1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Phát triển thị trường dịch vụ logistics quốc tế của công ty TNHH quốc tế DELTA

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Thị Trường Dịch Vụ Logistics Quốc Tế Của Công Ty TNHH Quốc Tế Delta
Tác giả Lê Ngân Hà
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Bích Ngọc
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 21,76 MB

Nội dung

Vậy phát triển thị trường theo chiều rộng theo em là việc doanh nghiệp tăng thị phần ở thị trường hiện tại, chính là tại thị trường cũ, tìm kiếm khách hàng mới dé tăng khả năng tiêu thụ

Trang 1

3.39000 HAIYOG HNDI TL NYOI

¿10£-ti0t

CHƯƠNG TRÌNH CHAT LƯỢNG CAO

Sa ah x ee

Chat lượn

_.

CHUYEN DE THUC TẬP

CHUYEN NGANH: QUAN TRI KINH DOANH QUỐC TE

PHAT TRIEN THỊ TRUONG DỊCH VU LOGISTIC QUỐC TE CUA CONG TY TNHH QUỐC TE DELTA

LE NGAN HA

HÀ NỘI - 2017

:

sồi: rˆ

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

CHUONG TRÌNH CHAT LUQNG CAO

CHUYEN DE THUC TAP

CHUYEN NGANH: QUAN TRI KINH DOANH QUOC TE

DE TAI:

QUOC TE CUA CONG TY TNHH QUOC TE DELTA

DAIHOCK.T.QD_ | 55-22

TT THONG TIN THƯVIỆN || ⁄

PHÒNG LUẬN ÁN - TU LIEU | (hit #2? can

Sinh vién : Lê Ngân Hà

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế

Lớp : Kinh doanh quốc tế

Mã sinh viên : 11131012

Giáo viên hướng dan: ThS Nguyễn Bích Ngọc (A)

Hà Nội- 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,

kết quả trong chuyên đề thực tập này là đo tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối

không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào

Hà Nội ngày tháng 05 năm 2017

LÊ NGÂN HÀ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trải qua 4 năm học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, được sự chỉ bảo

và giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô lớp Kinh doanh quốc tế Chất lượng cao k55 đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt

thời gian học ở trường Và trong thời gian thực tập tại công ty TNHH quốc tế Delta em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế ở

công ty, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm tại công ty Cùng với sự nỗlực của bản thân, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình

Từ những kết quả đạt được này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là cô Nguyễn Bích Ngọc đã tận tìnhhướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này cùng với Công ty TNHHquốc tế Delta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập

Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 05 năm 2017

LÊ NGÂN HÀ

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

LÙI MÔ ĐẤU se iiieeeeeeeieerriorseesmisulkinolasii0a3113EsoaniZ4fO- 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG DỊCH VU

LOGISTIC QUOC TE CUA DOANH NGHIỆP 2t £S£SE£SE£Ee£EeEE££xczxzxz 41.1 Co sở lý luận về thị trường dich vu logistic quốc tế của doanh

142101 8A 4

1.1.1 Khái niệm về dịch vu logistic quốc tế của doanh nghiệp 4

1.1.2 Khái niệm về thị trường dich vu logistic quốc tế mm

1.1.3 Đặc điểm của thị trường dich vu logistic quéc tẾ EyYYSÊN4SE890513851255 96050, 51.2 Cơ sở lý luận về phát triển thị trường dịch vu logistic quốc tế của

Gosh NBME, <asncncamcacnminimn men ema 9

1.2.1 Khái niệm về phát triển thị trường dich vu logistic quốc tế của doanh

THÍ | et a ee eae an 9

1.2.2 Tam quan trọng của việc phát triển thị trường dich vu logistic quốc tế

đối với doanh nghiỆp 2-2 2£ ©2£+©+£©+££E+£EEEvExetEEerxerrxerrerrrerrxee 10

1.3 Nội dung phát triển thị trường dich vu logistic quốc tế tại doanh

TỦ ch ch TT ch rie eens co on earns 12

1.3.1 Phát triển thị trường theo chiều rộng 2-2 2 s£©+sz+xe+zxcrszee 121.3.2 Phát triển thị trường theo chiều sâu 2-2-2 22 s£sz+xe+xzecszee 121.4 Biện pháp phát triển thị trường dịch vu logistic quốc tế của doanh

ng hÌỆTDD 5-5-5 << HH HH 0 00000008 00 12

1.4.1 Các biện pháp phát triển thị trường theo chiều rộng . - 121.4.2 Các biện pháp phát triển thị trường theo chiều sâu - 141.5 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả công tác phát triển thị trường dich

vụ logistic quốc tế tại doanh nghiệp -2- 2-5 s<sssec<esscs<e 15

1.6 Cac nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường dịch vu logistic

quốc tế tại doanh nghiệp . -2- 2222 s£sseSs£©xsessezseesserssers 17

Trang 7

x Thue trang phat triển thị trường dich vu logistic quốc tế tại Công

pas

3.4

1 6.1 ie thee darth Nhe scan cncecscereesnrcncarsmarane enmnancsxemmetmnaaris 17

1-62 Bến ngoài döanh nghẲiỆP -:2 22 22.222222202.202222-22231.-028202 02-2 19

CHƯƠNG 2: THUC TRANG PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ

LOGISTIC QUOC TE TẠI CÔNG TY TNHH QUOC TE DELTA

TRONG GIAI DOAN 20013-2/016 - - «se ss+ssevserzserseerserseerseorsee

2.1 Tống quan về Công ty TNHH quốc tế Delta - «se 2.1.1 Sơ lược về Công ty TNHH quốc tế Delta . 2- 5 ©5+©5++2+zz++>z+

2.1.2 Lich sử hình thành và phát triỀn -. 2- 2 5+©+©+++txzxxerxrrxrrrrree

2.1.3 (0/04

2.1.4 Cơ cầu bộ máy tổ chức -2- 2-2 ++©+++E+££+++Ext£Exerrxerrrerxrrrerrrrrreree

tư THEN 6o 18 De oamarioerariemere meee

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic quốc tế tại Công ty

TNHH quốc tế Delta giai đoạn 2013-20 16 -::::++zccccccvvcre 29

2.2.2 Nội dung phát triển dịch vụ logistics quốc tế tại Công ty TNHH quốc tế

Delia giai đoạn 2015-20] các bien sinh smeasanansaxaeonimeamesnesacsenamnmncman 33

2.2.3 Biện pháp phát triển thị trường dịch vụ logistic quốc tế tại Công ty

TNHH quốc tế Delta giai đoạn 2013-20 16 2 5+©5++c++sc++>x+2 35

2.2.4 Đánh giá công tác phát triển thị trường dịch vụ logistics quốc tế tại

Công ty TNHH quốc tế Delta giai đoạn 2012-20 16 - - - 38

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN DICH VU LOGISTIC QUOC TE é

TẠI CÔNG TYTN DELTA DEN NAM 2020 "` mg 46

3.1 Cơ hội và thách thức trong phát triên dịch vụ logistic quôc tê tại

Công ty TNHH Delta đến năm 2020 - 2-2 2s sseessesseee 46

chen 46

3.1.2 Thach thure 1 47

349 Giải pháp phát triển dịch vụ logistic quốc tế tai Công ty TNHH /“

Delta đến năm 2(02(0 - 2< «s+s£€+seereeerxeerrxeeretrerrsersxee 50

3.2.1 Giải pháp đối với Công ty TNHH quốc tế Delta -. -: 50

3.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước và các tổ chức liên quan ‹ - 53

‘4

KT LUẬN cu ekeesee=seeeennteniisgRabooilgiifE1045/0T00NG14110070/00800250X33807063810.ti008g 55

Trang 8

DANH MỤC CHU VIET TAT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Dong Nam A

DWT Don vi do năng lực vận tai an toàn của tàu tính bằng tan GPS Hệ thống định vị toàn cầu

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

EDI Trao đổi dữ liệu điện tử

RFID Công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TW Trung ương

TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Binh Dương

WTO Tổ chức thương mại thế giới

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

VIFFAS Hiệp hội giao nhận van tải Việt nam

FIATA Hiệp hội giao nhận quốc tế

M&A Sáp nhập và mua lại

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

BANG

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty c.ceeseeseessecsesssessesseesesneeneeneenees 30

Bang 2.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh dich vụ logistic giai đoạn

Bang 2.3: Thống Kế thi trường giai đoạn 20/11352016 39Bảng 2.4: Tốc độ tangidoanh thu 0H€T HOẠẶNG CC 40

HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty -. ¿2-2 2£ s+Sz++£+x£+EeExzxerxerxzrxrrerreee 27Hình 2.2: Cơ cấu doanh thu theo khu vực địa lí - l1 7001912 2-12020-1171 2.45 32Hình 2.3: Cơ cấu thị trường sử dụng dịch vụ logistic của Công ty Delta giai

đoạn 2013-2016 theo sản phẩm, dịch vụ 2-2-5 -525e55+ 33

Trang 10

LƠI MƠ ĐAU

1 Lí do lựa chọn đề tài

Hoạt động ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển

nền kinh tế quốc dân Nó không chỉ là cầu nối giao thương giữa các doanh

nghiệp mà còn là cầu nối giữa các quốc gia để thúc đây nền kinh tế phát triển Việc trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia càng nhiều, nền kinh tế càng phát triển Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), các doanh nghiệp được khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để phát

triển, từ đây thị trường hàng hóa và dịch vụ được mở rộng, cùng với đó là sự gia

tăng trong các hoạt động xuất nhập khẩu đầu tư, nhu.cầu về mạng lưới phân phối

đa quốc gia ngày càng trở nên cấp thiết Để đảm bảo cho quá trình xuất nhập

khâu diễn ra một cách hiệu quả ngành dịch vụ logistic ra đời nhằm đáp ứng nhu

cầu của người tiêu dùng

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, ngành dịch vụ logistic tích hợp nhiều

hoạt động đã trở thành một tiềm năng lớn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc

đây kinh tế Dịch vụ logistic được xem là một công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế Ngày nay, khi thị trường toàn cầu phát triển

với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang vàchậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương

tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp Logistics tạo ra

sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp Bên

cạnh đó, logistic giúp thúc đây thương mại và vận hành các hoạt động sản xuất

kinh doanh khác đúng tiến độ và đảm bảo về chất lượng Sự phát triển dịch vụ

logistic mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng với chi phí tiết

kiệm, dịch vụ chất lượng

Công ty TNHH quốc tế Delta là một trong những công ty hàng đầu về dịch

vụ giao nhận vận tải và logistic tại Việt Nam Công ty Delta đã không ngừng lớn

mạnh và đạt được nhiều thành tựu trong 13 năm hoạt động Tuy nhiên trong thị

l

Trang 11

trường cạnh tranh gay gắt bởi sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh mới và

đặc biệt từ các công ty nước ngoài, công ty TNHH quốc tế Delta còn gặp không

ít những khó khăn thách thức trong việc phát triển dịch vụ logistic trên thị trường

quốc tế Xuất phát từ thực tiễn trên, em xin chọn đề tài "Phát triển thị trường

dịch vụ logistic quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta" làm đề tài viết

chuyên đề thực tập

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Chuyên đề phân tích thực trạng phát triển thị trường dịch vụ logistic tại

Công ty TNHH quốc tế Delta nhằm đề xuất giải pháp phát triển thị trường dịch

vụ logistic quốc tế của Công ty TNHH quốc tế Delta đến năm 2020.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về phát triển thị trường dịch vụ logistic

quốc tế của doanh nghiệp

- Phân tích thực trạng phát triển thị trường dịch vụ logistic quốc tế tại Công

ty TNHH quốc tế Delta giai đoạn 2013-2016, đưa ra đánh giá về công tác phát

triển thị trường của Công ty TNHH quốc tế Delta trong giai đoạn 2013-2016

- Đề xuất giải pháp phát triển thị trường dịch vụ logistic quốc tế tại công ty

TNHH quốc tế Delta đến 2020.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung: Phát triển thị trường dịch vụ logistic quốc tế của Công ty TNHH

quốc tế Delta

3.2 Pham vi nghiên cứu

+ Về không gian: chuyên đề nghiên cứu hoạt động phát triển thị trường dịch

vụ logistics của Công ty TNHH quốc tế Delta.

+ Về thời gian: chuyên đề nghiên cứu về phát triển thị trường dịch vụ

Trang 12

logistic quốc tế của Công ty TNHH quốc tế Delta giai đoạn 2013-2016 và đề xuất giải pháp phát triển thị trường dịch vụ logistic quốc tế tại công ty đến năm 2020.

4 Kết cầu chuyên đề

Kết cấu chuyên đề ngoài mở đầu kết luận, chuyên đề được chia làm 3

chương:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường dich vụ logistic quốc tế

của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ logistic quốc tế tại

Công ty TNHH quốc tế Delta giai đoạn 2013-2016

CHƯƠNG 3: Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ logistic quốc tế tại

Công ty TNHH quốc tế Delta đến năm 2020

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG

DỊCH VỤ LOGISTIC QUOC TE CUA DOANH NGHIỆP

1.1 Cơ sở lý luận về thị trường dịch vụ logistic quốc tế của doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm về dịch vu logistic quốc té của doanh nghiệp

Dưới góc độ doanh nghiệp, logistic được hiểu là hoạt động quản lý chuỗi

cung ứng hay quản lý hệ thống phân phối vật chất của doanh nghiệp Có rất

nhiều khái niệm khác nhau về logistic được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và

mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics.

Theo hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: "Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu qua, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyền và lưu

trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ

đên điêm tiêu thụ, nhăm mục đích thỏa mãn những yêu câu của khách hang"

Khái niệm về dịch vụ logistic, theo điều 233 Luật thương mại 2005 quy

định: “ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức

thực hiện một hoặc nhiễu công việc bao gom nhén hang, van chuyén, luu kho,

lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư van khách hang, đóng

gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dich vụ khác có liên quan đến

hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng dé hưởng thù lao"

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng dịch vụ logistics chính là sựphát triển sâu rộng của dịch vụ vận tải đa phương thức Toàn bộ hoạt động vận

tải có thể được thực hiện theo một hợp đồng vận tải đa phương thức do người tô

chức mọi dich vu logistics đảm nhiệm Logstics là sự phối hợp đồng bộ các hoạt

động là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải và là sự phát

triển khéo léo của dịch vụ vận tải đa phương thức

Trang 14

1.1.2 Khái niệm về thị trường dịch vụ logistic quốc té

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đôi hàng hóa - dịch

vụ, hay nói cách khác thị trường là một quá trình trong đó người bán và người

mua tác động qua lại với nhau để xác định lại giá cả và số lượng hàng hoá trao

đổi Cũng có thể hiểu thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch

vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả

cân thiệt của sản phâm, dịch vụ.

Trong kinh tê học, thị trường được hiéu rộng hon, là nơi có các quan hệ

mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô sô những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bât kê là ở địa điểm nào, thời gian nào.

Người ta phân loại thị trường dựa trên nhiều cách thức và góc độ khác

nhau Thị trường trong kinh tế học được chia làm 3 loại: thị trường hàng

hóa-dịch vu, thị trường lao động và thị trường tiền tệ.

Thị trường dịch vụ doanh nghiệp là thị trường bao gồm các cá nhân, tập thể

có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Là nơi có sự tham gia

của các khách hàng và doanh nghiệp, từ đó phản ánh tình hình cung cầu của

những loại dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu thị trường dịch vụ logistic quốc tế chính là thị trường về dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế Khi mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển, thương mại nội địa

ngày càng mở rộng nhu cầu dịch vụ logistics càng gia tăng, việc mở rộng thị

trường dịch vu logistic quốc tế là cần thiết.

1.1.3 Đặc điểm của thị trường dịch vụ logistic quốc té

Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn Phát triển thị trường dịch vụ logistic quốc tế một cách hiệu quả có vai trò hết sức quan trọng đối với

sự phát triển nền kinh tế thương mại và góp phần tăng năng lực cạnh tranh của

quôc gia.

Trang 15

Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của

quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công

nghiệp và thương mai mỗi quốc gia Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn

lợi khổng lồ cho nền kinh tế Những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch vụ

logistics toàn cầu có thể tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các

nước trên thế giới Ngược lại, đối với những nước không có khả năng kết nối

này, chỉ phí logistics sẽ rất cao và ngày càng gia tăng, khả năng mắt cơ hội cũng rất lớn, nhất là những nước nghèo nằm sâu trong đất liền, mà phần lớn là ở Châu

Phi Đối với những nước phát triển như Mỹ và Nhật logistics đóng góp khoảng

10% GDP Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể cao hơn 30%.

Ở Việt Nam, dịch vụ logistics chiếm khoảng từ 15-20% GDP Bên cạnh đó, sự

phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh

doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng Logistics phát

triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm được chỉ phí, nâng cao chất lượng sản phẩm

dich vụ.

Thứ nhất thị trường dịch vụ logistic là thị trường gồm nhà cung cấp và

khách hàng.

+ Nhà cung cấp dịch vụ logistics là các doanh nghiệp yêu cầu phải đáp ứng

đủ các điều kiện về phương tiện, công vụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và

đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ chuyên nghành.

+ Khách hàng là những người, nhóm người, doanh nghiệp tổ chức có hàng

hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận Khách hàng

có thể là doanh nghiệp hay không phải là doanh nghiệp, có thể là chủ sở hữu

hàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa.

Thứ hai, thị trường dịch vụ logistic có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng

do nhu cầu của khách hàng có nhiều sự khác biệt về văn hóa, xã hội, và các yếu

tố cá nhân như tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn hóa, Dựa vào đặc điểm

của từng loại khách hàng mà các công ty logistic có những cách làm việc khácnhau Người tiêu dùng Nhật Bản được cho là những khách hàng khó tính nhất

Trang 16

trên thế giới Họ đặt ra yêu cầu thời gian khắt khe cho các doanh nghiệp logistic,

hàng hóa có thể sẽ bị trả lại nếu công ty giao hàng chậm một phút hoặc thái độ

không tốt của người lái xe Điều này đòi hỏi các công ty dịch vụ logistic phải can

thận trong từng khâu, quan tâm chỉ tiết đến từng sản phẩm dịch vụ để làm hài

lòng khách hàng Do đó thị trường logistic có nhu cầu đa dạng, phức tạp Nhu

cầu và hành vi người tiêu dùng bị ảnh hưởng bới những yếu tố khách quan và

chủ quan như thu nhập, tình hình kinh tế, lạm phát, chính sách của chính phủ, lãisuất, tín dụng Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, người tiêu dùng có xu hướng

thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu tiêu dùng, dich vụ logistic phân phối hàng hóa cũng giảm theo Nhưng khi nền kinh tế phục hồi và phát triển, con người có mức

| sống và nhu cầu tiêu dùng tăng cao, dịch vục logistic cũng trở nên phát triển

nhanh chóng.

Thứ ba, giá cả dịch vu logistic tại Việt Nam tương đối rẻ so với một số

nước khác nhưng chất lượng dịch vụ chưa cao và chưa phát triển bền vững Hầu

hết các công ty, doanh nghiệp logistics của Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và

nhỏ, xuất phát từ các lĩnh vực truyền thống, dễ sinh lợi như giao nhận, vận tải và

kho bãi Các công ty logistic có quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế, thiếu tinh

chuyên nghiệp, song tính hợp tác và liên kết chưa cao nên làm cho khả năng cạnhtranh thấp, chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường Bên cạnh đó, ngành

logisctic Việt Nam cũng đang đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực logistics

được đào tạo bài bản và có trình độ quản lý Logistics Ngoài ra, các công ty

logistic còn yếu kém về kinh nghiệm và năng lực trong việc mở rộng hoạt động

logistic sang các mảng giá trị gia tăng và tích hợp trọn gói Hơn nữa, cơ sở hạ

tầng như hệ thống thông tin, vận tải và kho bãi còn yếu kém, cản trở sự phát triển

của các công ty Thêm vào đó, môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, sự khác

biệt về hệ thống luật pháp, thông quan hàng hoá và các thủ tục hành chính làm

cho các công ty trung gian thuê ngoài van còn ngần ngại, chưa thực sự tin tưởng

vào hoạt động thuê ngoài trọn gói dịch vu logistic.

Thứ tư, thị trường logistic là thị trường có tính rủi ro cao và có nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Các doanh nghiệp logistic có thể đối mặt với một

Trang 17

số rủi ro như rủi ro giá thành, rủi ro chất lượng và rủi ro vận chuyền, rủi ro pháp lý.

+ Rủi ro giá thành chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính: lạm phát và biến động.

Việc tăng giá đột ngột có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường logistic Để kiểm soát tình trạng này các công ty nên ký kết hợp đồng dài hạn, có thể giúp

giảm tác động của các đợt tăng giá trong tương lai Tuy nhiên, biện pháp này

cũng có mặt hạn chế là mát tính linh động Đặc biệt, khi giảm phát diễn ra và giá

thành đã cố định dài hạn, công ty cũng sẽ bị thiệt hại lớn

Nhân tố thứ hai liên quan đến rủi ro giá thành là biến động thị trường Tình

trạng này diễn ra khi thị trường thay đổi nhanh, đột ngột khó dự đoán Khi thị

trường biến động, trượt giá có thé diễn ra bat ngờ, đồng thời việc hoạch định kế hoạch cũng khó khăn hơn Thị trường hàng hóa dễ bị biến động nhất, dẫn đến

người mua trong thị trường này thường ký các hợp đồng bảo đảm trong đó giá sản phẩm có thé cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hiện tại nhưng về lâu về dài sẽ có

lợi cho người mua.

+ Rủi ro chất lượng có thể vì một nguyên nhân đơn giản (thùng đựng hàng

dính nước) nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng (bao bì đóng gói không sử dụng

được, dẫn đến đình trệ dây chuyền sản xuất).

+ Rủi ro vận chuyển là khi một quy trình vận chuyển không thực hiện được,

nhân viên logistic và mua hàng là người sẽ chịu trách nhiệm Ví dụ, khi banner

quảng cáo chưa được giao đúng hẹn, chiến dịch của công ty có thể bị ảnh hưởng

nghiêm trọng Rủi ro vận chuyền có thể tác động đến hoạt động kinh doanh theo

3 cách sau đây: không chuyển hang, chuyên hàng muộn hoặc chuyền hàng sớm.

+ Rủi ro pháp lý: khi nhà cung cấp vi phạm pháp luật, doanh nghiệp trong

chuỗi cung ứng có thé bị liên đới Vi thế, khi ký kết hợp đồng, các công ty cần bổ

sung các điều khoản giúp bảo vệ mình trước các rủi ro pháp lý từ bên cung ứng

Để công ty không bị ảnh hưởng bởi các rủi ro loại này, cần phải đào tạo bên cung ứng và đội ngũ thu mua của mình sao cho nhận thức đầy đủ về luật pháp, và phải

có thái độ kiên quyết, không dung tha trước các hành vi phạm pháp

Bên cạnh những mặt rủi ro, thị trường dịch vụ logistic còn đối mặt với

§

Trang 18

nhiều thách thức khi cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt giữa các công ty đốithủ trong nước và các công ty nước ngoài Hiện nay, các doanh nghiệp logisticnước ngoài chiếm tới 75% thị trường Do đó, khi quyết định xâm nhập thị trường các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kĩ về thị trường.

1.2 Cơ sở lý luận về phát triển thị trường dịch vu logistic quốc tế của doanh

và phát triển thị trường theo chiều sâu

Phát triển thị trường theo chiều rộng tức là doanh nghiệp mở rộng phạm

vi thị trường, tìm kiếm thêm những thị trường mới nhằm tăng khả năng tiêu thụ

sản phâm, dịch vụ nhăm tăng doanh sô và lợi nhuận.

Xét theo tiêu thức địa lý, phát triển thị trường theo chiều rộng được hiểu là

việc doanh nghiệp mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp tìm

cách khai thác những địa điểm mới và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên địa

bàn này.

Xét theo tiêu thức khách hàng phát triển thị trường theo chiều rộng được hiểu là doanh nghiệp khuyến khích nhiều nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới nhằm nâng

cao số lượng sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ.

Xét theo tiêu thức sản phẩm, phát triển thị trường theo chiều rộng có nghĩa

là doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu

khách hàng ở thị trường mới.

Vậy phát triển thị trường theo chiều rộng theo em là việc doanh nghiệp tăng

thị phần ở thị trường hiện tại, chính là tại thị trường cũ, tìm kiếm khách hàng mới

dé tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ Hoặc có thể mở rộng địa ban, là mở

Trang 19

rộng ra thêm thị trường mới, tìm kiêm khách hàng mới đê nâng cao sô lượng sảnphẩm, dịch vụ tiêu thụ.

Phát triển thị trường theo chiều sâu tức là doanh nghiệp phải tăng được

số lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trên thị trường hiện tại

Xét theo tiêu thức địa lí, phát triển thị trường theo chiều sâu đồng nghĩa với

việc doanh nghiệp phải tăng số lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trên địa bàn

hoạt động kinh doanh hiện tại Việc phát triển thị trường theo hướng này tập

trung giải quyết 2 vấn đề: một là chào bán, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của

doanh nghiệp đến những khách hàng tiềm năng Hai là chiếm lĩnh thị trường của

đối thủ cạnh tranh

Xét theo tiéu thức sản phẩm phát triển thị trường theo chiều sâu có nghĩa là

doanh nghiệp tăng cường tối đa việc tiêu thụ một sản phẩm; dịch vụ nhất định Doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng cách đưa ra một sản phẩm, dịch vụ mới bằng sự kết hợp của một số sản phẩm, dịch vụ khác

nhau, hoặc tặng kèm thêm một sản phẩm, dịch vụ Để hoàn thành công tác này

doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, xác định được lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ mà

doanh nghiệp lợi thế nhất đề đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Xét theo tiêu thức khách hàng, phát triển thị trường theo chiều sâu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tập trung để bán thêm sản phẩm, dịch vụ củamình cho một nhóm khách hàng của doanh nghiệp như là khách hàng trung thành

của doanh nghiệp.

Vậy phát triển thị trường theo chiều sâu theo em là việc đào sâu khai thác

thị trường hiện tại bằng việc gia tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ.

1.2.2 Tầm quan trọng của việc phát triển thị trường dịch vụ logistic quốc tế

đối với doanh nghiệp

Phát triển thị trường dịch vụ logistic có vai trò quan trọng trong sự tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp Thiết lập và mở rộng hệ thống dịch vụ phân phối với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và duy trì ưu thế cạnh tranh Phát triển thị trường dịch vụ logistic giúp doanh nghiệp khai thác được nguồn lực của doanh

10

Trang 20

nghiệp, đảm bảo sự thành công cho hoạt động kinh doanh và nâng cao sức

cạnh tranh.

+ Khai thác nguồn lực của doanh nghiệp: khi doanh số tăng lên một lượng đáng kể giúp cho doanh nghiệp quay vòng được vốn Khi phát triển thị

trường thì vòng quay của vốn sẽ nhanh, giúp gia tăng lợi nhuận và giảm chỉ

phí Để phát triển thị trường thành công thì có thể doanh nghiệp đã có một

chiến lược kinh doanh hiệu quả, chính sách marketing mới, sự sáng tạo của

nhân viên kinh doanh.

+ Đảm bảo sự thành công cho hoạt động kinh doanh: việc phát triển thị trường giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc cung cấp dịch vụ của mình cũng như tung ra các sản phẩm, dịch vụ mới Điều này giúp tăng cường sự

hiện diện và uy tín của công ty trên thị trường.

+ Nâng cao tính cạnh tranh: khi doanh nghiệp phát triển thị trường, số lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng càng nhiều tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn Thứ nhát là lợi thế cạnh tranh về nguồn lực tài chính, lợi nhuận cao và vòng

quanh vốn nhanh

- Trên thực tế khi phát triển thị trường phát triển ngày càng mở rộng thì tiềm lực của doanh nghiệp ngày càng lớn, sẽ có nhiều người biết đến doanh

nghiệp và vị thế của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, lợi nhuận mà doanh

nghiệp đạt được ngày càng lớn, thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng lớn

mạnh, tạo chỗ đứng vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường

-Về mặt xã hội doanh nghiệp mở rộng thị trường tức là mở rộng mối quan

hệ xã hội Khi doanh nghiệp cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ đồng

nghĩa với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó mang lại càng nhiều lợi ích cho

người tiêu dùng và xã hội.

Có thể sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mà cuộc sống người

dân được nâng cao, cải thiện Do vay, phát triển thị trường đóng vai trò quan

trọng cho cả doanh nghiệp và xã hội.

1]

Trang 21

LA

: l4 \ ' `

Trang 22

-1.3 Nội dung phát triển thị trường dịch vụ logistic quốc tế tại doanh nghiệp

1.3.1 Phát triển thị trường theo chiều rộng

Phát triển thị trường theo chiều rộng có nghĩa là doanh nghiệp cố gắng mởrộng thị trường tăng thị phần sản phẩm bằng các khách hàng mới Phương pháp

này được doanh nghiệp sử dụng trong trường hợp như :

- Thị trường hiện tại của doanh nghiệp đang bão hòa.

- Lĩnh vực ngành nghề chưa có nhiều cạnh tranh hoặc có cạnh tranh thấp.

- Rào cản lớn về chính trị, luật pháp đối với doanh nghiệp trên thị trường

hiện tại.

- Vẫn còn nhiều vùng địa lý, nhiều khách hàng chưa được tiếp cận với sản

phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp chưa có khả năng mở rộng thị trường

Dé thực hiện được điều này doanh nghiệp cần nhanh nhạy năm bắt nhu cầu

của khách hàng và hành vi mua hàng của họ.

1.3.2 Phát triển thị trường theo chiều sâu

Phát triển thị trường theo chiều sâu là phát triển thị trường hiện tại với

khách hàng hiện tại của doanh nghiệp Phát triển thị trường theo chiều sâu

thường được sử dụng khi:

- Thị trường hiện tại còn nhiều tiềm năng mà doanh nghiệp chưa khai thác hết

- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại là khá lớn

- Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường.

1.4 Biện pháp phát triển thị trường dịch vụ logistic quốc tế của doanh nghiệp

1.4.1 Các biện pháp phát triển thị trường theo chiều rộng

Mỗi doanh nghiệp đều có sẵn sản phẩm dịch vụ hiện tại của mình và luôn

mong muốn tìm những thị trường mới để tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ hiện

tại đó sao cho số lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ ra trên thị trường ngày càng

12

Trang 23

tăng lên Phát triển theo chiều rộng theo cách mở rộng qui mô thị trường có nghĩa là

mở rộng theo vùng địa lý và tăng thị phần có nghĩa là mở rộng đối tượng tiêu dùng

Phát triển thị trường theo cách mở rộng ranh giới thị trường theo khu vực

địa lý hành chính (thị trường mới- khách hàng mới) Đối với các doanh nghiệp

nhỏ, việc phát triển theo vùng địa lý có thể đưa sản phẩm, dịch vụ của mình sang

tiêu thụ, cung cấp cho khách hàng ở các vùng khác (khách hàng mới) Việc mở

rộng theo vùng địa lý làm cho số lượng người tiêu dùng tăng lên và tăng doanh

số Khi doanh nghiệp nhận thấy có cơ hội kinh doanh có thể mở rộng thị trường

sang các khu vực lân cận hoặc nếu có khả năng có thé phát triển ra thị trường

nước ngoài Tuy nhiên, hoạt động phát triển thị trường nước ngoài thường gặp rất

nhiều khó khăn, mạo hiểm và rủi ro cho doanh nghiệp Hiện nay nhiều công ty

lớn mạnh thì việc phát triển thị trường không chỉ bao hàm vượt ra khỏi biên giới

quôc gia, khu vực mà còn vươn ra cả châu lục khác.

Dé có thể mở rộng thị trường của doanh nghiệp theo vùng địa lí thì sản phẩm,

dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất ra phải phù hợp và có tiêu chuẩn nhất định đối

với những khu vực thị trường mới Có như vậy công tác phát triển thị trường mới

thu được kết quả tốt Nhưng trước khi ra quyết định mở rộng thị trường ra một khu

vực địa lý khác thì công tác điều tra nghiên cứu thị trường là rất cần thiết Nghiên

cứu, phân tích thị trường giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu của khách hàng

và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dich vụ Từ đó có thé lựa chọn thi trường mục tiêu

và xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển sản phẩm, dịch vụ

Dé có thé phát triển thị trường theo vùng địa lí đòi hỏi phải có một khoảngthời gian nhất định để sản phẩm có thể tiếp cận được với người tiêu dùng và

doanh nghiệp phải tổ chức được mạng lưới tiêu thụ tối ưu nhất.

Phát triển thị trường theo cách mở rộng đối tượng tiêu dùng: (thị trường cũ

- khách hàng mới) Bên cạnh việc mở rộng ranh giới thị trường theo vùng địa lý,

chúng ta có thể mở rộng và phát triển thị trường bằng cách khuyến khích, kích

thích các nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng sản

phẩm của doanh nghiệp mình

13

(77)

Trang 24

Có thể trước đây sản phẩm của doanh nghiệp chỉ nhằm vào một số đốitượng nhất định trên thị trường thì nay thu hút thêm nhiều nhóm đối tượng khách

hàng khác để làm tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận Một số sản phẩm, dịch

vụ đứng dưới góc độ người tiêu dùng xem xét thì nó đòi hỏi phải đáp ứng được

nhiều mục tiêu sử dụng khác nhau Do đó ta có thể dé dàng nhằm vào một số người tiêu dùng khác nhau không hoặc quá ít quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra Nhóm người tiêu dùng này cũng có thể xếp vào khu

vực thị trường còn bỏ trống mà doanh nghiệp có khả năng khai thác

Có thể cùng một loại sản phẩm, dịch vụ này, đối với nhóm khách hàng

thường xuyên này thì nhìn nhận dưới một công dụng khác nhưng khi hướng nó

vào một nhóm khách hàng khác, nó có một công dụng khác Phát triển thị trường

theo chiều rộng nhằm vào nhóm người tiêu dùng mới là một trong những cáchphát triển thị trường tuy nhiên nó lại đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường phải

được nghiên cứu can thận nếu không công tác phát triển thị trường sẽ không dat

hiệu quả cao.

Việc tăng số lượng người tiêu dùng hàng hoá nhằm tăng doanh số bán từ đó thu được lợi nhuận cao hơn chính là nội dung của công tác phát triển thị trường

theo chiêu rộng.

Phát triển thị trường theo chiều rộng gồm cả 2 biện pháp là mở rộng qui môthị trường và tăng thị phan Dé tiếp cận va thu hút những nhóm khách hàng mới

này doanh nghiệp cần phải có những chiến lược marketing hiệu quả như: chiến

lược giảm giá thích hợp, tiến hành quảng cáo, xúc tiến, khuyến mại,

1.4.2 Các biện pháp phát triển thị trường theo chiều sâu

Mỗi doanh nghiệp đều có thị trường hiện tại và nhóm khách hàng hiện tại,

tuy nhiên doanh nghiệp luôn mong muốn tiêu thụ những sản pham, dich vụ của

doanh nghiệp sao cho số lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ ra trên thị trường ngày

càng tăng lên (thị trường cũ- khách hàng cũ) Với thị trường này, khách hàng đã

quen với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp Dé phát triển thị trường theo chiều

Trang 25

thế cho sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp với khách hàng hiện tại.

+ Mở rộng và phát triển sản phẩm, dịch vụ bằng cách phát triển sản phẩm,

dich vụ mới dé đáp ứng nhu cau của thị trường hiện tại

+ Đa dạng hóa sản phẩm

1.5 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả công tác phát triển thị trường dịch vụ

logistic quốc tế tại doanh nghiệp

- Số lượng thị trường tiêu thụ (T, )

Công thức: T, = Tì.¡ + (Tm + Tx - Ta)

Trong đó: T, và T,- lần lượt là số lượng thị trường tiêu thụ năm n và năm

(n-1) |

Tạ; là số lượng thị trường tiêu thụ mới mở

T, là số lượng thị trường tiêu thụ khôi phục

Tạ là số lượng thị trường tiêu thụ dé mat

Nếu Tạ tăng đều và ổn định qua các năm chứng tỏ hoạt động phát

triển thị trường của doanh nghiệp có hiệu quả Ngược lại, nếu Tạ không đổi hoặc

giảm hay có xu hướng biến động bất thường thì hoạt động mở rộng thị trường

kinh doanh chưa đạt kết quả tốt

- Số lượng thị trường mới tăng bình quân

ri vn Công thức: T= n

Trong đó: Tì, T›, Ứn là tốc độ tăng số lượng thị trường tiêu thụ sản phẩm

hàng năm

n là số năm trong giai đoạn

Khi T < 0: hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp kém hiệu quả,

thị trường đang ngày càng bị thu hẹp theo phạm vi địa lí, sản phẩm không xâm

nhập được vào thị trường mới, hay số lượng thị trường tăng thêm nhỏ hơn số

lượng thị trường mắt đi

15

Trang 26

Khi T = 0: hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp không đem lại

hiệu qua, doanh nghiệp chỉ duy trì hoạt động kinh trên thị trường hiện tại, hoặc

số lượng thị trường tăng thêm bang sé lượng thị trường mat đi.

Khi T >0: hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp đem lại hiệu

quả, sản phẩm xâm nhập được vào thị trường mới, hay số lượng thị trường tăng

thêm lớn hơn số lượng thị trường mat đi

- Tốc độ tăng doanh thu liên hoàn (K) sim HE |

K

Ky-1

Công thức: K =

Trong đó : K, là doanh thu năm hiện tại

K,.; là doanh thu năm trước đó

Nếu K<l có nghĩa là doanh thu của năm sau giảm đi so với năm trước, có

nghĩa là hoạt động mở rộng thị trường theo chiều sâu chưa hiệu quả, qui mô thị

trường bị thu hẹp hoặc đã đạt đến mức bão hòa cần đây mạnh mở rộng sang

những thị trường mới.

Nếu K>1 có nghĩa là doanh thu của năm sau cao hơn so với năm trước, có

nghĩa là hoạt động mở rộng thị trường theo chiều sâu đang phát huy hiệu quả

Nếu K=1 có nghĩa là doanh thu của năm sau bằng với năm trước, có nghĩa

là hoạt động mở rộng thị trường theo chiều sâu không thay đổi.

- Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân

Công thức: K= (kị.kạ kạ }!

Trong đó K là tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân

k¡.k; kạ là tốc độ tăng doanh thu liên hoàn

Trang 27

Nếu K>1 quy mô phát triển thị trường của doanh nghiệp ngày càng tăng

cao, sản phẩm ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, hoạt động phát triển thị

trường có hiệu quả.

Nếu K<1 quy mô bình quân của doanh nghiệp ngày càng bị thu hẹp, doanh

nghiệp đang mat dan thị phần trên thị trường hiện tại, hoạt động phát triển thị

trường không hiệu quả.

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường dịch vụ logistic quốc tế

tại doanh nghiệp.

1.6.1 Bên trong doanh nghiệp

- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

+ Vốn chủ sỡ hữu (vốn tự có) là yếu tố chủ chốt quyết định quy mô của

doanh nghiệp và quy mô cơ hội có thể khai thác

+ Vốn huy động bao gồm vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp Yếu tố này là

tham gia vào việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Giá cỗ phiếu doanh nghiệp trên thị trường phản ánh xu thế phát triển của

doanh nghiệp và là sự đánh giá của thị trường về sức mạnh (hiệu quả) của doanh

nghiệp trong kinh doanh.

+ Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận phản ánh khả năng tăng trưởng vốn tiềm

năng và quy mô kinh doanh mới.

Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn

trên thị trường, biểu hiện ở khả năng thanh khoản, năng lực cân đối vốn, năng lực kinh doanh Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh giúp nắm bắt được thời cơ cho việc phát triển thị trường thành công và đối phó tốt hơn với những rủi ro mà

việc phát triển thị trường đem lại

- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực của ngành dịch vụ logistic đóng vai trò vô cùng quan trọngtrong việc phát triển thị trường Nhân lực của ngành logistic phải được đào tạo

bài bản, có chuyên m ién công việc một cách thuân

TT THONG TIN TRƯ VIỆN | _ pate

PHONG LUAN ÁN-TƯ LIỆU | cát tieng can

Trang 28

thục, chính xác Bên cạnh đó, nhân viên logistic đòi hỏi tính can than, nhay bén,tập trung cao độ va xử lí tình huống một cách linh hoạt Nguồn nhân lực có

chuyên môn và kỹ năng cao là nhân tố vô cùng quan trọng dé hoạt động logistics

đạt hiệu qua, là yếu tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp logistics

trên thương trường Hơn nữa, nguồn nhân lực tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp

trong hoạt động kinh doanh nói riêng và hoạt động mở rộng thị trường nói chung.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực logistics cung cấp cho thị trường Việt Nam đangthiếu tram trọng Số lượng lao động khoảng gần 1,5 triệu người làm việc trong

các doanh nghiệp logistics, nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu

cầu lao động của ngành, tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về logistics

con chiém kha thap, chỉ từ 5-7% Do do, việc dao tao, phat trién nguon nhan luc

cho ngành logistics đang trở nên hết sức cap thiết

- Nguồn lực cơ sở vật chất của doanh nghiệp

Nguồn lực cơ sở vật chất của doanh nghiệp là yếu tố vật chất quan trọng

bậc nhất thé hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp nó tác động trực tiếp đến

sản phâm, dịch vụ và giá thành của sản phâm.

Cơ sở hạ tầng logistics của các doanh nghiệp thông thường được chia thành

hai nhóm: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền

thông để phục vụ cho sự phát triển hoạt động logistic

+ Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là hệ thống những công trình vật chất kỹ

thuật, các công trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức cơ sở hạ tang mang tính nền móng cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế bao gồm hệ thống cầu, đường, cảng biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ

thống trang thiết bị phụ trợ: thông tin tín hiệu, biển báo, đèn đường

+ Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là hệ thống thông tin

được sử dụng dé quản lý các quá trình lưu thông hàng hóa và thông tin trong một

công ty và các thiết bị sử dụng cho mục đích này như mạng máy tính, máy quét

mã vạch

- Các tài sản vô hình của doanh nghiệp

18

Trang 29

Các tài nguyên về kỹ thuật công nghệ, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản

quyền sở hữu trí tuệ, quy trình sản xuất kinh doanh là các tài sản vô hình của

doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp sở hữu một số nguồn lực nhất định, do đó cần phát huy tối đa dé đạt hiệu quả tốt nhất cho hoạt động phát triển thị trường.

1.6.2 Bên ngoài doanh nghiệp

- Môi trường chính tri, luật pháp

Môi trường chính trị bao gồm: mức độ ổn định chính trị, các đường lối chính sách của chính phủ hệ thống quản lí hành chính và môi trường luật pháp có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường

của doanh nghiệp.

a Hiệp định khung về vận tải đa phương thức Asean

Hiệp định khung về vận tải đa phương thức Asean về tạo điều kiện thuận

lợi cho hàng hóa quá cảnh với các mục tiêu:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá quá cảnh, hỗ trợ việc

thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN và liên kết kinh tế khu vực hơn nữa.

- Don giản và hài hoà các yêu câu và luật lệ vê giao thông vận tải, thương mại và hải quan vì mục đích tạo điêu kiện thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh.

- Thiết lập một hệ thống vận tải quá cảnh có hiệu lực, đồng bộ và hài hoà

giữa các nước ASEAN.

b Diễn đàn Logistics và dich vụ cảng biển Việt Nam

Đây là hoạt động trong khuôn khổ các chương trình hội nhập kinh tế quốc

tế (giai đoạn 2011-2015) nhằm tạo ra một diễn đàn đa chiều về cơ hội và thách thức trong việc triển khai thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế liên

quan đến dịch vụ logistics, hậu cần thương mại, dịch vụ cảng biển ở Việt Nam

nói chung va Bà Ria- Vũng Tàu nói riêng.

Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị

trường Từ việc định hướng chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn sau đó tạo

lập nguồn lực lâu dài như nhân sự tài chính, công nghệ

19

Trang 30

- Môi trường kinh tế

Các chính sách kinh tế của nhà nước về xuất nhập khẩu, khuyến khích hay

hạn chế xuất nhập khẩu có tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nói chung

và thị trường tiêu thụ sản phẩm nói riêng.

Một số chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam như sau:

+ Phát triển đội tàu biển Việt Nam Nghị quyết IV của TW khóa X về chiến

lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định “ Phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền

quốc gia trên biển, góp phan giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế- xã hội với đảm bao an ninh, quốc phòng và bảo

vệ môi trường ” Từ đó xác định phat triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng

hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời,

dau ) và tàu trong tải lớn Năm 2010 Việt Nam có tổng trọng tải tàu từ 6-6,5

triệu DWT; năm 2015 có tong trọng tai tau từ 8,5-9,5 triệu DWT, đến năm 2020

tổng trọng tải tàu đạt 11,5-13,5 triệu DWT Từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt

Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm

+ Phát triển ngành công nghiệp tàu thủy: Đến năm 2020 ngành công nghiệp

tàu thủy nước ta phấn đấu đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu

hàng trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dau khí, tàu cứu hộ

cứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình

+ Phát triển hệ thống cảng biển: Trong những năm gần đây, nhu cầu vận

chuyên hàng hóa ngày càng lớn của thị trường, hệ thống cảng biển nước ta đã và

đang được đầu tư xây dựng với quy mô ngày càng lớn và trang thiết bị xếp dỡ

tiên tiến hiện đại; Các cảng biển cũng được thiết kế chuyên dụng, phân định

thành ba loại: Cảng tổng hợp quốc gia, cảng địa phương và cảng chuyên dùng.

Các chính sách kinh tế của nhà nước tác động trực tiếp đến việc phát triển

dịch vụ logistic Hay ngược lại phát triển dịch vụ logistic có tác động quan trọng

trong việc phát triển nền kinh tế

- Môi trường khoa học và công nghệ

20

Trang 31

Công nghệ có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất, từ đó doanh nghiệp có được

sản phẩm chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh.ứng dụng khoa học công nghệ giúp

doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng năng suất làm việc,

giúp cho việc phát triển thị trường

Một số ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong Logistics với nhiều

chương trình, công cụ kỹ thuật sẽ giúp gia tăng chất lượng phục vụ của dịch vụ thương mại Ví dụ, công nghệ GPS có thể giúp người quản lý xác định vị trí của

hàng hóa vận chuyên Công nghệ quản lý kho hàng RFID giúp nhận dạng hàng

hóa bằng sóng vô tuyến theo thời gian thực Ứng dụng công nghệ RFID vào quản

lý kho là việc gắn thẻ RFID lên sản phẩm, thùng hang, tam kê hàng

- Cơ sở hạ tầng của ngành Logistics gồm:

+ Vận tải đường bộ

+ Vận tải đường sắt+ Cơ sở hạ tang ngành hàng không

+ Cơ sở hạ tầng cảng biển+ Hệ thống kho

- Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt trên thị

trường, không những cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước mà còn

cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Việc phát triển thị trường là mục tiêu của hầu hết mọi doanh nghiệp Đây cũng là một yếu tố mang tính tích cực

nhằm thúc đây các doanh nghiệp không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng sản

phẩm hoàn thiện tổ chức quản lý, đáp ứng nhu cầu khách hàng Việc nghiên cứu, năm bắt các đối thủ cạnh tranh là công việc cần thiết, đóng vai trò quan trọng

trong phát triển thị trường

21

Trang 32

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG DICH

VU LOGISTIC QUOC TE TẠI CÔNG TY TNHH

QUOC TE DELTA TRONG GIAI DOAN 2013-2016

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH quốc tế Delta

2.1.1 Sơ lược về Công ty TNHH quốc tế Delta

- Tên công ty: công ty TNHH quốc tế Delta

- Tên giao dịch: DELTA INTERNATIONAL CO., LTD

- Địa chỉ : Tang 14, tòa nhà Zodiac, đường Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà

Nội, Việt Nam

- Công ty TNHH quốc tế Delta được thành lập ngày 14 tháng 6 năm 2004

tại Hà nội với 4 nhân viên, chủ yếu làm hàng không tại sân ban Nội bài

- Ngày 24 thang 2 năm 2005, thành lập văn phòng đại diện tại cảng Hảiphòng dé làm hàng biển tại đây Đến ngày 23 tháng 10 năm 2010, để đáp ứng

yêu cầu phát triển tại đây văn phòng đại diện được nâng cấp thành chỉ nhánh tại

Hải phòng.

- Thang 12 năm 2006, Công ty được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội giao nhận vận tải Việt nam (VIFFAS) nay là Hiệp hội doanh

2

Trang 33

nghiệp logistics Việt nam Đến tháng 2 năm 2007, Công ty được công nhận là

thành viên chính thức của Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA)

- Ngày 25 tháng 1 năm 2007, thành lập chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh dé

tiếp cận thị trường logistics tai đây và bắt đầu cung ứng dịch vụ trên toàn quốc.

Đến nay, chi nhánh HCM đang cung cấp cả ba dịch vụ cốt lõi là giao nhận, vận

tải và kho bãi.

- Tháng 2 năm 2008, thành lập văn phòng đại diện tại Bình dương để thực hiện công tác sales và marketing và đến ngày 20 tháng 1 năm 2012, nâng cấp

thành chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ và khách hàng tại đây

- Ngày 22 tháng 8 năm 2008, thành lập văn phòng đại diện tại Bắc Ninh để

thực hiện công tác sales và marketing tại đây.

- Đến ngày 15 tháng 10 năm 2012, Công ty thành lập một công ty thành

viên là Công ty TNHH MTV Vận tải Delta với mục tiêu quản lý hoạt động vận

tải như một dịch vụ độc lập.

- Ngày 03 tháng 10 năm 2012, thành lập văn phòng đại diện tai Hải Dương

để thực hiện công tác sales và marketing tại đây

- Tháng 1 năm 2013, thành lập văn phòng giao dich tại sân bay Nội bài.

- Công ty cũng được công nhận là Dai lý hải quan tai Hà nội (27/3/2009),

Hồ Chí Minh (13/4/2009), Bình Dương (04/6/2013) và Hải Phòng (04/7/2013)

Trải qua 13 năm thành lập và phát triển công ty TNHH quốc tế Delta vẫn

đang duy trì và phát triển công ty ngành càng vững mạnh và mở rộng thị trường

trên cả nước và quốc tế Delta được đánh giá là một trong những FORWADER

có uy tín và chuyên nghiệp tại Việt Nam, được áp dụng bảng giá ưu đãi của các

hãng tàu và hãng hàng không danh tiếng tại Việt Nam và các nước.

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh

Công ty TNHH quốc tế Delta hoạt động trong các lĩnh vực sau:

- Giao nhận và vận chuyên hàng hóa

23

Trang 34

- Dịch vụ Logistic

- Đại lý làm thủ tục hải quan

- Dịch vụ đại lý vận tải biển

- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải

bằng xe bus)

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Đặc điểm các loại dịch vụ logistic của Công ty Delta giai đoạn 2013-2016

a Thủ tục hải quan

Từ ngày đầu thành lập, Delta đã bắt đầu cung cấp cho khách hàng dịch vụ

khai thuê hải quan với loại hình hàng gia công và sản xuất xuất khẩu Đến nay, Delta đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm với loại hình tờ khai này sau nhiều

năm làm việc.

Đến năm 2008, Delta bắt đầu làm việc với loại hình nhập đầu tư Cung cấp

dich vụ khai thuê hai quan ở loại hình tờ khai nay đã giúp Delta tiếp cận được với

nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam, đặc biệt là các khách hàng Nhật bản

Đến nay, Delta đã có hơn 10 khách hàng Nhật bản trên toàn quốc, hoạt động chủ yếu ở các khu công nghiệp trong nhiều lĩnh vực như điện, điện tử, nhựa

Đến nay, Delta đã có trên 30 nhân viên được Tổng cục Hải quan Việt nam

cấp chứng chỉ khai thuế hải quan với tỷ lệ hơn 30% trên tổng số nhân viên Đây

là tỷ lệ nhân viên có chứng chỉ khai thuê hải quan cao nhất trên toàn quốc, đảm bảo năng lực cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan ở tất cả các loại hình tờ khai.

b Vận tải nội địa

Từ khi thành lập, Delta cung cấp dịch vụ vận tải thông qua việc mua ngoài

dịch vụ của các đối tác vận tải Chúng tôi ý thức đầy đủ rằng khả năng phát triển

và quản lý đối tác là yếu tố quyết định đến chât lượng cũng như giá cả dịch vụ

mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng

24

Trang 35

Đến tháng 8 năm 2010, Delta đã thành lập đội xe riêng của minh tại Bình

Dương và thang 11 năm 2010, tại Bắc Ninh, để bắt đầu cung ứng dịch vụ vận tải

cho khách hàng với tư tách là một người vận tải đích thực Việc thành lập đội xe

riêng đã giúp Delta cung cấp dịch vụ vận tải cho khách hàng với chất lượng dịch

vụ cao hơn và giá cả cạnh tranh.

Đến nay, Delta đã có đội xe bao gồm xe tải thùng kín từ 1.25 tấn đến 9.9

tấn và đầu kéo container Toàn bộ phương tiện vận tải của chúng tôi đều đượcgan thiết bị định vị (GPS) nhằm quản ly và khai thác tốt nhất cũng như đảm bảo

an toàn hang hóa chuyên chở và cung cấp thông tin chuyền tải chính xác chokhách hàng khi có yêu cầu

Với việc thành lập và năm 100% vốn tại Công ty TNHH MTV Vận tải

Delta từ ngày 15 tháng 10 năm 2012, dịch vụ vận tải của Delta đang từng bước

được tách ra hoạt động độc lập Điều này sẽ đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ

vận tải sẽ chuyên nghiệp hơn và qui mô dịch vụ sẽ lớn hơn trong tương lai.

c Kho bãi

Từ tháng 11 năm 2010, Delta bắt đầu cung cấp dịch vụ thuê kho tại Bìnhdương Đây là bước đi quan trọng hướng đến việc cung ứng dịch vụ quản lýchuỗi cung ứng Dich vụ thuê kho của Delta được cung cấp trên cơ sở thuê ngoài

những kho có sẵn đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chất lượng và vị trí Căn

cứ vào các yêu cầu cụ thé của khách hàng về quan ly hàng tồn kho, Delta đầu tư

phương tiện và nhân lực dé vận hành kho

Trong những năm qua, Delta đã thành lập và vận hành thành công nhiều

trung tâm lưu trữ, phân phối hàng hóa cho các khách hàng khác nhau tại Bình

Dương, Đồng Nai và Hải Phòng với tổng diện tích kho đã triển khai lên đến hàng chục ngàn m2, phục vụ các khách hàng như viễn thông, sản xuất, phân phối, thi

công công trình

Cho đến nay, Delta đã tích lũy được những kiến thức, kỹ năng cần thiết

trong lĩnh vực kho bãi cũng như có được nhân sự có trình độ, đảm bảo cho Công

ty sẵn sàng triển khai dịch vụ kho bãi đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

25

Trang 36

d Hàng dự án

Từ năm 2008, Delta đã bắt đầu cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan, vận

chuyền, nâng hạ và các dịch vụ phụ trợ cho các dự án đầu tư tại Việt nam Tiêu

biểu trong các dự án Delta đã thực hiện là dự án thành lập mới hai mạng điện

thoại tại Việt nam, Vietnamobile và Gtel Mobile và dự án thành lập nhà máy chế tạo linh kiện máy biến thế của ABB tại khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh Ở

những dự án này, Delta chịu trách nhiệm toàn bộ về thủ tục hải quan, các thủ tục

chuyên ngành theo luật định, công tác vận chuyền, bốc xếp và di chuyển máy

Những nhân sự chủ chốt của Delta có nhiều năm kinh nghiệm làm việc

trong lĩnh vực vận tải quốc tế và có đủ năng lực dé tư vấn cho khách hàng về

những van dé liên quan đến các yêu cau vận tải quốc tế Chúng tôi cũng có mạng

lưới đối tác ở hầu khắp các thị trường vận tải chính của Việt nam như châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và Nhật bản để đáp ứng các nhu cầu về vận tải quốc tế của

khách hàng.

2.1.4 Cơ cầu bộ máy tổ chức

2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy

Sau một thời gian đi vào hoạt động, công ty TNHH quốc tế Delta đã xây dựng và hoàn thiện được bộ máy hoạt động trong công ty như sơ đồ hình 2.1

trang 27.

Để đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa chuyên môn hóa theo chức năng quan

lý, công ty thực hiện theo loại hình tô chức quản lý theo cơ cau trực tuyến chức

năng.

26

Trang 37

2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban giám đốc: Là người giữ chức vụ cao nhất trong công ty, nhân danh công ty để điều hành và quyết định mọi công việc liên quan đến hoạt động kinh

doanh và chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty trước cơ

quan pháp luật.

+ Vạch ra những đường lối kinh doanh, tìm kiếm xu hướng kinh doanh mới

đê đạt được mức lợi nhuận cao nhât.

+ Chỉ đạo, điều hành, phân công tác cho nhân viên để kết hợp công việc

một cách hài hòa giữa các phòng ban.

+ Kiểm tra và quản lí tình hình tài chính của công ty, trực tiếp đàm phán với

khách hàng và kí hợp đồng

pc 2

Chỉ nhánh Văn phòng đại

Văn phòng Phòng chức ki ean

Hà nội năng - Laslongteinosz

Dich vụ khách Sales & H6 Chi Minh Bac Ninh

guon: Báo cáo tổng hợp công ty TNHH quốc té Delta năm 2016)

Hình 2.1: Sơ đồ tô chức của công ty

- Văn phòng Hà Nội: gồm các phòng dịch vụ khách hàng, văn phòng Nội

bài, phòng hành chính và phòng nghiệp vụ.

- Phòng chức năng sale và marketing: là câu nôi giữa bên trong và bên

27

Ngày đăng: 24/11/2024, 01:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w