1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Một số giải pháp phát triển bền vững đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp phát triển đô thị bền vững trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Bá Cường
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Đoàn
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 15,95 MB

Nội dung

Nội dung của đề tài Gồm 3 phan chính: Chương I- Cơ sở lý luận về phát triển đô thị bền vữngChương II- Thực trạng kinh - tế xã hội quận hoàng maiChương III- Một số giải pháp phát triển bề

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA MOI TRUONG VA ĐÔ THI

CHUYEN DE THUC TAP

Chuyên ngành: Kinh tế va Quan lý Đô thị

Đề tài:

MOT SỐ GIẢI PHAP PHÁT TRIEN ĐÔ THỊ BEN VỮNG TREN DIA

BÀN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHÓ HÀ NỘI

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bá Cường

Hệ: Đại học chính quy Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hữu Đoàn

Khoa Môi trường & Đô thị, ĐHKTQD

HÀ NỘI - THÁNG 5 NĂM 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ

k‹ÍLHIl<>c

CHUYÊN ĐÈ THỰC TẬP

Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Đô thị

Đề tài:

MOT SO GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN ĐÔ THỊ BEN VUNG TREN DIA

BAN QUAN HOANG MAI, THANH PHO HA NOI

Ho va tén sinh vién: Nguyén Ba Cuong

Lop: Kinh tế và quản lý đô thị

Khóa: 33

Hệ: Đại học chính quy

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hữu Đoàn

Khoa Môi trường & Đô thị, ĐHKTQD

HÀ NỘI - THÁNG 5 NĂM 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã việt là do bản thân thực hiện, không sao chép, cat ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nêu sai phạm tôi xin chiu

kỷ luật với Nhà trường.

Hà Nội, ngày 12 - tháng 5 - năm 2015

Ký tên

Nguyễn Bá Cường

Trang 4

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU - 2-55 S21 E21 E1 21211211 27111211 11 11111111111 E111 crere 1

CHƯƠNG I- CƠ SỞ LY LUẬN VE PHÁT TRIEN ĐÔ THI BEN VỮNG 3

1.1 KHÁI NIỆM PHÁT TRIÊN ĐÔ THỊ BEN VỮNG - 3

1.1.1 Phát triển bền vững ¿- 2-5222 E211 Eerkrrei 3

1.1.2 Khái niệm về phát triển đô thị bền vững -¿+¿ 41.1.3 Nội dung và điều kiện phát triển đô thị bền vững 71.2 CAC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIA PHÁT TRIEN ĐÔ THỊ BEN VUNG 9

1.2.1 Tiêu chí PTBV do Dự án Năng lực thế kỷ XXI của Việt Nam

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG KINH TE, XÃ HỘI QUAN HOANG MAI 15

2.1 THỰC TRANG KINH TẾ - ¿2 2 x+£E+2E£EE+EEtEEEErrxerxerrrrkx 15

2.2 THUC TRANG XÃ HOD oes eecessessesscsssessessesssessessessessssssessessesssessesseeseess 15

2.3 THUC TRANG MOI TRƯỜNG - 222 x+£xtzEzzzrxrrxrres 17

2.4 NHỮNG BIEU HIỆN THIẾU BEN VUNG TRONG PHAT TRIEN

ĐÔ THI QUAN HOANG MAL wee escescsssssessesssessessesscssessessessessesssessessesanessesseeseess 18

2.4.1 Thể chế, chính sách trong công tác quản lý đô thi còn nhiều bat

cập, gây ảnh hưởng tiêu cực đên tính bên vững trong phát triên đô thị 18

2.4.2 Những van đề đặt ra trong phát trién bền vững kinh tế đô thị 202.4.3 Những biéu hiện thiếu bền vững về xã hội - 25

2.4.4 Chất lượng môi trường đô thị có xu hướng suy giảm, biểu hiện pháttriển đô thị thiếu bền vững về môi trường -2- 2 2 +2+s£+£++£szrxerseee 27

CHUONG III- MOT SO GIẢI PHAP PHÁT TRIEN BEN VỮNG ĐÔ THỊ

TREN DIA BAN QUAN HOANG MAL cescescsssssessessessesesssssssussuesessucsecsesassatentenease 36

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 5

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

3.1 DOI MỚI CO CHE, CHÍNH SÁCH, DOI MỚI CONG TAC TO CHỨC VA QUAN LY ĐÔ THỊ, 2-2: £+S£+S£+EE£EE£2E£EEEEEEEECEEErrxerkrrkrres 36

3.1.1 Déi mới tô chức bộ máy quản lý đô thị, tăng cường đây mạnh công tác phân cấp đối tượng quản lý - ¿2 ++E+E£EESEEEEEEEE2E2E21EEEEErrkrrkee 36

3.1.2 Day mạnh cải cách thủ tục hành chính ¿ 5¿55z£: 37 3.1.3 Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ

cán bộ quản lý đô tHỊ - - - - c3 1 3321133111191 13 1111 11 8111181 1n ng ng 38

3.1.4 Nâng cao chất lượng quy hoạch và quan lý quy hoạch đô thị 39

3.2 GIẢI PHÁP PHAT TRIEN BEN VỮNG KINH TE ĐÔ THỊ 40

3.2.1 Tiếp tục tạo môi trường chính trị - xã hội, pháp lý thuận lợi cho kinh tê đô thị phát triên và ôn định - - - 5 55 +2 *****EE+EEsseEseesekrsekese 40 3.2.2 Nâng cao năng suất lao động xã hội -2¿©52cz+cxcrxezsez 41 3.2.3 Nâng cao hiệu ứng lan tỏa của tăng trưởng kinh tế 42

3.3 GIẢI PHÁP PHAT TRIEN ĐÔ THI BEN VUNG VE XÃ HỘI 43

3.3.1 Xác định quy mô dân số đô thị hợp lý - 5s 5+: 43 3.3.2 Tăng cường huy động nguồn vốn từ tư nhân và nước ngoài cho phát triển cơ sở hạ tang đô thị, ¿- 2 2 +keEE#EE+EESEEEEEEEEEEEEerkerkerkerkee 44 3.3.3 Tăng cường công tác kiểm tra an ninh, trật tự xã hội 45

3.3.4 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong TAN CAN 0 4 45

3.3.5 Thực thiện các chính sách phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả đảm bảo công bằng xã hộii 2-2 2S +EeSE£EE‡EEEEEEEE2EEEEEEEEEEErkrrkrree 47 3.4 GIẢI PHAP PHAT TRIEN ĐÔ THỊ BEN VUNG VE MOI TRƯỜNG d1 48

3.4.1 Tăng cường quản ly nhà nước về môi trường đô thị 48

3.4.2 Lồng ghép các van đề về môi trường với quy hoạch 48

3.4.3 Hoàn thiện hệ thong pháp luật về môi trường . - 49

3.4.4 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức và trách nhiệm

bảo VỆ MO HUONG - - 5 + + 1v nh Tu TH HH HH ngưng 49

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 6

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

KẾT LUẬẬN SE St tt SE E1 SE EEE1212151111511111151121111111111151E111 11111 Erree 51TÀI LIEU THAM KHẢO ¿2 + E+E‡EEEE+ESEEEEEESEEEEEEEEEEEEErErErrkrkrrreree 52

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 7

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

DANH MỤC BANG, BIEU, HÌNH VE

Bảng I- Tổng giá tri sản xuất và tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế quận

