1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm quản trị kinh doanh quốc tế các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Các Phương Thức Thanh Toán Trong Thương Mại Quốc Tế
Tác giả Lê Quốc An, Nguyễn Huỳnh Xuân Nguyên, Nguyễn Trần Trúc Quỳnh, Lục Thanh Thảo, Trần Thị Mỹ Thương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phi Hoàng
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 2,02 MB

Cấu trúc

  • 1. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (8)
    • 1.1. Khái niệm (8)
    • 1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế (8)
    • 1.3. Các phương tiện thanh toán quốc tế (9)
  • 2. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN (10)
    • 2.1. Khái niệm (10)
    • 2.2. Các Dịch Vụ Chuyển Tiền Quốc Tế Phổ Biến (10)
      • 2.2.1. Dịch Vụ Chuyển Tiền Trực Tuyến (10)
      • 2.2.2. Dịch Vụ Chuyển Tiền Truyền Thống (10)
      • 2.2.3. Ngân Hàng (11)
    • 2.3. Các cách thức chuyển tiền (11)
    • 2.4. Quy trình thực hiện thanh toán bằng phương thức chuyển tiền (12)
    • 2.5. Ưu và nhược điểm (14)
      • 2.5.1. Ưu điểm đối với các bên (14)
      • 2.5.2. Nhược điểm đối với các bên (15)
    • 2.6. Các trường hợp áp dụng (16)
  • 3. PHƯƠNG THỨC GHI SỔ (18)
    • 3.1. Khái niệm (18)
    • 3.2. Đặc điểm của phương thức ghi sổ (18)
    • 3.3. Quy trình thực hiện thanh toán bằng hình thức ghi sổ (18)
    • 3.4. Ưu và nhược điểm (19)
      • 3.4.1. Ưu điểm đối với các bên (19)
      • 3.4.2. Nhược điểm đối với các bên (20)
    • 3.5. Các trường hợp áp dụng (21)
  • 4. PHƯƠNG THỨC TRAO CHỨNG TỪ NHẬN TIỀN (22)
    • 4.1. Khái niệm (22)
    • 4.2. Quy trình thực hiện thanh toán bằng hình thức trao chứng từ nhận tiền (22)
    • 4.3. Ưu và nhược điểm (23)
      • 4.3.1. Ưu điểm (23)
      • 4.3.2. Nhược điểm (24)
    • 4.4. Các trường hợp áp dụng (24)
  • 5. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRADECARD (26)
    • 5.1. Khái niệm (26)
    • 5.2. Quy trình thực hiện thanh toán (27)
    • 5.3. Ưu điểm, nhược điểm của phương thức thanh toán TradeCard (28)
      • 5.3.1. Ưu điểm (28)
      • 5.3.2. Nhược điểm (29)
    • 5.4. Áp dụng tại Việt Nam (30)
  • 6. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU (31)
    • 6.1. Khái niệm (31)
    • 6.2. Các bên tham gia (31)
    • 6.3. Phân loại (32)
      • 6.3.1. Căn cứ vào thời hạn trả tiền (32)
      • 6.3.2. Căn cứ vào bộ chứng từ thanh toán (32)
    • 6.4. Quy trình nghiệp vụ (33)
      • 6.4.1. Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (33)
      • 6.4.2. Phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (34)
      • 6.4.3. Phân biệt hai phương thức nhờ thu (35)
    • 6.5. Lợi ích - rủi ro (36)
      • 6.5.1. Lợi ích khi sử dụng phương thức nhờ thu (36)
      • 6.5.2. Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu (36)
    • 6.6. Những vấn đề lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu (37)
    • 6.7. Ví dụ thực tế (38)
  • 7. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (42)
    • 7.1. Khái niệm (42)
    • 7.2. Đặc điểm (42)
      • 7.2.1. Cơ sở pháp lý (42)
      • 7.2.2. Các bên liên quan trong một giao dịch bằng phương thức L/C (43)
      • 7.2.3. Phân loại (44)
    • 7.3. Quy trình thanh toán (48)
    • 7.4. Ví dụ L/C (50)
    • 7.5. Ưu điểm, nhược điểm và rủi ro của L/C cho nhà xuất, nhập khẩu (50)
      • 7.5.1. Ưu điểm (50)
      • 7.5.2. Nhược điểm, rủi ro (51)
    • 7.6. Những điều cần chú ý khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 46 8. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BPO (BANK PAYMENT OBLIGATION) 47 8.1. Khái niệm (53)
    • 8.2. Các bên tham gia (54)
    • 8.3. Đặc điểm của phương thức BPO (55)
    • 8.4. Quy trình thực hiện thanh toán bằng phương thức BPO (56)
    • 8.5. Lợi ích khi sử dụng phương thức thanh toán BPO (58)

Nội dung

• Tốc độ nhanh chóng nếu thực hiện bằng TT • Chi phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán LC, Bên mua không bị đọng vốn ký quỹ LC, Chứng từ hàng hoá không phải làm cẩn th

TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Khái niệm

Khái niệm thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế quốc tế giữa các tổ chức, các nhận nước này với tổ chức, cá nhận nước khác hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan (Mai, 2022)

Khái niệm phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán là cách mà người mua trả tiền và người bán thu tiền về như thế nào Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau như chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng, ghi sổ, Tùy từng điều kiện cụ thể mà người mua và người bán có thể thỏa thuận để xác định phương thức thanh toán cho phù hợp (Sương, 2020).

Vai trò của thanh toán quốc tế

Trong các mối quan hệ thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian tiến hành thanh toán Nó giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn, nhanh chóng và thuận lợi đồng thời giảm thiểu chi phí cho khách hàng Với sự uỷ thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các giao dịch thanh toán mà còn tư vấn cho họ nhằm tạo nên sự tin tưởng, hạn chế rủi ro trong quan hệ thanh toán với các đối tác nước ngoài

Thanh toán quốc tế không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng các dịch vụ mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế Trong quá trình lưu thông hàng hoá, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng, do vậy nếu thanh toán thực hiện nhanh chóng và liên tục, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ thanh toán và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh Thông qua thanh toán quốc tế còn tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được các ngân hàng tài trợ vốn trong trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ về mặt

2 kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán với các đối tác

Thanh toán quốc tế còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gia tăng qui mô hoạt động, tăng khối lượng hàng hoá giao dịch và mở rộng quan hệ giao dịch với các nước

Về phương diện quản lý của Nhà nước, thanh toán quốc tế giúp tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước, quản lý hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương đã đề ra.

Các phương tiện thanh toán quốc tế

• Giấy chuyển tiền ra nước ngoài

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN

Khái niệm

Phương thức thanh toán quốc tế bằng chuyển tiền bằng điện thông qua ngân hàng là hình thức người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển trả một trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu (Sương,

Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó một khách hàng của ngân hàng – gọi là người chuyển tiền, yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác – gọi là người hưởng lợi ở một địa điểm xác định trong một thời gian nhất định (Mai, 2022).

Các Dịch Vụ Chuyển Tiền Quốc Tế Phổ Biến

2.2.1 Dịch Vụ Chuyển Tiền Trực Tuyến

PayPal: Cho phép gửi tiền quốc tế nhanh chóng và dễ dàng thông qua tài khoản trực tuyến

Wise (Trước Đây Là TransferWise): Cung cấp dịch vụ chuyển tiền với tỷ giá hối đoái hợp lý và phí thấp

2.2.2 Dịch Vụ Chuyển Tiền Truyền Thống

Western Union: Đây là dịch vụ chuyển tiền quốc tế phổ biến nhất trên thế giới, trong đó có Việt Nam Với lịch sử trên 160 năm, Western Union là dịch vụ chuyển tiền có mạng lưới điểm giao dịch lớn nhất thế giới với hơn 500.000 điểm giao dịch Western Union cung cấp khả năng chuyển và nhận tiền nhanh chóng tới trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Tại Việt Nam, có rất nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển và nhận tiền qua Western Union như BIDV, Agribank, ACB,…

MoneyGram: Cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế với mạng lưới rộng lớn Đây là dịch vụ chuyển tiền lớn thứ hai trên thế giới sau Western Union với hơn 350.000 điểm giao dịch MoneyGram cung cấp dịch vụ chuyển/ nhận tiền quốc tế tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Tại Việt Nam cũng có một số ngân hàng cung

4 cấp dịch vụ chuyển và nhận tiền qua MoneyGram có thể kể tới như: Vietcombank; Sacombank; Eximbank…

Một số dịch vụ chuyển tiền truyền thống khác như: RIA, OFX, WORLD FIRST,

MONEY TRANSFER, TRANSFERWISE, WORLDREMIT, TRAVELEX, SHAREMONEY,…

Chuyển khoản Ngân Hàng: Nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT hoặc các mạng lưới ngân hàng khác.

Các cách thức chuyển tiền

• Theo cách thức chuyển tiền từ ngân hàng chuyển tiền sang ngân hàng trung gian thì có 2 hình thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng thư (M/T) và chuyển tiền bằng điện (TT)

Chuyển tiền bằng thư: Là hình thức ngân hàng chuyển tiền gửi thư cho ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở nước ngoài hưởng lợi để yêu cầu trả tiền cho người hưởng lợi Chuyển tiền bằng thư có chi phí thấp nhưng tốc độ chuyển tiền chậm Hiện nay hình thức này hầu như không còn được sử dụng

Chuyển tiền bằng điện: Là hình thức ngân hàng chuyển tiền ra lệnh bằng điện thông qua hệ thống SWIFT cho ngân hàng địa lý hoặc chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở nước người hưởng lợi để yêu cầu trả tiền cho người hưởng lợi

• Theo thời gian chuyển tiền thì có hình thức là chuyển tiền trả trước, chuyển tiền trả ngay, chuyển tiền trả sau và chuyển tiền kết hợp nhiều thời gian chuyển tiền

Chuyển tiền trả trước: Là hình thức ngân hàng của người chuyển tiền tiến hành chuyển tiền cho người hưởng lợi sau khi người hưởng lợi và người chuyển tiền ký hợp đồng nhưng trước khi người hưởng lợi giao hàng Mục đích của chuyển tiền trả trước là người chuyển tiền cấp tín dụng cho người hưởng lợi hoặc đặt cọc để người hưởng lợi thực hiện hợp đồng

Chuyển tiền trả ngay: Là hình thức ngân hàng của người chuyển tiền tiến hành chuyển tiền cho người hưởng lợi trong khoảng thời gian từ lúc người hưởng lợi giao hàng đến khi người chuyển tiền nhận được hàng

Chuyển tiền trả sau: Là hình thức ngân hàng của người chuyển tiền tiến hành chuyển tiền cho người hưởng lợi sau khi người chuyển tiền đã nhận được hàng một thời gian Trong các loại thời gian chuyển tiền thì chuyển tiền trả sau được áp dụng nhiều nhất

Chuyển tiền kết hợp nhiều thời gian chuyển tiền: Là hình thức kết hợp từ hai loại thời gian chuyển tiền trở lên như kết hợp giữa trả trước và trả sau hoặc vừa trả trước, trả ngay và trả sau.

