Các vấn đề pháp lý trong DS458 i TBT Điều 2.2: Việc duy trì biện pháp nhãn hiệu của Australia có khả năngđóng góp vào mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng đồng của Australia bằng cách giảmvi
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
Khái quát vụ việc
Tên vụ kiện là DS458: Australia – Một số biện pháp liên quan đến nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và các yêu cầu đóng gói đơn giản áp dụng cho sản phẩm và bao bì thuốc lá
Trong vụ kiện này, nguyên đơn là Cuba và bị đơn là Australia Cơ quan ban hành là Ban Hội thẩm của WTO Thời gian có hiệu lực bắt đầu từ ngày 28 tháng 6 năm
2018 với số hiệu án lệ là WT/DS458/R, sau đây gọi là Báo cáo của Ban Hội thẩm.
Về nội dung cơ bản, các biện pháp đóng gói đơn giản (TPP) của Australia và việc sử dụng Dấu bảo hành của Chính phủ Cuba Chính phủ Cuba phản đối các biện pháp TPP này của Australia, cho rằng chúng vi phạm các quy định của Hiệp định về các Khía cạnh Liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) và Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT).
Bên thứ ba bao gồm Argentina; Brazil; Canada; Chile; Cộng hòa Dominica; Liên minh châu Âu; Guatemala; Honduras; Ấn Độ; Nhật Bản; Hàn Quốc; Malaysia; Mexico; New Zealand; Nicaragua; Na Uy; Philippines; Liên bang Nga; Singapore; Đài Bắc Trung Hoa; Thái Lan; Thổ Nhĩ Kỳ; Ukraine; Hoa Kỳ; Trung Quốc; Nigeria; Indonesia; Peru; Ả Rập Xê Út; Nam Phi; Uruguay; Zimbabwe và Ecuador.
Cuba đưa ra trong yêu cầu tham vấn của vụ kiện DS458 bao gồm các vi phạm liên quan đến Hiệp định TRIPS, Hiệp định TBT, và GATT 1994 Về kết quả vụ kiện, Australia thắng kiện.
1.1.1 Bối cảnh dẫn đến vụ kiện DS458
Australia ban hành Luật Đóng gói Thuốc lá Đơn giản năm 2011 (Tobacco Plain Packaging Act 2011) và các quy định thực thi liên quan: yêu cầu tất cả các sản phẩm thuốc lá phải được đóng gói trong bao bì đơn giản, không có logo, màu sắc thương mại hoặc các yếu tố thương hiệu đặc trưng khác, ngoại trừ tên thương hiệu và tên sản phẩm được in bằng font chữ và kích thước chuẩn định sẵn (sau đây gọi chung là các biện pháp TPP).
Biện pháp này đã gây tranh cãi lớn và bị sự phản đối từ nhiều quốc gia sản xuất thuốc lá vì cho rằng biện pháp đóng gói đơn giản vi phạm các nghĩa vụ của Australia theo các hiệp định WTO, đặc biệt là Hiệp định về các Khía Cạnh Liên Quan đến Thương Mại của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ (TRIPS), Hiệp định về Rào Cản Kỹ Thuật đối với Thương Mại (TBT), và Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).
Ngày 3 tháng 5 năm 2013, Cuba yêu cầu tham vấn với Australia tại WTO về các biện pháp đóng gói thuốc lá đơn giản của Australia Yêu cầu tham vấn này nhằm tìm cách giải quyết tranh chấp về việc Australia thực hiện Luật Đóng gói Thuốc lá Đơn giản 2011 và các quy định liên quan Cuba cho rằng các biện pháp TPP của Australia không phù hợp với một số điều khoản 1 sau: i) Điều 2.1, 2.2 của Hiệp định TBT; ii) Điều 2.1 của Hiệp định TRIPS kết hợp với Điều 6 quinquies của Công ước Paris (1967); iii) Điều 3.1, 15.4, 16.1, 16.3, 20, 22.2(b), 24.3 của Hiệp định TRIPS; iv) Điều 20 của Hiệp định TRIPS; v) Điều 2.1 của Hiệp định TRIPS kết hợp với Điều 10bis của Công ước Paris (1967); vi) Điều III:4, IX:4 của GATT 1994.
Các cuộc tham vấn được tổ chức vào ngày 13 tháng 6 năm 2013 đã không giải quyết được tranh chấp.
Vào ngày 4 tháng 4 năm 2014, Cuba yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm Tại cuộc họp ngày 25 tháng 4 năm 2014, DSB đã thành lập Ban Hội thẩm theo yêu cầu của Cuba.
1.1.2.2 Quá trình Ban Hội Thẩm
Ban Hội Thẩm tiến hành xem xét các lập luận của cả hai bên Cuba lập luận rằng biện pháp đóng gói đơn giản của Australia vi phạm các điều khoản của Hiệp định TRIPS, Hiệp định TBT và GATT 1994 Australia lập luận rằng biện pháp này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
1.1.2.3 Báo cáo của Ban Hội Thẩm
Ngày 28 tháng 6 năm 2018, Ban Hội Thẩm đưa ra báo cáo của mình, kết luận rằng biện pháp của Australia không vi phạm các nghĩa vụ của mình theo các hiệp định WTO và rằng biện pháp này có thể góp phần vào việc cải thiện sức khỏe cộng đồng.
1.1.2.4 Kháng cáo lên Cơ quan Phúc Thẩm
Cuba không kháng cáo báo cáo của Ban Hội Thẩm lên Cơ quan Phúc Thẩm của WTO.
Trong phạm vi bài tóm tắt chỉ nói về vụ kiện DS458 với nguyên đơn là Cuba.Tuy nhiên, nhóm sẽ cung cấp thêm một số thông tin ngoài lề để hiểu rõ hơn về vụ việc, mà không nhằm mục đích tóm tắt vụ kiện DS458 của nhóm Trong vụ kiện vềLuật
1 WT/DS458/1 Đóng gói Thuốc lá Đơn giản 2011 của Australia, sau phán quyết của Ban Hội thẩm, các quốc gia đã kháng cáo (phúc thẩm) bao gồm Honduras và Dominican Republic. Ngày 09 tháng 6 năm 2020, Cơ quan Phúc Thẩm đưa ra báo cáo của mình, đồng ý với kết luận của Ban Hội Thẩm rằng biện pháp của Australia không vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định TRIPS, Hiệp định TBT và GATT 1994.
Vụ kiện DS458 đã trải qua một quá trình tham vấn lâu dài, đã có những vụ xét xử tại Ban Hội Thẩm và kháng cáo lên Cơ quan Phúc Thẩm, với kết quả cuối cùng là Australia không vi phạm các Hiệp định WTO và các Hiệp định khác trong việc áp dụng biện pháp đóng gói thuốc lá đơn giản của mình Những cuộc tham vấn, xét xử, Quyết định của Ban Hội thẩm khẳng định quyền của các quốc gia trong việc thực hiện, lên tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của chính quốc gia mình và sự tự do cho phép các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, miễn là các biện pháp này không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế.
1.2.1 Các vấn đề pháp lý trong DS458 i) TBT Điều 2.2: Việc duy trì biện pháp nhãn hiệu của Australia có khả năng đóng góp vào mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng đồng của Australia bằng cách giảm việc sử dụng, tiếp xúc với các sản phẩm thuốc lá và Cuba đang chứng minh rằng biện pháp này đang hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để thực hiện một mục tiêu hợp pháp ii) Công ước Paris Điều 6 quinquies: Cuba chứng minh rằng Australia vi phạm nghĩa vụ chấp nhận và bảo vệ nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ tại quốc gia xuất xứ. iii) TRIPS Điều 15.4: Cuba chứng minh rằng các biện pháp TPP của Australia tạo ra rào cản không hợp lý đối với việc đăng ký nhãn hiệu. iv) TRIPS Điều 16.1: Cuba chứng minh rằng các biện pháp TPP không phù hợp với nghĩa vụ của Australia là cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký ngăn chặn việc sử dụng trái phép các nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự trên các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự, trong trường hợp việc sử dụng đó có thể dẫn đến khả năng gây nhầm lẫn. v) TRIPS Điều 16.3: Cuba chứng minh rằng các biện pháp TPP không phù hợp với nghĩa vụ của Australia trong việc bảo vệ nhãn hiệu nổi tiếng. vi) TRIPS Điều 20: Cuba chứng minh rằng các biện pháp TPP đã cản trở việc sử dụng nhãn hiệu một cách vô lý, việc sử dụng nhãn hiệu có bị cản trở "một cách vô lý" bởi các yêu cầu đặc biệt hay không. vii) Công ước Paris Điều 10bis: Cuba chứng minh rằng các biện pháp TPP buộc các công ty thị trường tham gia vào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. viii) TRIPS Điều 22.2(b): Cuba chứng minh rằng các biện pháp TPP buộc các công ty thị trường tham gia vào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc cáo buộc gây hiểu lầm về đặc điểm sản phẩm theo nghĩa của Công ước Paris Điều 10.bis(3). ix) TRIPS Điều 24.3 :Cuba chứng minh rằng sự bảo vệ mà GIS được hưởng theo luật pháp Australia đã bị giảm sút do các biện pháp TPP hoặc các biện pháp TPP không phù hợp với Điều 24.3 x) GATT Điều IX:4: Cuba chứng minh rằng các biện pháp TPP của Australia vi phạm các quy định liên quan đến việc dán nhãn sản phẩm nhập khẩu hoặc gây thiệt hại đáng kể cho các nhãn hiệu của Cuba (giá trị của biển hiệu Habanos và Dấu bảo hành của Chính phủ Cuba).
