1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học kinh tế luật theo mô hình đào tạo tín chỉ đề xuất giải pháp

21 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Kinh tế Luật theo mô hình đào tạo tín chỉ - Đề xuất giải pháp và kiến nghị
Tác giả Nguyễn Thị Xuân Yến, Mai Nguyễn Ánh Ngọc, Vũ Trần Minh Ngọc, Nguyễn Lê Trường Thịnh, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phan Thanh Huyền Trân
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Lài
Trường học Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Kỹ năng làm việc theo nhóm
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 801,29 KB

Nội dung

1 | P a g eĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TIỂU LUẬN MÔN: KĨ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM Đề tài: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Trang 1

1 | P a g e

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN: KĨ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM

Đề tài:

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT THEO

MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TÍN CHỈ - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ

Trang 2

NHÓM: 6 ANH EM SIÊU NHÂN

“Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu thấu hiểu”

4 Nguyễn Lê Trường Thịnh K224091178

5 Nguyễn Thị Thùy Linh K225011870

6 Phan Thanh Huyền Trân K225011898

Trang 3

MỤC LỤC

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM THEO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

6

1.1.Lý luận về kỹ năng làm việc theo nhóm trong mô hình đào ta ̣o tín chỉ 6

1.2.Các thành phần cơ bản của kỹ năng làm việc theo nhóm 6

1.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm của

sinh viên trong đào tạo tín chỉ

9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT THEO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

11

2.1.Nhận thức của sinh viên Đại học Kinh tế - Luật về đặc điểm, tầm quan trọng

và sự cần thiết của kỹ năng làm việc theo nhóm trong đào tạo tín chỉ

11

2.2.Kết quả nghiên cứu về kỹ năng làm việc theo nhóm của sinh

viên Đại học Kinh tế - Luật trong đào ta ̣o tín chỉ

17

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIÊN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO KỸ

NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KINH TẾ LUẬT THEO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

20

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, các bạn sinh viên không còn quá xa lạ với khái niệm tín chỉ, đặc biệt là khi hầu hết các trường đại học đều có đang có xu hướng chuyển đổi mô hình truyền thống (mô hình đào tạo theo niên chế) sang mô hình tín chỉ Trường Đại học Kinh tế Luật với giá trị cốt lõi

“Thống nhất – Vượt trội – Tiên phong”, ngày 25/04/2011 Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Luật đã ban hành Quyết định 21/QĐ-ĐHKTL-ĐT&QLSV về Quy chế đào tạo Đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ Đây là một mô hình đào tạo tiên tiến, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính linh hoạt trong việc lựa chọn các khóa học, giúp cho sinh viên có nhiều sự

tự chủ và nâng cao tính tự học, chủ động sắp xếp thời gian, định hướng mục tiêu và lựa chọn khóa học phù hợp Điều này đòi hỏi cả người dạy và người học đều phải ở thế chủ động, có góc nhìn mới, thay đổi phương pháp dạy và học, tư duy sáng tạo hơn Từ một đối tượng bị động, chịu sự quản lý, phải học theo một chương trình rập khuôn, sinh viên đã có thể chủ động hơn trong quá trình học tập Họ thường xuyên tiếp xúc với các buổi thảo luận, các bài tập nhóm, bài thuyết trình nhóm hay các bài tiểu luận, trên lớp Chính vì vậy mà một trong những kĩ năng quan trọng, cần thiết mà sinh viên cần trau dồi, phát triển để phù hợp với mô hình học tập mới như hiện nay chính là kĩ năng làm việc nhóm

Nắm vững kĩ năng này giúp cho quá trình học tập của sinh viên trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn, nâng cao vốn kiến thức và kĩ năng xã hội, xây dựng được thêm nhiều mối quan hệ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Tuy nhiên không phải sinh viên nào cũng nắm vững và áp dụng dụng được kĩ năng này vào các buổi làm việc nhóm

Đây cũng là lí do chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường trường Đại học Kinh tế Luật theo mô hình đào tạo tín chỉ” giữa vô vàn những đề tài hấp dẫn khác lầm chủ đề cho bài tiểu luận lần này, qua đó nhằm phân tích và đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất ra những giải pháp và kiến nghị phần nào giúp cho sinh viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Kĩ năng làm việc nhóm ở sinh viên là một chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm, Đây

là một vấn đề được tìm hiểu và nghiên cứu rất phổ biến bởi chính các bạn sinh viên và cả những nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà tâm lí Không khó để bắt gặp đề tài này trên các mặt báo, bài nghiên cứu khoa học, bản khảo sát hay ở các bài tiểu luận, Một trong số đó có:

- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tâm lý học “KỸ NĂNG HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI” của Nguyễn Thị Thúy Vân;

- Đề tài nghiên cứu khoa học “VẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM CỦA KHOA KINH Ế - LUẬT” của nhóm sinh viên Lê Ngọc Hạnh, Đoàn Quốc Huy, Phan Nữ Quỳnh Mơ, Lã Văn Thọ;

- Tạp chí khoa học, trường Đại học Hồng Đức – số 17.2014 “THỰC TRẠNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC”;

Trang 5

Bên cạnh đó cũng đã có rất nhiều buổi tọa đàm, hội thảo đề cập đến vấn vấn đề này chẳng hạn như Tọa đàm "TÍCH HỢP, PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH QUA CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC" do Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN phối hợp với nhóm cộng tác viên là các giảng viên từ Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN tổ chức

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng về biểu hiện và mức độ kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật

3.2.Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Để có được một kết quả khảo sát đúng đắn, phù hợp với thực tế đề tài nhất thì khách thể nghiên cứu của bài tiểu luận lần này hướng đến các bạn sinh viên đến từ các khoa khác nhau thuộc trường Đại học Kinh tế Luật, một số giảng viên và cán bộ thuộc phòng Đào tạo trường Đại học Kinh tế - Luật Tập trung nghiên cứu về thực trạng và mức độ thực hiện các kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày và kỹ năng tự điều khiển, điều chỉnh hành vi, cảm xúc của mình khi học tập theo nhóm Xem xét một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên

4 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về lí luận, thực trạng về kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên trường Đại học Kinh tế Luật và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng đó Từ cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp rèn luyện, nâng cao kỹ năng học tập theo nhóm cho sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật

5 Câu hỏi nghiên cứu

1 Anh/ Chị có đã và đang tham gia vào nhóm học tập nào không?

2 Hiện tại Anh/ Chị đang tham gia bao nhiêu nhóm?

3 Tần suất hoạt động với nhóm bao nhiêu lần trên 1 tuần?

4 Anh/ Chị đạt được những lợi ích gì khi hoạt động nhóm?

5 Những khó khăn gặp phải khi hoạt động nhóm?

6 Làm việc nhóm có giúpgiúp nâng cao chất lượng học tập của Anh/ Chị không?

7 Anh/ Chị có đề xuất gì về biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nhóm

6 Phương pháp nghiên cứu

- Tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến của sinh viên tại các khoa trong trường về lợi ích, hiệu quả và khó khăn trong làm việc nhóm

- Phân tích dữ liệu khảo sát, từ kết quả thu được xác định các yểu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm

- Tổ chức thảo luận nhóm và phỏng vấn cá nhân về khó khăn, thách thức thường gặp trong quá trình làm việc nhóm để có nhìn nhận cụ thể hơn

- Sử dụng thống kê toán học, so sánh, phân tích kết quả nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thích hợp nâng cao hiệu quả làm làm việc nhóm

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM THEO MÔ HÌNH

ĐÀO TẠO TÍN CHỈ 1.1 Ly ́ luận về kỹ năng làm việc theo nhóm trong mô hình đào ta ̣o tín chỉ

1.1.1 Khái niệm kỹ năng làm việc nhóm

- Khái niệm "Kỹ năng làm việc nhóm" thường được đề cập để chỉ tập hợp các kỹ năng, khả

năng và hành vi cần thiết để thành công trong việc làm việc nhóm và đạt được mục tiêu chung của nhóm Khái niệm này nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng giao tiếp, tương tác và hợp tác hiệu quả trong một môi trường làm việc nhóm

- Kỹ năng làm việc nhóm trong luận văn có thể bao gồm các khía cạnh sau: giao tiếp, tương tác xã hội, hợp tác và phối hợp, quản lý xung đột và giải quyết vấn đề, lãnh đạo và định hướng

1.1.2 Đa ̀o ta ̣o tín chỉ theo tín chỉ và kỹ năng làm việc theo nhóm của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - luật theo mô hình đào tạo tín chỉ

Khái niệm đào tạo tín chỉ ?

- Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ Đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT định nghĩa phương thức đào tạo theo tín chỉ như sau:

Đào tạo theo tín chỉ:

a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;

b) Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;

c) Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo

Như vậy theo quy định trên đào tạo theo tín chỉ là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo

Khái niệm kỹ năng làm việc nhóm theo mô hình đào tạo tín chỉ?

1.1.3 Vai trò của kỹ năng làm việc nhóm trong mô hình đào tạo tín chỉ

1.2 Các thành phần cơ bản của kỹ năng làm việc theo nhóm

1.2.1 Kỹ năng xây dựng tinh thần nhóm

Ngoài các thành viên trong nhóm sở hữu kỹ năng làm việc nhóm tốt, việc xây dựng tinh thần nhóm là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành một đội nhóm đoàn kết và hiệu

quả.Tinh thần nhóm được xem là sức mạnh tiềm ẩn và cũng chính là nội lực của nhóm Nhóm hoạt động tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần nhóm Việc xây dựng tinh thần nhóm

Trang 7

phụ thuộc vào thủ lĩnh nhóm và sự đóng góp của các thành viên Tinh thần của nhóm cao sẽ giúp nhóm vượt qua những khó khăn và hướng đến thành công

Để tăng cường tinh thần làm việc nhóm và khuyến khích sự sáng tạo, các nhóm có thể sử dụng các phương pháp là công cụ như brainstorming, thảo luận đánh giá ý tưởng Ngoài ra, môi trường làm việc thoải mái, tôn trọng và khuyến khích sự đóng góp và phát triển của từng thành viên trong nhóm giúp tăng cường tinh thần làm việc nhóm và đạt hiệu quả cao nhất

1.2.2 Kỹ năng xác định mục tiêu

Mục tiêu chung là điểm quy tụ các thành viên và họ phải cùng chia sẻ trách nhiệm để đạt được điều đó Việc xác định mục tiêu chung sẽ giúp tất cả các thành viên trong nhóm tập trung hướng tới mục tiêu và làm việc cùng nhau để đạt được nó Mục tiêu chung càng rõ ràng thì các thành viên càng nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có sự liên kết trong nhóm chặt chẽ hơn Còn mục đích chung càng mơ hồ, không rõ thì việc nhóm sẽ trở nên rời rạc, dẫn đến mất đoàn kết hay nhiệm vụ chồng chéo lên nhau

Khi thiết lập mục tiêu, tất cả các thành viên trong nhóm cần cố gắng tham gia thiết lập mục tiêu vì mọi người đều có trách nhiệm đạt được mục tiêu đó nên cách tốt nhất là trưởng nhóm cùng với các thành viên thảo luận, xây dựng mục tiêu chung Lưu ý rằng mục tiêu nhóm phải hợp lý, thống nhất, khả thi và càng rõ ràng càng tốt Việc theo dõi hiệu suất làm việc của các thành viên có thể giúp điều chỉnh mục tiêu một cách linh hoạt và hoàn thiện hơn

1.2.3 Kỹ năng tổ chức công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm công việc

Việc tổ chức công việc và lên kế hoạch cụ thể là một trong những bước quan trọng để nhóm đạt được mục tiêu Sau khi xác định được mục tiêu chung, trưởng nhóm cần phân chia công việc cho từng thành viên trong nhóm Điều này sẽ giúp mỗi người biết rõ nhiệm vụ của mình và làm việc hiệu quả hơn và công việc được phân chia cần đồng đều để không có thành viên cảm thấy bị bất công

Sau khi phân chia công việc, trưởng nhóm sẽ thiết lập kế hoạch làm việc cho nhóm Kế hoạch này nên bao gồm các mục tiêu cụ thể, thời gian hoàn thành và các bước thực hiện để đạt được mục tiêu Trong đó, mỗi thành viên trong nhóm không những phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đối với vấn đề và yêu cầu công việc mà nhóm được giao mà còn cần tương tác với công việc của các thành viên khác trong nhóm Việc phân chia, tổ chức công việc cần tạo nên sự phối hợp trong công việc của các thành viên trong nhóm

Trang 8

1.2.4 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong nhóm:

Mâu thuẫn luôn tồn tại trong quá trình sống, quá trình làm việc, quá trình hoạt động nhóm