Quy trình thực hiện thanh toán bằng phương thức chuyển tiền

Phương thức này có thể mô tả khái quát theo sơ đồ sau:

Hình 2-1: Quy trình thanh toán phương thức chuyển tiền (1)

(1) Nhà nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng nước mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu thụ hưởng ở nước ngoài

(2) Ngân hàng nhà xuất khẩu nhận thực hiện yêu cầu, làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài đến nước ngoài đến ngân hàng nhà xuất khẩu

(3) Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển tiền sau khi đã nhận tiền chuyển đến, thực hiện trả tiền cho nhà xuất khẩu thụ hưởng

Hình 2-2: Quy trình thanh toán phương thức chuyển tiền (2)

Theo thỏa thuận trên hợp đồng thương mại quốc tế, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu

Người nhập khẩu tiến hành kiểm tra hàng hóa, nếu thấy phù hợp, lập lệnh chuyển tiền gửi đến ngan hàng phục vụ mình, yêu cầu chuyển số tiền như đã thỏa thuận (Yêu cầu chuyển tiền phải kèm các chứng từ theo quy định của ngân hàng cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản tại ngân hàng), xin mua ngoại tệ (nếu không có đủ số dư ngoại tệ cần thiết trên tài khoản giao dịch)

Nội dung giấy ủy nhiệm chuyển tiền của các ngân hàng có thể khác nhau nhưng thường bao gồm các nội dung cơ bản sau:

• Họ, tên địa chỉ người chuyển tiền

• Số hiệu tài khoản và tên ngân hàng mở tài khoản của người chuyển tiền

• Số tiền yêu cầu chuyển

• Họ tên, địa chỉ người hưởng lợi

• Số hiệu tài khoản và tên ngân hàng mở tài khoản của người hưởng

Hiện nay việc chuyển tiền bằng điện được các ngân hàng thực hiện qua hệ thống SWIFI nên rất nhanh chóng, an toàn và chi phí tương đối thấp

(3) Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài

Ngân hàng thực hiện chuyển tiền bằng điện hoặc thư cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để trả cho người xuất khẩu Đồng thời báo nợ người nhập khẩu, đơn vị tiền tệ được chuyển có thể là đồng tiền của nước người xuất khẩu, đồng tiền của nước người nhập khẩu, hoặc đồng tiền của nước thứ ba

(4) Ngân hàng đại lý trả tiền cho người xuất khẩu

Nhận được lệnh chuyển tiền của ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ngân hàng đại lý báo nợ ngân hàng của người nhập khẩu đồng thời chuyển trả tiền cho người xuất khẩu.

Ưu và nhược điểm

2.5.1 Ưu điểm đối với các bên

2.5.1.1 Đối với nhà nhập khẩu

• Thanh toán đơn giản quy trình nghiệp vụ dễ dàng

• Tốc độ nhanh chóng (nếu thực hiện bằng TT)

• Chi phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán LC, Bên mua không bị đọng vốn ký quỹ LC, Chứng từ hàng hoá không phải làm cẩn thận như thanh toán LC

• Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng trước khi giao tiền nên không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng

• Trong phương thức chuyển tiền, Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả

2.5.1.2 Đối với nhà xuất khẩu

• Thủ tục, chứng từ đơn giản và thuận tiện, tốc độ nhanh chóng (nếu thực hiện bằng TT)

• Thời gian chuyển tiền ngắn, do đó người hưởng thụ có thể nhanh chóng nhận được tiền

• Họ không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiền hàng ngay nếu sử dụng phương thức điện chuyển tiền

• Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ rủi ro, thiệt hại do nhà nhập khẩu chậm trả

• Trong phương thức chuyển tiền, Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả

2.5.2 Nhược điểm đối với các bên

2.5.2.1 Đối với nhà nhập khẩu

Phương thức trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua vì có thể người xuất khẩu không chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán, làm cho nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động

Phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho người mua cho nên thông thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng

2.5.2.2 Đối với nhà xuất khẩu

Phương thức thanh toán này chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua Do đó, nếu dùng phương thức này quyền lợi của tổ chức xuất khẩu không đảm bảo Vì vậy chỉ sử dụng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán đã có sự tin cậy; hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu; chi phí vận chuyển bảo hiểm; bồi thường thiệt hại; hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch; chuyển vốn; chuyển lợi nhuận đầu tư về nước…

Phương thức chuyển tiền sau bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền (do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh toán) gửi cho ngân hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và nhà nhập khẩu đã có thể nhận được và sử dụng hàng hóa rồi Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất chi phí vận chuyển hàng, phải bán rẻ hoặc tái xuất Do đó, nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và

9 cách thức gì để đôn đốc nhà nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.

Các trường hợp áp dụng

Chỉ áp dụng phương thức chuyển tiền trong các trường hợp sau:

Các đối tác giao dịch thường xuyên, tin cậy lẫn nhau; Quy mô thanh toán nhỏ; Thanh toán phí dịch vụ như cước vận tải, bảo hiểm, hoa hồng,…

Ngoài ra, hiện nay, việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong chuyển tiền quốc tế cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán Ứng dụng Blockchain trong chuyển tiền quốc tế là việc thực hiện giao dịch chuyển tiền trên nền tảng công nghệ Blockchain Chuyển tiền thông qua Blockchain là việc các ngân hàng trao đổi thông tin, thanh toán trên Blockchain và chứng từ giấy không cần được chuyển giao mà thay vào đó là chứng từ kỹ thuật số Các thông tin, trạng thái của từng giao dịch được cập nhật ngay lập tức đến tất cả các bên, đảm bảo tính toàn vẹn, minh mạch, các lệnh chuyển tiền được thực hiện ngay, không gặp lỗi

Một vài công ty cung cấp công nghệ Blockchain trong chuyển tiền quốc tế là Everex, SureRemit, InstaRem,…

Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ sở pháp lý điều chỉnh chuyển tiền qua Blockchain tại Việt Nam nên việc chuyển sang sử dụng chuyển tiền quốc tế theo công nghệ mới còn nhiều hạn chế Nhưng với sự phát triển của công nghệ 4.0 và những lợi ích chuyển tiền qua Blockchain, công nghệ này sẽ dần thay thế chuyển tiền truyền thống hiện tại

Ví dụ: Rủi ro do thực hiện sai chỉ dẫn của người chuyển tiền: BIDV nhận được một chỉ dẫn thanh toán chuyển 500,000 EUR cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng BNP Parisbas ở Paris Tuy nhiên, khi thực hiện lệnh chuyển tiền, do sơ suất trong việc kiểm tra ngân hàng giữ tài khoản, cán bộ thanh toán đã chuyển nhầm số tiền trên cho ngân hàng Banque de Paris tại Paris 3 ngày sau, người chuyển tiền thông báo cho ngân hàng là người thụ hưởng vẫn chưa nhận được tiền thanh toán và đề nghị tra soát Kiểm tra lại hồ sơ, phát hiện ra sự nhầm lẫn nói trên, BIDV ngay lập tức yêu cầu ngân hàng Banque de Paris trả lại khoản tiền chuyển nhầm, đồng thời tạm thời sử dụng tiền của ngân hàng để trả cho người thụ hưởng theo đúng chỉ dẫn Phải mất một tuần, sau

10 rất nhiều điện yêu cầu, Banque de Paris mới trả lại khoản tiền chuyển nhầm của BIDV sau khi đã trừ 100EUR phí dịch vụ Để phòng ngừa rủi ro các bên ta nên:

• Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền: Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào? Thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào? …

• Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng

• Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu

PHƯƠNG THỨC GHI SỔ

Khái niệm

Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kì như đã thỏa thuận Như vậy, về thực chất đây là phương thức thanh toán nợ còn khất lại, ngược với phương thức thanh toán ứng trước (Tiến, 2008).

Đặc điểm của phương thức ghi sổ

• Không có sự tham gia của Ngân hàng, Ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực hiện thanh toán

• Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu

• Chỉ đến kỳ thanh toán theo thỏa thuận, nhà nhập khẩu mới thông qua ngân hàng của mình để thanh toán khoản tiền nợ cho nhà xuất khẩu

• Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có hiệu lực thanh toán

• Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau

• Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng hay cho một loạt các chuyến hàng thường xuyên, định kì trong một thời gian nhất định

• Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền ngay

Hiện nay, có khoảng 60% kim ngạch buôn bán giữa nước Anh; và các nước EU sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ Bởi vì, giữa các nước này có sự tương đồng về văn hóa, tập quán kinh doanh, luật lệ, các khách hàng có mối quan hệ kinh doanh truyền thống, thường xuyên, lâu dài và tin tưởng lẫn nhau.

Quy trình thực hiện thanh toán bằng hình thức ghi sổ

Phương thức này có thể mô tả khái quát:

Hình 3-1: Quy trình thanh toán hình thức ghi sổ

(1) Nhà XK giao hàng và các chứng từ nhận hàng cho nhà NK, đồng thời mở sổ cái ghi nợ của nhà NK

(2), (3), (4) Nhà NK sẽ trả tiền cho nhà XK sau khi kết toán sổ sách định kỳ với nhà

XK thông qua chuyển tiền qua Ngân hàng

Ưu và nhược điểm

3.4.1 Ưu điểm đối với các bên

3.4.1.1 Đối với nhà nhập khẩu Đây là phương thức thanh toán đơn giản, không có sự tham gia của ngân hàng nên giảm được công việc giấy tờ, giảm được chi phí giao dịch và không có rủi ro nếu nhận hàng trước khi thanh toán

Có thể giải quyết được vấn đề thiếu vốn tức thời do chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được hàng hóa và chấp nhận hàng hóa, giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm

3.4.1.2 Đối với nhà xuất khẩu

Là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thường được thực hiện giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm và các rủi ro trong thanh toán không phát sinh

Do chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm đơn đặt hàng mới với số lượng lớn, tăng được doanh thu và lợi nhuận Cung cấp sự linh hoạt cho người mua không muốn thanh toán trước Ưu điểm cho cả người mua và người bán là không có sự tham gia của ngân hàng trong khâu xử lý chứng từ, nên giảm được công việc giấy tờ, từ đó giảm được chi phí giao dịch Tuy nhiên, toàn bộ rủi ro trong khâu thanh toán thuộc về người bán, do đó, người bán luôn phải ý thức sâu sắc được điều này

3.4.2 Nhược điểm đối với các bên

3.4.2.1 Đối với nhà nhập khẩu

Thực chất phương thức này là người bán cho người mua vay số tiền trả chậm, tuy nhiên người bán vẫn có tính lãi trên số tiền trả chậm này, do đó họ phải chịu giá cao hơn do phải trả lãi trên số tiền sẽ trả định kỳ

Ngoài ra, nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, hoặc giao hàng không đúng thời gian, không đúng chủng loại và chất lượng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà nhập khẩu

3.4.2.2 Đối với nhà xuất khẩu

Sau khi nhận hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể không thanh toán, hoặc không thể thanh toán (ví dụ, do các biện pháp kiểm soát ngoại hối), hoặc chủ tâm trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán Về lý thuyết, cho dù quyền sở hữu hàng hóa có thể được bảo lưu, nhưng thực tế nhà nhập khẩu khó lòng mà kiểm soát được hàng hóa một khi đã chuyển cho nhà nhập khẩu Việc theo dõi các hóa đơn chưa thanh toán cũng gặp khó khăn và tốn kém

Ngoài ra, nhà nhập khẩu có thể dùng tranh chấp về chất lượng hoặc khiếu nại về sự khiếm khuyết hay thiếu hụt hàng hóa là những nguyên cớ để yêu cầu giảm giá Đứng trước tình hình này, nhà xuất khẩu chỉ có 3 cách lựa chọn: quyết định giảm giá; tìm đối tác mua khác hoặc chở hàng quay về nước Để phòng ngừa rủi ro này, nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm tín dụng, hoặc yêu cầu nhà nhập khẩu cấp một thư tín dụng dự phòng

Nhà xuất khẩu bán hàng theo phương thức ghi sổ phải gánh chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền.