1.2.2 Phân loại các vấn đề pháp lý: quan trọng và ít quan trọng
1.2.2.1 Vấn đề pháp lý chính
PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN XÉT XỬ 7 2.1 Hiệp định TBT (Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại)
Cách tiếp cận của Ban Hội thẩm
2.1.1.1 Hướng phân tích theo Điều 2.2 Để xác định các biện pháp của Australia có vi phạm hay không, ta tìm hiểu cách tiếp cận của Ban Hội thẩm về Điều 2.2 Hiệp định TBT Đầu tiên, qua Điều 2.2 được dẫn bên trên, ta thấy rằng nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh các biện pháp TPP không phù hợp với Điều 2.2 TBT bằng cách đưa ra bằng chứng cho thấy biện pháp bị khiếu nại tạo ra trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế Để đưa ra căn cứ
“thoạt nhìn đã rõ”, nguyên đơn cần đưa ra bằng chứng và lập luận đủ để chứng minh rằng biện pháp bị khiếu nại có tính hạn chế thương mại cao hơn mức cần thiết để sự
2 Hiệp định TBT (Technical Barriers to Trade) được xem là một văn bản pháp lý do WTO đưa ra nhằm đảm bảo rằng quy định của các nước thành viên WTO không được tạo ra những rào cản kỹ thuật không cần thiết cho thương mại quốc tế.
3 Hiệp định TBT, Điều 2.2 đóng góp của nó đạt được các mục tiêu chính đáng, bao gồm tính cả những rủi ro nếu không thực hiện sẽ tạo ra Tại giai đoạn này, trước hết phải xác định xem những biện pháp TPP có phải là một "quy định kỹ thuật" hay không Tiếp theo, ta sẽ xem xét các yếu tố cấu thành nên tiêu chí “hạn chế thương mại nhiều hơn mức cần thiết”, bao gồm:
“mức độ đóng góp của biện pháp đó đối với mục tiêu chính đáng đang được đề cập”,
“tính hạn chế thương mại của biện pháp đó” và “bản chất của các rủi ro đang được đề cập và mức độ nghiêm trọng của hậu quả sẽ phát sinh do việc không hoàn thành (các) mục tiêu mà quốc gia thành viên theo đuổi thông qua biện pháp này” Bằng việc so sánh các tiêu chí trên của biện pháp TPP hiện tại và các biện pháp thay thế khả thi khác, Ban Hội thẩm sẽ xác định được biện pháp của Australia có vi phạm tiêu chí “hạn chế thương mại nhiều hơn mức cần thiết” hay không.
2.1.1.2 Hướng phân tích theo Điều 2.5
Tuy nhiên, Australia có đề cập đến các biện pháp được áp dụng theo giả định của câu thứ hai Điều 2.5 Hiệp định TBT, dẫn đến việc Ban Hội thẩm đã đưa Điều 2.5 Hiệp định TBT ra xem xét:
“Một Thành viên khi chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng một quy định có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến thương mại của các Thành viên khác, khi được một nước Thành viên khác yêu cầu, sẽ phải giải trình về quy định kỹ thuật đó theo yêu cầu của khoản 2 đến 4 Khi một quy định kỹ thuật được chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng cho một trong những mục tiêu hợp pháp đã được đề cập đến trong khoản 2, và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan thì quy định này sẽ được coi là không tạo ra cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế.”
Dễ dàng nhận thấy, cả hai câu trong Điều 2.5 đều được thiết lập buộc các quốc gia thành viên WTO tuân thủ một số nghĩa vụ nhất định trong việc xây dựng, ban hành và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật Câu thứ hai đã tạo ra một giả định “có thể bác bỏ” khi chỉ cần biện pháp của Australia đáp ứng được hai điều kiện: “quy định kỹ thuật được chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng cho một trong những mục tiêu hợp pháp đã được đề cập đến trong khoản 2 (tức Điều 2.2)” và “phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan” thì sẽ được áp dụng Điều 2.5 và không cần tiếp tục xét Điều 2.2 Tuy nhiên, theo Ban Hội thẩm, để đạt được điều kiện của câu thứ hai thì trước hết, các biện pháp của Australia phải được thực hiện đúng theo câu thứ nhất, tức là phải “giải trình về quy định kỹ thuật đó theo yêu cầu” trong trường hợp biện pháp này “gây ảnh hưởng đáng kể đến thương mại” của các nước thành viên khác, đồng thời là “quy định kỹ thuật” thuộc phạm vi hoạt động của Điều 2.2 Từ đây suy ra, câu thứ hai có tác dụng bổ sung và làm rõ phạm vi áp dụng của câu thứ nhất của Điều 2.5 (yêu cầu của câu thứ hai: “phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan” đã bổ sung thêm phạm vi hoạt động cho trường hợp được nhắc đến này của câu thứ nhất) Bởi vì nội dung và tính chất của phần “hạn chế thương mại nhiều hơn mức cần thiết” thuộc tranh chấp giữa hai bên có liên quan đến việc xác định xem biện pháp của Australia có thuộc phạm vi áp dụng của Điều 2.5 thay vì Điều 2.2 Hiệp định TBT, Ban Hội thẩm vẫn quyết định xét thêm Điều 2.5, đồng thời việc xét sớm sẽ có thể kết luận được rằng các biện pháp TPP trong trường hợp là quy định kỹ thuật, có thuộc phạm vi điều chỉnh được áp dụng theo giả định của câu thứ hai Điều 2.5 hay không.
Tóm lại, Ban Hội thẩm sẽ tiến hành xét xem các biện pháp TPP theo trình tự liệu một phần hay toàn bộ các biện pháp này là quy định kỹ thuật theo nghĩa của Hiệp định TBT hay không, nếu nó được xem là quy định kỹ thuật theo nghĩa của Hiệp định TBT thì sẽ được tiếp tục xem xét liệu chúng có được chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng theo Điều 2.2 nhằm hoàn tất “mục tiêu hợp pháp” đề cập trong cùng điều này hay không.
Từ đây lại tiếp tục chia làm hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Các biện pháp của TPP là một quy định kỹ thuật và đã được chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng theo Điều 2.2 nhằm hoàn tất “mục tiêu hợp pháp” đề cập trong cùng điều này, Ban Hội thẩm sẽ xem xét chúng có "phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan" như Australia lập luận hay không và có đến mức "giả định có thể bác bỏ" theo câu thứ hai của Điều 2.5 được áp dụng trong trường hợp này. Nếu có thì Ban Hội thẩm sẽ xem xét phần còn lại của quá trình phân tích các tranh chấp trước đó theo Điều 2.2 chịu ảnh hưởng như thế nào và cách thức nguyên đơn có thể bác bỏ giả định này.
Trường hợp thứ hai: Các biện pháp của TPP là một quy định kỹ thuật nhưng giả định có thể bác bỏ của Điều 2.5 không được áp dụng thì sẽ bỏ qua Điều 2.5 và tiến hành đánh giá các biện pháp dưới góc chiếu của Điều 2.2, bao gồm xem xét và so sánh các tiêu chí về tính “hạn chế thương mại” giữa biện pháp này và các biện pháp thay thế khả thi và sẵn có một cách hợp lý khác, qua đó đánh giá biện pháp có vi phạm tính
“hạn chế thương mại” hay không Nếu đúng thì qua đó kết luận các biện pháp củaAustralia đã vi phạm Điều 2.2.
Khả năng áp dụng Hiệp định TBT đối với các biện pháp liên quan đến nhãn hiệu 9 1 Lập luận của Bị đơn
2.1.2.1 Lập luận của Bị đơn
Bị đơn lập luận rằng các biện pháp TPP liên quan đến nhãn hiệu thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 20 Hiệp định TRIPS vì chúng chủ yếu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là nhãn hiệu và được điều chỉnh bởi Điều 27.2 Hiệp định TRIPS quy định về ngoại lệ liên quan đến vấn đề cấp bằng sáng chế vốn được điều chỉnh bởi luật quốc gia thay vì luật quốc tế Bởi nếu chúng là những “quy định kỹ thuật” theo Điều 2.2 Hiệp định TBT thì sẽ thuộc trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều 2.5 Hiệp định TBT Đồng thời, bị đơn lập luận theo quy tắc “lex specialis” 4 đã được chứng minh trong án lệ EC – Bananas III, khi điều chỉnh cùng một vấn đề, luật chuyên ngành (Hiệp định TRIPS) sẽ được ưu tiên hơn so với luật chung (Hiệp định TBT) Australia còn cho rằng, việc sử dụng hai luật có phạm vi điều chỉnh khác nhau sẽ tạo nên sự mâu thuẫn (tiêu chí “không thể biện minh” của Hiệp định TRIPS không đồng nghĩa với tiêu chí “cần thiết” của Hiệp định TBT, Hiệp định TRIPS chuyên áp dụng cho sở hữu trí tuệ còn Hiệp định TBT dành cho các quy định kỹ thuật nên không liên quan lẫn nhau) và bất công (một nhóm quy định không thể đáp ứng được tiêu chí của cả hai bộ luật khác nhau), do đó nên sử dụng Hiệp định TRIPS thay vì Hiệp định TBT.
2.1.2.2 Lập luận của Nguyên đơn:
Nguyên đơn cho rằng lập luận của bị đơn đang che đậy các biện pháp TPP liên quan đến nhãn hiệu khỏi sự xem xét của Ban Hội thẩm theo Điều 20 Hiệp định TRIPS và Điều 2.2 Hiệp định TBT thông qua hai ngoại lệ tại hai bộ luật này (Điều 27.2 Hiệp định TRIPS và Điều 2.5 Hiệp định TBT) để cả hai điều này “tự loại trừ lẫn nhau” (quy định thuộc hiệp định này là ngoại lệ của quy định thuộc hiệp định kia và ngược lại). Theo Nguyên đơn, vụ EC – Bananas III đã được Bị đơn trích dẫn có chọn lọc và lập luận sai vì thứ tự phân tích không liên quan đến vấn đề áp dụng một điều khoản loại trừ điều khoản kia Các bên cũng cho rằng việc sử dụng hài hoà cả hai luật để điều chỉnh chung một nhóm quy định là hoàn toàn khả thi và đã được Ban Hội thẩm ghi nhận trong các án lệ trước đây của mình 5 Việc sử dụng nhiều luật khác nhau để điều chỉnh một quy định không chèn ép lẫn nhau về mặt nội dung mà thay vào đó, có thể hài hoà điều chỉnh từng phần nội dung trong phạm vi điều chỉnh của luật đó Đồng thời, các quốc gia cũng đưa ra lý lẽ cho rằng không có sự ưu tiên nào giữa các hiệp định theo quy định của WTO (không có sự phân biệt “hiệp định chung” hoặc “hiệp định chuyên ngành”), do đó trong trường hợp lý tưởng, Ban Hội thẩm cần xem xét cả hai Điều 20 Hiệp định TRIPS và Điều 2.2 Hiệp định TBT.