Hoàng Mai giai đoạn 2012 - 2014 5 c5 3 9 9111911 1v HH HH g nưệp 24

Bảng 2- Ti trọng và mức tăng giảm, tỉ trọng các ngành kinh tế quận Hoang

Mai giai doan 2012-1014 occ 24

Biểu đồ 1 - Biểu đồ so sánh mức độ 6 nhiễm giữa tam quận nội thành - mùa hè

Trang 8

Chuyên dé thực tập 1 GVHD: TS Nguyén Hitu Doan

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Ở nước ta, quan điểm phát triển bền vững đã được Dang Cộng sản Việt Namnhận thức từ khá lâu, phát triển và ngày càng hoàn thiện về nội dung Trong “Chiếnlược Phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000”, Đảng ta đã khăng định: “Tăng trưởngkinh tế phải găn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môitrường”; Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 nhấn mạnh: “Phát triểnnhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, côngbăng xã hội và bảo vệ môi trường”; Trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội2011- 2020”, Đảng ta đã đưa ra 5 quan điểm phát triển, trong đó, đặc biệt nhấnmạnh đến quan điểm “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển

bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”

Ngày nay, trong bối cảnh khủng hoảng, suy thoái và bất ôn kinh tế thế giớingày càng xuất hiện với tần suất dày hơn, phức tạp, khó lường hơn và tác động bấtlợi của biến đổi khí hậu hiển hiện ngày càng rõ nét ở mọi nơi trên trái đất, thì pháttriển bền vững là đòi hỏi càng cấp thiết hơn

Quận Hoang Mai là một quận mới thành lập từ ngày 1/1/20014 trên cơ sở sap nhập 5 phường quận Hai Bà Trưng và 9 xã huyện Thanh Trì, rộng trên 4.000 ha,

trong đó có có gần 1000 ha đất nông nghiệp ngoài đê sông Hồng Quá trình đô thịhóa quận Hoàng Mai đang diễn ra tương đối nhanh, tuy nhiên, vấn đề phát triển bềnvững vẫn chưa nhận được sự quan tâm thích đáng, đặc biệt là phát triển bền vững về

mặt môi trường.

Để quận Hoàng Mai thực sự phát triển bền vững, cần có những nghiên cứu,đánh giá hiện trạng phát triển, từ đó tìm ra các van đề còn bất cập dé có hướng pháttriển trong tương lai Do đó, việc nghiên cứu đề tài về phát triển bền vững đô thịtrên địa bàn quận Hoàng Mai là hết sức cần thiết Với mong muốn đóng góp vàoviệc giải quyết vấn đề phát triển bền vững đô thị trên địa bàn quận, tôi đã chọn đềtài: “Một số giải pháp phát triển bền vững đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai,thành phố Hà Nội” làm hướng nghiên cứu trong chuyên đề thực tập

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng phát triển bền vững

trên địa bàn quận Hoàng mai, từ đó, đưa ra các giải pháp cũng như kiến nghị dékhắc phục va phát triển đô thị quận Hoang Mai một cách bền vững

Trang 9

Chuyên dé thực tập 2 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng phát triển bền vững trên địa bàn quận

liệu, báo cáo của Ủy bàn nhân dân quận Hoàng Mai về các vấn đề kinh tế, môi

trường, xã hội Từ đó, tìm hiểu thực trạng phát triển bền vững đô thị trên địa bànquận, và đưa ra giải pháp khắc phục các bat cập còn tôn tại

Nguồn số liệu: các báo cáo, thống kê của phòng Tài nguyên và môi trường,

phòng Lao động, thương binh và xã hội, phòng Kinh tế, phòng Quản lý đô thị

5 Nội dung của đề tài

Gồm 3 phan chính:

Chương I- Cơ sở lý luận về phát triển đô thị bền vữngChương II- Thực trạng kinh - tế xã hội quận hoàng maiChương III- Một số giải pháp phát triển bền vững đô thị trên địa bàn quận

Hoàng Mai

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 10

Chuyên dé thực tập 3 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

CHUONG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHAT TRIEN ĐÔ THỊ

BEN VUNG

1.1 KHAI NIEM PHAT TRIEN DO THI BEN VUNG

1.1.1 Phát triển bền vững

Thuật ngữ “Phát triển bền vững” mới được sử dụng gần đây ở nước ta Tuy

nhiên, nó được đề cập đến lần đầu tiên năm 1972 tại Stockholm Thụy Điển ở Hội

nghị Quốc tế của Liên hiệp quóc về môi trường và được trình bày ở Cộng đồngQuốc tế về Môi trường và Phát triển với tác phẩm “Chiến lược bảo tồn thé giới”năm 1980 Ngày nay có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra, trong

đó hai định nghĩa được dùng nhiều nhất là của Hội đồng Thế giới về Môi trường vàPhát triển và của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc

Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và phát triển (WCED): “Phát trién bềnvững va sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năngcủa các thế hệ tương lai trong đáp ứng nhu cầu của họ” Cũng theo WCED (1987):

Về bản chat, phát triển bền vững là một quá trình thay đổi mà trong đó việc khaithác nguồn tài nguyên, phương hướng của các đầu tư, định hướng về phát triển kỹthuật và sự thay đổi cơ chế cùng hài hòa và tăng cường khả năng cho hiện tại vàtương lai nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng của nhân loại

Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) thì “Phát triển bềnvững là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân loại trong phạm vi đáp

ứng được của hệ sinh thái”

Dinh nghĩa của WCED được coi là cơ ban va được sử dụng nhiều nhất, tuynhiên, có rất nhiều ý kiến không động tình với định ngĩa này vì cho răng nó còn quá

mơ hồ Họ đã cố gắng đưa ra những định nghĩa chỉ tiết hơn Ví du, Julia Gardner đãxác định 8 nguyên tắc cơ bản dé xác đỉnh “phát triển bền vững” như những điều làmthỏa mãn nhu cầu của con người:

- Sự thảo mãn về nhu cầu của con người

- Sự duy trì hệ sinh thái.

- Sự thành đạt của tính bình đắng và công bằng xã hội

- Sự cung cấp khả năng tự quyết về xã hội và đa văn hóa

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 11

Chuyên dé thực tập 4 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

- Như cầu của các giải pháp phát triển bền vững, tìm các mej tiêu đã xác địnhbằng con đường tiêu chuẩn và năng động

- Việc sử dụng các giải pháp phân tích có quan hện hoặc hện thống có

định hướng.

- Việc sử dụng các chiến lược phù hợp

- Tạo ra một thiết kế năng động cho tổ chức của phát triển bền vững

Tóm lại, phát triển bền vững là một bộ phận của tập hợp các chiến lược pháttriển, là sự tiếp cận hợp nhất, bao gồm các vấn đề về xã hội, môi trường, văn hóa và

tinh thần cũng như lĩnh vực kinh tế trong mục tiêu hoạt động của nó Phát triển bền

vững là một sự tổng hợp các hoạt động: một phần về chính trị xã hội, một phần về

các mục tiêu kinh tế, một phần dựa vào tài nguyên vật chất, một phần vào tainguyên trí tuệ, tất cả thúc đây con người đạt được khả năng của họ và hưởng thụmột cuộc sống tốt đẹp, sự thành công này không những chỉ cho thế hệ hôm nay, mả

còn cho cả thê hệ mai sau.

1.1.2 Khái niệm về phát triển đô thị bền vững1.1.2.1 Đô thị, phát triển đô thị

Theo từ điền Bách Khoa Việt Nam, NXB Hà Nội, 1995: “Đô thị là một khônggian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vựckinh tế phi nông nghiệp”

Theo giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH Kiến trúc, Hà Nội: “Đô thị là nơi tậptrung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu

mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp , có hạ tầng cơ sở thích hợp, là

trung tâm tông hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đây sự nghiệp pháttriển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lành thé, của một tỉnh, của một

huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện.”