Các trường hợp áp dụng

Phương thức thanh toán ghi sổ là một trong những phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay, được nhiều người lựa chọn và được áp dụng trong những trường hợp như nhà nhập khẩu khan hiếm ngoại tệ, khi đó họ chấp nhận trả giá cao hơn để mua được hàng hóa; mua bán hàng đổi hàng hoặc hàng bán giao làm nhiều lần; các bên có quan hệ mua bán thường xuyên và tin cậy lẫn nhau, giữa nội bộ các công ty với nhau, giữa công ty mẹ và công ty con; thanh toán phí dịch vụ như cước vận tải, phí bảo hiểm, hoa hồng, tiền lãi vay, thu nhập từ đầu tư,…

Ví dụ: Trường hợp sử dụng thanh toán ghi sổ: Bên xuất khẩu muốn đẩy nhanh tốc độ bán hàng Ví dụ như bên xuất khẩu tồn nhiều hàng, muốn đẩy nhanh để sản xuất sản phẩm mới hay để lấy lại vốn… Bên xuất khẩu sẽ cho bên nhập khẩu nợ, tạo điều kiện để họ lấy hàng giúp… Điều này có thể đẩy nhanh tốc độ bán hàng, đẩy hàng tồn Nhưng thời gian thu lại tiền lâu và có thể bên mua không có khả năng chi trả Vì vậy, khi sử dụng PTTT này cần tìm hiểu rõ đối tác

Phương thức này chỉ được lựa chọn khi cả hai bên có sự tin tưởng lẫn nhau, đã thực hiện hoạt động mua bán nhiều lần và người mua có độ uy tín cao với người bán Bởi, nếu không có sự tin tưởng thì phương thức ghi sổ gây ra khá nhiều rủi ro cho người bán

PHƯƠNG THỨC TRAO CHỨNG TỪ NHẬN TIỀN

Khái niệm

Là phương thức thanh toán, trong đó trước khi đến thời hạn giao hàng, người mua sẽ tới yêu cầu ngân hàng được chỉ định mở cho mình một tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho người bán với điều kiện người bán phải xuất trình đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận (Mai, 2022)

Nói một cách dễ hiểu, Cash Against Documents có thể được coi là tiền mặt khi giao hàng Tương tự như các giao dịch bất động sản, trong đó tiền được ký quỹ bởi một bên thứ ba trung lập cho đến khi việc chuyển nhượng quyền sở hữu hoàn tất.

Quy trình thực hiện thanh toán bằng hình thức trao chứng từ nhận tiền

(1) Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương được ký kết, đến thời hạn quy định, người mua yêu cầu ngân hàng người bán mở cho mình một tài khoản tín thác Số dư tài khoản này bằng 100% trị giá hợp đồng và nó được dùng thanh toán cho người bán chỉ khi người bán thực hiện theo đúng các thỏa thuận thể hiện trong bản ghi nhớ gồm các nội dung: phương thức thanh toán (CAD); số tiền ký quỹ: trị giá 100% hợp đồng; những chứng từ yêu cầu và phí dịch vụ

Hình 4-1: Quy trình thanh toán hình thức trao chứng nhận tiền

(2) Ngân hàng người bán thông báo cho người bán về việc người mua mở tài khoản tín thác và những yêu cầu trong bản ghi nhớ

(3) Sau khi kiểm tra các yêu cầu trong bản ghi nhớ, nếu chấp nhận thì người bán tiến hành giao hàng

(4) Sau khi giao hàng, người bán xuất trình các chứng từ theo yêu cầu cho ngân hàng để được thanh toán

(5) Ngân hàng sau khi kiểm tra các chứng từ, nếu phù hợp với bản ghi nhớ sẽ tiến hành thanh toán cho người bán từ tài khoản tín thác của người mua

(6) Ngân hàng người bán chuyển bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng.

Ưu và nhược điểm

4.3.1.1 Đối với nhà nhập khẩu

Tạo cơ hội cho người mua kiểm tra hàng hóa trước khi chuyển tiền cho người xuất khẩu Điều này giúp đảm bảo hàng hóa có chất lượng đã cam kết và lô hàng đúng như thỏa thuận

Là một phương thức tài trợ / thanh toán, cả người mua và người bán đều dễ dàng sử dụng hơn nhiều so với các quy trình tín dụng chứng từ chính thức

Chi phí tương đối thấp cho cả hai bên Trong các giao dịch bằng CAD, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thường sẽ tính một khoản phí nhỏ cho dịch vụ của mình Thường thì người mua và người bán sẽ chia phí, mặc dù thỏa thuận mua bán có thể quy định khác

4.3.1.2 Đối với nhà xuất khẩu Đảm bảo rằng người bán nhận được tiền của họ đúng hạn – mang lại sự bảo mật thanh toán cao hơn so với các phương thức khác CAD là phương thức thanh toán có lợi cho người bán hơn vì giao hàng xong và thực hiện đúng và đủ các yêu cầu trong bản ghi nhớ là người bán lấy được tiền

Là một phương thức tài trợ / thanh toán, cả người mua và người bán đều dễ dàng sử ụng hơn nhiều so với các quy trình tín dụng chứng từ chính thức

Chi phí tương đối thấp cho cả hai bên Trong các giao dịch bằng CAD, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thường sẽ tính một khoản phí nhỏ cho dịch vụ của mình Thường thì người mua và người bán sẽ chia phí, mặc dù thỏa thuận mua bán có thể quy định khác

4.3.2.1 Đối với nhà nhập khẩu Đối với người mua thì phương thức này phải ký quỹ 100% giá trị hợp đồng và có rủi ro khi chất lượng, số lượng hàng hóa không phù hợp với bộ chứng từ vì ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp giữ hàng hóa và bộ chứng từ

4.3.2.2 Đối với nhà xuất khẩu

Không có gì đảm bảo rằng nhà nhập khẩu sẽ trả tiền để hoàn tất giao dịch – họ có thể kiểm tra hàng hóa và phát hiện ra vấn đề hoặc từ chối chuyển khoản thanh toán vì một lý do khác Nếu điều này xảy ra, nhà xuất khẩu có thể bị bỏ túi chi phí vận chuyển, và lô hàng sẽ bị mắc kẹt ở một quốc gia khác

Trong một số trường hợp, quy trình ngân hàng kém có thể có nghĩa là các chứng từ sẽ được cấp sớm cho nhà nhập khẩu từ đó có thể dẫn đến nhà nhập khẩu đi nhận hàng sớm mà nhà xuất khẩu chưa nhận được hàng

Không có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng hoặc bảo hiểm liên quan đến việc quản lý thích hợp quy trình CAD từ phía ngân hàng

Thanh toán qua ngân hàng có thể tốn kém.

Các trường hợp áp dụng

Quan hệ giữa người mua và người bán tốt, đặc biệt người mua rất tin tưởng người bán Mua bán hàng khan hiếm, hàng hóa chạy trên thị trường và người bán muốn có đảm bảo chắc chắn trong thanh toán

Người mua có đại diện ở nước người bán để giám sát quá trình giao hàng của người bán nhằm đảm bảo người bán giao hàng đúng quy định trong hợp đồng và bộ chứng từ phù hợp với hàng hóa

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRADECARD

Khái niệm

Phương thức thanh toán TradeCard là phương thức thanh toán mới ra đời nhằm thay thế dần phương thức cũ nhờ ứng dụng thương mại điện tử Phương thức thanh toán trong TradeCard là phương thức chuyển tiền bằng điện (TTR) thông qua ngân hàng được chỉ định vào tài khoản của người xuất khẩu (người bán) (Mai, 2022)

TradeCard đứng ra cung cấp các dịch vụ điện tử làm cầu nối giữa người mua và người bán từ khâu ký kết hợp đồng, đối chiếu hóa đơn, chứng từ đến khi thanh thanh toán…., đảm bảo giao dịch khớp đúng với hợp đồng hai bên đã ký kết Để có thể sử dụng dịch vụ của Tradecard, trước hết cần đăng ký là thành viên của tổ chức này tại E-mail: service(g)tradecard.com hoặc liên hệ qua só điện thoại: (800) 905-

8723 và thực hiện các quy định của Tradecard Trong lĩnh vực thanh toán, Tradecard sẽ làm nhiệm vụ kết nối người mua và người bán, đảm bảo khả năng nhận được tiền của người bán (khi đã giao hàng như thỏa thuận) qua các tổ chức tín dụng hàng đầu thế giới

Quy trình thực hiện thanh toán

Hình 5-1: Quy trình thanh toán TradeCard

(1) Người mua gửi đơn đặt hàng đến TradeCard

(2) TradeCard gửi chi tiết đơn hàng cho người bán

(3) Người bán gửi hóa đơn thương mại và/hoặc phiếu đóng gói cho TradeCard

(4) Đại diện của người mua kiểm tra những khác biệt so với đơn đặt hàng và cấp chấp nhận thanh toán và/hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm tra gửi về cho TradeCard

(5) Bên cung cấp dịch vụ Logistic cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho

(6) TradeCard cung cấp chứng nhận điện tử về việc phù hợp chứng từ của người bán so với thông tin của người mua cung cấp cho TradeCard trước đó

(7) TradeCard giải quyết những sự khác biệt và đưa ra quyết định thanh toán

(8) TradeCard xác định ngày thanh toán có hiệu lực và lên kế hoạch chuyển tiền

(9) Người mua gửi xác nhận đã nhận hàng phù hợp với thỏa thuận cho TradeCard

(10) TradeCard cung cấp chứng nhận điện tử về việc so sánh thanh toán với hóa đơn nhận hàng và giải quyết các chỉnh sửa giữa hai bên người bán và người mua

