1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn kinh doanh quốc tế Đề tài phân tích cán cân thương mại của việt nam giai Đoạn 2013 2023

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Cán Cân Thương Mại Của Việt Nam Giai Đoạn 2013 -2023
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Trâm, Huỳnh Tường Vy, Tăng Khánh Vy, Nguyễn Thị Mỹ Ý
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Bích Phượng
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài: Cân đối thương mại là sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu so với giá trị hàng hóa và dịch vụ được nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 -2023

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích Phượng Ngành: Quản trị kinh doanh

Lớp: DH21IB02 Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mỹ Trâm - 2154011018

Huỳnh Tường Vy - 2154011142 Tăng Khánh Vy - 2154011172 Nguyễn Thị Mỹ Ý - 2154011211

TP.Hồ Chí Minh , tháng 04 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 3

1 Tên đề tài: 3

2 Lý do chọn đề tài: 3

3 Mục tiêu nghiên cứu: 3

4 Đối tượng nghiên cứu: 4

5 Phạm vi nghiên cứu: 4

6 Phương pháp nghiên cứu: 4

B NỘI DUNG 4

Chương 1: Giới thiệu về cán cân thương mại và vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế quốc gia 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Các thành phần 5

1.3 Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế của quốc gia 5

Chương 2: Cán cân thương mại của việt nam giai đoạn 2013-2023 6

2.1 Tình hình chung giai đoạn 2013-2023 6

2.1.1 Xuất nhập khẩu: 6

2.1.2 Cán cân thương mại 7

2.2 Cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2013-2023 8

2.2.1 Theo ngành hàng chủ yếu 8

2.2.2 Theo nhóm sản phẩm chủ yếu 9

2.2.3 Theo khu vực kinh tế 10

2.2.4 Theo các khối kinh tế 11

2.2.5 Theo các quốc gia 11

2.3 Cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 2013-2023 12

2.3.1 Theo ngành chủ yếu 12

2.3.2 Theo nhóm sản phẩm chủ yếu 13

2.3.3 Theo khu vực 14

2.3.4 Theo khối kinh tế 15

2.3.5 Theo các quốc gia 16

C KẾT LUẬN 17

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Tên đề tài:

Phân tích cán cân thương mại (trade balance) của Việt Nam giai đoạn 2013-2023

2 Lý do chọn đề tài:

Cân đối thương mại là sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu so với giá trị hàng hóa và dịch vụ được nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định Nó thể hiện mối quan hệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu của một quốc gia Nếu giá trị xuất khẩu vượt qua giá trị nhập khẩu, thì cân đối thương mại được xem là có

dư thặng; ngược lại, nếu giá trị nhập khẩu vượt qua giá trị xuất khẩu, thì cân đối thương mại được xem là có thâm hụt

Trong bối cảnh các biến động tài chính đang gây ra những tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của chúng ta cũng không phải ngoại lệ Trong vài năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những biến đổi trong tình hình kinh tế, bao gồm ảnh hưởng

từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự gia tăng của lạm phát, và tình trạng tăng trưởng không ổn định Do đó, tình trạng thâm hụt trong cân đối thương mại ngày càng trở nên nghiêm trọng và đã trải qua những sự biến đổi qua các năm

Từ nhận thức về tầm quan trọng của cân đối thương mại đối với nền kinh tế Việt Nam, chúng em mong muốn tìm hiểu về sự thay đổi của cân đối thương mại qua các năm và tác động của nó đến thị trường trong nước và quốc tế Vì vậy, nhóm chúng em đã quyết định nghiên cứu đề tài "Phân tích cân đối thương mại của Việt Nam giai đoạn 2013 -2023"

3 Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu chung: Phân tích cán cân thương mại giai đoạn 2013-2023

- Mục tiêu cụ thể:

+ Xác định được các cơ cấu như nhập khẩu và xuất khẩu qua các năm có sự biến động như thế nào

+ Đánh giá thực trạng cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn từ 2013-2023 + Đánh giá được vai trò của cán cân thương mại trong nền kinh tế của quốc gia

Trang 4

4 Đối tượng nghiên cứu: Cán cân thương mại, cơ cấu xuất khẩu và cơ cấu nhập khẩu

của Việt Nam giai đoạn 2013-2023

5 Phạm vi nghiên cứu:

● Không gian: Phạm vi trong khu vực Việt Nam

● Thời gian: Từ 2013-2023

● Nội dung: Từ các khái niệm cán cân thương mại biết được về xuất khẩu

và nhập khẩu

6 Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập số liệu từ các tài liệu liên quan

