1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Giải pháp nhằm pháp tăng cường hợp tác đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức BT trên địa bàn Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

62 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Hợp Tác Đầu Tư Trong Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Giao Thông Theo Hình Thức BT Trên Địa Bàn Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Ngọc Tôn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Kim Hoàng
Trường học Khoa Môi Trường Và Đô Thị
Chuyên ngành Kinh Tế Và Quản Lý Đô Thị
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 39,13 MB

Nội dung

Song song đó là không ít hạn chế và những khó khăn trong quá trình xây dựng dự án gặp phải.Voi mong muon ứng dụng những kiến thức đã học vào giải quyết van đề, tìm ranhững hạn chế, đưa r

Trang 1

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ

CHUYEN DE THUC TẬP

Chuyên ngành : Kinh tế và quản ly đô thị

(Kinh tế — Quản lý tài nguyên và môi trường)

Dé tài:

TANG CƯỜNG HỢP TÁC DAU TƯ TRONG XÂY DUNG CƠ SỞ HẠ

TANG GIAO THONG THEO HÌNH THỨC BT TREN DIA BAN QUAN

DONG DA, THANH PHO HA NOI

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Kim HoangSinh vién : Nguyễn Ngọc Tân

Mã sinh viên : (CQ523177

Lớp : Kinh tế và quản lý đô thị

Hà Nội - 05/2014

Trang 2

Chuyên đề thực tập Kinh tế và quản lý đô thị

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 3

Chuyên đề thực tập Kinh tế và quản lý đô thị

MỤC LỤC

0980/9710 1

DANH MỤC KI HIỆU VA VIET TẮTT 2- 2 << s2 s2 se se=sessessess 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH -. ° 5£ 5£ s£Ss£SsEssEseEseEsersersessessese 6

CHUONG I TONG QUAN VE HỢP TÁC ĐẦU TƯ (HÌNH THỨC BT)

TRONG XÂY DUNG CƠ SỞ HẠ TANG GIAO THONG ĐÔ THỊ 7

1.1 CƠ SỞ HẠ TANG GIAO THONG ĐÔ THỊ, . -¿2cs ¿552 7

1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông đô thị - 71.1.2 Đặc điểm của cơ sở hạ tang giao thông đô thị - 7

1.1.3 Vai trò của hệ thống cơ sở hạ tang giao thông đô thị trong pháttriển kinh tế và xã hội -22 2222 HH0 kg 91.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ sở hạ tang giao0190138900010) 10

I2 HINH THUC BT TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TANG GIAO0°9)i629001000255 12

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của của hợp tác công - tư 12

1.2.1.1 Khải niệm hop tac CON - fư - «+ «+ sseesseeseeesse 12

1.2.1.2 Mô hình hợp tác công - tư và đặc điểm của mô hình này 131.2.1.3 Sự khác biệt giữa tư nhân hóa và quan hệ hợp tác công-tư 141.2.2 Hình thức hợp tác đầu tu BT trong xây dựng cơ sở hạ tầng giaothOng 46 thie eee ồ Ô.ÔÔ 15

1.2.2.1 Khái niệm hình thức đầu tư BT - -c cccerrvee l51.2.2.2 Các cách thu hồi vốn từ các dự án đầu tư theo hình thức BT 17

1.2.2.3 Hạn chế của hợp tác đầu tư theo hình thức BT trong xây dựng

Trang 4

Chuyên đề thực tập Kinh tế và quản lý đô thị

1.2.3.1 Kinh nghiệm từ các nước phát triển: - 2 25+ 211.2.3.2 Kinh nghiệm từ các quốc gia dang phát triển: -.- 23

CHUONG II THUC TRẠNG DAU TU THEO HÌNH THỨC BT TRONG

XAY DUNG CO SO HA TANG GIAO THONG TREN DIA BAN QUAN ĐÓNG DA, HA NỘII s 5° 5< se SsEseEsSESsEEseEssEssEssersersersserserssree 25

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VE KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THUC TRANG CƠ

SỞ HẠ TANG GIAO THONG QUAN DONG ĐA ¿- ccccceccerces 25

2.1.1 Kinh tế xã hội quận Đống Da giai đoạn 2008-2013 252.1.2 Hiện trang cơ sở hạ tầng giao thông trên dia bàn quận Đống DaFLiN0 8200509206100 262.1.3 Quan lí Nhà nước về dau tư xây dựng cơ sở hạ tang giao thông 28

2.1.3.1 Bộ máy quản lí nhà nước về cơ sở hạ tầng giao thông 28

2.1.3.2 Công cụ quản lí nhà nước về hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng giao thÔng ¿- + 2se tk 1E112112112112121717111 111.11 re 33

2.1.3.3 Những hạn chế trong quản lí xây dựng cơ sở hạ tang giao thông

quahợp tác công tư theo hình thức BïÏT - 55s +++x£+seseeseeseeese 34

2.2 PHÂN TÍCH DU AN DIEN HÌNH TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠTANG GIAO THONG THEO HINH THỨC BT CUA QUAN DONG DA

GIAI DOAN 2008 - 2013 - 6S 1112112 1 91 111 nh nh nh ng giết 35

2.2.1 Khái quát chung về các dự án giai đoạn 2008 - 2013 352.2.2 Nghiên cứu dự án điển hình theo hình thức BT trên địa bàn quận

Đông Da giai đoạn 2008 - 2013 5 5 x19 ng ey 36

2.2.3 Đánh giá dự án được đầu tư thực hiện theo hình thức BT 37

2.2.3.1 Đánh giá về dự án Xây dựng cầu vượt nút giao đường Chùa Bộc

Trang 5

Chuyên đề thực tập Kinh tế và quản lý đô thị

CHUONG III MOT SO GIẢI PHÁP VÀ CÁC KIÊN NGHỊ 42

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIEN CUA QUAN ĐÓNG ĐA - THÀNH

PHO HA NỘI 2-22 ©2£22ESEE‡EEEEE2E1E211271121171171121121111 1111 42

3.2 DỰ BAO NHU CÂU PHAT TRIEN CƠ SỞ HẠ TANG GIAO THONG

CUA QUAN DONG DA 0 4 44

3.3 CAC GIẢI PHÁP NHẰM TANG CƯỜNG HOP TAC ĐẦU TU THEO HINH THUC BT TRONG XAY DUNG CO SO HA TANG GIAO THONG

CUA QUAN DONG ĐA 52c tt E1 1E111111011111111111111 1111111 45

3.3.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách 2+ 5 s+s+c++£z£zzse2 45

3.3.2 Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lí và nâng cao chất lượng nhân

lực quản lí dự án đâu tƯ - - c1 121199111 118911 11 1v ng rưy 473.3.3 Giải pháp về tài chính -¿- 5s ckEEEEEEEEEEEEerkerrkerkee 49

3.3.3.1 Về huy động vốn ¿2© +E2+EE+EE+EEEEEEEEEEEErErrrkrrkerkee 49

3.3.3.2 Đánh giá hiệu quả đầu tư ¿5+5 x+£xvEzrrrrrecreee 503.3.3.3 Nâng cao năng lực quản lí tài chính - -« ««+-s«<<s+ 513.3.4 _ Giải pháp về công tác giải phóng mat bằng - 5-5: 52

9518000000117 L Ô 54

TÀI LIEU THAM KHAO 2- 5° 52 s5s£s2ss£ss£sse se Essessesserserse 55

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 6

Chuyên đề thực tập Kinh tế và quản lý đô thị

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã việt là do bản thân thực hiện, không sao chép, căt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nêu sai

phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014

Sinh Viên

Nguyễn Ngọc Tân

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 7

Chuyên đề thực tập Kinh tế và quản lý đô thị

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành chuyên đề, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệttình của các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường và Đô thị cũng như các cô chú,anh chị dang làm việc tại phòng Dự án — Dau tư công ty cổ phần Sông Da Thăng

Long.

Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Nguyễn Kim Hoàng,

người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn em trong suốt quá

trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên dé tốt nghiệp của minh

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thu Hoa, TS Nguyễn Hữu Doan,Ths Nguyễn Thanh Huyền, tập thể khoa Môi trường và Đô thị, bộ môn Kinh tế

và Quản lý Đô thị và nhiều thầy cô giáo khác đã trang bị cho em những kiến thức quý báu để giúp em hoàn thành chuyên đề nghiên cứu nảy.