(11) Người mua hoàn thành việc thanh toán TradeCard

Ưu điểm, nhược điểm của phương thức thanh toán TradeCard

5.3.1.1 Ưu điểm của TradeCard đối với người nhập khẩu (người mua):

Tiết kiệm chi phí ký quỹ, mở L/C:

• Người mua không cần ký quỹ như phương thức thanh toán L/C (Letter of Credit), giúp họ giữ được vốn lưu động mà không phải tốn chi phí đáng kể

• Không tốn phí mở L/C, giúp giảm chi phí liên quan đến việc xử lý và xác minh chứng từ phức tạp

Tiết kiệm thời gian: Không cần thông qua ngân hàng để tu chỉnh các khác biệt trong bộ chứng từ, giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch và xử lý thanh toán

Hỗ trợ logistics và kiểm tra: TradeCard cung cấp dịch vụ logistics và kiểm tra

(Inspection) giúp đảm bảo việc giao hàng an toàn, thuận lợi cho người mua khi kiểm soát chất lượng và thời gian giao nhận

Hỗ trợ vốn: TradeCard cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính cho các giao dịch, giúp người mua không phải tìm đến các nguồn tài trợ bên ngoài hoặc trải qua quy trình phê duyệt phức tạp

5.3.1.2 Ưu điểm của TradeCard đối với người xuất khẩu (người bán):

Bảo đảm thanh toán: TradeCard đảm bảo thanh toán thông qua dịch vụ bảo vệ thanh toán (Payment Protection - PP), giúp người bán yên tâm hơn về khả năng nhận được tiền từ người mua

Tiết kiệm thời gian và chi phí trung gian:

Việc lập bộ chứng từ thanh toán trở nên đơn giản hơn và tiết kiệm thời gian, do không phải qua nhiều quy trình xác minh của ngân hàng như khi sử dụng L/C

Thời gian nhận tiền nhanh chóng và chính xác, giúp cải thiện dòng tiền của người bán

Rủi ro không thanh toán thấp:

Do TradeCard tham gia vào việc theo dõi giao dịch và bảo vệ thanh toán, rủi ro liên quan đến việc không nhận được tiền hoặc sai sót trong chứng từ giảm đi đáng kể

Dịch vụ logistics và kiểm tra: TradeCard cung cấp các dịch vụ logistics và kiểm tra giúp đảm bảo giao dịch được thực hiện an toàn, người bán có thể tự tin về việc hàng hóa được giao đúng theo yêu cầu của người mua

5.3.2.1 Nhược điểm của TradeCard đối với người nhập khẩu (người mua):

Chi phí giao dịch cao: Phí giao dịch của TradeCard có thể cao hơn so với các phương thức thanh toán khác, đặc biệt là đối với các giao dịch nhỏ, điều này làm tăng chi phí cho người mua

Phí ẩn: Có thể phát sinh các loại phí ẩn như phí chuyển đổi tiền tệ hoặc phí xử lý, khiến tổng chi phí trở nên khó dự đoán

Thời gian xử lý không đồng nhất: Mặc dù được quảng cáo là nhanh chóng, thời gian xử lý thực tế có thể bị kéo dài do các quy định pháp lý hoặc vấn đề liên quan đến ngân hàng, quốc gia

Rủi ro an ninh: Người mua có thể gặp phải rủi ro từ việc bị tấn công mạng hoặc lừa đảo trong quá trình giao dịch, làm giảm tính an toàn của thanh toán

Quy định pháp lý: Các quy định pháp lý khác nhau giữa các quốc gia có thể gây khó khăn cho người mua trong việc thực hiện các giao dịch quốc tế, đặc biệt là khi phải tuân thủ những yêu cầu phức tạp

5.3.2.2 Nhược điểm của TradeCard đối với người xuất khẩu (người bán):

Chi phí giao dịch cao: Tương tự người mua, người bán cũng phải chịu phí giao dịch cao, đặc biệt khi giao dịch giá trị nhỏ, khiến tổng chi phí gia tăng

Phí ẩn: Ngoài các phí cơ bản, người bán có thể gặp phải các khoản phí ẩn như phí chuyển đổi tiền tệ hoặc phí xử lý, làm tăng chi phí không mong muốn

Rủi ro an ninh: Mặc dù TradeCard được thiết kế để bảo mật, người bán vẫn có thể gặp rủi ro từ việc bị tấn công mạng hoặc thông tin bị lộ

Hạn chế về loại tiền tệ: TradeCard không hỗ trợ tất cả các loại tiền tệ, điều này có thể là một hạn chế nếu người bán giao dịch với khách hàng ở nhiều quốc gia khác nhau Ngoài ra, chi phí chuyển đổi tiền tệ cũng có thể làm tăng chi phí giao dịch

Yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết: Để thực hiện giao dịch qua TradeCard, người bán cần cung cấp nhiều thông tin chi tiết, điều này có thể tạo ra sự bất tiện và mất thêm thời gian cho người bán trong quá trình chuẩn bị giao dịch.

Áp dụng tại Việt Nam

Về khả năng được tài trợ xuất khẩu khi thanh toán bằng hình thức này, hiện tại BIDV đã cung cấp sản phẩm chiết khấu theo hình thức TradeCard với tỷ lệ chiết khấu lên tới 90% và thời hạn chiết khấu tối đa 60 ngày, đảm bảo tài trợ vốn lưu động kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Phương thức TradeCard thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu với quy mô vừa và lớn TradeCard giúp họ giảm bớt gánh nặng về chi phí chứng từ khi sử dụng L/C, đảm bảo thanh toán và linh hoạt trong quản lý hàng tồn kho theo đơn hàng "just-in-time." Ví dụ, các công ty xuất khẩu lớn như Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) hoặc Công ty Cổ phần May Sông Hồng có thể đã sử dụng các giải pháp thanh toán tương tự TradeCard để đảm bảo giao dịch với các đối tác lớn Thời gian gần đây, khi giao dịch với các tập đoàn lớn của Mỹ, như Nike, các công ty X 28, May Nhà Bè… đã sử dụng thành công phương thức thanh toán này, mang lại hiệu quả kinh tế cao

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU

Khái niệm

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi giao hàng và cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu thì ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra (Hà, 2021)

Khi áp dụng phương thức thanh toán này các bên liên quan dựa trên quy tắc về nhờ thu chứng từ thương mại URC (Uniform Rule for Collection) do Phòng Thương mại quốc tế ICC phát hành năm 1995 (Uniform Rules for the Collection, 1995 Revision No.522,

ICC) Có nghĩa là muốn áp dụng quy tắc này các bên phải thỏa thuận thống nhất và dẫn chiếu trong hợp đồng thương mại quốc tế.

Các bên tham gia

Người ủy nhiệm thu: Là xuất khẩu (người bán), người cung ứng các dịch vụ quốc tế, đồng thời là mắt xích đầu tiên trong chuỗi nhờ thu, đưa ra quy định nội dung giao dịch và các chỉ thị thực hiện trong phương thức nhờ thu, người được hưởng số tiền trên hối phiếu và chịu chi phí cuối cùng trong chuỗi nhờ thu

Ngân hàng nhờ thu: Là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu và nhận sự ủy thác của người xuất khẩu thu hộ tiền trên hối phiếu

Ngân hàng xuất trình: Nếu người trả tiền – người mua có quan hệ tài khoản với ngân hàng nhờ thu thì ngân hàng sẽ xuất trình nhờ thu trực tiếp và ngân hàng thu hộ đồng thời sẽ là ngân hàng nhờ thu Ngược lại, người trả tiền không có quan hệ tài khoản với ngân hàng nhờ thu, trong trường hợp này có thể chuyển nhờ thu cho ngân hàng khác có quan hệ tài khoản với người trả tiền để xuất trình Trường hợp này, ngân hàng phục vụ người trả tiền là ngân hàng xuất trình và có trách nhiệm trực tiếp với ngân hàng thu hộ (có thể có hoặc không)

Ngân hàng thu hộ: Là ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu hoặc một ngân hàng được chỉ định ở nước người nhập khẩu Đây là ngân hàng thu tiền từ người trả tiền để chuyển cho ngân hàng nhờ thu Ngân hàng nhờ thu không là ngân hàng thu hộ

Người trả tiền: Là người nhập khẩu (người mua) hoặc người sử dụng các dịch vụ quốc tế Đây là người nhận chứng từ và trả tiền hoặc là ký chấp nhận trả tiền hối phiếu.

Phân loại

Có 2 cách phân loại thanh toán nhờ thu phổ biến, căn cứ vào các yếu tố khác nhau:

6.3.1 Căn cứ vào thời hạn trả tiền:

Nhờ thu trả ngay (D/P): Phương thức này quy định người mua/ người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ

Nhờ thu trả chậm (D/A): Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán (người xuất khẩu) Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận

6.3.2 Căn cứ vào bộ chứng từ thanh toán:

Nhờ thu hối phiếu trơn: Phương thức quy định việc người bán (người xuất khẩu) ủy quyền cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền từ người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu còn bộ chứng từ hàng hóa được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng

Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ: Phương thức quy định việc người xuất khẩu (người bán) ủy quyền cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền từ người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng hoá Khi đó người nhập khẩu (người mua) nếu muốn nhận chứng từ thì sẽ phải thanh toán (D/P) hoặc ký chấp nhận hối phiếu (D/A)

Quy trình nghiệp vụ

6.4.1 Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn

(0) Hai bên xuất, nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại, trong đó có quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu hối phiếu trơn

(1) Người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng để giao hàng và chuyển trực tiếp bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu

(2) Người xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu, lập giấy yêu cầu nhờ thu theo mẫu của ngân hàng và ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền người nhập khẩu

(3) Ngân hàng nhờ thu (ngân hàng nhận ủy thác) lập Thư nhờ thư và gửi cùng với hối phiếu cho ngân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng này thu từ người nhập khẩu số tiền đã ghi trên hối phiếu

(4) Ngân hàng thu hộ (ngân hàng đại lý) xuất trình hối phiếu cho người nhập khẩu, yêu cầu người nhập khẩu thanh toán ngay (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận thanh toán (đối với hối phiếu trả sau)

(5) Người nhập khẩu thực hiện thanh toán ngay (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận thanh toán (đối với hối phiếu trả sau) Trường hợp người nhập khẩu từ chối thanh toán sẽ không thanh toán ngay hoặc không ký chấp nhận trả tiền hối phiếu

(6) Ngân hàng đại lý trích từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển tiền sang ngân hàng ủy thác thu để ghi có cho người xuất khẩu (trong trường hợp thanh toán ngay và