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 12

Chuyên dé thực tập 5 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị Khi kết thúc

thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị hóa cũng thay đôi và xã hội sẽ

phát triển trong các điều kiện mới, đặc biệt là thay đổi cơ cầu dân cư

Tuy nhiên, không thể dựa vào những căn cứ trên mà cho rằng đô thị hóa vàphát triển đô thị là hai từ đồng nghĩa Nếu như đô thị hóa được xét theo chiều rộng

là việc biến một vùng chưa phải đô thị thành đô thị và chiều sâu là sự hiện đại hóanhững yếu tố của đô thị (dân số, cơ cấu hạ tầng ) ; thì phát triển đô thị lại chỉ chủ

yếu tập trung nhấn mạnh vào sự biển đổi về chiều sâu của đô thị, là một bước vượt

lên so với đô thị hóa Có thé định nghĩa về phát triển đô thị như sau: Phát triển đô

thị là sự nâng cấp những yếu tố của đô thị ở một mức độ nhất định (cơ sở hạ tầnghiện đại, dan số có trình độ cao, kinh tế đô thi vững mạnh, môi trường trong sạch )

từ đó góp phần nâng cao trình độ của toàn bộ đô thị

1.1.2.2 Phát triển đô thị bền vữngQuan điểm của Việt Nam về phát triển đô thị bền vững:

- Theo Viện Quy Hoạch Đô Thị-Nông Thôn-Bộ Xây Dựng (Dự án VIE),trén

cơ sở các khái niệm về phát triển bền vững, một phạm tra phát triển đô thị bền vữngcũng được xây dựng mang tính đặc thù hơn Nhìn chung phát triển đô thị bền vữngtập trung giải quyết các vần đề sau:

+ Phát triển kinh tế đô thị ôn định, tạo công ăn việc làm cho dân cư đô thị, đặcbiệt cho người có thu nhập thấp, người nghèo đô thị

+ Đảm bảo đời sống vật chất văn hóa tinh thần, giữ gin bản sắc truyền thốngdân tộc, đảm bảo công bằng xã hội

+ Tôn tạo, giữ gìn và bảo vệ môi trường đô thị luôn xanh, sạch, đẹp với đầy đủ

ý nghĩa vật thé và phi vật thé đô thị

- Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (Ashui), đã định nghĩa về phát

triển đô thị bền vững như sau: “Mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa: A) Kinh tế đô

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 13

Chuyên dé thực tập 6 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

thị; B) Van hóa xã hội đô thị; C) Môi trường-Sinh thái đô thị; D) Cơ sở hạ tầng đô

thị và E) Quản lý đô thị”.

- Theo báo cáo tại Hội nghị Đô thị toàn quốc “ Công bồ và triển khai định

hướng quy hoạch tông thể phát triển đô thị và Định hướng phát triển cấp nước đôthị Việt Nam đên năm 2020”, tháng 3 năm 1999, “ mười tiêu chuẩn phát triển ồnđịnh, bền vững - trường ton các đô thị Việt Nam’ được đưa ra là:

1- Xác định ví trí, chức năng của đô thị cho phù hợp với hệ thống đô thị cả

nước, của vùng và địa phương.

2- Cơ sở kinh tế - kỹ thuật tạo động lực phát triển cân đối với quy mô các

đô thị.

3- Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, dân số, xã hội và môi trường đạt được tươngxứng với cấp và loại đô thị

4- Cơ cau quy hoạch xây dựng đô thị hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên,

quy luật phát triển kinh tế, xã hội , quá trình phát triển lịch sử và hiện tại, trước mắt

và tương lai, bảo đảm kết hợp hài hóa, cân đối giữa trung tâm và ngoại ô, giữa đô

thị và nông thôn.

6- Kết hợp hài hòa giữa bảo ton, cải tạo với xây dựng mới; Coi trọng việc g1ữgin bản sắc văn hóa; truyền thống dân tộc và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật, công nghệ mới dé tiễn lên hiện đại

7- Lập kế hoạch, chương trình và dự án đầu tư thiết thực, khả thi phù hợp với

khả năng tạo vốn và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

8- Tổ chức hợp lý môi sinh va bảo vệ môi trường, bao đảm giữ gìn cân bangsinh thái đô thi, phòng chống thiên tai và các sự cỗ công nghệ có thé xảy ra

9- Hoạch định các chính sách, cơ chế phù hợp với hoàn cảnh của địa phương,

giải phóng các tiềm năng, khơi thông mọi nguồn lực dé phát triển mạnh mẽ đô thịnhưng vẫn giữ được trật tự, kỷ cương và tăng cường kiểm soát của phát triển đô thị

theo quy hoạch và luật pháp.

10- Kết hợp phát triển đô thị với bảo đảm an ninh quốc phòng và an toàn

~ AS

xa hoi.

Tóm lại, đô thị bền vững là một đô thi được phát triển ôn định với các yếu tốchính sách, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường Trong đó mọi người dân hiện tại

và các thế hệ tương lai đều có được một cuộc sông hạnh phúc, có đầy đủ phúc lợi và

các dịch vụ công cộng cơ bản, có sức khỏe, được đảm bảo an toàn, giáo dục và đôi

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 14

Chuyên dé thực tập 7 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

xử công băng Họ còn được tận hưởng các ban sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, tôn

giáo, tín ngưỡng, có quyên chăm lo, bảo vệ cảnh quan và môi trường.

1.1.3 Nội dung và điều kiện phát triển đô thị bền vững

1.1.3.1 Nội dung phát triển đô thị bền vữngTrên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của một số nước như TrungQuốc, Anh, Mỹ, Viện Môi trường và Phát triển bền vững, Hội liên hiệp các hội

khoa học kỹ thuật Việt Nam đã đưa ra nội dung phát triển bền vững đô thị là: bềnvững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường

s* Nội dung phát triển đô thị bền vững về kinh tế

- Phát triển các ngành kinh tế với tốc độ nhịp nhàng, tạo cơ cấu kinh tế hợp lýPhát triển các ngảnh kinh tế ôn định, nhịp nhàng sẽ tạo nên một nền kinh tế

phát triển bền vững, từng bước tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý Cơ cấu kinh tế phảidịch chuyển theo hướng giảm dan tỷ trọng nông nghiệp, va tăng dan ty trọng công

nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ; trình độ kỹ thuật của nền kinh tế khôngngừng tiến bộ; cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng; thực hiện sự phân công vàhợp tác quốc tế Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng trong chuyền dịch cơ cấu kinh

tẾ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải được tiễn hành một cách từ từ và chắc chắn,

nó phải gắn liền với tốc độ phát triển của các ngành, lĩnh vực Nóng vội trong việcchuyên dịch cơ cấu kinh tế có thể tạo ra một nền kinh tế phát triển nhanh chóngnhưng rất dé gặp khủng hoảng, nền kinh tế phát triển một cách kém bền vững

- Tốc độ tăng trưởng GDP ồn định, hợp ly

Chỉ có tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, hợp lý mới tạo ra một nền kinh tế

phát triển bền vững Nếu tốc độ tăng trưởng GDP quá cao rất dé dẫn đến khủnghoảng kinh tế, còn quá thấp thì nền kinh tế không thê phát triển

- Tat cả các ngành kinh tế đều phải có quy hoạch phát triển cụ thé, hợp lýQuy hoạch phát triển kinh tế là đưa ra những mục tiêu, định hướng, phươnghướng và giải pháp phát triển tất cả các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế Quyhoạch phát triển kinh tế hợp lý sẽ tạo sự vững chắc, 6n định trong phát triển kinh tế.Quy hoạch phát triển kinh tế phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Quy hoạch phải có hệ thống: từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chỉ tiết

+ Quy hoạch phải có chất lượng: quy hoạch phát triển kinh tế có tính chất lâuđài, nó có ảnh hưởng lớn đến một ngành, lĩnh vực hay một địa phương nào đó, vì