Chuyên viên Trần Hoàng, người đã hướng dẫn em trong quá trình thực

tập Cùng toàn thể các cán bộ Phòng quản lí đô thị - Ủy ban nhân dân Quận

Đống Đa đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành xong chuyên đề tốt

nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn các anh, chi trong phòng Dự án — Dau tư, công

ty cô phần Sông Đà Thăng Long, đặc biệt là anh Nguyễn Trường Giang, trưởng

phòng Dự án — Đầu tư và chị Nguyễn Hồng Phượng, phó phòng Dự án — Đầu tư

đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc tìm hiểu thực tế và thu thập số liệu

có liên quan đến đề tài

Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và toàn thể bạn bè đã quan tâm

góp ý và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 thang 5 năm 2014

Sinh Viên

Nguyễn Ngọc Tân

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 8

Chuyên đề thực tập | Kinh tế và quản lý đô thị

LOI MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Trước thách thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu cả về chiều rộng lẫn

chiều sâu, “vấn đề đô thị hóa” đã trở thành một mối quan tâm lớn nhất của cácnhà chức trách tại các đô thị đặc biệt là các nha quản lí đô thị Hà Nội — thủ đô,trung tâm chính tri, kinh tế, du lịch, thương mại của Việt Nam Cùng với quatrình đô thị hóa, dân số cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng tăngcao, gây ra nhiều van dé nan giải tại đô thị Biểu hiện rõ ràng nhất là van đề cơ

sở hạ tang giao thông đang ngày ngày làm đau đầu các nhà quản lí đô thị Vì vậy, Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế là một nhu

cầu vô cùng cấp thiết ở Hà Nội Tuy nhiên, việc đầu tư này cần nguồn vốn rất

lớn mà ngân sách nhà nước không thé đảm đương được Không một nhà nước nào có thé đảm đương toàn bộ việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tang, nhưng

cũng không nhà đầu tư tư nhân nào có thê làm được việc này vì đây là lĩnh vựckhó xác định hiệu quả kinh tế và nhiều rủi ro Do đó mô hình hợp tác giữa Nhà

nước và tư nhân (Public Private partnership - PPP) cần được nghiên cứu trong

bối cảnh phát triển nhanh và nhu cầu về dịch vụ công cộng cũng như cơ sở hạtầng (cơ sở hạ tầng) giao thông rất lớn

Trong những hình thức đầu tư theo mô hình PPP như: BOT, BOO, BTO,DBFO Thì hình thức đầu tư BT (xây dựng- chuyên giao) là hình thức đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội được sửdụng rộng rãi Sở dĩ rằng vì những ưu điểm của hình thức BT phù hợp với thực

trạng phát triển của thủ đô Hà Nội nên những công trình xây dựng theo hình

thức BT đã mang lại nhiều thành tựu, đổi mới bộ mặt của thủ đô Song song đó

là không ít hạn chế và những khó khăn trong quá trình xây dựng dự án gặp phải.Voi mong muon ứng dụng những kiến thức đã học vào giải quyết van đề, tìm ranhững hạn chế, đưa ra những giả pháp đề thúc đây hình thức hợp tác công tư BT

em lựa chọn đề tài “Giải pháp nhằm pháp tăng cường hợp tác đầu tư trong

xây dựng cơ sở hạ tang giao thông theo hình thức BT trên dia bàn Quận

Dong Da, thành phố Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 9

Chuyên đề thực tập 2 Kinh tế và quản lý đô thị

2 Mục tiêu của đề tài

Vận dụng những cơ sở lí thuyết và khảo sát thực tế để đánh giái hiệu quả

sử dụng nguồn lực hợp tác công tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Hà

Nội Đồng thời đánh giá hiệu lực và hiệu quả công tác quan lí dé thu hút các dự

án hợp tác đầu tư

Đưa ra những kiến nghị, cần phải làm gì để tăng cường đối tác công tưxây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Nhà nước nên có những chính sách gì và vaitrò của các bên khu vực tư nhân như thế nào?

3 Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề

Phạm vi không gian: các dự án hợp tác đầu tư BT trên địa bàn quậnĐống Da - thành phố Hà Nội

Phạm vi thời gian: thực trạng, hiệu quả của các dự án trong thời gian gầnđây (2008-2013)

Phạm vi kiến thức: kiến thức về đầu tư cơ sở hạ tang giao thông, kiếnthức về giao thông và quản lí các dự án đầu tư giao thông trong những môn họcliên quan Đồng thời, có những khảo sát, phỏng vấn trực tiếp để biết rõ hơn về

thực trạng của các dự án.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phép tiếp cận chính trong chuyên đề tốt nghiệp này là phép tiếp cận nhiều

bên có liên quan (multi-stakeholders) trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao

thông Hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là sự hợp tác của nhànước và tư nhân dé mang lại những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tốt nhất.Như vậy, bên tham gia cơ thể được hiểu là bất kì một cá nhân hoặc tổ chức nào,

mà họ có ảnh hưởng/tác động tích cực hoặc tiêu cực, hoặc chịu những ảnhhưởng/tác động tích cực hoặc tiêu cực từ những quyết định hay hành động củadoanh nghiệp, chính quyền Bên tham gia thực hiện những dự án hợp tác công tư

là Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân Nhà nước có vai trò trong việc chọnlựa dự án, trong quá trình chọn doanh nghiệp để thầu dự án để đưa ra nhữngchính sách thực hiện và thúc đây phát triển đầu tư cơ cở hạ tầng giao thông, chỉtiêu ngân sách trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước Doanhnghiệp tư nhân có vai trò thực hiện dự án, triển khai các công trình theo đúngtiêu chuẩn chất lượng của dự án theo hợp đồng hợp tác đầu tư

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 10

Chuyên đề thực tập 3 Kinh tế và quản lý đô thị

Quy trình nghiên cứu như sau:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu (phân tích tài liệu và phỏng van trực tiếp)

Dữ liệu đầu vào gồm dit liệu thứ cấp về hiện trạng cơ sở hạ tầng giao

thông và hiện trạng các dự án hạ tầng giao thông và dữ liệu sơ cấp (phỏng vấntrực tiếp) để phân tích hiện trạng các dự án phát triển hạ tầng Phương pháp

nghiên cứu đó mang lại sự phân tích rõ ràng và khoa học Vì vậy, trong bài

nghiên cứu, hiện trạng các dự án thể hiện được mức độ hoàn thiện, sự kì vọngcủa các bên có liên quan và thu hút được đầu tư tư nhân

Bước 2: Kỹ thuật hệ thốngThé hiện hiện trang phát triển các dự án hạ tang, mô hình hợp tác công tư

của các nước dé tìm ra các hình thức hợp tác công tư phù hợp với Việt Nam Từ

mô hình hợp tác công tư và khung pháp lí hiện tại để triển khai mô hình và đềnghị hỗ trợ triển khai mô hình Từ đó đề xuất phát triển khu vực tư nhân và cónhững giải pháp tăng cường đối tác công - tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng giaothông trên địa bàn thành phô Hà Nội

Trong nghiên cứu nay, lí thuyết các bên tham gia sẽ được dùng dé nhậndiện các bên tham gia, phân tích kì vọng, các yêu cầu của các bên tham gia trong

dự án hạ tang Các phân tích này sẽ được dùng làm nền giải thích hiện trạng các

dự án hạ tầng, và thiết mô hình hợp tác công tư

Phương pháp nghiên cứu tài liệu (desk rerseach) sẽ được dùng để phântích hiện trạng các dự án phát triển hạ tang Dữ liệu được dùng bao gồm dữ liệu

thứ cấp là các bài nghiên cứu, các báo cáo, các bài báo có liên quan đến việc

phát triển hạ tầng và dữ liệu sơ cấp từ các cuộc phỏng vấn với các nhà đầu tưphát triển hạ tầng

Phương pháp kĩ thuật hệ thống sẽ được dùng dé thiết kế mô hình hợp tác

công tư Mô hình hợp tác công tư bao gồm nhiều bộ phận/đơn vị với các chức

năng khác nhau cùng phối hợp với nhau dé tạo dich vụ cung cấp cho cộng đồng

Do đó mô hình hợp tác công tư có thể được xem là một hệ thống Phương pháp

nay dựa trên việc phân tích yêu cầu của các bên liên quan dé từ đó xác định các

chức năng của hệ thống và phân bổ các yêu cầu cho các chức năng dé thực thi.Các kết quả phân tích hiện trạng các dự án hạ tang sẽ được dùng dé đánh giá mô

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 11

Chuyên đề thực tập 4 Kinh tế và quản lý đô thị

hình hợp tác công tư đã thiết kế về khả năng giải quyết các vấn đề trong các dự

án phát triển hạ tầng hiện tại

5 Cấu trúc của chuyên đề thực tập

Nội dung của chuyên đề thực tập bao gồm:

Chương 1 Tổng quan về hình thức hợp tác đầu tư BT trong xây dựng cơ

sở hạ tầng giao thông đô thị

Chương 2 Thực trạng đầu tư theo hình thức BT trong xây dựng cơ sở hạtang giao thông đô thị trên địa ban quận Đống Đa - thành phố Hà Nội

Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường dau tư xây

dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị theo hình thức BT

Sau đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Nguyễn KimHoàng, người đã hướng dẫn chuyên đề tốt nghiệp cho em trong thời gian qua

Chuyên viên Trần Hoàng, người đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập

Cùng toàn thể các thầy cô và phòng quản lí đô thị - Ủy ban nhân dân Quận Đống

Đa đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành xong chuyên đề tốt nghiệp của

mình.

