Nghiên cứu thực tiễn Thực trạng quan niệm về lộc ở người Việt Thực trạng thái độ đối với tham nhũng ở người Việt Thực trạng của mối liên hệ giữa quan niệm về lộc và thái độ đối với tham
Trang 1TRUONG DAI HỌC LUAT HÀ NỘI
ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG
MOI LIÊN HỆ GIỮA THÁI DO DOI VỚI THAM NHŨNG VA
QUAN NIỆM VE “LỘC” Ở NGƯỜI VIET
MÃ SO: DTCB.18/22-DHLHN
Chủ nhiệm dé tài: TS Chu Văn DireThư kí đề tài: ThS Nguyễn Thị Hà
HÀ NỘI - 2023
Trang 21 TS Chu Van Đức - Khoa Pháp luật Hình Su, Trường ĐH Luật Hà Nội,
chủ nhiệm đề tài, viết báo cáo tong hop, chuyén đề 1,2,3
2 ThS Nguyễn Thị Hà Khoa Pháp luật Hình Sự, Hình Sự, Trường DH Luật
Hà Nộ, thư kí đề tài, viết chuyên đề 1, báo cáo tổng hợp
3 PGS.TS Phan Thị Mai Hương — Viện Tâm lý học, viết chuyên đề 2,4.
Trang 3Vừa làm vừa học
Trang 4Các khái niệm cơ bản của đề tài
Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 2 Nghiên cứu thực tiễn
Thực trạng quan niệm về lộc ở người Việt
Thực trạng thái độ đối với tham nhũng ở người Việt
Thực trạng của mối liên hệ giữa quan niệm về lộc và thái độ đối với
tham nhũng ở người Việt
cứu đề tài
Chuyên đề 2 Thực trạng quan niệm về lộc ở người Việt
Chuyên đề 3 Thực trạng thái độ với tham nhũng ở người Việt
Chuyên đề 4 Thực trạng mối liên hệ giữa thái độ đối với tham
nhũng và quan niệm về lộc ở người Việt
Bài báo đăng tạp chí
13
13 26
Trang 5I MODAU
1 Tinh cấp thiết
Trong những năm qua, tình hình tội phạm tham nhũng, môi giới hối lộ, đưahối lộ, nhận hối lộ diễn biến rất phức tạp Tham nhũng xuất hiện ở mọi cấp độ, từ
trung ương đến tỉnh, thành phó, quận, huyện, xã, phường, thậm chí thôn xóm, tô dân
phố; từ số tiền nhiều tỉ, nhiều triệu cho đến vài trăm nghìn đồng (tham những vat)
Có những vụ, như vụ Việt Á, bao trùm hầu như tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạtđộng đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công băng xã hội, làmsuy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, xã hội I
Nhận thức rõ tác hại nghiêm trọng của tham nhũng, Đảng và Nhà nước đã tăng cường
nhiều biện pháp tăng cường đấu tranh phòng và chống tham nhũng như: ban hànhluật phòng chống tham nhũng, thành lập Ban phòng chống tham nhũng Trung ương,
lập lại Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội chính tỉnh, thành trực thuộc trung ương,
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đây mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xửcác vụ án tham nhũng Và công tác phòng chống tham nhũng đã thu được nhữngkết quả to lớn: hàng trăm vụ án được khám phá, hàng nghìn người bị đưa ra xét xử”.Theo Phong vũ biéu tham những 2022 do tổ chức Hướng tới Minh bạch Quốc tế (TI)ngày 31/3/2023, Việt Nam đạt 42/100 điểm, đứng thứ 77/180 quốc gia, vùng lãnh
! Thu Hà (30/6/2022), 10 năm phòng, chống tham nhũng: Quyết liệt, đột phá, đạt nhiều kết quả toàn diện, xem https://dangcongsan.vn/tieu-diem/10-nam-phong-chong-tham-nhung-quyet-liet-dot-pha-dat-nhieu-ket-qua-toan-dien- 614124.html
? Thu Hà (30/6/2022), TL đd
Trang 6nhũng vẫn diễn biến phức tạp, tham nhũng ngày càng tỉnh vi, quy mô những vụ ánđược phát hiện trong thời gian gần đây ngày càng lớn Điều này đòi hỏi bên cạnh cácbiện pháp pháp lý, hành chính thì cần phải có sự tham gia của các nhà khoa họcnghiên cứu chỉ ra đầy đủ nguyên nhân đích thực của tham nhũng, vì một van dé chỉđược giải quyết hiệu quả khi các biện pháp tác động đúng vào nguyên nhân của nó.Nguyên nhân của tội phạm nói chung và của tham nhũng nói riêng có nhiều.Bên cạnh những nguyên nhân từ hệ thống pháp luật, từ cơ quan thực thi pháp luật,
từ cơ chế quản lý, vận hành nền kinh tế có những nguyên nhân từ môi trường vănhóa, các tác nhân văn hóa như nếp nghĩ, quan niệm, phong tục tập quán tôn tai trong
xã hội Tâm lý học xã hội đã chứng minh rằng ở đâu tồn tại văn hóa cô súy cho tộiphạm thì ở đó tội phạm phát triển, ở đâu tồn tại văn hóa cô súy cho tham nhũng thì
ở đó tham nhũng có đất đề phát triển
Quan niệm về “lộc” là nét văn hóa lâu đời, phản ánh nguyện vọng của ngườiViệt về một cuộc sống tốt đẹp, sung túc Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, quan niệmnày có những biéu hiện phức tap: trong suy nghĩ của không ít người “lộc” không chỉ
là phần thưởng được ban cho như một sự ghi nhận công lao mà còn cả những gì cóđược một cách dễ dàng, có phần như gặp may, thậm chí từ những việc làm thiếuchuẩn mực, thiếu liêm chính Quan niệm này đưa đến tâm ly cầu ““lộc””, đề cao
“lộc”, đề cao các giá tri vật chất, xem nhẹ danh dự, sự liêm chính và nhiều giá tri tinhthan - đạo đức khác ở một bộ phận người dân Những vu âu đả, xô day bao lực dé
cướp “lộc” xảy ra trong thời gian qua cho thay điêu đó” Và rat có thé, quan niệm vê
3 Cù Tất Dũng (05/4/2023), Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xem https://nhandan.vn/quyet-liet-ngan-chan-tham-nhung-gop-phan-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-post7463 15.html
b Nguyễn Thơ Sinh (2008), Tâm lý xã hội học, NXB Lao Động, Hà Nội, tr.I 11-143.
> Xem _
https://dantri.com.vn/van-hoa/nha-nghien-cuu-van-hoa-dau-dau-truoc-hien-tuong-cuop-loc-o-den-giong-20170203141616015.htm
Trang 7cho họ dễ dãi hơn với tham nhũng, với hành vi môi giới, đưa và nhận hồi lộ, nghĩa
là trở thành mảnh đất cho tham nhũng phát triển Bởi vậy, việc nghiên cứu dé chỉ ramối liên hệ giữa quan niệm của người Việt về “lộc” với thái độ của họ đối với thamnhũng có ý nghĩa thiết thực
2 Tong quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở trong nước, trong những năm qua, tham nhũng trở thành vấn đề nhức nhốitrong xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước, thậm chí có nguy coanh hưởng đến sự tồn vong của chế độ Bởi vậy, van đề nguyên nhân của tham những
và phòng chống tham nhũng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Một sốtác giả quan tâm đến những nguyên nhân trực tiếp của tham nhũng như hạn chế trongcác quy định của pháp luật, sở hở trong về quản lý kinh tế, cơ chế cấp phát ngân sách,dau thầu, sự yếu kếm về năng lực của các nhà quản lý Một số khác lại quan tâmđến những nguyên nhân sâu xa hơn, đó là ảnh hưởng của văn hóa, của các tác nhânvăn hóa như những quan niệm, nếp nghĩ, phong tục tập quán trong xã hội đến thái
độ của người Việt đối với tham nhũng, từ đây ảnh hưởng đến hành vi tham nhũng vàphòng chống tham nhũng ở người Việt
Trong cuốn Tim về bản sắc văn hóa Việt Nam, tac giả Trần Ngọc Thêm (1996,
1997, 2001) đã chứng minh nguồn gốc văn hóa lúa nước, sự hình thành những quanniệm, nếp nghĩ, phong tục, tập quán ở người Việt và ảnh hưởng của chúng đến
hành vi ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của họ.”
Nguyễn Văn Huyên (2009) cho rằng, nhìn từ góc độ văn hóa, tham nhũng là
biêu hiện của phản văn hóa và văn hóa chính là nên tảng đê phòng chông tham nhũng.
6 Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, in lần thứ 3, NXB.Tp Hồ Chí Minh, s.tr.575-593
Trang 8lý, văn hóa kinh doanh v.v.”
Trương Hồ Hải (2023) nghiên cứu vấn đề hoàn thiện cơ chế phòng chống thamnhũng ở Việt Nam Sau khi nêu bật tầm quan trọng của vấn đề cũng như những tiễn
bộ đạt được trong công tác phòng chống tham nhũng, tác giả đề xuất 5 giải pháp hoànthiện cơ chế phòng chống tham nhiing.®
Hà Thị Thùy Dương (2019) chỉ ra rằng trong môi trường văn hóa của ngườiViệt có những yếu tổ tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển Ví dụ như tâm lý tiêunông, tư lợi cá nhân dẫn tới nhiều hành vi tham nhũng trong xã hội, hễ có cơ hội làtham những dù số tiền không lớn (tham nhũng vặt) Hay như quan niệm di hỏa viquý, miéng trâu là dau câu chuyện, một trăm cái lý không bằng một tý cái tình v.vlàm cho người Việt dé chấp nhận tham nhũng, dé đưa hối lộ Từ đó, Hà Thi ThùyDương kiến nghị khắc phục những hạn chế của văn hóa truyền thống dé góp phanphòng chống tham nhũng.°
Năm 2012, Ngân hàng thế giới công bố kết quả khảo sát xã hội học về Thamnhững từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cản bộ, công chức, viên chức
trên mẫu 2601 người dân, 1801 cán bộ công chức và 1058 doanh nghiệp trong cảnước Đây là khảo sát có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở nước ta về tham nhũng
7 Nguyễn Văn Huyên (2009), Tham nhũng và phòng chống tham nhũng từ góc nhìn văn hóa, Tạp chí Cộng san,
Trang 9dân về tham nhiing.!”
Ngô Trung Hòa (2019) cho rằng một trong những yếu tô thúc đây tham nhũngphát triển là Tâm lý không sợ bị trừng phạt ở một bộ phận người có chức vụ quyềnhạn Vì vậy để phòng chống tham nhũng có hiệu quả thì cần có biện pháp xóa bỏ tâm
lý này.!
Trong các năm 2017 va 2019, tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT)!? đã tiếnhành khảo sát và công bố Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu và ở Việt Nam Trongtháng 7 và tháng 8 năm 2019, Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) phỏng van 1.085người dan tại 19 tỉnh, thành phố ở Việt Nam va dé hiểu sâu hơn quan điểm và trảinghiệm của người dân, TT cũng thực hiện các cuộc phỏng vấn định tính vào tháng
11 năm 2019 Phong vũ biểu tham nhũng ở Việt Nam năm 2019 có một số điểmchính như sau: 1, người dân Việt Nam ngày càng quan ngại về tham những; 2,Khoảng 18% người dân tiếp xúc với dịch vụ công cho biết họ đã đưa hối lộ; 3, Cácbiện pháp phòng, chống tham nhũng của nhà nước được cho là có hiệu quả hơn; 4,71% những người được hỏi cho rằng họ có vai trò trong đấu tranh chống thamnhũng ; 5, Người dân quan ngại về khả năng chi phối thiếu minh bạch của các công
ty/tập đoàn tư nhân lớn và các nhóm lợi ích ; 6, 36% và 39% người được hỏi cho răng cân nâng cao tính liêm chính của các cán bộ, công chức nhà nước cũng như cân
10 Ngân hàng thế giới (2012), Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức, NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội, tr.3-128.
!! Ngô Trung Hòa (2019), Xóa bỏ tâm lý không sợ bị trừng phạt để góp phan phòng chống tham nhũng có kết quả, Tạp chí Cộng sản tháng 6/2019 Nguồn https:⁄www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem-10-06/- /2018/55095/xoa-bo-tam-ly-%E2%80%9Ckhong-so-bi-trung-phat%E2%80%9D-de-gop-phan-phong%2C-chong- tham-nhung-co-ket-qua.aspx
2 Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) là một tô chức tư vấn phi lợi nhuận ở Việt Nam, được thành lập năm 2008 với mục tiêu góp phần vào việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng Tháng 3 năm 2009, TT trở thành cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam.
Trang 10nhũng nhiều hơn so với nam giới (48% so với 38%) và 8, 78% người được hỏi chorằng hồi lộ tình dục ở mức nghiêm trọng” hoặc “rất nghiêm trọng” ở Việt Nam Sovới kết quả khảo sát của những lần trước đó (2014 và 2017), kết quả lần này (2019)
có nhiều điểm tích cực hơn, tuy nhiên nhìn chung, người dân vẫn đánh giá thamnhũng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt nam và đứng thứ 4 về quan ngại của
họ sau xóa đói giảm nghèo, an toàn thực phẩm và tội phạm (so với khảo sát năm
2017, mối quan ngại về tham nhũng đã tăng từ vị trí số 7 trong báo cáo GCB-2017lên vị trí thứ 4 trong VCB-2019.!3 Bên cạnh đó, TT nhiều lần tiễn hành khảo sát tínhliêm chính trong thanh niên Việt Nam Năm 2018, khảo sát được tiến hành trên mẫugồm 1.638 người, trong đó có 1.173 thanh niên (từ 15-30 tuổi) và nhóm đối chứnggồm 465 người lớn tudi (31-55 tuổi) Kết quả khảo sát chỉ ra những mâu thuẫn đángquan ngại về thái độ đối với liêm chính ở thanh niên Việt Nam Phần lớn (98%) thanhniên được khảo sát có nhận thức tốt về khái niệm liêm chính, có quan điểm rõ ràng
về những gì được xem là đúng hoặc sai “Tuy nhiên, khi đối diện với các vấn đề đạo
đức và phải chọn giữa một bên là các giá trị liém chính va một bên là những thách
thức khi thực hành các giá trị đó, lợi ích cá nhân hay lợi thế cho bản thân và gia đình,
họ sẽ sẵn sàng thỏa hiệp những nguyên tắc liêm chính của minh” Hau như tat cathanh niên được khảo sát đều tin rằng tham nhũng và thiếu liêm chính có hại cho thế
hệ của họ (96%), cho nền kinh tế (95%) và cho sự phát triển của Việt Nam (97%),song một tỷ lệ không nhỏ thanh niên có trải nghiệm tham nhũng khi tiếp xúc với dịch
vụ công trong năm 2018: 57% dé tránh rắc rỗi với cảnh sát, 40% dé xin một loại giấy
! Hướng tới Minh bạch, Minh bạch Quốc tế (2019) Phong vũ biểu tham nhũng 2019 ở Việt Nam, Nxb Hồng Đức,
tr 5-7 Nguồn https://towardstransparency.org/bao-cao-va-so-lieu-tham-nhung/ Truy cập 22/3/2022.
Trang 11nhũng ở người Việt.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Ở ngoài nước, vẫn đề về ảnh hưởng của văn hóa, của các tác nhân văn hóa nhưnhững quan niệm, nếp nghĩ, phong tục tập quán trong xã hội đến tội phạm, thái độcủa con người đối với tội phạm nói chung và hành vi tham nhũng nói riêng cũngđược nhiều tác giả, nhiều tổ chức quan tâm nghiên cứu
Theo các nhà tâm lí học xã hội, hiện thực xã hội tác động lên tâm lí con người,
hình thành nên ở họ những niềm tin, những định kiến, tức thái độ và đến lượt mình,thái độ này lại ảnh hưởng đến hành vi của ho Ở những nơi tồn tại văn hóa cổ xúycho tham nhũng thì tham nhũng dễ được chấp nhận, cỗ xúy cho bạo lực thì bạo lựcphát triển Anderson và nhóm nghiên cứu (2004) cho biết việc tiếp xúc nhiều vớiphim ảnh bảo lực dẫn đến hiệu ứng “định kiến mong đợi bao luc” (hostile expectationbias).!° Daniel Linz, Edward Donnerstein va Steven Adams (1989) cho biết phimảnh có nội dung bao lực tình dục càng anh hưởng lớn đến hành vi bạo lực ở nam giớiđối với phụ nữ Các nhà tâm lý học này tin rằng phim ảnh bạo lực đã làm thay đôi
'4 Hướng tới Minh bạch, Minh bạch Quốc tế (2019), Báo cáo Tóm tắt: Khảo sát về Liêm chính trong Thanh niên Việt Nam (YIS 2019), Nxb Hồng Đức, tr 1-4 Xem https://towardstransparency.org/bao-cao-va-so-lieu-tham-nhung/Truy cập 22/3/2022.
'S Brad J Bushman Craig A Anderson (2002), Violent Video Games and Hostile Expectations: A Test of the General
Aggression Model.PSPB, Vol 28 No 12, December 2002, p 1679-1686 DOI: 10.1177/014616702237649
Trang 12con người là bạo lực; về cảm xúc, ở đây diễn ra hiện tượng “chai dạn” cảm xúc và
từ đây họ dễ có hành vi bạo lực hơn.!6
Hàng năm, Minh bạch Quốc té (TI), tô chức xã hội dân sự toàn cầu đi đầutrong cuộc dau tranh chống tham nhũng, với hon 100 tô chức thành viên trên thé giới
và một Ban Thư ký quốc tế tại Béc-lin (CHLB Đức), tiến hành khảo sát và công bốPhong vũ biéu tham nhũng toàn cầu, từng khu vực và từng nước cụ thể Trên cơ sở
đó TI đưa ra khuyến nghị về các biện pháp chống tham nhũng Năm 2020, từ kết quảkhảo sát trực tiếp trên 100.000 người từ 180 quốc gia, TI đưa ra chỉ số cảm nhậntham những trung bình của thế giới là 43 điểm (0 — là tham những rat cao, 100 — làrat trong sạch), hơn 2/3 trên tổng số 180 nước trên thế giới có chỉ số cảm nhận thamnhũng dưới 50 diém.'”
Theo các nhà tâm lý học Shu Li và Yao Yu từ Viện han lâm khoa học BắcKinh, Harry C Triandis (2006) từ đại hoc Illinois, tham nhũng có mối liên hệ vớicác yếu tố văn hóa: những nước theo đạo Tin Lành ít tham nhũng hơn các nước khác;trong s6 các nước đang phát triển, các cựu thuộc địa của Anh ít tham nhũng hơn cựuthuộc địa của Pháp hay Tay Ban Nha; những nước có tinh than tập thé (collectivism)mạnh thường tham nhũng nhiều hơn những nước có tinh thần cá nhân chủ nghĩa
cao.!Š
Adam Graycara and David Jancsics (2017) nghiên cứu mối quan hệ giữa qua
tặng và hành vi tham nhũng và nhận thây răng do quan niệm mập mờ về quà tặng,
'6 Daniel Linz, Edward Donnerstein và Steven Adams (1989), Physiological Desensitization and Judgments About
Female Victims of Violence, https://doi.org/10.1111/).1468-2958.1989.tb00197.x
'7 Xem https://www.quangbinh gov.vn/3cms/nhung-diem-noi-bat-cua-chi-so-cam-nhan-tham-nhung-nam-2020.htm.
Truy cap ngày 19 thang 3 năm 2022.
is Shu Li, Harry C Triandis and Yao Yu (2006), Cultural Orientation and Corruption, Ethics & Behavior, 16 (3), p.
Trang 13dé phân biệt quà tặng với tham nhũng.'?
Tóm lại, các nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước cho thấy trong các nguyênnhân của tội phạm nói chung và tội phạm về tham nhũng nói riêng, có những nguyênnhân sâu xa từ môi trường văn hóa, từ những quan niệm và nếp nghĩ thiếu chuan mựccủa con người Chính những quan niệm, những nếp nghĩ này đã ảnh hưởng đến thái
độ của họ đối với tội phạm nói chung và tham nhũng nói riêng, làm ho dé chấp nhậntham nhũng và dễ tham nhũng trong tình huống phù hợp
3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ mối liên hệ giữa thái độ của người dân đối với tham nhũng
và quan niệm của họ vê “lộc”, nhóm nghiên cứu đưa ra khuyên nghị vê công tác giáo
`
x “16 99dục quan niệm đúng đắn của ho về “lộc”, từ đó góp phan thay đổi thai độ của ho đốivới tham nhũng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng và chống
tham nhũng hiện nay ở nước ta.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ được các vấn đề lý luận của dé tài như các khái niệm quan niệm về
“lộc”, thái độ đối với tham nhũng, mối liên hệ giữa niệm quan niệm về “lộc” và thái
độ đối với tham nhũng và các biểu hiện của chúng
- Làm rõ được thực trạng quan niệm về “lộc”, thực trạng thái độ đối với thamnhũng và mối liên hệ giữa quan niệm về “lộc” và thái độ đối với tham những
- Đưa ra được kiến nghị về biện pháp tăng cường hiệu quả của công tác phòng
và chống tham nhũng ở nước ta hiện nay
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
!? Adam Graycara and David Jancsicsb (2017), Gift Giving and Corruption, INTERNATIONAL JOURNAL OF
PUBLIC ADMINISTRATION 2017, VOL 40, NO 12, 1013-1023
Trang 14- Nghiên cứu lí luận:
+ Tổng quan các tiếp cận, xu hướng nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề trongnghiên cứu đề tài;
+ Xây dựng các khái niệm công cụ của đề tài: quan niệm về “lộc”, thái độ đốivới tham nhũng, mối liện hệ giữa quan niệm về “lộc” và thái độ đối với tham nhũng
- Nghiên cứu thực tiễn:
` `
ê “16 99 2 é A
+ Nghiên cứu thực trang quan niệm về “lộc” ở người Việt: cách hiểu về “lộc”,
ứng xử với “lộc” v.v.
+ Nghiên cứu thực trạng thái độ của người Việt đối với tham nhũng trên các
mặt: nhận thức, đánh giá, cảm xúc va ứng xử (hành vi) của họ với tham nhũng;+ Nghiên cứu thực trạng mối liện hệ giữa quan niệm về “lộc” và thái độ củangười Việt đối với tham nhũng Mối liên hệ được đánh giá qua phân tích tương quan,phân tích hồi quy, mối liên hệ cặp đôi
- Đề xuất kiến nghị về biện pháp tăng cường tính tích cực của người dân trongcông tác phòng chống tham nhũng, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác phòng vàchống tham những
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Các biểu hiện của mối liên hệ giữa thái độ đối với tham nhũng và quan niệm
5.2 Khách thể và mẫu khách thể
- Khách thể nghiên cứu: người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống và làm
việc ở Việt Nam.
- Mẫu khách thê: 271 người dân đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội và Nghệ
An.
6 Giới hạn nghiên cứu
Trang 15Trong phạm vi của một đề tài cấp cơ sở, nhóm thực hiện đề tài giới hạn phạm
vi nghiên cứu như sau:
- Về nội dụng
+ Quan niệm về “lộc”: đề tài tập trung làm rõ nhận thức (cách nghĩ, cách nhìnnhận) về “lộc” và ứng xử của người Việt với “lộc”, đặc trưng của quan niệm về “lộc”
ở các nhóm người theo giới tính, độ tuổi, học van và tình trạng hôn nhân
+ Thái độ đối với tham nhũng: dé tai tập trung làm rõ nhận thức, cảm xúc,đánh giá và ứng xử của người Việt với tham nhũng, đặc trưng của thái độ đối vớitham nhũng ở các nhóm người theo giới tính, độ tuổi, học van va tình trạng hôn nhân.+ Mỗi liên hệ giữa thái độ đối với tham nhũng va quan niệm về “lộc” : dé tàitập trung phân tích mối liên hệ giữa các yếu tô (biểu hiện) của quan niệm về “lộc”
và của thái độ đối với tham nhũng cũng như giữa thái độ đối với tham nhũng và quanniệm về “lộc” về tổng thể
- Về khách thể và địa bàn nghiên cứu
Ở đề tài này có 3 mẫu khách thể với kích cỡ như sau
1, Mẫu khách thé của phương pháp điều tra bang bảng hỏi gồm 214 người danđang sinh sống và làm việc ở các quận, huyện: Cầu giấy, Nam Từ Liêm, Hoài Đức
và Gia Lâm thuộc thành phố Hà Nội
2, Mẫu khách thê thực nghiệm gồm 30 người dân ở Hà Nội và tỉnh Nghệ An
3, Mẫu khách thé phỏng van gồm 27 người, trong đó 25 người ở Hà Nội và 2người ở Nghệ An.
7 Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở quan sát và tham khảo kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong
và ngoài nước về mối liên hệ giữa các yếu tố văn hóa với hành vi của con người,nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau: Giữa quan niệm của ngườidân về “lộc” và thái độ của họ đối với tham nhũng có mối liên hệ với nhau Trong
quan niệm về “lộc” hiện tại của người dân có những yêu tô ảnh hưởng tiêu cực đên
Trang 16thái độ của họ đối với tham nhũng, làm họ dé chấp nhận tham nhũng, dé tham nhũng
hơn khi có cơ hội.
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra băng bảng hỏi
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp phỏng van
- Các phương pháp thống kê toán học
Trang 17Chương 1
NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VA TO CHỨC NGHIÊN
CUU THỰC TIEN
1 Các khái niệm cơ ban của đề tài
1.1 Khái niệm quan niệm về “lộc”
1.1.1.1 Khái niệm “lộc”
- Ý nghĩa của chữ “lộc” từ góc độ chữ viết tiếng Trung
Theo Dương Thị Hồng Nhung (2023), chữ “lộc” được bắt nguồn từ tiếng Trung(#R) có nghĩa sốc là phúc khí, tốt lành, bồng “lộc”; “lộc” chính là một trong nhữngbiểu tượng, mong muốn của mỗi con người?? Chữ “lộc” trong tiếng Trung gồm 12nét với 2 phần là: (1) Bộ thị ở bên trái đại điện cho sự cầu thị, bộ này cũng xuất hiện
FT S.ì
trong chữ Thọ Nó có ý nghĩa là “lộc” do trời ban; (2) Chữ Lục ở bên phải nghĩa là
ghi chép, ký lục đại diện cho học hành, văn hóa, là thứ nhất định cần có dé thi làmquan khi xưa Như vậy có thé hiểu chữ “lộc” đại điện cho nguyện vọng cầu monghưởng bồng “lộc” từ triều đình, làm quan, đây là ước muốn của đa phần người xưa,
nó cũng đại diện cho sự vinh dự bởi được hưởng bồng “lộc” triều đình là điều vinh
dự mà chỉ những người làm quan mới có (Gold Viet 24k, 2020)/!.
Theo Gold Việt 24K (2020), “lộc” mà quan được hưởng có thể là “lộc” Vua ban,cũng có thé là “lộc” dân biếu Theo đó, “lộc” Vua ban là dé ghi nhận công lao củacác quan đã thay vua cai quản dân chúng dưới quyền; còn “lộc” dân biếu là để bày
tỏ lòng biết ơn của dân với quan về một công việc gì đó mà quan đã làm mang đếnlợi ích cho người dân Như vậy “lộc” ở đây có nghĩa là thành quả, sự đền đáp vớicông lao, sự công hiến với dân, với nước
+
- ¥ nghĩa cua “lộc” trong tiếng Việt
20 Dương Thị Hồng Nhung (2023) Y nghĩa chữ “lộc” tiếng Trung trung/
https://khoahoctiengtrung.com/chu-loc-tieng-21 GoldViet24k (2020) Chữ “lộc” có ý nghĩa gì? Đôi nét về chữ “lộc” trong văn hóa Việt
Trang 18https://goldviet24k.vn/y-Theo trang tu-dien.com, trong ngôn ngữ Việt, “lộc” có nhiều ý nghĩa: (1)Chéi non Dam chéi nay ”lộc”; (2) Lương bồng của quan lai Bong ”lộc”; (3)Của có giá trị do đắng linh thiêng ban cho ( “ôc” trời, “lộc” bat tận hưởng) Choinon thuộc về tự nhiên, có ý nghĩa là quà tặng tươi đẹp của mùa xuân cho con người.Bồng “lộc” là phần thưởng mà quan nhận được do có đóng góp (phan lớn là gắn vớivật chat) và ý nghĩa cuối cùng biểu thị cho sự may mắn, cũng gắn với tiền tài, địa vị,
vật chất.
- Ynghia của “lộc” trong lịch sử, văn hóa
Theo tờ Sohu, vào thời cổ của Trung Quốc, trong quan niệm của người Trung
Quốc, về mặt lịch sử, ông “lộc” có thân thế khá phức tạp Ông “lộc” thường được
đánh đồng với than tài, đều là biểu tượng của tiền bạc, phú quý (Tôn Văn, 2021)”
Trong văn hóa Trung Hoa có phong tục thờ Tam Đa (Tam đa có nghĩa là đa Phúc,
Bnd?
đa “lộc” và đa Tho) đó là những lời chúc nhau may mắn, hạnh phúc và sức khỏe.Cho đến nay, việc trưng thờ tượng ba ông Phúc - “lộc” - Thọ khá phổ biến trong cácgia đình Việt để cầu mong ba điều cơ bản trong cuộc sống tốt đẹp là: Những điềulành, con cái (Phúc), sức khỏe, tuôi thọ (Thọ) “lộc” nằm ở vị trí trung tâm trong Tam
Đa và đại diện cho sự thịnh vượng, may mắn trong cuộc sông Tranh thư pháp chữ
“lộc” tiếng Trung và tiếng Việt được nhiều người treo trong nhà với mong muốn có
À 39
tài “lộc” đên nhà, có cuộc sông sung túc, đây đủ, âm no Tượng ông “lộc” trong văn
hóa Việt được tac hình là một vị quan với day đủ lễ phục áo mũ, cân đai, thé hiện
^ c1rang làm quan at có “lộc”, “lộc” gan với chức quan (Dương Thị Hồng Nhung, 202323:
Trang 19Đối với người Việt, chữ “lộc” là biểu tượng cho sự thịnh vượng, tài “lộc” dồidào, may mắn, tốt lành và đó cũng là mong muốn của đời người để có được hạnhphúc Chính vì thế, vào dip đầu năm mới, người Việt thường treo tranh chữ “lộc”trong nhà dé mong tai “lộc” đến với mình Tục lệ hái “lộc” vào ngày đầu xuân nămmới có ý nghĩa là đem tài “lộc”, may mắn về nhà “lộc” cũng là một biểu tượng thịnhvượng trong phong thủy được nhiều người sử dụng trong các vật dụng trang trí cho
phòng khách, văn phòng của mình Như vậy, trong văn hóa, “lộc” có nghĩa là quan
“lộc”, thịnh vượng, may man, tài “lộc”, sung túc, 4m no, dia vị
Hiện nay, qua nhiều đời lưu truyền cũng như sự thay đổi trong xã hội, văn hóa,đặc biệt là nền kinh tế thị trường, ý nghĩa của chữ “lộc” cũng được hiểu rộng hơn,phức tạp hơn Đối với không ít người Việt, “lộc” không chỉ đại diện cho quan “lộc”
mà còn đại diện cho của cải, địa vị xã hội “lộc” có thê là cả những của cải vật chất
có được một cách tương đối dễ dàng, như một sự may mắn, không chỉ là thành quả
từ lao động chân chính mà nhiều khi trong quá trình giải quyết công việc được “biếu”,được “cảm ơn” do “tạo điều kiện” thậm chí do bỏ qua lỗi vi phạm của ai đó và được
họ cảm ơn Vi dụ như, một cảnh sát giao thông phát hiện một người vi phạm khi sử dụng phương tiện giao thông lưu thông trên đường Đúng ra người đó phải bị xử lý theo luật nhưng người vi phạm nai nỉ xin, người cảnh sát giao thông thương tình, bỏ
qua lỗi vi phạm, nghĩa là không xử lý nữa Vì điều này, người vi phạm đã cảm ơn,biếu anh cảnh sát giao thông một ít tiền, gọi là dé uống cốc nước Tiền biếu này, đối
với không ít người cũng được xem là “lộc”.
Trang 20Theo từ điên tiêng Việt trực tuyên (vtudien.com)TM, quan niệm được hợp thành
từ hai chữ, quan là nhìn xem và niệm là suy nghĩ Quan niệm là cách hiệu riêng của một người về một sự vật, một vân đê.
x A
5, quan niệm là cách nhận thức, đánh giá về
Theo từ điển tra từ (tratu.soha.vn
một van dé, một sự kiện
Theo từ điển tiếng Việt phd thông của Viện Ngôn ngữ học (2011)?5, quan niệm
là cách suy nghĩ, nhận định về một vấn đề nào đó của cá nhân hay một nhóm nào đó.Tổng hợp lại, có thé hiểu quan niệm là cách hiểu, nhận định, nhận thức của conngười về một sự vật, van đề, hay sự kiện nào do
1.1.3 Khái niệm quan niệm về “lộc”
Kết hợp các khái niệm ở trên, có thé hình thành khái niệm quan niệm vé “lộc ”
là cách hiếu, nhận thức vé sự tốt lành liên quan đến giá trị vật chất (quan “lộc”,bong “lộc”, tài “lộc ”, thịnh vượng, sung túc ) mà con người có được do may mắnhoặc được ghi nhận và chúng ảnh hưởng đến ng xử của ho trong nhiều moi quan
hệ xã hội.
Khái niệm này có đặc điểm:
- Quan niệm về “lộc” có ban chất là nhận thức, cách nghĩ, sự hiểu của conngười về “lộc”
“lộc” là những gi gọi là tốt lành liên quan đến vật chat mà con người cóđược do may mắn hoặc do được ghi nhận mà có
- Quan niệm này mang tính chủ quan, phản ánh cách nhìn nhận về một hiện
tượng xã hội của con người.
- Quan niệm này ảnh hưởng đến hành vi, ứng xử của con người, ít nhất là
trong quan hệ với “lộc”.
4https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-quan%20ni%E1%BB%87m
25 http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Quan_ni%E1%BB%87m
26 Viện Ngôn ngữ học (2011) Từ điền tiếng Việt phô thông NXB Phuong Đông.
Trang 211.1.4 Biểu hiện của quan niệm về “lộc”
Quan niệm về “lộc” trong xã hội ngày nay phức tạp, ngoài nghĩa truyền thốngcòn có nhiều nghĩa khác Điều này được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều kí giả phản ánh(Tùng Long,” Nguyễn Đước?°, Lê Nam”, Phan Thị Huong”® ) Dé khảo sát thựctrạng quan niệm về “lộc” ở người dân, nhóm nghiên cứu xác định quan niệm nàygồm 4 thành phần (yếu tố, biểu hiện) chính sau đây
1, Thứ nhất, nhận thức “lộc” là giá tri vật chất có được một cách hợp pháp: tài
sản, ưu đãi do có công lao được nhà nước ghi nhận, tặng thưởng, gặp may
2, Thứ hai, nhận thức “lộc” là giá trị vật chất có được một cách không hợp pháp:phong bì cảm ơn“, thậm chí tiền „bôi trơn“
3, Thứ ba, nhận thức “lộc” bao gồm giá trị tinh thần và xã hội: bằng cấp, họcvấn, địa vị xã hội
4, Thứ tư, ứng xử với “lộc” Hành vi của người dân trong quan hệ với “lộc”:
^ x3? 33 9966
cầu “lộc”, xin “lộc” ở đền chùa, hái “lộc” đâu xuân, thậm chi cướp “lộc”
1.2 Khai niệm thái độ đối với tham nhũng
1.2.1 Khái niệm thái độ
Thái độ là một thuộc tính xã hội của con người, có tầm quan trọng đặc biệt đốivới hành vi, được hình thành do tri thức, do quá trình tiếp nhận các giá trị văn hóa xãhội, để phản ứng (ủng hộ/ có thiện ý hay phản đối/ có ác cảm) với một vật, sự việc,hay con người, nhóm người cụ thé Thái độ là đối tượng nghiên cứu của một số ngành
27 Tùng Long (2017), Nhà nghiên cứu văn hóa “dau dau” trước hiện tượng cướp “lộc” ở đền Gióng Nguồn: https://dantri.com.vn, ngày 03/02/2017.
28 Nguyễn Đước (2023), Nghĩ về "văn hóa phong bì" Nguồn 20230726215410165.htm Ngày 27/7/2023
https://nld.com.vn/ban-doc/nghi-ve-van-hoa-phong-bi-29 Lê Nam (2017), Tranh cướp “lộc” là một 'nét văn hóa cần bảo ton?, Nguồn mot-net-van-hoa-can-bao-ton-185625478.htm Ngay02/02/2017.
htfps://thanhnien.vn/ranh-cuop-loc-la-3° Phan Thi Hương (2017), Ngày xuân, luận về chữ Phúc - “lộc” - Thọ Nguồn hoi/news/ngay-xuan-luan-ve-chu-phuc-loc-tho.html Ngay 23/01/2017.
Trang 22https://hatinh.dcs.vn/van-hoa-xa-khoa học, trong đó có tâm lý học Hiện nay trong tâm lý học ton tại nhiều cách hiệukhác nhau về thái độ.
Cách hiểu thứ nhất xem đề cập đến thái độ như một trạng thái tinh thần bêntrong có xu hướng thể hiện ra bên ngoài qua hành động
Theo Jung (1971)°!, thái độ là sự sẵn sàng hành động hoặc phản ứng theo mộtcách thức nào đó Tương tự, Allport (1935)?? cho răng thái độ là trạng thái tinh thần(mental) hoặc thần kinh của sự sẵn sàng, được hình thành thông qua kinh nghiệm,định hướng hoặc ảnh hưởng đến phản ứng của cá nhân đối với tất cả các đối tượng
và tình huống có liên quan Do là xu hướng phan ứng với một số đối tượng, với một
số tình huống, hoặc thé hiện sự sẵn sàng hành động trong những tình huống đó Ajzen
& Fishbein (1977)33 cho rang thái độ liên quan đến một số khía cạnh của thé giới cá
nhân, do đó cách một người phản ứng với môi trường xung quanh được gọi là thái
độ của ho New Come cũng đưa ra cách hiểu thái độ là tâm thé sẵn sảng hành động.Conner & Armitage (1998)°“ cho rang thái độ là một chức năng của niềm tin mangtính hành vi (behavioral belief) của con người, đại diện cho kết quả hoặc các thuộctính nhìn thấy được, nhận thức được (perceived outcomes) của hành vi Theo các tacgiả này, điều chung nhất của các thuật ngữ trên đó là tính hướng đến hành vi của
chúng Thái độ, mặc dù là trạng thái bên trong của con người, nhưng nó không đơn
giản chỉ là những giá trị, những cảm xúc, những đánh giá ân mình bên trong nộitâm và nó có xu hướng được bộc lộ ra bên ngoài Có thể thấy, các tác giả này xemxét thái độ từ góc độ là trạng thái bên trong của chủ thể, có xu hướng bộc lộ ra bênngoài bằng hành vi, một trạng thái sẵn sàng hành động trước các tình huống đặc thù
3! Jung, C.G., 1971 Psychological Types In Collected Works Princeton, NJ: Princeton University Press
3 Allport, G.W (1935) Attitudes In Murchison C., Worcester, M.A ed A Handbook of Social Psychology Clark
Trang 23Từ dién tiếng Việt của Hoàng Phê (2000) cũng giải thích một cách tương tự:Thái độ là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hànhđộng) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay đối với sự vật nào đó, một vẫn đề, một tình
hình”Š.
Cách hiểu thứ hai, thái độ được sử dụng như là một chùm các biểu hiện chungbao gồm các khái niệm như sở thích, cảm xúc, tình cảm, niềm tin, kỳ vọng, đánh giá,thâm định, các giá trị, nguyên tắc, ý kiến, và ý định (Bagozzi, 1994a?5: 1994b3”)
Theo hướng này, thái độ được xem như sự đánh giá Ví dụ, Larsen và Lê Văn Hảo
(2010) hiểu thái độ là “một phản ứng mang tính chất đánh giá tích cực hay tiêu cựcđối với một đối tượng nào đó”33, Myers, D.G (2010) xem "thái độ là những phanứng mang tính đánh giá ủng hộ hay phản đối cái gì đó hoặc ai đó - thường bắt nguồn
từ các niềm tin của họ - thê hiện ở cảm xúc và dự định hành vi (Myers, 2010, tr.124)°?.Hay như Malhotra (2005)*° cho rằng thái độ là đánh giá tông hợp về đối tượng và
suy nghĩ Trong khi đó, Baron & Byrne (1984)?! xác định thái độ là một cụm tương
đối ôn định gồm cảm xúc, niềm tin, và xu hướng hành vi đối với một người, một đốitượng, ý tưởng, hay một nhóm cụ thể
Cách hiểu thứ ba xem xét thái độ không phải là đánh giá mà là cảm xúc của cánhân đối với một đối tượng nào đó Theo Bern (19703, thái độ là sự thích hay khôngthích một sự vật hoặc một người nào đó Theo quan điểm này thì thái độ là nhữngxúc cảm của cá nhân đối với đối tượng cụ thể, và những xúc cảm đó có vai trò địnhhướng hành vi trong những tình huống nhất định Cũng theo quan điểm này, cảm xúc
35 Hoàng Phê (2000) Tir điển tiếng Việt, Tái bản lần thứ 2 NXB Từ điển Bách khoa.
3 Bagozzi, R.P ed., (1994a) Advanced Methods of Marketing Research, Oxford: Blackwell Business.
37 Bagozzi, R.P ed., (1994b) Principles of Marketing Research, Oxford: Blackwell Business
38 Larsen, K.S và Lê Van Hảo (2010), Tam ý học xã hội, NXB Từ điển bách khoa, tr.124.
3° Myers, D.G (2010) Social Psychology (Chapter 4: Behaviour and attitudes) McGraw-Hill Higher Education 4° Malhotra, N.K (2005) Attitude and affect: new frontiers of research in the 21st century Journal of Business
Research, 58(4), pp.477-482
4! Baron, R.A & Byrne, D., (1984) Social psychology understanding human interaction, Boston: Allyn & Bacon
Trang 24có sự thống nhất với hành vi: nó định hướng chủ thé có những hành vi tương ứng với
trạng thái cảm xúc.
Ngoài ra còn có những quan điểm khác, vi dụ Rokeach (19683 coi thái độ cóliên quan chặt chẽ với hệ thống giá trị của mỗi cá nhân, tổ chức
Có thé thấy, dù cách diễn đạt có khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, trọng tâm
vấn đề có khác nhau, nhưng các cách hiểu trên về thái độ có những điểm chung là:thứ nhất, thái độ là trạng thái bên trong của chủ thê và thứ hai, thái độ mang tínhhành vi hay nói khác di, có xu hướng được bộc lộ ra bên ngoài băng hành vi
Nhu vậy, (hái độ là trạng thai tâm lý bên trong như sự đánh giá, trạng thai camxúc, giá trị của cả nhân về đối tượng nào đó và có xu hướng được biểu hiện ra
bên ngoài thông qua hành vi.
- _ Cầu trúc của thái độ
Hiện nay đang tồn tại nhiều mô hình về thái độ với câu trúc khác nhau Trong
đó mô hình phô biến được áp dụng nhất là cau trúc 3 thành phan của thái độ Dướiđây sẽ giới thiệu một số lý thuyết khác nhau về cấu trúc 3 thành phần của thái độ.+ Cấu trúc thái độ ba thành phan của Rosenberg
Mô hình ba thành phần của thái độ gồm cảm xúc, nhận thức và hành vi cô điển
do Rosenberg M.J và Hovland đề xuất năm 1960“ Theo đó, ba thành phan naythống nhất với nhau tạo nên thái độ Các thành tố trên tùy theo từng đối tượng vàtình huống sẽ có vai trò chủ đạo và chi phối thái độ của cá nhân một cách khác nhau
và các thành tố này mang tính thống nhất cao, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thểhiện sự nhất quán giữa nhận thức, xúc cam và hành vi
+ Cấu trúc thái độ ba thành phan của Spooncer
43 Rokeach, M (1968) A Theory of Organization and Change Within Value-Attitude Systems Journal of social issues.
Volum 24, number 1.
# Rosenberg, M J and Hovland, C I (1960) Cognitive, Affective and Behavioral Components of Attitudes In M J.
Rosenberg, C I Hovland (eds.), Attitude Organization and Change: An Analysis of Consistency Among Attitude
Trang 25Xuc cam Nhận thức
Hanh vi
Hình 1, Mô hình thái độ ba thành phần của Spooncer (1992)
Spooncer (1992)* đề xuất mô hình 3 thành phan của thái độ gồm cảm xúc (théhiện ở phát biểu thành lời về cảm xúc của mình); Niềm tin (phản ứng về mặt nhậnthức, thể hiện ở phát biểu thành lời về niềm tin của mình) và Hành vi (hành vicông khai, thé hiện ở phát biểu thành lời về dự định hành động trước các kích thích
từ môi trường) Các thành phần này có liên quan chặt chẽ với nhau
Cấu trúc thái độ 3 thành phần cảm xúc - nhận thức - hành vi còn gọi là mô hình
ABC (Affect - Behavior - Cognition).
Đây là mô hình tương đối phổ biến trong tâm lý hoc xã hội Trên cơ sở tổnghợp, Schiffman & Kanuk (2004)** cho rằng thái độ được xây dựng xung quanh bathành phần: Nhận thức (niềm tin), Cảm xúc (các cảm nhận), và Hành vi
@ Nhận thức
Thái độ
1 Hành vi
Hình 1.2: Mô hình thái độ ba thành phan của Schiffman va Kanuk (2004)
45 Spooncer, F., (1992) Behavioural studies for marketing and business, Leckhampton, UK: Stanley Thornes
Trang 26Thành phần cảm xúc là những phản ứng cảm xúc (thích/ không thích) đối vớiđối tượng.
Thành phần hành vi là xu hướng phản ứng bằng hành vi công khai, có lời hoặckhông lời, bao gồm các hành động hoặc các phản ứng quan sát được của cá nhân.Thanh phan nhận thức là ý kiến đánh giá của cá nhân (tin hay không tin) vềđối tượng
Ba thành phan này có liên quan chặt chẽ với nhau và có sự 6n định tương đối
Sự kết hợp của 3 thành phan này theo tính chất đương tinh hay âm tính của các thànhphần này tạo ra những sắc thái khác nhau của thái độ Những thái độ khác nhau của
cá nhân là một cấu trúc logic, các thành phần trong cấu trúc liên quan chặt chẽ vớinhau, trong đó sự thay đổi một thành phan dẫn theo sự thay đổi của các thành phankhác Đó cũng là lý do khiến việc thay đổi thái độ là không dễ dàng, bởi trong sựthay đổi đòi hỏi phải xây dựng lại một loạt các thành phần khác
1.3 Khai niệm tham những
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng (Quốc hội, 2018)” thamnhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
đó vì vụ lợi Trong đó:
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bé nhiệm, do bau cử, do tuyển dung,
do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương,được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trongkhi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong
cơ quan, đơn vi thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, ha sĩ quan nghiệp vụ, sĩ
Quốc hội (2018) Luật phòng, chống tham nhũng Luật số 36/2018/QH14 ban hành ngày 20/11/2018 https://vanban.chinhphu vn/?pageid=27 1 60&docid=206104&classid=1 &typegroupid=3
Trang 27quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân;
+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiỆp;
+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tô chức;
+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn
trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạnnhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng
Nhu vậy, tham những là hành vi lợi dung chức vu, quyên hạn hưởng lợi ích vậtchất và phi vật chất trải pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể,
cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tô chức
- Các loại hành vi tham những
Điều 2, khoản 9, 10 Điều 3 Luật Phòng, chống tham những 2018 (Quốc hội,
2018) qui định các loại hành vi tham nhũng như sau.
Các hành vi tham những trong khu vực nha nước do người có chức vụ, quyềnhạn trong cơ quan, tô chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hồi lộ:
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ
lợi;
+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục
lợi;
+ Gia mao trong công tác vì vu lợi;
+ Dua hối lộ, môi giới hồi lộ dé giải quyết công việc của cơ quan, tô chức,
đơn vi hoặc địa phương vì vụ lợi;
Trang 28+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;+ Nhũng nhiễu vi vụ lợi;
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ,công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền han dé bao che cho người có hành vi vi phạmpháp luật vì vu lợi; can trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giảm sat, kiểm tra,thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ,
quyên hạn trong doanh nghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội
Doanh nghiệp, t6 chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tô chức không
thuộc trường hợp trên.
48 Quốc hội (2020) Luật doanh nghiệp, Luật số 59/2020/QH14 của Quốc hội, ban hành ngày 17-06-2020 https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27 1 60&docid=200447
Trang 29Nhu vây, ¿hái độ đối với tham những là trạng thái tâm lý bên trong như sự đánhgiả, niễm tin, trạng thái cảm xúc, giá trị, xu hướng hành vi của cả nhân về hành vilợi dụng chức vụ, quyên hạn hưởng lợi ích vật chất và phi vật chát trái pháp luật,gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúngđắn của các cơ quan, tô chức
Đặc trưng của thái độ này là:
+ Trạng thái tâm lý bên trong (đánh giá, niềm tin, cảm xúc, giá trị) và có xuhướng thê hiện qua hành vi;
+ Thái độ là trạng thái có thể có hướng (tích cực, tiêu cực);
+ Thái độ này hướng đến hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì lợi ích của cánhân và vi phạm lợi ích của các tô chức, cá nhân khác
- _ Biểu hiện của thái độ đối với tham những
Từ sự phân tích trên, có thé xác định những biểu hiện (yếu tố) cơ bản của thái
độ của người dân đối với tham nhũng như sau:
- Nhận thức của người dân về tham nhũng;
- Đánh giá của người dân về tham nhũng:
- Cảm xúc của người dân đối với tham nhũng;
- Ứng xử của người dân với tham nhũng
1.3 Khái niệm múi liên hệ giữa thái độ đối với tham nhũng và quan niệm
về “lộc”
- Khải niệm mối liên hệ
Múi liên hệ hay mối quan hệ là một cụm từ khá phổ biến được sử dụng rộng
rãi trong nhiều ngành khoa học khác nhau cũng như trong cuộc sống đời thường Từđiển Tiếng Việt năm 2007 do Hoàng Phê”? chủ biên giải thích “quan hệ là sự gắn liền
4° Hoàng Phê (2007), Từ điển tiếng Việt NXB Da Nẵng, tr.1240
Trang 30về mặt nào đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có thay đôi, biếnđôi thì có thé tác động đến sự vật kia”.
Theo từ điển Tâm ly học do Vũ Dũng (2000)°° chủ biên, mối quan hệ là mốithiện cảm lẫn nhau của các khách thé và các thuộc tính của khách thé đó
Như vậy, moi liên hệ là sự tác động qua lại lan nhau, chỉ phối, ảnh hưởng và
phụ thuộc lan nhau hoặc là sự gắn liền với nhau về mặt nào đó giữa hai hay nhiễuyếu tô trong thé giới khách quan
- Khái niệm mỗi liên hệ giữa quan niệm về “lộc” và thái độ đối với tham
những
Tổng hợp các khái niệm phía trên có thé hiểu mới liên hệ giữa quan niệm về
“lộc ” và thai độ đối với tham những là sự tác động qua lại và chỉ phối lan nhau giữacách hiểu, nhận thức vé sự tốt lành liên quan vat chất (quan “lộc ”, bồng “lộc”, tai
“lộc”, thịnh vượng, sung túc ) mà con người có được do may mắn hoặc được ghinhận và sự đánh giá, niềm tin, trạng thái cảm xúc, giá trị, xu hướng hành vi của
cá nhân về hành vi lợi dụng chức vụ, quyên hạn hưởng lợi ích vật chất và phi vậtchất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thé, cá nhân, xâmphạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức
Về bản chất, đây là mối liên hệ giữa hai phạm trù tỉnh thần (quan niệm và tháiđộ) của mỗi cá nhân phản ánh đời sống tâm lý của cá nhân trước các hiện tượng nảy
sinh trong xã hội.
Mối quan hệ này có thé thé hiện qua sự tác động qua lai lẫn nhau (nhận thức
tích cực/ tiêu cực về “lộc” có thể tác động đến thái độ tích cực/ tiêu cực đối với hành
vi tham nhũng và ngược lại, thái độ tích cực/ tiêu cực đối với hành vi tham nhũng cóthé dẫn đến nhận thức tích cực/ tiêu cực về “lộc”) Trong bối cảnh nghiên cứu khoahọc, mối liên hệ được đánh giá qua các phép thống kê và giới hạn ở tác động 1 chiều
5 Vũ Dũng (Chú biên) (2000), Từ điển Tâm lý học NXB Từ điền bách khoa, tr.484.
Trang 31hay tác động tương hỗ tùy thuộc vào thiết kế nghiên cứu thu thập dữ liệu 1 lần hay 2lần trở lên Các phép thống kê cũng cho phép giới hạn mối liên hệ này ở góc độ tìmkiếm mỗi tương quan tức là mối quan hệ đồng thời giữa hai biến số.
1.2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Tổ chức nghiên cứu
1.2.1.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận
- Muc đích Nghiên cứu lý luận được thực hiện nhằm xây dựng khái niệmcông cụ và hệ thống hóa các luận điểm lý thuyết về mối liên hệ giữa quan niệm về
“lộc” và thái độ đối với tham nhũng, trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận, địnhhướng cho nghiên cứu thực tiễn
- Noi dung
+ Tổng quan tài liệu đã công bố về kết qua các nghiên cứu đã được thực hiệntrong nước và quốc tế về quan niệm về “lộc”, về tham nhũng, thái độ đối với thamnhũng, từ đó chỉ ra những khoảng trống cần nghiên cứu
+ Xây dựng khái niệm cơ bản của đề tài là quan niệm về “lộc”, thái độ đối vớitham nhũng và mối liên hệ giữa quan niệm về “lộc” và thái độ đối với tham nhũng.1.2.1.2 Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn
- Mục đích
Thu thập thông tin từ thực tiễn về vấn đề nghiên cứu một cách tin cậy và xác
thực đê giải quyết các vân đê nghiên cứu đặt ra.
- Noi dụng
+ Chon mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này có 3 mẫu nghiên cứu: mẫu của phương pháp điều tra
bang bảng hỏi, mau phỏng vân và mau thực nghiệm.
Mẫu của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi gồm 214 người dân, đang sinhsống và làm việc ở Hà Nội, được chọn theo nghuyên tắc thuận tiện và ngẫu nhiên, ở
độ tuôi 23 đến 67, tudi trung bình là 38,1 Một số đặc điểm của mẫu khách thể củaphương pháp điều tra bằng bang hỏi được thể hiện ở bảng 1
Trang 32Mẫu thực nghiệm gồm 30 người dân đến từ Hà Nội và Nghệ An, chọn theonguyên tắc thuận tiện và ngẫu nhiên Người cao tuổi nhất 80, nhỏ nhất 17 Mẫu thựcnghiệm có trình độ học vấn đa dạng, từ chưa tốt nghiệp trung học phổ thông đến tiễnsỹ; thuộc nhiều thành phần khác nhau: cán bộ viên chức nhà nước: 2 người, học sinh-sinh viên: 10 người, nông dân: 6 người; kinh doanh: 4 người và hành nghề tự do: 8
nguoi.
Bảng 1.1 Đặc điểm của mau khách thé của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đặc điểm Sô lượng Tỷ lệ% Nam 88 41,1 Giới tính Nữ 113 52,8
Không có nghé ôn định 29 13.6 Nghề Công nhân và nông dân 30 14
Kinh doanh 24 10,7
Viên chức, công chức 58 27,1 Nghề khác 74 34,6
Tông 214 100
Tín ngưỡng Không tín ngưỡng 143 66.8
Công giáo 28 13.1 Phat giáo 41 19.2
Khac 2 0.9
Tong 214 100
Mau của phương pháp phỏng van gồm 27 người, trong đó 22 người đượcphỏng vân vê cảm xúc đôi với tham nhũng và 5 người vê những câu hỏi nảy sinh
Trang 33trong quá trình phân tích đữ liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.Mẫu phỏng van gồm: 3 sinh viên, 2 lao động tự do, 3 tiểu thương, 3 nhân viên công
ty cổ phan, 3 viên chức, 1 nông dân, 1 kỹ sư xây dựng, 2 công nhân, 3 doanh nhân,
2 cán bộ tô dân phó, 4 cán bộ, viên chức nghỉ hưu.
+ Xây đựng bộ công cụ nghiên cứu
Công cụ chính dùng để thu thập thông tin là bảng hỏi Ngoài ra còn có phiếuphỏng van và I bộ phong bao mừng tuổi được mua trên thị trường trong dip tết Quy
Mão.
+ Thr nghiệm bộ công cụ
Trước khi tiễn hành điều tra chính thức, bảng hỏi đã được hỏi thử trên 30 ngườidân Quá trình hỏi giúp nhóm nghiên cứu hiệu chỉnh cách diễn đạt và đánh giá về
độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi Trên cơ sở đó loại bỏ hoặc chỉnh sửa những
nhận định (item) chưa đạt yêu cầu
+ Điểu tra Việc điều tra được thực hiện trực tiếp, theo nhóm hoặc cá nhân, tùytừng trường hợp Trong trường hợp điều tra theo nhóm thì số lượng nhóm không quá
20 người Trong mọi trường hợp, cá nhân hay nhóm, đều có thành viên nhóm nghiêncứu trực tiếp hướng dẫn, nêu đề nghị và giải đáp thắc mắc của người trả lời (nếu có)
Trung bình thời gian trả lời bảng hỏi khoảng 9 phút.
+ Nhập và phân tích dữ liệu: Dữ liệu sau khi thu thập về được làm sạch, mã hóa,nhập vào phần mềm va tính toán Phan mềm SPSS 22 được sử dụng dé phân tích dữ
liệu định lượng
+ Viết báo cáo: Từ kết quả phân tích đữ liệu, thành viên nhóm nghiên cứu theo
sự phân công tiến hành viết báo cáo về kết quả nghiên của đề tài
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu
1.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn ban tài liệu
Trang 34- Mục đích: Hệ thông hóa tài liệu nhằm tổng quan tài liệu và xây dựng cơ sở
lý luận cho đề tài nghiên cứu
- Nội dung: Tìm kiêm tài liệu, tóm tắt tài liệu, phân tích và tong hợp
- Phương pháp Tài liệu được tìm kiếm từ hai nguồn chính: thư viện và cáccông thông tin điện tử (Chính phủ Gov.vn, Google scholar, Research gate và
Pubmed).
1.2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Muc đích: Thu thập dữ liệu về thực trạng quan niệm về “lộc”, về thái độ đối
với tham nhũng.
- Nội dung : Bảng hỏi gồm 3 phan (phụ lục 1):
- Phan thứ nhất dùng dé thu thập thông tin nhân khẩu xã hội của cá nhân nhưgiới tính, tuổi, trình độ vấn, nghề nghiỆp v.v
+ Phan thứ hai — thu thập thông tin về thực trạng quan niệm về “lộc” Phầnnay gồm 15 câu (item), tập trung vào 4 biéu hiện (biến, yếu tố) của quan niệm về
4, Ung xử với “lộc” Yếu tố này gồm 3 item: 14, 15 và 16
+ Phan thứ ba — thu thập thông tin về thực trang thái độ đối với tham nhũng.Phần này gồm 11 câu, tìm hiểu về các biểu hiện (yếu tố, biến) của thái độ đối vớitham nhũng bao gồm:
Trang 351, Nhận thức về tham nhũng gồm 4 câu: 1, 2, 3 và 4.
2, Đánh giá về tham nhũng ở Việt Nam gồm 3 câu: 5, 6 và 7
3, Ứng xử với tham những gồm 4 câu: 8, 9, 10 và 11 Mỗi câu ở yếu tố này gồmnhiều câu nhỏ, thực chất là những tình huống ứng xử cụ thể mà người dân có thê đãgặp trong cuộc sống Chủ đề của mỗi tình huống này như sau: câu 8 — lên án thamnhũng, câu 9 — đưa hối 16; câu 10: nhận hối lộ và câu 11 — tố cáo tham nhũng.+ Phương án trả lời và mã hóa bằng điểm số: Với mỗi câu đều có 5 phương ántrả lời tương ứng với 5 mức diém số: 1 — Hoàn toàn đồng ý (hoàn toàn sai); 2 — Phannhiều không đồng ý (phan nhiều sai); 3 — nửa đồng ý, nửa không đồng ý (phân vân);
4 — Phần nhiều đồng ý (Phần nhiều đúng); 5 — Hoàn toàn đồng ý (Hoàn toàn đúng)
- Độ tin cậy cua các thang do
+ Thang do thuc trang quan niém về “lộc” có độ tin cậy (hệ số Cronbach'sAlpha) là 0,843 va độ tin cậy của mỗi item (Cronbach's Alpha if Item Deleted) không
lớn hơn độ tin cậy chung.
+ Thang đo thực trạng thái độ đối với tham nhũng có độ tin cậy (hệ séCronbach's Alpha) là 0,735 và độ tin cậy của mỗi item (Cronbach's Alpha if Item
Deleted) không lớn hơn độ tin cậy chung (phụ lục 2).
Trang 36- Muc đích: Thu thập thông tin về thực trạng xu hướng ứng xử với “lộc” ở ngườidân.
- Nội dung; Đề nghị nghiệm thé chọn 1 trong 4 phong bao lì xì đầu năm mới,giống nhau về màu sắc, kích cỡ, họa tiết trang trí nhưng chữ trên bao lí xì khác nhau.Trên bao lì xì thứ nhất in chữ “Phúc”, bao lì xì thứ hai - chữ “lộc”, bao lì xì thứ ba -
chữ “Anh khang thịnh vượng” và trên bao lì xì thứ 4 - chữ “Chúc mừng năm mới”.
Nghiệm thê được cho biết tờ tiền giấy trong 4 bao lì xì có mệnh giá giống nhau (thực
tế mệnh giá là 10.000 hoặc 20.000 đồng) Nghia là yếu tô quyết định sự lựa chọn ởđây là chữ In trên bao li xì và trạng thái tinh thần của nghiệm thé Thực nghiệm đượcthực hiện trong khoảng thời gian từ 01/1 đến 10/01 tết Quý mão (2023)
- Cách tiễn hành: trực tiếp và với riêng từng nghiệm thể
1.2.2.4 Phương pháp phỏng van
Ở đề tài này, phương pháp phỏng vấn được sử dụng trong hai trường hợp.-Trường hợp thứ nhất nhằm thu thập thông tin về cảm xúc của người dân trướchành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyên hạn Ở trường hop này, người tiễnhành phỏng vấn, sau khi hỏi người được phỏng vấn có nghe tin hay bàn luận, haysuy nghĩ về hành vi tham những của người có chức vụ quyên hạn trong thời gian qua.Nếu có dé nghị họ cho ÿ kiến về những cảm xúc được nêu ra Có 9 cam xúc: buôn,
lo lang, bi quan, tức giận, phan nộ, chán nan, không hài lòng, bức xúc và ghê tom.Theo Daniel Golman (1996)*!, các cảm xúc tức giận, bức xúc, phan nộ, ghê tom vàkhông hài lòng mang theo nhiều năng lượng, do đó chúng kích thích con người hànhđộng, song chúng cũng tức chế tư duy, lý trí của con người Các cảm xúc này tạothành nhóm “kích thích hành động” Những cảm xúc còn lại gồm buôn, chán nản,
bi quan và lo lắng thường làm triệt tiêu năng lượng vì vậy kim hãm con người hành
>! Daniel Golman (1996), Trí tuệ xúc cảm, ND Phương Thúy, Minh Phương và Phuong Linh, Nxb Tri thức, Hà Nội
2007.
Trang 37động, tạo thành nhóm cảm xúc “kim hăm hành động” Với mỗi cảm xúc, người trảlời có thé thể hiện ý kiến qua I trong 5 phương án:1,Rất không đúng, 2, Đúng phannhỏ, 3, Nửa đúng, nửa không (khó trả lời, cảm xúc lẫn lộn), 4, Đúng, 5, Rất đúng.Sau đó người phỏng vấn thu thập một SỐ thông tin cá nhân, cảm ơn và nhận xét thái
độ của người trả lời phỏng vấn (xem phụ lục 2- phiếu trả lời phỏng vẫn về cảm xúc).Trong quá trình phỏng van, trừ 1 người từ chối, còn lại 22 người đều có thái độvui vẻ, thoải mái và thiện chi.
Kết quả thu được được xử lý bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS 22
- Trường hợp thứ hai, phỏng vẫn sâu với mục đích làm rõ hơn về mối liên hệ
A A 99giữa quan niệm về “lộc” và thái độ đối với tham những ở một số kết quả thu được từphương pháp điều tra bằng bảng hỏi Cụ thé nội dung phỏng vấn như sau:
1, Người ở độ tuôi từ 17-35 có khuynh hướng lên án tham nhũng mạnh hơn
(tai sao).
2, Người ở độ tuôi trên 60 có khuynh hướng đề cao “lộc” hơn (tại sao)
3, Người có hoc van cao có khuynh hướng chấp nhận tham nhũng (tai sao)
4, Tham nhũng về tình dục bị lên án mạnh nhất (tại sao)
BK 99
5, Tâm lý (văn hóa) cau “lộc” của người dân có liên quan đến hành vi tham
nhũng hay không.
Mẫu phỏng van sâu gồm 5 người dân, 4 đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội,
1 ở Nghệ An, được chọn theo nguyên tắc thuận tiện; người ít tuổi nhất 35, người caotuổi nhất 67, trong đó 1 người làm nghề xây dựng (thợ xây), 1 — viên chức nhà nước;
1 — cán bộ tổ dân phố, 1 — công chức trong ngành công an đã nghỉ hưu và 1 doanhnhân (chủ thầu xây dựng) Cách thức tiến hành: phỏng vấn trực tiếp
1.2.2.5 Phương pháp thong kê toán học
- Thống kê mô tả Các tham số thống kê mô ta được sử dụng gồm số lượng,tần suất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn
Trang 38- Phân tích so sánh
- Các phép phân tích so sánh được sử dụng là kiểm định T-test, one-way anova,phép so sánh cặp đôi Paired-Sample T-Test và Kiểm định Chi bình phương d- Phân
tích tương quan: phép phân tích tương quan Pearson
- Phân tích hồi quy đơn và bội
Tóm lại, các nhiệm vụ nghiên cứu lý luận đã được hoàn thành, các khái niệm công cụ đã được xây dựng một cách khoa học; các phương pháp nghiên cứu được sử
dụng phù hợp với nội dung nghiên cứu, quá trình tổ chức nghiên cứu được thực hiện
bài bản, hợp lý.
Trang 39Chương 2
NGHIÊN CỨU THUC TIEN2.1 Thực trạng quan niệm về “lộc” ở người Việt
2.1.1 Thực trạng các yếu tố của quan niệm về “lộc” ở người Việt
Dữ liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi sau khi xử lý được
trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1 DTB va DLC của các yêu tô và nhận định của quan niệm về “lộc”
TT Nhận định DTB DLC
“lộc” bao gôm giá tri vật chất có được một cách hop pháp 2,55 0,83
1 | Giá trị vật chất có được một cách dé dàng, may mắn là “lộc” 2,63 1,21
8 | Lao động chăm chi, hợp pháp va có thu nhập tốt — có “lộc” 2,59 1,62
11 | Lao động chăm chỉ, hợp pháp nhưng thu nhập hạn chế, lương thap 2,43 1,34
và ngoài lương ra không có khoản nào khác — không có “lộc”
“lộc” bao gồm giá trị vật chất có được một cách không hợp pháp 1,99 1,10
4 | Tiên được biéu, cảm ơn - là “lộc” 2,29 1,40
6 | Tiền bôi trơn có được từ việc cỗ ý gây khó khăn là “lộc” 1,76 1,23
7 | Tiền được biêu do bỏ qua lỗi vi phạm - là “lộc” 1,93 1,46
9 | Tiên kiếm được nhiêu từ buôn lậu hàng hóa là “lộc” 1,97 1,36
“lộc” bao gom giá trị tinh than, xã hội 2,87 0,96
2 | Giá tri tinh thần, ví dụ niềm vui hay hạnh phúc, có được một cách 2,34 1,34 may man, dé dang là “lộc”
3 | Giá trị khác, vi dụ như chức vụ, địa vị xã hội, có được một cách dé 2,31 1,21
dang, ít thậm chi không cần phan đấu là “lộc”
12 | Gia đình có con cái thành đạt — gia đình đó có “lộc” 3,16 1,47
13 | Một người thang tién nhanh trong xã hội — người đó có “lộc” 2,80 1,34
10 | Một người nhiều lân gặp may — người đó có “lộc” 3,52 1,39 Ứng xứ với “lộc” 3,18 1,33
14 | Chọn công việc có “lộc” 3,43 1,45
15 | Khan cau “lộc”, xin “lộc” ở đền chùa 3,05 1,59
16 | Khan câu “lộc”, xin “lộc” trước bàn thờ tô tiên 3,06 1,54
Trang 40được một cách dé dàng, may mắn từ việc làm hợp pháp không cao DLC cao ở mỗibiến quan sát cho thay ở đây có sự phân tán ý kiến Số liệu thống kê chung cho yêu
tố này như sau:110 ý kiến không đồng ý, chiếm 51,4%; 42 ý kiến đồng ý, chiếm19,63%; 62 ý kiến phân vân, chiếm 28,97% Điều này cho thấy tính phức tạp trongsuy nghĩa của người Việt về “lộc”
- Thuc trạng nhận thức “lộc ” gồm giá trị vật chất có được một cách khônghợp pháp
Với những giá trị vật chất có được dễ dàng từ những việc làm không hợp pháp
có được xem là “lộc” không? Dé trả lời câu hỏi này ở đây đưa ra 4 trường hop:
1, tiền biếu, cảm ơn của khách hàng dành cho những người có chức vụ, quyềnhạn trong quá trình giải quyết công việc;
2, tiền có được nhờ gây khó khăn khi giải quyết công việc;
3, tiền “cảm ơn” do bỏ qua lỗi cho người vi phạm;
4, thu nhập có được từ việc buôn lậu.
Bảng 2.1 cho biết ĐTB chung của các biến này là 1,99 chỉ ở mức đồng ý thấp,nghĩa là phần lớn mẫu khảo sát không cho giá trị vật chất có được từ 4 việc làm trên
”?
là “lộc” Tuy vậy độ lệch chuẩn khá cao (1,10) cho thấy một bộ phận mẫu khảo sát
có ý kiến khác Cụ thé, theo số liệu thống kê, có 59 ý kiến hoàn toàn không đồng ý
đó là “lộc”, chiếm 27,6%; 92 ý kiến đồng ý một phần, chiếm 42,99%; 34 ý kiến nửađồng ý, nửa không đồng ý, 15,89% và 29 ý kiến, chiếm 13,55% đồng ý (trong đó có
9 ý kiến đồng ý ở mức cao)
Như vậy phần lớn mẫu khảo sát không cho giá trị vật chất có được từ những
việc làm không hợp pháp là “lộc” Tuy vậy bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ có
ý kiến khác, thậm chí xem đó là “lộc” Ngoài ra ở đây cũng phát hiện thấy tâm lýchờ đợi được cảm ơn ở một bộ phận người có chức vụ quyền hạn trong khi giải quyếtcông việc hay khi bỏ qua lỗi cho người có vi phạm
A 98
- Thuc trạng nhận thức “lộc” bao gom giá tri tinh than và xã hội