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 15

Chuyên dé thực tập 8 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

vậy chất lượng luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu Quy hoạch phải tính đếnnhững khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế ở hiện tại và tương lai, phải có mụctiêu cụ thể và hợp lý với từng ngành, từng địa phương, định hướng phát triển phải

rõ ràng, phù hợp với mục tiêu đã đặt ra, phương hướng, giải pháp phải đúng đắn,

kha thi.

s* Nội dung phát triển đô thị bền vững về xã hộiPhát triển đô thị bền vững về xã hội đó là:

- Văn minh đô thị được nâng cao Văn minh đô thị là biểu hiện của đời sống

đô thị, văn minh đô thị được nâng cao có nghĩa là đời sống đô thị được nâng cao, nó

tạo nên sự bền vững về mặt xã hội, an ninh trật tự đô thị được đảm bảo, môi trườngđược cải thiện, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội được tăng cường

- Bất bình đăng thu nhập, bat bình dang giới, chênh lệch giàu nghéo thấp

- Thực hiện tốt công tác phân phối lại thu nhập giữa người giàu và người

nghèo, giữa thành thị và nông thôn Bên cạnh đó phải đảm bảo việc nâng cao đời

sống của nhóm người này không được ảnh hưởng đến đời sống của nhóm

người khác.

- Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển

Cơ sở hạ tầng đô thị phải được xây dựng đồng bộ, đạt chuẩn và phù hợp vớicác nguồn lực Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải đáp ứng đủ nhu cầu, không có hiệntượng kẹt xe, thiếu bãi đậu xe, hay hiện tượng ngập lụt trong mùa mưa Cơ sở hạtầng xã hội phải đảm bảo cung cấp đủ nhà ở cho dân cư; trường học, bệnh việnkhang trang, hiện đại và đáp ứng đủ nhu cầu; cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉngơi du lịch, vui chơi giải trí đa đạng, đáp ứng mọi nhu cầu của dân cư

s* Nội dung phát triển đô thị bền vững về môi trườngMột số tiêu chí chính đối với phát triển đô thị bền vững về môi trường là:

- Quy mô phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đô thị phải phù

hợp với “chức năng môi trường”, phù hợp với “khả năng chịu tải” của môi trường

và tài nguyên thiên nhiên.

- Các hoạt động của đô thị thải ra ít chất thải nhất, các chất thải đều được xử lý

đúng kĩ thuật vệ sinh môi trường.

- Bảo đảm nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường đều đạt tiêu chuẩn môi

trường, sức khỏe cộng đông được bảo vệ tôt.

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 16

Chuyên dé thực tập 9 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

- Kiến trúc các công trình trong đô thị đảm bảo sự hài hòa với thiên nhiên, tiết

kiệm nhiên liệu và năng lượng trong quá trình xây dựng và sử dụng.

1.1.3.2 Điều kiện phát triển đô thị bền vững

* Bộ máy chính quyền đô thị trong sạch, vững mạnh

Điều kiện tiên quyết để một đô thị có thể phát triển bền vững đó là bộ máy

chính quyền trong sạch, vững mạnh

Bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh thé hiện ở các nội dụng sau:

- Bộ máy chính quyền tinh gọn, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả

với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực và tính chuyên

nghiệp cao Không có hiện tượng tiêu cực trong các hoạt động của bộ máy chínhquyền đô thị, không có hiện tượng đặc quyền, đặc lợi; tham ô, quan liêu, lãng phí;

tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo Trên hết là bộ máy chính quyền phải hoạt động vì lợi ích

của nhân dân.

- Tính nghiêm minh của pháp luật phải được tăng cường.

+» Thế chế, chính sách bền vữngBén vững về thé chế, chính sách được thể hiện ở tầm nhìn chính trị, đường lốilãnh đạo, chủ trương chính sách và kế hoạch của Nhà nước Sự nhất quán trongđường lối lãnh đạo của Đảng, tạo sự ôn định chính trị làm tiền dé cho sự phát triển

bền vững Một xã hội bền vững luôn quan tâm đến quyền con người, tự do chính trị

và khuyến khích việc phát triển dân chủ, quản lý tốt mọi mặt với sự đóng góp của

cộng đồng Nếu mọi người trong xã hội cùng được tham gia quyết định, chịu trách

nhiệm và tự do giữ chính quyền thì nhiều mối liện hệ phức tạp trong xã hội sẽ đượcgiải quyết và sự phát triển sẽ được đảm bảo

1.2 CÁC TIEU CHÍ DANH GIA PHÁT TRIEN ĐÔ THỊ BEN VUNG

1.2.1 Tiêu chí PTBV do Dự án Năng lực thế kỷ XXI của Việt Nam đề xuấtTrong thực tiễn quản lý kinh tế, đã có các tiêu chí khái quát như tổng sảnphẩm trong nước, GDP và các tiêu chí liên quan về kinh tế Tương tự, trong quản lý

xã hội đã có chỉ số phát triển con người HDI và các tiêu chí liên quan về giáo dục, ytế Các tiêu chí và chỉ thị này giúp đánh giá khái quát tình hình KT-XH vĩ mô mộtcách khách quan và có định lượng Do đó, LHQ và nhiều quốc gia trên thé giới đãxây dựng bộ tiêu chí PTBV của nước minh Ở Việt Nam, năm 1999, xuất phát từ hệ

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 17

Chuyên dé thực tập 10 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

tiêu chí PTBV của Hội đồng PTBV cho Việt Nam với 22 tiêu chí Trong đó có 4tiêu chí về kinh tế, 12 tiêu chí về xã hội và 6 tiêu chí về môi trường

Các tiêu chí về kinh tế:

- Tăng trưởng GDP/ đầu người

- Các công cụ và chính sách kinh tế trở thành động lực chủ yếu trong việc thực

hiện các mục tiêu PTBV và BVMT.

- Tăng trưởng của chi phí cho công tác BVMT theo % GDP

- Mức giải ngân hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Các tiêu chí về xã hội:

- Ty lệ tăng dân sé

- Tỷ lệ tăng dân số dưới mức sống nghèo khổ

- Tỷ lệ người lớn chưa biết chữa

- Tuổi thọ trung bình

- Thiệt hại về người và của do thiên tai

- Tăng cường thầm quyền va cách làm việc dan chủ của Quốc hội

- Cam kết và tham gia tích cực các hiệp định và diễn đàn quốc tế

- Hệ thống hành chính cởi mở và có năng lực hơn

- Các thé chế BVMT được thiết lập và hoạt động có hiệu quả và được cấp đủ

nguồn lực ở mọi cấp, mọi ngành

- Sự tồn tại và thực hiện thành công các cơ chế đảm bảo hòa nhập các yếu tố

KT - XH, MT thông qua các bước và các cấp của quá trình lập kế hoạch phát triển

- Tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn

- Tái chế và sử dụng lại rác thải

Các tiêu chí về môi trường:

- Tăng diện tích phủ xanh, mật độ và chất lượng rừng.

- Lượng nước mặt và nước ngầm kai thác hàng năm

- Quyền được sử dụng nước uống an toàn

- Xử lý nước thải.

- Ty lệ diện tích các khu bảo tồn so với tổng diện tích đất liền và biển

- Sản lượng ngư nghiệp được duy trị bền vững tối đa

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 18

Chuyên dé thực tập 11 GVHD: TS Nguyén Hitu Doan

1.2.2 Tiêu chi PTBV do Viện MT vs PTBV đề xuất

Việc thực hiện PTBV đòi hỏi phải có các tiêu chí PTBV Cac tiêu chi nay một

mặt có mục đích cụ thể hóa chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển; mặt khác là

căn cứ dé kiểm tra, đánh giá quá trình phát triển Dựa vào đường lối, chủ trươngphát triển của nước ta và kinh nghiệm quốc tế từ năm 2002, Viện Môi trường vàphát triển bền vững đã đề xuất hệ tiêu chí (TC) PTBV cấp quốc gia Hệ tiêu chí nàygồm 34 tiêu chí với: 4 tiêu chí về kinh tế; 12 tiêu chí về xã hội; 14 tiêu chí về môi

trường và 4 tiêu chí về đáp ứng của xã hội

Trên cơ sở hệ tiêu chí này, năm 2003, Viện Môi trường và Phát triển bền vữnglại đề xuất hệ tiêu chí phát triển bền vững ở cấp địa phương Đây là những kiến nghịbước đầu giúp nghiên cứu day đủ và toàn diện hơn dé đề xuất những hệ tiêu chí sát

hợp với thực tế Việt Nam

Các tiêu chí về kinh tế

- GDP / người.