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 12

Chuyên đề thực tập 5 Kinh tế và quản lý đô thị

DANH MỤC Ki HIEU VA VIET TAT

CSHT Co sở ha tang

KTĐT Kinh tế đô thị

PPP Hợp tác công tư

BT Xây dựng — chuyền giao

BOT Xây dựng — vận hành — chuyên giao

BTO Đầu tư — chuyền giao — kinh doanh

BOOT Xây dựng — sở hữu — vận hành — chuyên giao

BOO Xây dựng - vận hành — sở hữu

DBO Thiết kế - xây dựng — vận hành

DBFO Thiết kế - xây dựng - tài chính — vận hành

ROT Phục hồi — vận hành — chuyền giao

Trang 13

Chuyên đề thực tập 6 Kinh tế và quản lý đô thị

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Brooklyn ở New York được xây dựng theo hình thức PPP 22

Hình 2 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2008

-SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 14

Chuyên đề thực tập 7 Kinh tế và quản lý đô thị

CHUONG I TONG QUAN VE HỢP TÁC DAU TƯ (HÌNH THUC BT) TRONG XAY DUNG CO SO HA TANG GIAO

THONG DO THI

1.1 CO SỞ HẠ TANG GIAO THONG ĐÔ THỊ

1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tang giao thông đô thị

Hiểu một cách đơn giản, cơ sở hạ tang là tổng hợp các công trình vật chất

- kĩ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của nhân dân,được bố trí trên một phạm vi nhất định, tạo điều kiện cho các khu vực kinh tếkhác phát trién

Giao thông là sự liên hệ, đi lại, vận chuyền, truyền thông từ nơi này sang

nơi khác Sự đi lại và vận chuyên có thê thực hiện theo các hình thức giao thông

khác nhau: đường at, đường thủy, đường không, đường bộ

Từ các khái niệm trên ta có thé hiểu khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông

như sau: Cơ sở hạ tang giao thông là một bộ phận cầu thành cơ sở hạ tang, bao

gồm một hệ thong các công trình kiến trúc và các phương tiện vật chất - kĩ thuật mang tính nền móng cho sự phát triển ngành giao thông vận tải, có chức năng

phục vụ nhu cẩu sản xuất và sinh hoạt của xã hội Cơ sở hạ tang giao thông baogom: các công trình liên quan tới hệ thong giao thông đường bộ, đường biển,

đường sông, đường sắt, giao thông nông thôn và giao thông đô thị.

1.1.2 Đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đô thị

Tính hệ thống, tính đồng bộ thé hiện ở chỗ nếu một khâu nao trong toàn

bộ hệ thống kết cau hạ tang giao thông không được thiết kế xây dựng hay đượcthiết kế xây dựng hợp lí, không tương thích với toàn bộ hệ thống thì sẽ ảnhhưởng đến quá trình vận hành chung của toàn hệ thống giao thông, thậm chí cóthê gây ách tắc hoặc thiệt hại lớn Tính hệ thống, tính đồng bộ không những chiphối toàn diện đến quy hoạch thiết kế, đầu tư thiết bi cho các công trình cụ thé

mà còn liên quan đến cách thức tổ chức theo ngành, theo khu vực lãnh thé.Chính đặc điểm này đã đòi hỏi khi lập quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao

thông đường bộ cần phải xem xét đặt công trình giao thông trong tông thê của

toàn bộ hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống của toàn mạng lưới hạ tầng

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 15

Chuyên đề thực tập 8 Kinh tế và quan lý đô thi

giao thông (đặc biệt trong đường bộ), tránh tình trạng một mắt xích trong hệthống không đảm bảo chất lượng gây ảnh hưởng tới tổng thể và quá trình lưu

hoạch phân bố hệ thống giao thông, trong việc sử dụng nguồn lực đầu vào

vừa phải trong điều kiện tình hình chung đất nước, trong điều kiện tự nhiên cũngnhư điều kiện kinh tế xã hội của vùng lãnh thô

Xuất phát từ chức năng của hệ thống giao thông đường bộ là thỏa mãn

nhu cầu đi lại và vận chuyên hàng hóa của người dân, góp phần mở đường cho

các hoạt động kinh doanh khác phát triển Hơn nữa, đầu tư vào cơ sở hạ tầnggiao thông đòi hỏi phải có lượng vốn lớn, thời gian sử dụng lâu dài Chính vìvậy, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ có tính định hướng, nó là lĩnh vực tiênphong cho các ngành khác phát triển Đặc điểm này yêu cầu các nhà hoạch địnhchính sách phải đưa ra kế hoạch dai hạn, chiến lược phát triển giao thông đường

bộ lâu dài để phục vụ cho các ngành khác hoạt động hiệu quả trong tương lai

Các sản phẩm của ngành đều là các dịch vụ, phục vụ trực tiếp nhu cầu đi lai, sản xuất và đời sống của người dân trên phạm vi lãnh thé cùng như ngoài

lãnh thổ Các sản phẩm đó không phải là dạng vật chat cụ thé mà nó được đobằng khối lượng hàng hóa vận chuyên, lưu lượng hành khách hoặc mức độ thỏa

mãn của khách hàng nhận được dịch vụ Đặc điểm nảy có được xuất phát từ tác

dụng của hệ thống giao thông đường bộ dùng dé vận chuyền, luân chuyên hàng

hóa và hành khách.

Dịch vụ giao thông là những hàng hóa công cộng, phục vụ vì mục đíchchung của nhiều ngành, nhiều người cùng như toàn xã hội Đặc điểm này đặt ra

yêu cầu giải quyết moi quan hệ giữa mục dich kinh doanh với mục đích phục vu

cộng đồng mang tính chất phúc lợi xã hội Đồng thời xác định hệ thống của chủ

thé tham gia sử dụng, hệ thống các chính sách va công cụ dé điều hòa mối quan

hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Điều này đặc biệt quan trọng với

các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi có thu nhập bình quân đầu người

thấp, nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp không đáp ứng được hết nhu cầu đầu

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 16

Chuyên đề thực tập 9 Kinh tế và quản lý đô thị

tư phát triển kinh tế nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng Chính vìvậy, hợp tác công tư là yếu tố đặc biệt quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng

giao thông.

1.1.3 Vai trò của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị trong phát triển

kinh tế và xã hội

— Cơ sở hạ tang giao thông đáp ứng nhu câu của đời sống xã hội

Mạng lưới giao thông đô thị góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhucau đi lại, vận chuyên, trao đôi hàng hóa của người dân giữa các vùng hoặc ngaytrong một vùng, giao lưu quốc tế Do đó, trước hết nó đáp ứng nhu cầu tối thiểu

của con người, đảm bảo tái sản xuất sức lao động xã hội.

— Cơ sở hạ tang giao thông thúc day giao lưu hàng hóa, phát triển sản xuất,

nâng cao hiệu quả kinh tế giữa các ngành và các vùng lãnh thổ

Dé có được sản phẩm hàng hóa, người sản xuất cần có các yếu tố đầu vào

của thị trường yếu tô sản xuất, những yếu tố này lại được vận chuyên đến tay

người sản xuất qua các hệ thống đường xá đặc biệt là hệ thống đường bộ Nhưvậy, cơ sở hạ tang giao thông thúc day hoạt động sản xuất kinh doanh, là cầu nốigiúp các ngành kinh tế phát triển một cách đồng đều Mang lưới giao thông pháttriển sẽ góp phần phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu giữa các nước trong khuvực, tiêu thu sản phẩm hàng hóa do quốc gia đó sản xuất ra, đi lại thuận tiện chophát triển du lịch Do điều kiện tự nhiên các vùng khác nhau, nên trong quátrình phát triển sẽ có sự phát triển không đồng đều Khi có giao thông kết nối

giữa các vùng kém phát triển với các vùng phát triển sẽ tạo ra quá trình trao đối

giữa các vùng Điều này có thê phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng vàtạo điều kiện cho sản xuất chuyên môn hóa, hợp tác hóa, qua đó tạo nên hiệu

quả kinh tế cao, nâng cao tốc độ tăng trưởng của nén kinh tế.

