Đề tài này của chúng tôi nhằm mục đích phân tích sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển tác động lượng khí CO2 được thải ra
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do và bối cảnh nghiên cứu
Trong những thập niên gần đây, biến đổi khí hậu là một vấn đề đang có xu hướng tiêu cực trên toàn cầu Khí thải nhà kính là nguyên nhân chính dẫn đến sự nóng lên toàn cầu
Sự phát thải CO2 là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất tới biến đổi khí hậu, đồng thời cũng được xác định là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính TTO - Trong tháng 5-2022, nồng độ CO2 trong khí quyển vượt ngưỡng 420ppm, so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp thì cao hơn 50% và trong khoảng 4 triệu năm qua ngưỡng CO2 này cao chưa từng thấy Theo số liệu ngày 19/07/2022, các nước ở Châu Âu như Anh, Pháp, ghi nhật nhiệt độ kỷ lục lên đến 40 độ C, những nơi không có cây xanh thì lên đến
52 độ C Ở Châu Âu, vấn đề hạn hán ngày càng trở nên nghiêm trọng Còn ở những nước ở Châu Á như Việt Nam, Philippines, mưa bão diễn ra ngày càng nhiều và thất thường
Biểu đồ 1 Biểu đồ minh họa lượng khí thải CO2 theo vùng lãnh thổ
Nguồn: Dữ liệu tổng hợp bởi Ourworldindata, 2021 Độ mở thương mại là một thành phần thiết yếu của tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng (Sadorsky, 2011) Các điều kiện kinh tế của đất nước quyết định tác động của mở cửa thương mại đến mức tiêu thụ năng lượng (Cole, 2006) Các quốc gia trên thế giới đang sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, các tài nguyên chứa Cacbon như than, dầu, khí tự nhiên, để làm nguồn năng lượng chính Độ mở thương mại cao sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ nguồn nhiên liệu hóa thạch phục vụ các hoạt động thương mại tăng lên, từ đó gia tăng lượng phát thải khí CO2 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu đang trở thành xu thế tất yếu, mối quan hệ giữa mở cửa thương mại và lượng phát thải CO2 đang là mối quan tâm lớn của các nhà kinh tế môi trường, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển với cường độ công nghiệp hóa cao
Ngoài ra, để tối đa hóa lợi nhuận, các nước phát triển có xu hướng đầu tư vào các nước đang phát triển với các quy định về môi trường ít nghiêm ngặt hơn hoặc thuế môi trường thấp hơn, dẫn đến việc chuyển các ngành công nghiệp gây ô nhiễm sang các khu vực này (Aller và cộng sự, 2020) Mặt khác, các nước kém phát triển có xu hướng áp dụng các chế độ lỏng lẻo hơn để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế (Bommer, 1995) Song, các nước đang phát triển dần trở thành sân sau (bãi rác) của các nước phát triển Do đó, họ cần có những chính sách đúng đắn để tránh khỏi việc trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm chất lượng thấp và máy móc thiết bị lạc hậu, cũng như tránh khỏi những hậu quả khôn lường đến môi trường, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khí nhà kính và biến đổi khí hậu
Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung chủ yếu vào sự khác nhau giữa tác động của tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại đến ngưỡng CO2 giữa các nước phát triển và đang phát triển Cụ thể, nghiên cứu sẽ điều tra tác động của “GDP”, “Độ mở thương mại”,
“GDP2”, “Tiêu thụ năng lượng”, đến lượng phát thải khí CO2 Từ đó, cung cấp thêm bằng chứng khoa học định lượng để các nhà phân tích chính sách có cái nhìn khách quan hơn về các yếu tố tác động lên ngưỡng CO2 và là cơ sở để đề ra các chính sách vĩ mô phù hợp
Bối cảnh nghiên cứu
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang hướng tới hội nhập kinh tế, có xu hướng toàn cầu hóa đồng thời cũng hướng tới phát triển “bền vững” và giải quyết các khuyết điểm do sản xuất gây ra (Sarkar và Prabirjit, 2008) Trầm trọng hơn, những nước đang phát triển, kém phát triển có ít khả năng và nguồn lực để xử lý ô nhiễm lại đang trở thành bãi rác của các nước phát triển (C V Hernandez, 2019) Có thể lý giải cho việc này rằng các nước phát triển có tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn nên có xu hướng xuất khẩu rác thải chưa qua xử lý sang nhóm nước kém và đang phát triển Ở các nước đang phát triển, chi phí xử lý chất thải và tiền phạt các hành vi ô nhiễm môi trường thường rất cao nên để tối đa hóa lợi nhuận các nước này thường nhắm đến nhóm nước có chính sách môi trường lỏng lẻo Chính vì vậy nên các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường thường mất lợi thế so sánh ở các nước phát triển và thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài đối với các nước kém, đang phát triển Sự dịch chuyển cơ cấu này không những ảnh hưởng đến mô hình thương mại giữa các nước mà còn khiến các nước đang phát triển phải đối mặt với sự gia tăng chóng mặt của khí CO2 trong bầu không khí
Phát triển kinh tế và giải quyết các hậu quả của quá trình đó như ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp thiết mà các quốc gia phải đối mặt Ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều hệ lụy xấu như biến đổi khí hậu, ảnh hưởng sức khỏe con người Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu là lượng CO2 thải ra môi trường ngày càng tăng (Solomon và cộng sự, 2009) Những thế hệ sau này sẽ là đối tượng chịu nhiều hệ lụy nhất từ quá trình phát triển kém bền vững này (Clayton và cộng s ự, 2016) Để đo lường chất lượng của môi trường, người ta đo nhiều chỉ số trong không khí, trong đó bao gồm CO2 (Chu và Karr, 2017) Tại những khu vực đang phát triển thì lượng CO2 thải ra trên đầu người là cao và tốc độ thải CO2 của các quốc gia đó ngày một tăng nhanh (Chu và Karr, 2017)
Sự mở cửa thương mại mang lại khả năng tiếp cận các đầu vào nhập khẩu có chứa công nghệ mới, tăng quy mô thị trường mà các nhà sản xuất trong nước phải đối mặt, nâng cao lợi nhuận cho đổi mới và tạo điều kiện cho sự chuyên môn hóa của một quốc gia trong nghiên cứu - sản xuất thâm canh (Harrison, 1996) Nhưng có khoảng cách rất mong manh giữa phát triển “bền vững” và phát triển “không bền vững” vì hậu quả của khí CO2 thải ra môi trường trong quá trình phát triển kinh tế (Tạ Thị Linh Nhi, 2016) Việc mở cửa n ày cũng giúp các nước kém phát triển, đang phát triển có thể du nhập công nghệ, học hỏi từ các nước cường phát triển, các nước cường quốc kinh tế Nhưng kéo theo quá trình phát triển có vẻ hào nhoáng đó lại là đẩy mạnh, mở rộng sản xuất, tăng lượng chất th ải thải ra môi trường Mở cửa thương mại phải đi kèm với thắt chặt chính sách môi trường và chính sách quản lý thì mới là sự mở cửa tích cực (Herzer, 2010)
Do đó, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 trên thế giới là cần thiết trong việc tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường kịp thời, phù hợp cho từng quốc gia có tính đặc thù riêng và giúp các nhà h oạch định chính sách có thêm tài liệu, nguồn tin để hỗ trợ nghiên cứu, đưa ra chính sách hiệu quả.
Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Vấn đề nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành mối quan tâm lớn, đặc biệt trong thời đại hiện nay khi ngày càng có nhiều người hướng tới nhu cầu về môi trường bền vững Nhiều cơ quan, tổ chức hiện nay đặt sự bền vững môi trường lên hàng đầu Ví dụ: các tổ chức như Đại học Nam New Hampshire (SNHU) đã thành lập Văn phòng Phát triển Bền vững để giúp trao quyền cho sinh viên, nhân viê n và giảng viên của họ nhằm tạo ra một tổ chức và văn hóa bền vững
Là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính, việc gia tăng khí thải carbon dioxide (CO2) được coi là một vấn đề môi trường nghiêm trọng Các mối đe dọa ngày càng tăng do những vấn đề này gây ra đối với môi trường đã thúc đẩy nhiều học giả và nhà hoạch định chính sách tìm ra một số cách hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính Cho đến nay, đã có rất nhiều bài viết tập trung vào nguyên nhân dẫn đến lượng phát thải CO2 ngày càng tăng hoặc mối liên hệ giữa phát thải CO2 và một số yếu tố S.S Wang và cộng sự (201 1) đã xem xét mối quan hệ nhân quả giữa lượng khí thải carbon dioxide, mức tiêu thụ năng lượng và sản lượng kinh tế thực tế ở 28 tỉnh ở Trung Quốc trong giai đoạn 1995 –2007, trong khi nghiên cứu của Qiang Wang và Fuyu Zhang (2011) xem xét tác động của mở cửa thương mại Nhìn chung, kết quả của những nghiên cứu đó vẫn còn gây tranh cãi vì chúng cho thấy sự khác biệt khi được tiến hành trong những bối cảnh khác nhau Một trong những chủ đề được tranh luận nhiều nhất là mối quan hệ giữa môi trường và nền kinh tế hay còn gọi là Environmental Kuznets Curve Nghiên cứu của Fengsheng Chien (2021) đã phân tích vai trò của đổi mới công nghệ, toàn cầu hóa và năng lượng tái tạo để giảm suy thoái môi trường ở Pakistan bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1980 đến năm 2018 và nghiên cứu này đã xác nhận giả thuyết hình chữ U ngược của EKC trong trường hợp này của Pakistan Hoặc nó cũng đã được chứng minh là đúng khi Gene M Grossman và Alan B
Krueger thử nghiệm tác động môi trường của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ Tuy nhiờn, cú những người khỏc chống lại EKC này Trong trường hợp của Seppọlọ, T., Haukioja, T., & Kaivo-oja, J (2001), kết quả kiểm tra giả thuyết thực nghiệm chỉ ra rằng giả thuyết EKC không đúng trong trường hợp dòng nguyên liệu trực tiếp tổng hợp giữa các nước công nghiệp hóa ở các nước như Đức, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan và Phần Lan Hơn nữa, có một số nghiên cứu đề cập đến sự tồn tại của đường cong hình chữ N Trong một nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa môi trường sinh thái đảo và phát triển kinh tế xã hội, Xin Fang và Shu Gao (2023) cho rằng mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và kinh tế xã hội ở Hải Nam thể hiện một đường cong “hình chữ N”
Hầu hết các nghiên cứu ở châu Á trước đây được thực hiện ở các khu vực cụ thể, chẳng hạn như các nước ASEAN hoặc chỉ các quốc gia riêng biệt, điều đó có nghĩa là độ bao phủ khá kém và không thể áp dụng cho tất cả các nước châu Á Và những nghiên cứu đó thường được thực hiện trong bối cảnh của một nhóm quốc gia nên kết quả chỉ có ý nghĩa đối với những quốc gia đó
“Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam” của Đoàn Thị Thu Trang và cộng sự tiến hành năm 2021 Mục đích bài nghiên cứu này nhằm phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và lượng phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2021, cả trong cả ngắn hạn và dài hạn Ngoài ra, nhóm tác giả cũng kiểm định giả thuyết đường cong môi trường EKC và áp dụng phương pháp kiểm định giới hạn phân bố trễ tự hồi quy (ARDL) để nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô theo chuỗi thời gian Trước khi áp dụng mô hình ARDL, tác giả đã thực hiện kiểm định tính dừng của dữ liệu chuỗi thời gian bằng phương pháp Augmented Dickey-Fuller (ADF) Kết quả của kiểm định ADF đã đáp ứng đầy đủ yêu c ầu cho bước kiểm định ARDL tiếp theo Sau khi kiểm định ARDL, nhóm tác giả tiếp tục đánh giá tính đồng liên kết và ước lượng hệ số dài hạn và ngắn hạn cho mô hình Kết quả của nghiên cứu ủng hộ cho quan điểm rằng giả thiết EKC và đặc biệt là mô hình chữ U ngược chỉ tổn tại trong dài hạn Trong khi đó, trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa khí thải CO2 và tăng trưởng kinh tế có dạng chữ U thường không tuân theo giả thiết EKC Những kết quả này khuyến khích những nghiên cứu tiếp theo khám phá sâu hơn về các nhân tố này để có thể mang lại những kết luận chính xác và sâu sắc hơn về mối quan hệ phức tạp giữa tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và lượng phát thải CO2
Bài nghiên cứu “Tác động của FDI lên môi trường trong điều kiện tồn tại đường cong môi trường Kuznets (EKC)” của nhóm tác giả Võ Thị Thúy Kiều, Lê Thông Tiến được tiến hành vào năm 2019 Họ đã cung cấp thêm dữ liệu khoa học cho các nhà phân tích chính sách để có cái nhìn khách quan hơn về FDI, và là cơ sở để đưa ra các chính sách vĩ mô phù hợp Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kiểm định mô hình GMM sai phân (Difference-GMM hay D-GMM) do Arellano và Bond (1991) đề xuất để kiểm tra tương quan chuỗi, hay tự tương quan của sai số; do đó, chuỗi sai phân mặc nhiên có tự tương quan bậc nhất, vấn đề cần quan tâm là tự tương quan bậc 2 trở lên Sau khi kiểm định mô hình, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng không có tự tương quan bậc 2 giữa các biến Nhóm nghiên cứu khẳng định có sự tác động dương của FDI đến ô nhiễm môi trường, tương đồng với những nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Xing và Kolstad (1996), Wheeler và Mani (1997),… Tuy nhiên, tác giả cũng đặt ra một vấn đề rằng chưa có nhiều bằng chứng chứng minh có thật sự FDI giúp cung cấp thêm những kỹ thuật về mặt chuyên môn, kỹ thuật sản xuất, cải tiến công nghệ và phát triển vật liệu xanh hiện đại ở nước sở tại hay không Hơn nữa, trình độ dân trí cao hơn được thể hiện thông qua mức độ đô thị hóa (Urbanization) nhưng ảnh hưởng của nó trong việc cải thiện môi trường chưa được tìm thấy trong kết quả nghiên cứu (mức độ đô thị hóa tương quan dương đến ô nhiễm môi trường)