2.1.2.3 Lập luận của Bên Thứ Ba
4 Nguyên tắc “lex specialis derogat legi generali” (ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trước luật chung) là một nguyên tắc có nguồn gốc từ Luật La Mã Nguyên tắc này được quy định trong hệ thống pháp luật ở nhiều nước, đặc biệt trong pháp luật dân sự và luật điều ước quốc tế Xem: Nguyễn Văn Hiển, ‘Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong trường hợp các văn bản do cùng một chủ thể ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề’, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam (27/4/2020)
5 Cuba đã lập luận về án lệ EC – Bananas III thảo luận về khả năng áp dụng GATT 1994 và GATS đối với một biện pháp duy nhất và án lệ EC – Trademarks and Geographical Indications (Australia là nguyên đơn) được áp dụng tương tự đối với Hiệp định TRIPS và Hiệp định TBT.
Bên thứ ba cũng đưa ra quan điểm và lập luận về tính áp dụng của Hiệp định TBT đối với các biện pháp liên quan đến nhãn hiệu Một số quốc gia ủng hộ lập luận của Australia rằng Hiệp định TRIPS cần được ưu tiên còn một số khác ủng hộ quan điểm của bên khiếu kiện rằng các biện pháp TPP là quy định kỹ thuật thuộc Hiệp định TBT.
2.1.2.4 Phân tích của Ban Hội thẩm
2.1.2.4.1 Liệu sử dụng nhiều hiệp định nhỏ thuộc hiệp định chung WTO để xem xét cùng một vấn đề có gây nên sự chèn ép về mặt nội dung hay không?
Theo quan điểm của Ban Hội thẩm, các quy định của WTO là “sự cam kết trọn gói” (single undertaking), đồng nghĩa với việc các quy định của tất cả các hiệp định phải được đáp ứng đồng thời và phù hợp Các hiệp định như TRIPS và TBT được xem là những “phụ lục” bên trong một hiệp định chung nhất là Hiệp định WTO, do đó thông qua việc công nhận các bằng chứng là các án lệ có sử dụng nhiều hơn hai hiệp định để điều chỉnh là Canada – Periodicals và EC – Trademarks and Geographical
Indications, Ban Hội thẩm chứng minh rằng việc sử dụng nhiều hiệp định để xem xét một hoặc một nhóm quy định pháp luật sẽ không gây sự chèn ép lẫn nhau về mặt nội dung và các hiệp định này có thể áp dụng và bổ sung cho nhau một cách hài hoà Như vậy, việc xem xét cả hai Hiệp định TRIPS và TBT cho nhóm quy định liên quan đến nhãn hiệu là hoàn toàn khả thi mà không lo lắng chúng xung đột lẫn nhau.
Mặt khác, Ban Hội thẩm cho rằng nguyên tắc lex specialis mà Australia đưa ra liên quan đến thứ tự áp dụng các quy định theo trình tự như thế nào và có khả năng dẫn đến vấn đề “tiết kiệm tư pháp” 6 thay vì gây ra sự xung đột pháp lý Theo Ban Hội thẩm, trình tự phân tích là một công cụ phân tích để xác định trình tự mà một người xét xử giải quyết các khiếu nại khác nhau và có thể có liên quan đến nhau, trong khi xung đột các quy tắc liên quan đến cách thức các điều khoản có thể áp dụng tích lũy cần được giải thích một cách tương đối với nhau Do đó, chúng hoàn toàn khác nhau.
Về vấn đề tiết kiệm tư pháp, Ban Hội thẩm viện dẫn án lệ US – 1916 Act (Nhật Bản là nguyên đơn), về việc “liệu có phải đồng thời phân tích khiếu nại theo [điều khoản khác của thỏa thuận có liên quan khác]”, qua đó chỉ ra sự cần thiết của “tiết kiệm tư pháp” trong án lệ này cũng tương tự với vụ việc đang giải quyết này Ban Hội thẩm xem xét khái niệm tiết kiệm tư pháp khác biệt với thứ tự phân tích, ngay cả khi “thứ tự
6 Tiết kiệm tư pháp (judicial economy) được hiểu là “sử dụng nguồn lực pháp lý một cách khôn ngoan”. Để tiết kiệm thời gian và công sức, thẩm phán có quyền bác bỏ một hoặc một vài yêu cầu của các đương sự để giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng hơn, sau đó thẩm phán có thể mở một phiên toà khác để giải quyết những vấn đề đã bác bỏ trong phiên tòa trước cho nguyên đơn và bị đơn Xem: Định nghĩa về “tiết kiệm tư pháp”(judicial economy), LSD được chọn để kiểm tra của các vấn đề cũng có thể có tác động đến tiềm năng áp dụng tiết kiệm tư pháp.” Đồng thời, theo quan điểm của Ban Hội thẩm, vấn đề “tiết kiệm tư pháp” đòi hỏi sự lựa chọn của người thực hiện xét xử về việc không tham gia vào việc phân tích một khiếu nại miễn là điều này không gây nguy hiểm cho việc giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, trong khi xung đột về quy tắc liên quan đến cách các quy tắc làm cơ sở cho những tuyên bố đó nên được giải thích một cách tương đối với nhau Vì thế, chúng khác nhau Từ đó, việc tái khẳng định việc Hiệp định TBT và Hiệp định TRIPS có thể áp dụng hài hòa trong việc điều chỉnh các quy định TPP liên quan đến nhãn hiệu là hoàn toàn hợp lý.
2.1.2.4.3 Lý giải định nghĩa về “xung đột pháp lý”
Ngoài ra, theo quan điểm của Ban Hội thẩm, định nghĩa về “xung đột pháp lý” hiện tại có hai trường phái quan điểm của hai án lệ khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: Một xung đột pháp lý giữa các hiệp định với nhau, theo như án lệ Indonesia – Autos, phải bao gồm ba điều kiện như sau:
“Thứ nhất, các hiệp định liên quan phải có các bên tham gia giống nhau.
Thứ hai, các hiệp định phải bao gồm cùng một chủ đề nội dung Nếu không thì sẽ không có khả năng xảy ra xung đột.
Thứ ba, các quy định phải xung đột, theo nghĩa các điều khoản phải áp đặt những nghĩa vụ loại trừ lẫn nhau.”
Tức là về mặt kỹ thuật, xung đột sẽ xảy ra khi hai (hoặc nhiều) hiệp định có chứa các nghĩa vụ không thể được tuân thủ cùng một lúc Không phải mọi sự khác biệt như vậy đều sẽ tạo nên sự xung đột pháp lý nhưng sự không tương thích về nội dung là điều kiện thiết yếu tạo nên xung đột.
Quan điểm thứ hai: Trong vụ Guatemala – Cement I, định nghĩa tương tự về
“xung đột pháp lý” cũng được thông qua mặc dù không giới hạn rõ ràng ở những
“Chỉ khi các quy định của DSU và các quy tắc, quy định đặc biệt hoặc bổ sung các thủ tục của một thỏa thuận có liên quan không thể được hiểu là bổ sung cho nhau, các quy định đặc biệt hoặc bổ sung sẽ được ưu tiên áp dụng Một điều khoản đặc biệt hoặc bổ sung chỉ được coi là có ưu thế hơn một điều khoản của DSU trong trường hợp việc tuân thủ một điều khoản sẽ dẫn đến vi phạm điều khoản kia trong trường hợp có xung đột giữa chúng.”
Phạm vi và Định nghĩa của "Quy định Kỹ thuật" 13 1 Liệu các biện pháp TPP có áp dụng cho một nhóm sản phẩm cụ thể hay không?
Ban Hội thẩm xác định rằng "quy định kỹ thuật" theo nghĩa của Hiệp định TBT phải đáp ứng ba tiêu chí và các bên sẽ không tranh cãi về tính phù hợp của các tiêu chí này đối với việc xác định liệu biện pháp này có được xem là “quy định kỹ thuật” hay không:
Thứ nhất, biện pháp này phải áp dụng cho các sản phẩm xác định hoặc nhóm sản phẩm.
Thứ hai, biện pháp bao gồm quy định các đặc điểm sản phẩm hoặc các quy định về sản phẩm.
Thứ ba, việc tuân thủ các đặc điểm sản phẩm hoặc các quy định về sản phẩm là bắt buộc.
2.1.3.1 Liệu các biện pháp TPP có áp dụng cho một nhóm sản phẩm cụ thể hay không?
2.1.3.1.1 Lập luận chính của các bên:
Bên khiếu nại cho rằng các biện pháp TPP áp dụng cho một nhóm sản phẩm cụ thể là các sản phẩm thuốc lá theo Phụ lục 1.1 Hiệp định TBT, họ lập luận rằng định nghĩa, phạm vi điều chỉnh, các yêu cầu chi tiết đối với bao bì và hình thức của các sản phẩm thuốc lá đều nằm bên trong các biện pháp này, từ đó cho thấy rõ ràng là áp dụng cho một nhóm sản phẩm nhất định Ngược lại, Australia đồng tình rằng các yêu cầu về vật chất đặt ra các đặc điểm về sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TBT, tuy nhiên lại phản đối khả năng áp dụng của Hiệp định TBT đối với “yêu cầu về nhãn hiệu” của các biện pháp TPP Do đó, Australia không đồng tình với các lập luận nêu trên của bên khiếu nại liên quan đến khả năng áp dụng các biện pháp TPP đến một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm có thể nhận dạng được.
