1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò đạo đức cách mạng trong phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

221 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Đạo Đức Cách Mạng Trong Phát Triển Nhân Cách Giảng Viên Trẻ Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Hiện Nay
Tác giả Bùi Xuân Chung
Trường học Học viện, Trường sĩ quan quân đội
Thể loại luận án
Định dạng
Số trang 221
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Đối với sự phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội - một trong những chủ thể giữ vai trò quan trọng trong thực hiện đổi mới công tác giáo dục và đào t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực,

có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Bùi Xuân Chung

Trang 2

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những

vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 27

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ ĐẠO ĐỨC

CÁCH MẠNG TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH GIẢNG VIÊN TRẺ Ở HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN

2.1 Thực chất vai trò đạo đức cách mạng trong phát triển nhân

cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 352.2 Nhân tố cơ bản quy định thực hiện vai trò đạo đức cách

mạng trong phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học

Chương 3: VAI TRÒ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG TRONG PHÁT TRIỂN

NHÂN CÁCH GIẢNG VIÊN TRẺ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI - THỰC TRẠNG VÀ

3.1 Thực trạng thực hiện vai trò đạo đức cách mạng trong phát

triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan

3.2 Vấn đề đặt ra với thực hiện vai trò đạo đức cách mạng trong

phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ

Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ ĐẠO ĐỨC CÁCH

MẠNG TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH GIẢNG

125

Trang 3

VIÊN TRẺ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

4.1 Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, bồi dưỡng đạo đức

cách mạng theo hướng phát triển nhân cách giảng viên trẻ ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 1254.2 Đẩy mạnh xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh tạo nền

tảng cho phát huy vai trò đạo đức cách mạng trong phát triểnnhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân

4.3 Tích cực hóa nhân tố chủ quan của giảng viên trẻ ở các học

viện, trường sĩ quan quân đội trong tiếp nhận, chuyển hóađạo đức cách mạng vào tự phát triển nhân cách 154

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Đạo đức cách mạng do C.Mác, Ph Ăngghen sáng lập, V.I Lênin bảo

vệ và phát triển đã trở thành vũ khí tinh thần, đoàn kết giai cấp vô sản toànthế giới thực hiện mục tiêu đấu tranh xóa bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ, xâydựng cuộc sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là xâydựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới Vì vậy, đạođức cách mạng là kiểu đạo đức mang tính nhân văn, nhân đạo nhất trong lịch

sử phát triển của nhân loại

Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiên cứuthực tiễn cách mạng thế giới, đặc điểm, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam, trên cơ

sở kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, truyền thống văn hóa,đạo đức của dân tộc để xây dựng nên một lý luận đạo đức mới, đạo đức cáchmạng ở Việt Nam Trải qua quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện đến nay,đạo đức cách mạng luôn khẳng định vai trò quan trọng trong xây dựng đời sốngđạo đức xã hội lành mạnh, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người Việt Namnói chung, các chủ thể quân đội nói riêng Đối với sự phát triển nhân cách giảngviên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội - một trong những chủ thể giữvai trò quan trọng trong thực hiện đổi mới công tác giáo dục và đào tạo, đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới, đạo đức cách mạng

đã góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển các phẩm chất tốt đẹp; là động lựccho sự phát triển năng lực chuyên môn của giảng viên trẻ Đồng thời, còn địnhhướng thúc đẩy toàn bộ quá trình phát triển nhân cách của họ đạt tới mô hìnhnhân cách người giảng viên quân sự

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, ở các học viện, trường sĩ quan quân đội,đạo đức cách mạng đã được lan tỏa, khẳng định vai trò nền tảng, động lực, địnhhướng thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của giảng viên trẻ Đa phần giảng

Trang 5

viên trẻ “có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tổ chức

kỷ luật nghiêm, gương mẫu, trách nhiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khảnăng và phương pháp sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” [126, tr.5] Tuynhiên, đối với một bộ phận giảng viên trẻ, việc lĩnh hội, tiếp nhận, chuyển hóađạo đức cách mạng vào phát triển nhân cách của họ chưa thực sự hiệu quả, cóbiểu hiện “thiếu tâm huyết với nghề, chưa thực cố gắng Ý thức tự bồi dưỡng, tựđào tạo để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm chưa thực sự trở thành nhu cầu củanhiều nhà giáo… Một số nhà giáo còn thiếu tự tin, thiếu quyết tâm trong đổi mớiphương pháp dạy học” [125, tr.13]

Hiện nay, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước có những phát triểnmới; nhiệm vụ đổi mới công tác giáo dục và đào tạo của Quân đội trong tình hìnhmới đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất và năng lực của giảng viêntrẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Trong khi đó, mặt trái kinh tế thịtrường, sự biến đổi của thang giá trị đạo đức xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa,hội nhập quốc tế; âm mưu, thủ đoạn, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thếlực thù địch… khiến cho đạo đức cách mạng phần nào có nguy cơ suy giảm vaitrò đối với sự phát triển nhân cách của một số chủ thể nói chung, giảng viên trẻnói riêng Vì vậy, hơn bao giờ hết, các chủ thể ở các học viện, trường sĩ quan quânđội cần nhận thức đúng vị trí, vai trò đạo đức cách mạng, nâng cao hiệu quả hoạtđộng giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, ngăn chặn, loại bỏnhững nguy cơ, lực cản Mỗi giảng viên trẻ cần có thái độ tích cực, trách nhiệmtrong tiếp nhận và chuyển hóa đạo đức cách mạng vào tự phát triển nhân cách,thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”, tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức, giữ vững danh

dự và nhân phẩm nhà giáo Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu luận giải

“Vai trò đạo đức cách mạng trong phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” là vấn đề cơ bản và cấp thiết cần được

tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn

Trang 6

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò đạođức cách mạng trong phát triển nhân cách giảng viên trẻ; đề tài đề xuất một sốgiải pháp cơ bản phát huy vai trò đạo đức cách mạng trong phát triển nhâncách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, rút ra giátrị của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếptục nghiên cứu

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò đạo đức cách mạng trong pháttriển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

- Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò đạo đức cách mạng trong pháttriển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội và xácđịnh những vấn đề đặt ra hiện nay

- Đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai trò đạo đức cách mạng trong pháttriển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Vai trò đạo đức cách mạng trong phát triển nhân cách giảng viên trẻ ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Những vấn đề lý luận cơ bản về đạo đức cách

mạng, nhân cách Đạo đức cách mạng bao gồm nhiều nội dung, trong luận ánnày chỉ tiếp cận nghiên cứu đạo đức cách mạng qua các nguyên tắc, chuẩnmực đạo đức cách mạng và vai trò của nó đối với phát triển nhân cách giảngviên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Phạm vi về không gian: cán bộ quản lý, giảng viên trẻ và học viên ở các

học viện, trường sĩ quan quân đội; trong đó, tập trung nghiên cứu chủ yếu ở Học

Trang 7

viện Chính trị, Học viện Phòng không - Không quân, Học viện biên phòng, Họcviện Quân y, Học viện Kỹ thuật quân sự; Trường Sĩ quan chính trị, Trường Sĩquan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan Lục quân 2.

Phạm vi về thời gian: Các số liệu, báo cáo, tổng hợp những vấn đề có

liên quan từ năm 2016 đến nay (Thời điểm bắt đầu tổ chức thực hiện Nghịquyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội đại biểuQuân đội lần thứ X)

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về đạo đức,

đạo đức cộng sản; nhân cách, sự hình thành, phát triển nhân cách; tư tưởng triếthọc đạo đức Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạođức cách mạng; vai trò đạo đức cách mạng với phát triển toàn diện con người;vấn đề phát huy vai trò đạo đức cách mạng vào phát triển nhân cách con ngườiViệt Nam nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng trong tình hình mới

Phương pháp nghiên cứu

Luận án vận dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử; đồng thời, vận dụng tổng hợp các phương pháp

Trang 8

nghiên cứu khoa học khác như: hệ thống và cấu trúc; lịch sử và logic, phân tích

và tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa, so sánh, điều tra xã hội học

5 Những đóng góp mới của luận án

Góp phần làm rõ biểu hiện vai trò đạo đức cách mạng trong phát triểnnhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Luận giải một số nhân tố cơ bản quy định vai trò đạo đức cách mạngtrong phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Đề xuất một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò đạo đức cách mạngtrong phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các, học viện trường sĩ quanquân đội hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa họccho quá trình phát huy vai trò đạo đức cách mạng trong phát triển nhân cáchgiảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với việcphát huy vai trò đạo đức trong phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Đồng thời, luận án có thể được sửdụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, giảng viên, học viên ở các học viện,

trường sỹ quan quân đội

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (09 tiết), kết luận, các công trìnhkhoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đạo đức cách mạng và vai trò của đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên

Tác giả Nguyễn Ngọc Phú (Chủ biên, 2006), Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay [115]; tiếp cận ở góc độ triết học, công trình đưa ra

quan niệm: “Chuẩn mực đạo đức là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức đượcmọi người thừa nhận trở thành những mực thước, khuôn mẫu để xem xét đánhgiá và điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội” [115, tr.24] Các tác giả

đã phân tích làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nội dung cácchuẩn mực đạo đức như: chủ nghĩa tập thể; lao động tự giác, sáng tạo; chủnghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả; chủnghĩa nhân đạo cộng sản Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ rõ sự kế thừa, pháttriển, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh vàĐảng Cộng sản Việt Nam gồm: trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân;cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; hết lòng thương yêu con người Cácchuẩn mực đạo đức cách mạng nằm trong một chỉnh thống nhất, giữ vai tròquan trọng trong việc xây dựng con người Việt Nam

Tác giả Phạm Văn Nhuận (chủ biên, 2008), Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong Quân đội hiện nay [110]; tiếp cận ở góc độ triết học, công trình đã phân tích làm rõ quá

trình hình thành, phát triển, hoàn thiện của đạo đức cách mạng gắn với cuộc đờihoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nó luôn đồng hành, khôngngừng hoàn thiện cùng với mỗi bước thắng lợi của cách mạng Việt Nam Đạo

Trang 10

đức cách mạng vừa là những quan điểm, tư tưởng, lý tưởng, niềm tin, quy tắc,chuẩn mực đạo đức đúng đắn, phương pháp khoa học hướng dẫn hành vi củangười cách mạng trong các mối quan hệ ứng xử Theo đó, đạo đức cách mạnggiữ vai trò là nền tảng tư tưởng, cơ sở xây dựng phẩm chất đạo đức, nhân cáchmẫu mực - “Bộ đội Cụ Hồ” và là cơ sở để xác lập nội dung, phương thức giáodục, rèn luyện đạo đức cách mạng trong quân đội.