- Tốc độ tăng/ giảm GDP/ người

- Cơ cầu GDP theo nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

- Nợ của quốc gia (địa phương) tính bằng tiền tệ và % GDP

Các tiêu chí về xã hội

- Tốc độ tăng dân sé

- Tiêu chí phát triển con người HDI

- Tỷ lệ hộ nghèo trong tông số dân

- Tỷ lệ lao động thiếu việc làm

- % dân di cư hàng năm.

- Số năm đi học trung bình của người lớn

- Số bác sĩ, y sĩ/ 10.000 dân

- % dân được sử dụng nước sạch.

- Số điện thoại/ 10.000 dân

Các chỉ tiêu về môi trường

- Diện tích nhà ở / người.

- Diện tích thổ cư/ người.

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 19

Chuyên dé thực tập 12 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

- Chất lượng MT không khí đô thị và KCN so với TCVN (tốt hơn, bằng hoặcxau hơn)

- Chất lượng MT nước sông, hồ tự nhiên so với TCVN (tốt hơn, bằng hoặc

- Phong trào BVMT, PTBV của các tổ chức xã hội (Có phong trào BVMT,

PTBV rộng, mạnh, duy trì thường xuyên, có kết quả thiết thực.

1.2.3 Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững đô thị giai đoạn

2013 - 2020

Ngày 11-11-2013, Thủ tướng Chính phủ nước ta đã kí Quyết định Ttg về việc ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát trién bền vững địa phươnggiai đoạn 2013-2020, từ đó có thé xác định được các chỉ tiêu giám sát đô thị pháttriển bền vững theo quan điểm của Nhà nước Việt Nam bao gồm:

2157/QD-s* Chỉ tiêu tong hợp

- Chỉ số phát triển con người (HDI)

s* Các chỉ tiêu về kinh tế

- Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn

- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR)

- Năng suất lao động xã hội

- Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn

- Diện tích đất lúa được bảo vệ và duy trì (theo Nghị quyết của CP)

- Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tô tông hợp (TEP) vào tốc độ tăng

trưởng chung

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 20

Chuyên dé thực tập 13 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

- Mức giảm tiêu hao năng lượng dé sản xuất ra một don vị tong sản phẩm trên

địa bàn

s* Các chỉ tiêu về xã hội

- Ty lệ hộ nghèo

- Tỷ lệ thất nghiệp

- Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo

- Hệ số bat bình dang trong phân phối thu nhập (Hệ số Gini)

- Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh

- Tỷ lệ người dân đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

- Tỷ lệ chi ngân sách địa phương cho hoạt động văn hóa, thé thao

- Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới

- Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuôi

- Số người chết do tai nạn giao thông

- Tỷ lệ học sinh đi học phô thông đúng độ tuôis* Các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường

- Ty lệ dân số được sử dụng nước sạch

- Tỷ lệ diện tích đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học

- Diện tích đất bị thoái hóa

- Tỷ lệ các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm côngnghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng

- Ty lệ chat thai ran thu gom, đã xử lý

- Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại

- Tỷ lệ các dự án khai thác khoáng sản được phục hồi về môi trường

- Số dự án xây dựng theo cơ chế phát triển sạch-CDM

1.2.4 Đề xuất các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững đô thị quận

Hoàng Mai

Dựa trên Tiêu chí PTBV do Dự án Năng lực thế kỷ XXI của Việt Nam đềxuất, Tiêu chí PTBV do Viện MT vs PTBV đề xuất, Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giáphát triển bền vững đô thị giai đoạn 2013 — 2020 và các điều kiện về tự nhiên, kinh

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 21

Chuyên dé thực tập 14 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

tế, xã hội, môi trường quận Hoàng Mai, tôi đưa ra đề xuất các tiêu chí đánh giá pháttriển bền vững đô thị quận Hoàng Mai như sau:

Các chỉ tiêu về kinh tế

- GDP / người.

- Tốc độ tăng GDP/ người

- Cơ cấu kinh tế và chuyền dich cơ cau kinh tế

- Thu chi ngân sách của địa phương

Các chỉ tiêu về xã hội

- Tổng dân số

- Tốc độ tăng dân số tự nhiên

- Biến động dân số cơ học

- Hệ số bat bình đăng trong phân phối thu nhập, khoảng cách giàu nghèo

- Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh

- Tỷ lệ chi ngân sách địa phương cho hoạt động văn hóa, thé thao, y tế,

giáo dục

- Vấn dé an ninh trật tự xã hội trên địa bàn

Các chỉ tiêu về môi trường

- Chất lượng MT không khí đô thị

- Chất lượng MT nước sông, hồ tự nhiên

- Tỷ lệ rác thải ran được thu gom va xử lý

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 22

Chuyên dé thực tập 15 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

CHƯƠNG II - THUC TRẠNG KINH TE, XÃ HOI QUAN HOANG MAI

2.1 THUC TRANG KINH TEHơn mười năm kế từ khi thành lập, quận luôn giữ được tốc độ tăng trưởngGDP ồn định, có thời điểm đạt mức tăng trưởng cao từ 16 đến 18%, cơ cấu kinh tế

từng bước chuyên dịch đúng hướng Tăng dần tỷ trọng thương mại — dịch vụ vàgiảm dan tỷ trọng công nghiệp, nông nghiệp Trên địa bàn quận có hơn 5.700 doanhnghiệp hoạt động, trong đó số doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch vụ chiếm

75%, giải quyết việc làm cho hơn 98.600 lao động địa phương và tạo ra không khí

kinh tế thị trường sôi động

Mặc dù còn chịu tác động chung của suy thoái kinh tế, song tổng giá trị sản

xuất do quận Hoàng Mai quản lý Hoang Mai năm 2014 dat 5.890 tỷ đồng tăng 16%

so với năm 2013; thu ngân sách ước 1.892,6 tỷ đồng, vượt 31,1% so kế hoạch, tăng

10,7% so năm 2013 Cơ cau kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, trong

đó, những ngành mũi nhọn như Thương mại - dich vụ đạt giá trị 2.632 tỷ đồng, tăng 20,2% so với năm 2013 Ngành công nghiệp ước đạt 3.015 tỷ đồng, tăng 13,6% so

với năm 2013 Đặc biệt, thực hiện Quy hoạch phát triển nông nghiệp vùng bãi sôngHồng, ngành Nông nghiệp của quận đã hoàn thành 100% kế hoạch chuyên đổi vùngtrồng rau an toàn, hoa cây cảnh, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa

chất lượng cao; giá tri trên 1 ha canh tác tăng cao, đạt bình quân 300 triệu đồng/ha,

vượt 36% so KH.

