1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nhu cầu về hoạt Động giải trí của sinh viên trường Đại học kinh tế luật

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhu Cầu Về Hoạt Động Giải Trí Của Sinh Viên Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Tác giả Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Minh Khang, Phạm Huỳnh Hữu Khang, Huỳnh Minh Quang, Nguyễn Thị Minh Thi
Người hướng dẫn GVC.TS Nguyễn Thị Như Thúy
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Xã Hội Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Đặc biệt, đối với sinh viên sống tạiThành phố Hồ Chí Minh, môi trường sống năng động và nhịp sống công nghiệp đã tạo ranhu cầu không thể thiếu về giải trí trong cuộc sống của họ.. Tuy nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT



TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học kỳ I/2023-2024 HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC

NHU CẦU VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

GVHD: GVC.TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY

MÃ HP: 231BDG100808

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH 2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 3

1.1 Lý do chọn đề tài 3

1.2 Mục đích nghiên cứu: 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu 4

PHẦN 2: NỘI DUNG 5

2.1 Các khái niệm 5

2.1.1 Khái niệm nhu cầu 5

2.1.2 Khái niệm giải trí 5

2.1.3 Khái niệm sinh viên 6

2.2 Nội dung thực tiễn 6

2.2.1 Thực trạng 6

2.2.2 Nguyên nhân 13

2.2.3 Hệ quả 20

2.3 Giải pháp 23

PHẦN 3: KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Biểu đồ tỉ lệ giới tính sinh viên tham gia khảo sát 6

Hình 2: Biểu đồ phân tích tỉ lệ thời gian sinh viên dành cho hoạt động giải trí 7

Hình 3: Biểu đồ phản ánh chi phí sinh viên dành ra cho hoạt động giải trí mỗi tháng 8

Hình 4: Biểu đồ các hoạt động giải trí sinh viên thường tham gia 9

Hình 5: Biểu đồ nhu cầu giải trí của sinh viên ảnh hưởng từ mạng xã hội 10

Hình 6: Biểu đồ khảo sát địa điểm giải trí 11

Hình 7: Biểu đồ về sự thay đổi nhu cầu của sinh viên so với thế hệ trước 12

Hình 8: Biểu đồ phản ánh sự ảnh hưởng của nhu cầu giải trí của sinh viên đến học tập .13 Hình 9: Biểu đồ về trạng thái cảm xúc của sinh viên gần đây 14

Hình 10: Xu hướng tương tác trên mạng xã hội 16

Hình 11: Biểu đồ thể hiện thời điểm sinh viên đọc sách trong ngày 17

Hình 12: Biểu đồ thể hiện các hoạt động thể thao của sinh viên 17

Hình 13: Biểu đồ thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức giải trí của sinh viên 19

Hình 14: Biểu đồ thể hiện tác hại của các hoạt động giải trí 21

Hình 15: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nhu cầu giải trí đến học tập và công việc 22

Hình 16: Biểu đồ thể hiện các phương pháp để cân bằng giữa học tập và giải trí 23

2

Trang 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

Trong xã hội ngày càng phát triển không ngừng, sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vựckhoa học và công nghệ đã mang lại nhiều tiện ích và dẫn đến sự thay đổi lớn trong cách conngười làm việc Máy móc và tự động hóa đã thay thế con người trong nhiều công việc, giảiquyết vấn đề, giải phóng thời gian để con người tập trung vào các hoạt động khác Trong số

đó, nhu cầu giải trí được coi là vô cùng quan trọng và tất yếu, đặc biệt là đối với tầng lớpthanh niên hiện nay Giải trí không chỉ giúp con người thư giãn và tái tạo năng lượng, màcòn góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội và hòa nhập với cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại như ngày nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều loạihình giải trí, trong đó bao gồm cả những hoạt động mang tính vận động và cả những hoạtđộng mang tính thụ động Đối với sinh viên, giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trongviệc phát triển cá nhân và trưởng thành Giải trí là một yếu tố luôn thu hút và là chủ đề đặcbiệt quan tâm của giới trẻ hiện nay, bởi qua đó, họ có cơ hội được cọ xát, học hỏi và trao đổikinh nghiệm sống với bạn bè, cộng đồng và xã hội Đặc biệt, đối với sinh viên sống tạiThành phố Hồ Chí Minh, môi trường sống năng động và nhịp sống công nghiệp đã tạo ranhu cầu không thể thiếu về giải trí trong cuộc sống của họ Đặc biệt là việc phải đối mặt vớinhiều áp lực từ học tập, công việc, gia đình, khiến cho tinh thần trở nên bộn bề và căngthẳng Vì thế,  giải trí là thứ mà họ cần lúc này, đặc biệt là  sinh viên ngày nay đặc biệt quantâm đến các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi, sau những áp lực của bản thân mình

Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà giải trí mang lại thì chính những hoạt động giải trí

đó cũng gây ra những điều tiêu cực đối với cuộc sống của sinh viên Một số lợi ích của hoạtđộng giải trí đối với sinh viên bao gồm giảm căng thẳng, nâng cao tinh thần, tạo ra cơ hộigiao lưu và kết nối xã hội, cung cấp sự thư giãn và giải trí, và tăng cường sự sáng tạo và khảnăng xã hội Tuy nhiên, nếu không được quản lý một cách hợp lý, hoạt động giải trí cũng cóthể gây ra một số điều tiêu cực đối với cuộc sống của sinh viên Để hiểu rõ hơn về tình trạng

và mức độ tham gia của thanh niên vào các hoạt động giải trí trong thời điểm hiện tại,nghiên cứu về "Nhu cầu về hoạt động giải trí của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật"

đã được lựa chọn với mong muốn sinh viên nhận thức và hiểu rõ hơn về nhu cầu giải trí hiệnnay và những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động giải trí đối với cuộc sống của họ

Trang 5

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của xã hội đã tạo ra rất nhiều các loại hình giảitrí Đặc biệt là trong thời đại khoa học công nghệ tiên tiến đã cho ra đời rất nhiều cách thứcgiải trí khác nhau Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà giải trí mang lại, cần nhận thức rằngcũng có những hình thức giải trí không lành mạnh và có thể có tác động tiêu cực đến cuộcsống của sinh viên

Hiện nay xuất hiện ngày các nhiều các địa điểm giải trí, đặc biệt là ở thành phố đôngđúc Điều đó khiến cho xã hội nói cũng và sinh viên nói riêng quan tâm về chủ đề này ngàycàng nhiều.Vì vậy, nhóm chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này với mục tiêu khái quátđược nhu cầu giải trí của sinh viên UEL đồng thời thấy được những ý kiến, ảnh hưởng củaviệc giải trí như thế nào đến việc học cũng như cuộc sống của họ Từ đó đề ra những giảipháp để giúp sinh viên điều chỉnh phù hợp, hợp lí hơn

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Để tìm hiểu và trình bày đề tài này, nhóm chúng em đã kết hợp nhiều phương phápnghiên cứu để nâng cao chất lượng, hiệu quả:

- Phương pháp tham khảo và nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau thông quacác thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, vận dụng và liên hệ  đến các giátrị xã hội để hoàn thành đề tài nghiên cứu

- Phương pháp quan sát thực tiễn: Tiến hành quan sát và khảo sát đối với sinh viên vềnhu cầu hoạt động giải trí Từ đó có những cái nhìn đa chiều khách quan trong việc phântích và giải quyết vấn đề

-Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu: Từ những kết quả thu được sau khi phântích, nhóm chúng em tiếp tục sử dụng phương pháp này để phân tích, chọn lọc những thôngtin quan trọng nhất để đưa ra nhận xét, đánh giá hợp lí

Trang 6

PHẦN 2: NỘI DUNG2.1 Các khái niệm

2.1.1 Khái niệm nhu cầu

Nhu cầu là một khái niệm quan trọng trong tâm lý học, kinh tế và xã hội Nhu cầubiểu hiện sự đòi hỏi và nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và pháttriển Nhu cầu có tính đối tượng, nội dung và mức độ khác nhau ở mỗi cá nhân và mỗi xãhội Nhu cầu là động lực thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo, là yếu tố quyết định cho

sự phát triển của sản xuất và xã hội.1

Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động Nhu cầu càng cấp bách thì khả năngchi phối con người càng cao Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc

có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định:nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu).2

2.1.2 Khái niệm giải trí

Giải trí là hoạt động thẩm mỹ trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não,tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người một cách toàn diện về trítuệ, thể lực và thẩm mỹ.3

Giải trí là hoạt động nhằm mục đích giải tỏa căng thẳng, tạo niềm vui và sự thư giãncho con người thông qua các hoạt động như xem phim, đọc sách, chơi game, nghe nhạc, thểthao, du lịch, v.v Giải trí giúp cho con người giảm stress, tăng cường sức khỏe tinh thần và