Hình 6-1: Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu

27 người nhập khẩu đồng ý trả tiền) hoặc thông báo cho ngân hàng ủy thác thu biết trong trường hợp người nhập khẩu từ chối trả tiền Đối với trường hợp hối phiếu có kỳ hạn, ngân hàng đại lý sẽ chuyển hối phiếu đã được ký chấp nhận cho người hưởng thông qua ngân hàng nhờ thu Đến ngày quy định người nhập khẩu phải thanh toán cho ngân hàng thu hộ theo lệnh của người nhập khẩu, trích tài khoản thanh toán cho người hưởng

(7) Ngân hàng ủy thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền

6.4.2 Phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ:

Phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ xảy ra dưới hai hình thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ D/P (mua trả tiền ngay) hoặc nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ D/A (mua trả sau) Trình tự nghiệp vụ theo D/A tương tự như D/P nên được tóm tắt thể hiện như sau:

(0) Hai bên xuất, nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại, trong đó có quy định thanh toán bằng phương thức trả tiền đổi đối chứng D/P (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc phương thức nhờ thu hối phiếu chấp nhận trả tiền đổi đối chứng D/A (đối với hối phiếu trả sau) tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên

(1) Người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng, tiến hành giao hàng

(2) Người xuất khẩu ký phát hối phiếu, lập giấy yêu cầu nhờ thu theo mẫu của ngân hàng, thành lập đầy đủ các chứng từ cần thiết (theo thỏa thuận trong hợp đồng) rồi ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu

(3) Ngân hàng nhờ thu (ngân hàng nhận ủy thác) lập chỉ thị nhờ thu và gửi hối phiếu cùng với bộ chứng từ gửi hàng cho ngân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu, yêu cầu thu hộ số tiền trên hối phiếu

(4) Ngân hàng thu hộ (ngân hàng đại lý) xuất trình hối phiếu cho người nhập khẩu, yêu cầu người nhập khẩu thanh toán ngay (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận thanh toán (đối với với hối phiếu trả sau)

(5) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng (nếu người nhập khẩu đã thanh toán ngay hoặc ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu) Trường

28 hợp người nhập khẩu từ chối ký chấp nhận thanh toán, ngân hàng thu hộ giữ lại bộ chứng từ và xin chỉ thị của người xuất khẩu

(6) Ngân hàng thu hộ chuyển hối phiếu đã được người nhập khẩu thanh toán (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận thanh toán (đối với với hối phiếu trả sau) cho người hưởng thông qua ngân hàng nhờ thu Trường hợp người nhập khẩu từ chối hoặc không chấp nhận thanh toán cần tìm hiểu lý do và báo lại ngay cho ngân hàng nhờ thu Khi nhận được thông báo, ngân hàng nhờ thu phải có chỉ thị thích hợp Nếu sau 60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc không thanh toán và hoàn lại bộ chứng từ cho ngân hàng nhờ thu

(7) Ngân hàng nhờ thu trao hối phiếu đã được người gửi thanh toán (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận thanh toán (đối với với hối phiếu trả sau) cho người xuất khẩu Trường hợp bị từ chối thì ngân hàng nhờ thu hoàn lại hối phiếu từ chối và bộ chứng từ cho người xuất khẩu

6.4.3 Phân biệt hai phương thức nhờ thu:

Lợi ích - rủi ro

6.5.1 Lợi ích khi sử dụng phương thức nhờ thu: Đối với nhà xuất khẩu: Ngân hàng cung cấp dịch vụ lập hối phiếu và chuyển chứng từ đến ngân hàng người nhập khẩu, sẽ thay mặt doanh nghiệp theo dõi, nhắc nhở thanh toán, chuyển tiền và báo có vào tài khoản của doanh nghiệp khi người nhập khẩu thanh toán Đồng thời, sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu tương đối ít tốn kém và thuận tiện, được ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ thương mại cho đến khi đảm bảo thanh toán Rủi ro thanh toán đối với nhà xuất khẩu cũng được hạn chế do chứng từ chỉ được chuyển giao sau khi người nhập khẩu thanh toán tiền hàng hoặc đã ký hối phiếu chấp nhận thanh toán Với phương thức thanh toán này, nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng Các ngân hàng tham gia đều hành động với tư cách nhà ủy quyền của nhà xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người này và thu phí xử lý chứng từ Như vậy, phương thức này bảo vệ được lợi ích của nhà xuất khẩu Đối với nhà nhập khẩu: Ngân hàng giúp cung cấp dịch vụ nhận, kiểm tra, thông báo chứng từ đến cùng với các điều kiện đi kèm và thực hiện thanh toán theo lệnh doanh nghiệp xuất khẩu Đồng thời, nhà nhập khẩu không có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa được kiểm tra các chứng từ trong một số trường hợp kể cả hàng hoá, tức được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán

So với L/C, phương thức thanh toán nhờ thu có chi phí thấp hơn So với thanh toán ghi sổ, thanh toán bằng phương thức nhờ thu được thực hiện nhanh hơn

6.5.2 Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu: Đối với nhà xuất khẩu: trường hợp người nhập khẩu không chấp nhận chứng từ, không nhận hàng hoặc từ chối thanh toán hối phiếu khi đáo hạn, việc tìm người nhập khẩu khác thay thế hoặc chở hàng về rất tốn kém Hoặc một số trường hợp nước người nhập khẩu xảy ra biến động về kinh tế, chính trị, khủng bố… chắc chắn người xuất khẩu sẽ bị thiệt hại do không được thanh toán hoặc thanh toán chậm trễ Đối với phương thức nhờ thu hối phiếu trơn không thể đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu do việc

30 nhận nhận hàng và thanh toán tách rời nhau nên người nhập khẩu vẫn có thể nhập hàng khi đã có chứng từ hàng hóa mà không cần trả tiền hoặc dây dưa, chậm trễ trả tiền Ngân hàng không phải chịu trách nhiệm gì trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán tiền hàng Đối với người nhập khẩu: trong phương thức nhờ thu hối phiếu trơn, rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp chỉ thị nhờ thu tới trước nên người nhập khẩu đã trả tiền (đối với hối phiếu trả tiền ngay) nhưng vì chứng từ hàng hóa không đi kèm hối phiếu nên có thể bị trễ hoặc người nhập khẩu không biết chắc chắn về số lượng và chất lượng hàng hóa mà họ sẽ nhận được

Vì vậy, phương thức thanh toán nhờ thu chỉ áp dụng khi cả hai bên đều là đối tác tin cậy của nhau, đồng thời trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài chặt chẽ để đảm bảo người nhập khẩu thanh toán (ví dụ trách nhiệm bồi thường thiệt hại).

Những vấn đề lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu

Khi người xuất khẩu muốn ủy thác cho ngân hàng nhờ thu tiền hàng, người xuất khẩu phải viết giấy yêu cầu nhờ thu hàng xuất Theo URC522, sau khi nhận được thư yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu của người xuất khẩu, ngân hàng sẽ lập chỉ thị nhờ thu gửi chi ngân hàng thu hộ Chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa ngân hàng với người nhờ thu Các hồ sơ đi kèm theo chỉ thị nhờ thu: chứng chỉ nhờ thu; hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp; hợp đồng nhập khẩu, chuyển khẩu hàng hóa hoặc hợp đồng dịch vụ; hóa đơn bán hàng; giấy phép xuất/nhập khẩu hoặc hạn ngạch; các giấy tờ khác theo quy định trong hợp đồng mua bán

Doanh nghiệp chỉ nên sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu khi:

• Hai bên mua bán đã quen biết và tin tưởng lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ con hay chi nhánh của nhau; phải chắc chắn rằng là người nhập khẩu sẵn sàng và có khả năng chi trả; Nên áp dụng phương thức này trong trường hợp người nhập khẩu - người xuất khẩu là khách hàng tin tưởng, không nên áp dụng trong những giao dịch mua bán lần đầu

• Trước khi ký kết hợp đồng mua bán, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động tìm hiểu kỹ đối tác nhập khẩu qua nhiều kênh thông tin (hiệp hội ngành hàng, Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại nước nhập khẩu, kinh nghiệm giao thương của các doanh nghiệp xuất khẩu khác…), không nên tin tưởng hoàn toàn vào môi giới

• Tìm hiểu các quy định và tập quán giao nhận hàng hóa tại nước nhập khẩu để đảm bảo nắm được quyền kiểm soát hàng hóa

• Cân nhắc sử dụng loại vận đơn phù hợp, nên sử dụng vận đơn lập theo lệnh, không nên sử dụng vận đơn đích danh hoặc vận đơn để trống vì trong trường hợp bộ chứng từ bị đánh tráo/thất lạc trên đường gửi đi và vận đơn là đích danh hoặc vận đơn để trống thì ai lấy được vận đơn cũng có thể đi nhận được hàng mà không ràng buộc trách nhiệm thanh toán/chấp nhận thanh toán

• Điều kiện kinh tế và chính trị của nước nhà nhập khẩu ổn định và chính phủ không có những trở ngại pháp lý, biện pháp kiểm soát ngoại hối; giá trị lô hàng nhỏ; dùng để thanh toán cước vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, Đặc điểm của phương thức thanh toán này là việc thanh toán vẫn thực hiện qua các ngân hàng nhưng không cần có sự bảo lãnh tín dụng và ngân hàng phục vụ khách hàng cũng không cam kết hoặc ràng buộc trách nhiệm bảo lãnh cho khách hàng

Về nguyên tắc, các chi phí phát sinh và chi phí nhờ thu tính cho người ủy nhiệm Các ngân hàng thu hộ có quyền thu lại ngay mọi khoản phí từ người ủy nhiệm hoặc người gửi nhờ thu bất kể thực trạng nhờ thu như thế nào Trong thực tế, khi yêu cầu ngân hàng thực hiện nhờ thu, nhà xuất khẩu thường phải quy định rõ trong chỉ thị nhờ thu về việc thanh toán phí Thông thường, nhà xuất khẩu chịu chi phí của ngân hàng chuyển nhờ thu, còn nhà nhập khẩu chịu chi phí của ngân hàng xuất trình Tuy vậy, các ngân hàng liên quan vẫn được quyền đòi phí của họ và các chi phí phát sinh từ người ủy nhiệm trong bất cứ trường hợp nào.