- Sử dụng các mô hình để thống kê

- Kết hợp các mô hình phân tích, so sánh các số liệu từ các năm khác nhau

B NỘI DUNG

Chương 1: Giới thiệu về cán cân thương mại và vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế quốc gia

1.1 Khái niệm

Cán cân thương mại (Balance of Trade) là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế Để hiểu một cách khái quát về cán cân thương mại thì nó ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu, nhập khẩu của một nước trong một thời kỳ nhất định và mức độ chênh lệch giữa chúng

Nếu:

Xuất khẩu > Nhập khẩu: Thặng dư thương mại

Xuất khẩu < Nhập khẩu: Thâm hụt thương mại

Xuất khẩu = Nhập khẩu: Cân bằng thương mại

*Thâm hụt thương mại (Trade deficit): trạng thái cho thấy tổng trị giá xuất khẩu thấp hơn tổng trị giá nhập khẩu của một nước.

*Thặng dư thương mại (Trade surplus): trạng thái thể hiện tổng trị giá xuất khẩu lớn hơn

tổng trị giá nhập khẩu của một nước

Trang 5

1.2 Các thành phần

- Xuất khẩu (Exports): Hành động bán hàng hóa hoặc sản phẩm từ một nước cho

những quốc gia khác

- Nhập khẩu (Imports or global sourcing ): Hành động mua hàng hóa hoặc sản phẩm

từ nước ngoài đưa vào tiêu dùng tại thị trường nội địa của một nước hoặc nước thứ ba

1.3 Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế của quốc gia

Cán cân thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và định hình tình hình xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam Bằng cách xác định sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu so với nhập khẩu, chính phủ có thể áp dụng các chính sách linh hoạt và hiệu quả nhằm điều chỉnh và cải thiện tình trạng thương mại quốc gia

Nó cũng là động lực đưa ra các biện pháp cải thiện các mặt khác như xã hội, đời sống, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bằng cách tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, chính phủ có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Cán cân thương mại cung cấp thông tin quan trọng cho chính phủ về khả năng cạnh tranh của các hàng hóa và dịch vụ Nhờ vào việc phân tích cơ cấu thương mại, chính phủ có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ để tăng sản xuất các mặt hàng có tính cạnh tranh cao và giảm thiểu các mặt hàng kém cạnh tranh

Cuối cùng, cán cân thương mại cũng là yếu tố quyết định đến vị thế của quốc gia trên thị trường quốc tế và ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô Thông qua việc phân tích các chỉ số chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, chính phủ có thể nhận biết được mức độ phát triển của quốc gia, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo ra chiến lược đầu tư phù hợp nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế

Chương 2: Cán cân thương mại của việt nam giai đoạn 2013-2023

2.1 Tình hình chung: giai đoạn 2013-2023

Trang 6

2.1.1 Xuất nhập khẩu:

Trong giai đoạn 2013- 2023, tổng giá trị xuất khẩu tương đương 4.767 tỷ USD các ngành hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thủy sản, hàng nông sản, hàng CN nhẹ Bên cạnh đó, nước ta cũng nhập khẩu các máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng từ các nước phát triển thuộc Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Việc nhập khẩu giúp được một phần tài lực và vật lực để sản xuất hàng hóa tại Việt Nam Cùng đó, nhập khẩu các máy móc cũng giúp cho nước ta tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao công nghệ tại các công ty, tập đoàn trong nước để có thể góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng tốt và hoàn thiện hơn

Năm 2017, tổng trị giá XNK đã đạt 425,12 tỷ USD, tăng 12,5% (khoảng 752 tỷ USD) so với năm 2016 Trong đó, trị giá hàng xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, tăng 12,2% và hàng nhập khẩu đạt 211,10 tỷ USD, tăng 12,1% Đây là một mức tăng trưởng ấn tượng khi Việt Nam đã tận dụng rất tốt các nguồn lực để mở rộng xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn 2016 - 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 281,5 tỷ USD vào năm

2020, Việt Nam trở thành nước có số lượng xuất nhập khẩu cao trong khu vực Đông Nam Á Xuất khẩu là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Cán cân thương mại hàng hóa đã có thặng dư, năm sau cao hơn năm trước

Trang 7

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2021 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2021 đạt 668,6 tỷ USD Trong đó, xuất khẩu đạt 336,3 tỷ USD và nhập khẩu đạt 332,3 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước

là 730,2 tỷ USD, tăng 10,9%, tương ứng tăng 61,6 tỷ USD so với năm 2021

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, ở giai đoạn 2013 - 2023 tốc