2.1.3.1.2 Lập luận của Ban Hội thẩm
Ban Hội thẩm xác định rằng các biện pháp TPP của Australia áp dụng cụ thể cho các sản phẩm thuốc lá, đáp ứng tiêu chí đầu tiên Thông qua việc dẫn ra Điều 12 của biện pháp TPP: “Đạo luật này quy định việc bán lẻ bao bì và hình thức bên ngoài của sản phẩm thuốc lá”, các định nghĩa về “sản phẩm thuốc lá” và các yêu cầu về bao bì và hình thức bên ngoài của sản phẩm thuốc lá được quy định xuyên suốt đạo luật và được dẫn ra bởi các Nguyên đơn và của Ban Hội thẩm xem xét, các biện pháp TPP có áp dụng cho một nhóm sản phẩm cụ thể được xem là lập luận hợp lý.
2.1.3.2 Liệu các biện pháp TPP có đặt ra một hoặc nhiều đặc tính sản phẩm hay không?
2.1.3.2.1 Lập luận chính của các bên
Theo Nguyên đơn, các biện pháp TPP, cụ thể là Luật TPP (TPP Act) và Quy định TPP (TPP Regulations), đã đưa ra các đặc điểm sản phẩm Các yêu cầu về nhãn hiệu và hình thức theo các biện pháp TPP quy định yêu cầu về bao bì, ký hiệu và ghi nhãn Các biện pháp TPP đưa ra các đặc điểm sản phẩm cho các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả các bao thuốc lá và hộp đựng, liên quan đến thành phần, kích thước, hình dạng, màu sắc, được áp dụng thông qua các yêu cầu hành chính có liên quan Bị đơn đồng tình rằng các yêu cầu về vật chất đặt ra các đặc điểm về sản phẩm thuộc điều chỉnh của Hiệp định TBT, tuy nhiên lại phản đối khả năng áp dụng của Hiệp định TBT đối với “yêu cầu về nhãn hiệu” của các biện pháp TPP.
2.1.3.2.2 Lập luận của Ban Hội thẩm
Ban Hội thẩm nhận thấy rằng các biện pháp TPP thực sự đặt ra các đặc tính sản phẩm, bởi vì chúng quy định chi tiết các yếu tố như màu sắc, kiểu chữ, và hình thức tổng thể của bao bì Điều này có nghĩa là các biện pháp này ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức của sản phẩm, cụ thể là các sản phẩm thuốc lá Do đó, các biện pháp này được coi là quy định về đặc điểm sản phẩm, đáp ứng tiêu chí thứ hai.
2.1.3.3 Liệu việc tuân thủ các biện pháp TPP có phải là bắt buộc hay không? Liệu các biện pháp TPP có đặt ra một hoặc nhiều đặc tính sản phẩm hay không? 2.1.3.3.1 Lập luận chính của các bên
Bên nguyên đơn cho rằng việc tuân thủ các biện pháp TPP là bắt buộc theo Phụ lục 1.1 Hiệp định TBT tại chương III của Đạo luật TPP vì các nhà sản xuất phải tuân theo các yêu cầu về bao bì và hình thức được quy định trong các biện pháp này. Australia cho rằng việc tuân thủ các yêu cầu về vật chất đặt ra các đặc điểm về sản phẩm là bắt buộc theo quy định của Hiệp định TBT, còn đối với vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, bị đơn lựa chọn im lặng.
2.1.3.3.2 Lập luận của Ban Hội thẩm
Ban Hội thẩm nhận định rằng việc tuân thủ các biện pháp TPP là bắt buộc vì các quy định đưa ra các yêu cầu cụ thể và các nhà sản xuất phải tuân theo để được phép lưu hành sản phẩm trên thị trường Ban Hội thẩm kết luận rằng các biện pháp TPP là bắt buộc đối với các nhà sản xuất, điều này đáp ứng tiêu chí thứ ba là tiêu chí yêu cầu về tính bắt buộc của quy định kỹ thuật theo Phụ lục 1.1 của Hiệp định TBT.
2.1.3.4 Kết luận của Ban Hội thẩm
Ban Hội thẩm kết luận rằng các biện pháp TPP của Australia là các quy định kỹ thuật theo định nghĩa của Hiệp định TBT vì chúng đáp ứng đầy đủ ba tiêu chí nêu trên.
Các biện pháp TPP có "hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để đạt được mục tiêu chính đáng" theo Điều 2.2 không? 15 1 Liệu các biện pháp TPP có theo đuổi mục tiêu “hợp pháp”?
Sau khi xác định được các biện pháp TPP là “quy định kỹ thuật” thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 2.2, ta sẽ đánh giá mức độ “hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để đạt được mục tiêu chính đáng” qua ba tiêu chí là “mức độ đóng góp của biện pháp đó đối với mục tiêu chính đáng đang được đề cập”, “tính hạn chế thương mại của biện pháp đó” và “bản chất của các rủi ro đang được đề cập và mức độ nghiêm trọng của hậu quả sẽ phát sinh do việc không hoàn thành (các) mục tiêu mà quốc gia thành viên theo đuổi thông qua biện pháp này”.
Theo quan điểm của nguyên đơn, các biện pháp này “hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để đạt được mục tiêu chính đáng” qua ba tiêu chí là “mức độ đóng góp của biện pháp đó đối với mục tiêu chính đáng đang được đề cập”, “tính hạn chế thương mại của biện pháp đó” và “bản chất của các rủi ro đang được đề cập và mức độ nghiêm trọng của hậu quả sẽ phát sinh do việc không hoàn thành (các) mục tiêu mà quốc gia thành viên theo đuổi thông qua biện pháp này” Ngược lại, bị đơn cho rằng,các biện pháp TPP được xây dựng theo hướng dẫn của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) tại Điều 11 và Điều 13, do đó đáp ứng “tiêu chuẩn quốc tế” theo yêu cầu của câu thứ hai Điều 2.5 Hiệp định TBT, đồng thời không đưa ra được những biện pháp thay thế sẵn có và hữu ích nào so với biện pháp TPP mà có khả năng ít hạn chế thương mại hơn.
2.1.4.1 Liệu các biện pháp TPP có theo đuổi mục tiêu “hợp pháp”?
2.1.4.1.1 Lập luận chính của các bên
Theo nguyên đơn, mục tiêu của biện pháp TPP là "bảo vệ sức khỏe con người thông qua việc giảm tỷ lệ tiếp xúc với sản phẩm thuốc lá (tức là giảm thời gian bắt đầu, tăng thời gian ngừng và giảm tái phát), kết hợp với các biện pháp khác sẽ giảm tỷ lệ hút thuốc trên toàn quốc, đây là mục tiêu chung của biện pháp này và các biện pháp khác có liên quan, không chỉ dừng lại ở việc giảm sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ của sản phẩm thuốc lá hoặc bao bì của chúng Theo bị đơn, hai mục tiêu chính mà các biện pháp TPP theo đuổi là cải thiện bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thực thi FCTC bằng việc ngăn cản việc hút thuốc, khuyến khích bỏ thuốc và ngăn cản tái nghiện sẽ dẫn đến một kết quả nhất định về việc giảm tiếp xúc với khói thuốc, tăng cường sức khỏe cộng đồng bằng cách mang lại lợi ích cho cả những người không hút thuốc.
2.1.4.1.2 Lập luận chính của Ban Hội thẩm
Ban Hội thẩm căn cứ theo chương III của Đạo luật TPP giải thích về mục tiêu của các biện pháp TPP mà chia ra phân tích hai mục tiêu là cải thiện bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thực thi Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) Dựa trên các bằng chứng được cung cấp về quá trình ngăn cản việc hút thuốc, khuyến khích bỏ thuốc và ngăn cản tái nghiện, các điều khoản của biện pháp TPP đối chiếu với các quy định FCTC, Ban Hội thẩm đã kết luận rằng các biện pháp TPP có theo đuổi mục tiêu
“hợp pháp” tại hai vấn đề là cải thiện bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thực thi FCTC.
2.1.4.2 Liệu các biện pháp của TPP có “phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan” tại câu thứ hai của Điều 2.5 Hiệp định TBT?
2.1.4.2.1 Lập luận chính của các bên
Theo quan điểm của bị đơn, các quy định của FCTC (Điều 11 và Điều 13) được xem là “các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan” Bởi vì bên trong công ước này có các quy chuẩn thể hiện vấn đề chống hút thuốc lá và FCTC là công ước đa phương được
180 quốc gia ký kết nên có thể xem là đáp ứng “các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan” tại câu thứ hai của Điều 2.5 Hiệp định TBT Tuy nhiên, nguyên đơn không đồng tình cho rằng các quy định của FCTC là tiêu chuẩn quốc tế có liên quan bởi vì nó không được xác nhận bởi cơ quan quốc tế tiêu chuẩn nào, cũng như các tiêu chuẩn của công ước này không đáp ứng được định nghĩa về “tiêu chuẩn” theo Phụ lục 1.2 của Hiệp định TBT.
2.1.4.2.2 Lập luận chính của Ban Hội thẩm
Theo Ban Hội thẩm thì ta cần xác định xem các quy định FCTC có được xem là
“các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan” để các biện pháp TPP được hưởng ưu đãi của Điều 2.5 Hiệp định TBT Thành phần cốt lõi của “các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan” là sự tồn tại của “các tiêu chuẩn quốc tế” Mặc dù không có định nghĩa rõ ràng về “các tiêu chuẩn quốc tế”, nhưng một số thuật ngữ có liên quan như định nghĩa về “tiêu chuẩn” (Phụ lục 1.2) và “cơ quan hoặc hệ thống quốc tế” (Phụ lục 1.4) vẫn tồn tại trong Hiệp định TBT và có thể được áp dụng Ban Hội thẩm dựa trên hai định nghĩa này và đưa ra định nghĩa về “các tiêu chuẩn quốc tế” là “tiêu chuẩn được một tổ chức tiêu chuẩn hóa/tiêu chuẩn quốc tế thông qua và công bố cho công chúng”, bằng việc đáp ứng định nghĩa tại Phụ lục 1.2 Hiệp định TBT và do tổ chức tiêu chuẩn hoá/tiêu chuẩn quốc tế thừa nhận Khi xem xét và đối chiếu các quy định về tiêu chuẩn được ghi nhận trong FCTC với các điều kiện trên, Ban Hội thẩm nhận thấy các quy định hướng dẫn của FCTC, dù không mang tính bắt buộc, vẫn có thể được coi là tiêu chuẩn quốc tế liên quan, do đó thuộc phạm vi điều chỉnh của câu thứ hai Điều 2.5 Hiệp định TBT Hơn nữa, các biện pháp TPP của Australia phù hợp với các hướng dẫn này, đặc biệt là khuyến nghị về việc sử dụng bao bì thuốc lá đơn giản.
