1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý luận của chủ nghĩa mác – lênin về vai trò của người lao Động trong lực lượng sản xuất, liên hệ với thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Ở việt nam hiện nay

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất, liên hệ với thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Ngọc Nhi, Huỳnh Ngọc Thúy Vân
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thúy Cường
Trường học Đại học Gia Định
Chuyên ngành Triết học Mác-Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 55,64 KB

Nội dung

Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất, liên hệ với thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

-* -TIỂU LUẬN : LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, LIÊN HỆ VỚI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN NGỌC NHI - 23050355

HUỲNH NGỌC THÚY VÂN – 23050285

HCM, 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

-* -TIỂU LUẬN : Lý luận của chủ nghĩa mác – lênin về vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất, liên hệ với thực trạng phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao ở việt nam hiện nay

GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY CƯỜNG

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN NGỌC NHI - 23050355

HUỲNH NGỌC THÚY VÂN – 23050285

LỚP: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

HCM, 2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Phương pháp nghiên cứu 5

4 Ý nghĩ thực tiễn 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 6

1.1 Lực lượng sản xuất và các yếu tố cấu thành 6

1.2 Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất 7

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 10

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

2.1 Vị trí của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội 10

2.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 10

2.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực 10

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay 11

2.3 Nguyên nhân 12

2.4 Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta 13

2.5 Liên hệ bản thân 14

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển không ngừng dẫn đến sự tiến bộ về vật chất và tinh thần Các ngành nghề liền tục bị biến đổi đế đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Người lao động vẫn là nhân tố có một vai trò cố định trong lực lượng sản xuất Lao động góp phần giúp xã hội bước sang một giai đoạn mới Khi giai đoạn cũ chạm mốc giai đoạn mới cũng là một sự thay đổi lớn toàn diện của đất nước

Người lao động là cốt lõi, chỉ cần có cái cốt lõi này thì xã hội luôn luôn tồn tại và phát triển Người lao động nói chung và từng người lao động trong từng ngành nghề nói riêng đã tạo nên một sức mạnh vĩ đại mang tính lịch sử Có thể là người nông dân,

có thể là một công nhân, ngư dân… đều được hình thành bởi nhu cầu của con người Hơn nữa, sự cố gắng, bền bỉ đã tạo ra một của cải rất lớn cho toàn xã hội Vô hình chung, thúc đẩy một đất nước lạc hậu như nước ta lên một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất, liên hệ với thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài tiểu luận sẽ phân tích ,làm rõ các khái niệm về “Khái niệm lực lượng sản xuất”,” Các nhân tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất”,”Mối quan hệ giữa nhân tố lao động và lực lượng sản xuất” , ” Vai trò của nhân tố lao động trong lực lượng sản xuất” , ”

Những yêu cầu cơ bản của người lao động trong lực lượng sản xuất” , ” Những yếu tố tác động đến người lao động trong xây dựng lực lượng sản xuất” theo chủ nghĩa Mác Lê nin từ đó rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất.Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất ra một số

Trang 5

giải pháp góp phần nâng cao và hoàn thiện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng quan điểm duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức, sản xuất, lực lượng sản xuất, vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất Trong quá trình nghiên cứu và làm bài thì có sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp tư duy logic và phương pháp so sánh

4 Ý nghĩ thực tiễn

Về lý luận: Tiểu luận làm rõ hơn về một số vấn đề quan điểm của người lao động

trong nước ta hiện nay và đưa ra các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Về thực tiễn: Tiểu luận có thể đưa ra những cách thức, phương pháp, vai trò,

chức năng, biện pháp, thực trạng đóng góp vào quá trình xây dựng và tìm hiểu về mảng nội dung này, hơn nữa có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ được một

số yêu cầu nhất định của mọi người

Trang 6

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 1.1 Lực lượng sản xuất và các yếu tố cấu thành

Lực lượng sản xuất: là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ

mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện trình động chinh phục tự nhiên của con người Trong quá trình sản xuất trong đời sống xã hội, con người chinh phục giới tự nhiên bằng tổng hợp tất cả các sức mạnh hiện thực của mình Sức mạnh đó được triết học duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm “lực lượng sản xuất”

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với giới tự nhiên Trình

độ của lực lượng sản xuất, thể hiện trình độ trinh phục tự nhiên của loài người trong quá trình tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại

và phát triển của loài người

Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất:

Người lao động: Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là

công nhân, người lao động Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất

ra của cải vật chất Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người ngày càng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của lao động ngày càng cao Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò chính yếu

Tư liệu sản xuất bao gồm:

Đối tượng lao động

Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với

Trang 7

mục đích sử dụng của con người Có thể phân loại đối tượng lao động như sau: Đối tượng lao động là các loại, các phần đã có sẵn ở thế giới tự nhiên (gỗ trong rừng, khoáng sản dưới đất, cá tôm dưới biển, ) và việc duy nhất con người phái tác động đó là tách các đối tượng này ra khỏi chủ thế tự nhiên Nói đến đây, chúng ta có thể hình dung ra phân loại thứ nhất về đối tượng lao động này thường được sử dụng ở các ngành công nghiệp là chính, như công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến hải sản,

Đối tượng lao động là các loại, các thành phần đã trải qua quá trình tác động của con người, và chúng lại được sử dụng làm đối tượng lao động một lần nữa Chẳng hạn như: vải để may mặc, sắt thép để chế tác máy móc, hay chúng còn được gọi là nguyên vật liệu

Khi nói đến nguyên liệu chính là đối tượng lao động, nó có thể đúng, tuy nhiên không mang tính tuyệt đối Bởi vì có thể đối tượng lao động là mọi nguyên liệu, nhưng chưa chắc mọi nguyên liệu đã là đối tượng lao động Và đôi khi đối tượng lao động cũng không hoàn toàn là từ các loại vật phẩm thuộc về thế giới tự nhiên Vậy nó được xem là đối tượng lao động khi nào? Đó là khi con người hướng

sự lao động của họ vào nó, tác động và làm thay đổi nó

Tư liệu lao động

Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào

đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người

1.2 Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất

Trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quan trọng Mối quan hệ giữa người lao động và công cụ lao động, người lao động nắm giữ trong tay công cụ lao động Sáng tạo và phát minh những công cụ lao động mới phù hợp với thời đại Để đạt được đến trình độ như ngày nay, con người từng bước hoàn

Trang 8

thiện, tiếp thu, kế thừa những tinh hoa lâu đời, phát minh được rất nhiều công cụ lao động Luôn nắm vai trò chủ đạo trong lực lượng sản xuất, công cụ lao động chỉ là những vật mà chính bộ não con người phát minh ra Suy cho cùng, công cụ lao động chỉ phục vụ người lao động, cần hay không cần đều do người lao động quyết định Vốn dĩ, công cụ lao động ngày càng hiện đại, tinh vi, chủ yếu là để hỗ trợ và phục vụ cho con người Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò của chúng Song, công cụ lao động vẫn chỉ là nhân tố thứ yếu trong lực lượng sản xuất

Người lao động là nhân tố phát triển của lực lượng sản xuất Quay trở về giai đoạn lịch sử khi con người mới biết phát minh ra những chiếc rìu đá, gậy gộc Đó chính là bước tiến quan trọng trong quá trình chinh phục tự nhiên của con người Dần dần trải qua các giai đoạn lịch sử, xã hội loài người ngày càng trở nên tiến bộ và phát triển, các giai tầng cũng vì thế mới ra đời và phân hóa Người lao động có ở trên tất cả những lĩnh vực Nhu cầu về những thứ tất yếu ngày càng tăng, thúc đẩy họ vận dụng trí thông minh của mình, luôn tìm tòi, học hỏi Chính vì vậy, xã hội liên tục phát triển,

để đạt được tới ngày nay, không thể kể hết được sự lớn lao của người lao động Các Mác đã nhận ra được điều này và đã từng khẳng định: “ Tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp” Câu nói này càng khẳng định hơn vai trò của con người, của người lao động trong suốt quá trình hình thành và phát triển

Người lao động thử nghiệm, thực hành để hình thành một lực lượng sản xuất mới Những thứ được sử dụng trong đời sống không phải là cứ phát minh rồi sản xuất

là có thể sử dụng Các nhà khoa học và nhà nghiên cứu, họ phải thực hiện bao nhiêu thí nghiệm vào thực tiễn để kiểm chứng rõ ràng thì mới được đưa vào cuộc sống con người Người lao động cũng vậy, họ cũng như “chuột bạch” để thí nghiệm Vì là người tiếp xúc với những cái đổi mới đầu tiên, họ sẽ là người hiểu rõ được rằng xã hội

Trang 9

có cần điều này không Họ chính là nhà phê bình, bài kiểm tra cuối cùng phải thông qua Đảm bảo rằng lực lượng sản xuất mới tiến bộ, tiên tiến, giúp đất nước phát triển

Trang 10

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Vị trí của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội

2.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nhân lực là nguồn lực xuất phát từ trong chính bản thân của từng cá nhân con người Nhân lực bao gồm thể lực và trí lực Nguồn lực này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của con người Khi nguồn lực này đủ lớn, nó sẽ đáp ứng các điều kiện để con người có thể tham gia vào lao động, sản xuất Chính vì điều đó, nhân lực tạo ra sự khác biệt so với các nguồn lực khác trong doanh nghiệp (nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật, máy móc…)

Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất

xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó, nhân lực bao gồm toàn

bộ dân cư có thể phát triển bình thường

Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động

2.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực

Phát triển kinh tế – xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người

Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế là không thể bàn cãi Chính

vì vậy, kể từ khi mở cửa nền kinh tế, nhà nước đã luôn đẩy mạnh và phát huy các

Trang 11

chính sách nâng cao chất lượng đào tạo Bởi giáo dục – đào tạo là con đường cơ bản

để phát huy nguồn lực con người

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay

Nước ta là một nước có tháp dân số trẻ, chính vì vậy có nguồn lao động dồi dào Theo thống kê, người lao động từ 15 tuổi trở lên vào năm 2023 là 80,4 triệu người Con số này là một con số không hề nhỏ, nó đã và đang giúp bộ mặt của đất nước đang trên đà phát triển Việc có nhiều lao động, giúp nước ta thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh tỉ trọng GDP, nâng cao mức sống của người dân Hơn nữa, các nguồn lực được phân bổ được hầu hết tất cả các lĩnh vực, tuy là không đồng đều nhưng cũng đóng vai trò rất quan trọng Đạt được nhiều thành tựu trên trường quốc tế

và trong nước Tuy nhiên, cũng gây không ít sức ép tới chính phủ và tỉ lệ người thất nghiệp vẫn tăng cao

Phân bố lực lượng lao động không đồng đều Người lao động phân bố chủ yếu ở nông thôn Tuy tăng nhanh nhưng việc phân bố như vậy cũng gây mất cân bằng nhân lực trong các ngành nghề Một điều đáng chú ý đó là người lao động trong thị trường nông thôn tham gia vào thị trường lao động sớm và rút khỏi thị trường cũng muộn hơn so với thành thị Đây là điển hình cho nền kinh tế, nông nghiệp vẫn là chủ đạo Tỉ

lệ lao động dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị vẫn tiếp tục tăng, làm rõ nét hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành nhưng vấn đề môi trường và điều kiện sống là một điều nan giải Nhu cầu việc làm lớn nhưng không được đáp ứng dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội

Chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam là một vẫn đề cấp thiết Để có thể phát triển mạnh mẽ chúng ta cần những lao động có trình độ cao, có chuyên môn sâu Nhà nước cũng rất chú trọng vấn đề giáo dục, luôn đặt vấn đề này làm quốc sách hàng đầu Tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn liên tục xảy ra Hiện nay, do tính cạnh tranh cao nên nguồn lao động được đào tạo bài bản cũng phải cố gắng, nỗ lực, để

Trang 12

tìm vị trí an toàn của mình trong xã hội Tuy nhiên, nhiều người lao động ra trường không có việc làm và đang ở tình trạng thất nghiệp, vô hình đã góp phần vào sức ép việc làm đối với chính phủ

Cơ cấu lao động nước ta có sự chuyển biến nhưng còn chậm Nhà nước và Đảng

đã thực hiện chủ trương, đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì vậy, nước ta chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ, thực hiện nhiều kế hoạch với mong muốn hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra Tuy nhiên, theo nhiều năm vẫn thấy

tỉ trọng ở nông nghiệp chỉ giảm được con số nhỏ Đặt ra thách thức lớn đối với nền kinh tế hiện nay

2.3 Nguyên nhân

Nền kinh tế ở Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau nhận thấy đã và đang có sự thay đổi Nước ta là một nước đi sau, học hỏi và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của các nước có nền kinh tế mạnh Chú trọng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đã làm nhiều ngành nghề bị biến đổi, người lao động đang bị tạo ra một sức

ép rất lớn Phần đa những chính sách của nhà nước đều hướng tới người lao động nhưng sự hưởng lợi từ điều này là không cao

Hơn nữa, để tiếp cận với nền khoa học tri thức, chúng ta cần đội ngũ tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn Tuy nhiên, lao động ở nước ta còn gặp nhiều hạn chế và thách thức trong giai đoạn hiện tại, nếu lại phải đương đầu với khó khăn mới thì chưa chắc Việt Nam đã đạt được mục tiêu Đảng và Nhà nước đã vạch ra Nhà nước là chìa khóa dẫn dắt người lao động, mọi đường lối, chính sách mà sai một ly là

đi một dặm Một số chính sách của nhà nước vẫn còn nhiều lỗ hổng và chưa thực sự hiệu quả khi thực hiện hoặc sẽ có chính sách sai lầm và việc bổ sung, sửa lại cũng làm cho lực lượng sản xuất bị tác động rất lớn Nguyên nhân quan trọng nhất chính là chất lượng lao động còn thấp Lao động Việt Nam chưa thể cạnh trạng với lao động quốc

tế

Ngày đăng: 24/11/2024, 20:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w