Do đó, tác động cải thiện chất lượng môi trường của FDI, như hiệu ứng lan tỏa đề cập, cũng chưa thực sự rõ ràng Nhưng nhìn chung, so với những nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đã cố gắng phân tích cụ thể hơn cơ chế tổng thể ảnh hưởng của FDI lên ô nhiễm môi trường thông qua đường cong môi trường Kuznets Và nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng thống kê cho rằng ở các nước đang phát triển và mới nổi, thu nhập cao hơn đi kèm với công nghiệp hóa, đô thị hóa và mở cửa hội nhập, được đánh đổi bằng mức độ ô nhiễm môi trường trầm trọng hơn, tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi sau khi thu nhập c ủa quốc gia đó vượt qua một giá trị chuyển giao nhất định
“Tác động của FDI lên phát thải khí nhà kính ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Hoài Thu vừa được đăng năm 2023 Bài này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đến phát thải khí nhà kính (KNK) ở Việt Nam để có các định hướng trong thu hút và quản lý FDI trong thời gian tới Tác giả đưa ra hai cơ sở lý thuyết khác nhau cho nhận định về tác động của FDI lên phát thải khí CO2, gồm giả thuyết thiên đường ô nhiễm và giả thuyết về hiệu ứng lan tỏa Mô hình nghiên cứu có sự tham gia của “Phát thải KNK”, “Tỷ trọng năng lượng điện than”, “FDI”, “Dân số”, “GDP”, và “Tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP”, thu thập dữ liệu ở Việt nam trong giai đoạn 1986 -2021 Tác giả dùng phương pháp Hồi quy OLS Nhưng trước đó, tác giả đã kiểm tra tính dừng của dữ liệu bằng kiểm định Augmented DIckey-Fuller (ADF) và cho thấy rằng, các chuỗi thời gian của các biến trong mô hình là không dừng Do đó, tác giả kiểm định thêm tính dừng của phần dư để tránh vấn đề hồi quy giả và kết quả cho thấy phần dư có tính dừng Khi thực hiện Hồi quy OLS, nhóm tác giả cho thấy FDI mang dấu (-), tức là nó có tác động tiêu cực đến lượng phát thải KNK Tuy nhiên, tác giả cũng nhận xét rằng, kết quả này vẫn chưa đủ để kết luận liệu FDI có thật sự ảnh hưởng tích cực đến chất lượng môi trường ở Việt Nam hay không vì bài nghiên cứu này chỉ tập trung vào yếu tố KNK, tức là môi trường không khí Ngoài ra, tác giả cũng đưa thêm biến lnGDPPC và lnGDPPC2 để kiểm định giả thuyết đường cong môi trường Kuznets nhưng hệ số của 2 biến này lại không có ý nghĩa thống kê
Nghiên cứu “Economic growth, energy consumption, financial development, international trade and CO2 emissions in Indonesia” của Muhammad Shahbaz và cộng sự
(2013) Nghiên cứu này xem xét mối liên hệ giữa “Tăng trưởng kinh tế”, “Tiêu thụ năng lượng”, “Phát triển tài chính”, “Độ mở thương mại” và “lượng khí thải CO2” trong giai đoạn 1975–2011 trong trường hợp của Indonesia Phân tích cố định được thực hiện bằng cách sử dụng thử nghiệm nghiệm đơn vị Zivot–Andrews và phương pháp thử nghiệm giới hạn ARDL cho mối quan hệ lâu dài giữa chuỗi khi có sự phá vỡ cấu trúc Mối quan hệ nhân quả giữa các biến liên quan được kiểm tra bằng kỹ thuật nhân quả VECM Granger và tính chắc chắn của phân tích nhân quả được kiểm tra bằng phương pháp kế toán sáng tạo (IAA) Các phát hiện thực nghiệm chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng làm tăng lượng khí thải CO2, trong khi sự phát triển tài chính và mở cửa thương mại lại làm giảm lượng khí thải này Hay nói cách khác, phát triển tài chính và độ mở thương mại được cho là “thân thiện với môi trường” và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với lượng khí thải CO2 có tuân theo quy luật EKC Tuy nhiên, phạm vi của bài nghiên cứu này chỉ được tiến hành tại Indonesia, do đó kết quả nghiên cứu chỉ được áp dụng cho Indonesia và ngoài ra, tác giả còn đề xuất những biến khác như Đô thị hóa, FDI, Công nghiệp hóa,
Economic growth and CO2 emissions in Malaysia: A cointegration analysis of the Environmental Kuznets Curve được tiến hành bởi Behnaz Saboori, Jamalludin Sulaiman và Saidatulakmal Mohd vào năm 2012 Mục đích của bài viết này trước tiên là kiểm tra mối quan hệ đồng liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường, đặc biệt là lượng khí thải CO2 ở Malaysia trong giai đoạn 1980–2009 Thứ hai là kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến bằng kiểm định nhân quả Granger dựa trên Mô hình sửa lỗi vectơ (VECM) Kết quả thực nghiệm cho giả thuyết EKC của bài nghiên cứu này cho thấy dữ liệu từ Malaysia đã ủng hộ giả thuyết EKC Tuy nhiên, nhóm tác giả lưu ý rằng kết quả này không cung cấp nhiều thông tin về lý do đằng sau mối quan hệ ngược chiều được quan s át giữa suy thoái môi trường và thu nhập Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả VECM Granger cho thấy không có mối quan hệ nhân quả giữa lượng khí thải carbon và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn trong khi có mối quan hệ nhân quả một chiều từ tăng trưởng kin h tế đến phát thải CO2 trong dài hạn
“Energy Consumption, Economic Growth and CO2 Emissions: Evidence from Panel Data for MENA Region” do Sahbi Farhani và Jaleleddine Ben Rejeb tiến hành năm 2012 Bài nghiên cứu được tiến hành để kiểm định về mối quan hệ giữa Tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế và Phát thải khí CO2 ở vùng Trung Đông - Bắc Phi (MENA) Dữ liệu được nhóm tác giả tổng hợp hàng năm từ năm 1973 đến năm 2008 cho 15 nước MENA Sau đó, nhóm tác giả sử dụng lần lượt 4 kiểm định bao gồm: Kiểm định tính dừng “Panel Unit Root Analysis”, Kiểm định đồng liên kết “Panel Cointegration”, Kiểm định nhân quả “Panel causality analysis” và cuối cùng là các kiểm định Hồi quy “Panel OLS, FMOLS and DOLS estimates” Kết quả các kiểm định cho thấy rằng có sự tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các yếu tố tiêu thụ năng lượng, thu nhập thực tế (GDP) và lượng khí thải CO2, điều này có nghĩa là 3 yếu tố trên đều di chuyển như nhau trong dài hạn
“Trade Openness and CO2 Emissions: Evidence of Bangladesh” của nhóm tác giả Keun-Yeob Oh và Md Iqbal Bhuyan tiến hành năm 2018 Nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh mối quan hệ giữa “Tăng trưởng kinh tế”, “Độ mở thương mại”, “Mật độ dân số” và “Lượng khí thải carbon dioxide (CO2)” trong trường hợp của Bangladesh Dữ liệu được thu thập từ năm 1975 đến 2013 Tác giả sử dụng mô hình tự phân phối độ trễ hồi quy ARDL để kiểm định tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, tự do hóa thương mại, và mật độ dân số lên phát thải CO2 tại Bangladesh Tuy nhiên, trước tiên, tác giả sử dụng
Kiểm định tính dừng của dữ liệu chuỗi thời gian theo phương pháp Dicky-Fuller (ADL) và Phillips Perron (PP) Sau đó, tác giả kiểm định ARDL và kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến với CO2 là biến phụ thuộc trong trường hợp của Banglad esh trong giai đoạn từ 1975 đến 2013 Kết quả cũng chỉ ra rằng tiêu thụ năng lượng có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực lên lượng khí thải CO2 cả ngắn và dài hạn, trong khi mật độ dân số chỉ có tác động trong dài hạn Và điều đặc biệt là các hệ số ước lượng cho tăng trưởng kinh tế và tự do hóa thương mại là âm và không có ý nghĩa cả trong ngắn hạn và dài hạn
“The nexus between renewable energy, CO2 emissions, and economic growth: Empirical evidence from African oil-producing countries” (tạm dịch: Mối liên hệ giữa năng lượng tái tạo, phát thải khí CO2 và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm từ các nước sản xuất dầu ở Châu Phi) do Veysel İnal và cộng sự tiến hành năm 2022 Bài nghiên cứu được nhóm tác giả thực hiện để trả lời câu hỏi: “Tác động của năng lượng tái tạo và lượng khí thải CO2 đến tăng trưởng kinh tế của các nước sản xuất dầu ở Châu Phi là gì? ” Bài nghiên cứu lấy dữ liệu cho 10 quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất ở Châu Phi trong giai đoạn 1990 - 2014 và biến độc lập là 2 biến tiêu thụ năng lượng tái tạo và lượng khí thải CO2 Thứ nhất, nhóm tác giả sử dụng kiểm định Pesara LM test để kiểm định sự phụ thuộc chéo, tiếp theo là kiểm định tính dừng unit root bằng phương pháp CIPS Ngoài ra, nhóm tác giả còn kiểm định đồng liên kết và mối quan hệ nhân quả giữa các biến Kết quả kiểm định cho thấy: không có mối quan hệ nào giữa năng lượng tái tạo và tă ng trưởng; năng lượng tái tạo có ảnh hưởng tiêu cực nhưng có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế ở Angola, Algeria, Cộng hòa Congo và Sudan; Phát thải CO2 không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến tăng trưởng kinh tế trong toàn bộ bảng (tuy nhiên, đối với kết quả theo quốc gia, có mối quan hệ tích cực và đáng kể ở Algeria, Guinea Xích đạo và Ai Cập); và có mối quan hệ nhân quả một chiều/đơn giản giữa năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế ở Algeria, Guinea và Sudan Ngoài ra, còn có mối quan hệ một chiều/đơn giản ở Libya và Ai Cập, từ lượng khí thải CO2 đến tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
- Xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố như GDP, độ mở thương mại, tiêu thụ năng lượng đến lượng phát thải CO2 khi tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại ở các quốc gia phát triển và đang phát triển
- Lượng hóa được mức độ tác động của các yếu tố nêu trên đến lượng phát thải CO2 trên toàn cầu Từ đó rút ra kết luận của đề tài
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị và chính sách để giúp các quốc gia phát triển và đang phát triển có một định hướng cụ thể hơn để trung hòa việc bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Khi tăng trưởng kinh tế thì các yếu tố như GDP, độ mở thương mại, tiêu thụ năng lượng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lượng phát thải khí CO2 giữa các giai đoạn khác nhau của sự phát triển kinh tế?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO2 ở các quốc gia phát triển và đang phát triển, bao gồm: GDP, độ mở thương mại, tiêu thụ năng lượng
• Về mặt không gian: Nhóm tác giả tập trung vào các quốc gia ở Châu Á Đây là châu lục có sự đa dạng về nền kinh tế từ các quốc gia đang phát triển đến các quốc gia đã phát triển, phù hợp cho việc phân tích các tác nhân có gây ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề khí thải CO2
• Về mặt thời gian: Các biến trong bài nghiên cứu này được thu thập dữ liệu trên các trang uy tín và dữ liệu được lấy từ năm 1992 đến năm 2019 Chọn khoảng thời gian
28 năm này, nhóm tác giả mong muốn quan sát được sự thay đổi của các nhân tố trong dài hạn, cũng như quy mô và sự tác động của các tác nhân đó như thế nào trong các giai đoạn và thời kỳ khác nhau Và nhóm tác giả không muốn lấy đến năm
2021 hay 2022 vì nhóm muốn đồng bộ hóa lượng dữ liệu vì số liệu vài quốc gia vẫn chưa thật sự cập nhật.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu hiện tại, chúng tôi đã thu thập dữ liệu hàng năm của 36 quốc gia ở Châu Á trong khoảng thời gian 28 năm, từ 1992 đến 2019 Nhóm tác giả chia 36 quốc gia thành ba danh mục dựa trên mức thu nhập, bao gồm nhóm quốc gia thu nhập cao (high - income), thu nhập trung bình cao (upper-middle income) và, thu nhập thấp và trung bình thấp (low and lower-middle income) (Our World in Data, 2021) Các biến được sử dụng ở đây là lượng khí thải CO2 (tấn bình quân đầu người), GDP bình quân đầu người (constant
US 2015), mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp bình quân đầu người (kWh/người), độ mở thương mại (tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu trong GDP) tính bằng phần trăm Tất cả các biến này đều được đưa về logarit tự nhiên
Nhóm tác giả tiến hành tổng quan các bài nghiên cứu, tìm hiểu về các nghiên cứu trước đây về chủ đề liên quan cũng như các khái niệm, lý thuyết, mô hình về tác động của các biến GDP, độ mở thương mại, tiêu thụ năng lượng, toàn cầu hóa đến lượng phát thải CO2 trên toàn cầu Bằng việc tham khảo, tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhóm xây dựng khung cơ sở lý thuyết cho đề tài Các mô hình kiểm tra được sử dụng trong bài nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu (Sohag, Kazi & Bamanga, Umar & Alam,
Đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu đã phân tích và làm rõ mối quan hệ giữa các biến GDP, độ mở thương mại, tiêu thụ năng lượng với lượng phát thải CO2 môi trường khi tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại ở các nước phát triển và đang phát triển Đồng thời cũng tìm hiểu rõ những tác động của các biến trên lên môi trường
Bài nghiên cứu này của nhóm tác giả cũng đã đề xuất một số kiến nghị chính sách để vừa tăng trưởng kinh tế, mở cửa thương mại vừa bảo vệ môi trường, bảo vệ toàn cầu Những đề xuất trên đều được rút ra từ sự phân tích các kết quả nghiên cứu thực nghiệm mang tính xác thực và có tính khoa học, cụ thể hóa bằng các con số và đưa ra kết luận, đề xuất có thể nói là rất tối ưu Song với đó cũng chỉ ra được rằng việc phát triển kinh tế phải đi kèm việc bảo vệ môi trường
Hơn thế nữa, bài nghiên cứu có mục tiêu hướng tới giữa việc phát triển hài hòa giữa kinh tế và môi trường thông qua các số liệu phân tích và các đề xuất đưa ra Với các thông tin minh bạch thì nhóm tác giả hy vọng sẽ củng cố các bài nghiên cứu trước đây và làm cơ sở dữ liệu cho các bài nghiên cứu sau này.
Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần như danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia thành 5 chương tương ứng với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Trình bày về lý do nghiên cứu, tổng quan các nghiên cứu trước đây, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài, kết cấu của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Giải thích một số khái niệm liên quan, khung phân tích, đề xuất giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Mô tả quy trình nghiên cứu, cách giải thích các biến, mô hình nghiên cứu, phương pháp xử lý số liệu, ký hiệu của các biến, kỳ vọng dấu và dạng hàm,
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày, diễn giải các kết quả phân tích số liệu Đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc
Chương 5: Kiến nghị chính sách Đề xuất những chính sách cụ thể cho các yếu tố, kết luận ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu để có những biện pháp khắc phục cho những nghiên cứu sau này
Trong chương I, nhóm tác giả đã đề cập đến bối cảnh nghiên cứu; tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu; mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu cũng như những đóng góp mới của đề tài Thông qua đề tài này, nhóm tác giả hy vọng có thể đóng góp và bổ sung vào cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động của tăng trưởng kinh tế đến chất lượng môi trường Trong chương tiếp theo, nhóm tác giả sẽ trình bày một số khái niệm, các lý thuyết nghiên cứu và mô hình lý thuyết liên quan, và các giả thuyết nghiên cứu Đây sẽ là cơ sở lý luận để tiến hành nghiên cứu ở các bước tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm liên quan trong đề tài nghiên cứu
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn Hai nhân tố tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm của nền kinh tế, tuy nhiên, đầu tư phải có hiệu quả thì thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Các yếu tố khác như: chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định về chính trị và kinh tế của quốc gia, đặc điểm địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Nói một cách đơn giản, tăng trưởng kinh tế đề cập đến sự gia tăng tổng sản lượng quốc dân hay quốc nội của một nền kinh tế, thường được biểu hiện ở sự gia tăng thu nhập quốc dân Thông thường, tổng lợi ích trong sản xuất có mối quan hệ tương quan nhất định với mức tăng năng suất cận biên trung bình Điều đó dẫn đến thu nhập tăng lên, truyền cảm hứng cho người tiêu dùng mở ví và mua nhiều hơn, đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống vật chất và mức sống cao hơn Trong kinh tế học, tăng trưởng thường được mô hình hóa như một hàm số của vốn vật chất, vốn con người, lực lượng lao động và công nghệ Một cách đơn giản, việc tăng số lượng hoặc chất lượng của dân số trong độ tuổi lao động, các công cụ mà họ phải sử dụng và các công thức sẵn có để kết hợp lao động, vốn và nguyên liệu thô sẽ dẫn đến tăng sản lượng kinh tế
2.1.2 Độ mở thương mại Độ mở thương mại đề cập đến mức độ mà một quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại với các quốc gia khác trên thế giới Nó được đo lường bằng tỷ lệ giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia đó so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nó Độ mở thương mại cao cho thấy quốc gia đó tham gia tích cực vào thị trường quốc tế, còn độ mở thương mại thấp thì ngược lại Thương mại toàn cầu hóa thường được xem là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tăng cường sự kết nối giữa các quốc gia trên thế giới Nó có thể mang lại nhiều lợi ích như tăng cường cơ hội kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tăng sức mạnh đàm phán, và tăng sự hợp tác quốc tế Độ mở thương mại là một yếu tố quyết định khác thường được chấp nhận đóng vai trò quyết định các cuộc khủng hoảng tiền tệ Một số nghiên cứu nhận thấy rằng hội nhập thương mại sâu rộng hơn sẽ làm giảm sự mong manh về tài chính của một quốc gia và khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ bằng cách tăng cường cả khả năng và sự sẵn lòng thực hiện các nghĩa vụ bên ngoài (IMF, 2002b) Tỷ lệ xuất khẩu lớn hơn làm giảm khả năng dòng vốn bị đảo chiều mạnh do quốc gia này có khả năng trả nợ bằng ngoại tệ tốt hơn Ngoài r a, mở cửa thương mại đóng vai trò là động lực để đáp ứng các nghĩa vụ bên ngoài bằng cách khiến một quốc gia dễ bị tổn thương hơn trước các lệnh trừng phạt của chủ nợ trong trường hợp vỡ nợ Do đó, hội nhập thương mại cao hơn có xu hướng giảm tần suất các cuộc khủng hoảng tài chính bên ngoài.
Khung phân tích
Khung phân tích được thể hiện dưới dạng sơ đồ để thể hiện sự tương quan, tác động qua lại giữa các biến số, các chỉ tiêu theo bản chất và trình tự của chúng Mục đích của khung phân tích giúp có cái nhìn khái quát hơn về các chủ thể nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng, từ đó có cơ sở để đưa ra kết luận nghiên cứu và đề xuất Từ đây, chúng ta sẽ có nền tảng để phân tích chủ đề nghiên cứu một cách rõ ràng, khách quan Nhóm tác giả đề xuất khung phân tích như sau:
Nguồn: Tổng hợp bới nhóm tác giả, 2023
Khung phân tích đề xuất cho phép nhóm tác giả nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách trực quan hơn Có thể thấy, ngoài 2 biến chính ảnh hưởng đến ngưỡng CO2 là “Tăng trưởng kinh tế” và “Độ mở thương mại”, một số biến kiểm soát cũng có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu nên cũng cần được đưa vào bài nghiên cứu để có thể đưa ra những phân tích chuẩn xác hơn.
Cơ sở lý thuyết
2.3.1 Tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường
Trong những năm qua, những vấn đề về môi trường xuất hiện ngày càng nhiều và đã thu hút sự chú ý của các học giả và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới Cuộc chạy đua về tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới đã gây ra ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng, sự nóng lên toàn cầu, làm khí hậu chuyển biến theo chiều hướng ngày càng tiêu cực Dựa trên các tài liệu nghiên cứu trước đây, cắt giảm hàm lượng cacbon là phương pháp hiệu quả nhất trong việc giảm sự nóng lên toàn cầu cũng như ô nhiễm không khí Giả thuyết “đường cong Kuznets về môi trường” (Environmental Kuznets Curve (EKC)) được sử dụng một cách rộng rãi khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường Đường cong này được thiết lập dựa trên giả thuyết mối quan hệ dạng chữ U ngược giữa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường
Environmental Kuznets Curve (EKC) minh họa mối quan hệ chữ U ngược giữa sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người (GDP bình quân) và thước đo của chất lượng môi trường (thường là lượng khí thải CO2 bình quân) được Kuznets mô tả vào giữa những năm 1950 và giả định rằng đường cong Kuznets môi trường thường là hình chữ U ngược Điều này tương ứng với thu nhập thấp và suy thoái môi trường thấp Sự phát triển nhanh chóng của nền nông nghiệp và công nghiệp đã làm tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt nhanh hơn so với sự tái tạo chúng, cũng như sự gia tăng nhanh chóng khí thải và chất độc ảnh hưởng đến môi trường Theo Panayotou (1993), ở mức độ phát triển kinh tế cao hơn, những thay đổi cơ cấu tập trung vào việc phát triển sản xuất và dịch vụ dựa trên việc sử dụng kiến thức kết hợp với ý thức về môi trường và thực hiện các quy định về môi trường Họ giảm dần thiệt hại do ô nhiễm bằng cách sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường và tăng chi tiêu cho việc bảo vệ môi trường, từ đó giảm dần tình trạng suy thoái môi trường Khi Grossmanand Kreuger (1991) lần đầu tiên giới thiệu đường cong Kuznets môi trường hình chữ U ngược (EKC) trong nghiên cứu về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ và ô nhiễm không khí ở Mexico (1991) Các phát hiện cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa chất lượng môi trường và thu nhập bình quân đầu người ở nhiều quốc gia Mối quan hệ này được mô tả bằng hình chữ U, tương tự như mối quan hệ dùng để mô tả mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế do Kuznets đề xuất năm 1955 Cụ thể, ô nhiễm diễn ra theo hình chữ U ngược: ô nhiễm gia tăng cùng hướng với tăng trưởng kinh tế ở mức thu nhập thấp nhưng cuối cùng giảm sau khi đạt đến một mức thu nhập nhất định, trong khi kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy GDP bình quân đầu người ước tính từ 4.000 đến 5.000 USD để đạt đến ngưỡng này (Environment and Planning A, 1997) Hơn nữa, khi một quốc gia bước vào giai đoạn thu nhập cao, cải tiến công nghệ có thể là một trong những giải pháp làm giảm lượng khí thải Cụ thể, khi các quốc gia trở nên giàu có hơn, họ sẽ có nhiều nguồn lực hơn để nâng cấp công nghệ trong tương lai Vì vậy, theo Galeotti và Lanza (2005), công nghệ gây ô nhiễm sẽ được thay thế bằng công nghệ thân thiện với môi trường Đồng thời, một cách giải thích khác cho EKC của Beckerman (1992) là chất lượng môi trường có thể được coi là hàng hóa thông thường hoặc thậm chí là hàng hóa xa xỉ Khi đó độ co giãn của cầu về chất lượng môi trường theo thu nhập sẽ lớn hơn 0 hoặc thậm chí lớn hơn 1 Nghĩa là, khi thu nhập tăng lên, ý thức môi trường của cá nhân cũng tăng lên, dẫn đến nhu cầu về chất lượng môi trường cũng tăng lên
Ngoài ra, vấn đề phức tạp này đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu tập trung chủ yếu vào mối quan hệ nhân quả tồn tại giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 Tại Nam Phi, nghiên cứu của Odhiambo (2012) tuyên bố rằng có mối liên hệ nhân quả một chiều từ tăng trưởng kinh tế đến phát thải CO2, trong khi cả phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế đều do Granger gây ra bởi tiêu thụ năng lượng Cũng tại Nam Phi, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở thương mại, phát triển môi trường tài chính, tăng trưởng kinh tế, lượng khí thải CO2 và tiêu thụ than trong giai đoạn 1965–
2008, Shahbaz et al (2013), phương pháp kiểm tra giới hạn ARDL đối với sự đồng liên kết đã được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ dài hạn của các biến số, trong khi động lực ngắn hạn được nghiên cứu bằng phương pháp điều chỉnh lỗi (ECM) Kết quả cho thấy sự gia tăng tăng trưởng kinh tế tăng khi tăng lượng khí thải CO2 Điều này cũng tương tự với phát hiện của Pao và cộng sự
(2011) điều tra BRIC ngoại trừ Nga Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa lượng khí thải CO2 và sản lượng thực tế (GDP) Một nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề này là Fujii và Managi (2013), đã phân tích mối liên hệ giữa lượng khí thải CO2 và tăng trưởng kinh tế trong các ngành công nghiệp khác nhau ở các nước OECD Theo phát hiện của bài viết này, một số ngành như giấy, gỗ và xây dựng có mối quan hệ hình chữ U ngược
2.3.2 Độ mở thương mại và ô nhiễm môi trường
Sự mở cửa thương mại để lại 3 hậu quả lớn làm gây ô nhiễm, theo lý thuyết: hiệu ứng quy mô, hiệu ứng cấu trúc và hiệu ứng công nghệ (Antweiler et al., 2001) Theo hiệu ứng quy mô, việc gia tăng thương mại dẫn đến sự tăng cường sử dụng năng lượng, điều này lại góp phần vào sự suy thoái môi trường Còn hiệu ứng cấu trúc thì dựa trên quan điểm cho rằng lợi thế so sánh của một quốc gia quyết định cơ cấu sản xuất của quốc gia đó dựa trên ưu thế của các khu vực thâm dụng lao động hoặc thâm dụng vốn Các ngành có đặc điểm này, theo giả thuyết dựa trên nguồn lực (FEH) thường sẽ có mức độ ô nhiễm cao hơn so với các ngành khác Thứ ba, hiệu ứng công nghệ giải thích cách mở cửa thương mại giúp ích gì trong quá trình chuyển giao công nghệ giữa các đối tác thương mại, từ đó có thể áp dụng các phương pháp sản xuất sạch sẽ và hiệu quả hơn
Theo Wen Jun (2020), khi ông kiểm tra tác động của sự mở cửa thương mại đối với môi trường ở Trung Quốc, ông đưa ra kết luận rằng sự mở cửa thương mại đã làm tăng xuất khẩu, tăng sản xuất nội địa thông qua việc tăng quy mô các ngành công nghiệp, từ đó làm tăng ô nhiễm trong nước Mức độ ô nhiễm đã tăng lên với sự mở cửa thương mại lớn ở tất cả các quốc gia được phân tích (Al-Mulaliet al., 2016) Một số học giả cho rằng sự mở cửa thương mại giảm ô nhiễm môi trường bằng cách giảm lượng khí CO2 phát thải (Muhammad
S, Long X, Salman M, và Dauda L, 2020) Có rất ít người chú ý đến sự khác biệt trong mối liên hệ dựa trên sự giàu có về kinh tế Nhưng Wang và Zhang (2021) đã phát hiện ra mối liên hệ giữa ô nhiễm và sự mở cửa thương mại có tác động tích cực đối với các quốc gia thu nhập thấp nhưng đồng thời lại có tác động tiêu cực đối với các quốc gia thu nhập cao và trung bình Theo dự kiến sự mở cửa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm tăng lượng phát thải ở các quốc gia mới nổi với quy tắc môi trường lỏng lẻo (Sajeev và
Trong báo cáo của World Bank (2002) vào năm 1980 khi những tiến bộ về công nghệ trong vận tải và thông tin liên lạc đang ngày càng phát triển đã tạo nên làn sóng toàn cầu hóa ở thời điểm này Theo Fischer (2003), độ mở thương mại là một quá trình mang tính biện chứng và phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh thái giữa các quốc gia, điều này được thể hiện qua việc gia tăng lượng hàng hóa và dịch vụ thương mại xuyên biên giới, các dòng chảy tài chính ngày càng tăng Ngày nay, độ mở thương mại của một nền kinh tế được tính thông qua cách lấy giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một thời kì chia cho giá trị tổng sản phẩm trong nước vào thời kỳ đó Độ mở thương mại là thước đo mức độ tham gia của một quốc gia vào hệ thống thương mại toàn cầu, đề cập đến định hướng hướng ngoại hay hướng nội của nền kinh tế một quốc gia Định hướng hướng ngoại là việc các nền kinh tế tận dụng cơ hội để giao thương với các nước khác Còn định hướng hướng nội đề cập đến việc các nền kinh tế bỏ qua việc tận dụng hoặc không thể tận dụng các cơ hội để giao thương với các nước khác Độ mở thương mại được đo bằng tỷ lệ giữa tổng xuất khẩu và nhập khẩu và tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Một số kết quả nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa biến độ mở thương mại có tác động đến lượng phát thải khí CO2, khi độ mở thương mại ngày càng tăng thì kéo theo đó là lượng phát thải khí CO2 cũng tăng lên
Trong bài nghiên cứu của Chen và cộng sự (2021) đã chỉ ra sự tác động của độ mở thương mại đến phát thải khí CO2 thể hiện ở ba yếu tố (i) hiệu ứng sử dụng năng lượng thay thế; (ii) hiệu ứng quy mô nền kinh tế (đo lường thông qua GDP) và (iii) hiệu ứng côn g nghệ Đối với hiệu ứng sử dụng năng lượng sử dụng thay thế việc mở cửa thương mại làm cho một số quốc gia tăng cường các hoạt động giao thương xuất nhập khẩu, lượng đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước dành cho phát triển năng lượng tăng đáng kể Vì việc đầu tư vào năng lượng tái tạo càng ngày càng tăng tạo cho các nước tham gia mở cửa thương mại có thêm cơ hội tiêu thụ năng lượng tái tạo Vì vậy, mở cửa thương mại giúp đẩy mạnh phát triển cơ cấu tiêu thụ năng lượng trong nước và đồng thời giảm phát thải lượng khí CO2 Ở yếu tố thứ hai, nhóm tác giả nói về tác động của độ mở thương mại đến GDP chủ yếu được thể hiện ở tác động ngoại ứng từ công nghệ và hiệu quả kinh tế theo quy mô Thứ nhất, hiệu ứng lan tỏa tri thức làm thúc đẩy tính sáng tạo, học hỏi và đổi mó không ngừng, các hoạt động giao thương xuất nhập khẩu không chỉ giúp phát triển quy mô thị trường mà còn gia tăng đáng kể nguồn tri thức trong nền kinh tế, tạo điều kiện tốt cho các công ty học hỏi và “bắt chước” các công nghệ tiên tiến, gia tăng sự cạnh tranh và từ đó có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP (Branstetter 2006) Thứ hai, việc mở cửa thương mại còn có thể định hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu, đưa mức sản lượng thực tế của doanh ngh iệp tiến gần hơn với mức sản lượng tiềm năng tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo động lực phát triển kinh tế (Herzer