Năm 2015, quận phan đấu kinh tế tăng trưởng hơn 16%, giải quyết thêm 5.400việc lam; tiếp tục thực hiện chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọngthương mại — dịch vụ và giảm dan tỷ trọng công nghiệp, nông nghiệp

2.2 THUC TRẠNG XÃ HỘI Hoàng Mai là một quận ở phía Nam thành phó Hà Nội Có:

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 23

Chuyên dé thực tập 16 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

bước nâng cao chất lượng dân số Với nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của chươngtrình dân số - kê hoạch hóa gia đình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và

nâng cao chất lượng cuộc sống, toàn bộ hệ thống làm công tác dan số - kế hoạch

hóa gia đình đã đoàn kết phan đấu khắc phục mọi khó khăn, vận dụng những điều

kiện thuận lợi, xác định những nhiệm vụ và biện pháp thích hợp trong tình hình

mới, chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động Nhiều mô hình được duy trì và nhânrộng Đặc biệt, hàng năm, Ban chỉ đạo dân số - kế hoạch hóa gia đình quận đã chú ý

chi đạo tổ chức các buổi truyền thông kiến thức về sức khoẻ sinh sản/ HIV/ AIDSvào các trường phô thông cho các đối tượng là vị thành niên, thanh niên; phối hợp

các ban ngành, đoàn thé cơ sở tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức vàtrang bị kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho cácnhóm đối tượng là vị thành niên, thanh niên trên địa bàn quận, triển khai tốt cáchoạt động tuyên truyền lồng ghép cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Kết quả công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình quận Hoàng Mai năm 2014

đã có đạt được những thành tựu dang kể: tỷ suất sinh đạt 15,7%, tỷ lệ sinh con thứ 3trở lên là 1,86% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,2% (đạt mức sinh thay thé) Tỷ sốgiới tính khi sinh là 107nam/ 100 nữ Ty lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp

tránh thai hiện đại dat 80%.

Về đảm bảo an ninh, trật tự đô thị: thực hiện Chỉ thị 01 của UBND TP về

"Năm trật tự và văn minh đô thị năm - 2014", quận triển khai quyết liệt, xử lý nhiều

việc khó, tồn đọng Điển hình như giải toa 17 tụ điểm chợ cóc, chợ tạm gây mất mỹ

quan và an toàn giao thông trên địa bàn, đặc biệt giải tỏa họp chợ cầu Lủ (với gần

300 hộ kinh doanh), chợ tự phát doc đường 2,5 Đồng thời, kiểm tra xử lý hangngàn trường hợp vi phạm sử dụng lòng đường, chiếm dụng vỉa hè hoạt động kinh

doanh trai phép, pha dỡ trên 3.500 bục bệ các loại và trên 2.500 nghìn mai che, mai

vây, gan 300 lều lan gây mat an toàn giao thông: thu giữ gần 3400 biển hiệu, biển

quảng cáo trái phép; bóc xóa trên 4.000 quảng cáo rao vặt sai quy định; xử lý 451

trường hop bán hang rong trên hè phố; xử lý trên 1.100 trường hợp dé xe sai quyđịnh, gần 8.000 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị với tổng số tiền xử phạt trên

6 tỷ Các điểm, nút giao thông tiềm ân yếu tố phức tạp được lập lại trật tự

Trong năm 2014, các lĩnh vực văn hóa, xã hội quận cũng đều hoàn thành vàvượt kế hoạch và có nhiều thành tích nổi trội, tỷ lệ giáo viên giỏi, học sinh giỏi đềutăng hơn năm 2013, trong đó có 1 học giỏi quốc tế, 30 HS giỏi cấp quốc gia; an

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 24

Chuyên dé thực tập 17 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

ninh, quốc phòng bảo đảm, đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân đuợc

nâng lên.

2.3 THUC TRANG MOI TRUONG

Những năm gan đây, quá trình đô thị hóa trên địa ban quận Hoang Mai diễn ratương đối nhanh đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đô thị Tài nguyênđất bị khai thác triệt dé, đất dành cho nông nghiệp, đất dành cho cây xanh ngày càng

bị thu hẹp Môi trường nước, không khí bi ô nhiễm nặng nề Lượng chat thải ranngày càng gia tăng nhưng tỉ lệ thu gom, xử lý còn thấp Điều đó khiến cho môi

trường đô thị bị phá hủy nghiêm trọng.

Hoàng Mai hiện có bốn con sông chảy qua là sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét

và sông Kim Ngưu Mức độ ô nhiễm của các con sông này ngày càng tram trọng, vàđang dần trở thành các “dòng sông chết” Tình trạng ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễmchất hữu cơ, vi sinh và một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng Vào mùa

khô, mức độ ô nhiễm càng trở lên trầm trọng Kết quả các đợt quan trắc gần đây chothấy lượng ô xy hòa tan (DO) trong nước đạt rất thấp, lượng ôxy hóa học trongnước vượt 7- 8 lần; ôxy sinh học vượt 7 lần, lượng khuẩn coliform trong nước cũng

cao hơn tiêu chuan cho phép nhiều lần

Quận Hoàng Mai cũng đang phải chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng từ không khí.Lượng bụi lơ lửng trong không khí tại các tuyến giao thông chính vượt gấp nhiềulần tiều chuẩn cho phép Ví dụ như: gấp 11 lần tại đường Nguyễn Xién, gấp 7 lầntại đường Giải Phóng, Ngọc Hồi Bên cạnh đó, nồng độ SO2 và NO» đều xấp xỉ tiêu

và có dấu hiệu vượt tiêu chuẩn cho phép Sự ô nhiễm không khí trên của Hoàng Mai

từ 3 nguồn chính: nguồn thải công nghiệp với 2 khu công nghiệp chính và nhiều hộsản xuất tư nhân nằm xen kẽ trong nội ngoại thành; nguồn thải giao thông với ô tô

và xe máy không đảm bảo các tiêu chuẩn xả khí thải còn hoạt động là khá lớn, cùng

với hiện trạng tắc nghẽn giao thông phổ biến gây ô nhiễm không khí cục bộ; và

nguồn thải sinh hoạt với việc sử dụng bếp than, bếp dầu, tình trạng nhà ở mái thấp,

chật chội dẫn đến ô nhiễm khí SO2, CO, NOx

Bên cạnh đó, ô nhiễm chất thải rắn quận Hoàng Mai ngày càng trở lên nghiêm

trọng đo lượng chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp quận Hoàng Mai ngày càng tăng

về số lượng, ngày càng chứa nhiều chất độc hại về tính chất Tuy nhiên, tỷ lệ thu

gom và xử ly chat thải ran còn ở mức thấp Chat thải ran thông thường (không chứathành phần nguy hại) được thu gom chi đạt từ 85 - 90% Những chat thải nguy hại

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 25

Chuyên dé thực tập 18 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

được thu gom mới đạt khoảng 60- 70 %, lượng chất thải nguy hại còn lại vẫn được

lưu giữ tại các cơ sở phát sinh.

Môi trường bị ô nhiễm tram trọng, đã anh hưởng rất lớn đến cuộc sống củangười dân quận Hoàng Mai Theo một kết quả khảo sát của Sở Y tế Hà Nội, quậnHoàng Mai có đến 91,4% hộ gia đình có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí,cao nhất khu vực nội thành Hà Nội Quận Hoàng Mai cũng đứng đầu bảng về tỷ lệ

hộ gia đình có người phải nằm viện hoặc nghỉ việc để điều trị bệnh do ô nhiễmkhông khí Tỷ lệ mắc bệnh về da liễu và mắt, quận Hoàng Mãi cũng đứng thứ hai

chỉ đứng sau quận Đống Đa

2.4 NHUNG BIEU HIỆN THIẾU BEN VUNG TRONG PHÁT TRIEN

DO THI QUAN HOANG MAI

2.4.1 Thể chế, chính sách trong công tác quan lý đô thị còn nhiều bat cập,

gây ảnh hướng tiêu cực đến tính bền vững trong phát triển đô thị

2.4.1.1 Bộ máy quản lý đô thị cồng kénh, các đối tượng quan lý bị chiacắt, chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà làm giảm hiệu quả của công tác

quản lý đô thị

Việc tô chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận HoàngMai, cũng như các quận thuộc thành phố Hà Nội nói chung, hiện nay, còn nhiềuđiểm chưa hợp lý Bộ máy quản lý đô thị còn công kénh, các đối tượng quản lý bịchia cắt, chồng chéo, làm giảm hiệu quả của công tác quản lý đô thị, gây ảnh hưởngtiêu cực đến tính bền vững trong phát triển đô thị Các đối tượng bị chia cắt, chồngchéo như: đất đai - nhà ở; văn hóa - xã hội Trong quản lý đô thị thì các đối tượngđất đai - nhà ở, văn hóa - xã hội luôn gắn liền với nhau, nhưng trong cơ cấu tô chức