Ở dạng đơn giản của mâu thuẫn thì đó là những sự khác biệt chưa được giải quyết Ở những dạng phức tạp thì mâu thuẫn có thể biến thành xung đột Xung đột là sự va chạm của những xu hướng đối lập mâu thuẫn nảy sinh trong bản thân cá nhân, trong mối quan hệ liên nhân cách hay liên nhóm kèm theo những chấn động về mặt tình cảm

Khi làm việc nhóm, việc xảy ra xung đột là điều khó tránh khỏi Vì thế, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong nhóm là vô cùng quan trọng Các vấn đề trên đòi hỏi kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, có tư duy phản biện, xác định vấn đề, lập luận lôgic, sự uyển chuyển và khéo léo trong giao tiếp, khả năng thương lượng và giải quyết vấn đề

1.2.5 Kỹ năng trợ giúp và chia sẻ

Các thành viên cần có tinh thần cởi mở, sẵn sàng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm Sự hỗ trợ và chia sẻ không những giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhóm mà còn giúp cho quá trình đạt được mục tiêu chung trở nên thuận lợi hơn, thế mạnh trong khả năng và trình độ của các thành viên sẽ được phát huy và điểm yếu của mỗi

cá nhân sẽ được khắc phục

Nhóm cũng là nơi để các thành viên có thể chia sẻ, thông cảm và khích lệ, tạo động lực cho nhau Việc này tạo nên môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự phát triển và xây dựng tinh thần nhóm

1.2.6 Kỹ năng tổ chức cuộc họp nhóm

Cuộc họp nhóm là cách tốt nhất để các thành viên và trưởng nhóm đưa ra ý kiến nhằm bàn bạc, giải quyết một vấn đề, xác định mục tiêu và phân công công việc hay đánh giá về hiệu quả của nhóm

Việc tổ chức cuộc họp nhóm bao gồm: xác định mục tiêu và lên kế hoạch cuộc họp trước, chỉ định người điều hành cuộc họp, tạo không khí cuộc họp thoải mái, thực hiện cuộc họp với sự lãnh đạo, ghi chép và theo dõi tiến độ đánh giá phản hồi sau cuộc họp để cải thiện hơn trong tương lai Cuộc họp nhóm cần sự tham gia của đầy đủ các thành viên trong nhóm để đảm bảo mọi người đều đóng góp ý kiến trong đó

1.2.7 Kỹ năng phối hợp

Một nhóm làm việc hiệu quả là nhóm có sự phối hợp chặt chẽ, tăng cường sự tham gia của các thành viên trong nhóm Nhóm phối hợp tốt sẽ phát huy được tối đa khả năng của các thành viên để đạt đến mục tiêu chung của nhóm

Trang 9

Kỹ năng phối hợp trong làm việc nhóm bao gồm giao tiếp, tôn trọng, chia sẻ thông tin, quản

lý xung đột, quản lý thời gian, tích cực hợp tác, và đánh giá phản hồi để đạt được mục tiêu chung

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trong đào tạo tín chỉ

1.3.1 Yếu tố chủ quan (Nhận thứ c của sinh viên về sự cần thiết của kỹ năng ho ̣c tập theo nhó m trong đào ta ̣o tín chỉ, động cơ ho ̣c tập, tính chủ động tự giác của sinh viên)

Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng và lợi ích của kỹ năng làm việc nhóm:

 -ĐỘNG CƠ VÀ LỢI ÍCH:

- Sinh viên luôn hướng đến một kết quả tốt nhất:

Sinh viên có thể nhận thấy rằng làm việc nhóm có thể dẫn đến kết quả tốt hơn so với làm việc đơn lẻ Khi các thành viên cùng hợp tác, chia sẻ trách nhiệm và kỹ năng, công việc có thể

được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả

- Sinh viên nhận thức được làm việc nhóm giúp phát triển kỹ năng xã hội:

+ Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe:

Trong quá trình làm việc nhóm, sinh viên phải thường xuyên trình bày ý kiến của bản thân, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời lắng nghe và thấu hiểu đồng cảm với những quan điểm của các thành viên khác Từ đó giúp sinh viên rèn luyện khả năng trình bày tư tưởng, khả năng giao tiếp của bản thân

+ Kỹ năng hợp tác, đoàn kết và chia sẻ trách nhiệm:

Có được kỹ năng làm việc nhóm, sinh viên dễ dàng hoàn thành tốt công việc được giao bằng cách làm cùng nhau, cùng nhau lên ý tưởng, cùng nhau giải quyết những mâu thuẫn, những khó khăn và cùng nhau khắc phục những khó khăn ấy để cho ra thành quả Đồng thời sự phân công công việc sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân vì một mục tiêu chung

