy khoa học 30

1.4.3 Đường lỗi của Đảng, pháp luật Nhà nước về nghiên cứu khoa học 32

1.4.4 Quản lý nghiên cứu khoa học 33

1.4.5 Xu thế nghiên cứu liên ngành, đa ngành và xuyên ngành 33

Chuơng 2 Thực trạng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ

tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay 35 2.1 Kết qua đạt được và nguyên nhân trong nghiên cứu khoa học lý luận chính trị

của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay 35

2161, Về nhận thức 35

2.1.2 Về hướng nghiên cứu 37

21,3) Về viết tham luận hội thảo khoa học 392.1.4 Vệ thực hiện dé tài nghiên cứu khoa học 402.1.5 Về viết bài đăng tạp chí khoa học 412.1.6 Vệ chủ biên, việt sách, giáo trình 43

2.1.7 Về hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học 44 2.1.8 Đánh giá chung kết quả đạt được và nguyên nhân 45 2.2 Hạn chế, ton tại và nguyên nhân trong nghiên cứu khoa học lý luận chính trị

của giảng viên trẻ tai Trường Dai học Luật Hà Nội hiện nay 48

2.2.1 Về nhận thức 4822D Về hướng nghiên cứu 48

2.2.3 Về viết tham luận hội thảo khoa học 49 2.2.4 Về thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học 50

Trang 4

2.2.5 Về viết bài đăng tạp chí khoa học

2.2.6 Vệ chủ biên, việt sách, giáo trình nghiên cứu khoa học

2.2.7 Về hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học

2.2.8 Đánh giá chung về hạn chê, tồn tại và nguyên nhân

Chuơng 3 Giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị

của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

3.1 Nhóm giải pháp từ phía Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm nâng cao chất

lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giáng viên trẻ hiện nay

3.1.1 Nâng cao nhận thức của toàn trường về nghiên cứu khoa học lý luận chính trị

của giảng viên trẻ

3.1.2 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủ uy, Ban giám hiệu, Hội đồng trường

về nghiên cứu khoa học lý luận chính tri của giảng viên trẻ

3.1.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý khoa học của Trường về nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ

3.1.4 Nâng cao năng lực khoa học các khoa, bộ môn của Trường trong nghiên cứu khoa hoc lý luận chính tri của giảng viên trẻ

3.1.5 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá khoa học của Trường về nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ

3.2 Nhóm giải pháp từ phía giảng viên trẻ nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

3.2.1 Nâng cao nhận thức và tư duy khoa học cho giảng viên trẻ trong nghiên cứu khoa học lý luận chính trị

3.2.2 Nâng cao tính tích cực, chủ động, tự giác cho giảng viên trẻ trong nghiên cứu khoa học lý luận chính trị

3.2.3 Nâng cao kiến thức chuyên ngành cho giảng viên trẻ trong nghiên cứu khoa học

Danh mục tài liệu tham khảo

Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài

Hệ các chuyên đề

Chuyên dé 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu khoa học lý luận chính trị

của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

(TS Nguyễn Văn Khoa-TS Đào Ngọc Tuan-ThS Nguyễn Thanh Hương)

Chuyên đề 2 Thực trạng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ

tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

_ (TS Nguyễn Văn Khoa)

Chuyên đê 3 Giải pháp nâng cao chât lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị

của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

(TS Nguyễn Văn Khoa)

Phụ lục

Bai báo đăng tạp chí khoa học đã công bố liên quan đến dé tài

52 54 56 57 64 64 65 69 70 73 74 TT 79 81 83 84 85 97 98 101 118

119

150

179 212 233

Trang 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO CÁO TONG HOP KET QUA NGHIEN CUU DE TAI

Dé tai:

NANG CAO CHAT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HOC

LÝ LUẬN CHÍNH TRI CUA GIẢNG VIÊN TRE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HIỆN NAYNgười thực hiện: TS Nguyễn Văn Khoa (Chủ nhiệm dé tài)

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học giữ vai trò quan trọng trong trường đại

học, vừa là chức năng cơ bản, vừa góp phần tạo nên thương hiệu của trường đạihọc Đối với giảng viên trẻ thì nghiên cứu khoa học tạo tiền đề cho việc thực hiệnnhiệm vụ giảng dạy Công tác giảng dạy phản ánh kết quả của nghiên cứu khoa học

và nghiên cứu khoa học là thước đo năng lực chuyên môn của giảng viên trẻ Do vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học được xác định là một trong những nhiệm vụ

quan trọng của giảng viên trẻ các trường đại học Nghị định số 99/2019/NĐ-CPngày 30/12/2019 về “Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

sửa đôi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học” khang dinh co so giao duc

đại hoc định hướng nghiên cứu gắn kết chặt chẽ giữa đào tao va nghiên cứu khoahọc và đạt được đủ các tiêu chí như “trong 3 năm gần nhất, cơ sở giáo dục đại họccông bồ trung bình mỗi năm từ 100 bài báo trở lên và đạt tỷ lệ trung bình một giảngviên cơ hữu công bố mỗi năm từ 0,3 bài trở lên trên các tạp chí khoa học có uy tíntrên thé giới” Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày

27 tháng 07 năm 2020 về “Quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dụcđại học công lập” xác định: “giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làmviệc trong năm học (tương đương 586 giờ hành chính) để làm nhiệm vụ nghiên cứu

khoa học”.

1.2 Chiến lược phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội theo định hướngnghiên cứu năm 2030 yêu cầu tăng cường hơn nữa chất lượng công bố khoa họctrong nước và tiến tới tăng cường công bố quốc tế Nghiên cứu khoa học lý luận

chính trị và nghiên cứu luật học có vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học của Nhà Trường Giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

là những người có tuổi đời đưới 35 tuổi, gồm giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học lý

luận chính trị ở khoa lý luận chính trị và giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học lý luận

chính trị ở các khoa luật Giảng viên trẻ trong những năm tới là lực lượng nòng cốt

trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội, bên cạnh

những ưu điểm, điểm mạnh, thì đội ngũ giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học lý luậnchính tri còn một số hạn chế, tồn tại như nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọngcũng như lợi ích nghiên cứu khoa học; kiến thức chuyên ngành, liên ngành chưathật sự sâu sắc; tính độc lập trong nghiên cứu chưa cao; chưa xây dựng được mỗi

quan hệ hợp tác trong nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả; chưa chủ động trong

nghiên cứu; chưa chủ động dự báo được những xu thế nghiên cứu khoa học lý luậnchính trị của thế giới và Việt Nam; kỹ năng nghiên cứu khoa học lý luận chính trịcủa giảng viên trẻ hiện nay còn có một số hạn chế, tồn tại như giảng viên trẻ cònchưa thành thạo, chưa nhuần nhuyễn hoặc vận dụng các kỹ năng nghiên cứu khoa

2

Trang 7

học chưa hiệu quả trong nghiên cứu khoa học lý luận chính trị Đặc thù của giảng viên trẻ tại Truong Dai học Luật Ha Nội là vừa nghiên cứu chuyên ngành lý luận

chính tri, thong thoi gan với nghiên cứu luật hoc và ngược lại, đòi hỏi rất nhiều yếu

tố để có thể nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong bối cảnh mới của

Trường hiện nay.

1.3 Chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻđược đo lường thông qua chất lượng của các hoạt động nghiên cứu khoa học bao

gồm chất lượng viết tham luận hội thảo khoa học các cấp; chất lượng thực hiện đề

tài nghiên cứu khoa học các cấp; chất lượng viết bài báo đăng các tạp chí khoa học

trong va ngoài nước; chất lượng tham gia viết, biên soạn, chủ biên các loại sách,giáo trình, tài liệu tham khảo; chất lượng hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài

nghiên cứu khoa học Tiêu chí được coi là chất lượng thể hiện ở các khía cạnh: Chấtlượng nghiên cứu được thé hiện ở giá trị, hàm lượng khoa học của các công trìnhnghiên cứu; thé hiện ở các cấp độ nghiên cứu cao hơn; thé hiện thông qua kết quảđược công bố trên các hội thảo uy tín có phản biện độc lập, trên các tạp chí khoahọc trong nước tính điểm cao, đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng, thiết thực; thểhiện ở việc công bố quốc tế, nhà xuất bản uy tín thế giới, tap chí quốc tế uy tín, tapchi trong danh mục ISI/Scopus; thể hiện ở việc đối sánh với các nghiên cứu lý luậnchính trị của nước ngoài; thể hiện là phải giải quyết được cả phương diện lý luận,khoa học và thực tiễn, giải quyết được các yêu cầu thực tiễn đặt ra Nâng cao chất

lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ là từ việc đảm bảo

chất lượng nghiên cứu các công trình thì yêu cầu, đòi hỏi nâng cao năng lực, kỹnăng nghiên cứu hơn nữa, đầu tư chất lượng hơn nữa ở các mức độ, cấp cao hơn vềgiá trị khoa học như công bố trên các tạp chí khoa học trong nước trong danh mụchội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính điểm cao từ 0,25-0,5; từ 0.5-0,75; từ0,75-1; hoặc các hoặc được tham gia vào các đề tài cấp bộ, cấp nhà nước Do vậy

đòi hỏi các giảng viên trẻ phải nỗ lực, tâm huyết, nhiệt tình, tự tin thì mới nâng cao

chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị được Do vậy, chất lượng các côngtrình nghiên cứu lý luận chính trị của giảng viên trẻ còn chưa cao, chưa nhiều, chưa

đa dạng các loại hình, chủ yếu hoạt động hội thảo khoa học cấp khoa, cấp trường

mà chưa tham gia nhiều các hội thảo khoa học cấp bộ, cấp nhà nước, cấp quốc tế;thực hiện viết chuyên đề hoặc chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấpnhà nước chưa nhiều; chất lượng chuyên sâu và tính mới trong các bài báo trên tạpchí khoa học chuyên ngành có uy tín được tính điểm cao trong danh mục hội đồngchức danh giáo sư nhà nước còn hạn chế; chưa có nhiều các công bố quốc tế trêncác tạp chí quốc tế, đặc biệt tạp chí quốc tế ISI/ Scopus; khả năng tham gia viết, chủbiên sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, tài liệu học tập còn chưa nhiều Do

Trang 8

vậy nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa

học ly luận chính trị của giảng viên trẻ tại Trường Dai học Luật Hà Nội hiện

nay” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu

của giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, qua đó tìm ra nguyên nhân

hạn chế, tồn tại và đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả trong thực tiễn hiện naykhi Trường đang triển khai các nhiệm vụ quan trọng dé sớm phan đấu thành trườngtrọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật và theo định hướng nghiên cứu trong giai

đoạn tới.

2 Tong quan tình hình nghiên cứu liên quan đến dé tài

Thứ nhất, nhóm dé cập về nghiên cứu khoa học của giảng viên và giảng viêntrẻ tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước

Tiêu biểu là tác giả Phan Thị Tú Nga trong bài “7c trạng và các giải phápnâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Huế”,Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 68, năm 2011 Tác giả đưa ra khái niệm hoạtđộng nghiên cứu khoa học và đã khảo sát điều tra xã hội học về thực trạng hoạtđộng nghiên cứu khoa học của giảng viên Dai học Hué, từ đó đề xuất các giải pháp

nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Huế

Các tác giả Bùi Trung Hưng, Võ Văn Thắng, Nguyễn Duy Anh Tuấn, vàTrần Hồng Nhung với bài “Năng luc tổ chức và triển khai hoạt động nghiên cứu

khoa học của giảng viên các trường đại học địa phương thuộc vùng Nam Bộ”, Tạp

chí Khoa học Trường Đại hoc An Giang, sé thang 9, nam 2016 Cac tac gia danhgiá thực trang và đưa ra giải pháp, kiến nghị về năng lực tổ chức va triển khai hoạt

động nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học địa phương thuộc vùng Nam Bộ.

Tác giả Đào Ngọc Cảnh với bài “7c trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạtđộng nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ”, Tạp chí Khoahọc Trường Đại học Cần Thơ, tập 34, số 7C năm 2018 Tác giả khái quát những vấn

đề chung về nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng những ưu điểm, hạn chế, qua

đó đề xuất các giải pháp đây mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viênTrường Đại học Cần Thơ

Tác giả Nguyễn Quốc Nghi-Khưu Ngọc Huyén-Phan Quốc Cường-Lê KimThanh với bài “Các nhân to ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên trẻ TrườngĐại học Can Thơ đối với hoạt động nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Khoa họcTrường Đại học Cần Thơ, Tập 51, phần C (2017) đã phân tích được các nhân tố tácđộng đến sự hài lòng của giảng viên trẻ trong nghiên cứu khoa học bao gồm yếu tố

tài chính, lãnh đạo đơn vị, khối lượng công việc, cơ chế quản lý và tài liệu hỗ trợ

Trang 9

Thứ hai, nhóm đề cập về nghiên cứu khoa học của giảng viên nói chung tại

Truong Đại học Luật Hà Nội.