Ví dụ thực tế

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết tổng cộng 17 Hiệp định Thương mại

Tự do (FTA), giúp mở ra cánh cửa gia nhập vào các thị trường rộng lớn chưa từng có, từ đó tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội hấp dẫn, doanh nghiệp Việt cũng phải đối mặt với không ít rủi ro

32 khi tham gia giao dịch thương mại với đối tác nước ngoài Trên thực tế, những vụ lừa gạt trong mua bán hàng hóa qua biên giới không phải là tình huống hiếm gặp đối với các doanh nghiệp Việt Nam Hiện tượng này được diễn ra dưới nhiều hình thức và rất khó lường, thường xuyên được Bộ Công Thương và Thương vụ Việt Nam tại các thị trường cảnh báo Tuy nhiên, với tâm lý chủ quan và sự thiếu hiểu biết trong giao dịch ngoài biên giới, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn tiếp tục trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo mang tầm cỡ quốc tế Trong đó, bài học từ vụ lừa đảo 100 container hạt điều với trị giá hơn 20 triệu USD mới ra trong thời gian gần đây là một ví dụ điển hình

Năm 2022, khi kênh xuất khẩu đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hạt điều Việt Nam nhận được lời đề nghị từ một số kênh môi giới nhằm xuất khẩu hạt điều nhân với số lượng lớn sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Italia Bên bán - các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu làm việc, trao đổi thông qua bên môi giới và gần như không có thông tin về Bên mua tại thị trường nước ngoài Trong giao dịch này, các Bên thống nhất lựa chọn phương thức thanh toán là phương thức nhờ thu

Sau khi giao hàng cho hãng tàu để vận chuyển, Bên bán đã chuẩn bị các chứng từ cần thiết như đã thỏa thuận và cung cấp cho Ngân hàng để các Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhờ thu tiền hàng theo quy định Khi nhận được bộ chứng từ từ Bên bán, Ngân hàng của Bên bán đã chuyển bộ chứng từ bản gốc cho Ngân hàng của Bên mua để yêu cầu thanh toán Sự việc xảy ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều nhân của Việt Nam là bộ chứng từ bản gốc đã bị tráo trong quá trình chuyển phát, Ngân hàng của Bên mua chỉ nhận được bộ chứng từ bản sao (bản copy) Khi xem xét thỏa thuận giữa Bên bán và Bên mua thì loại vận đơn (Bill of Lading - B/L) được phát hành là vận đơn vô danh, theo đó người cầm vận đơn trong tay là chủ sở hữu vận đơn và có quyền yêu cầu hãng tàu giao hàng cho họ Khi phát hiện sự việc, Bên bán đã dùng nhiều biện pháp để liên lạc với bên môi giới và Bên mua theo thông tin đã thỏa thuận nhằm thông báo về sự việc này nhưng hầu như không được phản hồi từ bất kỳ Bên nào Do đó Bên bán, Hiệp hội Điều Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Italia đã xác định đây là sự việc có dấu hiệu lừa đảo mà nạn nhân là các doanh nghiệp Việt Nam Trường hợp này bộ chứng từ đã bị đánh tráo và lấy cắp trong quá trình chuyển phát nên Bên bán có khả năng rất cao là vừa mất hàng (do không rõ bộ chứng từ gốc do bên nào đang giữ) và vừa không được thanh toán do Ngân hàng của Bên mua không nhận được bộ chứng từ

33 gốc nên không thể yêu cầu thanh toán Rất may mắn là sự việc lừa đảo quy mô lớn này được lãnh đạo Nhà nước quan tâm và được các Ngân hàng liên quan hỗ trợ nên sau một thời gian gấp rút xử lý các công việc cần thiết, hàng hóa đã được các hãng tàu giao lại cho Bên bán là các doanh nghiệp Việt Nam

• Tổn thất về tài chính: Doanh nghiệp tuy không phải chịu những tổn thất về tài chính do việc mất hàng và nhưng phải chịu các chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc

• Ảnh hưởng đến uy tín: Sự việc này gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và của ngành hạt điều Việt Nam trên thị trường quốc tế

• Mất niềm tin vào các đối tác: Doanh nghiệp khó có thể tìm kiếm được các đối tác mới đáng tin cậy

• Nhìn từ sự việc này có thấy được các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực sản xuất nhưng lại thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong các giao dịch thương mại quốc tế, về các quy trình, thủ tục, rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế, đặc biệt là các khái niệm như vận đơn, nhờ thu, bảo hiểm hàng hải,

• Doanh nghiệp Việt Nam quá tin tưởng vào bên môi giới, không tự mình tìm hiểu thông tin về đối tác và thị trường nên bị lệ thuộc Từ đó dẫn đến chưa có sự đánh giá cẩn trọng về bên mua hàng

• Thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp và các biện pháp hạn chế rủi ro khi xuất khẩu

• Thiếu kỹ năng trong việc lựa chọn dịch vụ chuyển phát chứng từ an toàn Việc sử dụng dịch vụ chuyển phát thông thường tiềm ẩn rủi ro mất mát, làm giả chứng từ

• Nâng cao kiến thức về thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ kiến thức về các quy trình, thủ tục, rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế

• Xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy: Nên tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác, yêu cầu cung cấp các chứng chỉ xác minh năng lực tài chính

• Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp: Cân nhắc kỹ lưỡng các phương thức thanh toán và lựa chọn phương thức phù hợp với từng giao dịch

• Quản lý rủi ro hiệu quả: Xây dựng kế hoạch dự phòng, sử dụng các công cụ bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro

• Tăng cường hợp tác với các cơ quan nhà nước: Kịp thời thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện dấu hiệu bất thường

• Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, luật sư để được tư vấn và hỗ trợ trước khi tiến hành bất kỳ giao dịch xuất khẩu nào

• Tổ chức các khóa đào tạo về thương mại quốc tế: Nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam

• Xây dựng các sàn giao dịch điện tử: Tạo môi trường giao dịch minh bạch, an toàn

• Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường: Cung cấp thông tin về các thị trường, đối tác tiềm năng

• Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp thương mại: Xây dựng các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp phải khó khăn trong quá trình giao dịch

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

Khái niệm

Theo điều 2, UCP 600: “Thư tín dụng là bất cứ sự thỏa thuận nào dù được mô tả hay đặt tên như thế nào, là không thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của Ngân hàng phát hàng để thanh toán khi xuất trình phù hợp”.(Hội, 2021) Ý nghĩa:

• Là một cam kết trả tiền hoặc một chấp nhận trả tiền chứ không phải là một lời hứa

• Căn cứ trả tiền của L/C là các chứng từ.

Đặc điểm

Luât Quốc tế: Hiện nay trên thế giới chưa có luật quốc tế áp dụng cho phương thức tín dụng chứng từ

Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại Quốc tế

ICC ban hành Bản đầu tiên phát hành vào năm 1933 và bản gần đây nhất là bản quy tắc UCP 600 có giá trị hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007; UCP là văn bản pháp lý quốc tế khồn mang tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải tuân theo, vì thế khi cần áp dụng cần phải dẫn chứng UCP trong thư tín dụng

Ngoài ra còn có một số văn bản khác như: ISBP 745, 2013 – ICC; eUCP 2.0 2017,

URE 725, 2008 – ICC Các văn bản này có những tính chất khác nhau với mục đích giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện văn bản chính UCP

7.2.2 Các bên liên quan trong một giao dịch bằng phương thức L/C

Trong một giao dịch bằng phương thức L/C thường có 4 bên liên quan chính:

Người yêu cầu mở L/C: Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu mở L/C là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một thư L/C và đứng ra cam kết trả tiền cho người thụ hưởng theo L/C đó

Người hưởng lợi: Là bên được được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C Người hưởng lợi có thể là người bán, nhà xuất khẩu hay người ký phát hối phiếu

Ngân hàng mở L/C: Hay còn được gọi là Ngân hàng phát hành, là ngân hàng thực hiện phát hành thư L/C theo đơn yêu cầu của Người yêu cầu mở L/C, bằng việc chấp nhận phát hành thư L/C ngân hàng đã cấp tín dụng cho Người yêu cầu Ngân hàng mở thư tín dụng thường được hai bên mua bán thỏa thuận theo quy định của hợp đồng Nếu không có thỏa thuận trước, nhà Xuất khẩu được phép tự chọn ngân hàng mở thư tín dụng

Ngân hàng thông báo L/C: Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người hưởng lợi theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng, thường là ngân hàng đại lý hoặc một chi nhánh của ngân hàng mở L/C ở nước nhà xuất khẩu

Ngoài các bên chính trên, trong một giao dịch bằng phương thức thanh toán thư tín dụng L/C tùy từng trường hợp sẽ có thêm các bên liên quan khác:

Ngân hàng xác nhận: Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ùy quyền của ngân hàng mở thư tín dụng Ngân hàng xác nhận sẽ xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán Ngân hàng xác nhận thường có thể là ngân hàng thông báo hay một ngân hàng khác do nhà xuất khẩu yêu cầu, thường là ngân hàng lớn, có uy tín

Ngân hàng thanh toán: Là ngân hàng nếu ngân hàng mở thư tín dụng không trực tiếp thanh toán thì chỉ điịnh một ngân hàng khác thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu

Ngân hàng thương lượng: Hay còn gọi là ngân hàng chiết khấu, ngân hàng đứng ra thương lượng, chiết khấu bộ chứng từ L/C và thường là ngân hàng thông báo

Ngân hàng được chỉ định: Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu Đối với L/C có giá trị tự do, thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng được chỉ định và trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng mở thư tín dụng

Ngân hàng bảo lãnh: Là ngân hàng (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh)

7.2.3.1 Căn cứ theo loại hình

Thư tín dụng có thể hủy ngang

Là loại thư tín dụng mà nhà nhập khẩu có thể được sửa đổi, bổ sung bất cứ lúc nào mà không cần báo cho người xuất khẩu biết (theo thông tin mới nhất thì loại này đã bị bỏ theo UCP600 và tất cả cả các Thư tín dụng là không thể hủy ngang trong trường hợp L/C dẫn chiếu UCP600)

Thư tín dụng không thể hủy ngang

Là thư tín dụng sau khi đã được phát hành thì việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thỏa thuận của các bên có liên quan Trong thương mại quốc tế, thư tín dụng loại này được sử dụng phổ biến nhất Ở thư tín dụng này, muốn hủy bỏ, bổ sung hay sửa đổi nội dung L/C thì phải tieens hành tu chỉnh L/C (Quy tắc tu chỉnh L/C) theo điều 10 UCP600 Theo quy tắc này, trong trường hợp các bên cùng nhau đồng ý hủy bỏ L/C thì nó được công nhận không còn giá trị thực hiện Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận với người thụ hưởng về hủy bỏ L/C, người mở phải thương lượng với ngân hàng mở tín dụng và ngân hàng này sẽ liên hệ với ngân hàng xác nhận (nếu có) để được sự đồng thuận hủy bỏ L/C

7.2.3.2 Căn cứ theo phương thức sử dụng

Thư tín dụng không thể hủy bỏ có giá trị trực tiếp

Là loại thư tín dụng không bao gồm cam kết hoặc nghĩa vụ nào của ngân hàng phát hành với bất cứ ai ngoài người hưởng thư tín dụng Thư tín dụng này không bao gồm các điều khoản chiết khấu và chỉ định ngân hàng chiết khấu Việc chiết khấu sẽ là công việc nội bộ của ngân hàng chuyển chứng từ và người hưởng

Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận

Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà ngân hàng xác nhận bị ràng buộc phải thanh toán cho người bán, khi người này xuất trình các chứng từ hàng hóa phù hợp với các điều kiện của L/C

Quy trình thanh toán

Hình 7-1: Sơ đồ quy trình của phương thức thanh toán tín dụng

(0) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương và sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