2010) Đối với yếu tố cường độ sử dụng năng lượng, theo Copeland và Taylor (2004) thì khi mở cửa thương mại sẽ làm giảm cường độ năng lượng Hiệu ứng này có thể được thể hiện thông qua hiệu ứng cấu trúc và hiệu ứng công nghệ Hiệu ứng cấu trúc liên quan đến những thay đổi trong cơ cấu ngành do độ mở thương mại gây ra Trong khi đó, hiệu ứng công nghệ thì lại liên quan đến các khía cạnh khác như nghiên cứu và phát triển, hiệu ứng này tạo cơ hội cho các quốc gia giao thương quốc tế tiếp cận gần hơn các công nghệ tiên tiến thông qua dòng FDI Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, ít phát thải làm giảm đáng kể cường độ năng lượng công nghiệp (Copeland & Taylor 1997)
2.3.3 Tiêu thụ năng lượng và ô nhiễm môi trường
Tiêu thụ năng lượng là việc sử dụng và tiêu thụ các nguồn năng lượng khác nhau như dầu, than, khí tự nhiên, hạt nhân và các nguồn năng lượng tái tạo khác Để cung cấp điện, nhiên liệu và nhiệt cho các quá trình và hoạt động trong xã hội Nhìn chung, có ba thước đo phổ biến về mức tiêu thụ năng lượng: tiêu thụ năng lượng bình quân trên đầ u người, tiêu thụ năng lượng trên mỗi cá nhân và tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm (Zhang Jing và cộng sự, 2016) Tiêu thụ năng lượng là kết quả cuối cùng của hoạt đ ộng sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú ở một vùng trong một khoảng thời gian nhất định (Song Wang, 2022)
Theo Hatemi và Irandoust (2005) cho rằng mối liên hệ giữa việc tiêu thụ năng lượng và sự phát triển kinh tế là một vấn đề cấp bách, bởi vì năng lượng được coi là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế của hầu hết các quốc gia Bên cạnh đó thì nghiên cứu của Khan, Imran, và Muhammad (2020) cũng cho biết rằng tăng trưởng kinh tế và các ngành sản xuất sử dụng than, dầu mỏ, khí đốt khi sản xuất đầu vào đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Song với đó nghiên cứu của Xue và cộng sự (2022) cũng khẳng định rằng năng lượng là không thể thiếu để đạt được sự phát triển kinh tế, tuy nhiên, việc tiêu thụ năng lượng đã và đang làm tăng lượng khí thải CO2, đây nguyên nhân chính gây suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu
Từ kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy tiêu thụ năng lượng ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kinh tế và có mối liên hệ với lượng phát thải CO2 Nghiên cứu của Lee và Chang (2008) chỉ ra rằng việc sử dụng quá nhiều năng lượng là nguyên nhân chính của việc gia tăng lượng phát thải khí CO2 gây hại cho sức khoẻ con người và ô nhiễm môi trường, điều này cũng đã gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển con người theo nhận định của Pợrlogea (2012) Bờn cạnh đú, việc sử dụng năng lượng thiếu kiểm soỏt cũng là nguyờn nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, góp phần làm biến đổi khí hậu Kết quả thực nghiệm bài nghiên cứu của Trần Văn Nguyện, Đinh Hồng Linh, Trần Văn Quyết (2018) cũng chỉ ra rằng phát thải khí CO2 và tiêu thụ năng lượng có một mối quan hệ hai chiều trong ngắn hạn và cả dài hạn đối với nền kinh tế châu Á nói chung, và nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập cao nói riêng Song với đó Shahbaz và cộng sự (2020) cũng kết luận rằng việc sử dụng nhiều hơn các nguồn năng lượng không tái tạo (than đá, dầu thô và khí đốt tự nhiên) có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho môi trường do sự gia tăng lượng phát thải
Giả thuyết nghiên cứu
Có thể thấy, vấn đề về tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt nhu cầu về môi trường bền vững ngày càng tăng Từ cơ sở lý thuyết được tổng hợp từ nhiều bài nghiên cứu khác nhau, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tích cực đến lượng phát thải khí CO2 ra môi trường đến một ngưỡng nhất định;
H2: Độ mở thương mại có tác động tích cực đến lượng phát thải khí CO2;
H3: Tiêu thụ năng lượng có ảnh hướng tích cực đến lượng phát thải khí CO2;
H4: Nhân tố thứ cấp (GDP2) được áp dụng cho nhóm quốc gia có thu nhập cao, không có ảnh hưởng đối với nhóm quốc gia có thu nhập trung bình, trung bình thấp, và thu nhập thấp
Trong chương II, nhóm tác giả trình bày một số khái niệm quan trọng liên quan đến đề tài nghiên cứu cần được làm rõ Cụ thể là khái niệm tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và các biến tác động khác Sau đó, nhóm tác giả đưa ra một số lý thuyết và cơ chế để chỉ ra các mối tương quan, cũng như quy luật tác động của các biến số Từ nền tảng những giả thuyết và mô hình tham khảo nhóm tác giả đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu làm cơ sở để phát triển giả thuyết nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định kết quả khảo sát về sau Mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 1 biến phụ thuộc là “Lượng khí thải CO2”, 2 biến độc lập “GDP bình quân đầu người” và “Độ mở thương mại” và hai biến kiểm soát khác là “Tiêu thụ năng lượng” và “GDP2”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu
Dữ liệu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập dữ liệu hàng năm của 36 quốc gia ở châu Á trong khoảng từ năm 1992 đến 2019 Tất cả các biến đều được chuyển sang logarit tự nhiên và được trình bày như sau:
Bảng 3.1 Bảng kỳ vọng dấu
Tên biến Ký hiệu Mô tả Kỳ vọng dấu
Lượng khí thải CO2 CO2 Tấn bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người GDP So sánh US 2015 +
Mức tiêu thụ năng lượng ENC Mức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người (kWh/ người) + Độ mở thương mại OPEN Tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu trong GDP (%) +/-
Nhân tố thứ cấp GDP2 Bình phương của GDP -
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả, 2023
Theo Ourworldindata, các quốc gia trên thế giới được chia thành các nhóm quốc gia theo thu nhập Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa GDP và chất lượng môi trường, (Qiang Wang & Fuyu Zhang, 2021), cũng chia các quốc gia trong mẫu nghiên cứu thành các nhóm quốc gia Chính vì vậy, dựa trên dữ liệu được thu thập trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả chia các nhóm quốc gia thành ba nhóm: nhóm quốc gia thu nhập cao (high income countries (HI)), nhóm quốc gia thu nhập trung bình (upper-middle countries (UI)), và nhóm quốc gia thu nhập thấp và trung bình thấp (low and lower-middle countries (LLI) Hình 3.1 minh họa các biểu đồ phân tán của lượng khí CO2 phát thải so với GDP của tất cả các quốc gia (All), các quốc gia thu nhập cao (HI), các quốc gia thu nhập trung bình cao (UI), và các quốc gia thu nhập thấp và trung bình thấp (LLI)
Bảng 3.2 Danh sách các quốc gia Các quốc gia thu nhập cao
Japan Israel Singapore South Korea United Arab
Các quốc gia thu nhập trung bình
China Indonesia Malaysia Thailand Armenia
Azerbaijan Georgia Iran Irag Jordan
Lebanon Maldives Turkey Turkmenistan Kazakhstan
Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình thấp
Cambodia Philippines Vietnam Bangladesh Bhutan
India Kyrgyzstan Nepal Pakistan Sri Lanka
Hình 3.1 Biểu đồ phân tán thể hiện mối quan hệ giữa GDP và phát thải khí CO2 theo từng nhóm quốc gia
Tất cả quốc gia (All) Nhóm quốc gia thu nhập cao (HI)
Nhóm quốc gia thu nhập trung bình (UI) Nhóm quốc gia thu nhập thấp và trung bình thấp (LLI)
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả, 2023
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Quan sát hình ảnh, dường như có một mối quan hệ hình chữ U giữa GDP và lượng khí thải CO2 trong biểu đồ của tất cả các quốc gia Tuy nhiên, mối quan hệ hình chữ U ngược này chỉ xuất hiện ở HI, trong khi mối quan hệ ở cả UI và LLI đều gần như là tuyến tính
Trong năm 1994, Grossman đã tiến hành một nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và môi trường ở một số quốc gia trên thế giới và không tìm thấy bằng chứng cho thấy chất lượng môi trường giảm dần theo thời gian cùng với tăng trưởng kinh tế, nhưng tăng trưởng kinh tế mang lại một giai đoạn ban đầu của suy giảm, sau đó là giai đoạn cải thiện Grossman đã chứng minh rằng EKC (mối quan hệ chữ U ngược giữa thu nhập và môi trường) tồn tại cả trong ngành lưu trú (lodging industries) và trong lưu lượng khí thải, bao gồm CO2 và NO2 Sun và cộng sự (2020) cũng tìm thấy bằng chứng về lý thuyết EKC trong các bảng đầy đủ của tất cả các quốc gia thuộc tổ chức OECD và B&R Bằng chứng của họ xác nhận mối quan hệ hình chữ U ngược giữa thu nhập và chất lượng môi trường Kết quả nà y xác nhận các kết quả của Apergis (2010), Apergis (2011), Ertugrul (2016) Dựa trên kết quả này, chúng tôi thấy rằng điểm ngưỡng (điểm chuyển đổi từ suy giảm sang cải thiện) thay đổi qua các bảng khác nhau Vì vậy, đối với hồi quy của tất cả các quốc gia, chúng tôi đề xuất một mô hình sử dụng nhân tố thứ cấp (GDP20 để kiểm tra xem EKC có tồn tại không Điều này có thể đại diện cho quá trình phát triển của một quốc gia, từ thu nhập thấp đến cao
(1) Tất cả các quốc gia: ln(CO2it) = αit + β1ln(ENCit) + β2ln(GDPit) + β3ln(GDP2it) + β4ln(OPENit) + εit
Có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng EKC tồn tại trong số các quốc gia có thu nhập cao
Cụ thể, một số nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của EKC đối với các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), ví dụ như Lindmark (2002) cho Thụy Điển (1870-1997), Acaravci và Ozturk (2010) cho Đan Mạch và Ý (1960-2005), và Can và Gozgor (2017) cho Pháp (1964-
2014) Vì vậy, chúng tôi đề xuất các mô hình bậc hai khác cho HI:
(2) HI: ln(CO2it) = αit + β1ln(ENCit) + β2ln(GDPit) + β3ln(GDP2it) + β4ln(OPENit) + εit
Dựa trên các kết quả của Saboori và Sulaiman, hiện nay Indonesia và Philippines đang ở phần tăng của đường cong EKC Các kết quả này không hỗ trợ EKC ở Indonesia,
Malaysia và Philippines dưới phân tích dài hạn của họ Các kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Ozturk và Acaravci, họ không tìm thấy giả thuyết EKC trong kịch bản mô hình tuyến tính sử dụng mô hình logarit tuyến tính trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ Hơn nữa, Akbostanci và cộng sự cũng tìm thấy mối quan hệ tăng liên tục giữa lượng khí thải CO2 và thu nhập theo phân tích chuỗi thời gian Những kết quả kết hợp này về sự tồn tại của EKC được kỳ vọng, vì quá trình phát triển kinh tế không được phân phối đều trong khu vực Quan sát hình ảnh của chúng tôi cũng hỗ trợ các kết quả này Do đó, chúng tôi đề xuất các mô hình tuyến tính cho cả UI và LLI:
(3) UI: ln(CO2it) = αit + β1ln(ENCit) + β2ln(GDPit) + β4ln(OPENit) + εit
(4) LLI: ln(CO2it) = αit + β1ln(ENCit) + β2ln(GDPit) + β4ln(OPENit) + εit
Phương pháp nghiên cứu
Như đã trình bày, nhóm tác giả chia 36 quốc gia thành ba danh mục dựa trên mức thu nhập, bao gồm nhóm quốc gia thu nhập cao (high-income), thu nhập trung bình cao (upper-middle income) và, thu nhập thấp và trung bình thấp (low and lower -middle income) (Our World in Data, 2021) Trước tiên, chúng tôi kiểm tra các vấn đề trong dữ liệu, sử dụng kiểm định White (1980) để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi; kiểm định CD của Pesaran (2004) để kiểm tra sự phụ thuộc chéo trong dữ liệu chuỗi thời gian của dữ l iệu bảng, và kiểm định Wooldridge (2002) để kiểm tra hiện tượng tương quan liên tục trong lỗi riêng biệt của một mô hình dữ liệu chuỗi tuyến tính Khi xảy ra vấn đề về phụ thuộc chéo giữa các quốc gia, nhóm tác giả sử dụng kiểm định tính dừng CIPS được phát triển bởi Pesaran (2007) cho chuỗi dữ liệu không đồng nhất và kiểm định tính dừng cho chuỗi dữ liệu không đồng nhất có sự phụ thuộc chéo được đề xuất bởi Pesaran (2003) Kiểm tra cointegration của Westurlund và Pedroni (1999) được sử dụng để đánh giá các mối quan hệ cân bằng, sau đó phương pháp hồi quy FGLS được sử dụng để kiểm tra hồi quy ngắn hạn của các mô hình Sau đó, ước lượng dài hạn và ngắn hạn ARDL được triển khai để xác định ảnh hưởng của sự mở cửa thương mại, tăng trưởng kinh tế, toàn cầu hóa và sử dụng năng lượng đối với khí thải carbon dựa trên tiêu thụ ở mỗi danh mục quốc gia; mô hình điều chỉnh lỗi ECM được phát triển bởi Engle và Granger (1987) được sử dụng để đánh giá các hệ số ngắn hạn Cuối cùng, để ước lượng hồi quy được tính toán để kiểm tra mối quan hệ dài hạn, chúng tôi sử dụng phương pháp hồi quy FMOLS
Trong chương III, nhóm tác giả trình bày quy trình nghiên cứu từ việc xác định vấn đề cần nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận, mô hình đề xuất đến nghiên cứu sơ bộ rồi đến nghiên cứu chính thức cho ra kết quả Mục tiêu của chương III chú trọng vào phần phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được kết hợp với nhau để tìm ra các khoảng trống từ các nghiên cứu trước đây, làm rõ các khái niệm, lý thuyết phục vụ từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu giúp ta nắm rõ các tác động của phát triển kinh tế đến ô nhiễm môi trường, phân tích sự tác động của các yếu tố Từ đó, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp Các phương pháp nghiên cứu trên được nhóm nghiên cứu tổng quan, so sánh, kế thừa từ những các nghiên cứu đi trước và mục tiêu, tính chất của nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thống kê mô tả dữ liệu
Bảng 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu
All countries lnCO2 0.8878548 1.296738 -2.819846 3.142315 lnGDP 8.250868 1.293024 5.869174 11.02494 lnENC 9.488895 1.322618 5.325513 12.20364 lnOPEN 4.395118 0.5945226 2.519007 6.092712
HI lnCO2 2.38486 0.409258 1.518292 3.142315 lnGDP 10.31605 0.2986719 9.286987 11.02494 lnENC 11.20163 0.6152292 10.21278 12.20364 lnOPEN 4.691107 0.8323635 2.773456 6.092712
UI lnCO2 1.277412 0.662055 -0.2962601 2.737048 lnGDP 8.338802 0.5948111 6.674116 9.387544 lnENC 9.690219 0.5637043 7.477916 11.06828 lnOPEN 4.40468 0.4907947 2.975133 5.666079
LLI lnCO2 -0.2258578 1.049276 -2.819846 1.968627 lnGDP 7.135837 0.5602823 5.869174 8.410879 lnENC 8.443784 1.086323 5.325513 10.28093 lnOPEN 4.238159 0.4717822 2.519007 5.647854
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả, 2023
Bảng 4.1 trình bày các số liệu tóm tắt liên quan đến lượng khí thải CO2 trên đầu người, tiêu thụ năng lượng trên đầu người, mức độ mở cửa thương mại trong tăng trưởng kinh tế và GDP thực trên đầu người cho từng hạng mục quốc gia và bộ dữ liệu theo chuỗi thời gian từ 1992 đến 2019 Nhóm quốc gia LLI có giá trị trung bình thấp nhất trên tất cả các biến, với khí thải CO2 có giá trị âm -0.2258578), GDP khoảng 7.135837, OPEN khoảng 4.238159, và ENC là 8.443784 Ngược lại, Nhóm HI là hạng mục quốc gia có giá trị cao nhất ở tất cả các biến, với việc sử dụng năng lượng trung bình là 11.20163, nền kinh tế gần như là giàu có với GDP trung bình khá cao là 10.31605, trung bình lượng CO2 phát thải là 2.38486, và tỷ lệ của OPEN trong GDP là 4.691107 Về mức độ biến động, tất cả các quốc gia đều có mức độ biến động cao nhất trong CO2 phát thải trên đầu người (1.296738), tiêu thụ năng lượng (1.322618), và GDP trên đầu người (1.293024) Ngoài ra, mức biến động CO2 ở LII là cao nhất với sai số chuẩn là 1.049276.