Tiêu biểu là Dé tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Tinh tích cực nghiên

cứu khoa hoc của giảng viên Trường Dai học Luật Hà Nội ” do tác giả Dang Thanh Nga làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu chính thức 9/2020 Tác giả nghiên cứu dưới góc

độ tâm lý học, đã khảo sát điều tra về thực trạng ưu điểm, hạn ché, nguyên nhân củatính tính cực nghiên cứu khoa học của giảng viên, từ đó đề xuất các giải pháp, kiếnnghị để nâng cao tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học

Luật Hà Nội.

Nghiên cứu về nơi công bố các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảngviên, có Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Tiêu chuẩn công bó các côngtrình nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnh xâydung Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” do tác giả TrầnThái Dương làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu chính thức năm 2017 Đề tài khảo sátđánh giá thực trạng công bố các công trình nghiên cứu khoa học của trường, xâydựng được các tiêu chí để công bố các công trình nghiên cứu khoa học, từ đó đềxuất các giải pháp dé đạt tiêu chuan khi công bố các công trình nghiên cứu khoa họccủa Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnh xây dựng Trường thành trườngtrọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

Ngoài ra còn có Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Nghiên cứu cơ sở

khoa học xây dựng Tạp chỉ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành tạp

chí khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế” do tác giả Trần Thái Dương làm chủ nhiệm,

đã nghiệm thu chính thức năm 2018 Đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học, các tiêu chí,đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của Tạp chí Luật học, từ đó đề xuất các giảipháp đề xây dựng Tap chí Luật học trở thành tap chí khoa học theo tiêu chuân quốc tế.Thứ ba, nhóm dé cập về nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên

trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Qua nghiên cứu, cho thấy rất ít hoặc hầu như chưa có công trình nào nghiêncứu về chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ Chủ yếunghiên cứu về nội dung khoa học ly luận chính trị với các khía cạnh khác nhau.Tiêu biểu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Giáo duc ý thức chính trị và vaitrò của nó đối với việc hình thành bản lĩnh chính trị cho sinh viên Đại học Luật Hà

Nội- Thực trạng và giải pháp ” do tác giả Lê Thanh Thập chủ nhiệm, nghiệm thu

3/2016 Đề tài làm rõ được nội dung, hình thức giáo dục ý thức chính trị thông quagiảng dạy các môn lý luận chính trị dé hình thành bản lĩnh chính trị cho sinh viên,

đánh giá khảo sát ý thức chính tri và bản lĩnh chính của sinh viên, từ đó dé xuât các

Trang 10

giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị trong việc hình thành bản lĩnh chính trị cho sinh viên Đại học Luật Hà Nội.

Dưới góc độ tư tưởng Hồ Chí Minh có đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở,

“Van hoá Hồ Chí Minh và việc xây dung đời sống văn hoá cho sinh viên Đại học

Luật hiện nay” do tác giả Trịnh Thị Phương Oanh chủ nhiệm, nghiệm thu 11/2018.

Đề tài trình bày về văn hóa Hồ Chí Minh, khảo sát đánh giá thực trạng đời sống vănhóa của sinh viên, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao xây dựng đời sống văn hoácho sinh viên Đại học Luật theo tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Vận dung phong cách Hồ Chi Minh

vào xây dựng phong cách đội ngũ giảng viên trẻ ở Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay” do tác giả Trịnh Thị Phương Oanh chủ nhiệm, nghiệm thu chính thức

12/2021 đã phân tích phong cách Hồ Chí Minh, khảo sát thực trạng xây dựng phongcách đội ngũ giảng viên trẻ, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng phongcách đội ngủ giảng viên trẻ theo phong cách Hồ Chí Minh tại Trường Đại học Luật

Hà Nội.

Thứ tư, nhóm nghiên cứu nước ngoài

Các công trình nước ngoài chủ yếu nghiên cứu về cải cách chính trị, kinh tế,văn hóa của Việt Nam, ít có công trình nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoahọc lý luận chính trị của giảng viên trẻ Chủ yếu nghiên cứu về các hình thức và cácyếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên nói chung

Công trình của Ding, W.W., Muray, F., and Stuarrt, T.E., 2006 “Gender differences in patenting in the academic life sciences Science”, 313(5787): 665-

667 Công trình chỉ rõ hoạt động nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới các hìnhthức như thực hiện giải thưởng nghiên cứu khoa học; xuất bản công trình nghiêncứu; bằng sáng chế khoa học; giải thưởng nghiên cứu khoa học Một nội dung đề tài

có thê kế thừa khi trình bày về các hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học của

giảng viên trẻ trong nghiên cứu lý luận chính trị.

Công trình nghiên cứu của Dingeta, T Oljira, L and Assefa, N 2012.

“Patterns of sexual risk behavior among undergraduate university students in Ethiopia: a_ cross-sectional study”, The Pan African Medical Journal, http://www.panafrican-medjournal.com/content/article/12/33/full Công trình da

thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự hai lòng và cam kết đối với tổ chứccủa các giảng viên Trường Cao dang Sư phạm Arbaminch Kết quả nghiên cứu đãchỉ ra 07 yếu tố có ảnh hưởng là bản chất công việc, đồng nghiệp, môi trường làm

việc, lợi ích tài chính nhận được, cơ hội thăng tiên, quyên tự chủ và sự công nhận.

Trang 11

Công trình của Li and Wang, “The role of cognitive distortion in online game addiction among Chinese adolescents” Children and Youth Services Review,

35 (2013), pp 1468-1475 Các tác giả đã phát hiện ra 4 tác nhân quan trọng nhấtảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học là tài chính dành cho nghiên cứu,khối lượng giảng dạy, hợp tác nghiên cứu và chính sách nghiên cứu

Thứ năm, đánh giá kết quả công trình đạt được và những van dé dé tài can

khoa học lý luận chính trị

- Các công trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị tại Trường Đại học

Luật chủ yếu nội dung chuyên môn lý luận chính trị dưới nhiều góc độ khác nhau

- Công trình nghiên cứu nước ngoài chủ yêu mang tính lý luận chung và cácyếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học

- Tuy nhiên, các công trình trong và ngoài trường ca nghiên cứu dé cậpđến chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ tại TrườngĐại học Luật Hà Nội, đây chính là khoảng trồng và tinh mới của đề tài nghiên cứunày Do vậy đề tài kế thừa, khai thác nội dung các công trình trên liên quan phục vụcho đề tài và làm rõ những vấn đề mới nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa

học lý luận chính tri của giảng viên trẻ tại Trường Dai học Luật Hà Nội hiện nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu của dé tài

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hơn nữa chất

lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học

Luật Hà Nội hiện nay nhằm chuyền giao và phục vụ, nâng cao hoạt động nghiêncứu khoa học của giảng viên trẻ nói riêng và giảng viên nói chung, góp phần nâng

cao hiệu qua quản ly khoa học của Phòng quan lý khoa học và tri sự tạp chi thời

gian tới, đáp ứng yêu cầu Chiến lược phát triển Trường theo định hướng nghiêncứu, tiến tới tăng cường hơn nữa công bố quốc tế trong bối cảnh đổi mới và hộinhập quốc tế hiện nay

Trang 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu khoa học lý luận chính trị

của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

- Khảo sát và làm rõ thực trạng chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận

chính trị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học

ly luận chính tri của giảng viên trẻ tại Trường Dai học Luật Hà Nội hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối trợng nghiên cứu:

Chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ

4.2 Pham vi nghién ciru:

- Về thời gian: từ năm 2016 đến năm 2022

- Không gian: Nghiên cứu, khảo sát giảng viên trẻ tại Khoa Lý luận chính trị

và giảng viên trẻ tại các khoa luật có nghiên cứu lý luận chính trị tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Nội dung: Chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viêntrẻ trong đề tài bao gồm (1) viết tham luận hội thảo khoa học các cấp; (2) thực hiện

đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; (3) viết bài báo đăng các tạp chí khoa học trong

và ngoài nước; (4) tham gia viết, biên soạn, chủ biên các loại sách, giáo trình, tàiliệu tham khảo; (5) hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

5 Cơ sé lý luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài

Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểmcủa Đảng về nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học lý luận chính trị

5.2 Cách tiếp cận của đề tài

- Tiếp cận liên ngành: kết hợp nghiên cứu chuyên ngành lý luận chính trị và

liên ngành giữa lý luận chính trị với luật học với phương pháp luận nghiên cứu khoa học, với xã hội học.

- Tiếp cận lịch sử-cụ thể: Bám sát điều kiện lịch sử quốc tế và trong nước, nhất

là bối cảnh mới của Trường, của Ngành dé làm rõ thực trạng nghiên cứu khoa học

lý luận chính tri của giảng viên trẻ tai Trường Dai học Luật Hà Nội hiện nay

- Tiếp cận tham gia: Có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong

nghiên cứu lý luận chính trị và liên ngành tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

5.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trang 13

5.3.1 Phương pháp nghiên cứu chung: Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử,phương pháp lôgic, phân tích, tổng hợp về lý thuyết dé làm rõ cơ sở lý luận, thựctiễn và giải pháp về nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ tại

Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

5.3.2 Phương pháp điều tra xã hội hoc:

- Phương pháp phân tích tài liệu: Các nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật

của Nhà nước, của Bộ giáo dục và đào tạo, các văn bản Trường, của Bộ Tư pháp,

sách, báo, tài liệu chuyên khảo về nghiên cứu lý luận chính trị của giảng viên trẻ tại

Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay.

- Phương pháp Anket: xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra về nghiên cứu khoa học

lý luận chính trị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội Tổng số phiếukhảo sát 180 phiếu, bao gồm: 1 mẫu phiếu điều tra (phương pháp Anket) với sốlượng 20 phiếu dành cho các giảng viên và giảng viên trẻ tại Khoa Lý luận chính trị;

1 mẫu phiếu điều tra (phương pháp Anket) với số lượng 160 giảng viên và giảng viêntrẻ tại các khoa luật Việc chọn mẫu điều tra được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắclay mẫu xác suất Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học làm rõ thực trạng nghiên

cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Đề tài có ý nghĩa lý luận khi làm rõ được khung lý thuyết, lý luận về chất

lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

- Đề tài có ý nghĩa thực tiễn khi đánh giá được thực trạng, điểm mạnh, điểm

yếu, yêu cầu đặt ra, nguyên nhân hạn chế, tồn tại về chất lượng nghiên cứu khoa học

lý luận chính trị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay Qua đó

đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn và bối cảnh mới của Trường hiện nay

7 Kết cầu của Báo cáo tổng hợp

Ngoài phần mở dầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Báo cáo tổng hợpgồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu khoa học lý luận chính

tri của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

Chương 2 Thực trạng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính

trị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE NGHIÊN CUU

KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA GIẢNG VIÊN

TRẺ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HIỆN NAY

1.1 Khái niệm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của

giảng viên trẻ

1.1.1 Nghiên cứu khoa học ly luận chính tri

Thứ nhất, khái niệm nghiên cứu khoa học Theo tác giả Phạm Viết Vượng

“Nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá bằng cách tác động vào các đối tượng,làm cho nó bộc lộ bản chất của mình và kết quả tác động đó cho ta tri thức về đốitượng, vậy là ta có khái niệm về đối tương”! Theo tác giả Vũ Cao Đàm, “Nghiêncứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiệnbản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phươngpháp mới và phương tiện kỹ thuật mới dé làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu

hoạt động con người”? Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, khang dinh nghién

cứu khoa học là “hoạt động khám phá, phat hiện, tim hiểu bản chat, quy luật của sựvật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ung dụng vàothực tiễn "3 Các hình thức nghiên cứu khoa học bao gồm viết bài đăng tạp chí khoahọc; Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; Viết bài tham luận hội nghi/hdi thao/toa

dam khoa học; Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo (tham khảo), sách hướng danhọc tập, tập bài giảng; Tham dự hội nghị/hội thảo/tọa đàm khoa học; Hướng dẫn

người học thực hiện khóa luận, luận văn, luận án và đề tài nghiên cứu khoa học; Tựnghiên cứu nội dung chuyên môn phục vụ bài giảng; Tự nghiên cứu một van đề lythuyết hoặc thực tiễn; Viết bài phổ biến kiến thức khoa học; Nghe báo cáo chuyên

đề về lĩnh vực chuyên môn; Tham gia khóa tập huấn về nghiên cứu khoa học; viết

khóa luận, luận văn, luận án khoa học.

Thứ hai, khái niệm lý luận chính trị Ban Tuyên giáo Trung ương cho răng:

“Lý luận chính trị được hiểu là những vấn đề lý luận gắn liền với cuộc đấu tranhgiữa các giai cấp trong xã hội có giai cấp, xung quanh vấn đề giành và giữ chínhquyền nha nước”* Theo đó, lý luận chính trị là một thuật ngữ ghép dùng dé chỉ một

hệ thống lý luận trong lĩnh vực chính trị đó là: lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước Bàn

! Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa hoc, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.12.

? Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1996, tr II

3 Quốc Hội, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật số 29/2013/QH13, ban hành ngày 18/06/2013, tr.2.

4 Ban Tuyên giáo Trung ương (chủ trì), Tình hình giảng day, hoc tập các môn khoa học Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh trong các trường đại học, cao dang và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới, Bảo cáo tổng hợp Dé tai nghiên cứu

khoa học năm 2007, tr.7.

10

Trang 15

về khái niệm này, trong bài viết “Van đề chính xác hóa khái niệm giáo dục các môn

lý luận chính trị” của tác giả Nguyễn Quang Trung đã khang định: Lý luận chính tri

là một phạm trù của khoa học xã hội và nhân văn dùng để chỉ “hệ thống nhữngnguyên lý, những quy luật về sự hoạt động hay các cuộc đấu tranh chính trị của một

tô chức chính trị hay một chính đảng mà sự hoạt động hay các cuộc đấu tranh này là

sự phản ánh mối quan hệ giữa các nhóm xã hội trong quá trình giành, giữ, sử dụng,

xây dựng và hoàn thiện chính quyên nhà nước”Š Như vậy, ly luận chính tri là một

hệ thống quan điểm mang tính quy luật phản ánh tư tưởng của giai cấp cầm quyềndùng để định hướng, quản lý, điều hành xã hội Hệ thống quan điểm chính thốnghiện nay bao gồm: chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ

trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ ba, khái niệm nghiên cứu khoa học lý luận chính trị Theo nghĩa rộng là

sử dụng các phương pháp khoa học nhằm nghiên cứu hệ thống quan điểm của chủnghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng và chính

sách, pháp luật của Nhà nước và nghiên cứu liên ngành giữa lý luận chính trị với

luật học nhằm phục vụ xây dựng và phát triển đất nước đáp ứng yêu cầu công cuộcđôi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng hiện nay Nghiên cứu khoa học lýluận chính trị mang tinh tổng hợp, khái quát và trừu tượng cao, đòi hỏi giảng viêntrẻ phải nắm vững vấn đề, biết sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu phùhợp và thích nghỉ với kiểu tư duy trừu tượng, tư duy khái quát, không dừng lại ở trithức miêu tả, thu nhận các hiện tượng bề ngoài sự vật, mà phải nhận thức lý tính,tìm ra bản chất, quy luật bên trong sự vật Nghiên cứu lý luận chính trị mang tinh jýluận gắn với thực tiễn Bởi vì lý luận là một hệ thống tri thức biéu hiện qua các khái

niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý, được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những

thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của các sự vật,hiện tượng trong thế giới Lý luận được hình thành không phải ở bên ngoài thực tiễn

mà trong mối liên hệ với thực tiễn Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biệnchứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó thực tiễn g1ữ vai trò quyết định.Đặc điểm này đòi hỏi nghiên cứu phải gắn lý luận với thực tiễn, dùng thực tiễn đểminh họa, làm sáng tỏ lý luận; biết dùng lý luận dé chỉ đạo, định hướng hoạt động

thực tiễn của con người, đây chính là các phương pháp luận được rút ra từ nội dung

các nghiên cứu Nghiên cứu lý luận chính trị có tính tư tưởng, nhất là tinh chính trị,

vì nó tác động trực tiếp không chỉ đến thế giới quan, phương pháp luận của ngườihọc, mà còn đến nhân sinh quan, niềm tin, bản lĩnh, ý thức chính trị của họ Mặtkhác, ở nước ta, chủ nghĩa Mac-Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định là

ạ Nguyễn Quang Trung , “Vấn dé chính xác hóa khái niệm giáo dục các môn lý luận chính trị”, Tap chí Giáo duc

Jýiuận, sô 221, tháng 11, năm 2014, tr.66.

Trang 16

nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và của toàn xã hội Vì thế, nghiêncứu lý luận chính trị có quan hệ trực tiếp đến quan điểm, đường lối, chính sách của

Đảng và pháp luật của Nhà nước Nó trở thành bộ phận chủ đạo tạo nên cơ sở lý

luận của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và phản ánh quan điểm,đường lối của Đảng về những vấn đề cơ bản trong cách mạng giải phóng dân tộctrước đây, trong bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay Dam bảo nguyêntắc giữa tính Đảng và tính khoa học trong nghiên cứu khoa học lý luận chính trị

1.1.2 Giảng viên trẻ

Thứ nhất, khái niệm giảng viên Theo Thông tư liên tịch số BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 về “Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề

36/2014/TTLT-nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập” và Thông tư

số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về

“Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bồ nhiệm và xếp lương viên

chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập” quy định rõ giảng viên

có nhiệm vụ: Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham giagiảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luậnvăn thạc sỹ, luận án tiễn sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định; Tham gia xây dựng,phát triển chương trình đào tạo; Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sáchtham khảo, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, biên dịch sách và giáo trình bằngtiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi chung là sách phục vụ đào tạo); Tổchức, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoahọc tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia đánh giá các đề tài nghiên cứukhoa học cấp cơ sở, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: tham gia các hoạtđộng hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; Tham gia công tácchủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực

tập; Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ

và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng

đào tạo và nghiên cứu khoa học; Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn

thé và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tô chức, hoạt động của cơ sở giáo

dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, khái niệm giảng viên trẻ Theo Thông tư số 14/2014/TT-BGDĐTngày 8/5/2014 về “ Quy định xét tặng Giải thưởng “tài năng khoa học trẻ Việt

Nam” dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học” đã xác định rõ

“Giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo đục đại học không quá 35 tuổi (tính tròn năm

đương lịch) ” Như vậy, giảng viên trẻ là người thực hiện những nhiệm vụ của giảng

viên chủ yếu là nghiên cứu khoa học và giảng dạy, họ là những người có tuôi đờidưới 35, họ có nhiệt huyết tinh thần nghề nghiệp, được đào tạo cơ bản, khả năng

12

Trang 17

cập nhật thông tin, ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong quá trình nghiên cứu và

giảng dạy nhanh; có năng lực tiềm tàng, muốn thử nghiệm, thử thách trí tuệ và sức

lực của mình để tìm hiểu, khám phá những tri thức mới và đặc biệt là trong lĩnh vực

khoa học, công nghệ.

Thứ ba, giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội Qua khảo sắt điềutra xã hội học với câu hỏi độ tuổi và năm công tác như thế nào được coi là giảng

viên trẻ ở khoa lý luận chính trị và các khoa luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội

hiện nay với quan niệm 90,5% và 83,8% đều cho rang giảng viên trẻ có tudi đời

Như vậy, giảng viên trẻ tai Trưởng Dai hoc Luật Ha Nội là những người trẻ

có tuổi đời đưới 35, tập trung chủ yếu ở khoa lý luận chính trị và các giảng viên trẻ

ở khoa luật có nghiên cứu liên ngành lý luận chính trị; có nhiệm vụ nghiên cứu hệ

thống quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lénin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủtrương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phục vụ xây dựng vàphát triển đất nước đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế toàndiện, sâu rộng hiện nay Đội nñgñ giảng viên trẻ tại Khoa lý luận chính trị hầu hếtđược đào tạo chính quy đại học, thạc sỹ ở các cơ sở đảo tạo uy tín về khoa học xã

Trang 18

hội nhân văn, lý luận chính trị trong nước như Trường Đại học khoa học xã hội và

nhân văn; Học viện báo chí và tuyên truyền; Trường Đại học sư phạm Hà Nội; Học

viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tính đến hết năm 2022, tông số giảng viên

của khoa là 20 người, giảng viên trẻ là 9 người, trong đó giảng viên trẻ của Bộ môn

Triết học có 1 người với trình độ thạc sỹ, 1 trợ giảng trẻ môn triết học với trình độ

thạc sỹ; Bộ môn Kinh tế chính trị có 01 giảng viên trẻ với trình độ thạc sỹ kinh tế;

Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học có 1 giảng viên trẻ với trình độ thạc sỹ triết học;

Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có 2 giảng viên trẻ có trình độ thạc sỹ chuyênngành Tư tưởng Hồ Chí Minh và chính trị học; Bộ môn Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng sản Việt Nam có 2 giảng viên trẻ với trình độ thạc sỹ Lịch sử Đảng và Xây dựng Đảng Ngoài ra Bộ môn Xã hội học có 2 giảng viên trẻ với trình độ thạc

sỹ xã hội hoc Giang viên trẻ nghiên cứu liên ngành lý luận chính trị ở các khoa

luật Giảng viên trẻ Khoa Pháp luật Hành chính-Nhà nước bao gồm Bộ môn Lýluận Nhà nước và Pháp luật có 8 giảng viên trẻ, trong đó có 2 tiễn sỹ và 6 thạc sỹ;

Bộ môn Luật Hành chính có giảng viên trẻ là 3 người, trong đó có 3 thạc sỹ; Bộ môn Xây dựng văn bản pháp luật có giảng viên trẻ là 4 người, trong đó có 4 thạc sỹ;

Bộ môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật có giảng viên trẻ là 3 người, trong đó có 3

thạc sỹ Giảng viên trẻ Khoa Pháp luật Hình sự bao gồm Bộ môn Luật Hình sự,trong đó 6 giảng viên trẻ, với 5 thạc sỹ và 1 tiến sỹ Bộ môn Luật Tố tụng hình sự

có giảng viên trẻ là 3 người, trong đó có 3 thạc sỹ Bộ môn Khoa học Điều tra hình

sự có giảng viên trẻ là 1 người, trong đó có 1 thạc sỹ Bộ môn Tội phạm học, giảng

viên trẻ không có ai Giang viên tré Khoa Pháp luật Dân sự bao gồm Bộ môn LuậtDân sự có giảng viên trẻ là 8 người, trong đó có 6 thạc sỹ và 2 tiễn sỹ Bộ môn Luật

Tố tụng dân sự có giảng viên trẻ là 3 người, trong đó có 3 thạc sỹ Bộ môn Luật hôn

nhân và gia đình có giảng viên trẻ là 1 người, trong đó có | thạc sỹ Bộ môn Luật

Sở hữu trí tuệ có giảng viên trẻ là 2 người, trong đó có 2 thạc sỹ Gidng viên trẻ

Khoa Pháp luật Kinh tế bao gồm Bộ môn Luật Thương mại có giảng viên trẻ là 7

người, trong đó có 7 thạc sỹ Bộ môn Luật Lao động có giảng viên trẻ là 4 người, trong đó có 4 thạc sỹ Bộ môn Luật Tài chính-Ngân hang có giảng viên trẻ là 5 người, trong đó có 5 thạc sỹ Bộ môn Luật Môi trường có giảng viên trẻ là 2 người, trong đó có 2 thạc sỹ Bộ môn Pháp luật Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng có

giảng viên trẻ là 4 người, trong đó có 3 thạc sỹ và 1 tiễn sỹ Giảng viên trẻ KhoaPháp luật quốc tế bao gồm Bộ môn Tư pháp Quốc tế có giảng viên trẻ là 4 người,trong đó có 4 thạc sỹ Bộ môn Công pháp Quốc tế có giảng viên trẻ là 6 người,trong đó có 5 thạc sỹ và 1 tiến sỹ Bộ môn Luật ASEAN và các liên kết quốc tế có

giảng viên trẻ là 5 người, trong đó có 5 thạc sỹ Giang viên trẻ Khoa Pháp luật

thương mại quốc tế bao gồm Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ

14

Trang 19

quốc tế có giảng viên trẻ là 6 người, trong đó có 6 thạc sỹ Bộ môn Pháp luật đaphương và đầu tư quốc tế có giảng viên trẻ là 4 người, trong đó có 4 thạc sỹ Bộmôn Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế có giảng viên trẻ là 4người, trong đó có 4 thạc sỹ Giảng viên trẻ ở các khoa luật, tính đến năm 2021,tong số đội ngũ giảng viên trẻ tại các khoa luật của Trường có tuổi đời dưới 35 va

thâm niên công tác dưới 10 năm là 110 người.

Tinh đặc thù giảng viên trẻ tai Trường Dai học Luật Hà Nội vừa nghiên cứu

giảng dạy chuyên môn của mình, vừa gắn với tính đặc thù của Trường luật Đòi hỏirất nhiều yếu tố cả về kiến thức, chuyên môn, thái độ, quan điểm nghiên cứu, kỹnăng, phương pháp nghiên cứu Tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học đều

hướng tới mục tiêu của trường và các nhiệm vụ khoa học pháp ly của trường Đặc

điểm chung của giảng viên trẻ là thiếu kinh nghiệm, chưa được trải nghiệm nhiều vềnghiên cứu khoa học Các kỹ năng nghiên cứu khoa học còn chưa nhuan nhuyễn,

ảnh hưởng bởi tính chính trị trong nghiên cứu, đây cũng là khó khăn, trở ngại của các giảng viên trẻ.