— Thu hút các nguồn lực bên ngoài

Nguồn lực không chỉ có vốn mà còn là sức lao động, chất xám, công

nghệ, kĩ năng tổ chức và quản lí sản xuất Với quốc gia có trình độ năng lực sảnxuất kém như nước ta hiện nay thì hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông mang lạinhững lợi ich vô cùng quan trọng Xét trên phạm vi quốc gia thì cơ sở hạ tanggiao thông hoàn thiện là một yếu tố quan trọng để thu hút nguồn lực đầu tư trongnước va nước ngoài Các nhà dau tư luôn căn cứ vào sự phát triên co sở hạ tang

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 17

Chuyên đề thực tập 10 Kinh tế và quan lý đô thi

giao thông dé đi đến quyết định đầu tư cuối cùng Hệ thống cơ sở hạ tang giaothông hoàn thiện, tạo nhiều thuận tiện sẽ tạo nên sức hấp dẫn cao đối với các nhàđầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài

Chính vì vậy, đối tác công - tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông làmột chiến lược rất quan trọng trong việc phát triển quốc gia trên mọi phương

diện.

1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao

thông đô thị

— Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là một nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ sở hạ

tầng giao thông, ở những nơi có địa hình băng phăng, tự nhiên thuận lợi vàthuận tiện cho giao thông đi lại sẽ thúc đây phát triển xây dựng giao thông HàNội là một nơi thể hiện rõ điều đó, có địa hình băng phăng, khí hậu thuận lợi, làtrung tâm của đất nước thuận tiện cho việc vận chuyền vật liệu cho xây dựng

giao thông.

— Điêu kiện kinh tế, xã hội của đô thị

Nếu thành phố có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội,

chính trị, văn hóa của đất nước thì vùng đó sẽ được chú trọng trong xây dựng cơ

sở hạ tầng giao thông đô thị vì nó góp phần đến sự phát triển của những ngànhnghề khác mang lại sự tăng trưởng kinh tế của đất nước Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh là hai thành phố được chú trọng và quan tâm tới sự phát triển xâydựng cơ sở hạ tầng giao thông nhất cả nước vì đó là hai thành phố trung tâm vềkinh tế và chính trị của đất nước mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia Thủ đô HàNội là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của đất nước nên sẽ là bàn đạp để cácđịa phương khác phát triển theo nên việc chú trọng xây dựng giao thông thuậntiện cho phát triển kinh tế của đất nước là điều cần thiết và cấp bách

— Nguồn vốn dau tư cho phát triển cơ sở hạ tang giao thông

Nguồn vốn là phần không thể thiếu trong mỗi dự án xây dựng cơ sở hạtầng giao thông đô thị Phần lớn được lấy từ ngân sách nhà nước những với nhu

cầu giao thông của các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chi Minh hiện nay

thi chi mình ngân sách không thì không thé đủ dé đáp ứng kịp nhu cầu của giaothông hiện nay Sở dĩ vì ngân sách nhà nước còn phải góp phần phát triển những

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 18

Chuyên đề thực tập 11 Kinh tế và quan lý đô thi

lĩnh vực khác Chính vì vậy, hợp tác công tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng giaothông là điều hết sức quan trọng vì đây là nơi cung cấp nguồn vốn cho các côngtrình xây dựng.

— Khoa học kĩ thuật

Khoa học kĩ thuật góp phần lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông,góp phan rút ngắn thời gian xây dựng và nâng cao chất lượng của công trình

giao thông Điền hình được thé hiện ở quốc gia Nhật Ban một quốc gia đi đầu về

khoa học công nghệ xây dựng Chính vì thế Nhật Bản có cơ sở hạ tầng hiện đại

và hoành tráng Nhật Bản cũng là một nhà đối tác đầu tư tin cậy của Việt Namtrong xây dựng cơ sở hạ tang giao thông Các công trình lớn nhất Việt Namđược những công ty Nhat Bản thi công như đường vành đai 3 va cầu NhậtTân đã sử dụng những tiến bộ công nghệ trong xây dựng, tạo được những

công trình thé ki của Việt Nam Do vậy, nước ta nói chung và khu vực đô thị Ha

Nội nói riêng cần có những chiến lược dé tìm hiểu va du nhập được Khoa học kĩthuật hiện đại tiên tiến trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Và thúc

đây hợp tác công tư là một chiến lược đáng chú ý vì có sự hợp tác của tư nhân

và nhà nước, có sự hỗ trợ và hợp tác giữa nhà nước Việt Nam và các quốc gia

phát triển có khoa học công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, Anh, Pháp

— Quản lí của nhà nước cho phát triển cơ sở hạ tang giao thông

Đây là một nhân tố đặc biệt quan trọng cho xây dựng cơ sở hạ tầng giaothông ở thành phố Hà Nội, nhà nước có những chính sách, khung pháp li dé thúcday và đầu tư phát triển cơ sở hạ tang giao thông đô thi, nhà nước có những chú

ý, quan tâm tới cơ sở hạ tầng giao thông ở vùng nào thì vùng ấy sẽ có những địathé về cơ sở hạ tang giao thông hiện đại và đầy đủ Nhà nước có những luật lệchuẩn mực và rõ ràng sẽ góp phần tạo chất lượng của các công tình xây dựngnhư các giai đoạn xây dựng triển khai nhanh chóng, không bị trì trệ gây tốn thờigian và tiền bạc Khung pháp lí rõ ràng minh bạch sẽ thu hút được nhiều dự ánhợp tác công tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và thúc đây xây dựngngày càng nhiều công trình cơ sở hạ tầng giao thông có chất lượng Ngoài ra, sựkiểm soát, kiểm sát chặt chẽ từng khâu sẽ giúp phan làm cho các công trình xâydựng đúng theo tiêu chuẩn chất lượng quy định

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 19

Chuyên đề thực tập 12 Kinh tế và quản lý đô thị

Qua đó, cho thấy răng Hợp tác công tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng giaothông là một nhân tố quyết định đến sự phát triển đầu tư hạ tầng giao thông vìnhững lợi ích mà hợp tác công tư mang lại Vậy nên, nhà nước cần có những

chiến lược thúc day và tạo môi trường cho hợp tác công tư được thâm nhập và

phát triển rộng rãi

1.2 HÌNH THỨC BT TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TANG GIAO

THONG ĐÔ THỊ

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của của hợp tác công - tư

1.2.1.1 Khải niệm hợp tác công - tư

Hiện nay khái niệm hợp tác dầu tư chưa rõ ràng và khác nhau ở những

lĩnh vực khác nhau, những quốc gia khác nhau Tuy nhiên, nhìn chung thì nó

được sử dụng như một thuật ngữ dé sự bắt tay giữa các chủ đầu tư cùng tham giadầu tư cho một dự án, hạng mục nao đó dé tạo ra tài sản, cơ sở vật chất với kivọng dự án và hạng mục đó sẽ sinh lợi trong tương lai.

Khi nhắc đến hợp tác đầu tư chúng ta liên tưởng đến sự hợp tác giữa 2hay nhiều doanh nghiệp hợp tác kinh doanh với nhau Nhưng đó chỉ là một khíacạnh của hợp tác đầu tư Còn trong quản lí và xây dựng đô thị thì hợp tác đầu tư

được nhắc đến nhiều trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và đó chủ yếu là

sự hợp tác giữa khu vực nhà nước va khu vực tư nhân, gọi là hợp tác công - tư.