Tác giả Nguyễn Thế Kiệt (2011), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay [59]; công trình này tiếp cận phân tích làm rõ vai trò của đạo đức cách mạng trên năm phương diện: Một là, đạo đức cách mạng là gốc, là mục tiêu và động lực vươn lên của người cán bộ cách mạng Hai là, đạo đức cách

mạng giúp người cán bộ không rụt rè, sợ sệt, lùi bước khi gặp khó khăn, giankhổ, khi thành công không say sưa kiêu ngạo công thần, xa rời quần chúng

Ba là, đạo đức cách mạng có tác dụng giáo dục, nêu gương cho quần chúng

noi theo trong quá trình xây dựng lối sống mới, xây dựng các quan hệ xã hội

mới Bốn là, đạo đức cách mạng giúp người cán bộ chiến thắng chủ nghĩa cá nhân Năm là, đạo đức cách mạng góp phần khắc phục ảnh hưởng của tàn dư

đạo đức phong kiến và đạo đức tiểu tư sản trong cán bộ, đảng viên Nămphương diện thể hiện vai trò của đạo đức cách mạng mà tác giả phân tích làm

rõ đã bao quát toàn bộ mọi mặt, có sự thống nhất chặt chẽ với nhau Trên cơ

sở đó, tác giả đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cáchmạng cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam

Tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay [118]; khi bàn về vai trò đạo đức cách mạng, công trình khẳng định rõ: “Đạo

đức cách mạng không chỉ là cái gốc của người cách mạng, mà đạo đức cách

mạng còn là động lực mạnh mẽ để người cách mạng “đi đến cái trí” Và khi đã

Trang 11

có cái trí, hiểu biết về khoa học, về chủ nghĩa Mác - Lênin, về đường lối,phương pháp cách mạng thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạnggiữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ và tin tưởng” [118, tr.20].Trên cơ sở đó, theo tác giả Đảng ta vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn

tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng vào công tác xây dựng Đảng, tudưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo những nguyêntắc: Rèn luyện đạo đức là công việc phải tiến hành kiên trì, suốt đời trongthực tiễn; Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức; Xây dựng đạo đức mới,đấu tranh với những biểu hiện phi đạo đức

Tác giả Nguyễn Hồng Sơn (2014), “Về đạo đức truyền thống và đạođức cách mạng” [127]; phân tích thực tiễn hình thành của đạo đức cách mạng,công trình khẳng định: “Đạo đức cách mạng ở Việt Nam là đạo đức củanhững người cộng sản Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập,thống nhất Tổ quốc và đi lên chủ nghĩa xã hội” [127, tr.31] Đạo đức cáchmạng có vai trò “… tạo lập nền tảng tinh thần của xã hội… là gốc của cáchmạng, gốc của con người mới” [127, tr.33] Trên cơ sở đánh giá tình hìnhthực tiễn, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng,phẩm chất, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên: “… lạc hậu ởchừng mực nhất định về lý luận đạo đức giai đoạn xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta chưa làm sáng tỏ đạo đức cáchmạng và đạo đức xã hội”; “chưa xây dựng được bộ quy tắc ứng xử làm tiêuchí để giáo dục mọi thế hệ công dân, nhất là thế hệ trẻ… sự tu dưỡng, rènluyện đạo đức cách mạng của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đượcthường xuyên” [127, tr.32] Như vậy, tác giả đã có sự phân tích làm rõ sựthống nhất và khác biệt giữa đạo đức truyền thống và đạo đức cách mạng.Đồng thời, chỉ rõ trong quá trình phát triển, đạo đức cách mạng không xuất

Trang 12

phát từ hư vô mà là sự kế thừa, phát triển trên nền tảng giá trị đạo đức truyềnthống của dân tộc Việt Nam

Tác giả Lý Việt Quang (2017), “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Nềntảng tinh thần cho xây dựng nền đạo đức mới trong hiện tại và tương lai ởViệt Nam” [119]; xuất phát từ luận giải khái quát vai trò của đạo đức trong sựtồn tại và phát triển của xã hội, công trình đã phân tích làm rõ vai trò của đạođức cách mạng đối với xây dựng nền đạo đức mới trong hiện tại và tương lai ởViệt Nam Theo đó, tác giả cho rằng: “Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xâydựng trên một nền tảng rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức mớitrở thành hành vi đạo đức hằng ngày của toàn xã hội” [119, tr.37] Để hiện thựchóa điều đó đòi hỏi mọi người phải nhận thức thấu đáo vị trí, vai trò của đạođức cách mạng, sự cần thiết phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng Tuynhiên, nhận thức đó phải hướng đến chỉ đạo hoạt động thực tiễn, mỗi ngườiphải trở thành những chủ thể của quá trình tự giáo dục, tự tu dưỡng, tự rènluyện đạo đức theo những chuẩn mực, nguyên tắc chung: Nói đi đôi với làm,nêu gương đạo đức, tu dưỡng đạo đức suốt đời

Tác giả Dương Trung Ý (2017), “Xây dựng đạo đức của cán bộ, đảngviên, chống chủ nghĩa cá nhân, bè phái, “lợi ích nhóm” [146]; mỗi người cán

bộ, đảng viên của Đảng tự nguyện, tự giác tu dưỡng đạo đức cách mạng luôn

là yêu cầu thường xuyên, liên tục Điều này xuất phát từ vai trò to lớn của đạođức đức cách mạng trong việc “giúp cho người cán bộ, đảng viên có suy nghĩ,nhận thức và hành động đúng đắn, có tư cách đàng hoàng, đúng mực trongcác mối quan hệ xã hội” [146, tr.32] Đồng thời, đạo đức cách mạng còn trởthành động lực để người cán bộ, đảng viên tự tin, chủ động, sáng tạo, dámlàm, dám chịu trách nhiệm, có ý chí khắc phục khó khăn, gian khổ, thách thức,sẵn sàng hy sinh, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng Thông qua phântích những nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân; tác giả đã đề xuất 5 biện pháp

Trang 13

nhằm tăng cường xây dựng đạo đức cán bộ, đảng viên và đấu tranh phòng chống

chủ nghĩa cá nhân, bè phái, “lợi ích nhóm”: Một là, tăng cường giáo dục về đạo đức cách mạng; hai là, thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng; ba

là, tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bốn là, tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác tổ

chức, cán bộ; nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc, kỷ luật;

năm là, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể

chính trị - xã hội và các cơ quan thông tấn, báo chí

Tác giả Phạm Hồng Chương (2019), “Về khái niệm “đạo đức cáchmạng” và việc nghiên cứu, học tập đạo đức trong Đảng hiện nay” [21]; côngtrình này đã đưa ra và luận giải quan niệm về đạo đức cách mạng, chỉ ra đạođức cách mạng gồm 4 chuẩn mực: quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng,cho cách mạng (điều chủ chốt nhất); Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷluật Đảng, thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng; Đặt lợi ích củaĐảng và của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân của mình và chuẩn thứ tư là: Rasức học tập đạo đức chủ nghĩa Mác-Lênin Tác giả chỉ rõ sự khác biệt giữahành động đạo đức tự thân với hành động được thôi thúc từ đạo đức cáchmạng đó là “không phải vì danh, lợi cá nhân mà vì lợi ích của Đảng, của nhândân để hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, để dám hy sinh, tranh đấu quênmình và phải đạt tới mức “gương mẫu trong mọi việc” của hành động thựchiện mục tiêu lý tưởng” [21, tr.25] của Đảng, vì dân tộc, con người Việt Nam

và rộng hơn nữa là sự tiến bộ của nhân loại Như vậy, bằng phương pháp tiếpcận nghiên cứu lịch sử-logic, công trình đã làm rõ sự ra đời, vận động, biếnđổi, phát triển, hoàn thiện khái niệm đạo đức cách mạng cũng như chỉ ra cácchuẩn mực đạo đức cách mạng

Tác giả Nguyễn Thúy Duy (2022), “Tu dưỡng đạo đức cách mạng lànhiệm vụ quan trọng của cán bộ, đảng viên” [22]; thông qua phân tích đánhgiá thực tiễn việc tu dưỡng đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên,

Trang 14

công trình đã làm nổi bật một số điểm mạnh, điểm hạn chế, yếu kém trongcông tác giáo dục đạo đức cách mạng; trên cơ sở đó khẳng định tính tất yếucủa việc tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời, đây được xem là nhiệm vụquan trọng của cán bộ, đảng viên Để thực hiện tu dưỡng đạo đức cách mạng

suốt đời, theo tác giả cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Một là, nâng

cao nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác tu dưỡng đạođức cách mạng suốt đời cho từng cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng

đầu tổ chức cơ sở đảng Hai là, thực hiện nghiêm nguyên tắc nói đi đôi với làm, nêu gương tốt, làm việc tốt Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên Bốn là, các

cấp ủy, chi bộ cần chủ động theo dõi, nắm bắt tư tưởng, dự báo tình hình, lãnhđạo, chỉ đạo và phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên để kịp thời pháthiện, đấu tranh làm thất bại hoạt động chống phá của các thế lực thù địch

Tác giả Vũ Văn Hậu (2022), “Đạo đức cách mạng của cán bộ, đảngviên trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII củaĐảng” [45]; trong công trình này, khi luận bàn về khái niệm đạo đức cáchmạng, tác giả đã quan niệm: “đạo đức mới - đạo đức xã hội chủ nghĩa là kếtquả của sự khái quát hiện thực của cuộc đấu tranh lật đổ chế độ áp bức, bóclột, xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản trên cơ sở liên minh giai cấp tầng lớp công nhân - nông dân - trithức dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin” [45, tr.37-38] Trên cơ sở đó,công trình đã phân tích làm rõ ba nguyên tắc tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách

mạng: Một là, trung với Đảng và nhân dân; suốt đời phấn đấu vì mục tiêu của Đảng, của cách mạng, của nhân dân Hai là, đặt lợi ích của Đảng và nhân dân

lên trên, lên trước, lợi ích của cá nhân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; vì

Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc Ba là, ra

sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn dùng phê bình và tự phê bình đểnâng cao tư tưởng và cải tiến công tác cùng đồng chí mình tiến bộ Đồng thời,

Trang 15

luận giải nội dung, yêu cầu thực hiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng:nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư

Tác giả Nguyễn Phú Trọng (2022), “Ra sức học tập, nỗ lực phấn đấu vàrèn luyện, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” [137];khẳng định vai trò to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đốivới thực tiễn cách mạng Việt Nam, công trình đã phân tích làm rõ sự cần thiếtphải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người Đồng thời,thông qua đó công trình cũng đưa ra những chỉ dẫn cho cán bộ, đảng viên cách

học và làm theo Bác: “Học tập Bác: Là học tư tưởng, thế giới quan và nhân sinh

quan cách mạng, đạo đức cách mạng và phong cách của người chiến sĩ cộng sản

chân chính” [137, tr.334] và “Làm theo Bác: Là thúc đẩy, tạo chuyển biến mạnh

mẽ từ “học tập” sang “làm theo”, hiện thực hóa bằng những chương trình hànhđộng cụ thể, việc làm cụ thể, thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị củađịa phương, cơ quan, đơn vị” [137, tr.335] Một điều quan trọng khác, tác giảnhấn mạnh: mọi cán bộ, đảng viên phải luôn đề cao nêu gương trong cuộc sống

và công tác, người có chức vụ càng cao thì càng phải đề cao nêu gương; nêugương trong học tập và làm theo Bác

Tác giả Nguyễn Đình Bắc, (2023), “Cơ sở lý luận xây dựng chuẩnmực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” [ 13];công trình khẳng định “việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng củacán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới hiện nay là một yêu cầu tất yếukhách quan, yêu cầu cấp thiết, xuất phát từ những cơ sở lý luận và thựctiễn đầy đủ, rõ ràng; những luận chứng, luận cứ khoa học sinh động, giàusức thuyết phục” [13, tr.19] Theo đó, tác giả đã khái quát và luận giảimột số khía cạnh của cơ sở lý luận của việc xây dựng chuẩn mực đạo đứccách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới trên một số phương

diện: thứ nhất, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của đạo

đức và xây dựng chuẩn mực đạo đức của người cách mạng, người cộng

sản; thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng và

Trang 16

việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; thứ

ba, truyền thống “trọng đạo đức” của dân tộc Việt Nam và thứ tư, quan

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng về đạo đức và xâydựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

Tác giả Nguyễn Văn Thế (2023), “Quan điểm của chủ nghĩa Lênin về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên” [130]; trong công trìnhnày đã luận giải tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về đạo đức, chuẩn mực đạođức của những người cộng sản; đồng thời, chỉ rõ sự V.I.Lênin đã kế thừa,phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về đạo đức mới để đưa ranhững yêu cầu về chuẩn mực phẩm chất đạo đức của người đảng viên cộngsản Theo đó, tác giả đã luận giải một số chuẩn mực như: trung thành, kiênđịnh với Đảng, với cách mạng và sự nghiệp giải phóng nhân dân; sẵn sàng hysinh quên mình phục vụ chủ nghĩa cộng sản; tuân theo kỷ luật đảng, chấphành quyết định của tổ chức đảng và giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong đảng;liên hệ mật thiết với quân chúng; khiêm tốn, giản dị, tiết kiệm; tích cực ra sứchọc tập; làm gương cho quần chúng Theo tác giả, những chuẩn mực đạo đứctrên được xem là những thuộc tính cần có của những người đảng viên cộngsản, người cán bộ cách mạng chân chính trong chế độ xã hội mới; do đó,những chuẩn mực đạo đức này là những gợi mở “rất cần phải được nghiêncứu, bổ sung, phát triển nội hàm cho phù hợp trong xây dựng chuẩn mực đạođức của cán bộ, đảng viên hiện nay ở nước ta” [130, tr.22]

Mác-1.1.2 Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Tác giả Trần Sỹ Phán (2013), “Xây dựng nhân cách cán bộ, đảng viên ởViệt Nam hiện nay” [112]; tiếp cận ở góc độ triết học, công trình khẳng định:

“Nhân cách của con người được hiểu một cách khái quát bao gồm đức và tài,

năng lực thể chất và năng lực tinh thần; đó là sự thống nhất giữa mặt cá nhân

và mặt xã hội ở trong từng con người cụ thể, là thái độ ứng xử của mỗi conngười trong mối quan hệ nhiều chiều với hiện thực khách quan” [112, tr.12]

Trang 17

Theo tác giả, nhân cách là thống nhất giữa cá nhân và mặt xã hội, chính vìvậy nhân cách của con người chịu sự tác động của môi trường hoàn cảnh xãhội, khi hoàn cảnh lịch sử, xã hội thay đổi thì nhân cách con người khôngphải nhất thành bất biến mà sớm hay muộn cũng sẽ thay đổi theo

Nhóm tác giả Nguyễn Đình Hòa, Hoàng Anh (2014), “Nhân cách tiếp cận từ góc độ triết học” [46]; từ góc độ tiếp cận triết học các tác giả đãlàm rõ bản chất, cấu trúc của nhân cách, tính quy luật của việc hình thành vàphát triển nhân cách: “Nhân cách là những phẩm chất, những trạng thái, tínhchất, xu hướng bên trong của từng cá nhân” [46, tr.34] Về cấu trúc của nhâncách theo nhóm tác giả, cấu trúc nhân cách phản ánh sự: “thống nhất giữa

-đức và tài… Trong cấu trúc này, -đức được coi là thành phần đặc biệt của nhân cách, tài là các năng lực thích ứng với xã hội của con người, là hiệu suất, hiệu quả

trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của họ” [46, tr.35] Sự thống nhất này khiđược xã hội thừa nhận như một giá trị đó chính là cơ sở tạo thành nhân cách củacác cá nhân ấy, khẳng định giá trị cá nhân trong cộng đồng xã hội

Tác giả Phùng Thu Hiền (2015), Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay [50]; với góc

độ tiếp cận triết học, công trình đưa ra quan niệm: “nhân cách là những phẩmchất, những trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong của từng cá nhân” [50,tr.28] Tác giả có sự thống nhất cao với các công trình nghiên cứu trước đó về

cấu trúc của nhân cách gồm hai thành tố cơ bản là đức và tài, hay phẩm chất và

năng lực; giữa các thành tố này có mối quan hệ biện chứng, sự hài hòa của

chúng tạo nên diện mạo của một nhân cách phát triển toàn diện Trên cở sở

luận giải nội dung của giá trị đạo đức truyền thống, tác giả đã làm rõ vai trò của

nó trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay:Giá trị đạo đức truyền thống là động lực góp phần hình thành thế giới quankhoa học, nhân sinh quan cách mạng trong nhân cách sinh viên Việt Nam; gópphần tích cực vào quá trình xây dựng những phẩm chất đạo đức cá nhân củasinh viên Việt Nam; góp phần hình thành ý thức thẩm mỹ tiên tiến trong nhân

Trang 18

cách sinh viên Việt Nam; góp phần hình thành năng lực hành động trong mỗinhân cách ở sinh viên Việt Nam hiện nay; đồng thời, là “bộ lọc” giúp cho sinhviên Việt Nam hiện nay lựa chọn, tiếp thu những giá trị tiến bộ, loại bỏ nhữngphản giá trị trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách mới

Tác giả Cao Thu Hằng (2016), Xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay dưới góc độ truyền thống, [43]; tiếp cận nhân cách dưới góc

độ triết học về mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong conngười, tác giả đã phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa hai yếu tốtrên, chỉ ra: “ sự hình thành và phát triển nhân cách là do hai nhân tốquyết định: nhân tố bên ngoài - những yếu tố xã hội, tính quyết định xã hội

và nhân tố bên trong - tính tích cực của chính cá nhân” [43, tr.30] Trên cơ

sở đó, tác giả đã quan niệm nhân cách con người Việt Nam là một hệ thốngnhững giá trị có tính ổn định, bền vững nhất định, phản ánh những điềukiện sinh sống (cả tự nhiên và xã hội) được hình thành trong suốt quá trìnhhình thành phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc Về cấu trúc nhân cách,trong công trình này tác giả đã xét cấu trúc của nhân cách ở hai thành phần

cơ bản, đó là đức và tài Trong đó, theo tác giả đức là những phẩm chất đạođức, tài là tài năng; đức được đặc biệt đề cao, là “thành phần đặc biệt củanhân cách là thước đo sự tự do chủ quan của nhân cách và bằng chứngnói lên trình độ phát triển của bản thân nhân cách” [43, tr.37]