1.2.3 Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị củagiảng viên trẻ

Thứ nhất, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị củagiảng viên trẻ theo tiêu chí định hướng của Quyết định 1156/QĐ-TTg ngày30/9/2022 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thé “Tiếp tục xâydựng Trường Dai học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phó Hồ Chí Minhthành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật” đã nêu rõ cần nâng cao chấtlượng nghiên cứu khoa học thể hiện ở các tiêu chí như giai đoạn từ năm 2022 đếnnăm 2025: Phan dau đến năm 2025 có 100% giáo sư, phó giáo sư và 85% tiến sĩ của

trường chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án khoa học và công nghệ các cấp;

công bố ít nhất 100 bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới; bìnhquân mỗi năm trong giai đoạn thực hiện 10 - 20 đề tài cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấptỉnh, ít nhất 01-02 nghiên cứu hợp tác với các đối tác quốc tế, tổ chức 09 hội thảoquốc gia, quốc tế, xuất bản khoảng 20 sách chuyên khảo; Giai đoạn từ năm 2026đến năm 2030: Bình quân mỗi năm công bé ít nhất 200 bài báo trên các tạp chí khoahọc uy tín trên thế giới và đạt tỷ lệ trung bình một giảng viên cơ hữu mỗi năm công

bố từ 0,3 bài báo quốc tế trở lên, có 12- 25 dé tài khoa học cấp quốc gia hoặc, cấp

bộ, cấp tỉnh, 10 chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với đối tác nước ngoài;

có ít nhất 13 hội thảo quốc gia, quốc tế và 30 đầu sách mới/năm Đến năm 2030, sốhóa tất cả các bài báo được công bố trên Tạp chí Luật học và Tạp chí Khoa họcpháp lý Việt Nam; tiếp tục phát triển các đề tài khoa học các cấp, giáo trình, sách

Trang 20

tình huống, tham khảo, chuyên khảo, chú trọng chất lượng các bài viết đăng trên tạpchí quốc tế

Thứ hai, chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻđược đo lường thông qua chất lượng sử dụng các phương pháp khoa học nhằmnghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Dang và chính sách, pháp

luật của Nhà nước và nghiên cứu liên ngành giữa lý luận chính trị với luật học

thông qua chất lượng các hoạt động viết tham luận hội thảo khoa học các cấp; chất

lượng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; chất lượng viết bài báo đăngcác tạp chí khoa học trong và ngoài nước; chất lượng tham gia viết, biên soạn, chủ

biên các loại sách, giáo trình, tài liệu tham khảo; chất lượng hướng dẫn sinh viên

thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học Tiêu chí được coi là chất lượng thể hiện ở các

khía cạnh:

- Chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ được thể

hiện ở giá trị, hàm lượng khoa học của các công trình nghiên cứu

- Chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ được thểhiện ở các cấp độ nghiên cứu cao hơn

- Chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ được thểhiện thông qua kết quả được công bố trên các hội thảo uy tín có phản biện độc lập,trên các tạp chí khoa học trong nước tính điểm cao, đề tài nghiên cứu mang tính ứngdụng, thiết thực

- Chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ được théhiện ở việc công bố quốc tế, nhà xuất bản uy tín thế giới, tạp chí quốc tế uy tín, tạp

chí trong danh mục ISI/Scopus

- Chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ được théhiện ở việc đối sánh với các nghiên cứu lý luận chính tri của nước ngoài

- Chất lượng khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ được thê hiện là phảigiải quyết được cả phương diện lý luận, khoa học và thực tiễn, giải quyết được cácyêu cầu thực tiễn đặt ra

Thứ ba, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng

viên tré là từ việc đảm bảo chất lượng nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện hệ

thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ

trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghiên cứu liên ngành

giữa lý luận chính trị với luật học thì các công trình yêu cau, đòi hỏi nâng cao nănglực, kỹ năng nghiên cứu hơn nữa, đầu tư chất lượng hơn nữa ở các mức độ, cấp caohơn về giá trị khoa học như công bé trên các tạp chí khoa học trong nước trong

16

Trang 21

danh mục hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính điểm cao; hoặc các hoặc đượctham gia vào các đề tài cấp bộ, cấp nhà nước Do vậy đòi hỏi các giảng viên trẻ

phải nỗ lực, tâm huyết, nhiệt tình, tự tin thì mới nâng cao chất lượng nghiên cứu

khoa học lý luận chính trị được.

1.2 Tác động qua lại giữa nghiên cứu khoa học lý luận chính trị với nghiên cứu luật học và đào tạo luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

Đại hội VII của Đảng (tháng 6-1991) đã khắng định chủ nghĩa Mác - Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động củaĐảng Việc khang định chủ nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tang

tư tưởng, kim chi nam cho hành động của Đảng, đánh dấu một bước tiến mới về đôimới nhận thức và tư duy lý luận của Đảng Điều này mở ra những hướng nghiêncứu khoa học lý luận chính trị, tạo ra mối quan hệ tác động qua lại giữa nghiên cứu

khoa học lý luận chinh trị với các khoa học khác Sự tác động qua lại giữa nghiên

cứu khoa học lý luận chính trị với nghiên cứu luật học và đào tạo có mỗi quan hệ

gắn bó, tác động qua lại với nhau

1.2.1 Tác động qua lại giữa nghiên cứu khoa học ly luận chính trị với nghiên cứu luật học

Thứ nhất, tác động qua lại giữa nghiên cứu Triết học Mác-Lênin với nghiêncứu luật học Triết học Mác-Lênin giữ vai trò phương pháp luận trong nghiên cứuluật học Nội dung nghiên cứu Triết học thể hiện phương pháp luận triết học là nềntảng trong nghiên cứu về pháp luật và luật học Ví dụ như vấn đề triết học trong lĩnh

vực pháp luật lao động, trong lĩnh vực tội phạm và hình phạt, xu hướng vận động

của tội phạm cũng như hình phạt, mối quan hệ biện chứng giữa tự do và trách

nhiệm trong trách nhiệm hình sự v.v Hoặc, trong lĩnh vực luật hiến pháp, tư duytriết học là cơ sở khoa học cho các nguyên tắc và quy tắc hién pháp Hoặc nghiên

cứu hiện tượng tham nhũng, bên cạnh việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật hiện

hành về xử lý hành vi tham nhũng, cần thiết phải nghiên cứu các vấn đề triết học và

xã hội học của tham nhũng như sự tác động của các nhân tố tâm lý-xã hội đến tham

những, xu hướng vận động của hiện tượng nay Có như vậy mới có sự đánh giá một

cách khách quan, toàn diện, có hệ thống về tham nhũng và trên cơ sở đó có thể đề

xuất những giải pháp hữu hiệu để hạn chế đến mức thấp nhất loại tội phạm này Vấn

đề tham nhũng được nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học, ngay trong luật họccũng cần được nghiên cứu từ góc độ lý luận chung về pháp luật và lý luận của cácchuyên ngành luật học Ngay bản thân Nhà nước pháp quyền, trên phương diện tưtưởng, học thuyết thì đây đích thực là một học thuyết triết học-chính trị- pháp lý về

Trang 22

nhà nước, pháp luật5 Nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức quyền lực nhànước cũng vậy, tiếp cận triết học sẽ cho phép nhận thức đúng bản chất và từ đó mới

có sự áp dụng đúng đắn trên thực tiễn nguyên tắc phân chia quyền lực Phải nhậnthức vấn đề phân chia quyền lực-sự thống nhất của các mặt đối lập, thống nhất làtuyệt đối, độc lập, phân chia là tương đối trong thé thống nhất về quyền lực nhanước, quyền lực nhà nước về ban chat là thông nhất Trong hệ thống các học thuyếttriết học về thế giới, về xã hội, con người, hình thức và quy phạm của đời sống xãhội, về con đường và phương pháp nhận thức, về hệ thống các giá trị pháp luật, giátrị đạo đức, giá tri tôn giáo, là sự tiếp cận pháp luật từ phương diện triết học-haynhững van đề triết học của pháp luật Trong nghiên cứu của mình, Héghen cũng cócách tiếp cận như vậy “Hệ thống các học thuyết về nhà nước, pháp luật, xã hộichính là triết học pháp quyền của Hêghen”” Cách tiếp cận triết học pháp luật củaMônteskiơ cũng được thé hiện rõ, trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật”, ông nghiêncứu cả Nhà nước trong mối tương quan với pháp luật và ngược lại Theo Hêghen,tác gid của tác phẩm nổi tiếng “Triết học pháp quyền” thì triết học pháp quyềnnghiên cứu tư tưởng của pháp luật Nhiệm vụ chủ yếu của triết học pháp quyền làtìm hiểu những tư tưởng chủ đạo năm trong pháp luật tạo nên tinh thần pháp luật

Tư tưởng triết học pháp quyền của Hêghen thực chất là tư tưởng về nguyên tắc vàtính chất của pháp luật Triết học nghiên cứu bản chất, vai trò, giá trị của pháp luật,

lý luận pháp luật nghiên cứu nội dung bên trong và mối tương quan của các quyphạm pháp luật, các quan hệ pháp luật; các kỹ năng áp dụng pháp luật Các vấn đềtriết học về nhà nước và pháp luật Vẫn đề quyền con người cũng phải tiếp cận từphương diện triết học pháp luật, trong đó có mối quan hệ giữa quyền con người và

sự giới hạn quyền lực nhà nước, giới hạn cả bản thân quyền con người, tương quangiữa quyền con người và lợi ích công cộng Nội dung nghiên cứu Triết học Mác-Lênin thể hiện phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử, là nền tảng của xu hướng triết học nghiên cứu về pháp luật (triết họcpháp quyền, triết học pháp luật); Phương pháp luận tạo dựng một hệ thống nhữngquan điểm, nguyên tắc xuất phát, có tính chất chỉ đạo đối với hoạt động nghiên cứuluật học; Phương pháp luận Triết học Mác-Lênin là cơ sở của các phương pháp

nhận thức, nghiên cứu khoa học được dùng trong nghiên cứu luật học Ngược lại

nghiên cứu luật học làm cho nghiên cứu Triết học được cụ thé hơn và có ý nghĩathực tiễn sâu sắc hơn

5 Hoàng Thị Kim Qué, “Triết học pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lý”, Tạp chí Khoa học Đại

học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế-Luật 23 (2007), tr.52.

7 Montesquieu, Tinh than pháp luật, Nxb Giáo duc, Ha Nội, 1996, tr.46.

8 Hoàng Thị Kim Qué, “Triét học pháp luật trong hệ thông các khoa học pháp lý”, Tap chí Khoa học Dai học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế-Luật 23 (2007), tr.51.

Nguyễn Trọng Chuan, Triét học pháp quyền của Hêghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 13.

18

Trang 23

Thứ hai, tác động qua lại giữa nghiên cứu Kinh tế chính trị Mác-Lênin vớinghiên cứu luật học Kinh tê chính trị Mac-Lénin giữ vai trò cơ sở lý luận trongnghiên cứu luật học về các van dé kinh tế Nội dung nghiên cứu chủ yêu về lý luậngiá trị lao động thông qua các phạm trù như hàng hóa-tiền tệ, giá cả, quy luật giá trị,thị trường và các chủ thê tham gia thị tường liên quan đến nghiên cứu Luật thươngmại Việt Nam; nghiên cứu về giá trị trị thặng dư trong kinh tế thị trường; nghiêncứu về tích tụ tư bản, về cạnh tranh, độc quyền và độc quyền nhà nước trong nềnkinh tế thị trường liên quan đến nghiên cứu Luật canh tranh và bảo vệ người tiêudùng, Luật tài chính ngân hang; nghiên cứu về quan hệ lợi ích kinh tế, hội nhậpkinh tế quốc tế liên quan đến nghiên cứu Luật thương mại quốc tế, quan hệ kinh tế

quốc tế Ngược lại nghiên cứu luật học làm cho nghiên cứu Kinh tế chính trị

Mác-Lênin được cụ thê hơn và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc hơn

Thứ ba, tác động qua lại giữa nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học với nghiên cứu luật học Chủ nghĩa xã hội khoa học giữ vai trò cơ sở lý luận trong

nghiên cứu luật học về các vấn đề xã hội Nội dung nghiên cứu chủ nghĩa xã hộikhoa học chủ yếu về sứ mệnh lich sử của giai cấp công nhân liên quan đến nghiêncứu Luật lao động, luật công đoàn; nghiên cứu về dân chủ và nhà nước xã hội chủnghĩa liên quan đến nghiên cứu Lý luận nhà nước và pháp luật; nghiên cứu về cơcấu xã hội-giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong xã hội liên quan đến nghiêncứu luật an sinh xã hội; nghiên cứu về gia đình trong thời kỳ quá độ liên quan đến

nghiên cứu luật hôn nhân và gia đình trong lĩnh vực dân sự Ngược lại nghiên cứu

luật học làm cho nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học được cụ thể hơn và có ýnghĩa thực tiễn sâu sắc hơn