Thật vậy, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, vì vậy việc xây dựng

cơ sở hạ tầng là điều tất yếu Nhưng loại hình đầu tư hạn hep sẽ không thé đáp

ứng được nhu cầu sử dụng cơ sở hạ tầng của dân số trên thế giới Vì vậy, đadạng hóa các loại hình đầu tư đã ra đời và đánh dấu sự quan trọng của hợp táccông - tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng

Có nhiều cách định nghĩa về hợp tác công - tư:

Darrin Grimsey va Mervin K.Lewis đã dua ra định nghĩa rang: Dé là mộtmỗi quan hệ chia sẻ rủi ro dựa trên nguyện vọng của khu vực công với một haynhiều đối tác thuộc khu vực tư nhân hay cộng đồng dân cư cùng chia sẻ việc

cung ứng đầu ra và dịch vụ công cộng được thỏa thuận công khai.

Từ điển Bách Khoa mô tả: đó là một dich vụ của chính quyền hay tư nhânđược câp vôn và vận hành thông qua quan hệ đôi tác giữa chính quyên với một

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 20

Chuyên đề thực tập 13 Kinh tế và quản lý đô thị

hoặc nhiều công ty thuộc khu vực tư nhân, thê hiện bằng một hợp đồng giữa haibên, trong đó bên tư nhân cung ứng dự án và đảm nhiệm rủi ro về tài chính, kĩthuật và vận hành.

Theo quyết định 71/2010, PPP (Public - Private Partner) được định nghĩa

là “việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kếtcấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án” Quy chế nếu rõtổng hợp các hình thức tham gia của Nhà nước bao gồm: Vốn Nhà nước, các ưuđãi đầu tư, các chính sách tài chính có liên quan, được tính trong tổng vốn đầu

tư của Dự án, nhằm tăng tính khả thi của Dự án Căn cứ tính chất của tùng Dự

án, phần tham gia của Nhà nước có thể gồm một hoặc nhiều hình thức nêu trên.Phần tham gia của nhà nước không phải là phần góp vốn chủ sở hữu trongDoanh nghiệp dự án, không gắn với quyền được chia lợi nhuận từ nguồn thu của

Dự án.

Qua những định nghĩa trên, có thể thấy được rằng tính chất của hợp táccông - tư không phải quan hệ mua bán mà là quan hệ đối tác, theo đó cả hai bên

thỏa thuận cùng phối hợp thúc đây thực hiện một dự án kết cầu hạ tầng Về tài

chính, PPP không chỉ nhằm thu hút vốn đầu tư tư nhân để bổ sung cho vốn đầu

tư công, mà còn nhằm giảm chi ngân sách thông qua sử dụng đối tác tư nhân

vào quản lí vận hành tiện ích và cung ứng dịch vụ công cộng.

1.2.1.2 Mô hình hợp tác công - tư và đặc điểm của mô hình này

— Các bên tham gia trong các dự an theo mô hình đối tác đầu tw PPP:

+ Thứ nhất: Khu vực nhà nước thể hiện ở chức năng của các cơ quan

quản lí như:

Quản lí nhà nước việc triển khai, vận hành, khai thác sử dụng cơ sở hạ

tầng: Đó là các cấp chính quyền, các cơ quan quản lí nhà nước có nhiệm vụ lập

kế hoạch, quản lí triển khai kế hoạch và quản lí nhà nước đối với việc vận hành

khai thác sử dụng cơ sở hạ tầng

Quản lí việc khai thác sử dụng cơ sở hạ tầng: Đây là các đơn vị nhà nướckhai thác quản lí sử dụng, bảo trì cơ sở hạ tầng theo đúng mục tiêu chất lượng vàquy định của nhà nước.

+ Thứ hai: Khu vực tư nhân

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 21

Chuyên đề thực tập 14 Kinh tế và quản lý đô thị

Là các đơn vi tư nhân hay nhà nước góp vốn dé triển khai dự án phát triển

cơ sở hạ tầng Các ngân hàng hay định chế tài chánh thuộc khu vực tư nhântrong và ngoài nước là đối tượng chính tham gia góp vốn trong các dự án phát

triển hạ tầng.

+ Thứ ba: Cộng đồng dân cư

Đó có thé là mọi người dân, các tổ chức doanh nghiệp, trực tiếp sử dụng

cơ sở hạ tầng giao thông hay được hưởng lợi ích từ việc phát triển của cơ sở hạtầng thông qua các giá trị gia tăng do cơ sở hạ tầng giao thông tạo ra do khai

thác dịch vụ từ cơ sở hạ tầng.

— Đặc điểm của mô hình hợp tác công - tw:

Đó là các mối quan hệ tương đối lâu dài, bao gồm việc hợp tác giữa đối

tac công cộng va đối tác tư nhân trên những khía cạnh khác nhau của một dự án

đã được lập kế hoạch từ trước;

Các cơ cấu vốn liên kết các nguồn vốn của khu vực công cộng và tư nhân,trong đó cơ quan vận hành đóng một vai trò quan trọng tại mỗi giai đoạn của dự

án (thiết kết, hoàn thiện, thực hiện, cấp von)

Đối tác công cộng chú trọng vào việc xác định các mục tiêu cần đạt được

Có sự phân chia rủi ro giữa đối tác thuộc khu vực công cộng và đối tácthuộc khu vực tư nhân.

1.2.1.3 Sự khác biệt giữa tư nhân hóa và quan hệ hợp tác công-tư

Tư nhân hóa và xã hội hóa đều đề cập đến quá trình mở cửa một ngành

hay một lĩnh vực thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước năm độc quyền, cho khu

vực phi nhà nước (tư nhân, cộng đồng, thành phần nước ngoài ) tham gia vớinhiều hình thức Tuy vậy giữa hai khái niệm đó vẫn có sự khác nhau rất lớn,

không chỉ vì bên tham gia là khu vực tư nhân mà thôi (trong tư nhân hóa) hay

bao gồm nhiều thành phan hơn, ké cả cộng đồng (trong xã hội hóa), mà chủ yếu

là ở mối quan hệ giữa chính quyền với bên cung ứng dịch vụ

Trong tư nhân hóa, sau khi đã chuyền giao công việc kinh doanh (đầu tưxây dựng, vận hành công trình và phân phối dịch vụ) cho tư nhân thì chínhquyên chỉ còn làm công việc quản lí nhà nước thông qua các công cụ luật pháp,

hành chính, tài chính (thuế), mọi rủi ro kinh doanh đều do tư nhân gánh chịu.

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 22

Chuyên đề thực tập 15 Kinh tế và quan lý đô thi

Trong xã hội hóa, mà cụ thể là hình thức hợp tác công - tư, ngoài tráchnhiệm quản lí nhà nước chính quyền còn là một bên đối tác tham gia có quyềnlợi và trách nhiệm rõ ràng Có thể nói thực chất mối quan hệ đó là “quan hệ bachia sẻ”, tức là cùng chia sẻ lợi ích, cùng chia sẻ trách nhiệm và cùng chia sẻ rủi

ro (đó là lợi ich/benefit chứ không phải lợi nhuận/profit) Mức độ chia sẻ trong

từng mặt có thể nhiều ít khác nhau tùy theo mô hình PPP được lựa chọn áp

dụng, nhưng tựu trung vẫn phải bao gồm cả ba mặt đó.

Mô hình PPP cho phép vận dụng cơ chế thị trường vào lĩnh vực cung ứng

dịch vụ công cộng Việc chọn lựa đối tác tư nhân thường được thực hiện thông

qua đấu thầu đề thúc đây cạnh tranh

1.2.2 Hình thức hợp tác đầu tư BT trong xây dựng cơ sở hạ tang giao

thông đô thị1.2.2.1 Khái niệm hình thức đầu tư BT

Hợp tác công tư chia thành 6 hình thức thực hiện chính dựa trên nhữngyếu tố cơ bản sau:

+ Thiết kế ( Design)+ Xây dựng ( Build + Sở hữu và vận hành ( Own & Operate)+ Chuyén giao (Transfer)

Hop tác đầu tư theo hình thức hop dong BT (Xây dựng — Chuyén giao) là

một trong sáu hình thức hợp tác công - tư cơ bản.

Hợp đồng Xây dựng - Chuyên giao (gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thứcdau tư được ký giữa co quan nhà nước có thâm quyền và nhà dau tư dé xây dựng

công trình kết cầu hạ tang, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công

trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thựchiện dự án khác dé thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu

tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT Nhà nước sẽ cho đấu thầu và tìm ra nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ bỏ vốn xây dựng dự án và sau đó giao quyền vận hành cho

nhà nước, nhà nước sẽ ký hợp đồng trả vốn cho nhà dau tư bằng các hình thứcnhư đất đai, cơ sở hạ tầng Với hình thức đầu tư BT (đầu tư- chuyển giao),hiện nay đang được các nhà đầu tư ưa thích khi một bên đối tác nhận chuyềngiao là Nhà nước.