độ tăng trưởng xuất nhập khẩu nói chung và tăng trưởng của xuất nhập khẩu nói riêng luôn ở mức rất cao và đều đặn

=> Nhìn chung, giai đoạn 2013-2023, hoạt động xuất nhập khẩu trong cả nước luôn đạt mức tăng trưởng cao và đều đặn qua các năm Trong giai đoạn này, cơ cấu hàng xuất khẩu đã đảm bảo đúng mục tiêu đề ra của Nhà nước, đồng thời định hướng vững chắc đến năm 2030

2.1.2 Cán cân thương mại

Trải qua giai đoạn từ 2013 đến 2023, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam phản ánh sự phát triển và đa dạng hóa trong nền kinh tế quốc gia này Với sự tăng trưởng ấn tượng, điện thoại và linh kiện điện tử nổi lên như là "ngôi sao sáng" của thương mại quốc tế, chiếm đầu bảng với giá trị xuất khẩu lên đến 4758 tỉ USD Cùng với

đó, linh kiện điện tử và tivi, linh kiện máy tính, hàng dệt may, máy móc, thiết bị

và dụng cụ phụ tùng khác cũng đóng góp đáng kể vào cơ cấu xuất khẩu của đất nước

Mặc dù hàng hóa công nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng xuất khẩu, nhưng với con số lên đến 1556 tỉ USD, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam Các nhóm hàng khác như hàng thô, mới sơ chế và hàng hóa khác cũng đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu này

Vị thế địa lý có vai trò quan trọng trong việc xác định khu vực mà Việt Nam tập trung xuất khẩu Châu Á vẫn là điểm đến hàng đầu với giá trị xuất khẩu lên tới

1158 tỉ USD, trong khi Châu Mỹ và Châu Âu cũng đóng góp một phần quan trọng vào cơ cấu này

Trên cơ sở khối kinh tế, APEC và EU đã nổi bật là các thị trường mà Việt Nam tập trung xuất khẩu nhiều nhất, với giá trị lần lượt là 1133 tỉ USD và 772 tỉ USD Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các quốc gia đối tác Hoa

Kỳ là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất, với con số lên đến 654,08 tỉ USD, tiếp theo là Nhật Bản với 205,39 tỉ USD

Trong khi đó, trong lĩnh vực nhập khẩu, Việt Nam đã phải nhận vào lượng tư liệu sản xuất lớn nhất, với giá trị đạt 1442 tỉ USD

Trang 8

Theo nhóm hàng chủ yếu, hàng hóa thuộc ngành công nghiệp chế tạo cũng tăng nhanh với con số 1516 tỉ USD

Theo khu vực kinh tế thì Châu Á vẫn là nơi Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất, sau

đó là Châu Mỹ và Châu Âu Đối với các khối kinh tế, APEC đứng đầu với tỉ số

1328 tỉ USD Trung Quốc và Hàn Quốc đứng đầu trong danh sách các quốc gia cung cấp hàng hóa cho Việt Nam, với giá trị nhập khẩu cao nhất lần lượt là 801,53 tỉ USD và 451,33 tỉ USD

Trong năm 2021, cán cân thương mại của Việt Nam đã ghi nhận một sự giảm sút đáng kể, chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Điều này đã đặt ra nhiều thách thức và đe dọa đến sự ổn định kinh tế của đất nước

Một trong những yếu tố chính là giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của đại dịch đến chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam, như nhiều quốc gia khác, đã phải đối mặt với

sự gián đoạn trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, dẫn đến sự giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu Cùng với đó, lượng nhập khẩu cũng giảm do nhu cầu tiêu thụ giảm đi trong nước và cả nhu cầu nhập khẩu

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn, cũng có những biện pháp hỗ trợ và cải thiện

từ chính phủ nhằm cân bằng cán cân thương mại Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích sản xuất hàng hóa nội địa, và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp nội địa là một số biện pháp được triển khai

Ngoài ra, việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do với các đối tác thương mại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất khẩu và cân bằng cán cân thương mại

Tóm lại, mặc dù cán cân thương mại của Việt Nam đã gặp phải những thách thức lớn trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng nhờ vào các biện pháp hỗ trợ và cải thiện, cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các thỏa thuận thương mại tự do, Việt Nam vẫn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi cân bằng thương mại trong tương lai