Kiểm tra phương sai sai số thay đổi
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định White về vấn đề phương sai không đổi
Chi-square test Prob > chi2
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả, 2023
Trước tiên, nhóm tác giả xem xét vấn đề phương sai sai số thay đổi trong các mô hình Kiểm tra phương sai sai số thay đổi là quan trọng vì nó có thể dẫn đến các ước lượng tham số là thiên lệch và cần sử dụng nhiều mô hình cao cấp hơn để khắc phục (Smithson,
2001) Đối với dữ liệu bảng, trước tiên chúng tôi thực hiện hồi quy OLS để kiểm tra mối quan hệ giữa tất cả các biến trong mỗi mô hình Sau đó, chúng tôi sử dụng thử nghiệm White để kiểm tra giả thuyết phương sai sai số không đổi Kết quả được hiển thị trong Bảng 4.2 cho thấy rằng tất cả nhóm quốc gia đều có giá trị xác suất của thống kê Prob>chi2 nhỏ hơn 0.01, điều này có nghĩa là giả thuyết không đổi về phương sai có thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1% và có sự hiện diện của hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Kiểm tra hiện tượng tương quan chuỗi (tự tương quan) trong dữ liệu bảng
Trong nghiên cứu này, việc kiểm tra tương quan chuỗi (serial correlation) trong các mô hình này là rất quan trọng Việc kiểm tra tương quan chuỗi trong các sai số của một mô hình hồi quy tuyến tính đã được công nhận từ nhiều năm trước Gần đây, bằng cách s ử dụng hàm logarit tự nhiên (log-likelihood function), Liu và Wei (2008) đã xây dựng một bài kiểm tra để đánh giá các mô hình hồi quy phi tuyến tính với các sai số tuân theo quy luật phân phối chuẩn Trong kiểm tra này, Nhóm tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge (2002) để kiếm tra hiện tượng tương quan chuỗi trong các sai số đặc trưng của dữ liệu bảng Drukker
(2003) trình bày bằng chứng mô phỏng cho thấy rằng kiểm định này có các thuộc tính kích thước mẫu và công suất tốt ở các kích thước mẫu hợp lý Kiểm định chủ yếu dành cho các mô hình UI và LI, vì hồi quy phi tuyến tính như hồi quy bậc hai có thể được sử dụ ng để khắc phục tương quan chuỗi trong Stata Tuy nhiên, nhóm tác giả vẫn kiểm tra tương quan chuỗi trong tất cả các mô hình để kiểm tra xem có thể có lỗi trong các mô hình đó không, và kết quả được trình bày trong bảng 4.3
Bảng 4.3 Kiểm định Wooldridge về vấn đề tương quan chuỗi trong dữ liệu bảng
CO2=f(GDP, GDP2, ENC, OPEN)
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả, 2023
Theo kết quả kiểm định Wooldridge, nhóm tác giả bác bỏ giả thuyết không có tương quan chuỗi với mức ý nghĩa 1% Do đó, mô hình của tất cả các quốc gia, HI, UI và LLI đều có tương quan chuỗi ở mức ý nghĩa 0,01.
Kiểm định phụ thuộc chéo
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Modified Wald về vấn đề phụ thuộc chéo
All countries UI lnCO2 28.31*** lnCO2 14.92*** lnGDP 99.23*** lnGDP 47.59*** lnENC 26.30*** lnENC 18.23*** lnOPEN 18.77*** lnOPEN 3.85***
HI LLI lnCO2 1.35 lnCO2 14.12*** lnGDP 14.07*** lnGDP 34.79*** lnENC 2.71*** lnENC 5.46*** lnOPEN 11.14*** lnOPEN 7.83***
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả, 2023
Trong bước này, nhóm tác giả tiến hành kiểm định phụ thuộc chéo để quyết định xem phương phát kiểm định tính dừng thế hệ thứ nhất hay thế hệ thứ 2 được áp dụng Để thực hiện điều đó, phương pháp kiểm định Pesaran (2004) được áp dụng đối với dữ liệu bảng được sử dụng trong bài nghiên cứu này Kiểm định phụ thuộc chéo Pesaran (2004)
CD có thể được áp dụng cho cả biến số cũng như cho phần dư, miễn là chúng đã được tính toán trước đó như một chuỗi biến số riêng biệt, điều này hoàn toàn phù hợp với dữ liệu do nhóm tác giả sử dụng Giả thuyết không Pesaran (2004) là giả thuyết phụ thuộc yếu (2015
- Đánh giá kinh tế lượng) hay nói cách khác là không có sự phụ thuộc chéo giữa các quốc gia Có nghĩa là, khi số lượng đơn vị (N) giảm và thời gian quan sát (T) tiến về vô cùng, sự phụ thuộc chéo giữa các quan sát sẽ biến mất và do đó, ước lượng trở nên nhất quán Trong dữ liệu dạng bảng của chúng ta, giá trị T là cố định là 28, tuy nhiên số lượng đơn vị của mỗi mô hình khá nhỏ, do đó việc kiểm tra sự phụ thuộc chéo bằng kiểm định CD của Pesaran (2004) là phù hợp Bảng 4.4 hiển thị kết quả kiểm định phụ thuộc chéo giữa các nhóm quốc gia Kết quả cho thấy, tất cả các biến ở các nhóm All, HI, và LLI đều bác bỏ mạnh mẽ giả thuyết không ở mức ý nghĩa 1% Điều này chỉ ra rằng tồn tại sự phụ thuộc chéo giữa các quốc gia ở các nhóm Trong khi đó, CO2 là biến duy nhất giả thuyết không không thể bị bác bỏ về sự phụ thuộc chéo với giá trị xác xuất pvalue là 0,176 Tuy nhiên, các biến còn lại vẫn thể hiện sự thuộc chéo mạnh Chính vì vậy, ở bước tiếp theo, nhóm tác giả áp dụng phương pháp kiểm định tính dừng thế hệ thứ hai cho bộ dữ liệu.
Kiểm định tính dừng
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định tính dừng thế hệ thứ hai
Variables At level 1st difference Variables At level 1st difference
All countries All countries lnCO2 -2.087** -3.331*** lnCO2 -2.334*** -4.619*** lnGDP -2.835*** -3.378*** lnGDP -2.659*** -3.839*** lnGDP2 -2.735*** -3.258*** lnGDP2 -2.594*** -3.747*** lnENC -2.212*** -3.453*** lnENC -2.345*** -4.711*** lnOPEN -1.912 -3.714*** lnOPEN -2.265*** -4.719***
HI HI lnCO2 -2.547** -3.399*** lnCO2 -2.439** -5.076*** lnGDP -2.134 -3.237*** lnGDP -1.858 -4.757*** lnGDP2 -2.121 -3.235*** lnGDP2 -1.836 -4.789*** lnENC -2.470** -3.573*** lnENC -2.322** -4.569*** lnOPEN -2.245* -3.144*** lnOPEN -2.102 -4.146***
UI UI lnCO2 -2.213** -3.566*** lnCO2 -2.841*** -4.642*** lnGDP -2.654*** -3.504*** lnGDP -2.696*** -4.014*** lnENC -2.415*** -3.550*** lnENC -2.711*** -4.803*** lnOPEN -2.002 -3.549*** lnOPEN -2.362*** -4.659***
LLI LLI lnCO2 -1.907 -3.043*** lnCO2 -1.947 -4.096*** lnGDP -2.942*** -3.327*** lnGDP -2.434*** -3.498*** lnENC -1.874 -3.264*** lnENC -1.881 -4.486*** lnOPEN -2.157** -4.194*** lnOPEN -2.649*** -5.189***
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả, 2023
Từ kết quả của kiểm định trước, dữ liệu bảng sử dụng trong bài nghiên cứu này có sự phụ chéo giữa các quốc gia nên kiểm định tính dừng thế hệ thứ hai được áp dụng Các kiểm định tính dừng thường được sử dụng với dữ liệu có sự thuộc chéo là Pesaran's CADF
(2003), Pesaran’s CIPS (2007), Moon and Perron (2004), và Bai and Ng (2004) Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng kiểm định CADF cho dữ liệu bảng không đồng nhất có sự phụ thuộc chéo được phát triển vởi Pesaran năm 2003 và kiểm định kiểm định CIPS cho dữ liệu bảng không đồng nhất được phát triển vởi Pesaran năm 2007 Đối với kiểm định CADF của Pesaran, trong trường hợp T là cố định (T là cố định ở mức 28 trong nghiên cứu này), để đảm bảo rằng số liệu CADF không phụ thuộc vào các tham số gây phiền hại, hiệu ứng của trung bình ban đầu của quan sát chéo cũng phải được loại bỏ, điều này có thể được đạt được bằng cách áp dụng kiểm định trên sự chênh lệch của biến số so với trung bình ban đầu của quan sát chéo theo Pesaran (2003) Các độ trễ của biến phụ thuộ c có thể được giới thiệu để kiểm soát sự tương quan liên tục trong các sai số (trong trường hợp này, số lượng độ trễ bằng 1, tương ứng với tính chất hàng năm của dữ liệu) Kiểm định CIPS của Pesaran là một kiểm định nghiệm đơn vị thế hệ tiên tiến của CADF của Pesaran Giả thuyết không đổi của cả hai kiểm định này đều là không dừng, và các kết quả được trình bày trong bảng 4.5
Theo kết quả được trình bày trong bảng 4.5, nhiều biến không thể bác bỏ giả thuyết không ở hầu hết các mức ý nghĩa Tuy nhiên, sau khi lấy sai phân bậc 1, biến phụ thuộc và các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% Như vây, nhóm tác giả khẳng định rằng tất cả các biến dừng ở bậc 1 (1st difference).
Kiểm định đồng liên kết
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Westerlund
CO2=f(GDP, GDP2, ENC, OPEN) CO2=f(GDP, ENC, OPEN)
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả, 2023
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Pedroni
CO2=f(GDP, GDP2, ENC, OPEN)
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả, 2023 Ở bước này, nhóm tác giả tiến hành kiểm định đồng liên kết giữa các biến sau khi xác định các biến đều dừng ở bậc 1 Kiểm định đồng liên kết Westurlund and the Pedroni
(1999) được sử dụng để đánh giá mối quan hệ của các biến Trong kiểm định này, giả thuyết không cho rằng các biến không có hiện tượng đồng liên kết Ngược lại, có xảy ra hiện tượng đồng liên kết giữa các biến Kết quả kiểm định được trình bày trong Bảng 4.6 và Bảng 4.7
Bảng 4.6 và Bảng 4.7 trình bày kết quả kiểm định đồng liên kết Kiểm định Westerlund chỉ ra rằng các nhóm có hiện tượng đồng liên kết dài hạn giữa CO2 và các biến phụ thuộc của nó ở mức ý nghĩa 5%, trừ nhóm LLI Đối với kiểm định đồng liên kết Pedroni, kiểm định Modified Phillips-Perron khẳng định rằng không thể bác bỏ giá thuyết không không có hiện tượng đồng liên kết ở các nhóm ở tất cả các mức ý nghĩa Trong khi đó, kiểm định Phillips-Perron và kiểm định Augmented Dickey-Fuller cho thấy rằng, giả thuyết không bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1% ở nhóm All và UI, nhóm LLI và HI cũng lần lượt có ý nghĩa thống kể ở mức ý nghĩa 5% và 10% Chính vì vậy, nhóm tác giả vẫn tiếp tục tiến hành các kiểm định tiếp theo để ước lượng tác động giữa tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, tiêu thụ năng lượng với CO2 trong ngắn hạn và dài hạn.