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 23

Chuyên đề thực tập 16 Kinh tế và quan lý đô thi

Trong hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức BT, thìhình thức này chủ yếu áp dụng đối với những công trình không có quy trình kĩthuật vận hành phức tạp, và chủ yếu là các dự án xây dựng đường

Năm hình thức hợp tác công — tư còn lại cơ bản đều là cách chính quyền

chuyên giao thêm trách nhiệm phan cung cap dịch vụ công cộng cho khu vực tu

nhân:

Thứ nhất, hình thức hợp đồng Thiết kế - Xây dựng - Tài trợ - Vận hànhDBFO (Design- Build - Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây

dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước.

Hình thức nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ

sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua

dau giá) cho tư nhân vận hành và khai thác

Hợp đồng BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyền giao) là hình thức đầu tư

được ký kết giữa co quan nhà nước có thâm quyên và nha đầu tư để xây dựng,

kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thờihan, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Môhình này khá phố biến ở Việt Nam

Hình thức BOT (Đầu tư - Kinh doanh - Chuyén giao) thi Nhà dau tư phải

bỏ tiền (có thể là vốn tự có, vốn vay để đầu tư, tiến hành kinh doanh dự ántrong một thời gian nhất định đề thu lời sau đó Nhà nước nhận bàn giao lại dự án

và tiếp tục kinh doanh, như vậy Nhà nước luôn là bên được hưởng lợi do không

mất tiền đầu tư mà vẫn có dự án dé kinh doanh, nha đầu tư phải đầu tư dự án vớichất lượng đảm bảo, phải tính toán thời gian thu hồi vốn rat chi tiết dé kinh

doanh có lãi Đây là loại hình đầu tư mà đôi bên đều có lợi.

Hình thức BTO (Xây dựng - Chuyén giao - Vận hành), quyền sở hữu cơ

sở hạ tầng được chuyên giao ngay cho nhà nước sau khi xây dựng xong, nhưng

công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình đó cho Nha nướcViệt Nam, Nhà nước dành cho nhà dau tư quyên kinh doanh công trình đó trongmột thời hạn nhất định dé thu hồi vốn dau tư và lợi nhuận

Hình thức BTO (Đầu tư - Chuyên giao — Kinh doanh), nhìn chung loạihình này hiện không phổ biến, nhà đầu tư cũng bỏ vốn dau tư sau đó chuyêngiao cho đối tác kinh doanh thu lợi, tuy nhiên có yếu tố kinh doanh về sau nên

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 24

Chuyên đề thực tập 17 Kinh tế và quản lý đô thị

khi dự án được lập và phê duyệt, các bên có nghiên cứu kĩ dé thu lợi nhuận saukhi đầu tư

Hình thức BOO (Xây dựng - Sở hữu - Vận hành) Ở mô hình này, công tythực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành nó.

Có một số phương pháp khác nhau theo hình thức BOT, gồm phươngpháp xây dựng - vận hành - sở hữu (BOO) và phương pháp Thiết kế - xây dựng -vận hành (DBO) Trong phương pháp BOO, tài sản sẽ ở lại với đối tác tư nhân

vô hạn định, còn trong phương pháp DBO, khu vực tư nhân và khu vực nhànước cùng chia sẻ trách nhiệm cung cấp vốn dau tư Phương pháp BOT cũng có

thể được sử dụng cho các nhà máy cần nâng cấp, cải tiễn lớn, đôi khi được gọi là

phương pháp ROT (Phục hồi — vận hành — chuyên giao)

1.2.2.2 Các cách thu hồi vốn từ các dự án đầu tư theo hình thức BT

Đầu tư theo hình thức BT, để thu hồi vốn nhà đầu tư thu hồi bằng nhiềuhình thức như: Thu hồi vốn bằng tiền, bằng đất, bằng dự án khác (có thể hiểunhư một khoản lợi khi nha đầu tư đầu tư và thu hồi từ một hay nhiều dự án khác)

hoặc cũng có thé kết hợp nhiều hình thức thu hồi vốn.

Hình thức BT khi nhà đầu tư thu hôi vốn bằng tiền:

Ở hình thức BT khi nhà đầu tư thu hồi vốn bằng tiền, theo quy định hiệnhành, nhà đầu tư phải bỏ số vốn tự có tối thiểu là 15% trong tông đầu tư của dự

án, còn lại 85% là vốn vay (có dự án, Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho nhà đầu tưvay vốn từ ngân hàng) Sau khi công trình hoàn thành (tùy theo điều khoản của

hợp đồng BT), sau khi quyết toán được phê duyệt Nhà nước phải trả tiền cho

nhà đầu tư (cả vốn lẫn lãi phát sinh)

Hình thức BT khi nhà đâu tư thu hồi vốn bằng các dự án khác:

Ở hình thức đầu tư BT khi thỏa thuận hợp đồng thanh toán bằng dự ánkhác (ở đây đa số các dự án khác là băng giá trị quyền sử dụng đất tại một dự án

khác) Nhà đầu tư bỏ tiền (bằng 15% tổng mức đầu tư dự án), phần còn lại cũng

đi vay hoặc huy động từ những nguồn khác Sau khi đầu tư dự án xong, Nhà

nước trả cho nhà đầu tư bằng dự án khác (quyền sử dụng đất có giá trị tươngđương (tính cả vốn lẫn lãi phát sinh khi đầu tư)

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 25

Chuyên đề thực tập 18 Kinh tế và quan lý đô thi

Tóm lai với bat kì hình thức thanh toán nao, nhà đầu tư không bao giờchịu thiệt về kinh tế, luôn có lợi, không bao giờ gặp rủi ro vì đã có Nhà nướcbảo lãnh.

1.2.2.3 Hạn chế của hợp tác đầu tư theo hình thức BT trong xây dựng cơ sở

hạ tầng giao thôngThoạt nhìn và nghe loại hình đầu tư theo hình thức BT (dau tư - chuyểngiao), đa số nhiều người có suy nghĩ “Nhà nước chưa có tiền ngay dé dau tư, cácdoanh nghiệp có tiềm lực kinh tế dám bỏ tiền để đầu tư trước dự án, sau đóchuyên giao cho Nhà nước va Nhà nước thanh toán khi dự án đưa vào khai thác

vận hành thu lợi” Như vậy Nhà nước có lợi lớn là không phải bỏ vốn ban đầu

mà vẫn thu lợi khi đưa dự án vào khai thác, đồng tiền quay vòng nhanh Tuynhiên khi đi sâu vào vấn đề này mới thấy, thực chất không phải như vậy, các

quy định hiện hành về các loại hình đầu tư: BOT; BTO; BT thì các dự án đầu tư

theo hình thức BT đang làm lợi lớn cho các Nhà đầu tư và bên chịu thiệt lại làNhà nước trong bất kì trường hợp nào

Với hình thức đầu tư BT (đầu tư - chuyền giao), hiện nay đang được các

nhà đầu tư ưa thích khi một bên đối tác nhận chuyên giao là Nhà nước, các quy

định về quản lí đầu tư theo hình thức này cũng là mảnh đất mầu mỡ cho nhà đầu

tư khi thực hiện dự án, thực chất của vấn đề này là gì, nằm ở đâu, chúng ta cần

có cái nhìn đa chiều dé đánh giá

Bên chịu thiệt - Luôn là Nhà nướcĐầu tư theo hình thức BT, dé thu hồi vốn nhà đầu tư thu hồi bằng nhiềuhình thức như: Thu hồi vốn bằng tiền, bằng đất, bằng dự án khác (có thể hiểunhư một khoản lợi khi nhà đầu tư đầu tư và thu hồi từ một hay nhiều dự án khác)hoặc cũng có thê kết hợp nhiều hình thức thu hồi vốn

Ở hình thức BT khi nhà đầu tư thu hồi vốn băng tiền, theo quy định hiện

hành, nhà đầu tư phải bỏ số vốn tự có tối thiểu là 15% trong tông đầu tư của dự

án, còn lại 85% là vốn vay (có dự án, Nha nước đứng ra bảo lãnh cho nhà đầu tuvay vôn từ ngân hàng) Sau khi công trình hoàn thành (tùy theo điều khoản củahợp đồng BT), sau khi quyết toán được phê duyệt Nhà nước phải trả tiền chonhà đầu tư (cả vốn lẫn lãi phát sinh), trường hợp công trình phê duyệt quyết toánnhanh thì thời gian chuyên từ phía nhà đầu tư phải đi vay sang Nhà nước di vay

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 26

Chuyên đề thực tập 19 Kinh tế và quan lý đô thi

càng ít Có thể nói về bản chất của nguồn vốn thì Nhà nước về cơ bản vẫn làngười đi vay hoặc bảo lãnh cho nhà đầu tư vay tiền Nếu nguồn tiền từ một ngânhàng Nhà nước mà không phải là một ngân hàng thương mại hoặc cô phần thì về

cơ bản vẫn là đầu tư bằng nguồn tiền của Nhà nước Như vậy việc dùng hình thức BT trả bằng tiền không giải quyết được gánh nặng ngân sách ở mức trung

và dài hạn mà chỉ ngắn hạn trong vòng 2-3 năm (từ khi xây dựng đến khi đưacông trình vào khai thác).