+ Kỹ năng làm việc nhóm giúp sinh viên tiếp cận kiến thức và mở rộng mạng lưới quan hệ:

Nhu cầu cấp thiết của sinh viên xuyên suốt những năm đại học là mở rộng kiến thức Sinh viên tiếp thu kiến thức thông qua các hình thức khác nhau như qua bài giảng, giáo trình, từ giảng viên,,,, trong số đó sinh viên còn học hỏi những thông tin hữu ích thông qua đồng đội trong nhóm Tư duy và thế giới quan mỗi người khác nhau, nguồn thông tin mà các bạn tìm kiếm cũng khác nhau vì vậy nên việc làm việc nhóm sẽ giúp các bạn học hỏi lẫn nhau những kiến thức, quan điểm mới mà chưa chắc đã có trong sách vở Từ đó hình thành một mối liên kết giữa các thành viên, khiến mọi người xích lại gần nhau hơn, hình thành những mối quan

hệ mới hỗ trợ cho các bạn trên con đường tương lai sau này

Trang 10

Ý MUỐN CÁ NHÂN:

- Nhận thức về sự tồn tại lâu đời của việc làm việc nhóm:

Sinh viên ý thức được rằng kỹ năng làm việc nhóm đã hình thành trong mỗi cá nhân từ rất lâu,

từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, làm việc nhóm đã trở thành một phần không thể thiếu trong tất cả các hoạt động trong trường học hay cuộc sống thường nhật Vì thế khi lên đại học, làm việc nhóm đã không quá xa lạ với chúng ta, kỹ năng làm việc nhóm trở thành thiết yếu đối với mỗi sinh viên

- Sự chủ động và ý thức tự giác của sinh viên:

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt về điểm số và cơ hội việc làm, sinh viên luôn chủ động bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của bản thân sau này, từ đó hình thành nên ý thức tự giác, tích cực rèn luyện của mỗi sinh viên

1.3.2 Yếu tố khách quan (Giáo du ̣c gia đình, phương pháp giảng da ̣y của giảng viên, tổ chứ c đào ta ̣o của nhà trường, cơ sở vật chất phu ̣c vu ̣ ho ̣c tập)

● Giáo dục từ gia đình:

- Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên:

Giao cho từng thành viên gia đình một nhiệm vụ cụ thể và giúp đỡ họ hoàn thành công việc Việc này không chỉ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm mà còn phát triển trách nhiệm và sự đồng lòng trong gia đình

- Tổ chức các hoạt động gia đình:

Tổ chức các buổi họp gia đình thường xuyên để các thành viên trong gia đình đóng góp ý kiến, thảo luận giải quyết các vấn đề chung Ngoài ra, tham gia các hoạt động đội nhóm cho gia đình, các dự án gia đình tổ chức tại địa phương thúc đẩy hình thành kỹ năng làm việc nhóm

- Gia đình là môi trường ủng hộ:

Gia đình là nơi mà mỗi sinh viên tự do thoải mái bày tỏ quan điểm cá nhân, đặt câu hỏi và hợp tác Là môi trường giáo dục cho sinh viên sự chia sẻ, sự đồng lòng, cách xây dựng lòng tin, đó là những yêu cầu cơ bản để hình thành kỹ năng làm việc nhóm

● Giáo dục từ nhà trường

- Phương pháp giảng dạy của giảng viên:

Mỗi giảng viên trong nhà trường sẽ có những phương pháp giảng dạy khác nhau, nhưng hầu hết các môn học ở đại học đều bao gồm những bài tập nhóm, bài thuyết trình, bài tiểu luận mà

ở đó kỹ năng làm việc nhóm trở thành điều bắt buộc phải có ở mỗi sinh viên

- Chương trình đào tạo của nhà trường:

Hiện nay trong một số trường đại học có những môn học đào tạo chuyên sâu cho sinh viên về

kỹ năng làm việc nhóm, điều này đã giúp cho sinh viên có cơ hội hiểu rõ hơn về kỹ năng này

và có phương pháp trau dồi và rèn luyện nhiều hơn

Ví dụ : Môn “Kỹ năng làm việc nhóm” trường Đại học Kinh tế - Luật

- Hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ:

Ngày đăng: 26/04/2024, 05:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w