Thứ tư, tác động qua lại giữa nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chi Minh với nghiêncứu luật học Tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò cơ sở lý luận trong nghiên cứu luậthọc về van dé chung Nhà nước và pháp luật Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nha nước

và pháp luật có vai trò cơ sở lý luận, liên quan đến nghiên cứu Lý luận nhà nước và

pháp luật, Lịch sử Nhà nước và pháp luật Những tư tưởng dân chủ, pháp luật, pháp

quyền nhân nghĩa của Hồ Chi Minh, tư tưởng về mỗi quan hệ giữa đức trị và pháptrị, tư tưởng “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” và những triết lý như “nghĩ chocùng vấn đề tư pháp và các vấn đề khác trong lúc này là vẫn đề ở đời và làmngười”, những tư tưởng của Hồ Chí Minh là có ý nghĩa quan trọng trong địnhhướng nghiên cứu Nhà nước và pháp luật trong bối cảnh mới hiện nay Ngược lạinghiên cứu luật học làm cho nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chi Minh được cụ thé hơn và

có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc hơn

Thứ năm, tác động qua lại giữa nghiên cứu Đường lỗi của Đảng Cộng sảnViệt Nam đối với nghiên cứu luật học Đường lỗi của Đảng Cộng sản Việt Nam giữ

Trang 24

vai trò tu tưởng chỉ dao trong nghiên cứu luật học về xây dựng và hoàn thiện Nhanước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.Hiến pháp, pháp luật chính là cự thé hóa, thể chế hóa đường lỗi của Dang Đườnglối của Đảng về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại Đường lốixây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền liên quan đến nghiên cứu Lý luận vềnhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp Việt Nam, Luật hành chính, Lịch sử nhànước và pháp luật Cụ thể như Đường lối xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtViệt Nam thể hiện trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 “Về chiến lượcxây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướngđến năm 2020” đã đưa ra những chủ trương định hướng lớn về xây dựng hoàn thiện

hệ thống pháp luật trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hành chính, hình sự liên quan đếnnghiên cứu Luật dân sự và tố tụng dân sự; luật kinh tế, luật hành chính, luật hình sự

và tô tụng hình sự Hoặc Đường lối cải cách tư pháp của Đảng thé hiện trong nghịquyết số 49-NQ/TW_ ngày 02/6/2005 “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020” đã chủ trương cải cách thể chế tư pháp trên các khía cạnh, đặc biệt chính sáchhình sự của Đảng, đường lối của Đảng trong công tác phòng chống tội phạm liênquan đến nghiên cứu Luật hình sự và Tố tụng hình sự, Luật tô chức cơ quan điều trahình sự; về đường lối cải cách bộ máy các cơ quan tư pháp liên quan đến nghiêncứu Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp; về đường lỗi xây dựng cán bộ

tư pháp và bổ trợ tư pháp liên quan đến nghiên cứu Lý luận nhà nước pháp luật,Luật hién pháp Việt Nam, Luật tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân và Việnkiểm sát nhân dân; Luật luật sư, Luật công chứng, Luật giám định tư pháp Đườnglỗi đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng về định hướng trong hội nhập quốc tế, kýkết, đàm phán các vấn đề quốc tế và thương mại nhất là xử lý các tranh chấp quốc tếliên quan đến nghiên cứu Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Pháp luật cộng đồngASEAN, Luật thương mại quốc tế Ngược lại nghiên cứu luật học làm cho nghiêncứu Đường lỗi của Đảng được cụ thé hon và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc hơn.Thứ sáu, đánh giá chung về tác động qua lại giữa nghiên cứu khoa học lý

luận chính trị với nghiên cứu luật học

Mộc là, nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giúp cho nghiên cứu luật học

có được cơ sở lý luận khi triển khai nghiên cứu như quan điểm chủ nghĩa Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật, Đường lối của Đảng Cộngsản Việt Nam về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vềxây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Đặc biệt trích dẫn các quan điểm chủnghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh, trích dẫn các đường lối, quan điểm củaDang trong các văn kiện, nghị quyết là cơ sở lý luận trong nghiên cứu luật học và dé

Mác-20

Trang 25

luận chứng cho vấn đề nghiên cứu về sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hai là, nghiên cứu khoa học lý luận chính trị có tác động qua lại trong

nghiên cứu thực trạng xây dựng, thực hiện và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong

đó đề cập đến quá trình thực hiện thể chế hóa các đường lối của Đảng trong xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Đề lý giải về thực trạng xây dựng, thực hiện,hoàn thiện pháp luật, có một nguyên nhân tác động đến quá trình xây dựng, thựchiện pháp luật chính là bắt nguồn từ sự lãnh đạo và đường lối của Đảng, đề thấyđược những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong nghiên cứu về pháp luật

Ba là, nghiên cứu khoa học lý luận chính trị có tác động qua lại trong nghiên

cứu các giải pháp xây dựng, thực hiện và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó đềxuất các giải pháp liên quan đến chủ thể xây dựng, thực hiện và hoàn thiện phápluật, trong đó có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối vớinhà nước và pháp luật, đồng thời trong đó có đề xuất về đường lối chủ trương củaĐảng liên quan đến vấn đề nghiên cứu luật học

1.2.2 Tác động qua lại giữa nghiên cứu khoa học lý luận chính trị với đào tạo luật

Khoa học lý luận chính trị gồm 5 môn học Triết học Mác-Lênin, Kinh tếchính trị Mac-Lénin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam, là những môn bắt buộc trong các chương trình đạo tạo cửnhân tại Trường Đại học Luật Hà Nội, riêng học phần triết học là học phần bắt buộc

trong dao tao cao học tại Trường Các môn ly luận chính trị trước kia là các môn khoa học Mac-Lénin được hình thành từ khi thành lập trường Đại học Pháp lý với

11 viên chức ở trình độ cử nhân, đến năm 2003 mới bổ sung thêm môn Tư tưởng

Hồ Chí Minh Theo Quyết định số 52/2008/QD-BGDDT ngày 18 tháng 9 năm 2008của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2008 về chương trình lý luận chính trị dành cho bậcđại học không chuyên với 10 tín chỉ bao gồm các môn Những Nguyên lý cơ bản củachủ nghĩa Mác -Lênin với 5 tín chỉ, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản ViệtNam với 3 tín chỉ và Tư tưởng Hồ Chí Minh với 2 tín chỉ Đến ngày 23 tháng 12năm 2019, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Quyết định 4890/QD-BGDDT về

chương trình lý luận chính trị dành cho bậc đại học không chuyên với 11 tín chỉ,

bao gồm Triết học Mác-Lênin (3 tín chỉ), Kinh tế chính trị Mác-Lênin (2 tín chỉ),Chủ nghĩa xã hội khoa học (2 tín chỉ), Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ), Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ).

Các môn khoa học lý luận chính trị trong chương trình đào tạo cử nhân luật

tại Trường đại học Luật Hà Nội bao gồm chương trình đào tạo cử nhân ngành luật,

Trang 26

chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật kinh tẾ, chương trình đào tạo cử nhânngành Ngôn ngữ anh, chương trình đào tạo cử nhân ngành luật thương mại quốc tế,chương trình đào tạo cử nhân ngành luật chất lương cao Đây là khói giáo duc kiếnthức đại cương bắt buộc với I1 tín chỉ, cung cấp cho sinh viên những nội dung cơbản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối của Dang Cộngsản Việt Nam, là cơ sở phương pháp luận để giúp cho sinh viên luật hình thànhphẩm chất chính trị, đạo đức, phát triển toàn diện Riêng đối với học phần triết họcdành cho hệ cao học tại trường là học phần bắt buộc trong Chương trình đào tạo

thạc sĩ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội là môn học dành cho khối không

chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội

và nhân văn (Ban hành kèm theo Thông tr số 08/2013/TT-BGDĐT ngày

08/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo duc và Đào tao) với thời lượng 04 tín chỉ (60

tiết) nhằm củng cố tri thức triết học cho công việc nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoahọc pháp lý; nâng cao nhận thức cơ sở lý luận triết học trong các chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới; Hoàn thiện

và nâng cao kiến thức triết học trong chương trình Lý luận chính trị ở bậc đại họcnhằm đáp ứng yêu cầu dao tạo chuyên ngành khoa học pháp lý trình độ sau đại học.Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị góp phần nâng cao chất lượng giảngdạy, đào tạo tại Trường, giúp cho sinh viên đạt chuẩn đầu ra của Trường, theo tiêu

chí dire-tri-thé-my, thái độ tích cực, hình thành bản lĩnh chính trị cho sinh viên Qua

đó, phục vụ tốt cho công tác pháp luật sau này Ngược lại công tác đào tạo luật họcgiúp cho giảng dạy lý luận chính trị được đa dạng, phong phú hơn, gần gũi, thiết

thực hơn với thực tiễn

1.3 Yêu cầu đặt ra trong nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên

trẻ trong tình hình mới tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

1.3.1 Yêu cầu nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học theo nghị quyếtcủa Đảng uy

Ngày 23 tháng 02 năm 2016, Dang ủy Trường đã banh hành Nghị quyết số09-NQ/ĐU-NKXI “Về lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoahọc nhằm thực hiện Đề án xây dựng Trường Dai học Luật Ha Nội thành Trườngtrọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” Hiện nay Trường đã tong kết đánh giá quátrình thực hiện nghị quyết, những kết quả, hạn chế dé đề ra phương phướng pháttriển trong giai đoạn mới Nghị quyết đề ra quan điểm chỉ đạo là “Công tac lãnh

đạo nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ trọng tâm, có

22

Trang 27

ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Trường Đại học Luật Hà Nội ”!0 Nghịquyết số 09-NO/DU-NKXI đề ra mục tiêu là giữ vững vị trí hang đầu trong sựnghiệp dao tạo cán bộ pháp luật trên phạm vi cả nước, tao chuyên biến mạnh trong

chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học; chủ động hội nhập quốc tẾ, nâng cao uy

tín và vị thế của Trường trong nước và khu vực; Xây dựng Trường thành trung tâmnghiên cứu, trung tâm học thuật và trao đôi các ý tưởng khoa học pháp lý có uy tíntại Việt Nam gắn với nhiệm vụ giảng dạy, xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp, xâydựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế Trước tình hình mới, Ban cán sựĐảng Bộ Tư pháp ban hành Nghi quyết số 54-NO-BCS, ngày 26 tháng 04 năm 2019

về “Lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trong tâm xây dựng Truong Đại học Luật

Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tam nhìnđến năm 2030”, theo đó Nghị quyết nêu rõ về phát triển nghiên cứu khoa học củatrường “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học theo hướngbám sát yêu cầu hoạt động đào tạo của Trường, của ngành Tư pháp, chú trọng phản

ứng chính sách kip thời, nghiên cứu và dua ra các kết luận khoa học sát với yêu cầu,

nhiệm vụ xây dựng pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật; xây dựng cơ chế tự chủ

về nghiên cứu khoa học; đầu tư kinh phí cho các hoạt động khoa học theo hướngtăng dan tỷ lệ thu-chi trong hoạt động khoa học của Trường; Xây dựng các nhómnghiên cứu mạnh; có cơ chế đầu tư để khuyến khích giảng viên nghiên cứu, công bốcác công trình, bài viết trên các Tạp chí quốc tế trong hệ thống ISI-Scopus hoặccông bố trên các tạp chí uy tin nước ngoài chuyên ngành luật hoặc là tác giả của ítnhất một chương trình sách tham khảo có mã số chuân quốc tế ISBN do các nhàxuất bản nước ngoài phát hành, tham gia các hội nghị khoa học ở nước ngoài, thamgia các đề tài khoa học công nghệ, trong đó 100% giảng viên có trình độ tiến sỹ trở

lên chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học các cấp

Trước yêu cầu mới, Ngày 10 tháng 06 năm 2019, Đảng ủy Trường đã banh hànhNghị quyết số 24-NO/DU “Tăng cường sự lãnh đạo của Dang đối với việc pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ triển khai Dé án xây dựng Trường Đạihọc Luật Hà Nội thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật” đã xác định

“Công tác lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,đặc biệt là đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định đến việcphát triển Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ

sol]

pháp luật”'' và xác định rõ mục tiêu là đến năm 2025, có 30 lượt giảng viên của

19 Đảng bộ khối các trường DH,CD-Dang ủy Trường Dai học Luật Hà Nội, Nghi quyết số 09-NO/DU-NKXI, ngày 23

thang 02 năm 2016 “Về lãnh đạo nâng cao chất lượng dao tao và nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện Dé án xây dựng

Trường Đại học Luật Hà Nội thành Trường trọng điểm đào tạo cán bộ về Ề pháp huật”, tr.4.

| Đảng ủy khối các trường DH,CD-Dang ủy Trường Đại học Luật Hà Nội, Nghị quyết số 24-NO/DU, ngày

10 tháng 06 năm 2019 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển nguôn nhân lực chất