Ủy ban nhân dân Quận thì đất đai thuộc quyền quản lý của phòng Tài nguyên vàMôi trường, nhà ở đô thị lại thuộc quyền quản lý của phòng Quản lý đô thị, còn cácnội dụng trong lĩnh vực văn hóa - xã hội lại có quá nhiều phòng tham gia quản lýnhư: phòng Giáo dục và đào tạo; phòng Y tế; phòng Văn hóa và thông tin Điều đógây khó khăn cho cán bộ quản lý đô thị trong việc quản lý các đối tượng này

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực còn rất rườm rà, phứctạp Đặc biệt là thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng Hiện nhà đầu tưphải thực hiện 18 thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư Mặc dù quận Hoàng Mai

đã thực hiện cơ chế “một cửa” nhưng vẫn còn nhiều lỗ hồng Vi dụ như quy hoạch

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 26

Chuyên dé thực tập 19 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

đất 1/500, nhiều nhà đầu tư chạy ngược xuôi dé có bản quy hoạch, trong khi Nhanước phải có trách nhiệm cung cấp cho nhà đầu tư Mặt khác, hiện có nhiều bộ luậtliên quan đến dau tư, nhưng chúng ta chưa có quy trình cụ thé từ khâu chuẩn bi dự

án đến triển khai dự án Dé triển khai một dự án phải qua 5 Luật, 10 Nghị định, 9Thông tư và nhiều văn bản Trong khi đó việc cải cách hiện mới tập trung từng lĩnhvực riêng lẻ mà chưa xem xét tổng thé Thời gian hoàn thành một số thủ tục còn dải,

có thủ tục lên tới 5 thang, có xu hướng xuất hiện thủ tục hành chính con

2.4.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý đô thị ở một số lĩnh vực còn thiếu về sốlượng, yếu về chuyên môn và vẫn còn tồn tại hiện tượng quan niêu,

tham nhũng

Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý đô thị trong công

cuộc cải cách hành chính, thời gian qua, quận Hoàng Mai đã đặc biệt chú trọng việc

nâng cao chất và lượng đội ngũ cán bộ, công chức Đến nay, sau khi triển khainhiều giải pháp cụ thể, quận đã có được đội ngũ cán bộ, công chức khá đồng đều,đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và tiến tới chuẩn hóa

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa đạt tiêu chuẩn về chuyên môn,còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hànhchính, kỹ năng thực thi công vụ, công tác quản lý, điều hành Một số ngành mũinhọn còn thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu như: lĩnh vực y tế, giáo dục - đảo

tạo, quản lý kinh tế, tài nguyên và môi trường Trong khi đó, đội ngũ cán bộ quản lý

trẻ có kiến thức, có trình độ chuyên môn cao, nhưng lại thiếu kinh nghiệm lãnh đạo,quản lý nên không thé nắm giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyên

Mặt khác, vẫn còn biểu hiện quan liêu, xa dân, tham nhũng; suy thoái về tưtưởng chính trị đạo đức, lỗi sông trong một bộ phận cán bộ, đảng viên Do vậy,niềm tin của nhân dân vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, vaNhà nước chưa được cải thiện; tính thuyết phục, sức lôi cuốn của việc học tập valàm theo tam gương đạo đức Hồ Chí Minh có phần suy giảm

2.4.1.3 Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị chưa mang lại

hiệu quả cao

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đóng vai trò rất quan trọng trong

việc phát triển kinh tế - xã hôi của đô thị, nó có vai trò quyết định đến tính bền vữngtrong phát triển đô thi Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quy hoạch và quản

lý quy hoạch của quận Hoàng Mai còn bộc lộ khá nhiều điểm bat cập như:

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 27

Chuyên dé thực tập 20 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

- Một số đồ án quy hoạch xây dựng chất lượng còn thấp, thiếu tính chiến lược

lâu dài, chưa thực sự đóng vai trò đi trước một bước.

- Tiến độ thực hiện quy hoạch còn chậm, một số dự án triển khai việc đền bùgiải phóng mặt băng còn khó khăn Một số đồ án do nghiên cứu, khảo sát chưa kỹnên quy hoạch phải điều chỉnh đã gây lãng phí tốn kém Việc công khai dân chủquy hoạch xây dựng còn hạn chế do vậy khi triển khai thực hiện quy hoạch còn một

SỐ ý kiến thắc mắc Tình trạng một số tổ chức, cá nhân làm lấn, làm trái như: bê

tông hóa lấn at cây xanh, mặt nước ao hồ, khi xây dựng không chấp hành quy định,thực không theo giấy phép xây dung, tự coi nới lan chiếm vi phạm quy hoạch danđến phá vỡ kiến trúc cảnh quan đô thị, xử lý chưa kịp thời, thiếu kiên quyết; vấn đề

môi trường, hệ thống thoát nước, quy hoạch các chợ, quy hoạch nhà văn hóa vẫnđang là bức xúc ở một số khu dân cư

- Việc quản lý thực hiện quy hoạch chỉ tiết xây dựng một số dự án chưa đượcthống nhất dẫn đến các nhà thầu thực hiện xây dựng kết cau hạ tang còn tùy tiện,thiếu đồng bộ gây lãng phí tốn kém, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và mỹquan đô thị nhưng chậm có biện pháp khắc phục

Điển hình là công tác quy hoạch va quản lý quy hoạch xây dựng khu đô thị

Đại Kim Là khu đô thị mới nhưng quy hoạch khu Dai Kim lại không tính tới các

yếu tổ như môi trường, mặt nước, không gian xanh; việc quản lý thực hiện quy

hoạch không được quan tâm thích đáng; tiến độ thực hiện quy hoạch còn chậm,không đồng bộ Điều đó hình thành nên một khu đô thị với kiến trúc lộn xộn, quyhoạch thực tế sai khác nhiều so với quy hoạch chi tiết, nhiều mảnh đất còn đang xâydựng dang dở, thiếu không gian xanh, mặt nước dẫn đến chất lượng môi trường

không khí bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

2.4.2 Những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững kinh tế đô thị

2.4.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm do thể chế, chính sách vềkinh tế còn nhiều điểm chưa họp lý

Có thé nhận thấy, môi trường thé chế kinh tế hiện nay của Việt Nam đã được

từng bước hoàn thiện trên ba phương diện cơ bản: hoàn thiện hệ thống luật pháp,

nhất là luật pháp về kinh tế, hoàn thiện thê chế kinh tế thị trường và cải cách hànhchính Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý tạo ra rào cản cho phát triểnkinh tế như:

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 28

Chuyên dé thực tập 21 GVHD: TS Nguyén Hitu Doan

- Hệ thong pháp luật kinh tế còn thiếu toàn diện, chưa đồng bộ

Nhiều luật chưa đầy đủ nội dung cần thiết, chưa có khả năng bao quát tình

huống pháp luật có liên quan nên cần rất nhiều văn bản hướng dẫn của cơ quanhành pháp dưới dạng thông tư, nghị định mới có thé áp dụng Ví dụ như: Luậtdoanh nghiệp — một văn bản luật được coi là có nhiều quy định mang tính đột pha

về đảm bảo các nguyên tắc của thể chế kinh tế thị trường - sau khi được thông qua