Tác giả Phạm Thu Trang (2017), Quan điểm mác - xít về nhân cách và

ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người Việt nam [135]; tiếp

cận luận giải từ góc độ triết học, tác giả đã phân tích làm sáng tỏ quan điểmcủa chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất của con người Trên cơ sở

đó, theo tác giả: Nhân cách là tổng hòa toàn bộ những phẩm chất xã hội của

cá nhân, thể hiện trình độ NGƯỜI của mỗi cá nhân trước hết về mặt đạo đức,văn hóa, xã hội Nhân cách được biểu hiện gián tiếp hoặc trực tiếp trong vàthông qua các mối quan hệ xã hội của mỗi cá nhân Nhân cách được hìnhthành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp của con người với

Trang 19

những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể Về cấu trúc của nhân cách gồm hai

thành phần cơ bản là đức và tài hay phẩm chất và năng lực Từ việc phân tích

chỉ rõ nội hàm của nhân cách, tác giả đã chỉ rõ những đặc trưng của nhân cáchgồm: Nhân cách có bản chất lịch sử - xã hội, phản ánh sự phát triển về mặt xãhội, văn hóa của con người; Nhân cách hình thành và biểu hiện thông quahoạt động và giao tiếp; Nhân cách không mang tính thụ động mà là chủ thể

tích cực của hoạt động và của các quan hệ xã hội

Tác giả Hà Đức Long (2019), Phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

[68]; tiếp cận nghiên cứu triết học về nhân cách, công trình có sự thốngnhất cao với các công trình nghiên cứu về nhân cách đã được công bộ, chỉ

rõ cấu trúc nhân cách gồm: “đức” và “tài”, trong đó “đức” là gốc, nềntảng tạo nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa” [68, tr.29] Vớicách tiếp cận này, tác giả đã luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cáchcủa chính trị viên, phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhândân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh Qua đó, tác giả đề xuất 3 nhómgiải pháp để phát triển nhân cách chính trị viên: Nhóm giải pháp nâng caochất lượng giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng, rèn luyện; nhóm giải phápnhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của chính trị viên; nhóm giải pháp

về xây dựng môi trường công tác và hoàn thiện cơ chế chính sách

Tác giả Hoàng Chí Bảo (2021), “Xác lập mối quan hệ biện chứnggiữa Tài và Đức” [10]; theo tác giả, tài và đức là những yêu tố chủ đạo,then chốt trong cấu trúc nhân cách của con người trưởng thành; hai yếu tốnày có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, chi phối và chế ước lẫnnhau trong mỗi cá thể Theo tác giả, người có tài thực chất phải là người cóđức, tài càng lớn thì đức cũng càng phải lớn Tài năng thể hiện ở trí, cáitầm, gắn chặt với cái tâm, cái tình, thống nhất phù hợp với nhau: “Tài làtiềm lực của Đức và Đức đảm bảo cho Tài không rơi vào lệch lạc, suy

Trang 20

thoái, tha hóa Tài làm cho Đức trở thành hiện thực trong hành động vàĐức giúp cho Tài được toàn dụng và mục đích, động cơ trong sáng vì Tổquốc, Dân tộc và Nhân dân” [10, tr.13] Cùng với đó, tác giả cũng đưa ranhững lập luận khẳng định, chính sự không hiểu biết, hoặc hiểu biết mộtcách hời hợt, siêu hình đã tách rời Tài - Đức Điều này rơi vào giáo điều,tuyệt đối hóa cái này để xem nhẹ và phủ nhận cái kia, từ đó gây tác hạitrong chính sách đối với con người, trong công tác lãnh đạo của Đảng đốivới đội ngũ trí thức Đặc biệt là trong đánh giá cống hiến của trí thức,không tạo ra đột phá để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao bằng chínhsách trọng dụng nhân tài, trọng đãi hiền tài.

1.1.3 Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến vai trò đạo đức cách mạng với phát triển nhân cách và việc phát huy vai trò đạo đức cách mạng trong phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Tác giả Lê Thị Thủy (2001), Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay [131]; tiếp cận

ở góc độ triết học, trên cơ sở phân biệt sự thống nhất và khác biệt giữa các kháiniệm con người - cá nhân - cá tính - nhân cách, tác giả đã đưa ra quan niệm về

nhân cách: “Nhân cách là một hệ thống giá trị làm Người mà cá nhân đạt được

với sự trưởng thành về phẩm chất và năng lực trong quá trình thực hiện các chức

năng xã hội của mình, được xã hội đánh giá và thừa nhận” [131, tr.29] Theo tác

giả, nhân cách là một phạm trù chỉ dùng cho con người, quá trình hình thànhchịu sự của nhiều nhân tố: di truyền, hoàn cảnh (tự nhiên, xã hội) và hoạt độngcủa họ, trong đó hoạt động của cá nhân giữ vai trò quyết định Về vai trò của đạođức trong mối quan hệ với nhân cách, tác giả đã chỉ rõ: Đạo đức là một trongnhững thành tố quy định giá trị của nhân cách và là thành phần nòng cốt củanhân cách; đạo đức là phẩm chất đầu tiên của nhân cách và vai trò của đạo đứccòn được biểu hiện ở việc kích thích tính tích cực của nhân cách, khi đạo đức

Trang 21

được nội tâm hóa nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy sự phát triển nhữngnăng lực thực tiễn đạo đức cùng với những năng lực khác của con người.

Tác giả Nguyễn Văn Hòa (2007) Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên trong các trường sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam [46];

tiếp cận ở góc độ triết học, công trình đã đưa ra quan niệm về đội ngũ giảngviên trong các trường sĩ quan quân đội: “Đội ngũ giảng viên trong các trường

sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - nguồn lực đặc biệt của quân đội - vừa

là quân nhân cách mạng, vừa là nhà sư phạm, nhà khoa học, nhà quản lý giáodục, trực tiếp làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và thực hiện cácnhiệm vụ do yêu cầu của sự nghiệp xây dựng quân đội và nhà trường” [46, tr 28].Theo đó, họ vừa là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trịtrung tâm của nhà trường, vừa là những nhân cách tiêu biểu của cán bộ quânđội trước học viên Cùng với đó trong công trình này, tác giả đánh thực trạngphát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên trong các trường sĩ quanquân đội Bên cạnh những mặt ưu điểm là cơ bản, tác giả đã chỉ ra những mặthạn chế trong tính tích cực xã hội của giảng viên, trong đó có hạn chế từ sựsuy thoái về đạo đức: “một số giảng viên còn có biểu hiện của lề thói thựcdụng, cơ hội, thiếu trung thực, tận tụy với nghề nghiệp, thiếu tác phong môphạm của nhà giáo dục” [46, tr.140] Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giảipháp mang tính tổng thể, đặc biệt là giải pháp xây dựng môi trường lợi ích hàihòa gắn với giáo dục nhận thức đúng đắn về lợi ích cho đội ngũ giảng viêntrong các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Tác giả Lương Thanh Hân (2011), Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [44; tiếp cận ở góc độ triết học,

tác giả khẳng định, đạo đức cách mạng của người giảng viên trẻ khoa học xãhội nhân văn được thể hiện ở: “lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề nghiệp sưphạm quân sự ở các trường sĩ quan”; “những phẩm chất về lòng yêu nghề,

Trang 22

tâm huyết với nghề, đức tính cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giáo dục - đàotạo trong quân đội sẽ tạo ra động cơ đúng đắn trong công tác của giảng viên”[44, tr.169,170] Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận, thực trạng và yêucầu về phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻkhoa học xã hội nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội, tác giả đã đưa ra hệthống các giải pháp; trong đó, tác giả nhấn mạnh nội dung biện pháp: “Giảngviên trẻ khoa học xã hội nhân văn tự tu dưỡng, rèn luyện, kết hợp giữa nângcao đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo với phẩm chất chính trị và trình độtri thức khoa học” [44, tr.168].

Tác giả Đặng Sỹ Lộc (Chủ nhiệm, 2017), Xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn trong các nhà trường quân đội hiện nay [69];

trong công trình này đã khảo sát các văn bản, hướng dẫn về công tác giáo dục,đào tạo trong và ngoài quân đội để đưa ra tiêu chí xác định đội ngũ giảng viêntrẻ khoa học xã hội và nhân văn trong các nhà trường quân đội: “ họ có độtuổi dưới 40 và là đội ngũ trí thức trẻ về khoa học xã hội và nhân văn củaquân đội và của đất nước” [69, tr.16] Theo các tác giả, phẩm chất và năng lựccủa giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn là “ sự hòa quện nhuần nhuyễn vàbiện chứng giữa “đức” và “tài”, trong đó đạo đức là cái gốc, là cái nền tảng củangười cách mạng đạo đức cách mạng là cơ sở, nền tảng đề mỗi giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn hoàn thiện mình, nâng cao và phát triển năng lực đểhoàn thành nhiệm vụ được giao” [69, tr.28 - 29]; hệ thống năng lực mà giảngviên trẻ khoa học xã hội và nhân văn cần phát triển là: yêu cầu cao về kiến thức,kinh nghiệm; năng lực sư phạm, phong cách, tác phong công tác