Hồi quy bằng phương pháp bình phương tối thiểu khả thi (FGLS)
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy FGLS
All HI lnGDP 2.458347 20.39*** lnGDP 11.34494 5.20*** lnGDP2 -0.1321274 -19.01*** lnGDP2 -0.5709846 -5.36*** lnENC 0.7720492 -8.02*** lnENC 0.5611114 -6.64*** lnOPEN -0.1659716 51.16*** lnOPEN -0.136689 21.18*** Cons -16.77656 -33.22*** cons -59.47889 -5.32***
UI LLI lnGDP 0.1582299 5.97*** lnGDP 0.5095483 11.85*** lnENC 0.9865539 34.91*** lnENC 0.7428832 31.52*** lnOPEN -0.094124 -3.14*** lnOPEN -0.1862614 -3.85*** Cons -9.187372 -32.60*** cons -9.345251 -29.72***
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả, 2023 Ở bước này, mô hình hồi quy FGLS được nhóm tác giả sử dụng để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan của dữ liệu bảng Mô hình FGLS được sử dụng để ước lượng tác động ngắn hạn giữa CO2 và các biến độc lập của nó Kết quả ước lượng được mô hình được trình bày trong Bảng 4.8
Từ kết quả hồi quy, ta có thể khẳng định chắc chắn rằng tất cả các biến phụ thuộc đều có ý nghĩa ở mức 1% Bên cạnh đó, ta có thể thấy rằng tồn mối quan hệ hình chữ U trong ngắn hạn giữa CO2 và tăng trưởng kinh tế (GDP) đối với nhóm tất cả các quốc gia và HI Tương tự, kết quả hồi quy cho thấy tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa CO2 và tăng trưởng kinh tế (GDP) ở nhóm nước UI và LII Khi GDP tăng, điều này dẫn đến sự tăng khí thải CO2 ở nhóm quốc gia có thu nhập trung bình đến thấp Điều này phụ hợp với biển đồ phân tán được mình họa ở Hình 3.1.
Mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) với phương pháp tiếp cận ECM
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy ARDL với phương pháp tiếp cận ECM
Long-run results lnGDP 3.505645*** lnGDP -1.799312 lnGDP2 -0.1996133*** lnGDP2 0.05893 lnENC 0.6021261*** lnENC 0.367171*** lnOPEN 0.109276*** lnOPEN 0.1009389***
Short-run results lnGDP -8.052571 lnGDP -33.14849* lnGDP2 0.4154012 lnGDP2 1.62062* lnENC 0.4650827*** lnENC 0.1964742* lnOPEN 0.0064153 lnOPEN 0.1007901***
Long-run results lnGDP 0.2236435*** lnGDP 0.4379659*** lnENC 0.6218247*** lnENC 0.6236621*** lnOPEN 0.0527927** lnOPEN 0.2854935***
Short-run results lnGDP 0.2673595*** lnGDP 0.8391803*** lnENC 0.5887631*** lnENC 0.5472154*** lnOPEN 0.0124069 lnOPEN -0.0055731
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả, 2023
Sau khi tính đồng liên kết giữa các biến được khẳng định, và kiểm định hồi quy đồng liên lết (FGLS) được bổ sung vào, nhóm tác giả tiếp tục áp dụng kiểm định trong ngắn hạn và dài hạn Mô hình tự phân phối độ trễ hồi quy ARDL để có thể xác định chắc chắn tác động của độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế, và tiêu thụ năng lượng lên phát thải khí CO2 trong giai đoạn từ 1992 đến 2021 trong mỗi phân loại quốc gia Một khi mối quan hệ dài hạn được xác nhận, thì sự liên kết trong ngắn hạn sẽ được kiểm chứng bằng các h sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) phát triển bởi Englge và Granger (1987) dùng cho việc đánh giá các hệ số ngắn hạn (He et al (2021); Gokmenoglu (2019); Milin (2022); Adebayo (2021)) Shaari (2020) sử dụng một mẫu gồm các quốc gia thu nhập cao, th u nhập trên trung bình, dưới trung bình và thu nhập thấp trong giai đoạn từ 1990 -2017, và mô hình kiểm định ARDL bảng (DFE & PMG) để kiểm tra mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo được và khí thải CO2 Nghiên cứu gần đây của Androniceanu (2023) cũng sử dụng mô hình ARDL DFE cùng với PMG và MG để phát hiện được mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn và dài hạn giữa khí thải CO2, tiêu thụ năng lượng, và FDIs lên tỷ lệ tăng trưởng GDP tại 25 quốc gia thành viên EU trừ Malta và Croatia trong giai đoạn 2000 -2020 Cụ thể, Hiệu ứng cố định động (DFE) được triển khai trong nghiên cứu của nhóm tác giả Công cụ ước tính này có thể giới hạn hệ số vectơ đồng tích hợp để có tính nhất quán cho tất cả các bảng dài hạn Ngoài ra, nó còn giới hạn hệ số điều chỉnh theo thời gian và đưa ra ước tính ngắn hạn nhất quán DFE giới hạn hệ số của vectơ tích hợp cho tất cả các bảng Theo Pesaran và Shin (1999), cách tiếp cận này phù hợp hơn trong việc tạo ra các hệ số dài hạn bất kể thứ tự tích hợp là I (0) hay I (1) Phương pháp này sử dụng kết hợp dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo với T lớn hơn N Theo Pesaran và Shin (1999, 2001), số N thích hợp nhất là khoảng 20–30 quốc gia
Hơn nữa, bộ ước lượng DFE có thể ước lượng các hệ số tổng thể ngắn hạn và dài hạn, phù hợp cho nghiên cứu này vì nhóm tác giả không ước lượng mô hình cho từng quốc gia mà ước lượng tổng thể Kết quả của các ước tính dài hạn và ngắn hạn ARDL (DFE) bảng kết hợp với ECM được mô tả trong Bảng 4.9 Đối với kết quả ngắn hạn, rõ ràng có sự tồn tại của mối quan hệ tích cực giữa phát thải khí CO2 bình quân đầu người và tăng trưởng kinh tế ở các nước UI và LLI Điều này biểu thị rằng ở các quốc gia thu nhập thấp, sự gia tăng GDP sẽ dẫn đến sự tăng nhẹ trong lượng CO2 bình quân đầu người tại mức ý nghĩa 1%, trong khi đó tại các quốc gia thu nhập trên trung bình, sự đột biến này dường như chậm lại với p-value là 0,05 Kết quả này phù hợp với nghiên cứu khác của Adebayo
(2021), Feriansyah et al (2022), Tang & Tan (2016) ở Campuchia và Kim (2019), tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và các vấn đề môi trường ở phần lớn các quốc gia có thu nhập thấp
Tiêu thụ năng lượng ở cả UI và LLI cũng có mối liên quan tích cực đến lượng khí thải CO2 trong ngắn hạn và dài hạn Điều này cũng dễ hiểu vì con người càng sử dụng nhiều năng lượng thì lượng khí CO2 thải ra môi trường càng mạnh Nghiên cứu của Sikder cũng cho thấy kết quả dài hạn cho thấy mức tăng 1% trong sử dụng năng lượng, tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ làm tăng lượng khí thải CO2 ở các nước đang phát triển (có nghĩa là các nước có thu nhập trung bình thấp và các nước thu nhập trung bình cao) Độ mở thương mại và lượng khí thải CO2 không tương quan trong UI hoặc LLI, ngoại trừ phát hiện dài hạn đối với LLI Điều này cho thấy rằng nhập khẩu và xuất khẩu có thể làm tăng lượng khí thải CO2 ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp Những phát hiện của Sun và cộng sự (2019), cho thấy thương mại, FDI, vốn và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ tích cực lâu dài với suy thoái môi trường ở các quốc gia SAARC (chủ yếu là các quốc gia có thu nhập trung bình thấp), chứng thực cho những phát hiện của LLI của nhóm tác giả
Ngược lại, kết quả dài hạn của All và HI lại cho thấy một khía cạnh khác, với tất cả các biến đều có ý nghĩa ở mức 0,01 Kết quả này chỉ ra rằng về tổng thể, và khi quốc gia chuyển sang công nghiệp hóa, thu nhập bình quân đầu người, độ mở thương mại và tiêu thụ năng lượng có thể ảnh hưởng đến lượng khí thải carbon dioxide
Tuy nhiên, kết quả về GDP, ENC và OPEN dường như không nhất quán giữa các loại quốc gia đó Nhóm phát hiện ra rằng mặc dù GDP của UI và LLI có tác động tiêu cực lâu dài đến CO2 nhưng p-value của chúng lại cao hơn 0,5, điều này cho thấy dữ liệu ít có ý nghĩa Điều này cho thấy, mặc dù không có tính thuyết phục, rằng độ co giãn giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải carbon đã chậm lại ở những hạng mục này Tuy nhiên, do EKC hiện diện trong All và HI và HI được cho là đại diện cho hướng đi trong tương lai của
UI và LLI, khám phá này có thể chứng thực những phát hiện của chúng tôi trong hai trường hợp đó Ngoài ra, kết quả ngắn hạn của UI cho thấy OPEN không ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm lượng khí thải CO2, trong khi kết quả ngắn hạn của HI chứng minh rằng ENC không ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2.
Hồi quy ước lượng tác động dài hạn FMOLS
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy FMOLS
Regressors Coefficient T-stat Regressors Coefficient T-stat lnGDP 3.27933 5.82*** lnGDP 24.3997 2.31** lnGDP2 -0.1789162 -5.51*** lnGDP2 -1.203505 -2.33** lnENC 0.7736364 10.95*** lnENC 0.7054568 5.50*** lnOPEN -0.2147606 -2.22*** lnOPEN -0.1202146 -1.21 cons -20.08523 -8.51*** cons -128.4805 -2.37**
Long-run SE 1.739782 Long-run SE 1.098537
Regressors Coefficient T-stat Regressors Coefficient T-stat lnGDP 0.2668042 2.71*** lnGDP 0.6320031 2.99*** lnENC 1.141473 10.99*** lnENC 0.7971789 6.88*** lnOPEN -0.1601456 -1.45 lnOPEN -0.1345198 -0.56 cons -11.29537 -10.90*** cons -10.89885 -6.99***
Long-run SE 1.081629 Long-run SE 2.212421
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả, 2023
Sau khi có bằng chứng về mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến, các ước lượng hồi quy được được tính toán để kiểm tra mối quan hệ bền vững trong dài hạn bằng cách sử dụng phương pháp điều chỉnh bình phương tối thiểu đầy đủ (FMOLS) Việc kiểm tra lại mức độ nhạy cảm trong dài hạn của các tham biến đạt được từ mô hình bảng ARDL với kiểm định ECM là vô cùng quan trọng Thao tác này giúp ước lượng lại các mô hình trong bài trước khi kết luận bài nghiên cứu Kiểm định FMOLS phát triển bởi Phillips và Hansen (1990) được dùng để kiểm tra tính vững của mô hình, áp dụng phương pháp bán tham số trong việc ước lượng các tham biến trong dài hạn (Adom, Amakye, Barnor, & Quartey, 2015; Fereidouni, Almulalia, & Mohammed, 2014) Kỹ thuật này sẽ cho ra những tham biến đồng nhất ngay cả trong những kích thước mẫu nhỏ và vượt qua được vấn đề về hiện tượng nội sinh, tương quan chuỗi, thiên lệch thiếu biến, lỗi đo lường và cho phép tính không đồng nhất trong dài hạn của các tham biến (Agbola,2013; Bashier & Siam, 2014; Fereidouni et al., 2014) FMOLS ước tính một mối quan hệ đồng liên kết duy nhất có sự kết hợp của các biến I(1) (Bashier & Siam, 2014) Mô hình này tập trung vào việc chuyển đổi cả dữ liệu và tham biến (Park, 1992) Amarawickramaand Hunt (2007) đã chỉ r a rằng phương pháp FMOLS đưa ra sự điều chỉnh thích hợp cho các vấn đề suy luận trong kỹ thuật đồng liên kết EG truyền thống và do đó, statistics-t ước tính cho các ước tính dài hạn là hợp lệ Kết quả hồi quy FMOLS được biểu thị trong Bảng 4.10
Từ bảng kết quả hồi quy FMOLS, ta thấy được giá trị R bình phương của All countries và UI đều trên 60%, điều này cho thấy các hệ số của các mô hình được đề xuất trước đó đều ohud hợp với giá trị hồi quy Trong khi đó, R bình phương của HI và LLI thuộc khoảng từ 40 đến gần bằng 60% Kết quả cũng chỉ ra rằng All counties và HI ủng hộ thuyết EKC Dường như có sự tồn tại của mối quan hệ theo hình chữ U ngược giữa thi nhập và phát thải khí CO2, đồng với kỳ vọng từ thuyết EKC Hay nói cách khác, tình trạng ô nhiễm sẽ giảm khi một quốc gia đạt được một mức phát triển nhất định, và điểm đó nằm giữa các mức thu nhập cao Kết quả nghiên cứu của nhóm đồng thuận với nhiều bài nghiên cứu trong lý thuyết EKC (Ang, 2007; Apergis and Payne, 2009a, 2010; Lean and Smyth,
2010) Điều này tương tự với phát hiện của Fujii và Managi (2013) Nghiên cứu tiết lộ rằng giả thuyết về lượng khí thải CO2 ở cấp ngành đã được xác thực trong ngành gỗ và sản phẩm gỗ, giấy, bột giấy và in ấn cũng như các ngành xây dựng Điều này chứng minh rằng có mối quan hệ hình chữ U ngược giữa lượng khí thải CO2 và sự phát triển kinh tế ở một số ngành công nghiệp ở các quốc gia OECD Tương tự, khi nghiên cứu ảnh hưởng của chênh lệch thu nhập đến đường cong Kuznets môi trường (EKC), (Wang, Q., Yang, T và Li, R (2023)) cho thấy sự tồn tại của đường cong hình chữ U ngược giữa kinh tế tăng trưởng và ô nhiễm môi trường, được biểu thị bằng hệ số âm của thành phần thứ cấp (GDP2), chứng tỏ rằng giả thuyết EKC có giá trị trong giai đoạn nghiên cứu quốc gia được chọn Ngoài ra, tất cả các biến trong cả hai thử nghiệm đồng liên kết dài hạn đều có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1 Việc sử dụng năng lượng dường như có mối quan hệ tích cực với lượng khí thải CO2 và độ mở thương mại thì ngược lại Thật vậy, các nghiên cứu khác cũng đề xuất rằng việc gia tăng độ mở thương mại có thể là một chính sách hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm, đặc biệt tại các nước thu nhập cao HI (Akin, 2014)
Về các nước UI và LLI với hồi quy tuyến tính, mối quan hệ tích cực giữa thu nhập và phát thải khí CO2 được thể hiện trong kết quả hồi quy FMOLS Những phát hiện của bài như sau: kết quả hồi quy FMOLS cho thấy rằng có một mối liên kết tích cực giữa EG và phát thải khí CO2, Khi cân nhắc mỗi phân loại quốc gia, mối liên hệ tiêu cực giữa Độ mở thương mại với khí thải CO2 dường như không có tác động trong dài hạn, vì p -value của biến này trong trường hợp các nước UI và LLI đều lớn hơn mức ý nghĩa 0,2 Tuy nhiên , kết quả của độ mở thương mại trong trường hợp HI và All countries đều đồng thuận với kết quả của Shahbaz và cộng sự (2012) và Shahbaz và cộng sự (2013) Theo Antweiler và cộng sự (2001), mối liên hệ tiêu cực giữa phát thải OPEN và CO2 thuộc phân loại hiệ u ứng kỹ thuật, ngụ ý rằng hiệu ứng kỹ thuật làm giảm lượng phát thải vì người ta tin rằng việc nhập khẩu công nghệ hiệu quả và thân thiện với môi trường có thể làm giảm phát thải, trong khi có một tác động tích cực Mối liên hệ giữa EC và POP với lượng phát thải CO2 tại các quốc gia này Các biến tiêu thụ năng lượng có ý nghĩa ở mức 0,01, dường như nó có mối quan hệ cùng chiều với lượng phát thải CO2 Tác động tích cực của EC ngụ ý rằng lượng phát thải CO2 tăng lên khi EC tăng Mối liên hệ tích cực của EC với phát thải CO2 phù hợp với nghiên cứu của Gozgor và Can (2017), Jamel và Derbali (2016), Can và Gozgor (2017)
Trong chương IV, nhóm tác giả trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu được kiểm định bởi nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu và các giả thuyết đề ra Cụ thể, có thể kể đến một số kiểm định như kiểm định phương sai thay đổi, tự tương quan và phụ thuộc chéo, Kết quả nghiên cứu đã được kiểm định thông qua việc áp dụng phương pháp hồi quy phức tạp như FMOLS, mô hình ARDL với phương pháp tiếp cận ECM Phương pháp FMOLS đã được sử dụng để kiểm tra tính vững của mô hình và ước lượng các tham biến trong dài hạn Kết quả hồi quy FMOLS đã chỉ ra một mối liên kết tích cực giữa thu nhập và phát thải khí CO2, với giả thuyết EKC) nhận được sự hỗ trợ, đặc biệt là ở nhóm quốc gia có thu nhập cao (HI) và tất cả các quốc gia (All countries) Những kết quả này không chỉ cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy về mối quan hệ giữa thu nhập của một quốc gia và phát thải khí CO2 ra môi trường mà còn thêm vào đó là sự hiểu biết về tác động của các biến khác như độ mở thương mại và tiêu thụ năng lượng.
KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Kết luận
Kết quả của chúng tôi cho thấy trong cả hai nhóm quốc gia có thu nhập cao (UI) và thu nhập thấp (LLI), mối quan hệ giữa chúng đều gần như là tuyến tính, tức khi GDP của một quốc gia càng tăng thì lượng CO2 thải ra môi trường càng lớn, nhưng ở các quốc gia có thu nhập cao (HI), tồn tại mối quan hệ đường cong hình chữ U ngược giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 Điều này có nghĩa là lượng khí thải CO2 tăng theo GDP thực, ổn định ở một mức độ nào đó, và sau đó giảm đi Điều này có thể được giải thíc h với một số lý do
Thứ nhất, hầu hết các quốc gia có thu nhập cao có khả năng quản lý vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí Có các bộ phận môi trường cụ thể sẵn sàng giải quyết các thay đổi trong môi trường, như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước hoặc ô nhiễm đất Ví dụ, Hiến pháp của Cộng hòa Hàn Quốc quy định các quyền liên quan đến môi trường, cung cấp khuôn khổ và hướng dẫn cho việc hiểu rõ các quy định về môi trường và nghĩa vụ của nhà nước, đặt ra các nguyên tắc pháp lý liên quan Thứ hai, những quốc gia này có hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến, giúp giảm thiểu rủi ro ô nhiễm, đặc biệt là trong trường hợp giao thông vận tải Ở Nhật Bản, Trung Quốc hoặc Hàn Quốc, hệ thống đường sắt ngầm nổi tiếng và phổ biến, giúp giảm lượng khí thải CO2 từ giao thông vận tải Cuối cùng, sự tăng cao của nhận thức người dân khi GDP tăng có thể giải thích các thay đổi về lượng khí thải CO2 và sự chuyển đổi hướng tiêu dùng năng lượng hướng tới việc bền vững hơn Cả những nhà sản xuất (tập đoàn đa quốc gia) cũng nhận thức về tác động n hà kính và đang sử dụng công nghệ để giảm lượng khí CO2 phát thải
Do đó, người tiêu dùng ở các quốc gia có thu nhập cao đang hưởng lợi từ sự thay đổi công nghệ này
Tuy nhiên, ở các quốc gia UI và LLI, vẫn còn một số hạn chế Các nguồn gốc lớn của ô nhiễm không khí trên thế giới bao gồm các nguyên nhân như công nghiệp lớn, nhà máy điện và phương tiện giao thông, nhưng ở Nam Á, các nguồn gốc khác cũng đóng góp đáng kể Điều này bao gồm việc đốt cháy nhiên liệu rắn để nấu ăn và sưởi ấm, phát thải từ các ngành công nghiệp nhỏ như lò gạch, đốt cháy rác thải đô thị và nông nghiệp, và việc hỏa táng (Ngân hàng Thế giới) Một số quốc gia châu Á đã áp dụng các chính sách để cải thiện chất lượng không khí, nhưng tập trung vào giảm ô nhiễm không khí trong thành phố không đem lại kết quả đủ Để đạt được tiến triển lớn hơn, các nhà lãnh đạo chính trị nên mở rộng tầm nhìn vào các ngành khác, đặc biệt là sản xuất nhỏ, nông nghiệp, nấu ăn tại nhà và quản lý chất thải Về các đề xuất của chúng tôi, khi giả thuyết EKC được xác nhận, điều này có nghĩa là suy thoái môi trường ban đầu tăng lên theo sự tăng trưởng kinh tế, nhưng cuối cùng giảm đi khi các quốc gia trở nên phát triển hơn Điều này ngụ ý rằng người làm chính sách nên tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời cũng áp dụng các biện pháp để giảm thiểu suy thoái môi trường Hơn nữa, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực của sự mở cửa thương mại đối với lượng khí thải CO2 như đầu tư vào các công nghệ và thực hành năng lượng sạch, định giá carbon, các biện pháp môi trường liên quan đến thương mại Bằng cách thực hiện các biện pháp này, nhà làm chính trị có thể đảm bảo rằng sự mở cửa thương mại không tính đến chi phí của môi trường Đặt ra điều kiện cho việc hợp tác quy mô toàn bộ lãnh thổ bằng cách mở rộng giám sát ô nhiễm không khí ra ngoài các thành phố lớn, chia sẻ dữ liệu với công chúng, tạo ra hoặc tăng cường các học viện khoa học đáng tin cậy nghiên cứu về các lãnh thổ khí quyển và áp dụng một cách tiếp cận toàn diện của chính phủ
Cần thực hiện thêm nghiên cứu và phát triển vì thế giới ngày nay chứa đựng nhiều biến động Năm 2019, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến lượng khí thải CO2 trên toàn cầu Các biện pháp phong tỏa và hạn chế di chuyển được áp dụng để làm chậm sự lây lan của virus dẫn đến giảm hoạt động kinh tế, từ đó giảm lượng khí CO2 phát thải ra ngoài môi trường Cuộc chiến tranh giữa Ukraina và Nga cũng ảnh hưởng đến lượng khí CO2 phát thải toàn cầu Các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Nga đã dẫn đến giảm xuất khẩu dầu và khí đốt, điều này đã làm tăng giá dầu trên toàn thế giới Điều này dẫn đến việc tăng sử dụng than đá, một nguồn nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhiều hơn Người làm chính sách cần chuẩn bị trước những biến động toàn cầu và nhanh chóng áp dụng các chính sách thích hợp để tăng cường tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ môi trường.
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Một là, do thời gian nghiên cứu ngắn và dữ liệu báo cáo chưa đầy đủ cho tất cả các quốc gia trong mẫu nghiên cứu ở Châu Á, nhóm tác giả sử dụng dữ liệu đến năm 2019 Trong thời gian sắp tới, nếu có đủ kinh phí và nguồn lực, nhóm tác giả sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu đến thời gian gần nhất để đảm bảo kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế
Hai là, thời gian nghiên cứu ngắn nên nhóm tác giả chưa đủ thời gian để tiến hành các kiểm tra phức tạp hơn như kiểm tra nhân quả, hồi quy ngưỡng với dữ liệu bảng là một kiểm tra phù hợp để đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến ô nhiễm môi trường với dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu này
Ba là, khi nghiên cứu về tác động của mở cửa thương mại, nhóm có ý định kiểm định với một biến khác có mức độ tổng quát hơn chính là biến toàn cầu hóa (globalization) Theo (Salahuddin et al.,2019), khi nghiên cứu về mối quan hệ Đô thị hóa-toàn cầu hóa-phát thải CO2 tại Nam Phi, toàn cầu hóa đã tạo ra mức độ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế quốc gia Điều này cũng đã làm thay đổi động lực chính trị của thế giới Nhiều kẻ thù lịch sử đã trở thành bạn bè hoặc ít nhất là chuyển sang hợp tác thương mại do kết quả của toàn cầu hóa Tuy nhiên, trong quá trình thu thập số liệu tại Châu Á, do vấn đề về chính trị giữa các quốc gia, nhóm đã gặp một vài khó khăn trong việc thu thập dữ liệu về chỉ số về toàn cầu hóa của HongKong Trong tương lai gần, nhóm sẽ tiếp tục thu thập các dữ liệu phản ánh cao hơn về môi trường kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia để phản ánh khách quan về kết quả của đề tài nghiên cứu.
Kiến nghị chính sách 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO a
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy các quốc có thu nhập cao thì khi kinh tế tăng trưởng đến một mức nào đó, lượng phát thải khí sẽ CO2 đạt ngưỡng và có xu hướng giảm khi GDP tiếp tục tăng Đối với các quốc gia còn lại thì CO2 có quan hệ gần như là tuyến tính với tăng trưởng kinh tế Chính vì thế, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang dần hội nhập và hướng đến mục tiêu chung, mục tiêu giảm lượng phát thải CO2 và phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường, mục tiêu đặt ra là sự tăng trưởng kinh tế theo hướng nền kinh tế xanh và bền vững Dưới đây là một vài gợi ý về chính sách được nhóm tác giả đưa ra bao gồm: Đầu tiên, các quốc gia nhập khẩu cần phát triển, xây dựng, khắc phục và hoàn thiện các quy định, yêu cầu và thể chế về nhập khẩu các sản phẩm nói chung và dịch vụ mang những tác động tiêu cực đối với môi trường, đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu và dịch vụ thải ra môi trường nhiều khí CO2 Song , cần tính toán kĩ càng và thống kê triệt để đối với những sản phẩm và dịch vụ có mức tác động tiêu cực đến môi trường hoặc những sản phẩm, dịch vụ đã và đang gây ô nhiễm ở thời điểm bây giờ, mà vẫn chưa có sản phẩm, dịch vụ nào thay thế được để từ đó đặt ra những chính sách thuế quan và phi thuế quan hợp lí mà vừa cân bằng giữa tính cạnh tranh, tính ổn định lại vừa bảo vệ môi trường cho các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ này Hiện nay, Việt Nam áp dụng thuế hỗn hợp đối đối với ngành hàng tô cũ đã qua sử dụng Bên cạnh tác động bảo hộ ngành tô tô trong nước, chính sách này góp phần hạn chế nhập khẩu các ô tô cũ lâu đời, hạn chế biến Việt Nam trở thành “bãi rác: của các quốc gia phát triển
Thứ hai, tránh các đầu tư lạc hậu kém chất lượng, kéo theo sự xâm nhập của các loại máy móc thiết bị, công nghệ cũ vào các nước lạc hậu, thu nhập thấp làm gia tăng lượng phát thải CO2 Để làm được điều đó, cần xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ minh bạch, dễ thực thi nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư từ các nước thu nhập cao, ứng dụng máy móc, thiết bị công nghệ cao và công nghệ xanh tiêu hao ít nguyên nhiên liệu, hạn chế lượng phát thải CO2
Thứ ba, cần hạn chế các ngành định hướng xuất khẩu gây tác động tiêu cực môi trường, hạn chế một số ngành lĩnh vực xuất khẩu có tính chất thâm dụng tài nguyên và làm tăng lượng phát thải CO2 Tập trung nghiên cứu, xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí kinh tế tăng trưởng xanh, ban hành các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ khu vực kinh tế tăng trưởng xanh phát triển
Thứ tư cần tăng cường đẩy mạnh các chính sách FDI gắn liền với sự phát triển, tăng trưởng xanh của môi trường Cụ thể hơn là chính phủ cần quan tâm đến các tác động có thể xảy ra đối với môi trường khi lựa chọn các đầu tư nước ngoài, cũng như đánh giá chính xác các tác động lên môi trường của các dự án FDI trong suốt quá trình đầu tư và cả sau khi đầu tư sẽ để lại tác động như thế nào? Ưu tiên thu hút lựa chọn các dự án FDI ít phát thải khí nhà kính, ít lượng phát thải CO2 ra môi trường Song song với việc chọn lọc các nguồn FDI, sửa đổi, ban hành thêm những chính sách để phát triển đồng bộ giữa kinh tế và môi trường thì chính phủ, nhà nước cũng cần thực hiện những biện pháp tiến độ để đạt được mục tiêu giảm lượng phát thải CO2 theo các cam kết quốc tế và cùng nhau hướng tới mục tiêu phát triển bền vững quốc gia
Cuối cùng, chính phủ cần chú trọng vào việc phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học để tăng cường nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của phát triển bền vững và các thực tiễn về bền vững môi trường Trang bị cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư một nền tảng kiến thức vững chắc về việc đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và môi trường Yêu cầu, bắt buộc và xử lý triệt để những trường hợp vi phạm những điều luật đã ban hành
Tóm lại, việc phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ trước khi quá muộn Chúng ta không thể đợi đến lúc tăng trưởng kinh tế vượt ngưỡng, lượng phát thải CO2 làm biến đổi cả môi trường rồi mới có những động thái hối hận bằng cách thay đổi những chính sách hiện hành, quản lý và sử dụng những công cụ mang tính đặc thù như pháp luật, thuế, sự hợp tác, ý thức và giáo dục… để hạn chế việc ô nhiễm đã và đang tồn tại
Trong chương V, nhóm tác giả đã đưa ra kết luận cũng như hạn chế của đề tài, hướng nghiên cứu tiếp theo, và từ đó đưa ra một số kiến nghị cho các quốc gia ở Châu Á nói chung cũng như các nhà hoạch định chính sách nói riêng.