1 Lê Văn Long, Nhu cầu là gì? Khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn là gì?,

https://luatduonggia.vn/nhu-cau-la-gi-khac-biet-giua-nhu-cau-va-mong-muon-la-gi/, ngày

cập nhật 17/08/2023

2 Wikipedia, Nhu cầu, https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu_c%E1%BA%A7u#

%C4%90%E1%BA%B7c_tr%C6%B0ng_c%E1%BB%A7a_nhu_c%E1%BA%A7u,  ngày cập nhật 26/11/2023

3 Đinh Thị Vân Chi, Nhu cầu giải trí của thanh niên Nhà xuất bản Sự thật, tr.39-40

Trang 7

tránh mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày Nó cũng có thể là một công việc hoặc ngànhnghề, ví dụ như diễn viên, nhà sản xuất phim, ca sĩ, 4

2.1.3 Khái niệm sinh viên

Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký tham gia các lớp học trong khóa học trình

độ cao đẳng hoặc đại học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn củangười hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào màgiảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến

bộ đối với sự thành thạo đó Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình

để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nónhư là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức nhưvậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định.5

2.2 Nội dung thực tiễn

2.2.1 Thực trạng

Hình 1: Biểu đồ tỉ lệ giới tính sinh viên tham gia khảo sát

4 Văn hóa tâm linh, Giải trí là gì? Tác dụng của giải trí, tri-la-gi/, ngày cập nhật 23/04/2023

https://vanhoatamlinh.com/giai-5 Wikipedia, Sinh viên, https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh_vi%C3%AAn, ngày cập nhật 27/10/2023

Trang 8

Với mẫu khảo sát đến từ 81 sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, số sinh viên nữtham gia lên đến 77,8% Mẫu kết quả này không đại diện cho tổng thể nhà trường. 

Theo kết quả khảo sát, gần 70% sinh viên tham gia đang có tâm trạng vui vẻ yêu đời

và bình thường, thoải mái Với thời gian học tập, sinh hoạt ngoại khóa của khoa khá ổn địnhgiúp sinh viên có thể ổn định lịch trình sinh hoạt, học tập của mình Chính vì vậy, tỉ lệ sinhviên dành thời gian giải trí từ 2 đến 3 giờ/ ngày chiếm 34,6% và tỉ lệ sinh viên giải trí từ 1đến 2 giờ/ ngày chiếm 28,4%

Hình 2: Biểu đồ phân tích tỉ lệ thời gian sinh viên dành cho hoạt động giải trí

Sinh viên là những mầm non của lực lượng lao động tương lai của đất nước, là nguồnnhân lực tri thức trẻ quý báu Vì lẽ đó, bên cạnh những giờ phút học tập căng thẳng, hoạtđộng nghiên cứu hết mình thì nhu cầu giải trí của sinh viên vẫn luôn tồn tại song song đó.Ngoài nhiệm vụ chính là học tập thì nhu cầu rất chính đáng là tham gia các hoạt động vuichơi, giải trí

Ta có thể thấy sinh viên nào cũng cần thời gian thư giãn bản thân, đa số rơi vàokhoảng từ 1 đến 3 giờ là chủ yếu Bên cạnh đó vẫn có những bạn dành cho bản thân 3 đến 4giờ (16%) và số ít chỉ dành 1 giờ đồng hồ (14,8%) Dù ít hay nhiều thì thời gian giải trí củacác bạn vẫn luôn tồn tại bởi vì đó là nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu

Emma K Adam - Giáo sư về phát triển con người và chính sách xã hội tại Đại họcNorthwestern ở Illinois, Mỹ cho biết: "Căng thẳng có thể tạo động lực giúp sinh viên hoànthành các yêu cầu, nhiệm vụ trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày Nhưng đôi

Trang 9

lúc khi gặp căng thẳng, sinh viên có thể nghỉ ngơi, thư giãn và tìm cách khắc phục khó khăndần dần".6

Nhu cầu giải trí luôn tồn tại nhưng nó có sự khác biệt giữa các sinh viên với nhau, tùytheo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người Ảnh hưởng lớn nhất đến vấn đề này chính là kinhphí các bạn có thể chi trả và sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc lựa chọn các hoạt độnggiải trí

Hình 3: Biểu đồ phản ánh chi phí sinh viên dành ra cho hoạt động giải trí mỗi tháng

Với cương vị là sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường thì giới hạn về tài chính ảnhhưởng rất lớn đến khả năng lựa chọn Đa số sinh viên sẽ lựa chọn các loại hình giải trí gầngũi như đi dạo, tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm, đi cà phê, chơi thể thao, Việc tham gianhững hoạt động này không những đáp ứng nhu cầu được thư giãn mà còn giúp sinh viênthư giãn, thoải mái sau những giờ học trên giảng đường Tuy được hưởng ứng đông đảonhưng vẫn có những sinh viên lựa chọn các loại hình giải trí khác với mệnh giá cao hơn nhưcác hoạt động đi mua sắm, xem phim, đi du lịch, Và cuối cùng là sự lựa chọn loại hình giảitrí khác nhau giữa nam và nữ, nam với xu hướng thích các hoạt động thể thao, ngoại khóatrong khi nữ thì sẽ thích các hoạt động nhẹ nhàng hơn như đi cà phê, mua sắm

6 Lam Linh, Làm thế nào để giảm căng thẳng cho sinh viên đại học ,

179230826163709201.htm , ngày cập nhật 26/08/2023

Trang 10

https://congdankhuyenhoc.vn/lam-the-nao-de-giam-cang-thang-cho-sinh-vien-dai-hoc-Ngày nay, khi kinh tế, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu được giải tỏa áp lựccũng ngày một gia tăng Những hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, đội nhóm đôi lúc vẫnkhông đáp ứng hết nhu cầu giải trí của sinh viên, vậy nên phần lớn sinh viên dần chuyểnsang một hình thức giải trí mới, đó chính là các hoạt động giải trí trên “không gian mạng”.

Hình 4: Biểu đồ các hoạt động giải trí sinh viên thường tham gia

Mạng Internet là một nguồn tri thức dồi dào, thông tin cập nhật nhanh chóng mọi lúc,một kênh giao tiếp hiệu quả kết nối mọi người với nhau, là kênh để "liên lạc với bạn bè,người thân" và có rất nhiều hoạt động giải trí khác nhau Từ những việc làm đơn giản nhưlướt web, đọc báo cho đến các hoạt động như tham gia các diễn đàn, đội nhóm ảo, chơigame online, Chính vì sự đa dạng cùng tiện lợi, tiết kiệm chi phí, có thể thực hiện hoạtđộng thư giãn ở mọi lúc mọi nơi đã làm cho hoạt động giải trí thông qua mạng Internet trởnên phổ biến, được các sinh viên hưởng ứng đông đảo, tham gia mạnh mẽ Không chỉ lướtxem, các bạn trẻ còn được đóng góp nội dung, sáng tạo thỏa thích, thỏa mãn đam mê và đặcbiệt là có thể thoải mái hơn trong việc bày tỏ cảm xúc, bày tỏ quan điểm của chính mình trênnhững diễn đàn, trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tik Tok,

Trang 11

Hình 5: Biểu đồ nhu cầu giải trí của sinh viên ảnh hưởng từ mạng xã hội

Cũng theo kết quả khảo sát, Facebook và Tik Tok là mạng xã hội sinh viên thường sửdụng với tỷ lệ rất cao (80,2% và 71,6%) Ngoài Facebook, Tik Tok thì Youtube vàInstagram, Spotify cũng là 3 dịch vụ mạng xã hội được sinh viên sử dụng rất nhiều với tỷ lệlần lượt là 66,7% và 46,9%, 45,7% Không chỉ sử dụng một mạng xã hội, xu hướng ngàynay của thanh niên trẻ là thường dùng cùng một lúc nhiều dịch vụ mạng xã hội khác nhau.Mỗi trang web, diễn đàn, trang mạng trực tuyến đều có những đặc điểm và hữu ích riêng của

nó, chính vì vậy đa nhiệm dịch vụ mạng xã hội là lựa chọn của đa số sinh viên

Thực tế cho thấy rằng, không gian phục vụ việc vui chơi, giải trí dành riêng cho sinhviên nói riêng và thanh niên, thiếu niên nói chung hiện nay đang thiếu, nhất là các khônggian ngoài trời Với tình hình đó, địa điểm đa số sinh viên lựa chọn giải trí là “ở nhà”

Trang 12

Hình 6: Biểu đồ khảo sát địa điểm giải trí

Theo kết quả khảo sát ta có thể thấy rằng, lựa chọn giải trí “trong nhà” chiếm tỉ lệ caonhất (82,7%), tiếp đến là các địa điểm như quán cà phê (46,9%) và công viên giải trí(45,7%). 

Ngày trước, các địa điểm như nhà văn hóa sinh viên, khu vui chơi thể thao, là lựachọn hàng đầu của đa số sinh viên Tuy nhiên sau đại dịch Covid-19 đã làm biến động đáng

kể, nó đã làm cho văn hóa giải trí tại gia ngày một đa dạng loại hình hơn với khối lượng nộidung khổng lồ đầy thu hút trên các trang mạng xã hội, tiện ích điện thoại Đồng thời điềunày cũng cho chúng ta thấy rõ hơn sự chuyển dịch của xu hướng giải trí tập thể, mang tínhcộng đồng, không gian mở sang một không gian khép kín hơn, cá nhân hóa hơn và riêng tưhơn, tách thành các nhóm nhỏ hoặc cá nhân riêng lẻ

Trang 13

Hình 7: Biểu đồ về sự thay đổi nhu cầu của sinh viên so với thế hệ trước

Thế hệ GenZ là một thế hệ trẻ, có những bước chuyển đổi trong suy nghĩ và hành vicũng như nhu cầu, trong đó sự thay đổi trong nhu cầu giải trí cũng khác nhiều so với thế hệtrước Thay đổi rõ ràng nhất mà ta có thể thấy chính là loại hình giải trí, cách thức giải tỏabản thân và sự gia tăng số tiền dành cho giải trí của sinh viên Bắt kịp các xu hướng hiện đại,ngày càng có thêm nhiều loại hình giải trí mới, phù hợp cũng như đáp ứng đủ nhu cầu đượcgiải trí của sinh viên

Một thực trạng đáng báo động hiện nay là dung lượng và thời lượng của các loại hìnhgiải trí trong cuộc sống thực của nhiều bạn trẻ đang có xu hướng thu hẹp và dần chuyểnsang hẳn các loại hình trong 'không gian ảo' trên Internet Thực trạng này có những hệ quảxấu khi sinh viên không có sự tự chủ cao, trở nên mất kiểm soát Nhiều sinh viên chìm đắmtrong thế giới ảo, quên mất chính bản thân mình, đam mê chơi game online đến mức quên

ăn, quên ngủ, quên cả bạn bè, người thân, bỏ bê việc học hành Điều này ảnh hưởng xấu đếnđời sống tinh thần và vật chất của sinh viên nghiêm trọng Không những thế, vẫn có nhiềusinh viên không giữ nổi bản thân, sa mình vào các tệ nạn xã hội như đánh bạc, hút chích matúy, cá độ đá banh, không thể thoát ra được

Không những thế, giải trí mang tính cá nhân hóa, chỉ ở nhà để sống “ảo” còn gây ranhững hậu quả khôn lường Sinh viên sa sút tâm trí, sa đà vào một cuộc sống không thực tế,

bị động và không dành thời gian phát triển bản thân như học tiếng Anh, học các chứng chỉTin học văn phòng, các khóa học, Việc không tham gia các hoạt động tập thể còn dẫn đến

Trang 14

việc sinh viên gặp khó khăn trong việc phát triển các mối quan hệ xã hội, các kỹ năng mềmcần thiết và cá tính nhút nhát, thụ động hơn.

Hình 8: Biểu đồ phản ánh sự ảnh hưởng của nhu cầu giải trí của sinh viên đến học tập

Hoạt động giải trí chính đáng, phù hợp về phương thức cũng như thời gian thì sẽ giúpgia tăng hiệu suất học tập, làm việc, giúp sinh viên thư giãn, vui vẻ và hạnh phúc hơn Tuynhiên nếu bản thân sinh viên không kỷ luật tốt bản thân thì sẽ đánh mất khả năng kiểm soátthời gian, sắp xếp công việc, thời gian giải trí lấn át thời gian học tập, gây ra những hậu quảkhôn lường như không còn thời gian học và làm bài tập, thời gian nghỉ ngơi để tỉnh táo hơn,

sự tập trung, hiệu suất làm việc Những ảnh hưởng của việc sa đà vào hoạt động giải tríkhông chỉ là tinh thần mà còn là tương lai mai sau

2.2.2 Nguyên nhân

a Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, áp lực học tập và công việc: Sinh viên ngày nay đối mặt với áp lực học tập

và các yêu cầu công việc ngày càng cao Việc phải hoàn thành các bài giảng, tham gia các

dự án, và chuẩn bị cho kỳ thi tạo ra một môi trường căng thẳng Nhu cầu giải trí trở thànhmột cách hiệu quả để giảm bớt stress và giữ cho tâm trí họ thoải mái

Khi nghiên cứu cụ thể, các chuyên gia nhận thấy, hơn 75% học sinh cấp 3 và sinh viên đại học không ngủ đủ 8 giờ/ ngày vào những đợt thi cuối kỳ, chuyển cấp Ngoài điểm số, nhiều bậc phụ huynh còn đặt nặng về việc con cái phải phát triển năng khiếu và

Ngày đăng: 25/11/2024, 10:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w