Nhóm tác giả Dương Quang Hiển, Phạm Văn Nhuận (Đồng chủ biên,

2017), Nâng cao đạo đức nhà giáo quân đội trong thời kỳ mới [48]; tiếp cận ở

góc độ triết học, các tác giả khẳng định, đạo đức nhà giáo quân đội có vai trò,

vị trí quan trọng trong việc góp phần hoàn thiện phẩm chất nhân cách học

Trang 23

viên Trên cơ sở đó, công trình khoa học này đã đề xuất ba nhóm chuẩn mựcđạo đức nhà giáo quân đội: Nhóm thứ nhất, yêu nước, tuyệt đối trung thànhvới sự nghiệp cách mạng của Đảng; dũng cảm trong chiến đấu, kiên quyết đấutranh với mọi loại kẻ địch trên trận địa tư tưởng [48, tr.44]; nhóm thứ hai, yêulao động, say mê nghề nghiệp “trồng người”, giàu lòng yêu thương con người,sống có nghĩa, có tình, yêu quý, hết lòng vì học viên; tinh thần tập thể, dânchủ, chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội [48, tr.52] Nhóm thứ

ba, mô phạm, mẫu mực trong ứng xử; trung thực, giản dị, liêm khiết trong đờisống; ham hiểu biết, tích cực học tập nâng cao trình độ [48, tr.60] Như vậy,nội dung biểu hiện những nhóm chuẩn mực này có sự tương liên với biểu hiệnyêu cầu của đạo đức cách mạng đối với nhà giáo quân đội trong quá trìnhthực hiện các nhiệm vụ theo cương vị, chức trách

Tác giả Nguyễn Văn Đủ (2018), Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo trong nhà trường quân đội hiện nay [39]; từ việc chỉ rõ những yêu cầu

đạo đức nghề nghiệp tác giả đã phân tích và chỉ ra những đặc trưng của đạođức nghề nghiệp của nhà giáo trong nhà trường quân đội Theo tác giả, “Đạođức nghề nghiệp của nhà giáo trong nhà trường quân đội là đạo đức cách mạng,bao hàm những chuẩn mực cso tính đặc thù do mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ,tính chất và đặc điểm hoạt động của nghề sư phạm quân sự đòi hỏi” [39, tr.17];

từ đó, theo tác giả đạo đức nghề nghiệp có vai trò to lớn đối với nhân cách củanhà giáo trong nhà trường quân đội Cụ thể, tác giả đã luận giải vai trò của đạođức nghề nghiệp trên ba phương diện: là một bộ phận cấu thành, giữ vai trò nềntảng trong nhân cách; là cơ sở, điều kiện và động lực đảm bảo cho nhà giáothực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo được giao và cùng với đó, đạo đứcnghề nghiệp góp phần giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống của nhàgiáo quân đội trong tình hình mới Xuất phát từ những luận giải đó, theo tác giảnâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo trong nhà trường quân đội là một

Trang 24

tất yếu khách quan nhằm phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực của họ,giúp họ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ theo chức trách được giao.

Tác giả Phạm Thanh Giang (2019), Phát triển nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao trong các Học viện quân đội hiện nay

[40]; tiếp cận ở góc độ triết học, tác giả cho rằng, để hoàn thành tốt chức tráchnhiệm vụ, đội ngũ giảng viên cần phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực,đức và tài Trong đó, phẩm chất “được coi là cội nguồn sức mạnh, là cái gốc để họvượt qua mọi thử thách, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao” [40, tr.30].Trên cơ sở khảo sát thực trạng, tác giả đã chỉ ra biểu hiện suy thoái về chính trị,

tư tưởng, đạo đức, lối sống ở một số nhà giáo quân đội:

… lối sống thực dụng, tư tưởng vụ lợi, toan tính lợi ích cá nhân,chạy theo đồng tiền, nảy sinh thói hưởng thụ… trung bình chủnghĩa, thỏa mãn dừng lại, bằng lòng với hiện tại, thiếu cố gắng phấnđấu… không thực sự yêu nghề, gắn bó với nghề; thiếu tích cực, say

mê nghiên cứu, chất lượng, hiệu quả công việc thấp; vai trò “đầutầu”, “mũi nhọn”, “dẫn đường” bị suy giảm [40, tr.114]

Để khắc phục những hạn chế đó, tác giả đã đề xuất bốn giải pháp:

mỗi giảng viên phải tích cực, tự học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyệnphẩm chất nhân cách; “đề cao lòng “tự trọng” đối với nghề nghiệp, với vịthế của mình; thường xuyên rèn luyện, phấn đấu cho xứng đáng với danhhiệu “nhà giáo chiến sĩ”… không để cho những cám dỗ vật chất tầmthường, làm mờ đi nhân cách” [40, tr.215]; chú trọng nêu gương trongmọi hoạt động “phải là một tấm gương mẫu mực về đạo đức, tự học vàsáng tạo” [40, tr.216]

Tác giả Hàn Duyên Hiếu (2020), Giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [51]; tiếp cận ở góc độ triết học, công trình chỉ rõ giá trị đạo

đức bao gồm giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức hiện đại Với

Trang 25

mục đích nghiên cứu, tác giả đã xác định phạm vi nghiên cứu là các giá trịđạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và giá trị đạo đức truyền thốngcủa Quân đội nhân dân Việt Nam đã được lựa chọn, khu biệt hướng đếnphát triển nhân cách học viên Cũng trong công trình này, tác giả HànDuyên Hiếu đã tiếp cận nhân cách từ sự thống nhất giữa hai mặt phẩm chất(đức) và năng lực (tài); theo tác giả: đây được xem là thước đo về mặt xãhội trong sự phát triển cá thể của con người trên nền tảng sinh học của nó

và được thể hiện thông quan hoạt động thực tiễn [51, tr.39]; trong sự thốngnhất đó, mặt “đức” được xem là gốc, là cơ sở nền tảng cho sự hình thành

và phát triển nhân cách

Tác giả Hoàng Văn Phai (2020), Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho giảng viên ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư [111]; công trình này đã chỉ ra

những biểu hiện và những yêu cầu cần đạt được về mặt phẩm chất và nănglực của giảng viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Theo đó, “cầnchú trọng bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng” [111,tr.52] Để bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho giảng viên ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội đạt được hiệu quả tác giả đã đề xuất banhóm giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giámđốc (Ban giám hiệu) các học viện, trường sĩ quan quân đội; tiếp tục đổimới nội dung, chương trình, phương pháp bồi dưỡng phẩm chất, năng lựccho giảng viên; đẩy mạnh bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực sư phạm vàtrình độ quản lý cho giảng viên; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phươngtiện và xây dựng môi trường học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, phẩmchất năng lực cho giảng viên

Tác giả Tạ Quang Đạo (2021), Nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên trẻ ở các trường sĩ quan quân đội giai đoạn hiện nay [38]; tiếp cận

dưới góc độ khoa học chính trị, tác giả đã cho rằng, đội ngũ giảng viên trẻ là

Trang 26

những người có tuổi đời không quá 35, thời gian tham gia giảng dạy không quá

5 năm; giảng viên trẻ ở các trường sĩ quan quân đội có vai trò quan trọng tronggiảng dạy và nghiên cứu khoa học, góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu đàotạo của các trường sĩ quan quân đội; đồng thời, là lớp kế cận, lực lượng quantrọng để bổ sung, kế tục sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm

vụ xây dựng quân đội; họ còn là lực lượng thường xuyên tham gia đấu tranhtrên mặt trận tư tưởng lý luận, trên không gian mạng, góp phần giữ vững trậnđịa tư tưởng của Đảng và của toàn xã hội Xuất phát từ vai trò quan trọng đó,giảng viên trẻ ở các Trường sĩ quan quân đội cần phải nâng cao bản lĩnh chínhtrị, trong đó đặc biệt chú trọng lập trường tư tưởng, tin tưởng tuyệt đối vào sựlãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới, luôn thể hiện sự nhạy bén về chínhtrị; đồng thời, “có tinh thần yêu nghề, trách nhiệm, tâm huyết với hoạt động sưphạm, thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và năng

lực chuyên môn nghiệp vụ của bản thân” [38, tr.54]

Tác giả Đỗ Thanh Hải (2023), Đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội hiện nay [42]; tiếp cận đạo đức nghề nghiệp ở góc

độ triết học, công trình đã luận chứng làm rõ những đặc trưng của đạo đứcnghề nghiệp Theo tác giả, đạo đức nghề nghiệp là “một loại hình đạo đứctrong thực tiễn, ở một lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù - nghề nghiệp sư phạmquân sự” [42, tr.50] Đạo đức nghề nghiệp “là một thành tố cơ bản trong nhâncách giảng viên ở các nhà trường quân đội, là nền tảng, định hướng cho giảngviên trong quá trình không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện phẩm chất

và năng lực của mình” [42, tr.57] Cùng với đọ, đạo đức nghề nghiệp phảnánh và thể hiện tập trung đạo đức cách mạng “Bộ đội Cụ Hồ” ở người thầytrong lĩnh vực quân sự; đạo đức đó được biểu hiện ở ý thức, quan hệ và hành

vi nghề nghiệp của giảng viên

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn

đề luận án tập trung nghiên cứu

Trang 27

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

Thông qua tổng quan các công trình khoa học trên đây cho thấy, nhiềuvấn đề có liên quan đến đề tài luận án “Vai trò đạo đức cách mạng trong pháttriển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiệnnay” đã được tiếp cận luận giải ở nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, ở nhiềumức độ chuyên sâu khác nhau Các công trình khoa học này đã mang lạinhững gợi mở có giá trị khoa học, giúp nghiên cứu sinh phát hiện thêm đượcmột số vấn đề mới cần bổ sung, làm rõ trong quá trình nghiên cứu, giải quyếtnhững nhiệm vụ mà luận án của mình đã xác định

Thứ nhất, các công trình của nhiều tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ

thống về đạo đức cách mạng, phân tích nội hàm khái niệm đạo đức cáchmạng, luận giải nguồn gốc của đạo đức cách mạng từ nhiều góc độ, vớinhiều phương pháp khác nhau như: đạo đức học, triết học, giá trị học,chính trị học, v.v Tuy có sự khác nhau về góc độ tiếp cận nghiên cứu,song, các công trình đều có điểm chung khi chỉ ra cơ sở khách quan,nguồn gốc hình thành, quá trình vận động, phát triển hoàn thiện, nhữngđặc trưng cốt lõi của đạo đức cách mạng Theo đó, đạo đức cách mạngđược hình thành trên cơ sở kế thừa toàn bộ tinh hoa giá trị đạo đứctruyền thống của dân tộc, tiếp thu trên tinh thần phê phán những phạmtrù, nội dung đạo đức phương Đông; trực tiếp nhất là kế thừa tư tưởng vềđạo đức cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đạo đức cách mạng là đạođức của người cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đềxướng xây dựng, Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn thiện lý luận về đạo đứccách mạng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Cùng với

đó, khi nghiên cứu về đạo đức cách mạng, các tác giả cũng thống nhấtkhi khẳng định, đạo đức cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân cómục đích thống nhất với đạo đức cộng sản, giải phóng con người khỏi mọi

Trang 28

sự áp bức, nô dịch về đời sống tinh thần, vì sự tiến bộ xã hội và hạnh phúccủa con người.