(1) Trong thời hạn hai bên thỏa thuận, nhà nhập khẩu viết đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng phát hành L/C yêu cầu mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng (Ngân hàng phát hành phải kiểm tra và yêu cầu ký quỹ)

(2) Ngân hàng mở L/C phát hành L/C và qua ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu hưởng lợi

(3) Ngân hàng thông báo tiến hành kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C, lập văn bản thông báo và gửi L/C gốc cho người hưởng lợi (nhà xuất khẩu)

(4) Người xuất khẩu tiến hành giao hàng

(5) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C, xuất trình cho ngân hàng thông báo để đòi tiền ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo sau khi kiểm tra thì chuyển toàn bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C

(6) Ngân hàng thông báo sau khi kiểm tra thì chuyển toàn bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C

(7) Ngân hàng mở L/C chấp nhận thanh toán/từ chối thanh toán

(8) Ngân hàng mở L/C chuyển toàn bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu kiểm tra, nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán/ từ chối thanh toán

(9) Ngân hàng thông báo ghi có tài khoản người hưởng lợi và thông báo từ chối

Một số quy trình khác

Hình 7-3: Sơ đồ quy trình L/C giáp lưng Hình 7-2: Sơ đồ quy trình L/C chuyển nhượng

Ưu điểm, nhược điểm và rủi ro của L/C cho nhà xuất, nhập khẩu

của L/C cho nhà xuất, nhập khẩu

7.5.1 Ưu điểm Đối với nhà xuất khẩu

Khi áp dụng phương thức thanh toán này, khả năng được thanh toán của nhà xuất khẩu sẽ cao hơn Nhà xuất khẩu chỉ cần xuất trình bộ chứng từ phù hợp, với yêu cầu về hình thức và trong thời gian hiệu lực thì ngân hàng phát hành thư tín dụng có nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu

Thêm vào đó, theo phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ, nhà xuất khẩu cũng được lợi thế hơn về việc vay vốn, vì người cho vay tin rằng nhà xuất khẩu sẽ có khả năng thanh toán hơn Đối với nhà nhập khẩu Ở phương diện là nhà xuất khẩu, ở phương thức này, họ sẽ được đảm bảo về hàng hóa hơn vì nhà xuất khẩu chỉ được thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp trên cở sở hàng giao đúng như quy định của thư tín dụng Ngoài ra, dù ngân hàng trả tiền cho nhà xuất khẩu nhưng nhà nhập khẩu vẫn có quyền kiểm tra bộ chứng từ và có thể chấp nhận/từ chối thanh toán khi chứng từ phù hợp/không phù hợp

Mặt khác, khi sử dụng thư tín dụng, nhà nhập khẩu có thể được ngân hàng ưu đãi về vay tín dụng với mức ký quỹ dưới 100% trị giá thư tín dụng hoặc ngân hàng phát hành có thể thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi đòi tiền người nhập khẩu

Một nhược điểm mà có thể rút ra chung ở phương thức thanh toán này là phần chi phí của một hợp đồng quốc tế có thể tăng đến từ việc mở, sửa đổi, thực hiện, thanh toán L/C sẽ làm ảnh hưởng phần ít nhiều đến lợi nhuận của các nhà xuất, nhập khẩu Ngoài ra, từng đối tượng, L/C sẽ có một số rủi ro riêng Đối với nhà xuất khẩu

Tuy phương thức thanh toán bằng chứng từ được dùng phổ biến và tin dùng hiện nay nhưng nó vẫn có một số rủi ro, sau đây là một số rủi ro mà nhà xuất khẩu có thể gặp phải:

Bộ chứng từ do người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) có thể gặp một số lỗi như chính tả, sai tên, địa chỉ, số lượng hoặc một số sai xót về chứng từ, nội dung không thống nhất,… thì dẫn đến bộ chứng từ không hợp lệ với L/C thì mọi thanh toán đều có thể bị từ chối và nhà xuất phải xử lí hàng bằng cách lưu kho, bán đấu giá,… đến khi vấn đề được giải quyết hoặc hàng trở về nước

Một rủi ro khác là việc ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh toán hoặc ngân hàng chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền

Việc thanh toán chậm cũng là một rủi ro vì tỷ giá ngoại tệ và nội tệ có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận từ kiện hàng của nhà xuất khẩu

Rủi ro về nhà nhập khẩu cấu kết với các cá nhân hoặc tổ chức liên quan của một L/C để đoạt hàng mà không cần trả tiền Tuy nhiên, trường hợp này trên thực tế có nhưng muốn thực hiện được thì không hề dễ dàng

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp mới, sẽ chưa có nhiều kinh nghiệm thường sẽ có những sai lầm về tiến trình giao hàng như về thời hạn giao hàng, xuất trình giấy tờ, hãng vận tải, cảng bốc dỡ,… hoặc các doanh nghiệp mới này chấp nhận những rủi ro trên nhằm tối ưu lợi nhuận nhưng sau đó không thực hiện được dẫn đến bị từ chối thanh toán hoặc buộc phải giảm giá từ đó gây tổn thất cho doanh nghiệp và uy tín ngân hàng phát hành L/C Đối với nhà nhập khẩu Ở phương diện là nhà nhập khẩu thì phương thức thanh toán bằng thư tín dụng cũng có một số rủi ro nhất định

Người nhập khẩu có thể nhận được hàng không đúng với yêu cầu và điều này có thể xảy ra khi bên xuất khẩu cùng các bên liên quan cố tình gian lận hoặc làm giả bộ chứng từ Tuy nhiên loại rủi ro này không chiếm tỷ lệ lớn do cũng không dễ dàng thực hiện

Rủi ro còn có thể đến từ khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành tín dụng bị mất và mức độ thiệt hại của nhà nhập khẩu phụ thuộc vào số tiền ký quỹ với ngân hàng phát hành L/C

Mặt khác, nhà xuất khẩu có thể sẽ không mua bảo hiểm hàng hóa không đúng như thỏa thuận dẫn đến mức bồi thường cho nhà nhập khẩu bị ảnh hưởng

Ngoài ra, rủi ro còn xuất hiện trong quá trình xuất trình và chấp nhận chứng từ do nhà xuất khẩu lập ra để thanh toán, và nếu có sai xót mà nhà xuất khẩu vẫn chấp nhận thanh toán thì sẽ là có thể nhận được hàng hóa đúng như hợp đồng

Những điều cần chú ý khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 46 8 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BPO (BANK PAYMENT OBLIGATION) 47 8.1 Khái niệm

Từ những lợi ích và rủi ro mà phương thức L/C mang lại thì cần có một số lưu ý sau khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

• Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C và loại thư tín dụng

• Tên, địa chỉ những người có liên quan

• Cách thực hiện (hoặc thanh toán)

• Nội dung về hàng hóa

• Nội dung vận tải, giao nhận hàng hóa

• Cam kết trả tiền ngân hàng phát hành L/C

• Những điều khoản đặc biệt

• Chữ ký ngân hàng mở L/C

Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được xem là phương thức phổ biến hiện nay, việc mở L/C luôn đi trước khi giao hàng và được thỏa thuận kĩ lưỡng trong hợp đồng Chính vì vậy, nhiều nhà kinh doanh xuất nhập khẩu còn xem L/C như là hợp đồng thứ hai của thương vụ và có thể quan trọng hơn hợp đồng thứ nhất

8 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BPO (BANK PAYMENT OBLIGATION)

Phương thức Tín dụng chứng từ nhiều năm qua được xem như là một phương thức thanh toán vô cùng phổ biến trong hoạt động thanh toán quốc tế Nhưng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương thức thanh toán quốc tế cũng trở nên đa dạng BPO (Bank payment obligation) là phương thức mới, dựa trên nền tảng công nghệ để thúc đẩy hoạt động tài trợ thương mại trong thời đại công nghệ mới do Phòng Thương mại quốc tế (ICC) ban hành vào ngày 17/4/2013 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) Phương thức BPO được kế thừa và phát triển từ phương thức Tín dụng chứng từ và phương thức Ghi sổ

“Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng” (Bank payment obligation) là một cam kết độc lập và không hủy ngang của một Ngân hàng (gọi là Ngân hàng phát hành/có nghĩa vụ thanh toán BPO - Obligator Bank) sẽ thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán có kỳ hạn và thực hiện thanh toán khi đáo hạn một số tiền đã được xác định cho một ngân hàng khác (gọi là Ngân hàng tiếp nhận/ thụ hưởng BPO - Recipient Bank) sau khi so khớp điện tử thành công các dữ liệu theo các quy tắc thống nhất toàn cầu về BPO của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) (ICC, 2013) (Mai, 2022)

BPO được thiết kế dựa trên nền tảng công nghệ, do đó các bức điện được gửi đi hay nhận về phải sử dụng định dạng điện tiêu chuẩn ISO 20022 Các bức điện sẽ được tự động xử lý so khớp thông qua “Ứng dụng so khớp giao dịch – TMA” TMA có thể là nền Ứng dụng dịch vụ thương mại SWIFT (TSU) hoặc bất kỳ giải pháp thay thế nào khác có khả năng xử lý các điện theo chuẩn ISO 20022 phù hợp với chu trình được yêu cầu.

Các bên tham gia

Các bên tham gia trong phương thức BPO gồm có:

Nhà xuất khẩu (Exporter) và Nhà nhập khẩu (Importer)

Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có trách nhiệm thương lượng chi tiết hợp đồng ngoại thương như thông tin hàng hóa, thỏa thuận số tiền của nghĩa vụ thanh toán, điều kiện thanh toán, phí thanh toán, điều khoản vận chuyển, ngày giao hàng

Ngân hàng phát hành BPO/ Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán BPO (Obligator Bank): ngân hàng có nghĩa vụ phân tích rủi ro và quản lý tuân thủ nội bộ (xác định danh tính người mua - KYC), định giá BPO cho người mua, đề xuất BPO có lợi cho Ngân hàng tiếp nhận (Ngân hàng của người bán), thanh toán BPO vào ngày đến hạn (tùy thuộc vào các điều kiện phù hợp đã được đáp ứng), cung cấp các dịch vụ tài trợ cho người mua theo yêu cầu

Ngân hàng thụ hưởng BPO/ Ngân hàng nhận BPO (Recipient Bank): ngân hàng có nghĩa vụ phân tích rủi ro và quản lý tuân thủ nội bộ (xác định danh tính người bán – KYC), xác thực dữ liệu của Người bán, định giá các dịch vụ dựa trên BPO cho người bán, thông báo/ xác nhận BPO cho người bán, cung cấp các dịch vụ tài trợ cho người bán theo yêu cầu.