đã phải chờ một hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký kinh doanh, về

chuyên đổi công ty nhà nước, về chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, về van dé chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phan,công ty TNHH Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng chệch

hướng trong thực thi quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, các văn bản do Chính phủ và các bộ, nganh, địa phương ban

hành hiện còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong hệ thống các văn bản quy phạm phápluật Việc tồn tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật do nhiều cơ quan khác nhau

ban hành về cùng một vấn đề tại các thời điểm khác nhau đã gây nên tình trạngchồng chéo, có khi còn mâu thuẫn về nội dung áp dụng

Một số văn bản pháp luật quan trọng đã ban hành song hiệu lực thực thi chưacao Chăng hạn như luật Phá sản mặc dù đã được Quốc hội phê chuẩn dé ban hành

từ năm 1993 và được sửa đồi, bổ sung năm 2004 nhưng vẫn chưa có đầy đủ các văn

bản hướng dẫn thi hành nên nhiều vụ việc phá sản chưa có cơ sở pháp lý đồng bộ để

thực hiện, Luật Cạnh tranh được ban hành từ năm 2004 song hiệu lực thực thi vẫn

chưa thé nhìn rõ, và còn có nhiều văn bản pháp luật bé trợ cho các vấn đề cạnhtranh, độc quyền, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ người tiêu dùng cóhiệu lực thực thi thấp

- Thế chế kinh tế thị trường còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là đối với thịtrường công nghệ, thị trường tài chính, bất động sản

Mặc dù Việt Nam đã quan tâm xây dựng các thé chế khoa học và công nghệnhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực và trình độ công nghệ song những

thê chế đó chưa đầy đủ hoặc chưa đủ mạnh nên tác động đem lại còn rất hạn chế

Thé chế vận hành của thị trường tài chính cũng còn chưa theo kịp những đòi hỏi củađời sống kinh tế, xã hội; thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ và thịtrường vốn nói riêng còn ở trình độ phát triển tương đối thấp; mối liên kết, tác độngqua lại giữa các thị trường trong hệ thống còn thiếu chặt chẽ, hệ thống ngân hàng

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 29

Chuyên dé thực tập 22 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

tiềm ân nhiều rủi ro, tính minh bạch thông tin chưa thường xuyên được đảm bảo.Liên quan đến thị trường bat động sản cũng còn nhiều van đề thé chế cần được xemxét, chăng hạn như các chính sách đất đai, quy hoạch, đầu tư, tài chính còn dàntrải, chưa khuyến khích việc kinh doanh bất động sản, thiếu tính hợp lý; việc xâydựng cơ sở pháp lý cần thiết để điều chỉnh sự vận hành của thị trường bất động sản

- một loại thị trường nhạy cảm và rat phức tap - còn chậm, gây cản trở đáng kế cho

sự phát triển của thị trường bất động sản ở Việt Nam

- Vẫn còn nhiều thủ tục hành chính không hợp lý, phức tạp, gây phiền hà

cho dân và cho doanh nghiệp

Mặc dù trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước quận

Hoàng Mai đã tiến hành đây mạnh cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnhvực, nhưng thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn khá phức tạp, gâyphiền hà cho người dân và doanh nghiệp Đặc biệt là thủ tục hành chính liên quanđến đầu tư, xây dựng Hiện nhà dau tư phải thực hiện 18 thủ tục hành chính liênquan đến đầu tu, có những thủ tục kéo dài lên đến 5 tháng, 1 năm

Bên cạnh đó, năng lực và phẩm chất của một bộ phận cán bộ công chức quản

lý nhà nước về kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh

tế mở cửa, hội nhập Một số cán bộ công chức thiếu kiến thức và kỹ năng quản lýmới, thiếu tính nhạy bén thị trường, trách nhiệm thực thi công vụ chưa cao

Dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu còn đậm nét trong điều hành và tổ chứccông việc của các cơ quan, thé hiện ở số lượng giấy tờ hành chính gia tăng, thâmquyên và trách nhiệm giải quyết công việc của từng cán bộ, công chức chưa rõ ràng,đặc biệt khâu phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình giải

quyêt công việc còn yêu.

2.4.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế có nguy cơ suy giảm trong tương lai do

chất lượng tăng trưởng ở trình độ thấp

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng quận Hoàng Mai luôn đạt mứckhá cao, 16,1% trong năm 2013 và 16% trong năm 2014 Tuy nhiên, tốc độ tăngtrưởng có nguy cơ suy giảm trong tương lai do chất lượng tăng trưởng thấp

Mô hình tăng trưởng kinh tế của quận Hoàng Mai thời gian qua vẫn chủ yêu

là theo chiều rộng, và tinh hợp lý trong sử dụng các yếu tổ tăng trưởng theo chiềurộng cũng chưa cao Do đó, trong tương lai, khi các nguồn lực kinh tế đã đều đượckhai thác hết thì tốc độ tăng trưởng kinh tế quận Hoàng Mai sẽ có nguy cơ bị suy

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Trang 30

Chuyên dé thực tập 23 GVHD: TS Nguyễn Hữu Đoàn

giảm Dé duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai thi năng suất lao độngquận Hoàng Mai phải tăng lên 1,5 lần Điều đó đặt ra rất nhiều thách thức cho quậnHoàng Mai trong việc phát triển kinh tế một cách bền vững

2.4.2.3 Cơ cấu kinh tế chuyến dịch chậm chap thé hiện trình độ pháttriển thấp của nền kinh tế

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế quận Hoàng Mai đã có sự chuyên dịchđúng hướng, nhưng chưa nhanh Cụ thể trong năm 2013, tỉ trọng thương mại và

dịch vụ là 43,13%, tăng 1,13% so với năm 2012 Năm 2014 tỉ trọng thương mai

dịch vụ là 44,69% tăng 1,56% so với năm 2013 Bên cạnh đó, tỉ trọng nông nghiệp giảm 0,58 % (năm 2013) và 0,51% (năm 2014), công nghiệp giảm 0.55% (năm

2013) và 1,05% (năm 2014) Qua đó ta thấy, cơ cấu kinh tế quận Hoàng Maichuyên dịch theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp, nông nghiệp và tăng tỷ trọngthương mại - dịch vụ Tuy nhiên, sự chuyền dịch này còn diễn ra khá chậm chạp.Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Diện tích đất nông nghiệp hầu như đã đều được chuyên đổi mục đích sửdung, tỉ trọng nông nghiệp và thủy sản là khá thấp chỉ hơn 4% nên khó có thé giảm

tỉ trọng nông nghiệp hơn nữa Vì vậy cơ cấu kinh tế quận Hoàng Mai cần trú trọngchuyên dịch theo hướng giảm tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, tăng ti trọng thương

mại - dịch vụ.

- Năng suất lao động thấp: năng suất lao động thấp là nguyên nhân chính dẫnđến cơ cấu kinh tế quận Hoàng Mai chuyền dịch một cách chậm chap So với cácnước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của ViệtNam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ băng một phần năm Malaysia và hai phần nămThái Lan Năng suất lao động thấp ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bé các nguồn lựccủa nền kinh tế, cụ thé là: phải tăng nguồn lực cho phát triển công nghiệp - xâydựng Qua đó hạn chế sự phát triển của thương mại - dịch vụ

Dưới đây là 2 bang thống kê tông giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, ti trọng

và mức tăng giảm tỉ trọng các ngành kinh tế quận Hoàng Mai giai đoạn 2012-2014

SVTH: Nguyễn Bá Cường Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 53

Ngày đăng: 18/10/2024, 01:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w