Trang 28

Trường có bài đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành, trong đó, mỗi năm có ítnhất một giảng viên có bài báo đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus.1.3.2 Yêu cầu xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội theo định hướng

nghiên cứu

Trường Đại học Luật Hà Nội đã xác định xây dựng trường theo định hướng

định hướng nghiên cứu trong Chiến lược phát triển Trường Đại học Luật Hà Nộiđến năm 2030 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 377/NQ-HDTDHLHN ngày 23tháng 10 năm 2020 của Hội đồng Trường đã xác định Trường Đại học học Luật Hà

Nội trở thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu theo quy định của Luật

Giáo dục đại học Quan điểm của Trường là “Tăng cường dau tu nghiên cứu cơbản, nghiên cứu ứng dụng gắn với nhiệm vụ giảng dạy, xây dựng và thực hiện phápluật, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế; xây dựng Trường thành cơ sở giáo duc đại học định hướng nghiên cứu, cónang lực hang dau về nghiên cứu khoa học pháp ly, phản biện, đánh giá pháp luật;tăng cường năng lực nghiên cứu của giảng viên”12 Mục tiêu phát triển nghiên cứukhoa học của Trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là: mét, hangnăm, 100% giảng viên công bố ít nhất 01 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa họcthuộc danh mục ISI/Scopus hoặc có ít nhất 01 bài báo khoa học trên các tạp chíkhoa học uy tín trong hoặc ngoài nước và có it nhất 01 báo cáo tại các tọa đàm, hộithảo, hội nghị khoa học trong và ngoài nước; đến năm 2025, 100% giảng viên làgiáo sư, phó giáo sư, 75% giảng viên có trình độ tiễn sĩ chủ trì hoặc tham gia thựchiện dé tài, đề án khoa học công nghệ các cấp; đến năm 2025, mỗi năm công bố ítnhất 50 bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới và đạt tỷ lệ trungbình một giảng viên cơ hữu công bố mỗi năm từ 0,15 bài trở lên trên các tạp chíkhoa học có uy tín trên thế giới; đến năm 2030, mỗi năm công bé ít nhất 100 baibáo trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới và đạt tỷ lệ trung bình một giảngviên cơ hữu mỗi năm công bố từ 0,3 bài báo trở lên trên các tạp chí khoa học có uytín trên thế giới Hai, xây dựng cơ chế tự chủ về nghiên cứu khoa học; đầu tư kinhphí cho các hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng tăng dan tỉ lệ thu - chi đốivới hoạt động khoa học và công nghệ của Trường: Kinh phí so với tổng chỉ cho các

dé tai, dự án khoa học và công nghệ tăng ít nhất 15 -20% mỗi năm; đạt 5% tông chivào năm 2025 và trên 10% tổng chi vào năm 2030; nguồn thu từ các hoạt động khoahọc tăng dan đạt tối thiểu 5% tong thu của Trường vào năm 2025, 10% tổng thu củaTrường vào năm 2028 va 15 % từ năm 2030 Ba, hằng năm, phối hợp với các đối

lượng cao phục vụ triển khai Đề án xây dung Trường Dai học Luật Hà Nội thành trường trong điểm về đào

tạo cán bộ pháp luật ”, tr.2.

12 Chiến lược phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội đến năm 2030, (ban hành kèm theo Nghị quyết số 377/NQ-HĐTĐHLHN ngày 23 thang 10 năm 2020 của Hội đồng Trường Đai học Luật Hà Nội, tr.3.

24

Trang 29

tác nước ngoài tô chức ít nhất 03 hội thảo khoa học quốc tế có chất lượng; có ít nhất

06 đề tài khoa học do giảng viên của Trường chủ trì thực hiện có sự hợp tác thamgia của đối tác nước ngoài; Từ năm 2025, hằng năm có ít nhất 20 lượt giảng viêncủa Trường có báo cáo, tham luận được trình bày tại các hội thảo quốc tế Đến năm

2025 có ít nhất 05 chương trình nghiên cứu hợp tác với nước ngoài được ký kết vàtriển khai; trong 05 năm tiếp theo có 10 chương trình hợp tác nghiên cứu khoa họcvới đối tac nước ngoài Bốn, thành lập, phát triển các nhóm nghiên cứu chuyên sâu,

mũi nhọn, nhóm nghiên cứu mạnh, nâng cao uy tín của Trường trong khoa học pháp

lý; đến năm 2025, trong mỗi lĩnh vực pháp luật chủ yêu có các nhóm nghiên cứu cóvai trò dan dắt, có khả năng hình thành và phát triển trường phái học thuật, có uy tintrong nước và quốc tế; xây dựng Tạp chí Luật học đạt tiêu chuẩn quốc tế, được chấpthuận vào ACI từ năm 2025; trở thành tạp chí có uy tín ở châu Á và từng bướckhang định uy tín trên thé giới; từ năm 2021 phát hành ít nhất 01 số băng tiếngAnh/năm; từ năm 2025, phát hành ít nhất 02 số bằng tiếng Anh/năm Ngày30/9/2022, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyếtđịnh số 1156/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dé án tổng thé ““Tiếp tục xây dựng TrườngĐại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành cáctrường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” Mục tiêu tổng quát của Đề án là

“Tiếp tục tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và TrườngĐại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ

về pháp luật; trung tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sởđào tạo pháp luật của Việt Nam, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạoluật của cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới” Các mục tiêu

cụ thể phát triển hai trường được xác định toàn diện trên các lĩnh vực và phân kỳthành hai giai đoạn: 2022 — 2025 và 2026 — 2030 Theo đó, về nghiên cứu khoa học,đến năm 2025, phan đấu có 100% giáo sư, phó giáo sư và 85% tiến sĩ của hai

trường chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án khoa học và công nghệ các cấp;

công bố ít nhất 100 bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới; bìnhquân mỗi năm trong giai đoạn thực hiện 10 - 20 đề tài cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấptỉnh, ít nhất 01 - 02 nghiên cứu hợp tác với các đối tác quốc tế, tô chức 09 hội thaoquốc gia, quốc tế, xuất bản khoảng 20 sách chuyên khảo Đến năm 2030, bình quânmỗi năm công bồ ít nhất 200 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trên thé giới vàđạt tỷ lệ trung bình một giảng viên cơ hữu mỗi năm công bố từ 0,3 bài báo quốc tếtrở lên, có 12 - 25 đề tài khoa học cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấp tỉnh, 10 chươngtrình hợp tác nghiên cứu khoa học với đối tác nước ngoài; có ít nhất 13 hội thảoquốc gia, quốc tế và 30 đầu sách mới/năm; số hóa tất cả các bài báo được công bốtrên Tạp chí Luật học và Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam; tiếp tục phát triển các

Trang 30

đề tài khoa học các cấp, giáo trình, sách tình huống, tham khảo, chuyên khảo, chú

trọng chất lượng các bài viết đăng trên tạp chí quốc tế

1.3.3 Yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viênTrước những yêu cầu phát triển của tình hình mới, Trường Đại học Luật HàNội ban hành Quyết định số 2273/QD-DHLHN ngày 30 tháng 06 năm 2021 về

“Quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ hữu Trường Dai học Luật Ha Nội”.Thứ nhất, yêu cau về định mức giỏ nghiên cứu khoa học đối với từng chức

danh giảng viên Chức danh giảng viên, giờ nghiên cứu khoa học định mức trong năm là 600 giờ, giảng viên chính giờ nghiên cứu khoa học định mức trong năm là 800

giờ và giảng viên cao cấp là giờ nghiên cứu khoa học định mức trong năm 1000 giờ.Thứ hai, yêu cau về sản phẩm khoa học tối thiểu đối với chức danh giảngviên phải đạt được một trong các nhóm sản phẩm: là tác giải chuyên đề của Đề tài,

đề án khoa học cấp Bộ và tương đương trở lên đã nghiệm thu trong năm; bài báophải được đăng đăng trên tạp chí khoa học được tính tối đa 0,25 điểm của hội đồngchức danh giáo sư nhà nước; báo cáo hội thảo quốc tế tổ chức trong nước, kỷ yếu cóphản biện độc lập; chương sách chuyên khảo do nhà xuất bản trong nước phát hành(với tư cách là tác giả viết một mình hoặc viết chính); chương giáo trình, tập bàigiảng viết mới của Trường Đại học Luật Hà Nội đã nghiệm thu (tư cách đồng tácgiả) hoặc giáo trình, tập bài giảng viết mới của cơ sở đào tạo đại học đã nghiệm thu(tư cách tác giả viết một mình hoặc viết chính)

Thứ ba, yêu câu về sản phẩm khoa học tối thiểu đối với chức danh giảngviên chính phải đạt được một trong các nhóm sản phẩm: Bài báo đăng trên tạp chí

có ISSN và phản biện độc lập; Sách chuyên khảo bằng tiếng nước ngoài do nhà xuấtbản nước ngoài phát hành; Đề tài, đề án khoa học cấp Trường và tương đương đãnghiệm thu (với tư cách là Chủ nhiệm đề tài); Bài báo đăng trên tạp chí khoa họcđược tính tối đa 0,5 điểm của hội đồng chức danh giáo sư nhà nước; Báo cáo hộithảo quốc tế tổ chức trong nước, ngôn ngữ bằng tiếng nước ngoài, có xuất bản kỷyêu có ISBN hoặc ISSN; Báo cáo hội thảo cấp Bộ, cấp trường trọng điểm và tươngđương có kỷ yếu có ISBN hoặc ISSN; Sách chuyên khảo do nhà xuất bản trongnước phát hành (với tư cách là chủ biên, đồng chủ biên hoặc tác giả duy nhất);Chương sách chuyên khảo do nhà xuất bản uy tín trong nước phát hành (với tư cách

là tác giả viết một mình hoặc viết chính); Chương giáo trình, tập bài giảng viết mớicủa Trường Đại học Luật Hà Nội đã nghiệm thu (tư cách tác giả viết một mình hoặcviết chính); Giáo trình, tập bài giảng viết mới của cơ sở đào tạo đại học đã nghiệmthu (tư cách chủ biên, đồng chủ biên)

26

Trang 31

Thứ tư, yêu cầu về sản phẩm khoa học tối thiểu đối với chức danh giảng viêncao cấp phải đạt được một trong các nhóm sản phẩm: Bài báo đăng trên tạp chíthuộc danh mục ISI/SCOPUS; Sách chuyên khảo bang tiếng nước ngoài do nhaxuất bản quốc tế có uy tín phát hành; Báo cáo hội thảo quốc tế tổ chức ở nước ngoàibằng tiếng nước ngoài được xuất bản kỷ yếu có ISBN hoặc ISSN; Đề tài, đề ánkhoa học cấp Bộ và tương đương trở lên đang thực hiện hoặc nghiệm thu trong năm(với tư cách là Chủ nhiệm đề tài); Đề án, đề tài khoa học cấp Nhà nước và tươngđương đang thực hiện hoặc nghiệm thu trong năm (với tư cách Phó chủ nhiệm đềtài); Bài báo đăng trên tạp chí khoa học được tính tối da 0,75 điểm hoặc 1 điểmtrong danh mục của hội đồng chức danh giáo sư nhà nước; Báo cáo hội thảo cấpQuốc gia kỷ yếu được xuất bản; Sách chuyên khảo do nhà xuất bản uy tín trongnước phát hành (với tư cách là chủ biên, đồng chủ biên hoặc tác giả duy nhất); Giáotrình, tập bài giảng viết mới của Trường Đại học Luật Hà Nội đã nghiệm thu (tưcách chủ biên, đồng chủ biên).