Ở hình thức đầu tư BT khi thỏa thuận hợp đồng thanh toán bằng dự án

khác (ở đây đa số các dự án khác là bằng giá trị quyền sử dụng đất tại một dự án

khác) Nha đầu tư bỏ tiền (bằng 15% tổng mức dau tư dự án), phan còn lại cũng

di vay hoặc huy động từ những nguồn khác Sau khi đầu tư dự án xong, Nhanước trả cho nhà đầu tư bằng dự án khác (quyền sử dụng đất có giá tri tươngđương (tính cả vốn lẫn lãi phát sinh khi đầu tư) Theo quy định thì Nhà nước vẫn

là bên đứng ra chịu mọi trách nhiệm về giải phóng mặt bằng đề bàn giao quỹ đấtsạch cho nhà đầu tư Nếu hợp đồng không chặt chẽ thì tính toán giá trị đất tạithời điểm ký hợp đồng được thâm định nhìn chung giá trị đất đều thấp hơn so

với giá thực tế, nếu như đất tại vị trí đó có hạ tầng kĩ thuật đầy đủ Như vậy, Nhà

nước luôn phải mua một sản phẩm (công trình) có giá thành cao (với tổng vốnthanh toán gồm tổng mức đầu tư + lợi nhuận nhà đầu tư + lãi bảo toàn vốn + lãivay) và phải trả bằng đất có giá trị rẻ hơn giá trị thực

Trong các hình thức thanh toán, phần giải phóng mặt bằng theo quy địnhtoàn bộ đều do Nhà nước đảm nhận thực hiện Đây là một phần có thể nói là khónhất của các dự án Nếu việc bồi thường giải phóng mặt bằng bị ách tắc, tiến độ

dự án bị kéo dài, hiệu quả dự án thấp, chi phí phát sinh do lãi xuất bị đội lên thìtoàn bộ việc chi phí đó đều tính vào giá thành dự án và Nhà nước đều phải gánhchịu, kế cả khi tong mức dau tư bị đội lên cao

Tóm lại với bat kì hình thức thanh toán nao, với các du án BT thì bên chịuthiệt đều là phía Nhà nước, nhà đầu tư không bao giờ chịu thiệt về kinh tế Đây

là điều bất hợp lí trong sản xuất kinh doanh Với bất kì hình thức đầu tư nảo,một nhà đầu tư muốn thu được lợi nhuận thì đều đi kèm với nó là nguy CƠ TỦI ro,lợi nhuận càng cao thì nguy co rủi ro càng lớn và nhà đầu tư có nguy cơ phá sảnnếu gặp rủi ro trong kinh doanh Tuy nhiên với hình thức đầu tư BT thi khảngđịnh chắc chăn là nhà đầu tư luôn có lợi, không bao giờ gặp rủi ro

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 27

Chuyên đề thực tập 20 Kinh tế và quản lý đô thị

Chất lượng các dự án BT- giải pháp quản lí hữu hiệu không nằm trongtay Nhà nước.

Trong đầu tư, đặc biệt là xây dựng cơ bản, quản lí chất lượng công trình

nhìn chung đã có những quy định rất chặt chẽ Bằng nhiều các quy định như các

Luật hiện hành, Nghị định 209/NĐ-CP về quản lí chất lượng công trình, các

Thông tư các dự án do Nhà nước đầu tư đều tuân thủ nguyên tắc chung và chịu

sự giám sát chặt chẽ của nhiều cơ quan Tuy nhiên dự án đầu tư theo hình thức

BT lại khác, cần phải bàn bạc xem việc quản lí chất lượng có được cho là tốt hay

chưa.

Theo các quy định về quản lí chất lượng các dự án BT hiện nay, nhà đầu

tư được toàn quyền trong các công việc: Lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp,

giám sát và quản lí chất lượng Cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành chỉ giữ

vai trò rất mờ nhạt là tiếp nhận các thông báo về tiễn độ, chất lượng công trìnhtheo hợp đồng từ nhà đầu tư Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư bàn giao công trình

và chỉ phải chịu nghĩa vụ bảo hành theo hợp đồng Cơ quan quản lí Nhà nướcchỉ kiểm tra lại nếu thấy nghi ngờ về chất lượng, trường hợp các phần công trình

bi che khuất thì việc kiểm tra chất lượng vô cùng khó khăn và coi như là việc đã

`

Ae

roi.

Đề đảm bảo dự án có chất lượng thì quản lí chất lượng dự án phải đặt lên

hàng đầu, đây là công việc thường xuyên, liên tục, có hệ thống Với các dự án

BT, cơ quan Nhà nước chuyên ngành không thé kiểm soát được chất lượng côngtrình từ lúc nhà đầu tư tô chức thuê tư vấn thiết kế kĩ thuật hoặc bản vẽ thi công,

và quá trình thi công nhà đầu tư có quyền thuê một đơn vị tư van và thanh toán

kinh phí cho nhà tư vấn Vậy ai có thé khang định không có sự “bắt tay” giữađơn vị tư vấn cùng nhà đầu tư để hợp thức hóa các biên bản kiểm tra chất lượnghoặc các khối lượng phát sinh với các phần việc che khuất Nếu như có sự bắttay đó thì sẽ là vô cùng thiệt hại cả về kinh tế lẫn kĩ thuật và bên gánh chịu hauquả là Nhà nước Trường hợp dự án kém chất lượng nhưng nó không hỏng ngay

mà tới 2-5 năm sau mới phát bệnh và hư hỏng, trong khi thời hạn bảo hành dự

án chỉ từ 12 tháng đến 18 tháng Đến lúc đó nhà đầu tư coi như hết trách nhiệm,không thé quy kết bồi thường kinh tế và hậu quả là Nhà nước lại chịu thiệt thoi

Về lựa chọn nhà thầu tham gia dự án theo quy định phải tô chức đấu thầu,tuy nhiên với hình thức đầu tư BT, việc này do nhà đầu tư đảm nhiệm, vậy sự

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 28

Chuyên đề thực tập 21 Kinh tế và quan lý đô thi

kiểm soát đấu thầu, tính cạnh tranh của các nhà thầu dé giảm giá thành đầu tưnhìn chung là không thé kiểm soát được (với các dự án do Nha nước quản lí giátrị dự thầu thường giảm từ 5-10%) Đây cũng là một thất thoát đáng kể kinh phí

đầu tư và phần thu lợi vẫn nhà đầu tư hưởng Giá trị giảm giá có thể tương đương với phan lãi xuất phải đi vay ngân hành dé thực hiện dự án.

Hiện tại trên các tỉnh, thành phố, việc đầu tư theo hình thức BT đã vàđang là trào lưu được các nhà đầu tư ưa thích, cũng không phủ nhận có một số

không nhiều dự án đầu tư theo hình thức BT phát huy tác dụng và đưa vào khai

thác sớm, phát huy hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên vấn đề này, giữa cái được vànhững khiếm khuyết bộc lộ như đã phân tích ở trên, với cơ quan quản lí Nhànước cần có những điều chỉnh kịp thời dé quản lí chặt chẽ các dự án BT

1.2.3 Kinh nghiệm về hợp tác công - tư theo hình thức BT trong phát triển

cơ sở hạ tầng giao thông đô thị

1.2.3.1 Kinh nghiệm từ các nước phát triển:

e Tai Anh

Thị trưởng Khu tài chính London Alderman Michael Bear cho biết, nướcông đã thực hiện cơ chế PPP hơn 50 năm qua trong vấn đề xây dựng cơ sở hạ

tầng từ cầu đường, đặc biệt là xây đường cao tốc, đến trường học, bệnh viện.