Nhiều công trình đã đi sâu, làm rõ biểu hiện nội dung và sự vận động,phát triển, hoàn thiện của các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cách mạng,như: trung với Đảng, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng; đề cao nêu gương, tự phêbình và phê bình Nhiều công trình đã đi sâu, phân tích luận giải rõ một hoặcmột số giá trị với từng nội dung, biểu hiện và sự phát triển, hoàn thiện của nótrong giai đoạn hiện nay, tạo điều kiện rất thuận lợi để nghiên cứu sinh có thể

kế thừa trong xây dựng quan niệm về vai trò đạo đức cách mạng Các côngtrình liên quan cũng đều khẳng định, đạo đức cách mạng có vai trò quan trọngđối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên củaĐảng; đồng thời, đó là cũng là hạt nhân quyết định đến việc phát triển nhâncách người quân nhân cách mạng, lan tỏa nhân cách “Bội đội Cụ Hồ” tronglòng nhân dân Những kết quả nghiên cứu tương đối toàn diện, đầy đủ vềnguồn gốc, nội dung, vai trò của đạo đức cách mạng sẽ giúp nghiên cứu sinh

có một cái nhìn tổng quan sâu sắc hơn, đa chiều hơn; từ đó, đưa ra và luậngiải quan niệm về vai trò đạo đức cách mạng trong khung lý thuyết của luận

án phù hợp với hướng nghiên cứu

Tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu về nhân cách, cũng nhưnhững vấn đề cụ thể liên quan đến phát triển nhân cách con người nói chung,các đối tượng quân nhân cụ thể nói riêng (học viên, thanh niên quân đội, hạ sĩquan, binh sĩ, v.v.) đã được nhiều công trình bàn đến Từ phương pháp tiếp cậntriết học, đa số các tác giả đều nhất quán khi cho rằng nhân cách là khái niệmgắn với con người, khẳng định giá trị con người của mỗi cá nhân trong mối quan

hệ với cộng đồng, xã hội Về cấu trúc của nhân cách, các công trình đều có sựthống nhất khi khẳng định: phẩm chất và năng lực hay nói một cách trực tiếp đó

là sự thống nhất đức - tài, trong đó đức là gốc; một nhân cách phát triển toàndiện phải là sự thống nhất, hài hòa giữa đức và tài Khi bàn về phát triển nhân

Trang 29

cách con người nói chung, quân nhân nói riêng, nhiều công trình thường xem đónhư là một quá trình liên tục giải quyết các mâu thuẫn nhằm tiếp nhận, tích lũycác giá trị từ bên ngoài, chuyển hóa thành phẩm chất và năng lực bên trong củamỗi chủ thể Biện chứng của quá trình phát triển đó là sự thống nhất giữa cánhân với tập thể đơn vị và xã hội; giữa giáo dục và tự giáo dục, đi từ trình độnhập thân tới khẳng định và lan tỏa, tỏa sáng những giá trị tốt đẹp.

Một số công trình đã chỉ ra được vấn đề có tính quy luật, hoặcnhững nhân tố quy định sự phát triển nhân cách của một số đối tượng cụthể Tựu trung, vấn đề có tính quy luật hay nhân tố quy định mà các tácgiả bàn đến xoay quanh sự chi phối, tác động của nội dung, phương thứcgiáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện; môi trường văn hóa, đạo đức; vai trò củacác chủ thể hay tính tích cực chủ quan của chính đối tượng trong quá trìnhphát triển nhân cách của mình Nhiều công trình nhấn mạnh các tác độngcủa những điều kiện mới, đặc điểm mới, những tác động của sự biến đổichuẩn mực văn hóa, thang giá trị đạo đức trong điều kiện kinh tế thịtrường, hội nhập quốc tế với sự phát triển nhân cách quân nhân Từ đó,nhận diện những vấn đề đặt ra trong việc phát triển nhân cách quân nhântheo từng giai đoạn lịch sử cụ thể

Tuy chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực diện vàtoàn diện về phát triển nhân cách giảng viên trẻ; song cũng đã có tác giảphân tích tương đối đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cũng như vaitrò của giảng viên trẻ trong quá trình giáo dục và đào tạo của các nhàtrường quân đội Mặc dù còn ít ỏi, song đây là những tài liệu quý, gợi mở

để nghiên cứu sinh kế thừa, vận dụng vào luận giải phần nội dung trọngđiểm của luận án, đó là vai trò của đạo đức cách mạng trong phát triểnnhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Theo đó

có thể thấy, đạo đức cách mạng giữ vai trò quyết định đến sự phát triển

Trang 30

nhân cách của giảng viên trẻ, là cơ sở để họ tu dưỡng, phấn đấu hoànthành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, qua tổng quan nghiên cứu cho thấy, nhiều công trình khoa

học đều cho rằng quá trình thực hiện vai trò đạo đức cách mạng trong xâydựng đời sống xã hội cũng như phát triển, hoàn thiện nhân cách con ngườinói chung, cán bộ, đảng viên, giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quanquân đội nói riêng luôn tuân theo quy luật chung, phản ánh đời sống thựctiễn Đạo đức cách mạng không nhất thành bất biến mà luôn vận động, biếnđổi cùng với sự phát triển của thực tiễn Nhiều công trình khoa học đãnghiên cứu chỉ rõ thực trạng thực hành đạo đức cách mạng ở cán bộ, đảngviên, giảng viên trẻ trên cả mặt ưu điểm và hạn chế; trong đó, đặc biệt chú

ý nhận diện và chống lại “chủ nghĩa cá nhân”, kẻ thù nguy hiểm của đạođức cách mạng Các công trình cũng đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đếntình trạng thực hành kém hiệu quả đạo đức cách mạng trong thực tiễn đó là:chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng; sự xuống cấp của môitrường đạo đức, thiếu tính tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ,đảng viên… Tất cả những tiếp cận phân tích thực trạng thực hành đạo đứccách mạng qua các công trình đã được tổng quan giúp cho nghiên cứu sinh

kế thừa, xác định cho mình phương pháp tiếp cận phân tích, đánh giá thựctrạng thực hiện vai trò đạo đức cách mạng trong phát triển phẩm chất vànăng lực, đặc biệt là năng lực chuyên môn của giảng viên trẻ ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Thứ ba, các công trình khoa học khi nghiên cứu về vai trò đạo đức

cách mạng bao giờ cũng rất chú trọng đến việc đề xuất hệ thống giải phápnhằm xây dựng, phát triển con người nói chung, nhân cách người cán bộ,đảng viên, giảng viên trẻ nói riêng Tuy có nhiều cách thức tiếp cận khácnhau, song các công trình đều có có sự thống nhất trong việc đề xuất các

Trang 31

nhóm giải pháp hướng đến nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tính tích cựccủa các chủ thể; nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, rènluyện; tạo dựng môi trường đạo đức lành mạnh; nhóm giải pháp nhằm tíchcực hóa nhân tố chủ quan Những luận giải trên các phương diện tiếp cậnnày sẽ là những gợi mở để nghiên cứu sinh tiếp cận đề xuất các nhóm giảipháp nhằm phát huy vai trò của đạo đức cách mạng trong phát triển nhâncách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Từ tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan, cũng nhưnhững kết quả đã khái quát được đề cập ở trên, đã gợi mở một số vấn đề luận

án tập trung nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, về lý luận Tập trung tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ triết

học để làm rõ vai trò đạo đức cách mạng như một nhân tố không thể thiếu đốivới sự phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quânđội Theo đó, vấn đề luận án tập trung giải quyết là luận giải sáng rõ cơ sởkhoa học khẳng định, đạo đức cách mạng có vai trò quan trọng đối với sựphát triển nhân cách giảng viên trẻ, nội dung biểu hiện cụ thể của những vaitrò đó Cùng với đó, căn cứ vào cơ sở khoa học đã làm rõ, luận giải, làm sáng

tỏ những nhân tố cơ bản quy định vai trò đạo đức cách mạng trong phát triểnnhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Thứ hai, kế thừa phương pháp tiếp cận và triển khai các vấn đề nghiên

cứu của những công trình có liên quan đã được công bố, căn cứ vào khung lýluận đã được xây dựng Đồng thời, luận án dựa vào kết quả điều tra, khảo sátthực tế, căn cứ vào số liệu thống kê, các báo cáo, tổng kết của Quân ủy Trungương, Tổng Cục chính trị và các học viện, trường sĩ quan quân đội để tậptrung đánh giá thực trạng thực hiện vai trò đạo đức cách mạng trong phát triểnnhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay trêntinh thần khách quan, toàn diện Thông qua đó, chỉ ra những nguyên nhân ưu

Trang 32

điểm, hạn chế của việc thực hiện vai trò đạo đức cách mạng trong phát triểnnhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.Trên cơ sở đó, luận án tập trung nhận diện, luận giải một số vấn đề đặt ra đốivới thực hiện vai trò đạo đức cách mạng trong phát triển nhân cách giảng viêntrẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Như vậy, đánh giá đúngthực trạng, chỉ ra nguyên nhân, xác định trúng những vấn đề đặt ra đối với vaitrò đạo đức cách mạng trong phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội hiện nay là vấn đề thực tiễn đặt ra mà luận áncần tập trung giải quyết.

Thứ ba, đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai trò đạo đức cách mạng

trong phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quanquân đội hiện nay Để giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quânđội chuyển hóa nhận thức thành hành vi thực hành đạo đức cách mạng vàohoàn thành chức trách, nhiệm vụ không thể chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu

lý luận và thực tiễn; vấn đề đặt ra là từ lý luận và thực tiễn đó chính là căn

cứ nhằm đề xuất, luận chứng các nhóm giải pháp cơ bản, hệ thống, khả thi.Theo đó, ở góc độ tiếp cận của luận án xác định, luận giải đúng những giảipháp mang tính khả thi, không chỉ khắc phục những hạn chế mà còn làmnhân lên sức mạnh vai trò của đạo đức cách mạng trong phát triển nhâncách của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Do vậy, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả luận án tập trung nghiêncứu, đề xuất hệ thống giải pháp mang tính thiết thực, khả thi, tác động toàndiện tới mọi chủ thể và mọi thành tố có liên quan, tạo ra môi trường, điềukiện thuận lợi cho đạo đức cách mạng phát huy được vai trò đối với quátrình phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quanquân đội hiện nay

Trang 33

Kết luận chương 1

Hiện nay, cả trong và ngoài quân đội đã tổ chức nghiên cứu nhiều công

trình khoa học có liên quan đến vấn đề vai trò của đạo đức cách mạng trong phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Luận án đã tiến hành tổng quan ở ba góc độ theo từ khóa của luận án: Nhữngcông trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đạo đức cách mạng và vai trò đạođức cách mạng; các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển nhâncách và các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến vai trò đạo đức cáchmạng với phát triển nhân cách và việc phát huy vai trò đạo đức cách mạng trongphát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Quatổng quan cho thấy, đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứumột cách hệ thống, trực tiếp về vai trò đạo đức cách mạng trong phát triển nhâncách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội với tư cách là côngtrình khoa học độc lập dưới góc độ triết học Do đó, đề tài luận án mà tác giả lựachọn nghiên cứu là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn, không

có sự trùng lặp với bất cứ một công trình khoa học nào đã được công bố

Kết quả tổng quan là nguồn tư liệu rất có giá trị về mặt khoa học, giúptác giả luận án có cái nhìn tổng thể, toàn diện và hệ thống về những kết quảnghiên cứu trước đó; từ đó, kế thừa trong quá trình thực hiện mục đích, nhiệm

vụ nghiên cứu mà luận án đã xác định Kết quả tổng quan đã gợi mở một sốvấn đề lý luận và thực tiễn mà luận án cần tiếp tục tập trung giải quyết, đó là:làm rõ quan niệm vai trò, biểu hiện vai trò đạo đức cách mạng trong phát triểnnhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội và nhữngnhân tố quy định vai trò đó; khảo sát đánh giá thực trạng, luận giải một số vấn

đề đặt ra đối với thực hiện vai trò đạo đức cách mạng trong phát triển nhâncách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Trên cơ

sở đó, đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai trò đạo đức trong phát triển nhâncách của đối tượng này hiện nay

Trang 34

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH GIẢNG VIÊN TRẺ

Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

2.1 Thực chất vai trò đạo đức cách mạng trong phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở học viện, trường sĩ quan quân đội

2.1.1 Quan niệm về đạo đức cách mạng và phát triển nhân cách giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Quan niệm về đạo đức, đạo đức cách mạng

Con người ngay khi khẳng định vai trò sáng tạo của mình đối với hiệnthực khách quan đã quan hệ gắn bó, không thể tách rời với tự nhiên và đờisống cộng đồng Việc điều chỉnh hành vi của mỗi người trong giải quyết haimối quan hệ cơ bản đó ở những điều kiện cụ thể khác nhau, với nhiều cáchthức khác nhau, nhưng tựu trung lại đều phải căn cứ vào những “quy tắcsinh hoạt chung trong xã hội và của hành vi con người, quy định nghĩa vụcủa người này đối với người khác và đối với xã hội” [71, tr.285], từ đóhướng đến sự thống nhất, phù hợp với lợi ích của người khác và xã hội,những quy tắc đó được gọi là đạo đức Như vậy, đạo đức được hình thànhnhư một tất yếu ngay khi xã hội loài người hình thành, đạo đức đã góp phầnđiều chỉnh hành vi con người để đảm bảo sự vận hành của xã hội Đó khôngphải là biểu hiện của một năng lực, sức mạnh “tiên thiên” nào đó bên ngoàicon người, mà là một hệ thống các quy tắc, các chuẩn mực phản ánh nhữnglợi ích chung của xã hội, những yêu cầu của xã hội đối với mỗi cá nhân màthông qua đó, họ tự giác, tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình theonguyên tắc ưu tiên những lợi ích chung của xã hội

Theo đó, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh nhận thức và hành vi của con người trong quan hệ với nhau, với tự nhiên và với xã hội, được thực hiện bởi sức mạnh của phong tục, tập quán, dư luận xã hội và lương tâm của mỗi người cho phù hợp với lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội.

Một là, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội.

Đạo đức trực tiếp phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội, trước hết phản

Trang 35

ánh các điều kiện sinh hoạt vật chất, quan hệ kinh tế, xã hội xác định trongnhững giai đoạn lịch sử nhất định Ph Ăngghen chỉ rõ: “ xét cho đến cùng,mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tìnhhình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [1, tr.137] Đạo đức phản ánh tồn tại xãhội và bị quy định bởi tồn tại xã hội Khi các điều kiện kinh tế, xã hội có sựvận động, biến đổi thì sớm hay muộn đạo đức cũng biến đổi theo

Hai là, đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người Trong

tiến trình lịch sử phát triển của mình, để điều chỉnh nhận thức và hành vi,loài người đã sáng tạo ra hai phương thức cơ bản là đạo đức và pháp luật Vềbản chất, hai phương thức này vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt.Nếu như pháp luật sử dụng hệ thống các quy phạm pháp luật để điều chỉnhhành vi con người dựa vào sức mạnh của bạo lực, cưỡng bức, buộc tất cảmọi người phải tuân theo Ngược lại, sức mạnh của đạo đức được thực hiệnthông qua sử dụng hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực làm thànhkhuôn mẫu hướng đến thức tỉnh lương tâm để con người tự phán xét, tựgiác, tự nguyện thực hiện các hành vi phù hợp với lợi ích cộng đồng và xãhội Đồng thời, kết hợp với sức mạnh của dư luận, phong tục, tập quán xãhội nhằm động viên, khuyến khích hoặc lên án, ngăn cấm các hành vi tráivới chuẩn mực đạo đức xã hội

Mặc dù có sự khác nhau căn bản, song đạo đức và pháp luật có sựthống nhất về mục đích điều chỉnh hành vi con người, nên chúng có mối liên

hệ, bổ sung, hỗ trợ nhau Để điều chỉnh nhận thức và hành vi của con ngườimột cách hiệu quả thì điều kiện tiên quyết là phải có pháp luật nghiêm minh.Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật, bởi vì, dù đầy đủ, tối

ưu đến đâu, pháp luật cũng chỉ đáp ứng được việc điều chỉnh những quan hệ

xã hội cơ bản liên quan đến lợi ích cá nhân và xã hội Chính đạo đức và cácquy tắc xã hội khác sẽ bổ sung và lấp đầy những “khoảng trống” mà pháp luậtchưa và không thể điều chỉnh hết, vì vậy, đạo đức được xem là “pháp luật tốiđa”, còn pháp luật là “đạo đức tối thiểu”

Trang 36

Ba là, về cấu trúc đạo đức gồm ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ

đạo đức Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lươngtâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, hạnh phúc, công bằng và về những quy tắc đánh giá,điều chỉnh hành vi, ứng xử của cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân.Hành vi đạo đức là sự biểu hiện trong ứng xử thực tiễn của ý thức đạo đức mà conngười đã nhận thức và lựa chọn Quan hệ đạo đức thể hiện dưới dạng các phạmtrù: bổn phận, lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, hạnh phúc giữa cá nhân với cánhân, cá nhân với tập thể, cộng đồng, cá nhân với xã hội

Bốn là, đạo đức là một phạm trù lịch sử, mang tính giai cấp, dân tộc,

nhân loại, thời đại Lịch sử loài người từ khi có sự phân chia giai cấp, cũng làlịch sử đấu tranh giai cấp Theo đó, đạo đức cũng luôn tồn tại và phát triểntrong những mâu thuẫn và đối kháng giai cấp Sự đối lập về lợi ích - mâuthuẫn đặc trưng của đạo đức trong xã hội có phân chia giai cấp là sự thể

hiện rõ nhất tính giai cấp của đạo đức, Ph Ăngghen chỉ rõ: “… cho tới

nay xã hội đã vận động trong sự đối lập giai cấp, đạo đức luôn luôn là đạođức của giai cấp: hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giaicấp thống trị, hoặc là, khi giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh, thì nó tiêubiểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi íchtương lai của những người bị áp bức” [1, tr.127]

Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức không những mang tính giaicấp mà còn mang tính dân tộc sâu sắc Đời sống đạo đức của mỗi dân tộc luôn

có sự khác biệt, mang tính bản sắc riêng, điều đó thể hiện ở tính độc đáocủa các quan niệm, các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong ứng xử Nhìnnhận sự độc đáo và sự khác biệt về mặt dân tộc trong cặp khái niệm cơ bảncủa đạo đức, thiện - ác, Ph Ăngghen đã chỉ ra sự biến đổi của chúng quacác thời đại và dân tộc: “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại nàysang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đếnmức chúng thường trái ngược hẳn nhau” [1, tr.137] Quan niệm biện chứng

Trang 37

trên đã cho thấy sự phong phú, đa dạng về đời sống đạo đức của các dântộc, cũng như sự giao lưu và bổ sung lẫn nhau, xóa bỏ đi những thành kiến,

kỳ thị dân tộc Chính vì vậy, việc đánh giá đạo đức không thể căn cứ vàodấu hiệu bề ngoài của sự khác nhau về phong tục tập quán, mà cần phải căn

cứ vào sự phù hợp của những hành vi đạo đức ấy với tiến bộ xã hội và hạnhphúc của nhân dân

Đạo đức là một phạm trù lịch sử, kết quả của quá trình phát triển của xãhội loài người Mỗi một thời đại khác nhau, mỗi một cộng đồng người khácnhau, đạo đức có sự khác nhau Mặc dù đạo đức có quy luật vận động nộitại, có sự kế thừa, có sự phát triển theo khuynh hướng khác biệt với cơ sởsản sinh ra nó, nhưng về căn bản, tương ứng với một chế độ kinh tế, mỗiphương thức sản xuất và do đó mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một hìnhthái đạo đức nhất định Đạo đức Nguyên thủy, đạo đức Chiếm hữu nô lệ,đạo đức Phong kiến, đạo đức Tư sản, đạo đức Cộng sản là những hình tháiphát triển dần của đạo đức nhân loại

Phân tích thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội cộngsản chủ nghĩa ở các nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển cao nhất, C Mác chỉ

ra và xác định hai giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sảnchủ nghĩa: Giai đoạn thấp là xã hội chủ nghĩa, giai đoạn cao là cộng sản chủnghĩa Theo Ông, đạo đức cộng sản sẽ là nền đạo đức chân chính của xã hộicộng sản, còn “Hình thức đầu tiên của đạo đức cộng sản chủ nghĩa là đạođức cách mạng của giai cấp công nhân” [145, tr.158], tương ứng với giai đoạnxây dựng xã hội chủ nghĩa

Theo đó, có thể hiểu đạo đức cách mạng là hình thức đặc thù của đạo đức nói chung, đạo đức cộng sản nói riêng, bao gồm hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh nhận thức và hành vi của giai cấp vô sản trong phong trào đấu tranh cách mạng qua các giai đoạn lịch sử, thúc đẩy tiến bộ

xã hội, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.

Trang 38

Đạo đức cách mạng là hình thức đặc thù của đạo đức, bởi nó mang đầy

đủ những đặc trưng phổ quát của đạo đức như phản ánh thực tiễn đời sống xãhội, là một phương thức điều chỉnh hành vi mang tính nhân đạo, nhân văntrong quan hệ ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội và

con người với tự nhiên Đồng thời, về thực chất đạo đức cách mạng là đạo đức của các giai cấp, các lực lượng tiến bộ đang đứng ở vị trí trung tâm thời đại trong tiến trình liên tục của lịch sử nhân loại Đó là giai cấp công nhân và nhân

dân lao động tiến bộ, những người có chung mục tiêu, lý tưởng “phá huỷ xã hội

cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chungquanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản”[65, tr.369] Tính chất và nội dung của đạo đức cách mạng được quy định bởiyêu cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, mục tiêu cuối cùng là thúcđẩy tiến bộ xã hội, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản

Đạo đức cách mạng là hình thức đặc thù của đạo đức cộng sản được

biểu hiện ở việc đạo đức cách mạng là “cơ sở để xây dựng đạo đức của xã hộitương lai về sau trở thành đạo đức toàn dân của toàn xã hội xã hội chủnghĩa, và sau nữa trở thành đạo đức chung cho loài người” [145, tr.158] Theo

tư tưởng của C Mác, Ph Ăngghen và V I Lênin, đạo đức cách mạng và đạođức cộng sản không phải là các kiểu đạo đức khác nhau, mà nó là sự phản ánhquá trình vận động, phát triển của đạo đức cộng sản ở các giai đoạn khácnhau Chính vì vậy, đạo đức cách mạng và đạo đức cộng sản thống nhất vớinhau về bản chất giai cấp công nhân, không chỉ gắn liền với cuộc đấu tranhcủa giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản và là một bộ phận của cuộc đấutranh ấy, mà còn gắn liền với sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và

xã hội cộng sản chủ nghĩa của giai cấp vô sản

Nội dung đạo đức cách mạng được biểu hiện qua các nguyên tắc, chuẩn mực như: tính kiên quyết nhất, tiên tiến nhất, “thành thật trung thành với chủ

nghĩa cộng sản” [66, tr.256]; chấp hành kỷ luật đảng, luôn giữ gìn đoàn kết,

Trang 39

thống nhất trong đảng; luôn liên hệ mật thiết với quần chúng; làm việc tận tâm,tận tụy, trung thực; đức tính khiêm tốn, giản dị, tiết kiệm; tinh thần tích cực, chủđộng học tập và làm gương cho quần chúng Các nguyên tắc, chuẩn mực nàykhông những trở thành nền tảng xây dựng các phẩm chất tốt đẹp của người cộngsản, mà còn trở thành động lực thôi thúc họ tự giác đấu tranh cách mạng để tự giảiphóng mình khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ.Xuất phát từ ý nghĩa cao cả đó, đạo đức cách mạng đã tạo ra sức hấp dẫn đối vớitoàn thể nhân dân lao động, những người có sứ mệnh cao cả, nòng cốt trong cuộcđấu tranh thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa và xây dựng thành công chế độ xã hộichủ nghĩa, giải phóng con người khỏi sự áp bức cả về thể xác lẫn tinh thần.

Đạo đức cách mạng thể hiện ra như một giá trị hiện thực cốt lõi, khi đã trởthành nền tảng chủ đạo trong đời sống xã hội, thâm nhập và trở thành sức mạnhnội tại điều tiết xu hướng phát triển các hình thái ý thức xã hội khác như như:kinh tế, văn hóa, tôn giáo, thẩm mỹ, v.v góp phần làm cho các lĩnh vực tươngứng với các hình thái đó phát triển theo hướng nhân đạo, nhân văn, tôn vinh cáithiện, bài trừ cái ác, cái xấu, góp phần phát triển xã hội theo hướng bền vững

Về cấu trúc, đạo đức cách mạng bao gồm ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức Ý thức đạo đức cách mạng là sự phản ánh tri thức về

các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cách mạng có vai trò là nền tảng địnhhướng hành vi và quan hệ đạo đức của người cách mạng Hành vi đạo đứccách mạng là sự chuyển hóa ý thức đạo đức cách mạng vào thực tiễn đấutranh cách mạng vì mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng con người; hành viđạo đức cách mạng luôn mang tính tự nguyện, tự giác nhất Quan hệ đạo đứccách mạng là cơ sở để người cách mạng luôn chuẩn mực trong ứng xử vớiđồng chí, đồng đội, với tập thể và với phong trào cách mạng của quần chúng

Ba nhân tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo nên nền tảng để pháttriển các phẩm chất cách mạng tốt đẹp, năng lực đấu tranh cách mạng củangười cộng sản vì lợi ích giai cấp, tiến bộ xã hội

Trang 40

Đạo đức cách mạng là nền đạo đức của giai cấp vô sản, tuy nhiên, ởtừng hoàn cảnh lịch sử khác nhau, các quốc gia khác nhau mà đạo đức cáchmạng có các biểu hiện khác nhau Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng Cộngsản Việt Nam đã nghiên cứu thực tiễn cách mạng thế giới và đặc điểm, nhiệm

vụ cách mạng Việt Nam; trên cơ sở kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩaMác-Lênin, truyền thống văn hóa, đạo đức để xây dựng nên một lý luận đạođức mới, đạo đức cách mạng ở Việt Nam

Theo đó, có thể quan niệm, đạo đức cách mạng ở Việt Nam là đạo đức phản ánh thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; được biểu hiện ở các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, tạo nền tảng, động lực và tham gia định hướng, thúc đẩy quá trình xây dựng đời sống đạo đức xã hội lành mạnh, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người.

Đạo đức cách mạng ở Việt Nam thống nhất với đạo đức cách mạng,đạo đức cộng sản của C Mác, Ph Ăngghen sáng lập và V I Lênin bổ sung,

phát triển Đó là đạo đức mang bản chất bản chất giai cấp công nhân Việt Nam,

giai cấp có sứ mệnh liên minh chặt chẽ với quần chúng nhân dân lao động tiếnhành cách mạng xã hội chủ nghĩa, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thựcdân và đế quốc, vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Theo

đó, đạo đức cách mạng ở Việt Nam phản ánh tinh thần cách mạng triệt để của hệ

tư tưởng, thế giới quan và lập trường cách mạng, khoa học của giai cấp côngnhân Do đó, đạo đức cách mạng không những chứa đựng “Quyết tâm giúp đỡloài người ngày càng tiến bộ và thoát khỏi ách áp bức, bóc lột” [96, tr.508], màcòn là vũ khí tinh thần sắc bén của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc đấutranh phá bỏ xã hội cũ, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, “tiêu diệt sự bóc lột vànghèo khổ, xây dựng chủ nghĩa xã hội hạnh phúc” [96, tr.275]

Trong giai đoạn hiện nay, đạo đức cách mạng ở Việt Nam có sứ mệnhgiáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng, liên kết chặt chẽ các

Ngày đăng: 16/04/2024, 03:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w