1.3.4 Yêu cầu quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của TrườngQuy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 01/OD-PHLHN ngày 04 tháng 01 năm 2022 đã xác định yêu cầu chung đôivới nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Trường như phù hợp với chiến lược pháttriển, kế hoạch nghiên cứu khoa học của Trường và của bộ, ngành Tư pháp; Phục vụtrực tiếp cho hoạt động dao tạo và các chức năng, nhiệm vụ khác của Trường, gópphần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập của người học; Có tính cấp thiết hoặcquan trọng đối trong lĩnh vực khoa học pháp lý; không trùng lặp với nội dung cácnhiệm vụ khoa học và công nghệ đã thực hiện trong thời hạn 03 năm kể từ thờiđiểm nghiệm thu hoặc thực hiện xong, không trùng lặp với các đề tài luận án tiến sĩ,luận văn thạc sĩ trong thời gian 5 năm ké từ khi được giao đề tài; Có mục tiêu

nghiên cứu, nội dung nghiên cứu rõ rang; phương pháp nghiên cứu phù hợp và tiên

tiến; có địa chỉ ứng dụng cụ thé và hop lý; Có sản phẩm nghiên cứu đảm bảo chatlượng khoa học, phù hợp với quy định đối với mỗi loại nhiệm vụ khoa học và côngnghệ; Dự toán kinh phí phù hợp với quy định của Quy chế tài chính, Quy chế chỉtiêu nội bộ và pháp luật hiện hành Ngoài ra Quy chế yêu cầu chặt chẽ về đăng ký,tuyển chọn, điều kiện chủ nhiệm đề tài, thành viên đề tài, sản phẩm tối thiểu của đềtài là bài báo đăng trên các tạp chí khoa học được tính 0,5 điểm trong danh mục hộiđồng chức danh giáo sư nhà nước; quy định yêu cầu về chất lượng nghiệm thu đềtài khoa học cấp cơ sở qua hai lần nghiệm thu, nghiệm thu sơ bộ và nghiệm thuchính thức; quy định về yêu cầu về chất lượng, SỐ lượng hội thảo, tọa đàm cấp khoa,cấp trường, cấp trường trọng điểm; quy định yêu cầu về chất lượng giáo trình, sách

Trang 32

chuyên khảo của Trường; đặc biệt quy định cụ thê yêu cầu về tinh khả thi, tinh ứngdung của các sản phẩm kết quả nghiên cứu khoa học của trường vào trong thực tiễn.1.3.5 Yêu cầu nâng cao chất lượng nghiên cứu chuyên ngành và liên ngànhThứ nhất, yêu cầu nâng cao nghiên cứu va cụ thé hóa những nguyên lý cơbản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chi Minh, các giá trị bền vững phùhợp với thực tiễn của Việt Nam; chỉ rõ vấn đề cần bổ sung, phát triển Tiếp tụcnghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ sự bổ sung, phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin của Hồ Chí Minh Tập trung đi sâu nghiên cứu nhữnggiá trị văn hóa truyền thống, những bài học kinh nghiệm lich sử xây dựng và bảo vệđất nước của dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, yêu cầu nâng cao nghiên cứu đi sâu nghiên cứu về bản chất, đặcđiểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, làm rõ tính chất, đặc điểm mới của thời đại quá

độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Nghiên cứutình hình thế giới và khu vực, cục diện, quan hệ giữa các nước lớn, các nước lánggiềng và tương quan các lực lượng trên thế giới, những biến động về chính trị, kinh

tế, an ninh, quốc phòng trong khu vực và thế giới; an ninh hàng hải trên thế giới vàkhu vực, vấn đề Biển Đông từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các vấn

dé về dân chủ, nhân quyên, tôn giáo Tăng cường nghiên cứu dự báo tình hình.Thứ ba, yêu cầu nâng cao nghiên cứu đối với những trào lưu tư tưởng, hocthuyết, lý thuyết mới, tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu trên quan điểm kháchquan, biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ Kiên quyết đấu tranh chống chủnghĩa giáo điều, chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội và các tư tưởng thù địch đướimọi màu sắc

Thứ tư, yêu cau nâng cao nghiên cứu, phát triển và hoàn chỉnh những luận cứkhoa học làm cơ sở hoạch định đường lối, chính sách của Đảng

Thứ năm, yêu cầu nâng cao nghiên cứu đi sâu nghiên cứu hệ thống quanđiểm về mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam; về các mối quan hệ lớn được nêutrong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổsung, phát triển năm 2011); về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về phát triển kinh tế tri thức; về hộinhập quốc tế; về phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với bảo vệ môi trường;

giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội

Thứ sáu, yêu cẩu nâng cao nghiên cứu xây dựng văn hóa là nền tang tinhthần của xã hội, là mục tiêu, động lực để phát triển đất nước, văn hóa phải đặt nganghàng với kinh tế, chính trị Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đi đôi với tiếp thu tỉnhhoa văn hóa nhân loại Phát triển văn hóa dé xây dựng con người phát triển toàn

28

Trang 33

diện; thực hiện đổi mới căn bản, toàn điện giáo dục va dao tạo, thực sự coi trọnggiáo duc và dao tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu; làm rõ sựbiến đổi cơ cấu, giai tầng xã hội, xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, bảo đảmquyền con người.

Thứ bảy, yêu cầu nâng cao nghiên cứu làm rõ mối quan hệ, kết hợp hainhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kinh

tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân với xâydựng nền an ninh nhân dân; giữa độc lập dân tộc với hội nhập quốc tế; các van đề

về an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống Dự báo những xu thế lớn của khuvực và thế giới, thời cơ, thuận lợi cũng như thách thức tác động tới công cuộc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc

Thir tám, yêu cẩu nâng cao nghiên cứu Chiến lược xây dựng, hoàn thiện Nhanước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; cơ chế phâncông, phối hợp và kiểm soát quyền lực, chong quan liêu, tham nhũng, lãng phí, giữnghiêm kỷ cương xã hội Vấn đề dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người dân điđôi với hoàn thiện hệ thống chính trị, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thê chính trị - xã hội trong điều kiện mới; về xã hội dân sự trên thế gidi.Thứ chín, yêu cau nâng cao nghiên cứu, tiếp tục làm rõ nguyên tắc tổ chức vahoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến dau của Dang; giữ vững vai tròlãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; tăng cường mối quan hệ gắn bó mậtthiết giữa Đảng với Nhân dân; nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng; nângcao năng lực cam quyền của Dang và phát huy dân chủ xã hội; về phương thức lãnhđạo của Đảng đối với Nhà nước va xã hội; về tự đổi mới, tự chỉnh đốn, xây dựngĐảng trong sạch, vững mạnh, chống suy thoái tư tưởng chính trị trong một bộ phận

cán bộ, đảng viên.

Thứ mười, yêu cau nâng cao chất lượng nghiên cứu liên ngành giữa lý luậnchính trị với luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nội Nghiên cứu quan điểm chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, Đường lối củaĐảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Đội ngũ giảng viên trẻ về kiếnthức chuyên ngành và liên ngành chưa thật sự sâu sắc, khả năng nghiên cứu giữa lýluận chính trị với liên ngành với luật học chưa nhiều, kinh nghiệm nghiên cứu khoahọc còn hạn chế, kỹ năng nghiên cứu còn bắt cập, chưa thật sự say mê, tâm huyết.Các sản phẩm nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực lý luận chính trị cònchưa nhiều, chưa đa dạng và chất lượng còn hạn chế; sản phẩm nghiên cứu khoahọc liên ngành giữa lý luận chính trị với luật học còn ít và mờ nhạt Do vậy, yêu cẩubức thiết đặt ra can nâng cao chất lượng nghiên cứu liên ngành lý luận chính trị với

Trang 34

luật học của giảng viên trẻ, nhằm góp phan nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa

học trong toàn trường.

1.4 Các yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận

chính trị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

1.4.1 Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu

Thứ nhất, yếu tô kiến thức chuyên môn của giảng viên trẻ Bao gồm kiếnthức chuyên ngành và kiến thức liên ngành, kiến thức xuyên ngành Kiến thức làkhông thê thiếu đối với đội ngũ giảng viên trẻ, được đào tạo một cách đầy đủ và bàibản tại các ở sở đào tạo Đây là yếu tố “vốn”, cơ sở để giảng viên trẻ sự tự tin, mạnhdan trong nghiên cứu khoa học Ngoài kiến thức nền tảng đã được học, mà đội ngũgiảng viên trẻ cần phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, bổ sung kiếnthức một cách liên tục, thường xuyên, dé không chi trang bi cho minh những kiénthức chuyên ngành, mà còn phải có những kiến thức thực tiễn, kiến thức liên ngành,xuyên ngành dé có tầm hiểu biết sâu, rộng, luận giải được những van đề lý luận và

thực tiễn đang đặt ra

Thứ hai, yếu to kỹ năng nghiên cứu của giảng viên trẻ Đây là yêu t6 công cụ

quan trọng trong nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ Những kỹ năng

nghiên cứu khoa học như nhóm kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu; nhóm kỹnăng triển khai van đề nghiên cứu; nhóm kỹ năng công bố kết quả nghiên cứu.Nhóm kỹ năng phát hiện, lựa chọn van dé nghiên cứu bao gồm kỹ năng phát hiệnvan dé, hình thành ý tưởng nghiên cứu; kỹ năng lựa chọn, xác định nội dung nghiêncứu; kỹ năng xây dựng kế hoạch triển khai vấn đề nghiên cứu; kỹ năng thuyết trình

dự án nghiên cứu Nhóm kỹ năng triển khai van dé nghiên cứu gom kỹ năng lập đềcương nghiên cứu; kỹ năng triển khai đềcương nghiên cứu theo công đoạn; kỹ năngquan sát đối tượng nghiên cứu; kỹ năng đi từ các hiện tượng tìm ra bản chất của đối

tượng; kỹ năng tim tài liệu, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu tai liệu, tra

cứu thông tin;kỹ năng phân tích, xử lý số liệu; kỹ năng phân tích - tổng hợp, bìnhluận; kỹ năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin; kỹ năng xin ý kiến chuyêngia; kỹ năng quản lý thời gian trong quá trình nghiên cứu; kỹ năng tổ chức côngtrình khoa học; kỹ năng hoàn thiện đề tài và đệ trình; kỹ năng viết báo cáo tóm tắt;

kỹ năng thuyết trình và bảo vệ dé tài; kỹ năng khảo sát điều tra xã hội hoc Nhém kỹnăng công bó kết quả nghiên cứu gom kỹ năng viết tóm tắt công trình nghiên cứu;

kỹ năng báocáo kết quả nghiên cứu, đặc biệt kỹ năng công bó kết quả nghiên cứu,

sẽ làm tăng giá trị, ý nghĩa của công trình khoa học, góp phần vào quá trình xã hộihóa và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế

1.4.2 Tinh cực, chủ động, tw giác và tw duy khoa học

30

Trang 35

Thứ nhất, yếu tô tính tích cực, chủ động và tự giác của giảng viên trẻ Là quátrình dién ra bên trong của chính giảng viên trẻ, là kết qua sự nỗ lực chủ quan của

mỗi giảng viên trẻ Chính vì vậy, bản thân mỗi giảng viên trẻ phải tự tạo ra cho

mình nhu cầu, động cơ, mục tiêu phan dau; phai tu chién thang chinh ban than minh

dé phan đấu vươn lên Mỗi giảng viên trẻ phải thường xuyên trau đồi, rèn luyện đứctính ham học, cầu tiến bộ vươn tới cái mới Không thoả mãn dừng lại với những kếtquả đạt được mà phải xem đó là tiền đề, là điều kiện thuận lợi trên con đường pháttriển năng lực của mình Phải thường xuyên rèn luyện cho mình đức tính cần cù,chịu khó trong học tập, nghiên cứu, kiên quyết khắc phục những biểu hiện của tưtưởng tự cao, tự đại, bởi đó chính là kẻ thù nguy hiểm bên trong kìm hãm sự phấnđấu vươn lên của mỗi học viên Nghiên cứu khoa học là động lực thúc day su say

mê nghé nghiệp, giúp cho giảng viên trẻ làm chủ được tri thức trên cơ sở độc lậpsuy nghĩ, sáng tạo, biết vận dụng tri thức vào nghiên cứu khoa học cũng như thựctiễn cuộc sống Mỗi bài viết, mỗi vấn đề nghiên cứu đòi hỏi giảng viên phải vạch ra

đề cương, đọc những tài liệu liên quan vì thế, giảng viên trẻ có quá trình tích luỹ

về lượng dé biến đổi về chất; tri thức ngày càng được mở rộng và chuyên sâu.Giang viên trẻ sẽ thực sự chủ động trước mọi van đề đặt ra và sẽ kết hợp tốt, sửdụng nhuần nhuyễn các phương pháp trong nghiên cứu khoa học dé nâng cao hiệuquả giảng dạy và giải quyết được yêu cầu thực tiễn đặt ra Bản thân giảng viên trẻ

được tôn vinh, được khẳng định mình trước đồng nghiệp tạo ra sự tự tin, bản lĩnh,

lòng say mê, tâm huyết với công việc giúp cho giảng viên trẻ yêu nghề và gắn bóhơn với nghiên cứu khoa học, coi đó là yếu tố tạo nên gia tri, dấu ấn của bản thangiảng viên trẻ khi nghiên cứu khoa học Giảng viên trẻ chủ động tạo mối quan đồngnghiệp trong trường như ứng xử giao tiếp, trong chuyên môn, trong cuộc sống hangngày, đặc biệt là mối quan hệ với những giảng viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm

trong nghiên cứu khoa học, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ tạo ra sự hứng

khởi, thoải mái, cởi mở, cầu thị, học hỏi, trao đôi học thuật Đặc biệt tam gương cácgiảng viên điển hình về tinh thần yêu nghé, lòng say mê, tâm huyết, thành dat trongnghiên cứu khoa học sẽ tác động trực tiếp đến đội ngũ giảng viên trẻ

Thứ hai, yếu tô tư duy khoa hoc của giảng viên trẻ Một, tư duy khoa học làcông cụ hữu hiệu giúp giảng viên trẻ nhìn nhận khách quan, toàn diện các vấn đềtrong nghiên cứu khoa học; tránh được những sai lầm trong tư duy (như: suy nghĩchủ quan, áp đặt, giáo điều ) Mặt khác, tư duy khoa học giúp họ xem xét van dénghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin một cách khách quan, đánh giá, kiểm chứngtính chính xác và độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu căn cứ vào tính chất đặc thùcủa mỗi ngành khoa học, cũng như mỗi đối tượng nghiên cứu cụ thé Trên cơ sở đó,

giảng viên trẻ phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức khoa học và vận

Trang 36

dụng các phương pháp, thao tac dé chứng minh tính khách quan, khoa học và chínhxác của van đề nghiên cứu; Hai, tư duy khoa học giúp giảng viên trẻ phát triển tư

duy độc lập và tư duy sáng tạo của bản thân trong lựa chọn phương pháp nghiên cứu khoa học mang tính hiệu quả cao Việc rèn luyện tư duy khoa học giúp giảng

viên trẻ trở thành những chủ thé độc lập; nâng cao bản lĩnh, năng lực nghiên cứukhoa học; biết nêu lên quan điểm va khang định chính kiến trước những van dékhoa học đặt ra Đồng thời, tư duy khoa học là những yếu tố bao đảm cho sự pháttriển của tư duy sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, khơi day niềm đam mê nghiêncứu tìm tòi, phát hiện cái mới, không chấp nhận, không bằng lòng với những gì đã

có, đã biết và có tinh thần phản biện khách quan, khoa học khi xem xét, đánh giáđối tượng, tránh thiên kiến chủ quan, không bóp méo, hay cường điệu, tô hồngthêm Đó cũng chính là mục đích của nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra cái mới,khang định cái đúng và loại bỏ cái không phù hợp; Ba, tư duy khoa học giúp giảngviên trẻ khắc phục những rào cản định kiến, tránh được tư duy ngụy biện trongnghiên cứu khoa học Khi tiếp cận van đề nghiên cứu, giảng viên trẻ có tư duy khoahọc sẽ biết cách tiếp cận khách quan và đa chiều hơn; thường xuyên có thói quen tưduy tích cực, có cách tiếp cận hệ thống trong việc giải quyết van đề; không bị ảnhhưởng của sự định kiến và lối mòn tư duy trong hoạt động nghiên cứu khoa học Do

đó, tư duy khoa học giúp mỗi giảng viên trẻ tự tin trong trình bày, bảo vệ chính

kiến, lập luận hợp lý, thuyết phục, nâng cao bản lĩnh nghiên cứu khoa học; xóa bỏ

rào cản định kiến cá nhân, quan niệm cứng nhắc, bảo thủ của các nhà khoa họckhác; mạnh dan tìm tòi, khám phá, bổ sung và sáng tạo những tri thức khoa học.1.4.3 Đường lỗi của Đảng, pháp luật Nhà nước về nghiên cứu khoa họcThứ nhất, yếu tô đường lối của Đảng về nghiên cứu khoa học Nêu như ở cấp

độ vĩ mô, Đảng có những đường lối, chủ trương đúng đắn, kịp thời về phát triển

khoa học và công nghệ, đặc biệt là chủ trương khuyến khích các giảng viên trẻ

nghiên cứu khoa học, đây là một yếu tố giúp giảng viên trẻ nghiên cứu khoa họcnhiều hơn Cụ thê Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trungương 6, khóa XI về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế” Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của BộChính trị khóa XI, về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030.Ngày 25/4/2015 Bộ Chính trị khóa XI mới ban hành Quy định số 285-QD/TW về

dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, Nhà nước Đây

là một bước tiến trong nhận thức của Đảng, tạo cơ sở để phát huy dân chủ, sáng tạotrong nghiên cứu lý luận, nhưng Quy định này đóng dấu mật và phạm vi chỉ trongcác cơ quan đảng, Nhà nước Do đó, cần nghiên cứu xây dựng quy chế trong nghiên

32

Trang 37

cứu khoa học xã hội với phạm vi rộng hơn và quy định chi tiết, cụ thể hơn Đại hội

XI, Đại hội XIII có những quan điểm chi đạo định hướng trong nghiên cứu lý luận

chính tri trước tình hình mới.

Thứ hai, yếu tô pháp luật của Nhà nước về nghiên cứu khoa học Đây là mộtyếu tô quan trọng tác động đến nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viêntrẻ Từ đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước sẽ cụ thé hóa, thể chế hóa thànhpháp luật về phát triển khoa hoc công nghệ, nhất là những quy định của pháp luật vềkhuyến khích các giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học Cụ thể như Luật Khoa họccông nghệ năm 2013 quy định về tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và côngnghệ; việc tô chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; biện pháp bảo damphát triển khoa học và công nghệ; quản ly nhà nước về khoa học và công nghệ Ludtgiáo duc đại học, sửa đổi bồ sung năm 2018 quy định về hoạt động nghiên cứukhoa học của các cơ sở giáo duc đại học công lập Luật giáo dục dai học, sửa đôinăm 2018, xác định mục tiêu hoạt động khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục đại học, năng lực nghiên cứu và khả năng ứng dụng khoa học và

công nghệ của giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý, viên chức Nghj định số99/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 của Chính Phủ về “Quy định chỉ tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Giáo dụcđại học” quy định hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến tiêu chí công nhận

cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu Théng tw số 20/2020/TT-BGDĐTcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 27 tháng 07 năm 2020 về “Quy định chế độ làmviệc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học công lập” quy định về hoạt động nghiên

cứu khoa học của giảng viên.

1.4.4 Quản ly nghiên cứu khoa học

Quản lý khoa học là khâu then chốt thúc đây sự phát triển nghiên cứu khoa

học nói chung và nghiên cứu khoa học lý luận chính trị nói riêng Hiện nay, mục

đích của quản lý khoa học là khắc phục sự lạc hậu, trì trệ về cơ chế quản lý khoa

học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; góp phần vào việcsoạn thảo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tích cực xây dựng đội ngũ

khoa học; tạo điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại trong lĩnh vực nghiên cứu khoa

học Nội dung quản lý nghiên cứu khoa học là ban hành các quy định phù hợp với

quy định của pháp luật để quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

1.4.5 Xu thế nghiên cứu liên ngành, da ngành và xuyên ngành

Xu thế nghiên cứu liên ngành là khái niệm liên quan đến việc kết hợp hai haynhiều ngành hay lĩnh vực thành một hoạt động Nghiên cứu liên ngành nói đến một

hình thái cùng làm việc mang tính hợp tác và định hướng hội nhập giữa các nhà

nghiên cứu từ những bộ môn khoa học khác nhau Xu thé nghiên cứu da ngành là sự

Trang 38

tiếp cận một vấn đề từ nhận thức của một số bộ môn khoa học, nhưng mỗi bộ mônlàm việc theo cách khuôn vào bên trong ban thân, rat ít b6 sung chéo cho nhau giữacác bộ môn, hoặc hợp lực trong đầu ra Xu thé nghiên cứu xuyên ngành là kiêunghiên cứu bao gồm sự hợp tác trong cộng đồng khoa học, nhưng cũng bao gồm cả

sự tranh luận giữa khoa học và xã hội Vì thế, nghiên cứu xuyên ngành vượt lên mọi

ranh giới giữa các bộ môn, giữa khoa học và các lĩnh vực xã hội khác Nghiên cứu

xuyên ngành đối phó với những trường vấn đề theo cách có thể đem lại một số kếtquả có ý nghĩa nhằm nắm bắt được tính phức tạp của vấn đề; cân nhắc đến tính đadạng của thế giới sống và nhận thức khoa học về van đề; kết nói giữa tri thức trừutượng và tri thức đặc thù trường hợp; phát triển tri thức và thực hành thúc đây cáiđược xem là ích lợi chung Cách tiếp cận này tạo ra các giá trị tri thức thông tháihơn về ly luận chính trị, về nhà nước và pháp luật; hình thành đa dạng hơn về chủ

đề và hướng nghiên cứu lý luận chính trị và nghiên cứu luật học; xây dựng các môn

hoc mới; và mang lại các giá tri nghiên cứu mới Như vậy, nghiên cứu liên ngành,

da ngành, xuyên ngành trong nghiên cứu khoa học lý luận chính trị là một xu thé tất

yếu, thể hiện ở hai khía cạnh, mới, nghiên cứu khoa hoc lý luận chính tri trong mối

quan hệ, tương tác với các ngành khác (nhất là luật hoc); hai, nghiên cứu liênngành, đa ngành, xuyên ngành trong nội tại của khoa học lý luận chính trị Điều nàytác động rất lớn đến nâng cao chất lượng giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học lý luậnchính trị Đòi hỏi giảng viên trẻ là rất cao, đòi hỏi phải có tư duy, năng lực, trình độ,

chuyên môn, phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành và xuyên ngành, đây là

xu thế tất yếu nếu muốn nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong giai đoạn

hiện nay.

34

Trang 39

Chương 2

THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦAGIẢNG VIÊN TRE TẠI TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HIỆN NAY

ĐỀ làm rõ được thực trạng, đề tài đã nghiên cứu, khảo sát giảng viên trẻ tại

Khoa Lý luận chính trị và giảng viên trẻ tại các khoa luật có nghiên cứu lý luận

chính trị tại Trường Đại học Luật Hà Nội Khảo sát đánh giá về chất lượng nghiên

cứu khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ trong trong các hoạt động như (1)

viết tham luận hội thảo khoa học các cấp; (2) thực hiện đề tài nghiên cứu khoa họccác cấp; (3) viết bài báo đăng các tạp chí khoa học trong và ngoài nước; (4) thamgia viết, biên soạn, chủ biên các loại sách, giáo trình, tài liệu tham khảo; (5) hướngdẫn sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học Đề tài khảo sát điều tra xã hộihọc bằng cách xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra về nghiên cứu khoa học lý luận chínhtrị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội Tổng số phiếu khảo sát 180phiếu, bao gồm: 1 mẫu phiếu điều tra (phương pháp Anket) với số lượng 20 phiếudành cho các giảng viên và giảng viên trẻ tại Khoa Lý luận chính tri; 1 mẫu phiếuđiều tra (phương pháp Anket) với số lượng 160 giảng viên và giảng viên trẻ tại cáckhoa luật Việc chọn mẫu điều tra được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc lấy mẫuxác suất Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học làm rõ thực trạng nghiên cứu

khoa học lý luận chính trị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện

nay Qua khảo sát, đạt được một số kết quả và hạn chế, tồn tại, nguyên nhân như sau.2.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân trong nghiên cứu khoa học lý luận

chính trị của giảng viên trẻ tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

2.1.1 Về nhận thức

Thứ nhất, qua nghiên cứu khảo sát điều tra xã hội học đối với giảng viên trẻtại Khoa Ly luận chính trị đã nhận thức được tam quan trọng của nghiên cứu khoahọc lý luận chính trị đối với nghiên cứu luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nộihiện nay Kết quả cho rằng 28,6% là quan trọng và 71,4% là rất quan trọng Cụ thể

Không quan trọng 0 0,0

2 | Quan trọng 6 28,6

3 | Rất quan trọng 15 71,4

Téng/téng số /21 | /100,0

Trang 40

Thứ hai, qua nghiên cứu khảo sát điêu tra xã hội học đôi với giảng viên trẻ

tại các khoa luật, đã nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học lýluận chính trị đối với nghiên cứu luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay.Kết quả cho rằng 82,5% là quan trọng và 14,4% là rat quan trọng Cụ thé như sau

Đánh giá tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học lý

STT | luận chính trị đối với nghiên cứu luật học tại Trường Đại Số phiếu eo,

học Luật Hà Nội hiện nay (khảo sát tại các khoa luật)

1 Không quan trọng 5 3,1

2 Quan trong 132 82,5

3 Rat quan trong 23 14,4

Tổng/tổng số /160 | /100,0

Thứ ba, qua nghiên cứu khảo sat điêu tra xã hội học đôi với giảng viên trẻ tai

khoa lý luận chính trị với câu trả lời là “quan trọng” hoặc “rất quan trọng”, thì vaitrò của nghiên cứu khoa học lý luận chính trị đối với nghiên cứu luật học tại TrườngĐại học Luật Hà Nội hiện nay được thể hiện như thế nào Kết quả như sau

— Vai trò của nghiên cứu khoa học lý luận chính trị đối với nghiên | Số | Tỷ lệcứu luật học phiếu | (%)

1 Triết học Mác-Lênin giữ vai trò phương pháp luận trong nghiên Ø1 100.0

cứu luật học ,

2 Kinh tế chính trị Mác-Lênin giữ vai trò cơ sở lý luận trong 19 90.4nghiên cứu luật học về các vấn đề kinh tế °

3 Chủ nghĩa xã hội khoa hoc giữ vai trò cơ sở ly luận trong ig G51

nghiên cứu luật học về các vẫn đề xã hội :

4 Tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò cơ sở lý luận trong nghiên 18 959cứu luật học về van đề chung Nha nước và pháp luật ,Đường lối của Dang Cộng sản Việt Nam giữ vai trò tư tưởng

5 chi dao trong nghiên cứu luật học về xây dựng và hoàn thiện 18 #1Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về xây dựng và hoàn ,thién hé thong phap luat

Ngày đăng: 25/11/2024, 20:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w