2.1.4.3 Mức độ đóng góp của các biện pháp TPP đối với mục tiêu của Australia?
2.1.4.3.1 Lập luận chính của các bên
Australia lập luận rằng mục tiêu chính của các biện pháp TPP là giảm tỷ lệ hút thuốc và qua đó bảo vệ sức khỏe cộng đồng Australia khẳng định rằng TPP sẽ làm giảm sức hút của sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là đối với giới trẻ và những người chưa bao giờ hút thuốc bằng việc đưa ra một loạt các nghiên cứu và dữ liệu thống kê để chứng minh rằng các biện pháp TPP có tác động tích cực đến việc giảm tỷ lệ hút thuốc Các bằng chứng bao gồm các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thuốc lá, cho thấy rằng bao bì đơn giản làm giảm sức hấp dẫn và sự nhận diện thương hiệu, dẫn đến giảm nhu cầu mua và sử dụng thuốc lá Cuba lập luận rằng các biện pháp TPP không có tác dụng rõ rệt trong việc giảm tỷ lệ hút thuốc, và rằng bất kỳ sự giảm tỷ lệ nào được ghi nhận có thể là do các yếu tố khác, chẳng hạn như giá thuốc lá cao hoặc các chiến dịch tuyên truyền chống hút thuốc Đồng thời, quốc gia này cũng chỉ ra rằng các biện pháp TPP vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ và làm giảm doanh thu từ xuất khẩu thuốc lá Họ lập luận rằng những biện pháp này gây hại cho thương mại quốc tế mà không mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể.
2.1.4.3.2 Lập luận chính của Ban Hội thẩm
Ban Hội thẩm đã xem xét một số nghiên cứu được đưa ra bởi cả hai bên và nhận thấy rằng mặc dù có sự khác biệt trong cách thức các nghiên cứu được tiến hành và giải thích, nhưng tổng thể, có đủ bằng chứng cho thấy các biện pháp TPP có tác động tích cực đến việc giảm tỷ lệ hút thuốc Ngoài ra, Ban Hội thẩm cũng lưu ý rằng tác động của các biện pháp TPP có thể không biểu hiện rõ ràng ngay lập tức mà cần thời gian để thấy rõ hiệu quả đầy đủ Tuy nhiên, các biện pháp này có khả năng đóng góp đáng kể vào mục tiêu của Australia trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng Mặt khác,Ban Hội thẩm cũng khẳng định rằng mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng là một mục tiêu chính đáng và quan trọng Việc giảm tỷ lệ hút thuốc sẽ dẫn đến giảm thiểu các bệnh liên quan đến thuốc lá, từ đó giảm gánh nặng lên hệ thống y tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Về sự đóng góp của các biện pháp TPP, Ban Hội thẩm cho rằng mặc dù không phải là yếu tố duy nhất, nhưng TPP là một phần quan trọng trong chiến lược toàn diện của Australia nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá Các biện pháp này hiệu quả và phù hợp với mục tiêu sức khỏe công cộng của Australia.Ngay cả khi có những hạn chế nhất định trong dữ liệu và nghiên cứu, tổng thể thì lợi ích của TPP vượt trội so với những tác động tiêu cực có thể có đối với thương mại quốc tế.
Kết luận của Ban Hội thẩm
Ban Hội thẩm kết luận rằng các biện pháp TPP của Australia không "hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để đạt được mục tiêu chính đáng" theo Điều 2.2.
Tính hạn chế thương mại của các biện pháp TPP
2.1.6.1 Bối cảnh pháp lý: Điều 2.2 của Hiệp định TBT: Hiệp định TBT của WTO quy định rằng các quốc gia thành viên có quyền áp dụng các quy định kỹ thuật để đạt được các mục tiêu chính đáng, như bảo vệ sức khỏe và an toàn, bảo vệ môi trường, hoặc ngăn chặn các hành vi gian lận Tuy nhiên, Điều 2.2 yêu cầu rằng các biện pháp này không được "hạn chế thương mại hơn mức cần thiết" để đạt được những mục tiêu này Điều này nhằm cân bằng giữa việc bảo vệ các lợi ích quốc gia và việc thúc đẩy thương mại quốc tế tự do và công bằng Tính hạn chế thương mại đề cập đến khả năng của một biện pháp kỹ thuật trong việc cản trở, làm chậm, hoặc làm tăng chi phí thương mại quốc tế Ví dụ, một quy định kỹ thuật có thể yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về an toàn, nhưng nếu tiêu chuẩn này quá khắt khe hoặc không cần thiết, nó có thể gây ra sự cản trở đối với thương mại và bị coi là hạn chế thương mại không cần thiết. Điều 2.2 của Hiệp định TBT tìm cách cân bằng giữa quyền của các quốc gia trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ lợi ích công cộng và nghĩa vụ không tạo ra những hạn chế thương mại không cần thiết Đây là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì trật tự thương mại quốc tế công bằng và không phân biệt đối xử Ban Hội thẩm có vai trò quan trọng trong việc xác định tiêu chuẩn đánh giá "tính hạn chế thương mại", giúp giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật và bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống thương mại quốc tế.
2.1.6.2 Ý nghĩa của thuật ngữ “Hạn chế thương mại” tại Điều 2.2
2.1.6.2.1 Khái niệm “Hạn chế thương mại”
Thuật ngữ “hạn chế” khi kết hợp với "thương mại" trong Điều 2.2 của Hiệp định TBT ám chỉ các biện pháp có tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Điều này có nghĩa là bất kỳ quy chuẩn kỹ thuật nào, nếu làm giảm khả năng cạnh tranh hoặc tạo ra các điều kiện không thuận lợi cho hàng nhập khẩu so với hàng hóa trong nước, thì có thể được coi là "hạn chế thương mại". Trong định nghĩa rộng về hạn chế thương mại, lập luận của Honduras nhấn mạnh rằng không cần thiết phải chứng minh tác động thực tế về mặt thương mại; chỉ cần chứng minh rằng biện pháp đó làm giảm cơ hội cạnh tranh của hàng nhập khẩu là đủ Điều này mở rộng khái niệm "hạn chế thương mại" vượt ra ngoài các biện pháp trực tiếp cản trở nhập khẩu, bao gồm cả những biện pháp gián tiếp tạo ra sự bất lợi hoặc khó khăn cho sản phẩm nhập khẩu.
2.1.6.2.2 Dẫn chứng từ pháp lý trước đây:
Nguyên đơn sử dụng luật pháp trước đây của GATT và WTO, đặc biệt là Điều
XI của GATT 1994, để minh họa rằng hạn chế thương mại có thể bao gồm các biện pháp tạo ra điều kiện bất lợi cho nhập khẩu hoặc làm giảm cơ hội cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu Điều này có thể bao gồm từ những biện pháp trực tiếp, như hạn ngạch nhập khẩu, đến những biện pháp gián tiếp, như quy chuẩn kỹ thuật làm tăng chi phí tuân thủ cho nhà xuất khẩu Ví dụ về việc các biện pháp có thể gây "khó khăn hơn" cho việc nhập khẩu hoặc tạo ra "sự không khuyến khích" nhập khẩu cho thấy một cách tiếp cận toàn diện trong việc xác định các biện pháp hạn chế thương mại Điều này có nghĩa là bất kỳ yếu tố nào làm giảm khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nhập khẩu đều có thể được coi là hạn chế thương mại.
Tham chiếu đến Khuyến nghị của Ủy ban TBT, có thể thấy Honduras dẫn chiếu khuyến nghị của Ủy ban TBT về “tác động đáng kể đến thương mại của các Thành viên khác” tại Điều 2.9 của Hiệp định TBT để hỗ trợ lập luận của mình Điều này chỉ ra rằng, khi đánh giá tính hạn chế thương mại, cần xem xét không chỉ tác động hiện tại mà còn tiềm năng ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và thương nhân của các quốc gia khác Honduras cho rằng các yếu tố như khả năng đạt được sự khác biệt hóa sản phẩm hoặc chi phí tuân thủ là những yếu tố quan trọng thể hiện tính hạn chế thương mại của các biện pháp Điều này nghĩa là những quy định kỹ thuật làm giảm giá trị cạnh tranh hoặc làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất ở nước ngoài có thể bị xem là hạn chế thương mại.
2.1.6.2.3 Kết luận và tác động đến tranh chấp thương mại:
Cuba lập luận rằng để xác định một biện pháp có phải là hạn chế thương mại hay không, chỉ cần xem xét liệu nó có "tác động hạn chế đối với thương mại" hay không. Điều này có thể bao gồm việc hạn chế tiếp cận thị trường, tạo ra những bất ổn ảnh hưởng đến đầu tư, hoặc tăng chi phí cho nhà xuất khẩu Cuba khẳng định rằng ngay cả khi biện pháp không làm giảm khối lượng nhập khẩu, nhưng nếu nó làm suy giảm vị thế của các nhà xuất khẩu, thì nó vẫn có thể được coi là hạn chế thương mại Đây là một lập luận quan trọng, cho thấy rằng "hạn chế thương mại" không chỉ giới hạn trong các biện pháp trực tiếp cản trở nhập khẩu mà còn bao gồm các biện pháp gián tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu Đồng thời, Cuba dựa vào Khuyến nghị của Ủy ban TBT để củng cố lập luận của mình Khuyến nghị này không chỉ đề cập đến khối lượng nhập khẩu mà còn nhấn mạnh giá trị và tiềm năng tăng trưởng của chúng, điều này phù hợp với lập luận của Cuba rằng cần xem xét tác động của biện pháp đối với cơ hội cạnh tranh và sự phát triển của thương mại trong tương lai.