Adebayo, T S., Kirikkaleli, D., Adeshola, I., Oluwajana, D., Akinsola, G D., & Osemeahon, O S (2021) Coal consumption and environmental sustainability in South Africa: the role of financial development and globalization Int J Renew Energy Dev, 10(3)
Adom, P K., Amakye, K., Barnor, C., & Quartey, G (2015) The long‐run impact of idiosyncratic and common shocks on industry output in Ghana OPEC Energy Review, 39(1), 17-52
Agbola, F W (2013) Does human capital constrain the impact of foreign direct investment and remittances on economic growth in Ghana? Applied Economics, 45(19), 2853-2862 Aller, C., Ductor, L., and Grechyna, D (2021), Robust Determinants of CO2 Emissions,
Al-Mulali, U., Solarin, S.A and Ozturk, I (2016), “Investigating the presence of the environmental Kuznets curve (EKC) hypothesis in Kenya: an autoregressive distributed lag (ARDL) approach”, Natural Hazards, Springer, Vol 80 No 3, pp 1729-1747
Androniceanu, A., & Georgescu, I (2023) The impact of CO2 emissions and energy consumption on economic growth: a panel data analysis Energies, 16(3), 1342
Antweiler, W., Copeland, B R., & Taylor, M S (2001) Is free trade good for the environment? American economic review, 91(4), 877-908
Aslanidis, N., & Iranzo, S (2009) Environment and development: is there a Kuznets curve for CO2 emissions? Applied Economics, 41(6), 803-810
Aye, G C., & Edoja, P E (2017) Effect of economic growth on CO2 emission in developing countries: Evidence from a dynamic panel threshold model Cogent Economics
Bai, J., & Ng, S (2004) A PANIC attack on unit roots and cointegration Econometrica,
Bashier, A A., & Siam, A J (2014) Immigration and economic growth in Jordan: FMOLS approach International Journal of Humanities Social Sciences and Education (IJHSSE),
Beckerman, W (1992) Economic Growth and the Environment: Whose Growth? Whose Environment? World Development, 20, 481-496
Ben Jebli, M., Madaleno, M., Schneider, N., & Shahzad, U (2022) What does the EKC theory leave behind? A state-of-the-art review and assessment of export diversification- augmented models Environmental Monitoring and Assessment, 194(6), 414
Bommer, R (1999), Environmental Policy and Industrial Competitiveness: The Pollution- Haven Hypothesis Reconsidered, Rev Int Econ, 7(2), 342-355
Branstetter L (2006), “Is foreign direct investment a channel of knowledge spillovers? Evidence from Japan’s FDI in the United States”, Journal of International Economics, 68(2), pp.325-344
Chien, F., Ajaz, T., Andlib, Z., Chau, K Y., Ahmad, P., & Sharif, A (2021) The role of technology innovation, renewable energy and globalization in reducing environmental degradation in Pakistan: a step towards sustainable environment Renewable Energy, 177, 308-317
Chu, E W., & Karr, J R (2017) Environmental impact: Concept, consequences, measurement Reference Module in Life Sciences
Clayton, S., Devine-Wright, P., Swim, J., Bonnes, M., Steg, L., Whitmarsh, L., & Carrico,
A (2016) Expanding the role for psychology in addressing environmental challenges
Climate change due to carbon dioxide emissions Proc Natl Acad Sci 106, 1704 –1709 Cole, M.A., (2006) Does trade liberalization increase national energy use? Econ Lett 92, 108-112
Copeland B.R and Taylor M.S (1997), “The trade-induced degradation hypothesis”, Resource and energy economics, 19, pp.321-344
Cross-Country Analysis for Developing Countries." Journal of Development Economics 48
Dogan, E., & Turkekul, B (2016) CO 2 emissions, real output, energy consumption, trade, urbanization and financial development: testing the EKC hypothesis for the USA Environmental Science and Pollution Research, 23, 1203 -1213
Drukker, D M 2003 Testing for serial correlation in linear panel-data models Stata Journal (3)2: 168-177
Duong, N B., Mayers, E E., Nhan, N D., Huong, D T., & Duong, H T T (2022) Extended environmental Kuznets curve in Asia-Pacific countries: an empirical analysis Journal of International Economics and Management, 22(3), 46 -61
Engle, R F., & Granger, C W (1987) Co-integration and error correction: representation, estimation, and testing Econometrica: journal of the Econometric Society, 251-276 Fang, X., & Gao, S (2023) An empirical study on relationship between island ecological environment and socio-economic development from perspective of environmental Kuznets curve (EKC) Ocean & Coastal Management, 244, 106819
Farhani, S., & Ben Rejeb, J (2012) Energy Consumption, Economic Growth and CO2 Emissions: Evidence from Panel Data for MENA Region International Journal of Energy Economics and Policy, 2(2), 71–81
Feriansyah, F., Nugroho, H., Septiavin, Q A., & Nisa, C K (2022) Economic Growth and CO2 Emission in ASEAN: Panel-ARDL Approach Economics and Finance in Indonesia, 68(2), 4
Fischer, S (2003) Globalization and its challenges American Economic Review, 93(2), 1-
Fujii, E (2019) What does trade openness measure? Oxford Bulletin of Economics and
Fujii, H., & Managi, S (2013) Which industry is greener? An empirical study of nine industries in OECD countries Energy Policy, 57, 381-388
Galeotti, M., Lanza, A., & Pauli, F (2006) Reassessing the environmental Kuznets curve for CO2 emissions: A robustness exercise Ecological economics, 57(1), 152-163
Galeotti, Marzio & Lanza, Alessandro & Pauli, Francesco, 2006 "Reassessing the environmental Kuznets curve for CO2 emissions: A robustness exercise," Ecological Economics, Elsevier, vol 57(1), pages 152-163
Galeotti, Marzio & Lanza, Alessandro & Pauli, Francesco, 2006 "Reassessing the environmental Kuznets curve for CO2 emissions: A robustness exercise," Ecological Economics, Elsevier, vol 57(1), pages 152-163
Gokmenoglu, K K., & Sadeghieh, M (2019) Financial development, CO2 emissions, fossil fuel consumption and economic growth: the case of Turkey Strategic Planning for Energy and the Environment, 38(4), 7-28
Goldfajn, I., & Valdes, R O (1999) The aftermath of appreciations The Quarterly Journal of Economics, 114(1), 229-262
Grossman, G and Krueger, A (1991) Environmental Impacts of a North American Free Trade Agreement National Bureau of Economics Research Working Paper, No 3194 NBER, Cambridge
He, X., Adebayo, T S., Kirikkaleli, D., & Umar, M (2021) Consumption -based carbon emissions in Mexico: An analysis using the dual adjustment approach Sustainable Production and Consumption, 27, 947-957
Herzer D (2010), “Outward FDI and economic growth”, Journal of Economic Studies,
Hettige, H., Mani, M., & Wheeler, D (2019) Industrial pollution in economic development: the environmental Kuznets curve revisited In The Economics of Water Quality (pp 27-58) Routledge
Im, K S., Pesaran, M H., & Shin, Y (2003) Testing for unit roots in heterogeneous panels
Journal of econometrics, 115(1), 53-74 İnal, V., Addi, H M., Çakmak, E E., Torusdağ, M., & Çalışkan, M (2022) The nexus between renewable energy, CO2 emissions, and economic growth: Empirical evidence from African oil-producing countries Energy Reports, 8, 1634–1643
Innovation and Growth: Technological Competition in the Global Economy Boston, M.A.: MIT Press, (1992) Harrison, Ann "Openness and Growth: A Time Series, Cross -Country Analysis for Developing Countries." Journal of Development Economics 48 (1996): 419-
Jamel, L., & Maktouf, S (2017) The nexus between economic growth, financial development, trade openness, and CO2 emissions in European countries Cogent Economics & Finance, 5(1), 1341456
Jun, W., Mahmood, H., & Zakaria, M (2020) Impact of trade openness on environment in China Journal of Business Economics and Management, 21(4), 1185-1202
Kyrre Stensnes (2006) “Trade Openness and Economic Growth, Do institutions matter?” Norsk Utenrikspolitisk Institutt No.702-2006
Levine, R., & Renelt, D (1992) A sensitivity analysis of cross -country growth regressions
Liu, H., Kim, H., & Choe, J (2019) Export diversification, CO 2 emissions and EKC: Panel data analysis of 125 countries Asia-Pacific Journal of Regional Science, 3, 361-393 Milin, I A., Mungiu Pupazan, M C., Rehman, A., Chirtoc, I E., & Ecobici, N (2022) Examining the Relationship between Rural and Urban Populations’ Access to Electricity and Economic Growth: A New Evidence Sustainability, 14(13), 8125
Môi Trường Hợp Nhất (n.d.) Top 10 Vấn Đề Môi Trường Trên Toàn Cầu Retrieved from https://moitruonghopnhat.com/10-van-de-moi-truong-tren-toan-cau-2065.html
Moon, H R., & Perron, B (2004) Testing for a unit root in panels with dynamic factors
Muhammad, S., Long, X and Salman, M 2020 “COVID-19 Pandemic and Environmental Pollution: A Blessing in Disguise?” Science of the Total Environment, 728
Muhammad S, Long X, Salman M, Dauda L (2020), “Effect of urbanization and international trade on CO2 emissions across 65 belt and road initiative countries.” Energy
Nga, L T V (2023) Mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và phát thải khí CO2 ở Việt Nam Retrieved from https://isponre.gov.vn/vi/news/doi-thoai/moi-quan-he-giua-do-mo- cua-thuong-mai-va-phat-thai-khi-co2-o-viet-nam-
2312.html#:~:text=C%E1%BB%A5%20th%E1%BB%83%2C%20nghi%C3%AAn%20c
%E1%BB%A9u%20%C4%91%C3%A1nh,ph%C3%A1t%20th%E1%BA%A3i%20c%C 5%A9ng%20t%C4%83ng%20l%C3%AAn
Nguyen, H T., Van Nguyen, S., Dau, V H., Le, A T H., Nguyen, K V., Nguyen, D P., & Bui, H M (2022) The nexus between greenhouse gases, economic growth, energy and trade openness in Vietnam Environmental Technology & Innovation, 28, 102912 Nguyen Dang, Hien & Pham Thi Ngoc, Suong (2022) TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ VỐN CON NGƯỜI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM Impact of trade openness and human capital on economic growth in Vietnam 9 38 -49 Nguyễn Thị Hoài Thu (2023) "Tác động của FDI đến phát thải khí nhà kính ở Việt Nam" Kinh tế và Dự báo 18(845),105-108
Odhiambo, N M (2012) Economic growth and carbon emissions in South Africa: An empirical investigation Journal of Applied Business Research (JABR), 28(1), 37 -46
Oh, Keunyeob & Bhuyan, Iqbal (2018) Trade Openness and CO₂ Emissions: Evidence of Bangladesh Asian Journal of Atmospheric Environment, 12, 30 -36
Ozcan, B (2013) The nexus between carbon emissions, energy consumption and economic growth in Middle East countries: a panel data analysis Energy policy, 62, 1138 -1147 Panayotou, T (1993) Empirical tests and policy analysis of environmental degradation at different stages of economic development
Pao, H and Tsai, C (2011) "Multivariate Granger causality between CO2 emissions, energy consumption, FDI (foreign direct investment) and GDP (gross domestic product): Evidence from a panel of BRIC (Brazil, Russian Federation, India, and China) countries", Energy, vol 36(1), pp 685-693
P Ekins (1997) Environment and Planning A 1997, vol 29, issue 5, pp 805 -830
Pesaran, M H., Shin, Y., & Smith, R J (2001) Bounds testing approaches to the analysis of level relationships Journal of applied econometrics, 16(3), 289-326
Pritchett, L (1996) Measuring outward orientation in LDCs: Can it be done? Journal of
Saboori, B., & Sulaiman, J (2013) CO2 emissions, energy consumption and economic growth in Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) countries: A cointegration approach Energy, 55, 813-822
Sadorsky, P., (2011) Trade and energy consumption in the Middle East Energy Econ 33,739-749
Sajeev, A and Kaur, S (2020), “Environmental sustainability, trade and economic growth in India: implications for public policy”, International Trade, Politics and Development, Vol 4 No 2, pp 141-160
Sajeev, A and Kaur, S (2020), “Environmental sustainability, trade and economic growth in India: implications for public policy”, International Trade, Politics and Development, Vol 4 No 2, pp 141-160
Salahuddin, M., Gow, J., Ali, M I., Hossain, M R., Al-Azami, K S., Akbar, D., & Gedikli,
A (2019) Urbanization-globalization-CO2 emissions nexus revisited: empirical evidence from South Africa Heliyon, 5(6)
Salari, M., Javid, R J., & Noghanibehambari, H (2021) The nexus between CO2 emissions, energy consumption, and economic growth in the US Economic Analysis and Policy, 69, 182-194
Sarkar, P (2008) Trade openness and growth: Is there any link? Journal of economic issues, 42(3), 763-785
Seppọlọ, T., Haukioja, T., & Kaivo-oja, J (2001) The EKC Hypothesis Does Not Hold for Direct Material Flows: Environmental Kuznets Curve Hypothesis Tests for Direct Material Flows in Five Industrial Countries Population and Environment, 23(2), 217–238
Shaari, M S., Abdul Karim, Z., & Zainol Abidin, N (2020) The effects of energy consumption and national output on CO2 emissions: new evidence from OIC countries using a panel ARDL analysis Sustainability, 12(8), 3312
Shaari, M S., Abidin, N Z., & Karim, Z A (2020) The impact of renewable energy consumption and economic growth on CO2 emissions: new evidence using Panel ARDL study of selected countries International Journal of Energy Economics and Policy, 10(6), 617-623
Shahbaz, M., Hye, Q M A., Tiwari, A K., & Leitão, N C (2013) Economic growth, energy consumption, financial development, international trade and CO2 emissions in Indonesia Renewable and sustainable energy reviews, 25, 109 -121
Shahbaz, M., Hye, Q M A., Tiwari, A K., & Leitão, N C (2013) Economic growth, energy consumption, financial development, international trade and CO2 emissions in Indonesia Renewable and sustainable energy reviews, 25, 109 -121
Shahbaz, M., Kumar Tiwari, A and Nasir, M (2013) "The effects of financial development, economic growth, coal consumption and trade openness on CO2 emissions in South Africa", Energy Policy, vol 61, pp 1452-1459
Shahbaz, M., Nasreen, S., Ahmed, K and Hammoudeh, S (2017), “Trade openness-carbon emissions nexus: the importance of turning points of trade openness for country panels”, Energy Economics, Vol 61, pp 221-232
Shahbaz, M (2012) Does trade openness affect long run growth? Cointegration, causality and forecast error variance decomposition tests for Pakistan Economic Modelling, 29(6), 2325-2339.