Đặc điểm của phương thức BPO

BPO là một cam kết của Ngân hàng có nghĩa vụ (Obligor Bank) cam kết trả tiền cho Ngân hàng tiếp nhận BPO– là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu Ngân hàng có nghĩa vụ không trả tiền trực tiếp cho người xuất khẩu Việc hoàn trả tiền từ ngân hàng thụ hưởng BPO cho người xuất khẩu sẽ được thực hiện theo Thỏa thuận riêng ký kết giữa ngân hàng phục vụ người xuất khẩu và người xuất khẩu (Thỏa thuận này được gọi là BPO Customer Agreement)

BPO là một cam kết trả tiền độc lập và không thể hủy ngang Như vậy, ngân hàng phát hành BPO phải là một ngân hàng hạch toán độc lập Đồng thời BPO không được chuyển nhượng

Ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng thụ hưởng BPO chỉ căn cứ vào việc so khớp Bộ dữ liệu thương mại số với Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập, không căn cứ vào các chứng từ thương mại văn bản do người xuất khẩu xuất trình, dù cho Bộ dữ liệu thương mại số này được trích xuất từ các chứng từ thương mại văn bản đó

Việc so khớp và kiểm tra các dữ liệu thương mại được thực hiện bằng công nghệ điện tử, viễn thông qua Hệ ứng dụng so khớp giao dịch (TMA), nhờ đó, tránh được nhân tố chủ quan, giữ được tính trung lập và độc lập Bản chất TMA là một hệ thống thiết bị công nghệ, do đó, phải có một tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thiết bị này Tổ chức đó chính là Trung tâm tiện ích dịch vụ thương mại - TSU (Trade Services Utility) Các ngân hàng muốn sử dụng TMA phải đăng ký với TSU

Kết nối giao dịch của BPO là B2B (Ngân hàng có nghĩa vụ Ngân hàng tiếp nhận BPO), nên giảm thiểu được các rủi ro thường phát sinh do sự khác biệt gây ra trong giao dịch

Ngôn ngữ vận hành BPO, ngoài tiếng Anh thông dụng, là các Mẫu tin ISO 20022 TSMT messages

Trong cơ chế thanh toán dựa vào chứng từ văn bản, vấn đề giải quyết sự khác biệt phát sinh từ đối chiếu chứng từ rất phức tạp và mất rất nhiều thời gian, ngược lại, trong phương thức thanh toán BPO, vấn để giải quyết khác biệt Dữ liệu số nhanh chóng, kịp thời là nhờ không gian pháp lý đơn nhất và số hóa chứng từ thương mại.

Quy trình thực hiện thanh toán bằng phương thức BPO

Để thực hiện phương thức này, đầu tiên cần xác lập quan hệ pháp lý giữa nhà xuất khẩu với ngân hàng nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu với ngân hàng nhà nhập khẩu thông qua việc ký kết “Thỏa thuận khách hàng BPO (BPO Customer Agreement)" Giai đoạn tiếp theo được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

Hình 8-1: Quy trình thanh toán phương thức BPO

(1) Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng thương mại, trong đó thỏa thuận sử dụng phương thức thanh toán BPO

(2) Sau khi hợp đồng được ký kết, người nhập khẩu gửi các dữ liệu điện từ của hợp đồng đến ngân hàng phục vụ mình và yêu cầu ngân hàng này phát hành BPO

(3) Ngân hàng phát hành BPO sẽ phát hành BPO cho Ngân hàng tiếp BPO và nêu rõ điều kiện thanh toán Ngân hàng thụ hưởng (ngân hàng tiếp nhận BPO) sau khi nhận được thông báo BPO của Ngân hàng phát hành sẽ thông báo cho người xuất khẩu về BPO Người nhập khẩu xác nhận dữ liệu và gửi chấp nhận của mình đến ngân hàng nhận BPO Nếu cả hai dữ liệu trùng khớp nhau BPO đã được thiết lập Mỗi bên sẽ nhận được một bản báo cáo về dữ liệu trùng khớp

(4) Sau khi nhận được thông báo so khớp dữ liệu tiêu chuẩn, người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo quy định trong hợp đồng cho người nhập khẩu

(5) Sau khi giao hàng xong, người xuất khẩu gửi bộ dữ liệu hàng hóa điện tử (bao gồm thông tin hóa đơn, chứng từ vận tải, bảo hiểm, giấy chứng nhận số lượng, chất lượng ) cho ngân hàng phục vụ mình để ngân hàng xuất trình dữ liệu tới TMA và so khớp dữ liệu

(6) Người nhập khẩu nhận báo cáo so khớp dữ liệu từ ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (ngân hàng phát hành BPO), đồng thời được yêu cầu chấp nhận sai biệt nếu có

(7) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (Ngân hàng tiếp nhận BPO/Ngân hàng thụ hưởng) xác nhận kết quả so khớp dữ liệu thành công cho người xuất khẩu

(8) Khi TMA thông báo bộ dữ liệu so khớp thành công (hoặc có sai lệch nhưng được người nhập khẩu chấp thuận sai lệch), người xuất khẩu lập tức gửi bộ chứng từ giấy (bản cứng) cho người nhập khẩu, bao gồm chứng từ vận tải, hóa đơn cùng với các chứng từ khác quy định trong hợp đồng để người nhập khẩu có thể làm thủ tục với cơ quan hải quan và nhận hàng

(9) Vào ngày đáo hạn, ngân hàng phát hành BPO ghi nợ tài khoản của người nhập khẩu, chuyển số tiền này đến ngân hàng thụ hưởng BPO và ngân hàng thụ hưởng BPO sẽ chuyển số tiền thanh toán đến người xuất khẩu Quy trình thực hiện thanh toán theo phương thức BPO hoàn tất

Lưu ý các bức điện gửi được gửi đi hay nhận được phải sử dụng các bức điện tiêu chuẩn ISO 20022 đã đăng ký với Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế Các bức điện sẽ được tự động xử lý thông qua ứng dụng so khớp giao dịch TMA (Transaction Matching Application) của tổ chức SWIFT.

Lợi ích khi sử dụng phương thức thanh toán BPO

Giao dịch BPO được xử lý tự động trên cơ sở trao đổi dữ liệu điện tử nên việc sử dụng BPO có nhiều lợi ích đối với cả người bán, người mua, và ngân hàng

8.5.1 Lợi ích của phương thức thanh toán BPO đối với người nhập khẩu

Kiểm soát thanh toán và linh hoạt hơn trong quản lý giao dịch: Người nhập khẩu có thể kiểm soát tốt thời gian thực hiện thanh toán và linh hoạt trong việc đàm phán với nhà cung cấp Điều này giúp họ tối ưu hóa dòng tiền và tận dụng được các ưu đãi từ nhà cung cấp khi có bảo đảm thanh toán qua BPO

Tránh các khoản thanh toán trước: Người mua không cần phải trả trước, điều này giúp họ tránh rủi ro về việc trả tiền trước khi nhận được hàng và giữ được vốn lưu động

Phí dịch vụ thấp: Phí dịch vụ BPO thường thấp hơn so với các phương thức như L/C

(thư tín dụng), giúp người nhập khẩu giảm thiểu chi phí giao dịch

Giảm gánh nặng về chứng từ: BPO đơn giản hóa quy trình chứng từ, không yêu cầu các bộ chứng từ phức tạp như L/C Người mua không cần phải làm việc với nhiều loại chứng từ giấy tờ phức tạp

Cải thiện quản lý hàng tồn kho và quy trình "just in time": BPO giúp người nhập khẩu cải thiện quản lý hàng tồn kho bằng cách thực hiện các đơn hàng "just in time", tránh các chi phí lưu kho và tối ưu hóa quá trình sản xuất

Tăng tính linh hoạt khi thay đổi các thông số giao dịch: Người mua có thể thay đổi các thông số giao dịch dễ dàng mà không phải lo lắng về việc cần tu chỉnh chứng từ phức tạp, điều này giúp tăng tính linh hoạt trong các giao dịch quốc tế

Quan hệ hợp tác tốt hơn với người bán: Phương thức BPO thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với người bán nhờ việc cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán linh hoạt, từ đó gia tăng lòng tin giữa hai bên

Kéo dài thời hạn thanh toán và giảm DPO (Days Payable Outstanding): Người mua có thể kéo dài thời hạn thanh toán và giảm DPO, giúp tối ưu hóa dòng tiền và nâng cao khả năng quản lý tài chính

8.5.2 Lợi ích của phương thức thanh toán BPO đối với người xuất khẩu (người bán):

Bảo đảm thanh toán đúng hạn: Phương thức BPO cung cấp sự đảm bảo thanh toán từ ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận, giúp người bán yên tâm về khả năng nhận được tiền đúng hạn, từ đó cải thiện khả năng dự báo thanh khoản và quản lý tài chính

Thanh toán nhanh hơn: Người bán có thể nhận thanh toán sớm hơn (trong trường hợp thanh toán trả ngay), giúp cải thiện dòng tiền và tăng khả năng quản lý nguồn lực

Giảm rủi ro liên quan đến chứng từ: BPO giúp giảm rủi ro về sai sót hoặc bất hợp lệ trong chứng từ vì quá trình giao dịch và xác minh chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống điện tử

Giảm chi phí dịch vụ: Chi phí dịch vụ BPO thấp hơn so với L/C, giúp người bán tiết kiệm chi phí giao dịch và tăng lợi nhuận

Tối ưu hóa sử dụng dịch vụ ngân hàng: BPO giúp người bán tối ưu hóa việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng và giúp họ tập trung vào việc kinh doanh

Giảm một phần rủi ro về tính dụng: Người bán có thể được giảm rủi ro về việc không nhận được thanh toán từ người mua, vì rủi ro này đã được chuyển sang ngân hàng phát hành BPO hoặc ngân hàng xác nhận

Dễ dàng bán hàng trả chậm: Người bán có thể yên tâm bán hàng trả chậm cho người mua, nhờ sự bảo đảm thanh toán từ ngân hàng, giúp mở rộng quy mô bán hàng mà không cần lo lắng về rủi ro thanh toán

Giảm DSO (Days Sales Outstanding): BPO giúp người bán giảm DSO, cải thiện dòng tiền và khả năng thu hồi nợ nhanh chóng hơn

Giảm thiểu rủi ro không thanh toán và thanh toán chậm: Với sự đảm bảo thanh toán từ ngân hàng, rủi ro về việc không thanh toán hoặc thanh toán chậm được giảm thiểu, giúp người bán yên tâm trong các giao dịch quốc tế

Ngày đăng: 24/11/2024, 06:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 7-1: Sơ đồ quy trình của phương thức thanh toán tín dụng - Bài tập nhóm quản trị kinh doanh quốc tế các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế
i ̀nh 7-1: Sơ đồ quy trình của phương thức thanh toán tín dụng (Trang 48)
Hình 7-3: Sơ đồ quy trình L/C giáp lưng  Hình 7-2: Sơ đồ quy trình L/C chuyển nhượng - Bài tập nhóm quản trị kinh doanh quốc tế các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế
i ̀nh 7-3: Sơ đồ quy trình L/C giáp lưng Hình 7-2: Sơ đồ quy trình L/C chuyển nhượng (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w