2.1.6.3 Lập luận của bên thứ ba
Các quốc gia đều nhất trí rằng việc xác định một biện pháp có hạn chế thương mại hay không cần phải được đánh giá trên cơ sở cụ thể của từng trường hợp, với một cách tiếp cận linh hoạt và toàn diện Thay vì yêu cầu chứng minh tác động thực tế về thương mại, họ cho rằng cần tập trung vào việc phân tích thiết kế, cấu trúc, và hoạt động của biện pháp đó, cũng như tác động tiềm năng đến cơ hội cạnh tranh của hàng nhập khẩu Điều này mở rộng phạm vi các biện pháp có thể bị coi là hạn chế thương mại, từ đó tăng cường yêu cầu đối với các quốc gia khi xây dựng và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, để đảm bảo chúng không tạo ra rào cản thương mại không cần thiết. Các lập luận này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân nhắc cả tác động hiện tại và tiềm năng của các biện pháp đối với thương mại quốc tế.
2.1.6.4 Phân tích của Ban Hội thẩm:
2.1.6.4.1 Khái niệm “tính hạn chế thương mại”
Ban Hội thẩm đã nhấn mạnh rằng Điều 2.2 của Hiệp định TBT, mục tiêu chính là xác định xem một biện pháp kỹ thuật cụ thể có "tính hạn chế thương mại" hay không. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm tra liệu biện pháp đó có tác động hạn chế đến thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với cơ hội cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu. Ban Hội thẩm định nghĩa từ "hạn chế" trong bối cảnh Điều 2.2 như là một biện pháp có tác động hạn chế đến thương mại Cụ thể, "hạn chế thương mại" được hiểu là bất kỳ tác động nào của quy chuẩn kỹ thuật có thể hạn chế hoạt động thương mại quốc tế.
2.1.6.4.2 Các tiền lệ và quan điểm về sự phân biệt đối xử
Ban Hội thẩm lưu ý rằng các tiền lệ trước đây đã đánh giá tính hạn chế thương mại dựa trên tác động của các quy chuẩn kỹ thuật đối với "cơ hội cạnh tranh" của sản phẩm nhập khẩu Một trong những cách đánh giá này là xem xét liệu các sản phẩm nhập khẩu có bị đối xử kém thuận lợi hơn so với các sản phẩm nội địa theo Điều 2.1 của Hiệp định TBT hay không Điều này cho thấy rằng có một mối liên hệ nhất định giữa Điều 2.1 (liên quan đến sự phân biệt đối xử) và Điều 2.2 (liên quan đến tính hạn chế thương mại), nhưng việc xác định "tính hạn chế thương mại" không nhất thiết phụ thuộc vào sự tồn tại của sự phân biệt đối xử.
2.1.6.4.3 Chứng minh tính hạn chế thương mại:
Ban Hội thẩm đã làm rõ rằng việc chứng minh tính hạn chế thương mại có thể khác nhau tùy vào hoàn cảnh của từng trường hợp Đôi khi, sự thay đổi bất lợi về cơ hội cạnh tranh có thể hiển nhiên, trong khi ở những trường hợp khác, cần có bằng chứng hỗ trợ để chứng minh sự tồn tại và mức độ hạn chế thương mại Điều này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp liên quan đến các biện pháp nội bộ không phân biệt đối xử nhưng vẫn có khả năng hạn chế thương mại.
Ban Hội thẩm khẳng định rằng tùy thuộc vào hoàn cảnh của vụ việc, việc chứng minh tính hạn chế thương mại có thể dựa trên các lập luận và bằng chứng định tính, định lượng, hoặc cả hai Điều này bao gồm việc xem xét đặc điểm của biện pháp bị phản đối qua thiết kế và hoạt động của nó.
2.1.6.4.5 Quan điểm của các bên liên quan:
Trong vụ việc này, các bên đã có những quan điểm khác nhau về cách thức Ban Hội thẩm nên đánh giá mức độ hạn chế thương mại của các biện pháp bị khiếu nại. Đáng chú ý, Australia cho rằng tác động của các biện pháp TPP đối với thương mại quốc tế cần được đánh giá trên cơ sở tác động tổng thể đối với tất cả các thành viên WTO, trong khi những người khiếu nại tập trung vào hướng dẫn của Ủy ban TBT về việc phân tích tác động thương mại.
Ban Hội thẩm đưa ra một phương pháp linh hoạt và tình huống cụ thể trong việc đánh giá tính hạn chế thương mại của các quy chuẩn kỹ thuật theo Điều 2.2 của Hiệp định TBT Việc chứng minh có thể yêu cầu bằng chứng định tính hoặc định lượng tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng vụ việc, và không nhất thiết phải dựa trên sự phân biệt đối xử để xác định tính hạn chế thương mại.
2.1.6.5 Bình luận về quan điểm của Ban Hội thẩm liên quan đến Điều 2.2 của Hiệp định TBT và cách đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật đối với thương mại quốc tế:
Ban Hội thẩm đã bác bỏ quan điểm của Australia rằng tác động của quy chuẩn kỹ thuật đối với thương mại quốc tế chỉ nên được đánh giá dựa trên tác động đối với thương mại của tất cả các Thành viên WTO đối với tất cả các sản phẩm bị ảnh hưởng. Ban Hội thẩm cho rằng, việc áp dụng quan điểm này sẽ gây ra bất lợi cho các Thành viên WTO nhỏ lẻ khi họ không thể sử dụng Điều 2.2 để bảo vệ mình, nếu thương mại của các Thành viên khác lại được hưởng lợi từ biện pháp đó Điều này làm giảm quyền lợi của các Thành viên theo Điều 2.2 và không phản ánh đúng bản chất của các quyền theo hiệp định.
Ban Hội thẩm đã sử dụng Điều 2.9 để cung cấp bối cảnh cho việc giải thích Điều 2.2 Điều 2.9 yêu cầu các Thành viên phải thông báo về các quy chuẩn kỹ thuật nếu chúng có thể có tác động đáng kể đến thương mại của các Thành viên khác Khuyến nghị của Ủy ban TBT, liên quan đến Điều 2.9, cho thấy việc đánh giá tác động thương mại có thể được thực hiện đối với một sản phẩm cụ thể, một nhóm sản phẩm hoặc sản phẩm nói chung, và có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều Thành viên.
Các giải pháp bảo vệ TPP có hoạt động hạn chế về khối lượng và giá trị thương mại của các sản phẩm thuốc lá hay không? 26 1 Lập luận của các bên liên quan
2.1.8.1 Lập luận của các bên liên quan:
Cuba đưa ra lập luận rằng TPP sẽ làm giảm sự tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá cao cấp của Cuba, cụ thể là xì gà LHM, do việc mất đi sự khác biệt thương hiệu và tác động của TPP lên thị trường Còn Australia phản bác rằng các biện pháp TPP không gây ra giảm giá hoặc sự chuyển dịch từ sản phẩm cao cấp sang sản phẩm giá rẻ Họ lập luận rằng bất kỳ sự giảm giá nào xảy ra trên thị trường là do các yếu tố khác, như thuế tiêu thụ đặc biệt, chứ không phải do TPP Các biện pháp TPP là một phần trong chiến lược tổng thể nhằm giảm tiêu thụ thuốc lá và không chỉ có tác động đơn độc Bị đơn nhấn mạnh rằng việc phân tích không thể tách biệt hoàn toàn tác động của TPP từ các biện pháp kiểm soát thuốc lá khác.
2.1.8.2 Kết luận của Ban Hội thẩm:
Ban Hội thẩm nhận thấy rằng TPP đã góp phần làm giảm khối lượng nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá cao cấp, dù có thể không phải là kết quả duy nhất Sự giảm tiêu thụ thuốc lá có thể là do tác động kết hợp của TPP và các biện pháp khác như GHW. Đồng thời, Ban Hội thẩm ghi nhận sự khó khăn trong việc phân biệt tác động của TPP với các biện pháp kiểm soát thuốc lá khác Tuy nhiên, dựa trên bằng chứng hiện có, Ban Hội thẩm kết luận rằng TPP có tác động hạn chế đến thương mại, chủ yếu do việc giảm sức hấp dẫn của sản phẩm thuốc lá cao cấp.
Cuba đưa ra những luận điểm cho rằng biện pháp bao bì thuốc lá đơn giản (TPP) áp dụng tại Australia đã dẫn đến việc giảm khối lượng nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá cao cấp, đồng thời khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá giá rẻ hơn. Theo Cuba, sự giảm giá này phản ánh sự giảm thiểu trong thương mại và khả năng phân biệt sản phẩm, dẫn đến việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá giá rẻ hơn, làm suy yếu khả năng tồn tại của các sản phẩm thuốc lá cao cấp trên thị trường.
Australia cho rằng việc giảm giá và sự chuyển dịch từ các sản phẩm cao cấp sang các sản phẩm giá rẻ không phải là hệ quả trực tiếp của TPP Theo lập luận của Australia, những thay đổi này có thể là do các yếu tố khác, đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt Australia cũng lập luận rằng các nhà sản xuất thuốc lá tại Australia cho rằng sự giảm giá chủ yếu là do thuế, không phải do TPP Hơn nữa, Australia cho rằng các báo cáo của bên khiếu nại không phân tích đầy đủ tác động của các biện pháp TPP so với các chính sách kiểm soát thuốc lá toàn diện khác như cảnh báo sức khỏe lớn hơn (GHW).
Dựa trên các phân tích kinh tế lượng, báo cáo kết luận rằng có bằng chứng cho thấy TPP đã góp phần vào việc giảm khối lượng nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá cao cấp, nhưng sự giảm giá này không hoàn toàn có thể được quy cho TPP Báo cáo chỉ ra rằng mặc dù có dấu hiệu cho thấy việc giảm giá và chuyển dịch tiêu thụ có thể là một phần của tác động của TPP, không thể hoàn toàn xác định rằng đây là kết quả duy nhất từ các biện pháp bao bì đơn giản Hơn nữa, sự giảm tổng lượng tiêu thụ thuốc lá có thể đã góp phần vào việc giảm tiêu thụ sản phẩm thuốc lá cao cấp.
Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ) 27
Kiến thức lý luận chung về Hiệp định TRIPS chưa được tiếp cận trên lớp nên đối với phần này nhóm chỉ tóm tắt và đưa ra bình luận dựa trên quan điểm của nhóm, không đi vào phân tích chuyên sâu.
Hiệp định TRIPS (Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights) là một hiệp định quốc tế do WTO quản lý, đặt ra các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu cho các quyền sở hữu trí tuệ mà các thành viên WTO phải tuân thủ.
2.2.1 Công ước Paris Điều 6 quinquies (đăng ký nhãn hiệu):
2.2.1.1 Cơ sở pháp lý Đoạn 1 của Điều 2 của Hiệp định TRIPS, có tiêu đề "Công ước về Sở hữu trí tuệ", có nội dung như sau: “Đối với Phần II, III và IV của Thỏa thuận này, các Thành viên phải tuân thủ các Điều từ 1 đến 12 và Điều 19 của Công ước Paris (1967)”.
Theo đó Điều 6 quinquies A - (1) của Công ước Paris (1967):
“A - (1) Bất cứ nhãn hiệu nào được đăng ký hợp lệ tại nước xuất xứ cũng phải được chấp nhận nộp đơn và bảo hộ như nó vốn có tại các nước thành viên khác của Liên minh, với một số quy định tại Điều này Các nước này có thể, trước khi kết thúc quá trình đăng ký, yêu cầu xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đó không cần phải xác nhận.”
2.2.1.2 Lập luận của các bên
Xem xét lập luận dựa trên 3 phương diện chính: quy định điều 2.1 Hiệp định TRIPS; Cách hiểu của mỗi quốc gia về thuật ngữ “bảo hộ”; Kết luận của mỗi quốc gia. Cuba tuyên bố rằng các biện pháp TPP không phù hợp với Điều 2.1 của Hiệp định TRIPS dẫn chiếu tới Điều 6 quinquies Công ước Paris (1967) vì nhãn hiệu được đăng ký hợp lệ tại quốc gia xuất xứ không được bảo hộ "nguyên trạng", tức là theo định dạng ban đầu của nó.
Theo Australia, liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu, cụm từ “bảo hộ" trong Điều 6 quinquies A(1) chỉ đề cập đến sự bảo hộ nhãn hiệu phát sinh từ việc đăng ký, điều này có nghĩa là một quốc gia hành viên không được từ chối bảo hộ nhãn hiệu đã đăng ký tại một quốc gia khác dựa trên hình thức của nhãn hiệu đó Nghĩa vụ bảo hộ nhãn hiệu đã đăng ký không nhất thiết bao gồm việc đảm bảo rằng chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền "sử dụng" nhãn hiệu của họ Theo quốc gia này, để chứng minh vi phạm Điều 6 quinquies A(1), Cuba cần phải chứng minh rằng các biện pháp TPP ngăn chặn việc đăng ký các nhãn hiệu đã được đăng ký tại một quốc gia khác dựa trên hình thức của chúng, đồng thời nước này cũng khẳng định rằng Cuba không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy biện pháp TPP ngăn chặn việc đăng ký nhãn hiệu Như vậy biện pháp TPP của Australia phù hợp với luật pháp quốc gia, khả năng của chủ sở hữu nhãn hiệu trong việc sử dụng nhãn hiệu nằm ngoài phạm vi của Điều 6 quinquies A(1) Thông qua các lập luận này, Australia bác bỏ cáo buộc của Honduras rằng các biện pháp TPP của mình vi phạm Điều 6 quinquies A(1) của Công ước Paris.
Các bên thứ ba nhất trí với cách giải thích của Australia và cho rằng các biện pháp TPP không vi phạm Điều 6 quinquies A(1) của Công ước Paris (1967) vì chúng không ngăn cản việc đăng ký hoặc bảo hộ nhãn hiệu theo hình thức ban đầu.
2.2.1.3 Phân tích của Ban Hội thẩm
Lập luận của Ban Hội thẩm cũng dựa trên điều 6 quinquies của Công ước Paris và chú thích 3:
2.2.1.3.1 Điều 6 quinquies Công ước Paris Điều 6 quinquies quy định rằng mọi nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ tại quốc gia xuất xứ sẽ được chấp nhận nộp đơn và được bảo hộ nguyên trạng tại các quốc gia khác của Liên minh Paris, trừ khi có các điều khoản bảo lưu cụ thể Quốc gia đó có thể yêu cầu giấy chứng nhận đăng ký tại quốc gia xuất xứ nhưng không cần xác thực Về vấn đề yêu cầu bảo hộ như nó vốn có, nhãn hiệu phải được bảo vệ trong hình thức như đã đăng ký, ngay cả khi không tuân thủ các quy định hình thức của luật trong nước của quốc gia tiếp nhận Công ước Paris (1967) quy định hai cách để đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia khác trong Liên minh Paris: Điều 6: “Mỗi quốc gia trong Liên minh Paris có quyền xác định các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu trong luật pháp trong nước của mình.” Điều 6 quinquies: “Chấp nhận nộp và bảo hộ "nguyên trạng" nhãn hiệu đã đăng ký hợp lệ tại quốc gia xuất xứ.”
Thuật ngữ "được bảo hộ" được hiểu là sự bảo vệ theo luật trong nước sau khi một dấu hiệu đã được đăng ký như một nhãn hiệu Ý nghĩa của cụm từ "được bảo hộ như nó vốn có" sẽ được hiểu rằng các Thành viên phải chấp nhận nhãn hiệu từ các quốc gia khác đăng ký theo Điều 6 quinquies và sau khi đăng ký, nhãn hiệu đó phải được bảo hộ theo pháp luật của nước đăng ký (Australia) Hệ quả của việc đăng ký một dấu hiệu là nền tảng cho sự bảo vệ pháp lý tiếp theo của nó như một nhãn hiệu đã đăng ký Điều này đảm bảo rằng các thuật ngữ "được bảo vệ như hiện trạng" không trở nên thừa thãi hoặc vô ích mà có ý nghĩa rõ ràng và thực tiễn Các biện pháp TPP điều chỉnh việc xuất hiện nhãn hiệu trên bao bì và sản phẩm bán lẻ thuốc lá theo nhiều cách khác nhau, cấm một số loại nhãn hiệu nhất định Cơ quan Phúc thẩm khẳng định rằng nghĩa vụ bảo vệ phát sinh từ việc đăng ký nhãn hiệu theo luật trong nước, không đặt ra tiêu chuẩn tối thiểu về quyền được cung cấp cho chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký.
Trong Điều 3 và Điều 4 của Hiệp định TRIPS, thuật ngữ "bảo hộ" bao gồm các khía cạnh liên quan đến tính khả dụng, việc mua lại, phạm vi, duy trì, và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề liên quan đến việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ được nêu trong Hiệp định Ban Hội thẩm giải thích rằng quy tắc đối xử quốc gia trong Điều 3 của Hiệp định TRIPS chỉ áp dụng cho những vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cụ thể trong Hiệp định, không phải là đối xử quốc gia chung cho tất cả quyền sở hữu trí tuệ Điều này nhằm xác định phạm vi nghĩa vụ đối xử quốc gia và MFN mà không làm thay đổi các quyền cơ bản của sở hữu trí tuệ Điều 6 quinquies yêu cầu các quốc gia thành viên phải chấp nhận và bảo hộ nhãn hiệu đã đăng ký hợp lệ từ quốc gia khác Các Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp đã chỉ ra rằng không có ý định thay đổi nội dung của Điều 6 quinquies khi nó được đưa vào Hiệp định TRIPS Hiệp định TRIPS không sửa đổi hay mở rộng phạm vi của điều khoản này.
Cuba không chứng minh được rằng các biện pháp TPP của Australia vi phạm Điều 6 quinquies của Công ước Paris Theo Mục 28 của Đạo luật TPP, Australia được cho là đã bảo hộ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc đăng ký nhãn hiệu Không có chứng cứ cho thấy nhãn hiệu đã đăng ký ở Australia theo Điều 6 quinquies không được bảo vệ đúng cách theo luật Australia Do đó, các biện pháp TPP của Australia không vi phạm nghĩa vụ theo Điều 6 quinquies của Công ước Paris và không làm trái nghĩa vụ của Australia theo Điều 2.1 của Hiệp định TRIPS kết hợp với Điều 6 quinquies.
Ban Hội thẩm đã áp dụng chính xác quy định của Điều 2.1 TRIPS, trong đó yêu cầu các thành viên WTO tuân thủ các điều khoản cụ thể của Công ước Paris, bao gồm Điều 6 quinquies Đây là cơ sở pháp lý phù hợp để phân tích vụ việc liên quan đến quyền đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu Ban Hội thẩm đã làm rõ rằng khái niệm "bảo hộ" trong Điều 6 quinquies chủ yếu đề cập đến quyền phát sinh từ việc đăng ký nhãn hiệu,không nhất thiết bao gồm quyền sử dụng nhãn hiệu Cụ thể điều 6 quinquies A(1) chỉ yêu cầu rằng nhãn hiệu đã đăng ký hợp lệ tại nước xuất xứ phải được chấp nhận và bảo hộ ở các quốc gia khác Về việc Ban Hội thẩm đánh giá rằng các biện pháp TPP của Australia, dù có hạn chế việc sử dụng nhãn hiệu trên bao bì, không vi phạm Điều 6 quinquies vì chúng không ngăn chặn việc đăng ký nhãn hiệu dựa trên hình thức của nhãn hiệu là hợp lý bởi điều này đảm bảo nhãn hiệu vẫn được bảo hộ dưới luật pháp quốc gia thành viên mặc dù quyền sử dụng nhãn hiệu có thể bị hạn chế Tóm lại các phân tích của Ban Hội thẩm là đúng đắn và thuyết phục dựa trên các điều khoản của Công ước Paris và Hiệp định TRIPS Ban Hội thẩm đã giải thích rõ ràng rằng nghĩa vụ bảo hộ trong Điều 6 quinquies chỉ liên quan đến việc đăng ký và không mở rộng ra quyền sử dụng nhãn hiệu Điều này phù hợp với cả văn bản pháp luật lẫn các nguyên tắc cơ bản của bảo hộ nhãn hiệu trong hệ thống quốc tế.
2.2.2.1 Cơ sở pháp lý Điều 15.1 Hiệp định TRIPS: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng Các Thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.” Điều 15.4 Hiệp định TRIPS: “Bản chất của hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ mang nhãn hiệu hàng hoá không ảnh hưởng tới khả năng được đăng ký của nhãn hiệu hàng hoá đó.”
Khi xem xét việc đăng ký nhãn hiệu, cơ quan có thẩm quyền không được phép lấy bản chất hoặc loại hình của hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đó sẽ áp dụng để quyết định liệu nhãn hiệu đó có thể được đăng ký hay không Quá trình đăng ký nhãn hiệu phải dựa trên các yếu tố như tính phân biệt, không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác, và các quy định pháp luật liên quan, chứ không phải dựa trên loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đó sẽ gắn liền Điều này đảm bảo rằng các doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu cho bất kỳ loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào mà họ kinh doanh mà không gặp phải sự phân biệt hoặc hạn chế chỉ vì tính chất của sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
2.2.2.2 Lập luận của các bên
Cuba cho rằng các biện pháp TPP vi phạm Điều 15.4 của Hiệp định TRIPS vì chúng gây trở ngại cho việc đăng ký nhãn hiệu dựa trên bản chất của hàng hóa mà chúng sẽ được áp dụng Các biện pháp TPP khiến các dấu hiệu không có khả năng phân biệt không thể đạt được khả năng phân biệt và không thể đáp ứng yêu cầu đăng ký nhãn hiệu đã vi phạm Điều 15.4 Các biện pháp TPP tạo ra rào cản bất hợp pháp đối với việc đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm thuốc lá, do đó vi phạm nghĩa vụ của Australia trong việc bảo vệ nhãn hiệu theo các điều kiện tương tự bất kể bản chất của sản phẩm.
Hiệp định GATT 1994 (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại)
2.3.1 Xác định các vấn đề pháp lý
Về việc áp dụng Điều IX:4 của GATT 1994: Cuba lập luận rằng các biện pháp TPP của Australia vi phạm Điều IX:4, vì chúng hạn chế việc sử dụng chỉ dẫn địa lý (GIS) và làm giảm giá trị của xì gà LHM Cuba ⇒ Việc xác định liệu các biện pháp TPP có vi phạm Điều IX:4 không, và liệu điều này có ảnh hưởng đến quyền lợi của Cuba hay không.
Về tính hợp pháp của biện pháp: Australia bác bỏ cáo buộc của Cuba và khẳng định rằng các biện pháp TPP không vi phạm Điều IX:4, đồng thời có thể được biện minh theo Điều XX(b) của GATT 1994 vì lý do bảo vệ sức khỏe ⇒ Lập luận về việc các biện pháp TPP có thể được biện minh theo Điều XX(b) và yêu cầu chứng minh từ phía Australia.
2.3.1.2 Phân tích việc áp dụng các quy phạm pháp luật
2.3.1.2.1 Phân tích Điều IX:4 của GATT 1994 Điều IX:4 quy định rằng các quy định liên quan đến việc ghi nhãn sản phẩm nhập khẩu không được gây hư hỏng nghiêm trọng cho sản phẩm hoặc làm giảm đáng kể giá trị của sản phẩm hoặc làm tăng chi phí một cách bất hợp lý. Điều IX:4 áp dụng cho các quy định về "đánh dấu sản phẩm nhập khẩu" Điều này bao gồm việc yêu cầu thông tin liên quan đến xuất xứ sản phẩm. Đối với định nghĩa về “ghi nhãn”, Cuba cho rằng các biện pháp TPP hạn chế việc sử dụng GIS trên bao bì sản phẩm thuốc lá, ảnh hưởng đến giá trị và nhận diện của sản phẩm Cuba lập luận rằng việc cấm hiển thị GIS và Con dấu Bảo hành đã làm giảm giá trị của xì gà LHM Cuba. a Các biện pháp TPP
Các biện pháp TPP của Australia yêu cầu bao bì thuốc lá phải có một thiết kế bao bì tiêu chuẩn hóa (đóng gói đơn giản) nhằm giảm khả năng khuyến khích tiêu dùng thuốc lá Các biện pháp này cấm việc sử dụng nhãn hiệu và hình ảnh liên quan đến chỉ dẫn địa lý (GIS) hoặc dấu bảo hành của chính phủ trên bao bì thuốc lá, nhằm giảm sự thu hút của bao bì và tăng tính trung lập của sản phẩm. b Phản biện của Australia:
Australia cho rằng Điều IX:4 không bao gồm các yêu cầu về chỉ dẫn địa lý, và việc cấm sử dụng GIS không phải là hành vi vi phạm Điều IX:4 và Cuba chưa chứng minh được rằng việc cấm GIS làm giảm giá trị đáng kể của sản phẩm. c Phân tích Điều XX(b) của GATT 1994:
Thứ nhất, Australia cho rằng nếu có vi phạm Điều IX:4, các biện pháp TPP có thể được biện minh theo Điều XX(b) vì lý do bảo vệ sức khỏe Australia sẽ phải chứng minh rằng các biện pháp này cần thiết để bảo vệ sức khỏe và không được quá mức cần thiết.
Thứ hai, Cuba phản đối rằng yêu cầu chứng minh thuộc về Australia, và lập luận rằng các biện pháp TPP không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe mà Điều XX(b) yêu cầu.
Thứ nhất, về việc cấm GIS và Dấu bảo hành
Các biện pháp TPP của Australia cấm việc sử dụng chỉ dẫn địa lý "Habanos GIS" và dấu bảo hành của Chính phủ Cuba trên bao bì xì gà Theo Cuba, điều này làm giảm giá trị của xì gà LHM Cuba vì chúng không thể hiện được chỉ dẫn địa lý và dấu bảo hành, vốn là những yếu tố quan trọng trong việc xác định giá trị và chất lượng sản phẩm.
Thứ hai, về việc giá trị giảm đáng kể
Cuba cho rằng việc cấm này không chỉ gây thiệt hại cho tính xác thực của sản phẩm mà còn có thể làm giảm giá trị thương mại của sản phẩm Họ lập luận rằng, việc không thể hiển thị GIS có thể dẫn đến sự không chắc chắn về tính xác thực của sản phẩm, làm giảm giá trị của sản phẩm so với giá trị thực tế mà chúng có thể đạt được nếu được phép hiển thị GIS Do đó, Cuba có cơ sở hợp lý khi cho rằng việc cấm hiển thị GIS có thể làm giảm giá trị của sản phẩm do ảnh hưởng đến nhận diện và giá cả. Tuy nhiên, cần thêm bằng chứng cụ thể về mức độ giảm giá trị.
Phạm vi Điều IX:4 không bao gồm các yêu cầu cụ thể liên quan đến chỉ dẫn địa lý (GIS) hoặc dấu bảo hành Australia cho rằng Điều IX:4 chủ yếu điều chỉnh yêu cầu cơ bản về thông tin xuất xứ và không áp dụng cho các nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cụ thể.
Australia cho rằng Cuba không chứng minh được rằng việc cấm GIS và dấu bảo hành đã làm giảm giá trị xì gà LHM một cách đáng kể Theo Australia, Điều IX:4 không trao quyền cho các quốc gia thành viên phải cho phép các chỉ dẫn địa lý cụ thể nếu chúng không phù hợp với quy định chung về bao bì Vì lẽ đó, theo quan điểm của Australia, Cuba đã không chứng minh được thiệt hại rõ ràng Ngoài ra, Australia cho rằng nếu các biện pháp TPP có vi phạm Điều IX:4, thì chúng có thể được biện minh theo Điều XX(b) của GATT 1994 vì chúng cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người và không có phương án thay thế nào khác.
Do đó, Australia chứng minh rõ ràng rằng các biện pháp TPP không vi phạm Điều IX:4 hoặc nếu có vi phạm, thì các biện pháp này được biện minh bởi Điều XX(b) vì lý do bảo vệ sức khỏe.
2.3.1.3.3 Lập luận của bên thứ ba
Về phía Canada, Canada cho rằng Điều IX:4 chỉ điều chỉnh các yêu cầu về đánh dấu xuất xứ cơ bản, không áp dụng cho việc cấm sử dụng nhãn hiệu xuất xứ Theo Canada, các quy định TPP không vi phạm Điều IX:4 vì chúng không ngăn cấm việc ghi nhãn xuất xứ cơ bản mà chỉ cấm các dấu hiệu cụ thể.
Về phía Trung Quốc, Trung Quốc lập luận rằng các biện pháp y tế công cộng, như các biện pháp đóng gói đơn giản, có thể không tuân theo Điều IX:4 nhưng có thể được biện minh theo Điều XX(b) nếu chúng đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe.
Về phía Liên minh Châu Âu, Liên minh nhấn mạnh rằng các yêu cầu về đánh dấu xuất xứ được quy định bởi Điều IX của GATT và không được nhầm lẫn với các quy định của Hiệp định TBT.
Về phía New Zealand, New Zealand yêu cầu bác bỏ khiếu nại của Cuba theo Điều IX:4 vì các biện pháp của Australia không vi phạm quy định này.