Nhà nước Anh đã thành công trong việc huy động vốn đóng góp từ khuvực tư nhân trong các công trình công cộng với số vốn chiếm 1⁄4 chi phí xâydựng cơ sở hạ tầng Trong vài năm gần đây, nước Anh đã ký 950 dự án dịch vụcông cộng với số vốn tư nhân là 100 tỉ USD

Trên thế giới, Anh là nước đầu tiên thực hiện cơ chế PPP này với tư duy

những gì mà tư nhân không làm được hoặc không thể tham gia thì nhà nước mới

làm, mới quản lí như chức năng quản lí hành chính là chức năng không thê sẻ

chia cho tư nhân Do đó, nhà nước Anh khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực và khoán gọn cho họ đầu tư toàn bộ sơ sở vật chất, sau

đó nhà nước thuê lại công trình đó, nhưng quản lí cơ sở vật chất vẫn thuộc tư

nhân.

Chỉ riêng những dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Đến

nay, Anh đã có 667 hợp đồng PPP đã được ký kết với giá trị vốn 56.6 tỉ bảng

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 29

Chuyên đề thực tập 22 Kinh tế và quản lý đô thị

Anh và 590 dự án đang thực hiện Trong đó, trong những năm gần đây, có hơn

200 dự án theo hình thức BT đã hoàn thành.

Các dự án về giao thông đô thị, hiệu quả của mô hình này đem lại là giảm

chi phí, giảm rủi ro và tạo ra được môi trường cạnh tranh cao.

Tại Anh có cơ chế tái cấp vốn cho các dự án PPP Theo đó, cơ quan này

có thể xem xét để đảm bảo tài chính cho một dự án hoặc nền tảng cau trúc tài

chính với giá trị tối thiểu là 20 triệu bảng Anh Xuất phát từ thực tẾ, các ngânhàng thường không ưu đãi cho các dự án có thời gian triển khai trên 5 năm,

trong khi các dự án PPP thường có thời gian triển khai tối thiểu từ 15 — 20 năm.

Do đó, Vương quốc Anh đã thiết lập liên minh các ngân hàng để cứu vãn tình

hình, thu hút nhiều ngân hàng tham gia các dự án dai hơi Day chính là những

kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo khi bắt đầu triển khai các dự án PPP.

e Tại Mỹ

Cây cầu Brooklyn nỗi tiếng ở New York đã nói lên được những hiệu quả

trên theo hình thức đầu tư PPP, dự án có sự đầu tư của bên tư nhân và san sẻ rủi

ro va von của Nhà nước Cây câu được xây dựng nhanh chóng và đảm bảo vê

Hình 1 Brooklyn ở New York được xây dung theo hình thúc PPP

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 30

Chuyên đề thực tập 23 Kinh tế và quản lý đô thị

e Tại Đức

Đường cao tốc liên tỉnh được xây dựng theo mô hình BT được hoàn thiện

và đi vào khai thác sử dụng, công ty tư nhân được quyền điều hành dịch vụ con

đường này đã bỏ bê chất lượng dịch vụ, đến mức đi trên đoạn đường cao tốc liên

tỉnh 600 km này thời gian lên đến 9 giờ đồng hồ, chậm hơn so với trước 4 tiếng

Nguyên nhân được công ty tư nhân giải trình là mức phí được phép thucủa các phương tiện quá thấp nên không đủ trang trải và nâng cấp con đường

Qua đó thấy rằng ngoài việc tận dụng được nguồn vốn từ các bên tư nhân

và cộng đồng thì các van đề khác chưa ổn như chất lượng của các dự án đi

xuống, sự tham gia bảo vệ của các bên còn chưa tích cực.

Rút ra bài học kinh nghiệm

Cùng với những thành công của việc hợp tác công - tư trong xây dựng cở

sở hạ tầng giao thông tại các quốc gia phát triển, chúng ta thấy rằng các dự an

xây dựng đó chủ yếu hợp tác theo các hình thức khác nhau BOT chứ rất ít, thậm

chí không có dự án hợp tac theo hình thức BT.

Trong số cá dự án hợp tác đàu tư theo hình thức BT thì còn nhiều hạnchế, cách thức quản lí hữu hiệu nhất không nằm trong tay nhà nước mà nằmtrong tay đối tác đã xây dựng công trình Nên nếu như vận hành công trình giaothông được xây dựng theo hình thức hợp tác đầu tư BT thì cần phải năm rõ cácđặc tính kĩ thuật, sớm đưa ra phương thức quản lí chặt chẽ và hữu hiệu.

Về lâu dài thì nên hợp tác đầu tư theo các hình thức khác như BOT, BTO, BOOT, chứ không nên duy trì hình thức hợp tác đầu tư BT

1.2.3.2 Kinh nghiệm từ các quốc gia đang phát triển:

Ở các nước đang phát triển, mô hình PPP bắt đầu phổ biến từ đầu thập

niên 1990, nhất là ở khu vực Mỹ La Tinh

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong 20 năm (1990 2009), đã có 4.569 dự án được thực hiện theo phương thức PPP ở các nước đangphát triển với tổng vốn cam kết đầu tư 1.515 tỉ đô la Mỹ Con số này bao gồm cả

-việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Tổng mức đầu tư nêu trên chỉ tương đương với 1% GDP của các nướcđang phát triển trong hai thập kỷ qua Với mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng vào

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trang 31

Chuyên đề thực tập 24 Kinh tế và quản lý đô thị

khoảng 5 -6% GDP thi đầu tư theo phương thức PPP chỉ chiếm khoảng 20%.Đây là một con số khá khiêm tốn

Xét về vùng lãnh thé, mô hình PPP phô biến nhất ở các nước Mỹ Latinhtrong 20 năm qua Ở thời kì đỉnh điểm, khu vực này chiếm đến 80% lượng vốncam kết Hiện nay, các nước này vẫn đang dẫn đầu thế giới Đối với khu vựcĐông Á và Thái Bình Dương, mô hình này không có nhiều tiến triển

Xét về cơ cầu đầu tư theo lĩnh vực, năng lượng và viễn thông là hai ngành

có tỉ trọng cao nhất Tỷ phần của ngành giao thông vận tải có xu hướng tăngtrong thời gian gần đây, nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với hai ngành trên.Loại trừ phần tư nhân hóa, các dự án đầu tư theo phương thức xây dựng sở hữuvận hành (BOO) chiếm hơn một nửa, phần còn lại là các dự án xây dựng - kinh

doanh - chuyền giao (BOT) Ở các nước đang phát triển, mô hình nhượng quyền

hay thuê vận hành chưa phô biến, chủ yếu do hạn chế của các cơ sở pháp lí vàkha năng chế tài của các cơ quan nhà nước

Bài học kinh nghiệm rút raViệt Nam cũng như các nước đang phát triển, do điều kiện quản lí, vận

hành của các doanh nghiệp hợp tác đầu tư với nhà nước chưa cao Hình thức

hợp tác BOT chưa được ưa thích, trong khi đó hình thức hợp tác BT đem lại lợinhuận cho nhà đầu tư nhiều hơn Nên các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giaothông vẫn chủ yếu theo hình thức BT Hình thức này mặc dù còn nhiều điểm hạnchế nhưng cũng phải khuyến khích thực hiện khi mà điều kiện ngân sách và khảnăng của nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu cơ sở hạ tầng cho giao thông đô

thị như hiện nay.

Nững hạn chế nói chung trong hợp tác đầu tư theo hình thức BT tại các quốc gia đang phát triển chủ yếu là do hành lang pháp lí cho vấn đề này chưa

thông thoáng chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ và chưa hiệu quả Điều cần thiết

trước mắt khi chúng ta thực hiện hình thức đầu tư BT là phải hoàn thiện hệ

thống pháp lí liên quan đên vấn đề này

Về lâu dài thì nên hạn chế và chấm dứt hợp tác đầu tư theo hình thức BT

và chuyền sang các hình thức khác như BOT, BOOT,

SV: Nguyễn Ngọc Tân GVDH: TS Nguyễn Kim Hoàng

Ngày đăng: 24/11/2024, 01:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Brooklyn ở New York được xây dung theo hình thúc PPP - Chuyên đề thực tập: Giải pháp nhằm pháp tăng cường hợp tác đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức BT trên địa bàn Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Hình 1. Brooklyn ở New York được xây dung theo hình thúc PPP (Trang 29)
Hình 2. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2008 - - Chuyên đề thực tập: Giải pháp nhằm pháp tăng cường hợp tác đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức BT trên địa bàn Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Hình 2. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2008 - (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN