1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay

266 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứuTổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, xác định nhữngvấn đề luận án tập trung nghiên cứu.Làm rõ những vấn đề lý luận về thích ứng với hoạt động nghiên

Trang 1

liệu được trình bày trong luận án là trungthực và xuất xứ rõ ràng, không trùng lặpvới các công trình khoa học đã công bố.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 2

113MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌALỜI CAM ĐOANMỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 15

1.1 Những nghiên cứu liên quan đến thích ứng với hoạt độngnghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện,

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn

3.3 Thang đánh giá và mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa

học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 111

4THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TÂM LÝ - SƯ PHẠMNÂNG CAO MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNGNGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO GIẢNG VIÊN TRẺ ỞCÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

4.1 Thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của

giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 1154.2 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến thích ứng với hoạt

động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện,

4.4 Biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao mức độ thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở các học

Trang 3

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

2.2 Các chỉ báo thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của

2.3 Các chỉ báo thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của

3.2 Mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng

4.1 So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học

4.2 So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học

4.3 So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học

4.4 Thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của

4.5 So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học

của giảng viên trẻ về mặt nhận thức theo thâm niên nghề nghiệp 1264.6 So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của

giảng viên trẻ về mặt nhận thức theo chuyên ngành giảng dạy 1274.7 So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học

của giảng viên trẻ về mặt nhận thức theo trình độ đào tạo 1284.8 Thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của

4.9 So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học

của giảng viên trẻ về mặt thái độ theo thâm niên nghề nghiệp 1334.10 So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học

của giảng viên trẻ về mặt thái độ theo chuyên ngành giảng dạy 1344.11 So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học 135

Trang 4

của giảng viên trẻ về mặt thái độ theo trình độ đào tạo

4.12 Thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của

4.13 So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học

của giảng viên trẻ về mặt hành động theo thâm niên nghề nghiệp 1394.14 So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của

giảng viên trẻ về mặt hành động theo chuyên ngành giảng dạy 1404.15 So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học

của giảng viên trẻ về mặt hành động theo trình độ đào tạo 1414.16 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến thích ứng với

4.17 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến thích ứng với

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

4.1 Thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng

4.2 Mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của

4.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

2.1 Các mặt biểu hiện thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu

4.1 Tương quan giữa các mặt biểu hiện thích ứng với hoạt động

4.2 Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và thích ứng với hoạt

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Thích ứng tâm lý là khả năng và phương thức đặc thù để con người cóthể tồn tại, phát triển trong xã hội luôn vận động nói chung và ở từng lĩnh vựchoạt động cụ thể nói riêng Thích ứng có vai trò đặc biệt quan trọng trong cáclĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, muốn hoạt động đạt được mục đích, có hiệuquả cao, con người phải thích ứng với hoạt động Nghĩa là con người phải lĩnhhội được các yêu cầu của hoạt động, biến đổi bản thân để đáp ứng được với cácyêu cầu của hoạt động, làm cho hoạt động đạt hiệu quả cao nhất Do đó, thíchứng với hoạt động vừa là yêu cầu đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả, vừa làsản phẩm của quá trình hoạt động Nhà tâm lý học D.A Andreeva đã viết:“Thích ứng là tiền đề cho sự thành công của mỗi cá nhân trong mỗi lĩnh vựchoạt động nhất định Nhờ có thích ứng con người lĩnh hội được những tri thứcmới, những kỹ năng, kỹ xảo mới và biến chúng thành vốn sống, vốn kinhnghiệm cho bản thân dần dần hoàn thiện nhân cách của chính mình” [1, tr.278].Quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa xãhội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận” [60,tr.354], Đảng ta luôn xác định hoạt động khoa học và công nghệ là động lực vànền tảng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Văn kiện Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII chỉ rõ: “Tiếp tục thực hiện nhất quán chủtrương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt đểphát triển lực lượng sản xuất hiện đại”; đồng thời “Có chiến lược phát triển khoahọc và công nghệ phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện đất nước,đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, thích ứng vớicuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [25, tr.140].

Cụ thể hoá quan điểm, chủ trương của Đảng, Quân uỷ Trung ương xácđịnh: “Xây dựng, phát triển khoa học quân sự vững chắc, kịp thời nghiên cứubổ sung, phát triển hệ thống lý luận về quân sự, quốc phòng, nghệ thuật quânsự và cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách vềquân sự, quốc phòng” [91].

Trang 6

Điều 19 Luật Giáo dục năm 2019 đã chỉ rõ “Hoạt động khoa học và côngnghệ là một nhiệm vụ của cơ sở giáo dục; Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáodục hoạt động khoa học và công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa họcvà sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” [92, tr.7] Theo đó, các học viện,trường sĩ quan quân đội luôn xác định rõ hai nhiệm vụ chính trị trung tâm đó làgiáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học Đây là hai hoạt động có mối quan hệhữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của mỗi nhà trường.

Giảng viên ở các trường đại học nói chung, giảng viên ở các học viện,trường sĩ quan trong quân đội nói riêng đều phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản đólà giảng dạy và nghiên cứu khoa học Thực tiễn và lý luận đều chứng minh, nghiêncứu khoa học và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ và hỗtrợ nhau Trong đó, nghiên cứu khoa học tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thựchiện tốt hoạt động giảng dạy của giảng viên, ngược lại hoạt động giảng dạy củagiảng viên phản ánh kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học Do vậy, cùng vớihoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học là thước đó năng lực chuyên môn nghềnghiệp của người giảng viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan là một bộ phận của đội ngũgiảng viên, cán bộ, sĩ quan quân đội thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứukhoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Để nhanh chóng tham gia hoạtđộng nghiên cứu khoa học có chất lượng, hiệu quả, trước hết bản thân giảng viêntrẻ phải làm quen và thích ứng với hoạt động này trong quá trình thực hành nghềnghiệp sư phạm Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò quantrọng giúp giảng viên trẻ nhanh chóng nắm bắt, hiểu rõ đặc điểm, yêu cầu, nhiệmvụ, nội dung, hình thức, phương pháp và quy trình nghiên cứu khoa học, là cơ sởtrực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học củagiảng viên và chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các học viện,trường sĩ quan quân đội.

Mặc dù kinh nghiệm hoạt động nghiên cứu khoa học chưa nhiều, songgiảng viên trẻ là những người đang ở độ tuổi trưởng thành tràn đầy nhiệt huyết,

Trang 7

khát vọng cống hiến, phấn đấu vươn lên khẳng định bản thân, có đam mê khámphá, chinh phục hệ thống tri thức mới Thực tiễn cho thấy, một số giảng viêntrẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội thích ứng nhanh và đạt nhiềuthành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, so với yêu cầu,nhiệm vụ và dự báo xu thế phát triển của các học viện, trường sĩ quan quânđội thì hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ còn những hạn chếvề cả số lượng và chất lượng Trong đó còn giảng viên trẻ chậm thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học, biểu hiện ở việc nhận thức chưa đầy đủ về vịtrí vai trò, đặc điểm, yêu cầu, nội dung, hình thức, bản chất và quy trình củahoạt động này; “chưa có sự hứng thú, say mê nghiên cứu; tính tích cực, chủđộng trong nghiên cứu chưa cao” [117]; đặc biệt còn “lúng túng, khó khăntrong thực hiện các nội dung, hình thức và phương pháp nghiên cứu”, kết quảnghiên cứu khoa học của một số giảng viên trẻ còn chưa đáp ứng với yêu cầu,nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp [123]; trong Báo cáo tổng kết năm học củaBộ Tổng tham mưu đã nhận định “Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảngviên, nhất là giảng viên trẻ ở một số nhà trường còn tồn tại những hạn chếnhất định về cả số lượng và chất lượng” [14].

Về mặt lý luận, thích ứng và thích ứng nghề nghiệp được các tác giả trongnước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, thích ứng với hoạt độngnghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội thìchưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống Vì vậy, tác giả luận án lựa

chọn vấn đề: “Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở

các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thích ứng với hoạtđộng nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quanquân đội; đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao mức độ thích ứngvới hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở các học viện, trườngsĩ quan quân đội hiện nay.

Trang 8

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, xác định nhữngvấn đề luận án tập trung nghiên cứu.

Làm rõ những vấn đề lý luận về thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Khảo sát, đánh giá thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa họcvà thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao mức độ thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩquan quân đội hiện nay.

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Giảng viên trẻ, cán bộ khoa, cán bộ bộ môn, cán bộ cơ quan ở các học viện,trường sĩ quan quân đội.

Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện, mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học và cácyếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảngviên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Thích ứng với hoạt động nghiên cứu

khoa học mà đề tài luận án nghiên cứu là “thích ứng tâm lý” Trong đó, luận ántập trung nghiên cứu biểu hiện thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa họccủa giảng viên trẻ ở dạng thực hiện các đề tài khoa học và các yếu tố ảnhhưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội.

Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Tổng khách thể nghiên cứu là 421;

trong đó gồm: 257 giảng viên trẻ và 164 cán bộ khoa, cán bộ bộ môn, cán bộcơ quan ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tại 02

học viện, 03 trường sĩ quan gồm: Học viện Chính trị; Học viện Phòng không

Trang 9

-Không quân; Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trường Sĩ quan Chính trị; TrườngSĩ quan Pháo Binh.

Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận

án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2019 đến năm 2024.

4 Giả thuyết khoa học

Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay ở mức độ cao và được biểu hiện trên3 mặt cơ bản: nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, thái độ đối với hoạtđộng nghiên cứu khoa học và hành động nghiên cứu khoa học Song chưa có sựđồng đều về mức độ thích ứng giữa 3 mặt biểu hiện, trong đó biểu hiện thíchứng về mặt nhận thức và mặt thái độ ở mức độ cao, biểu hiện thích ứng về mặthành động ở mức trung bình.

Có sự khác biệt về mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoahọc của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội theo cácbiến nhân khẩu Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảngviên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chịu sự ảnh hưởng củacác yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, trong đó động cơ nghiên cứukhoa học; kỹ năng nghiên cứu khoa học; yêu cầu đổi mới giáo dục, đàotạo và nghiên cứu khoa học ở các nhà trường là những yếu tố có ảnhhưởng mạnh hơn

Có thể nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa họccho giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay thông quacác biện pháp tâm lý - sư phạm: Xây dựng động cơ nghiên cứu khoa học đúngđắn cho giảng viên trẻ; Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học cho giảngviên trẻ; Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ theohướng thiết thực, hiệu quả; Xây dựng môi trường sư phạm tích cực, lànhmạnh ở các học viện, trường sĩ quan; Phát huy tính tích cực, tự giác của giảngviên trẻ trong tự bồi dưỡng nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động nghiêncứu khoa học ở nhà trường

Trang 10

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học nói chung và giáo dục,đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội nóiriêng Đồng thời, dựa trên hệ thống phương pháp luận của Tâm lý học mác xítvà khoa học xã hội và nhân văn như:

Tiếp cận hoạt động - nhân cách: Theo lý luận tâm lý học hoạt động thì

nhân cách vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của hoạt động Trong hoạt động,con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình,hay nói khác đi, tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ và hình thành tronghoạt động Nghiên cứu khoa học là một hoạt động, theo đó tiếp cận thích ứngvới hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trườngsĩ quan quân đội là thích ứng nhân cách, được hình thành, biến đổi và pháttriển trong hoạt động nghề nghiệp của người giảng viên Do vậy, quá trìnhnghiên cứu, luận án sẽ tiếp cận hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viêntrẻ một cách cụ thể cả về đặc điểm, yêu cầu, bản chất, nội dung, hình thức,điều kiện, mối quan hệ và môi trường nghiên cứu, Đồng thời, tiếp cận toàndiện về phẩm chất, năng lực của người giảng viên nhà trường quân đội hiệnnay theo quan điểm của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiếp cận hệ thống cấu trúc: Trên cơ sở Phép biện chứng triết học Mác

“Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sựvật và những phản ảnh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫnnhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vongcủa chúng” [3, tr.38]; “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quátvà nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” củasự vật đó” [72, tr.364] Luận án xem xét thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có sự

Trang 11

thống nhất với nhau biểu hiện qua mặt nhận thức, thái độ và hành động trongcác mối quan hệ tác động qua lại Các mặt biểu hiện có vị trí, vai trò khôngngang bằng nhau nhưng có quan hệ biện chứng, tác động qua lại và chiphối, chuyển hóa lẫn nhau Mặt khác, thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chịu sựtác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Theo đó, việcphân tích, làm rõ vai trò và mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện và sự ảnhhưởng của các yếu tố đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa họccủa giảng viên trẻ là cơ sở để xem xét, đánh giá đầy đủ thực trạng biểu hiệnvà mức độ; đồng thời, đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm tác động phùhợp để nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học chogiảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Tiếp cận phát triển: Lý luận mác xít chỉ ra rằng: “Lô‐gích biện

chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”,trong sự biến đổi của nó” [72, tr.364] Mặt khác, lý luận tâm lý học hoạtđộng cũng xác định mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình nảy sinh, vậnđộng, biến đổi và phát triển chứ không phải là cái cố định và bất biến Theođó, thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội không phải là một hiện tượng tâm lý tĩnhmà luôn vận động, biến đổi, phát triển từ thấp đến cao, ngày càng hoànthiện trên cơ sở rèn luyện, tự rèn luyện trong thực tiễn hoạt động nghiêncứu và hoạt động sư phạm tại nhà trường Do vậy, việc nghiên cứu, đánhgiá thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay phải đặt trong sự vận động, biếnđổi và phát triển liên tục từ thấp đến cao phù hợp với sự phát triển khôngngừng của hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Tiếp cận tâm lý học sư phạm: Hoạt động sư phạm của người giảng

viên nói chung, giảng viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội nói

Trang 12

riêng bao gồm các hoạt động dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học vàtham gia các hoạt động xã hội Các hoạt động này của người giảng viênluôn đan xen và chi phối lẫn nhau trong hoạt động nghề nghiệp của họ.Theo đó, khi nghiên cứu thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học củagiảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là nghiên cứu mộtmặt hoạt động cơ bản của người giảng viên Vì vậy, cần có cách tiếp cậnTâm lý học sư phạm trong quá trình nghiên cứu, nghĩa là phải xem xét vàđặt hoạt động nghiên cứu khoa học trong mối quan hệ với các hoạt độngdạy học, giáo dục và hoạt động xã hội của giảng viên trẻ ở các học viện,trường sĩ quan quân đội.

Cơ sở thực tiễn

Các nghị quyết, chỉ thị của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng vềgiáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học; xây dựng đội ngũ giảng viên ở cácnhà trường quân đội;

Vị trí, vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội;

Hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên; chất lượngcác công trình khoa học đã được công bố của giảng viên nói chung, giảngviên trẻ nói riêng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: Phân tích và tổng hợp lý

thuyết; phân loại hệ thống hóa lý thuyết; so sánh, khái quát hóa các công trìnhnghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến thích ứng với hoạtđộng nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quanquân đội để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài luận án.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Luận án sử dụng phương

pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp chuyên gia; phỏng vấn sâu; nghiêncứu chân dung tâm lý và phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.

Trang 13

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm

SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra thực trạng thích ứng với hoạt động nghiêncứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, thựctrạng ảnh hưởng của các yếu tố đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoahọc của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

6 Những đóng góp mới của luận án

Đóng góp về mặt lý luận

Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về thích ứng, luận ánđã đưa ra khái niệm và phân tích rõ bản chất thích ứng với hoạt động nghiêncứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Chỉra các mặt biểu hiện cơ bản thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học củagiảng viên trẻ đó là nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, thái độ đốivới hoạt động nghiên cứu khoa học và hành động nghiên cứu khoa học; xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa họccủa giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Đóng góp về mặt thực tiễn

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, luận án đã chỉ ra thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩquan quân đội hiện nay ở mức độ cao, tuy nhiên lại không có sự đồng đềutrên các mặt biểu hiện Đồng thời, chỉ ra mối quan hệ tương quan thuận vàchặt chẽ giữa các mặt biểu hiện và từng mặt biểu hiện với thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ; xác định, làm rõ đặcđiểm hoạt động nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quânđội; đặc điểm tâm lý của giảng viên trẻ Chứng minh thích ứng với hoạtđộng nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ chịu sự ảnh hưởng của cácyếu tố chủ quan mạnh hơn các yếu tố khách quan Trên cơ sở lý luận vàthực tiễn, luận án đã đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao mức độthích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Trang 14

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa về mặt lý luận

Luận án làm phong phú thêm lý luận Tâm lý học nói chung, Tâm lýhọc sư phạm và Tâm lý học xã hội nói riêng về thích ứng bằng việc vậndụng lý luận thích ứng vào nghiên cứu thích ứng của một hoạt động cụ thể,đó là thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội, cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiêncứu tiếp theo về giảng viên trẻ nói chung, giảng viên trẻ ở các học viện,trường sĩ quan quân đội nói riêng.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Kết quả luận án thu được là tài liệu tham khảo cho cấp ủy Đảng, BanGiám đốc, Ban Giám hiệu các học viện, trường sĩ quan quân đội trong lãnhđạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứukhoa học, đồng thời, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng mục tiêu, yêu cầuhoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của mỗi nhà trường,góp phần thực hiện thắng lợi phương châm "Chất lượng đào tạo của nhàtrường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị" và Đề án “Xây dựng độingũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội giai đoạn 2023 -2030 và những năm tiếp theo”, hướng đến xây dựng quân đội cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

8 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Phần mở đầu; 4 chương (12 tiết); kết luận, kiến nghị; danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 15

1.1.1 Những nghiên cứu về thích ứng

1.1.1.1 Nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất của thích ứng

Spencer H (1896) trong tác phẩm The principles of Psychology

(Nguyên tắc của tâm lý học) [Dẫn theo, 63] cho rằng: con người sống trongxã hội, giống như các loài vật khác trong môi trường tự nhiên của chúng,luôn tranh đấu để sinh tồn và chỉ có cá nhân nào thích hợp nhất mới sốngsót Tác giả đã phân tích quá trình thích ứng ở con người dựa trên học thuyếttiến hóa và đưa ra quan điểm “Cuộc sống là sự thích nghi liên tục của cácquan hệ bên trong và bên ngoài” Theo đó, thích ứng là chức năng tâm lý,chức năng ý thức của con người Với luận điểm trên, rõ ràng H.Spencer đãmở ra con đường nghiên cứu quan trọng về thích ứng tâm lý Tuy nhiên, tácgiả lại cho rằng thích ứng tâm lý có cùng bản chất với thích nghi sinh học,thích ứng tuân theo những quy luật khách quan của sinh học là “biến dị”,“di truyền”, “chọn lọc tự nhiên” Và tâm lý, ý thức là các hình thức mới củasự thích ứng giữa cơ thể người với môi trường Do đó, đã đánh đồng sự pháttriển tâm lý ý thức theo quy luật sinh học, mang tính di truyền Hạn chế củaH.Spencer và các tác giả kế thừa sau này là chưa thấy được bản chất xã hộicủa mối quan hệ giữa “quá trình bên trong” và “quá trình bên ngoài” trongsự thích ứng của con người.

D.A Andreeva (1972) với nghiên cứu về Thanh niên và giáo dục [1]

Tác giả đã nhấn mạnh khái niệm thích ứng chính là một quá trình tạo ra mộtchế độ hoạt động tối ưu và có mục đích của nhân cách Đồng thời, tác giả chỉra sự khác nhau cơ bản giữa thích ứng và thích nghi Từ đây, vấn đề thích ứng

Trang 16

được gắn liền với hoạt động có đối tượng của chủ thể; hai quá trình này diễn rađồng thời, trong đó sự thích ứng là tiền đề cho hoạt động có hiệu quả của nhâncách với các vai trò xã hội khác nhau Tiếp sau đó, năm 1973, tác giả đã nghiêncứu sâu sắc hơn khái niệm thích ứng trong tác phẩm “Con người và xã hội” vàcó sự so sánh giữa thích ứng và xã hội hóa, trên cơ sở đó đi đến kết luận: Kháiniệm thích ứng và xã hội hóa khác nhau thật sự về nội dung Thích ứng phản ánhquá trình thích nghi của con người với những điều kiện mới của hoạt động cóđối tượng mà thiếu nó hoạt động thiếu hiệu quả.

James W (1980) với tác phẩm The Principles of Psychology (Nguyên

tắc của tâm lý học) [159] Ông là người đặt nền móng cho Tâm lý học chứcnăng đã kế tục và phát triển các lý thuyết về thích ứng của H.Spencer Trongnghiên cứu của mình, James.W đã tiến hành phân tích những nguyên lý củasự hình thành và phát triển tâm lý con người dựa trên cơ sở của sự thích ứng.Từ đó, tác giả cho rằng đối tượng nghiên cứu của tâm lý học chính là nghiêncứu mối quan hệ giữa các quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài và khẳngđịnh đó chính là bản chất của quá trình thích ứng của cá thể.

J Piaget - B Inhelder (2000), trong nghiên cứu Tâm lý học trẻ em và ứng

dụng Tâm lý học Piaget vào trường học [88] chỉ ra rằng, quá trình thích ứng tinh

thần cũng tương tự như thích ứng sinh học, cho nên tác giả dùng những thuậtngữ sinh học để mô tả về nguồn gốc của thích ứng tinh thần nhưng với nghĩarộng hơn, đó là đồng hóa (assimilation) và điều ứng (accommodation) Trongđó, theo tác giả đồng hóa là quá trình cơ thể tiếp nhận chất dinh dưỡng từ môitrường bên ngoài và biến thành chất dinh dưỡng của cơ thể Đồng hóa trí tuệ -nhận thức là quá trình não tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài, xử lý thôngtin và biến chúng thành cái có nghĩa cho bản thân trong quá trình thích ứng vớimôi trường Điều ứng là quá trình thích nghi của chủ thể với những đòi hỏi đadạng của môi trường, bằng cách tái lập lại những đặc điểm của khách thểvào cái đã có, qua đó biến đổi sơ đồ đã có tạo ra sơ đồ mới Chính điều ứnglàm cho cơ cấu nhận thức của cá nhân phát triển thêm nhiều cơ cấu mới,

Trang 17

giúp cá nhân tương tác phù hợp và hiệu quả hơn với môi trường, đồng thờiduy trì sự cân bằng với môi trường Khi đồng hoá và điều ứng cân đối vớinhau, không cái nào ngự trị cái nào thì đạt được sự cân bằng - sự thíchứng Có thể nhận thấy, quan điểm của J Piaget đã giải quyết được nhiềuvấn đề cơ bản của tâm lý học, đặc biệt là sự phát triển trí khôn của trẻ em Tuy nhiên khi nhìn nhận sự phát triển tâm lý người dưới góc độ thích nghi sinhhọc, J.Piaget chỉ chú ý về mặt hình thức của thích ứng mà chưa quan tâm đúngmức đến bản chất, nội dung xã hội - lịch sử của sự thích ứng tâm lý người.

Tác giả Trần Thị Minh Đức (2004), Nghiên cứu sự thích ứng của sinh

viên năm thứ nhất - Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường Đại học [36] cho

rằng: Thích ứng là một quá trình hòa nhập tích cực với hoàn cảnh có vấn đề,qua đó cá nhân đạt được sự trưởng thành về mặt tâm lý.

Tác giả Phùng Đình Mẫn (Chủ biên, 2005), trong nghiên cứu Một số

vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học phổthông [80] cho rằng, thực chất thích ứng ở con người là thích ứng với hoạt

động và thích ứng trong hoạt động Theo tác giả, hoạt động là điều kiệnđể con người phải thích ứng, khi thay đổi hoạt động hoặc hoạt động diễnra trong điều kiện mới với những yêu cầu mới sẽ thúc đẩy con người điềuchỉnh, thay đổi để đáp ứng hoạt động và tiến hành hoạt động có hiệu quả -đó chính là sự thích ứng của con người với hoạt động Tác giả cũng nhấnmạnh khi tiến hành bất kỳ hoạt động nào, con người cũng phải thích ứngvới nó, đó là điều kiện quyết định hiệu quả lao động

Nguyễn Văn Viên (2017) nghiên cứu Thích ứng với hoạt động giữ gìn

trật tự giao thông của thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh [137] đã

xác định thực chất của thích ứng là quá trình thay đổi nhận thức, thái độ và hànhvi của chủ thể nhằm đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường sống.Đồng thời, tác giả nhấn mạnh, sự thích ứng xuất hiện do tác động của những yêucầu, điều kiện mới của môi trường hoạt động hoặc môi trường sống, sự thíchứng bắt đầu ở thời điểm con người làm quen với điều kiện mới của môi trường

Trang 18

và kết thúc khi hoạt động đạt được mục đích đặt ra Chỉ rõ cơ chế của thích ứnglà sự lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử theo nguyên tắc chuyển từ ngoài vàotrong hình thành nên những cấu tạo tâm lý mới cho phép cá nhân có những hànhvi, ứng xử đáp ứng đòi hỏi của điều kiện sống và hoạt động mới.

Như vậy, các tác giả trong nước và nước ngoài với các cách tiếp cậnkhác nhau đã đưa ra nhiều quan điểm về bản chất, nguồn gốc của thíchứng, các quan niệm đó được thể hiện trong những công trình nghiên cứu cụthể và được diễn tả bằng cách thức khác nhau, song suy cho cùng đều đềcập đến vấn đề thích ứng của con người có nguồn gốc từ những yêu cầu,điều kiện mới của môi trường hoạt động và môi trường sống Mặt khác, cáctác giả cũng bàn đến vấn đề bản chất của thích ứng tập trung vào sự thayđổi, điều chỉnh tâm lý ở một mức độ nào đó của con người, đồng thời hìnhthành nên những cấu tạo tâm lý mới đáp ứng với sự thay đổi của điều kiện,môi trường sống và từng hoạt động cụ thể.

1.1.1.2 Nghiên cứu về cấu trúc, biểu hiện của thích ứng

Ushatikov A.I và Kazak B.B (2001) trong cuốn Cихология учебники

тюремное учреждение (Tâm lý học trại giam) [172] Các tác giả đã nêu ra cấu

trúc sự thích ứng tâm lý bao gồm các thành phần có vai trò tạo điều kiện cho quátrình thích ứng là: nhận thức, cảm xúc, ý chí và động cơ; cuối cùng là khía cạnhhành vi biểu hiện ra bên ngoài Theo các tác giả, với cấu trúc năm thành phần nhưvậy sẽ giúp cho chủ thể thích ứng nhanh với các điều kiện của môi trường sống

Tác giả Duffy R.D và Blustein D.L (2005) trong nghiên cứu “Therelationship between spirituality, religiousness, and career adapility” (Mốiquan hệ tâm linh, tôn giáo và khả năng thích ứng nghề nghiệp) [146] cho rằngkhả năng thích ứng của con người được bộc lộ thông qua mức độ nhận thứccủa họ về một lĩnh vực hoạt động nhất định, đồng thời gắn liền với sự thể hiệncảm xúc và hành vi của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động.

Tác giả Martin A.J, Nejad H, Clomar S (2012), trong nghiên cứu“Adaptability: Conceptual and empirical perspectives on responses to change,

Trang 19

novelty and uncertainty” (Khả năng thích ứng: Quan điểm khái niệm và thựcnghiệm về phản ứng trước sự thay đổi, tính mới và sự không chắc chắn) [152]đã chỉ ra thích ứng của con người là một hoạt động tâm lý đặc trưng, được biểuhiện thông qua sự biến đổi nhận thức, tình cảm và hành vi của mỗi chủ thể.

Tác giả Vũ Dũng (2012) trong nghiên cứu“Một số vấn đề lý luận cơ bản

về thích ứng xã hội của các nhóm yếu thế và các chính sách của Đảng, Nhànước đối với họ” [21], cho rằng thích ứng là sự biến đổi tâm lý của chủ thểnhằm vượt qua những khó khăn, trở ngại để tồn tại và phát triển trong môitrường sống Trong đó, tác giả luận giải sự biến đổi tâm lý của chủ thể chính làsự biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi Tác giả cũng khẳng định, thíchứng về mặt nhận thức là mặt thích ứng quan trọng vì nhận thức là cơ sở địnhhướng cho thái độ và hành vi của con người Không thay đổi về nhận thức thìchủ thể không có khả năng hòa nhập với cuộc sống Thích ứng về mặt hành vilà thích ứng quan trọng nhất của con người Bởi vì hành vi là kết quả của quátrình nhận thức, xúc cảm và thái độ của con người, là biểu hiện cuối cùng củatâm lý người Thích ứng về mặt hành vi thể hiện con người vượt qua nhữngkhó khăn, trở ngại để hòa nhập được với hoàn cảnh sống

Tác giả Mã Ngọc Thể (2016) nghiên cứu Thích ứng của sinh viên dân

tộc thiểu số với hoạt động học tập [101], trước khi đi vào luận giải thích ứng

của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập, tác giả cho rằng nhữngbiểu hiện thích ứng của con người trong tự nhiên và xã hội phản ánh những

nét đặc trưng được khái quát lại dưới đây: Thứ nhất, sự ứng phó chủ động của

con người bằng cách thay đổi tâm lý về mặt nhận thức và thái độ đồng thờitạo ra những hành vi phù hợp với thực tế nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển

hài hòa bản thân trước đòi hỏi của hoàn cảnh mới Hai là, khi môi trường

sống thay đổi mỗi cá nhân sẽ hình thành những thao tác tư duy mới để điềuchỉnh bản thân (thái độ, hành vi) phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển của họ.

Ba là, tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua

chủ thể cho nên khi gia nhập môi trường sống mới, chủ thể phải xác lập cơ

Trang 20

chế thích ứng riêng đối với từng điều kiện, hoàn cảnh sống nhằm lĩnh hội, họchỏi kinh nghiệm xã hội - lịch sử để hình thành những cấu tạo tâm lý mới, chophép cá nhân có những ứng xử hài hòa với điều kiện sống và hoạt động mới.Trên cơ sở đó, tác giả xác định thích ứng của con người được biểu hiện ở bamặt: nhận thức, thái độ và hành vi Mỗi một mặt là một thành phần cấu tạo nênthích ứng của con người Tuy nhiên, theo tác giả mặt hành vi thích ứng có ưuthế thể hiện rõ mức độ thích ứng nhất Vì khi con người có sự biến đổi về nhậnthức, thái độ thì cũng phải có sự thay đổi nhất định phù hợp về mặt hành vi.

Lê Thị Thu Hà (2019) trong nghiên cứu Thích ứng của giáo viên tiểu học

tỉnh Sơn La với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực [41] đã xác định thích ứng

được hình thành và biểu hiện trong hoạt động và giao tiếp, đồng thời chỉ ra các mặtbiểu hiện của thích ứng đó là mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt kỹ năng.

Như vậy, các nghiên cứu về cấu trúc và biểu hiện của thích ứng tâm lýđược tổng quan dù xuất phát từ các quan điểm nghiên cứu khác nhau, cách tiếpcận khác nhau nhưng tựu chung lại đều đề cập đến những thành phần tâm lýthuộc về bên trong cá nhân như: nhận thức, động cơ và cả những thành phần tâmlý biểu hiện ra bên ngoài của cá nhân và có thể đánh giá, nhìn nhận được như:hành vi, kỹ năng, cảm xúc, thái độ, Điều này khẳng định rõ ràng, khi nghiêncứu về thích ứng của con người, không thể nghiên cứu tách biệt một mặt nhậnthức, hay thái độ mà phải nghiên cứu cả hành vi thích ứng của chủ thể khi thamgia vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Bởi vì, hệ thống hành viluôn chịu sự chi phối và gắn kết chặt chẽ với hệ thống thái độ và nhận thức củacon người Trong đó, nhận thức là sự hiểu biết, là tri thức của tri thức, là sự phảnánh của phản ánh và thái độ là mặt nội dung biểu hiện những biến đổi trong sựphát triển tâm lý của mỗi cá nhân; hệ thống hành vi, cử chỉ là mặt hình thức củatâm lý con người Cả ba thành phần này gắn kết và thống nhất với nhau Nếu conngười chỉ có sự thay đổi về tâm lý mà không có sự thay đổi điều chỉnh hành viphù hợp với nhận thức và thái độ đó thì không tạo ra sự biến đổi, không nảy sinhsự thích ứng của con người khi tham gia vào các hoạt động khác nhau trong cuộc

Trang 21

sống Hệ thống hành vi chỉ có thể thay đổi khi nhận thức và thái độ thay đổi.Hành vi là sự phản ánh tiềm năng, khả năng hòa nhập của con người với môitrường xung quanh Theo đó, khi xem xét sự thích ứng không thể bỏ qua bất cứmột thành phần nào trong những yếu tố tạo nên thích ứng của con người

Trên cơ sở các quan niệm về cấu trúc, biểu hiện thích ứng mà các tácgiả đã trình bày trong các công trình được tổng quan Trong nghiên cứu đề tàiluận án của mình, tác giả thấy cách tiếp cận về sự biểu hiện của thích ứng trênba mặt nhận thức, thái độ và hành động là phù hợp hơn cả, theo đó trong triểnkhai cách tiếp cận biểu hiện thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học củagiảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cũng trên ba mặt nhậnthức, thái độ và hành động.

1.1.1.3 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng

Trong lý thuyết thích ứng nhận thức, tác giả Taylor S.E (1983) với nghiêncứu “Adjistment to threatening events: A theory of cognitive adaption” (Điều chỉnhcác sự kiện đe dọa: Lý thuyết về thích ứng nhận thức) [162] cho rằng, thích ứng làmột quá trình bao gồm: tìm hiểu vấn đề, nỗ lực tái làm chủ vấn đề và cuộc sống nóichung, đồng thời khôi phục lòng tự tin Nghiên cứu cũng chỉ ra quá trình thích ứngcủa con người chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố với các mức độ khác nhau như:Vấn đề cấu trúc sinh vật, điều kiện sống, khả năng nhận thức của cá nhân,…

Hyman M.R (2005) với nghiên cứu “Assessing Faculty Beliefts Aboutthe Importance of Various Marketing Job Skills” (Đánh giá niềm tin của giảngviên về tầm quan trọng của các kỹ năng công việc tiếp thị khác nhau) [153] vàđưa ra các kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng gồm: tốchất cá nhân, nhận thức (giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, phân tích), tươngtác cá nhân (nhóm, thương lượng, xây dựng mạng lưới quan hệ, xã giao,…).

Tác giả Ozturk M (2008) nghiên cứu Induction into teaching:

adaptation challenges of novice teachers, in Turkey (Hướng dẫn giảng dạy:

những thách thức thích ứng của giáo viên mới vào nghề, ở Thổ Nhĩ Kỳ)[156], kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng và khó thích ứng

Trang 22

nhất là: Áp lực công việc; uy tín xã hội và bản sắc cá nhân; giám sát, quản lýở trường học và những khó khăn trong quản lý lớp học.

Sulistiani W (2017), trong nghiên cứu “Career Adaptability: The ence of Readiness and Adaptation Success in the Education Context” (Khả năngthích ứng nghề nghiệp: Ảnh hưởng của sự sẵn sàng và thành công thích ứngtrong bối cảnh giáo dục) [164] dựa trên lý thuyết về xây dựng sự nghiệp, tác giảđã tiến hành nghiên cứu các yếu tố gây ra khả năng thích ứng và ảnh hưởng củanó trong bối cảnh giáo dục Kết quả cho thấy khả năng thích ứng liên quan đếnnhiều yếu tố như: nhân khẩu (tuổi tác, giới tính), sự tận tâm, khuynh hướng cảmxúc tích cực, niềm tin vào khả năng, định hướng tương lai, hy vọng, lạc quan,chỉ số nghịch cảnh và khả năng tự điều chỉnh, và các yếu tố bên ngoài như: sự hỗtrợ xã hội, cha mẹ, hỗ trợ gia đình, môi trường học đường,…

Influ-Như vậy, bằng cách tiếp cận của mình, các tác giả đều có sự thống nhấtcho rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của con người, trong đó chỉra một số yếu tố cơ bản như: Vấn đề cấu trúc sinh vật hay tố chất cá nhân, yếu tốnhân khẩu, khả năng nhận thức của cá nhân, tương tác cá nhân, sự tận tâm, cảmxúc, khuynh hướng, niềm tin, lạc quan, chỉ số nghịch cảnh; điều kiện sống, áplực công việc, sự hỗ trợ xã hội, môi trường.

1.1.1.4 Nghiên cứu về con đường, biện pháp nâng cao thích ứng

Tác giả Bernard H.W (1954) trong nghiên cứu Psychology of learning and

teaching (Tâm lý học tập và giảng dạy) [Dẫn theo 41] đã khẳng định thích ứng có

vai trò quan trọng trong đời sống con người ở mọi giai đoạn lứa tuổi, nhất là lứatuổi học sinh Qua nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra các vấn đề cần chú ý đểnâng cao khả năng thích ứng của con người nói chung, học sinh, sinh viên nóiriêng như: nâng cao khả năng nhận thức, tham gia một cách tích cực vào các hoạtđộng, kiên trì rèn luyện hình thành kỹ năng hoạt động.

Tác giả Ростунов A.T (1984) với nghiên cứu “Формированиепрофессиональной пригодности" (Hình thành sự phù hợp nghề nghiệp)[171] nhận định: Sự thích ứng là một quá trình tiếp cận phức tạp của con

Trang 23

người Theo tác giả, để tăng khả năng thích ứng cần xác định được mục đíchđúng đắn, xây dựng được các nhiệm vụ trong mỗi hoạt động, mỗi cá nhân cầncó kiến thức về các đòi hỏi của hoạt động nào đó, cùng các điều kiện hoạt độngtạo thuận lợi cho sự thích ứng, giúp thúc đẩy quá trình nắm vững hoạt độngmột cách tự lập và khắc phục được mọi khó khăn trong quá trình thực hiện.

Tác giả Martin A.J (2012) cùng các cộng sự nghiên cứu “Adaptability:Conceptual and empirical perspectives on responses to change, novelty and uncer-tainty” (Khả năng thích ứng: Quan điểm khái niệm và thực nghiệm về phản ứngtrước sự thay đổi, tính mới và sự không chắc chắn) [145] đã tập trung luận giảikhả năng thích ứng là khả năng của các cá nhân để điều chỉnh, xây dựng hành vitâm lý, các chức năng tâm lý để đáp ứng với các hoàn cảnh, điều kiện và tìnhhuống mới Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp cơ bản để nâng caokhả năng thích ứng của con người như: Trang bị, nâng cao nhận thức cho mỗi cánhân; chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước khó bước vào điều kiện, môi trường mới;phát huy vai trò hướng dẫn, tổ chức của các chủ thể khác; rèn luyện khả năng,kinh nghiệm hoạt động cho mỗi cá nhân; tạo môi trường làm việc thuận lợi nhất.

Tác giả Maree K (2017) trong nghiên cứu “Psychology of Career ability, Employability and Resilience” (Tâm lý học về khả năng thích ứng nghề

Adapt-nghiệp, khả năng tuyển dụng và khả năng phục hồi) [154] đã bàn đến một số tác

động để nâng cao khả năng thích ứng như: tác động bằng cách giáo dục nâng caonhận thức để mỗi chủ thể có sự thay đổi tích cực về nhận thức và tình cảm đốivới hoạt động; tăng cường tổ chức cho con người hoạt động một cách hiệu quảtạo điều kiện cho con người được tham gia hoạt động trực tiếp nhiều hơn từ đósẽ nâng cao được mức độ thích ứng của họ đối với hoạt động.

Kết quả tổng quan cho thấy, khi bàn về các biện pháp nâng cao thích ứngcủa con người nói chung mới chỉ có một số tác giả nước ngoài đề cập Đối với cáctác giả trong nước chủ yếu tập trung bàn về các biện pháp nâng cao khả năng thíchứng với mỗi hoạt động cụ thể Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu củamình, các tác giả đã đề cập đến những giải pháp nâng cao mức độ thích ứng nghề

Trang 24

nghiệp, thích ứng học tập, thích ứng với môi trường hoạt động, thích ứng với biếnđổi khí hậu Trong đó, đề cập đến việc nâng cao mức độ thích ứng nói chung củacon người, cơ bản các tác giả đều chú ý đến các nhóm giải pháp tác động về phíachủ thể và phía đặc điểm, điều kiện, môi trường làm việc Đây cũng là cơ sở quantrọng cho các nghiên cứu sau này khi nghiên cứu thích ứng gắn với từng lĩnh vựccụ thể trong môi trường xã hội và hoạt động nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

1.1.2 Những nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp, thích ứngnghiên cứu khoa học

1.1.2.1 Nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất của thích ứng nghề nghiệp,thích ứng nghiên cứu khoa học

Tác giả Pine G.J (1979) với nghiên cứu “Teacher adaptation of

research findings” (Sự thích ứng của giáo viên trong nghiên cứu) [158] chỉ ra,

thực chất để thích ứng với hoạt động nghề nghiệp, người giáo viên phải thíchứng được với những phương pháp giảng dạy rất thông thường; khi thích ứngđược với những phương pháp giảng dạy thông thường họ mới tự tin thay đổiphương pháp Tác giả cũng cho rằng, thích ứng của giáo viên với nghiên cứukhoa học, là một tiêu chí đánh giá sự phát triển nghề nghiệp; thích ứng củagiáo viên với hoạt động nghiên cứu khoa học là một tiêu chí để đánh giá thíchứng nghề của giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả Volanen M.B (1987) nghiên cứu vấn đề “Occupationaladaptation and social attitudes towards youth employment” (Thích ứngnghề nghiệp và thái độ xã hội đối với việc làm của thanh niên) [169] Kếtquả nghiên cứu cho thấy giữa việc học nghề và lao động nghề của thanhniên tồn tại một thời kỳ chuyển tiếp có thể kéo dài từ 5 đến 7 năm, đượcđặc trưng bởi hàng loạt các sự kiện như thất nghiệp, công việc tạm thời vàcó khi cả sự thay đổi nghề Tác giả cho rằng đây là những giai đoạn thíchứng nghề của thanh niên và tâm thế của họ đối với việc làm phụ thuộc vàogiai đoạn này có diễn ra sự thích ứng nghề hay không.

Tác giả A.E Golomstooc (1990) trong nghiên cứu Lựa chọn nghề nghiệp

và giáo dục nhân cách cho học sinh [40] đã đi sâu nghiên cứu về sự thích ứng

Trang 25

nghề nghiệp Tác giả không sử dụng thuật ngữ "thích ứng" mà sử dụng thuậtngữ "thích hợp" để nói lên sự thích nghi đặc biệt của con người với hoạt độngnghề nghiệp Trong đó, tác giả chú trọng mặt tình cảm của quá trình "thíchhợp nghề nghiệp" và coi đó như một thuộc tính của nhân cách Tác giả cònphê phán các quan niệm truyền thống chỉ xem sự thích ứng như là quá trìnhlĩnh hội, thâm nhập vào các điều kiện mới, đồng thời nêu lên lý thuyết về sựthích ứng nghề nghiệp phù hợp với những cứ liệu thực nghiệm tâm lý họchiện đại Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình tác giả mới chỉ đề cập tới vấnđề thích hợp nghề nghiệp nói chung chứ chưa làm rõ được bản chất của quátrình thích ứng nghề và chưa gắn với một nghề cụ thể nào

Các tác giả Rotinghaus P.J, Day S.X và Borgen F.H (2005) trongnghiên cứu “The Career Futures Inventory: A measure of career - relatedadaptability and optimism” (Tóm tắt tương lai nghề nghiệp: thước đo khảnăng thích ứng và sự lạc quan nghề nghiệp) [160] cho rằng: Thích ứng nghềlà xu hướng mà mỗi cá nhân đưa ra khả năng của bản thân để xây dựng vàđiều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp của mình, đặc biệt là đối mặt với những tìnhhuống không biết trước Đề cập đến tiến trình, tầm quan trọng của mối quanhệ giao thoa giữa môi trường làm việc và năng lực của mỗi cá nhân, nhấnmạnh đến khả năng điều chỉnh và vấn đề mà mỗi cá nhân phải đối mặt, khảnăng xoay sở với những vấn đề rắc rối về nghề nghiệp.

Nguyễn Văn Hộ (2000) trong nghiên cứu Thích ứng sư phạm [63] Tác

giả đã đưa ra các khái niệm về thích ứng, thích ứng sư phạm, phân tích cácnội dung hình thành khả năng thích ứng về lối sống của sinh viên sư phạm,hình thành khả năng thích ứng về tay nghề trong quá trình đào tạo cho sinhviên sư phạm, thích ứng với quy trình lên lớp, thích ứng với hoạt động giảngdạy trên lớp, thích ứng với hoạt động thiết kế nội dung công tác chủ nhiệmlớp, thích ứng với hoạt động ứng xử trong công tác giáo dục, bên cạnh đó, tácgiả đề ra một số biện pháp giúp sinh viên đại học thích ứng với nghề sư phạm.Tác giả Lê Thị Minh Loan (2010) cùng nhóm tác giả nghiên cứu đề tài

Mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp [75], cho rằng:

Trang 26

Thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp gắn liền với yêu cầu vềnăng lực chuyên môn, thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp và thích ứng với việc đánh giá hiệu quả thực hiện công việc Đồng thời,nghiên cứu cũng cho rằng thích ứng nghề nghiệp là quá trình thích ứng hai mặt:một mặt là sự thích ứng của người lao động với vị thế nghề nghiệp mới củamình, với các điều kiện, đòi hỏi của môi trường kĩ thuật, với bản thân hoạt độngnghề nghiệp; mặt khác, là sự thích ứng của họ với những đặc trưng nhân cách vànghề nghiệp Quá trình thích ứng nghề không chỉ được coi như là sự thíchứng của con người với nghề nghiệp mà còn là quá trình tự phát triển cánhân Thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp gắn liền với sự thíchứng với điều kiện lao động, thích ứng với yêu cầu về năng lực chuyên môn,thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, thích ứng vớiviệc đánh giá hiệu quả thực hiện công việc.

Từ các nghiên cứu trên cho thấy, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về thíchứng nghề nghiệp, phân tích, luận giải những vấn đề về nguồn gốc, bản chất củathích ứng nghề nghiệp, trong đó, các tác giả cơ bản đều có xu hướng cho rằngthích ứng nghề nghiệp là quá trình thích ghi với những đặc điểm lao động vàđiều kiện của quá trình lao động; thích ứng nghề nghiệp là quá trình thay đổinhận thức, thay đổi tình cảm và hành động đối với nghề nghiệp Tuy nhiên,nghiên cứu trực tiếp về nguồn gốc, bản chất của thích ứng với hoạt động nghiêncứu khoa học thì còn chưa được đề cập.

1.1.2.2 Nghiên cứu về biểu hiện của thích ứng nghề nghiệp, thích ứngnghiên cứu khoa học

Tác giả Savickas M.L (1994) trong bài viết “Measuring careerdevelopment: Current status and future dereetion” (Đo lường sự phát triểnnghề nghiệp, hiện trạng và định hướng tương lai) [161] đã đánh giá rất cao vaitrò của thích ứng nghề Tác giả cho rằng thích ứng nghề biểu hiện ở sự sẵnsàng đối mặt với tất cả những công việc có thể dự đoán được, là sự tham giavào những vị trí nghề nghiệp khác nhau, sự điều chỉnh sao cho phù hợp đểđáp ứng được những thay đổi và điều kiện làm việc.

Trang 27

Tác giả Chernikova Elena Gennadievna (2008), Thực trạng và những

mâu thuẫn trong thích ứng xã hội và nghề nghiệp của giáo viên trẻ [170] đã

nghiên cứu trí tuệ xã hội như là yếu tố thích ứng tâm lý xã hội của một giáoviên trẻ Các chuyên gia trẻ có trình độ trí tuệ cảm xúc cao thì có sự thích ứngtâm lý xã hội đối với hoạt động nghề nghiệp theo các tiêu chí bên ngoài vàbên trong Hiệu quả thích ứng tâm lý xã hội của giáo viên trẻ theo các tiêu chíbên trong có liên quan chặt chẽ với trình độ trí tuệ xúc cảm bên trong và trìnhđộ trí tuệ xúc cảm liên nhân cách.

Tác giả Nguyễn Thị Huệ (2008) nghiên cứu “Thích ứng tâm lý xã hội vớihoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn Hà Nội” [65] đã đánh giá sự thích ứng của giảng viên căncứ vào sự chuyển biến, thay đổi tâm lý của họ trên các phương diện nhận thức, tháiđộ và hành động đối với điều kiện, hoàn cảnh, yêu cầu trong hoạt động giảng dạytheo đào tạo tín chỉ Cụ thể là các yêu cầu mới trong biên soạn đề cương môn học,tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Tác giả Hồ Thị Trúc Quỳnh (2012) với nghiên cứu “Sự thích ứngvới hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Tâm lý và Giáodục trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế” [96] Cho rằng, thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là quá trình hình thành vàphát triển nhân cách sinh viên với những kinh nghiệm về hoạt độngnghiên cứu khoa học Sự thích ứng của sinh viên với hoạt động nghiêncứu khoa học được thể hiện ở mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt kỹ năngtrong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Trần Thu Hương (2015) trong nghiên cứu Thích ứng với hoạt động dạy

học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học Công an nhân dân

[67, tr.42], tác giả đã chỉ ra các yếu tố tâm lý cấu thành thích ứng với hoạtđộng dạy học của giảng viên trẻ bao gồm: Nhận thức; cảm xúc và hành độngcủa giảng viên trẻ trong thực hiện hoạt động dạy học Trong đó, hành độngthực hiện hoạt động dạy học là thành tố trung tâm, chủ đạo, là điều kiện,phương tiện của thích ứng, nó chi phối mạnh mẽ đến các thành tố khác; nhận

Trang 28

thức là thành tố cung cấp nguyên liệu của sự thích ứng với hoạt động dạy họccủa giảng viên trẻ; cảm xúc là thành tố kích thích sự thích ứng.

Nguyễn Đức Quỳnh (2020) nghiên cứu Thích ứng với việc giải quyết

các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứuhộ [95, tr.55] đã xác định các mặt biểu hiện cụ thể của thích ứng với việc giải

quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạncứu hộ trên các mặt sau: Biểu hiện ở mặt nhận thức, là quá trình các chiến sĩtiếp thu, lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, quy định về phòng cháychữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong việc giải quyết các tình huống khẩn cấp.Biểu hiện ở mặt thái độ là thay đổi thái độ một cách tích cực, năng động, chủđộng, sáng tạo, kiên quyết khắc phục khó khăn trong việc giải quyết các tìnhhuống khẩn cấp để hòa nhập, làm chủ với môi trường, hoàn cảnh phức tạp hơn.Biểu hiện ở mặt hành động, là việc thực hiện các hành động trong quá trình giảiquyết các tình huống khẩn cấp, đó là: Nhận lệnh và thực thi nhiệm vụ; phối hợpvới đồng đội; các hành động kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật, máy móc

Như vậy, xét về biểu hiện của thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiêncứu khoa học các tác giả có nhiều cách tiếp cận ở các khía cạnh khác nhau vàluận giải cấu trúc, biểu hiện của thích ứng nghề nghiệp khác nhau, song cơbản các tác giả đều đã đề cập đến biểu hiện của thích ứng nghề nghiệp, thíchứng nghiên cứu khoa học trên các mặt cơ bản đó là nhận thức về nghề nghiệp,động cơ nghề nghiệp, tình cảm, thái độ nghề nghiệp, kỹ năng và hành độngnghề nghiệp và nghiên cứu khoa học.

1.1.2.3 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng nghềnghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học

E.A Ermolaeva (1969), nghiên cứu Lý thuyết và thực hành tâm lý học

trong trường tổng hợp Leningrat [37] Tác giả đưa ra khái niệm thích ứng nghề

nghiệp là một quá trình thích nghi của người mới lao động với đặc điểm và điềukiện lao động trong tập thể nhất định Tác giả cũng đưa ra những chỉ số đặctrưng của thích ứng nghề: 4 chỉ số khách quan cho sự thích ứng nghề của sinhviên sư phạm bao gồm: Chất lượng lao động và chất lượng học tập; trình độ

Trang 29

nghề nghiệp; mức độ kỷ luật của người giáo viên; địa vị của người giáo viên trẻtrong tập thể sư phạm Đồng thời, tác giả cũng nêu ra 3 chỉ số chủ quan ảnhhưởng đến sự thích ứng nghề, đó là: Mức độ hài lòng về công tác sư phạm; mứcđộ hài lòng về điều kiện lao động; mức độ hài lòng về các mối quan hệ qua lạitrong tập thể sư phạm

N.B Basinanova, D.V Kalinhitreva (1973) trong công trình “Conngười và xã hội” [4] đã xem xét mối quan hệ giữa trí tuệ với sự thích ứngnghề nghiệp, thích ứng tâm lý - xã hội và phát hiện ra: Chỉ số trí tuệ càngcao thì sự thích ứng nghề nghiệp lại càng thuận lợi Nhưng sự thích ứng tâmlý - xã hội thì không hoàn toàn như vậy Nếu chỉ số trí tuệ của cá nhân caohơn hẳn chỉ số chí tuệ chung của nhóm thì nó sẽ cản trở sự thích ứng tâm lý- xã hội của cá nhân đó.

Tác giả Nguyễn Xuân Thức (2005) trong nghiên cứu “Sự thích ứng vớihoạt động rèn luyện nghiệp vụ của sinh viên Đại học Sư phạm” [104] tậptrung đề cập đến 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động rènluyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên là: Nhóm yếu tố chủ quan (sự thiếuhiểu biết, chưa thấy đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của nội dung hoạt động, hạn chếcủa cá nhân, thiếu hứng thú, thiếu thời gian và các điều kiện khác, thiếu sự nỗlực,…); Nhóm yếu tố khách quan (sự tổ chức lớp chưa thường xuyên, côngtác tổ chức lớp chưa tốt, giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất,…).

Tác giả Lê Thị Minh Loan (2010) và nhóm nghiên cứu đề tài Mức độ

thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp [75] xác định những

yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệpbao gồm: nhu cầu, động cơ nghề nghiệp, sự chuẩn bị tâm thế trước khi thamgia hoạt động nghề nghiệp và mối quan hệ với đồng nghiệp.

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Liên (2011) trong nghiên cứu “Sự thích ứngcủa giảng viên với hoạt động đào tạo tín chỉ ở Trường Đại học Sư phạm HàNội” [74] đã chỉ ra các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thích ứng của giảngviên là: hiểu biết đầy đủ về phương thức đào tạo mới, nhận thức được sự thayđổi và sẵn sàng thay đổi của giảng viên Yếu tố khách quan là: điều kiện cơ sở

Trang 30

vật chất nhà trường, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách có ảnhhưởng mạnh mẽ đến sự thích ứng của giảng viên.

Nguyễn Quốc Nghi (2017) cùng nhóm tác giả nghiên cứu “Các nhân tốảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên trẻ trường Đại học Cần Thơ đối vớihoạt động nghiên cứu khoa học” [84], kết quả nghiên cứu đã xác định cácnhân tố: Lợi ích tài chính nhận được, kinh phí nghiên cứu, lãnh đạo, đồngnghiệp - cộng sự nghiên cứu, tư liệu hỗ trợ nghiên cứu, khối lượng công việc,cơ chế quản lý khoa học, bản chất nghiên cứu khoa học ở nhà trường có ảnhhưởng đến sự hài lòng của giảng viên trẻ trường Đại học Cần Thơ đối vớihoạt động nghiên cứu khoa học.

Tác giả Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Tùng Linh (2017) nghiên cứu“Đánh giá sự thích ứng tâm lý nghề nghiệp ở thủy thủ tàu ngầm” [87] đã xácđịnh các yếu tố nghề nghiệp liên quan đến thích ứng tâm lý nghề nghiệp như:quá tải công việc; thiếu khả năng trong thực hiện công việc; chưa hiểu rõ vềcông việc; mối quan hệ với người khác; trách nhiệm bản thân; tác động các yếutố môi trường Các yếu tố cá nhân liên quan đến thích ứng tâm lý nghề nghiệp ởthủy thủ tàu ngầm gồm: không yêu thích nghề nghiệp; trạng thái tâm lý cá nhân;mối quan hệ gia đình, xã hội không thuận lợi; sức khỏe, thể lực không tốt.

Lê Thị Xuân Thu (2018), với nghiên cứu “Cognition of PedagogicUniversity Lecturers on the Roleof Capacity for Scientific Research in Educationand Factors Affecting the Capacity for Scientific Research in Education ofPedagogic Lecturers in Vietnam” (Nhận thức của Giảng viên Đại học Sư phạmvề Vai trò của Năng lực Nghiên cứu Khoa học trong Giáo dục và các yếu tố ảnhhưởng đến Năng lực Nghiên cứu Khoa học trong Giáo dục của Giảng viên Sưphạm Việt Nam) [167, tr.490 - 498] dựa trên kết quả thu thập từ khảo sát, phỏngvấn giảng viên, cán bộ quản lý khoa, bộ môn, tác giả cho rằng các yếu tố: đàotạo bồi dưỡng, bản thân giảng viên, phân bổ thời gian giảng dạy và nghiên cứucó ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên sưphạm Theo chúng tôi, các yếu tố này cũng có sự tác động nhất định đến thíchứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ.

Trang 31

Đỗ Thuận Hải (2019), nghiên cứu “Factors Affecting Scientific ResearchResults by Teachers of Universities Ho Chi Minh City, Vietnam” (Các yếu tố ảnhhưởng đến kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên ở các trường đại học Thànhphố Hồ Chí Minh, Việt Nam) [149, tr.305 - 311] đã xác định các yếu tố ảnh hưởngđến kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên ở các trường đại học Thành phốHồ Chí Minh gồm: Nhận thức về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; động cơ nghiêncứu khoa học; năng lực cá nhân; môi trường làm việc; thủ tục và kinh phí

Lê Thị Thương (2020), trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởngđến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học HàNội” [105, tr.27 - 41], chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứukhoa học của giảng viên Trường Đai học Hà Nội gồm: Nhận thức củagiảng viên với nghiên cứu khoa học; hỗ trợ của nhà trường cho hoạt độngnghiên cứu khoa học của giảng viên; vấn đề xã hội của giảng viên; nănglực chuyên môn của giảng viên; môi trường nghiên cứu Những yếu tốnày cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học của giảng viên trẻ, bởi để thích ứng nhanh với hoạt động này,giảng viên trẻ cần phải có động lực nghiên cứu.

Như vậy, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc giántiếp về những yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng nghề nghiệp, thích ứng với hoạtđộng nghiên cứu khoa học với cách tiếp cận khác nhau Song cơ bản các tác giảkhi bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiêncứu khoa học đều gắn liền với những đặc điểm, yêu cầu, điều kiện, môi trườngcủa hoạt động nghề nghiệp cụ thể; điều kiện về tố chất cá nhân, năng lực chuyênmôn, động cơ nghề nghiệp, kỹ năng hoạt động; ý chí vượt khó Đây cũng là cơsở quan trọng để chúng tôi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạtđộng nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quânđội trong quá trình triển khai nghiên cứu.

1.1.2.4 Nghiên cứu về con đường, biện pháp nâng caothích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học

Tác giả Dương Thị Nga (2012), nghiên cứu Phát triển năng lực thích

ứng nghề cho sinh viên sư phạm [82] đã phản ánh được thực trạng phát triển

Trang 32

năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm các tỉnh miền núiphía Bắc Đồng thời, tác giả đã xác định các nội dung, con đường phát triểnnăng lực thích ứng cho sinh viên sư phạm Trên cơ sở đó, đề xuất một sốbiện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên như: Đa dạnghóa các hình thức tổ chức trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạmthường xuyên; phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên nhà trường Cao đẳng vớicác giáo viên nhà trường phổ thống trong giáo dục nghề nghiệp cho sinhviên; phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho sinh viên;xây dựng mô hình tư vấn về nghề dạy học cho sinh viên.

Nguyễn Hương Thảo (2014), nghiên cứu “Nâng cao chất lượng nghiên cứukhoa học của đội ngũ giảng viên Trường Sĩ quan Lục quân 1” [99], tác giả đã chỉra những hạn chế trong nghiên cứu khoa học của giảng viên và đề xuất một số giảipháp để nâng cao hiệu quả hoạt động này như: nâng cao nhận thức, trách nhiệmthực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên; phát huy tínhtích cực, chủ động của đội ngũ giảng viên; tăng cường giao nhiệm vụ nghiên cứucho giảng viên Thực chất đây cũng là những đề xuất góp phần nâng cao mức độthích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên.

Nguyễn Thị Minh Hồng, Nguyễn Vĩnh Khương (2016) với nghiêncứu “Một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu cho giảng viên trẻtrường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh” [64] Tác giả đưa ra cácnhóm giải pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ,trong đó có nhóm giải pháp góp phần nâng cao mức độ thích ứng với hoạtđộng nghiên cứu khoa học như: phối hợp tổ chức các hội thảo khoa học cáccấp nhằm tạo điều kiện cho giảng viên trẻ được tham gia học hỏi kinhnghiệm nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện ứng dụng kết quả nghiên cứucủa giảng viên trẻ vào thực tế; có định hướng tạo điều kiện cho giảng viêntrẻ tham gia đề tài nghiên cứu, nhất là đề tài cấp cơ sở.

Trần Thị Hoài Thu (2017) nghiên cứu “Hỗ trợ giảng viên trẻ nâng caonăng lực nghiên cứu khoa học” [102], trong nghiên cứu này, tác giả xác địnhmột số nội dung hỗ trợ giảng viên trẻ để nâng cao năng lực nghiên cứu khoahọc như: hỗ trợ giảng viên trẻ nâng cao kiến thức nghiên cứu khoa học; hỗ trợ

Trang 33

nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ; hỗ trợ tiếp cận vàsử dụng hiệu quả các nguồn dữ liệu phục vụ tra cứu trong nghiên cứu; cảithiện điều kiện làm việc cho giảng viên trẻ; huy động lực lượng giảng viên trẻtham gia các đề tài nghiên cứu các cấp, nhất là nghiên cứu đề tài cấp cơ sở,…Theo chúng tôi đây cũng là những nội dung hỗ trợ để nâng cao mức độ thíchứng với hoạt động này của giảng viên trẻ

Tác giả Nguyễn Văn Tuân (2021) trong nghiên cứu “Nâng cao mức độthích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ở các trường sĩquan quân đội” [133] đã đề xuất một số biện pháp nâng cao mức động thíchứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên ở các trường sĩ quanquân đội như: Xây dựng động cơ nghề nghiệp tích cực cho giảng viên; tổchức tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học để rèn luyện kỹ năng nghiên cứukhoa học cho học viên; phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong hoạt độngnghiên cứu khoa học; phát huy tính tích cực tự học tập, rèn luyện, nghiên cứucủa giảng viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học; đảm bảo điều kiện vậtchất, có cơ chế chính sách khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học.

Tác giả Vũ Thế Bình (Chủ nhiệm, 2022), nghiên cứu đề tài Thích ứng

của giảng viên với hoạt động giảng dạy theo chuyên đề ở Học viện Chính trịhiện nay [5] Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận, khảo sát đánh giá

thực trạng về thích ứng với hoạt động giảng dạy theo chuyên đề của giảngviên, nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao mức độ thích ứngcủa giảng viên với hoạt động giảng dạy theo chuyên đề ở Học viện Chính trịnhư: Tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lựclượng đối với hoạt động giảng dạy theo chuyên đề; tổ chức tốt các hoạt độngsư phạm nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầugiảng dạy theo chuyên đề; phát huy tính tích cực của giảng viên trong tự học,tự nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng với hoạt động giảng dạytheo chuyên đề; phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng trong nâng caomức độ thích ứng của giảng viên với hoạt động giảng dạy theo chuyên đề; tạomôi trường sư phạm quân sự thuận lợi, bảo đảm cho giảng viên thích ứng vớihoạt động giảng dạy theo chuyên đề.

Trang 34

Tác giả Nguyễn Mạnh Tiến (2022), nghiên cứu Tính tích cực nghiên

cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩquan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [106] trên cơ sở đánh giá, phân

tích thực trạng, tác giả đã đề xuất các biện pháp tâm lý -xã hội nhằm nâng caotính tích cực nghiên cứu khoa học cho giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn ở các trường sĩ quan quân đội gồm: Phát triển xu hướng nghiên cứu khoahọc của giảng viên trẻ; tổ chức đa dạng hoá các hoạt động khoa học; phát huytính tích cực tự giác nghiên cứu khoa học của giảng viên; hoàn thiện cơ chế,chính sách và quản lý chặt chẽ hoạt động nghiên cứu khoa học của giảngviên; xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học dân chủ, lành mạnh ở cáctrường sĩ quan quân đội Theo chúng tôi, nâng cao tính tích cực cho giảngviên trong nghiên cứu khoa học cũng là một khía cạnh để nâng cao mức độthích ứng của họ đối với hoạt động nghiên cứu khoa học ở nhà trường.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm, yêu cầu, các yếu tố ảnh hưởng và thực trạngthích ứng với những hoạt động nghề nghiệp cụ thể, các tác giả đã đề xuất hệ thốngcác biện pháp tâm lý khác nhau nhằm nâng cao mức độ thích ứng của chủ thể vớihoạt động Trong đó, các biện pháp đều tập trung tác động vào phía chủ thể củahoạt động và cải thiện môi trường, điều kiện của hoạt động.

Từ các công trình nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp và thích ứngnghiên cứu khoa học cho thấy, các tác giả đã đề cập đến nguồn gốc, bản chấtcủa thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học, những yếu tố chủquan, khách quan ảnh hưởng đến thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiêncứu khoa học và một số nghiên cứu đề xuất biện pháp nâng cao thích ứngnghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học Nhìn chung, các tác giả đều cóxu hướng cho rằng, thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học làquá trình thích ứng với những đặc điểm lao động và điều kiện của quá trìnhlao động, cũng như của hoạt động nghiên cứu khoa học Thích ứng nghềnghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học là quá trình thích ứng thể hiện ở cả bamặt của đời sống tâm lý con người đó là: nhận thức, thái độ và hành động.Tuy nhiên, một số nghiên cứu chưa phân tích rõ nội dung thích ứng với hoạtđộng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học cũng như quy trình thíchứng cụ thể để giúp cho đối tượng thích ứng nhanh và tốt hơn ở những môitrường nghề nghiệp khác nhau, cũng chưa đưa ra một số trường hợp điển hình

Trang 35

về đối tượng thích ứng với nghề nghiệp để làm rõ hơn những vấn đề lý luậnvà thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

Như vậy, qua tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trongvà ngoài nước cho thấy vấn đề thích ứng, thích ứng nghề nghiệp được nhiềutác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau Tuynhiên, nghiên cứu về thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung,thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, giảng viên trẻnói riêng thì còn rất khiêm tốn Đây cũng là một trong những lý do để tác giảtriển khai nghiên cứu đề tài luận án.

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những

vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luậnán

Các công trình nghiên cứu liên quan đến thích ứng với hoạt động nghiêncứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội được tácgiả tổng quan trên hai hướng cơ bản sau: Thứ nhất, các nghiên cứu về thích ứng;thứ hai là các nghiên về thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học.

Quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nướcngoài về thích ứng, thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa họccho thấy, thích ứng của con người luôn là vấn đề được nhiều tác giả quan tâmnghiên cứu, xuất phát từ vai trò và ý nghĩa của nó đối với sự tồn tại và pháttriển của chính con người trong xã hội Thực tiễn trong lịch sử phát triển củacác ngành khoa học nói chung, Tâm lý học nói riêng đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về thích ứng ở các chủ thể khác nhau gắn với những hoạt động vàmôi trường cụ thể Song, có thể nhận thấy thích ứng của con người vẫn luônlà vấn đề cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa, đặc biệt trongmôi trường xã hội phát triển nhanh và có nhiều sự biến đổi như hiện nay.

Từ các công trình nghiên cứu về thích ứng, các tác giả đã có những cáchtiếp cận khác nhau về vấn đề thích ứng của con người Có hướng tiếp cận thíchứng với góc độ sinh vật, có hướng tiếp cận thích ứng ở góc độ tâm lý - xã hội,hướng tiếp cận thích ứng là phẩm chất của nhân cách Đồng thời, các nghiên cứu

Trang 36

cũng đã đề cập và luận giải những vấn đề về nguồn gốc, bản chất sự thích ứng củacon người với nhiều cách nhìn khác nhau, dẫn đến có nhiều quan niệm về vấnđề này Song, cơ bản các nghiên cứu đều có sự thống nhất cho rằng nguồn gốcsự thích ứng của con người xuất phát từ sự thay đổi, từ yêu cầu, điều kiện mớicủa môi trường sống và hoạt động, con người muốn tồn tại và phát triển buộcphải có sự thích ứng nhất định; bản chất của sự thích ứng chính là sự điềuchỉnh, thay đổi về mặt tâm lý (nhận thức, thái độ, hành vi) và hình thành nhữngcấu tạo tâm lý mới của mỗi cá nhân Nghiên cứu của các tác giả cũng bàn đếncấu trúc, biểu hiện sự thích ứng của con người, trong đó tập trung vào ba mặtchính đó là nhận thức, thái độ và hành vi của con người Các tác giả cho rằngkhi nghiên cứu thích ứng của con người phải nghiên cứu đồng thời cả ba mặtnhận thức, thái độ và hành vi, trong đó hành vi, hành động là mặt biểu hiệncuối cùng của sự thích ứng Bàn đến yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứngcủa con người, với cách trình bày khác nhau của các tác giả, mặc dù các nghiêncứu chưa có sự tách biệt rõ ràng, song nhìn chung đều đã đề cấp đến cả hainhóm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, các yếu tố này có mối quan hệchặt chẽ với nhau Bên cạnh đó, một số công trình cũng đã đề cập đến nhữngcách thức tác động để nâng cao mức độ thích ứng của mỗi cá nhân.

Với các công trình cứu về thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứukhoa học, các tác giả trong nước và nước ngoài cơ bản kế thừa và phát triển cácquan niệm về thích ứng nói chung Từ đó các nghiên cứu đi sâu làm rõ đặc điểm,yêu cầu của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cụ thể để luận giải những vấnđề về nguồn gốc, bản chất của sự thích ứng nghề nghiệp Trong đó, các tác giảđã đề cập đến các biểu hiện của sự thích ứng nghề nghiệp của con người theo mụcđích và cách tiếp cận khác nhau Về cơ bản, thích ứng nghề nghiệp được phản ánhthông qua các mặt nhận thức về nghề nghiệp, thái độ với nghề nghiệp và hành vihoạt động nghề nghiệp; nhiều công trình đề cập khá sâu sắc về những yếu tố ảnhhưởng đến thích ứng nghề nghiệp, điều này được các tác giả trình bày trong cácnghiên cứu của mình ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, trong đó các tác giả đều bámvào đặc điểm hoạt động nghề nghiệp để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thích

Trang 37

ứng nghề nghiệp Đồng thời, nhiều công trình đề xuất hệ thống các giải phápnhằm nâng cao mức độ thích ứng nghề nghiệp hoặc nâng cao khả năng, nănglực thích ứng nghề nghiệp Đây cũng là cơ sở quan trọng để chúng tôi kế thừamột cách chọn lọc trong xác định các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp tâm lý -sư phạm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học củagiảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Những nghiên cứu về thích ứng nghiên cứu khoa học, mặc dù cònkhiêm tốn về số lượng công trình nghiên cứu, song cũng đã có một số tác giảbàn đến các mặt biểu hiện của thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học; cáccông trình đề cập gián tiếp nhiều hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng vớinghiên cứu khoa học và đề xuất các biện pháp ở khía cạnh tâm lý học để nângcao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu nghiên cứu khoa học của giảngviên - những nghiên cứu này có liên quan gián tiếp đến nâng cao mức độ thíchứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện,trường sĩ quan quân đội Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi xác định các mặtbiểu hiện thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, đồng thời làm căn cứ xây dựng cácchỉ báo cụ thể để khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

Những kết quả nghiên cứu đã được tổng quan là cơ sở khoa học rấtquan trọng để tác giả kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá trình nghiêncứu đề tài luận án Hoạt động nghiên cứu khoa học cùng với hoạt động dạyhọc, hoạt động giáo dục là những mặt hoạt động cơ bản, cụ thể của hoạtđộng nghề nghiệp sư phạm Trong đó, đã có một số công trình nghiên cứuvề thích ứng với hoạt động dạy học, thích ứng với hoạt động quản lý nhàtrường, thích ứng với hoạt động học tập Trong khi giảng viên trẻ là nhữngngười vừa mới bước vào nghề, hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa họcchắc chắn sẽ gặp không ít những khó khăn, vướng mắc về cả chuyên môn,kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp và môi trường làm việc Theo đó, đốitượng này rất cần thích ứng nhanh với hoạt động nghề nghiệp sư phạm nóichung, hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng để đáp ứng yêu cầu nhiệm

Trang 38

vụ và sớm khẳng định trình độ, năng lực của mình Do vậy, đây chính là“khoảng trống” và cũng là lý do cấp thiết để tác giả xác định và thực hiệnnghiên cứu đề tài luận án này.

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu về thích ứng, thích ứngnghề nghiệp và thích ứng nghiên cứu khoa học, để thực hiện tốt nhiệm vụnghiên cứu, luận án xác định cần tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

Thứ nhất, chứng minh tính cấp thiết và đóng góp mới, không trùng lặp

của vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó xác định hướng tiếp cận về thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quanquân đội hiện nay là thích ứng tâm lý, thích ứng nhân cách

Thứ hai, kế thừa, bổ sung và phát triển các kết quả đã nghiên cứu, luận

án cần xây dựng các khái niệm, phân tích các đặc điểm hoạt động nghiên cứukhoa học, xác định, làm rõ các mặt biểu hiện, mức độ thích ứng với hoạt độngnghiên cứu khoa học cùng các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt độngnghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quânđội; xác định các chỉ báo cụ thể làm cơ sở cho việc thiết kế bảng hỏi, phiếuđiều tra, đánh giá thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học vàcác yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học củagiảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Thứ ba, xác định các mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa

học và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thích ứng với hoạt động nghiêncứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội;phân tích, đánh giá thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học của giảng viên trẻ và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thíchứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện,trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Thứ tư, trên cơ sở khung lý luận của vấn đề nghiên cứu, phân tích, đánh

giá kết quả điều tra thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa họcvà sự ảnh hưởng của các yếu tố đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoahọc của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; tiến hành phântích chân dung tâm lý giảng viên trẻ về thích ứng với hoạt động nghiên cứu

Trang 39

khoa học Từ đó, đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao mức độ thíchứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở các học viện,trường sĩ quan quân đội hiện nay một cách hiệu quả và bền vững

Kết luận chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến thích ứng với hoạtđộng nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quânđội, chúng tôi đã phân tích các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nướcvà nước ngoài về thích ứng và thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoahọc Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh khái quát theo các hướng nghiên cứu ở từngkhía cạnh cụ thể như: hướng nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất của thích ứng vàthích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học; hướng nghiên cứu về cấutrúc, biểu hiện của thích ứng và thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoahọc; hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng và thích ứng nghềnghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học; hướng nghiên cứu về con đường, biệnpháp nâng cao thích ứng và thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoahọc Điều này giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng quát về những vấn đề đãđược nghiên cứu, chỉ ra những nội dung, những khía cạnh chưa được đề cập làmcơ sở quan trọng để xây dựng khung lý luận của luận án

Tổng quan cũng chỉ ra, mặc dù vấn đề thích ứng và thích ứng nghềnghiệp đã được nhiều tác giả trong mước và nước ngoài đề cập đến ở các khíacạnh khác nhau Trong đó chỉ có số ít tác giả đề cập đến vấn đề thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứumột cách tổng thể, bao quát về thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học củagiảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Các công trình nghiêncứu được tổng quan đều có liên quan nhất định đến vấn đề nghiên cứu của luậnán, đây là những cơ sở quan trọng để chúng tôi xây dựng những vấn đề lý luậnvà thực tiễn về thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội Cụ thể là xác định hướng tiếp cận vấn đềnghiên cứu; chỉ ra các mặt biểu và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạtđộng nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ; đánh giá thực trạng mức độ thíchứng và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu

Trang 40

khoa học của giảng viên trẻ và đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng caomức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

The Principles of Psychology (Nguyên tắc của tâm lý học) [159], các nhà

tâm lý học chức năng cho rằng các quá trình tâm lý và hành vi có một chứcnăng đó là giúp sinh vật thích ứng với môi trường; các hiện tượng tâm lý vềthực chất đều là những hình thức khác nhau của sự thích ứng của sinh vậtvới môi trường Theo James W., ý thức có tính chức năng, mục đích của ýthức là giúp cá nhân thích ứng với môi trường.

Thích ứng theo Tâm lý học Hành vi là việc cá nhân đã học được nhữnghành vi cho phép giải quyết thành công những đòi hỏi của cuộc sống, ngườithích ứng kém làm cho hành vi đã học được của họ không giúp cho việc giảiquyết có kết quả những yêu cầu do cuộc sống tạo ra Tâm lý học Hành vi chorằng cơ chế cơ bản của sinh vật thích ứng với môi trường là học tập Theo cácnhà hành vi mới, sự thích ứng còn là kết quả của hành vi được củng cố bằngsự tự thưởng, tự phạt ở bên trong mỗi con người [43]

Theo Phân tâm học, hiểu thích ứng là sự vận hành trôi chảy của bộ máytinh thần con người, là tạo nên trạng thái hài hòa, thống nhất giữa “cái nó”,“cái tôi” và cái “siêu tôi”, ở đó những đòi hòi của cái nó được thỏa mãn cótính đến điều kiện thực tế và không trái với lương tâm, đạo đức, đóng vai tròquan trọng là cái tôi - cầu nối giữa cái nó với thực tại Theo S Freud có cáccơ chế “phòng vệ” như: dồn nén, phủ nhận, phóng chiếu, hợp lý hóa, giải tỏa,

Ngày đăng: 10/08/2024, 07:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w