2.2 Cơ cấu xuất khẩu: giai đoạn 2013-2023

2.2.1 Theo ngành hàng chủ yếu

Trang 9

*Nhận xét: Nhìn chung trong 10 năm qua, giai đoạn từ năm 2013- 2023 của ngành xuất

khẩu thì có thể thấy đứng thứ nhất là ngành điện thoại các loại và các linh kiện, đứng vị trí thứ 2 là ngành Linh kiện điện tử và tivi, linh kiện máy tính và máy tính Các ngành hàng như nông sản và NSCB, hàng thủy sản có giá trị rất nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu Theo như bảng số liệu của Tổng cục thống kê và Tổng Cục Hải Quan, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu 2013 - 2023 đang chuyển dần từ hàng CN nhẹ sang Hàng CN nặng Tổng giá trị Xuất khẩu của Hàng công nghiệp nặng trong giai đoạn này là hơn 1 nghìn tỷ USD

Có thể thấy, xuất khẩu hàng hóa có sự chuyển biến khá nhiều, thể hiện rõ rệt qua sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang dần chuyển đổi xuất khẩu sang các ngành công nghiệp có giá trị cao hơn và dần đang thay đổi về nhóm ngành xuất khẩu chủ yếu Đây là cơ sở quan trọng Nhóm hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 80% Tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm trên 10% và một số ngành khác chiếm hơn 1% tổng kim ngạch xuất khẩu Vào giai đoạn năm 2019 và

2021, Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng từ Covid-19 nên tình hình xuất khẩu giảm so với các năm trước Cụ thể, tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn

2019 và 2020 đạt lần lượt là 8,58% và 6,36% Không chỉ thế đến năm 2021, tình hình xuất khẩu tăng, Việt Nam bắt đầu hồi phục và tăng trưởng, đạt 19,5% so với năm trước Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu Việt Nam năm 2021 có sự tiến bộ vượt bật, có sự tăng trưởng xuất khẩu nhờ vào các doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế Cùng với việc phòng, chống dịch hiệu quả người tiêu dùng bắt đầu tăng trở lại đã thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam tăng vì thế đó cũng chính là lý do trong giai đoạn từ 2013- 2023 có chuyển đổi cơ cấu ngành

Tuy rằng, khi xem xét các dữ liệu kinh tế và tài chính liên quan đến Việt Nam, ta thường thấy rằng chúng dựa chủ yếu vào các thông tin về các quốc gia đã đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế Việt Nam Điều này dẫn đến một hiện tượng mà các con số thống kê thường

Trang 10

chỉ phản ánh một phần nào đó của thực tế kinh tế của đất nước Bởi vì những dữ liệu này thường chỉ bao gồm những góc nhìn từ các nhà đầu tư nước ngoài, mà không phản ánh đầy đủ sự đa dạng và sự phức tạp của cả thị trường và nền kinh tế nội địa của Việt Nam

Các số liệu về cán cân thương mại của Việt Nam thường chỉ là phản ánh của mặt hàng

mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất trong nước và xuất khẩu

từ Việt Nam Điều này có nghĩa là mặc dù xuất khẩu và nhập khẩu được ghi nhận bởi Việt Nam, thực tế các hoạt động này thường được thực hiện bởi các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong nước, và do đó các số liệu có thể chỉ là một phần của hình ảnh thực

tế về thương mại của Việt Nam

Các doanh nghiệp FDI thường có mối liên kết chặt chẽ với các công ty mẹ hoặc các nhà máy tại quốc gia họ đến từ Vì vậy, sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam thường là kết quả của quá trình sản xuất và lắp ráp được thực hiện bởi các công ty FDI, thậm chí có thể là các thành phần nhập khẩu từ quốc gia khác rồi được lắp ráp tại Việt Nam

Do đó, khi phân tích cán cân thương mại của Việt Nam, cần phải xem xét sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI, và nhận thức rằng các số liệu có thể không hoàn toàn phản ánh năng lực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam mà thay vào đó là sự kết hợp giữa nỗ lực sản xuất của các doanh nghiệp FDI và cơ sở hạ tầng sản xuất có sẵn trong nước

2.2.2 Theo nhóm sản phẩm chủ yếu

*Nhận xét: Về cơ cấu xuất khẩu của nhóm hàng chủ yếu, cho thấy Hàng hóa thuộc

ngành công nghiệp vẫn chiếm vị trí đầu tiên với tổng giá trị xuất khẩu trong 10 năm là hơn 1,5 nghìn tỷ USD chiếm gần như 80% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam Đứng vị trí thứ 2 là Hàng thô, mới sơ chế, hàng hóa chỉ với 285 triệu USD Các nhóm mặt hàng còn lại chiếm giá trị rất ít Có thể thấy, Chuyển dịch cơ cấu nhóm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2023 đang phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2013 - 2023,

định hướng đến năm 2030 và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày đăng: 24/11/2024, 21:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w