1 | ASEAN |Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 2 |c/o Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa 3 |CDĐL Chỉ dẫn địa lý 4 |CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 5 |CPTPP Hiệp định Đối tá
Trang 12 BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC UEH KHOA KINH DOANH QUOC TE
Tên lớp HP : Thương mại quốc tế (COM503022)
Giảng viên : Cô Ngô Thị Hải Xuân
Trang 2
Ho va tén MSSV Phan da lam % dong gop
Phạm Thị ThuHoài ‘| 31211025582 Phần 2 (A), 3(A),
Mục lục, Slide (Nhóm trưởng)
Lê Thị Thanh Tâm 31211020994 Phan IA (LL;
1.2;1.3); 1B;
Slide; Danh muc
từ viết tắt; Tài liệu
tham khảo
Bùi Lê Nhất Thống 31211021004 A: 14, 1.5, 1.6,
1.7, 1.8; B: l1,
Slide
Tran Minh Hiéu 31211020911 Slide
Nguyễn Phúc Vinh 31211023627 Slide
Trang 3
1 | ASEAN |Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
2 |c/o Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
3 |CDĐL Chỉ dẫn địa lý
4 |CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
5 |CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Duong
6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
8 |EU Lién minh Chau Au
9 EVFTA Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên mình Châu Âu
10 |EVIPA Hiệp định Bảo hộ Đầu tư
II |FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
12 |FTA Hiệp định thương mại tự do
13 |GPA Hiệp định mua sắm của Chính phủ
14 |HNTQ Hạn ngạch thuế quan
15 |HRPTQ Hàng rào phi thuế quan
16 |MFN Nguyên tắc Tối huệ quốc
17 |SHTT Sở hữu trí tuệ
18 |SPS Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phâm và kiểm dịch động thực vật
19 |TBT Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
20 |UK Vương quốc Anh
21 |UKVFTA |Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Vương quốc Anh
22 |VCCI Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
23 JWCT Hiệp ước WIPO về quyền tác giả
24 |WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới
Trang 4
27 |WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐÈ TÀI
DANH MUC TU VIET TAT
MUC LUC
MUC LUC
A Hiép dinh thuong mai tự do giữa Việt Nam và Liên mình Châu Âu (EVFTA)
1 Tom tat những cam kết chính của hiệp định
1.1 Cam kết mở cửa thị trường
1.1.1 Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU đối với hàng hóa xuất
xứ Việt Nam 1.1.2 Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam dành cho hàng hóa xuât xứ EU
1.1.3 Cam kết về thuế xuất khâu 1.1.4 Hạn ngạch thuế quan (HNTQ) 1.1.5 Cam kết về hàng rào phi thuế quan 1.1.6 Phụ lục về được phâm
1.2 Quy tắc xuất xứ
1.3 Đầu tư và Thương mại dịch vụ
1.4 Mua sắm công
1.5 Sở hữu trí tuệ
1.6 Doanh nghiệp nhà nước và trợ cấp
1.7 Thương mại và phát triển bền vững
1.8 Cơ chế giải quyết tranh chấp
2 Tình hình thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước thành viên của hiệp
định trước và sau khi ký kết hiệp định
2.1 Xuất nhập khâu
2.2 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
2.3 Loại bỏ hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan
3 Đánh giá và rút ra những cơ hội và thách thức trong hiệp định thương mại quốc
tế giữa Việt Nam và các nước thành viên của hiệp định
3.1 Cơ hội
3.2 Thách thức
3.3 Giải pháp
3.3.1 Với nhà nước 3.3.2 Với doanh nghiệp
Trang 51 Nội dung chính của hiệp định
2 Tình hình thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh trước và sau
[418 $Ä {80115 0()1:1: 05a
PP? (lo nh ss.G qaaá
2.2 Thu hút vốn đầu tư từ Anh Quốc
3 Đánh giá cơ hội thách thức
BD CO a4 3.2 Thách thức
KE6nc a6 “DA EEN (90:0 .1i) si 3.3.2 Với doanh nghiệp
Bảng I: Cam kết mở cửa của EU đối với một số nhóm hàng hóa quan
¡2i 8e¡:0 10, 77 1 Bảng 2: Cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số nhóm hàng hóa
80 i8iả3i 0:00 22275 : Bảng 3: Các mặt hàng thuộc điện cam kết HNTQ của EU
Bảng 4 Tóm tắt các ưu đãi thuế quan đối với một số sản phẩm của Vương quốc Anh xuất khẩu sang Việt Nam theo UKVFTA Bang 5 Tom tắt các ưu đãi thuế quan đối với một số sản phẩm của Việt Nam xuất khâu sang Vương quốc Anh theo UKVETA
Trang 6(EVFTA)
FTA L gi?
FTA la mot Hiép định thương mại tự do (Free Trade Agreement), la mot thoa
thuận giữa hai hoặc nhiêu Thành viên nhăm loại bỏ các rào cản đôi với phân lớn
thương mại giữa các Thành viên với nhau
FTA thế hệ mới là các FTA được ký kết ở giai đoạn gân đây, có phạm vi rộng
hơn và mức độ tự do hoá mạnh hơn các FTA truyén thông
Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do EVETA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Liên minh Châu Âu (EVFTA) là một
hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới tập trung vào cải cách thê chế diện rộng Đàm
phán đã kết thúc vào ngày 01/12/2015, đến ngày 26/06/2018, EVFTA được tách làm
hai Hiệp định: Hiệp định Thương mại EVEFTA và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư
EVIPA Hai Hiệp định này được ký kết vào 30/06/2019 và được Nghị viện Châu Âu
chính thức thông qua vào ngày 12/02/2020 Và đến ngày 01/8/2020 EVFTA chính
thức có hiệu lực Đây là Hiệp định có phạm vi rộng và mức cam kết cao nhất mà Việt
Nam đã tham gia với hơn L7 chương, 2 nghị thư vả một số biên bản ghi nhớ Hiệp
định mở ra những cơ hội thương mại và đầu tư mới giữa Việt Nam và 27 quốc gia
thành viên của Thị trường chung Châu Âu Việt Nam được dự báo là sẽ tăng trưởng
dang kê nhờ sự kết hợp piữa tiếp cận thị trường Châu Âu và thu hút đầu tư EVETA là
cột mốc quan trọng đánh dâu cho quá trình 30 năm Việt Nam hợp tác và phát triển
cùng với Liên minh châu Au (EU), mở ra cho quan hệ đối tác của hai bên cơ hội đi
vào giai đoạn mới triển vọng với đầy chiều sâu, hiệu quả và thiết thực hơn
Việc ký kết Hiệp định cho thấy quyết tâm tăng cường quan hệ trên các lĩnh vực
kinh tế, thương mại và đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển vững bền của Việt Nam
và EU trên các khía cạnh Kinh tế, Xã hội và Môi trường Hiệp định cũng thúc đây
thương mại và đầu tư theo hướng lưu ý cao nhất về vấn để bảo vệ môi trường, lực
lượng lao động và tuân thủ các thoả thuận và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan
1 Tóm tắt những cam kết chính của hiệp định
1.1 Cam kết mở cửa thị trường
1.1.1 Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU đối với hàng hóa
xiuiát xứ Việt Nam
Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khâu đối với
khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khâu của Việt Nam
sang EU Sau 07 năm kế từ khi EVETA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ 99,2% số dòng thuế
nhập khẩu, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khâu của Việt Nam 0,3% kim ngạch
xuất khâu, tương đương với một số mặt hàng còn lại, Hạn ngạch thuế quan với thuế
nhập khâu trong hạn ngạch là 0% sẽ được áp dụng
Trang 7phê, thủy sản, gạo, đường, mật ong tự nhiên) và nhóm hàng công nghiệp (dệt may,
giày dép, øÕ và cá sản phẩm 26, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện), Việt Nam
và EU đã có những cam kết cụ thể (Phu luc Bang 1)
Ví dụ, với nhóm hàng dệt may, EU cam kết xóa bỏ 42,5% số đòng thuế sẽ được
xóa bỏ thuế nhập khâu ngay khi EVFTA có hiệu lực và số còn lại sẽ được xóa bỏ theo
lộ trình từ 3 đến 7 năm Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU cam kết sẽ bãi bỏ 37%
thuế quan về giày dép Những sản phẩm này bao gồm giày cao su hoặc nhựa và mũ,
túi xách, ví, hành lý, nón, ô Sau 3 đến 7 năm, mức giá của EVFTA sẽ không còn áp
dụng cho các dòng thuế còn lại
1.12 Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam dành cho hàng hóa xuất xứ EU
Với 48,5% số dòng thuế, chiếm 64,5% kim ngạch nhập khâu từ EU, Việt Nam
cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực Sau 7 năm, Việt Nam
cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% kim
ngạch xuất khâu từ EU Mức xóa bỏ thuế quan chiếm khoảng 98,3% số dòng thuế sau
mười năm, chiếm 99.8% kim ngạch nhập khâu Đối với khoảng 1,7% thuế còn lại,
Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu kéo đài hơn 10 năm hoặc áp dụng
hạn ngạch thuế quan theo cam kết của Tô chức Thương mại Thế giới (WTO)
Bên cạnh đó, EVFTA cũng thể hiện cam kết chỉ tiết với một số mặt hàng chủ
lực của EU như nhóm mặt hàng ô tô, phụ tùng ô tô, xe máy; rượu vang, rượu mạnh,
bia va thit lon, thit ga (chi tiét cam kết thể hiện ở Phụ lục Bảng 2)
1.1.3 Cam két về thuế xuất khẩu Đối với hàng hóa xuất khâu từ lãnh thô này sang lãnh thổ kia, Việt Nam và
Liên minh châu Au đều cam kết không áp dụng thuế xuất khâu Nguyên nhân chính là
một số quốc gia xem việc đánh thuê xuất khâu là một phương pháp trợ cấp gián tiếp
dẫn đến sự không lành mạnh trong cạnh tranh của hàng hóa các quốc gia khác nhau
Bên cạnh đó, 526 dòng thuế quan được Việt Nam đã bảo lưu quyền thu thuế
xuất, bao gồm những mặt hàng chính yếu như than (ngoại trừ than được sử dụng để
làm bánh), dầu thô và khoáng sản Trong trường hợp các dòng thuế hiện đang phải
chịu thuế xuất khâu tương đối cao, Việt Nam đã cam kết áp dụng mức thuế tối đa là
20% trong khoảng thời gian tối đa 5 năm (với khoáng sản mangan có mức cao nhất là
10%) Đối với các sản phẩm khác, Việt Nam đã cam kết loại bỏ hoàn toàn thuế xuất
khẩu trong thời gian tối đa là l6 năm
1.1.4 Hạn ngạch thuế quan (HNTQ) Việt Nam và EU cũng cam kết HNTQ cho một số lượng hạn chế mặt hàng có
nguồn gốc xuất xứ từ quốc gia còn lại Thuế nhập khâu của 14 mặt hàng thuộc điện
cam kết HNTQ được thể hiện ở Phu luc Bảng 3 thuộc diện được miễn thuế Nếu vượt
quá mức HNTQ (chi tiết tai Phu uc Bang 3) sé duoc tính theo mức thuế suất ngoài
hạn ngạch
Trang 8kết của WTO Đặc biệt, các mặt hàng HNTQ bao gồm trứng, đường, muối và lá thuốc
lá Trong khoảng thời gian II năm kế từ ngày có hiệu lực của EVFTA, thuế quan đối
với các mặt hàng này trong hạn ngạch sẽ được loại bỏ dần dần
11.5 Cam kết về hàng rào phi thuế quan
®_ Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT):
Các Bên được nhắn mạnh nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc trong Hiệp định về
rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO, đồng thời có thêm một số nguyén tac
bố sung về cách thức mà Việt Nam/EU ban hành và duy trì các TBT nham han ché
tinh trang lam dung cac bién phap TBT dé bao hé trá hình cho sản xuất trong nước
EVETA có các cam kết cụ thế về TBT liên quan tới ghi nhãn hay dấu hiệu trên
hàng hóa Cụ thê, đôi với hàng hóa phí nông sản (trừ dược phẩm), có nhãn “Made in
EU” hoặc “Sản xuất tại EU” được Việt Nam cam kêt chap nhận
EVFTA có I phụ lục riêng quy định quy định về các rào cản phi thuế đối với
mảng ô tô, trong đó có cam kết răng trong thời gian 5 năm kê từ khi Hiệp định có hiệu
lực, Việt Nam sẽ chấp nhận việc các xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam từ EU sẽ không
cần phải tuân thủ quy định riêng về kỹ thuật đối với ô tô của Việt Nam, mà chỉ cần
tuân theo quy chuân về phù hợp kỹ thuật của Hiệp định UNECE 1958 (hệ thống tiêu
chuân của Liên Hợp Quốc)
@ Cac bién pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS):
Việt Nam vả Liên minh châu ÂU (EU) đạt được thỏa thuận về một số nguyên
tắc về SPS trong EVFTA nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giao dịch và thương mại
đối VỚI các sản phẩm động vật, thực vật Đặc biệt, chủ thé quan ly hang xuat nhap
khẩu là cơ quan có thâm quyền của các nước thành viên EU, nơi hoạt động xuất khâu
diễn ra, thay vỉ cơ quan chung của EU Ở Việt Nam, các chủ thể quản ly vấn đề này
bao gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc cơ quan dưới quyền có trách
nhiệm liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Y tế, hoặc các cơ quan quản lý về các vẫn
đề an toàn và kiểm dịch
Bên cạnh việc nhắn mạnh trách nhiệm của các Bên đảm bảo tuân thủ các nghĩa
vụ về SPS theo WTO, Hiệp định EVEFTA còn bố sung thêm một số cam kết mới, đáng
chú ý trong đó có: Cam kết về việc áp dụng thong nhất các biện pháp SPS đối với
hàng hoá nhập khẩu từ Bên kia; Thong nhất về cơ quan có thâm quyén quan ly SPS
của Việt Nam và EU; Cam kết về quyền áp đụng biện pháp SPS theo khu vực địa lý:
e Hang rao phi thué quan trong sản xuất năng lượng tái tạo:
EVFTA có các yêu cầu cụ thể hướng tới việc giảm thiêu loại bỏ rào cản phí
thuế quan trong lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo, như:
Trang 9tính đánh đổi nào tác động tới dịch vụ, sản phẩm, nhà đầu tư và khoản đầu tư
của Bên kia
Các biện pháp liên quan tới các thủ tục chấp thuận, cấp phép, chứng nhận phải
minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử
Các yêu cầu về liên kết, liên doanh với doanh nghiệp bản địa không được áp
dụng trừ trường hợp điều này là cần thiết vì lý do kỹ thuật có thê chứng minh
được
Các biện pháp phi thuế quan khác:
EVFTA con co cac cam kết giảm bớt các hàng rào phi thuế quan khác như cam
kết về cấp phép xuất nhập khẩu, các thủ tục giấy tờ hải quan, để tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khâu giữa các Bên
1.16 — Phụ lục về duoc phẩm Dược phâm là một ngành xuất khẩu quan trọng giữa Việt Nam và EU, EVETA
có I phụ lục riêng cho ngành dược phâm ở Chương 2 của Hiệp định Phụ lục có các
nội dung quan trọng như sau:
Các bên sẽ xây dựng quy chuẩn về kỹ thuật của minh trong san xuat duoc
phẩm dựa trên các tiêu chuẩn, thông lệ và hướng dẫn quốc tế về được phẩm
Ghi nhãn xuất xứ: Đối với dược phâm, Việt Nam có thế yêu cầu bắt buộc ghi
nhãn nước xuất xứ ở cấp quốc gia thành viên Liên minh Việt Nam được
khuyến khích xem xét chấp nhận cách ghi nhan “San xuất tại Liên minh Châu
Âu” hoặc các cách ghi nhãn tương tự bằng ngôn ngữ bản địa là đáp ứng yêu
cầu về ghi nhãn nước xuất xứ
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép nhập khẩu dược phẩm
vào Việt Nam và bán cho lại cho các doanh nghiệp được quyền phân phối được
phẩm ở Việt Nam nhưng không được tự tham gia vào việc bán lẻ hoặc bán
buôn dược phâm
1.2 Quy tắc xuất xứ
Xét về quy trình sản xuât và nguyên liệu, hàng hóa có xuât xứ được WTO và
các hiệp định khác quy định theo 2 cấp độ sau:
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy: áp đụng chủ yếu với hàng nông sản cơ bản
như: gia cầm, sữa, rau quả, được sinh ra, nuôi dưỡng, trồng, thu hoạch toàn
bộ hoàn toàn tại lãnh thổ 1 quốc gia
Hàng hóa xuất xứ không thuần túy: áp dụng với các mặt hàng công nghiệp
được gia công và nông sản được chế biến từ nhiều quốc gia hoặc từ nguyên liệu
không có xuất xứ Đề xác định quy tắc cụ thê về xuất xứ đối với cấp độ này,
cần dựa vào 3 tiêu chí cơ bản sau: tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa CTC:
Trang 10tiêu chí hạn mức nguyên liệu không xuất xứ VL và tiêu chí công đoạn gia công,
chế biến cụ thê
Một số quy định liên quan đến quy tắc xuất xứ khác như: cộng gộp xuất xứ:
chia nhỏ lô hàng tại nước thứ 3; linh hoạt về nguyên liệu không có xuất xứ: Ngoài
ra, khi chứng nhận xuất xứ hàng hóa (xuất khâu từ Việt Nam), doanh nghiệp có thê tự
chứng nhận xuất xứ nếu trị giá lô hàng nhỏ hơn hoặc băng 6000 EUR; trường hợp còn
lại doanh nghiệp sử đụng C/O EUR.I đề đề nghị cấp chứng nhận
143 Đầu tưyà Thương mại dịch vụ
Cam kết của Việt Nam và EU trong EVFTA vé Dau tu va Thuong mai dich vu
mang mục tiêu tạo ra môi trường đầu tư và thương mại cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi
cho các Bên trong Hiệp định
Cam kết về Đầu tư và Thương mại song phương Việt Nam và EU đều cao hơn
mức các Bên cam kết trong WTO Đối với EU, mức này tương đương với mức cam
kết cao nhất của EU trong các FTA gần đây của họ Đối với Việt Nam, mức cam kết
cho EU này tối thiêu băng với mức mở cửa cao nhất của Việt Nam trong các đàm
phán FTA hiện tại (bao gồm cả CPTPP)
- Dautu:
Mặc dù đã có Hiệp định riêng về bảo hộ đầu tư (EVIPA) nhưng EVETA vẫn có
quy định về đầu tư Các quy định về đầu tư trong EVETA quy định vé van dé tu do
hoá đầu tư Xác định về giới hạn và quyền đầu tư tới đâu của các Bên trong các lĩnh
vực sản xuất, dịch vụ
Việt Nam cam kết mở rộng đầu tư cho EU trong nhiều ngành sản xuất Các
ngành nông nghiệp, sản xuất chế tạo (trừ l số lĩnh vực chưa cam kết hoặc có một số
giới hạn cụ thể) và nhiều ngành khác được Việt Nam cam kết mở cửa hoàn toàn cho
đầu tư của EU
- Thuong mai dich vu:
Trong EVFTA, Viét Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho các nhà cung cấp dịch
vụ đến từ EU nhiều hơn trong WTO trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Dịch vụ môi
trường; dịch vụ kinh doanh; dịch vụ bưu chính và chuyên phát; ngân hàng: vận tải
biên; bảo hiểm và giáo dục
1.4 Mua sắm công
Hiệp định EVFTA bao gồm các nguyên tắc về mua săm công của Chính phủ,
tương đương với quy định của Hiệp định mua sắm công của Tô chức Thương mại Thê
giới (GPA)
Trang 11Việt Nam sẽ tuân thủ lộ trình thực hiện một số nghĩa vụ như đấu thầu qua
mạng, thiệt lập công thông tin điện tử đề đăng tải thông tin dau thau, ; EU da cam
ket dành hồ trợ kỹ thuật cho Việt Nam đê thực thị các nghĩa vụ này
Việt Nam duy trì quyền dành riêng, có thời hạn, đề chỉ định một tỷ lệ nhất định
giá trị các gói thâu cho nhà thâu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước
1.5 Sở hữu trí tuệ
Về nội dung, có thể phân nhóm các cam kết về sở hữu trí tuệ thành 03 nhóm
chính:
Nhóm đầu tiên là các nguyên tắc chung (Nguyên tắc Phù hợp WTO, Nguyên tắc Tối
huệ quốc (MEN); Nguyên tắc cạn quyên);
Nhóm thứ hai là các cam kết về các tiêu chuẩn bảo hộ cho từng đối tượng quyền
SHTT bao gom:
- Cam két vé Chi dan dia ly: Ap dung déi voi 03 nhém san pham có nguồn gốc
từ lãnh thổ Việt Nam hoặc EU gồm: Rượu vang, rượu mạnh; Nông sản; Thực
phẩm Việt Nam sẽ bảo hộ 169 CDĐL của EU và EU sẽ bảo hộ 39 CDĐL của
Việt Nam Hiệp định chỉ ra 2 nước bắt buộc phải có cơ chế pháp lý cho việc
ngăn chặn sản xuất, đóng gói, mua bán, quảng cáo sai, lừa đảo hoặc gây hiểu
nhằm về nguồn gốc sản phâm mang CDĐL được bảo hộ
- Cam kết về Quyền tác giá và các quyền liên quan: Việt Nam phải tham gia
hiệp định của WIPO về quyền tác giả và quyên liên quan bao gôm WPPT vả
WCT
- Cac cam két khác: Cam kết về nhãn hiệu; Cam kết về kiểu đáng công nghiệp;
Cam kết về sáng chế; Cam kết về miễn trừ trách nhiệm của những nhà cung
cap dich vụ trên Internet; Cam kết về Thực thi quyền SHTT
Nhóm cuối cùng là các cam kết liên quan đến các biện pháp thực thí quyền SHTT
1.6 Doanh nghiệp nhà nước và trợ cấp
Nội dung cam két bao gồm các quy định về việc các doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) phải tuân thủ, cũng như các trường hợp ngoại lệ không cân phải tuân thủ các
quy định trong phạm vi giới hạn áp dụng của Hiệp định EVETA Cụ thê:
Đầu tiên, hai bên cần đảm bảo DNNN và doanh nghiệp tư nhân hoạt động dựa
trên tính toán thương mại thuân túy và không bị phân biệt đôi xử khi mua bán hàng
hóa, dịch vụ
Hai, hiệp định yêu cầu khi quản lý, kiểm soát DNNN trong điện điều chỉnh, hai
bên phải tuân thủ tiêu chuan quản trị doanh nghiệp của thê giới, không được phân biệt
Trang 12Ba, déi với các khoản trợ cấp trong nước dành cho DNNN, sẽ áp dụng các quy
tắc minh bach vé tro cap va thực hiện các thủ tục tham vấn Đồng thời, sẽ có các quy
định về các trường hợp trợ cấp ngoại lệ và nhất quán các nguyên tắc về trợ cấp, bao
gồm các trường hợp được phép hoặc cắm trợ cấp, và trợ cấp có điều kiện
Bốn, các bên phải thông báo cho bên còn lại mỗi 4 năm một lân về các khoản
trợ cap năm trong phạm vị điêu chỉnh đã thực hiện Trong trường hợp có ý kiên khác
nhau giữa các bên, sẽ có quy trình tham vân riêng về các tro cap có điều kiện này
1.7 Thương mại và phát triển bền vững
Các cam kết của Hiệp định EVFTA ở nội dung này không đi vào các tiêu
chuẩn chỉ tiết và cụ thê; thay vào đó, chúng chủ yếu là các cam kết chung gồm nguyên
tắc ràng buộc về hướng phát triển và các cam kết có tính khuyến nghị, nỗ lực, không
mang tính bắt buộc bao gom: Cam két vé pháp luật nội địa liên quan đến phát triển
bền vững; Cam kết về Lao động: Cam kết về Môi trường; Cam kết khác liên quan đến
cơ chế giám sát và cơ chế giải quyết tranh chấp
1.8 Cơ chế giải quyết tranh chấp
Thủ tục giải quyết tranh chấp bao gồm tham vấn, hòa giải và trọng tài
Trước khi sử dụng các cơ chế khác, các bên tham gia bắt buộc phải sử dụng
tham vấn băng văn bản được sao gửi tới Ủy ban Thương mại Đối với hòa giải, các
bên có thế đồng ý tham gia vào một thủ tục hòa giải bất cứ lúc nào Thiện chí được coi
là nguyên tắc cơ bản trong cơ chế hòa giải và tham vấn
Trong những trường hợp sau: bên đôi lập không trả lời yêu cầu tham vấn trong
vòng 15 ngày kế từ ngày nhận được yêu cầu; các cuộc tham vân không được tô chức
trong thời hạn quy định; các bên đồng ý rằng họ sẽ không tham vân và các cuộc họp
đã kết thúc mà không có giải pháp được cả hai bên thống nhất, trọng tài sẽ được sử
dụng đề giải quyết bất đồng
2 _ Tình hình thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước thành viên của
hiệp định trước và sau khi ký kết hiệp định
Chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, Hiệp định EVFTA đã mang lại
nhiều tác động đến tình hình thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên của
hiệp định - Theo Báo Công Thương: “Những Tác động Tích Cực Của Hiệp định
EVFTA Sau 3 Năm Thực Thí” (2023)
2.1 Xuất nhập khẩu
Đề có góc nhìn tông quan về tình hình xuất nhập khâu trước và sau khi Hiệp
định EVFTA (1/8/2020) được chính thức có hiệu lực, nhóm đã tông hợp số liệu xuất
nhập khâu của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2018 - 2023 (Hình 1), dựa vào đữ
liệu từ Tổng cục thống kê vẻ tình hình xuất nhập khâu qua từng năm như sau:
Trang 13Hinh 1; Biéu dé thé hiện tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU giai
đoạn 2018 - 2023 (đơn vị: tỷ USD) Xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU giai đoạn 2018 - 2023
® Xuất khẩu @ Nhập khẩu
Việt Nam - EU thê hiện như sau:
Thứ nhất, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đang có sự bứt phá ấn tượng
đến năm 2022, sau giai đoạn sụt giảm trước năm 2020 Trong đó, giai đoạn 2019-
2020 kim ngạch xuất khâu giảm nghiêm trọng nhất đo hậu quả của đại địch Covid 19
gây cản trở việc trao đổi hàng hóa giữa các nước khác nhau (giảm 15,4%) Dù vậy,
sau khi Hiệp định EVETA được chính thức áp dụng, chỉ số này trở nên khả quan hơn
khi xuất khâu từ Việt Nam sang EU tăng lên 4,98 tỷ USD (tương đương 14,17%) Tuy
nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình của xuất khâu Việt
Nam sang thị trường EU (18,24) và toàn thế giới (19%) và cả tăng trưởng nhập khẩu
của EU từ tất cả các nước trên thế giới (23%) - Bộ Công thương Việt Nam cho biết
(An An, 2023) Cũng theo Bộ Công thương, tỷ lệ hàng hóa tận đụng ưu đãi thuế quan
EVFTA cũng tăng đều đặn từ 14,8% năm 2020 lên 20,2% năm 2021 và 24,5% trong 6
tháng đầu năm 2022
Trong Hội thảo công bố báo cáo “Đánh giá kết quả ba năm thực thi Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVETA) đối với kinh tế Việt
Nam”, ông Nguyễn Anh Dương — Trưởng ban Kinh tế tổng hợp (CIEM) cho biết sự
tăng trưởng mạnh mẽ cũng được ghi nhận ở nhiều mặt hàng xuất khâu chủ lực của
Trang 14Việt Nam sang EU, bao gồm: dệt may (tăng I6,7%), gạo (tăng 42,9%) hạt tiêu (tăng
81,3%), thủy sản (tăng 22 7%), máy móc (tăng 20,9%), nguồn tin từ “77c 17
EVEFTA: Yếu Tổ Then Chốt đề Tận Dụng Cơ Hội ” (2022)
Điển hình với mặt hàng gạo, kim ngạch xuất khâu gạo sang EU tăng trưởng
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2022, kim ngạch xuất khâu gạo của Việt Nam sang EU
đạt 46,83 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2021, chiếm 12,6% tổng kim ngạch xuất
khâu hàng hóa của Việt Nam Lượng gạo xuất khẩu sang EU năm 2022 đạt 94.510
tấn, vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm mà EU dành cho Việt Nam theo cam kết từ
EVFTA Ngoài ra, gạo Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng tại các thị
trường EU như Hà Lan (44%), Malaysia (68%), Tây Ban Nha (89%) và Bỉ (149%)
Mặc dù vậy, đà xuất khẩu vào 2023 của Việt Nam sang EU bi chậm lại do kinh
tế toàn cầu có phục hồi nhưng chậm chạp, áp lực lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở
mức cao, nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế tiếp tục suy giảm, xuất khâu
hàng hóa sang các thị trường chủ lực của nước ta đều giảm Tuy nhiên, đà giảm xuất
khẩu sang thị trường EU đang chậm lại, theo nguồn tin ghi nhận từ Bộ công thương
Việt Nam
Thứ hai, nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng trưởng ỗn định trước năm
2020, bùng nỗ khi Hiệp định EVETA có hiệu lực vào năm 2020, đánh dấu mốc
quan trọng trong quan hệ thương mại hai bên Bộ tài chính cho biết, ở chiều nhập
khâu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ EU vào Việt Nam đạt trị giá lớn
nhất đối với các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (2,4 tỷ USD);
máy móc thiết bị phụ tùng (1,75 tỷ USD); dược phẩm (1,31 tỷ USD); sản phẩm hóa
chất (0,43 tỷ USD); và thức ăn gia súc và nguyên liệu (0,3 ty USD) (“Tình Hình Xuất
Khâu, Nhập Khâu Hàng Hóa Của Việt Nam Sau l Năm Thực Thi Hiệp định EVFTA,”
2021)
Tuy nhiên, vào năm 2022, do chịu ảnh hưởng của chiến sự Nga-Ukraine, nhập
khẩu của Việt Nam từ EU bị sụt giảm chỉ còn 15,42 tỷ USD trong khi 2021 nhập khâu
ở mức đỉnh cao 16,89 tỷ USD (tương đương giảm 7%,, song vân cao hơn những Hiệp
định chưa chính thức áp dụng như năm 2018 (13,89 tỷ USD) và năm 2019 (14,91 tỷ
USD) EU là đối tác lớn thứ 5 mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa, Bộ Công thương
cho hay, một số mặt hàng may mặc bắt đầu được hưởng thuế nhập khâu 0% vào thị
trường EU theo EVFTA, mang lại cơ hội lớn cho nhập khẩu Việt Nam từ EU
Thứ ba, cán cân xuất siêu đang thiên về Việt Nam Với lượng xuất nhập
khâu hàng hóa Việt Nam - EU như trên, xuất siêu của Việt Nam đang ngày cảng tăng
và EU bày tỏ quan ngại về sự mắt cân bằng trong kim ngạch xuất khẩu giữa hai bên,
với xuất khẩu của Việt Nam sang EU hiện gâp hơn 4 lần so với xuất khẩu của EU
sang Việt Nam EU cho rằng đây là tình trạng không bền vững và yêu cầu Việt Nam
nỗ lực hơn nữa trong việc thực thi Hiệp định EVETA, đặc biệt chú trọng vào các lĩnh
vực như lao động - công đoàn, dược phẩm, đăng kiểm ô tô nhập khâu từ EU và việc
phê duyệt nông sản nhập khâu từ EU, nguồn tin từ Báo Công thương, bài viết “Việt
Nam và EU cùng tận dụng tốt Hiệp định EVFTA” (2023) cho biết
Trang 152.2 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) cho biết, EVFTA mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, cụ thê gồm:
dòng vốn đầu tư từ Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch tăng đáng kê, Hà Lan (tăng
26%), Thụy Điền (tăng 63%), Đan Mạch (tăng 240%) Một ví dụ điển hình là Tập
đoàn Lego (Đan Mạch) đã đầu tư I tỷ USD vào tỉnh Bình Dương (Tiệp Nguyễn,
2022)
Theo báo cáo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh của EuroCham, Việt Nam vẫn là
điểm đến đầu tư hấp dẫn với 63% doanh nghiệp châu Âu xếp Việt Nam vào Top 10
điểm đến FDI hàng đầu (10/2023)
Theo nguồn tin từ Bộ công thương trong bài viết “Hiệp định EVETA động lực
giúp EU tăng cường đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam” (2023), EU
đã rót vốn đầu tư vào Việt Nam với số tiền 28, 91 tỷ USD trong 2023 Trong đó, các
nước tiêu biêu gồm Hà Lan 427 dự án, đầu tư tông 14,1 tỷ USD, tương đương 49%
tong số tiền mà EU đã chấp nhận đầu tư vào Việt Nam trong 2023 Các nhà đầu tư Hà
Lan nỗi tiếng như De Heus, FrieslandCampina, AkzoNobel, Unilever, Shell Philips,
va Damen đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam
Ngoài ra, Pháp, Đức và Đan Mạch cũng là những nhà đầu tư lớn, đóng góp vào
các dự án sản xuất và đầu tư lớn Nhà máy sản xuất đồ chơi Việt Nam cũng được
LEGO đã đầu tư I tỷ USD, mở ra cơ hội cho nhiều nhà sản xuất châu Âu khác đầu tư
vào thị trường đầy tiềm năng này
Ông John Campbell, Phó giám đốc, Trưởng Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp
Savills Việt Nam cho biết, tháng 9/2023 đánh dâu bước tiễn lớn trong thu hút dau tu
công nghệ vào Việt Nam Apple hoan tat viéc chuyén 11 nha máy sản xuat thiét bi
nghe nhin vao Viét Nam, Google cting xac định Việt Nam là thị trường tiém nang dé
đầu tư trong tương lai gần Việc thu hút các tập đoàn công nghệ hàng dau thể giới cho
thấy môi trường đầu tư năng động và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của Việt Nam
Lợi ích từ việc này bao gồm thúc đây ngành công nghiệp công nghệ cao, gia tăng
nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới (“Hiệp định
EVFTA động lực giúp EU tăng cường đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo Việt
Nam” 2023)
2.3 Loại bỏ hàng rào thuế quan va hang rao phi thué quan
Bao cao Vietnam - Deepening International Integration and Implementing the
EVFTA (2020) cho biét, EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại sự tự do hóa mạnh mẽ cho
hoạt động thương mại song phương giữa Việt Nam và EU bằng cam kết việc loại bỏ
hoàn toàn thuế quan và giảm thiểu một nửa các biện pháp phi thuế quan Theo dự
kiến, hơn 99% thuế quan đối với hàng xuất khâu của cả hai bên được giảm, như thê
hiện trong Bang 1
Ngoài việc giảm thiểu thuế quan, EVETA còn hướng đến giảm bớt các rào cản
phí thuế quan Việt Nam sẽ cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực
như xe cơ giới và được phẩm Các thủ tục hải quan cũng sẽ được đơn giản hóa và tiêu
Trang 16chuân hóa, giúp cho việc thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn
Việt Nam không yêu cầu kiếm tra bô sung hay cấp giấy chứng nhận khi nhập khâu sản
phẩm của EU sẽvảo thị trường Việt Nam
Bang 1: Thué quan va hang rao phi thué quan (HRPTQ) cua Viét Nam va
các nước tính tương đương theo đơn giả hàng (trọng số thương mại) trước và sau
khi tham gia EVFTA đối với mỗi đối tác thương mại, (%)
Nguôn: Tỉnh toán của cán bộ Ngân hàng thế giới
Và cho đến nay, Báo Nhân dân đã xác nhận rằng lịch trình cắt giảm thuế trong
EVEIA được thực hiện theo cam kêt đã thông nhật, bất đâu từ năm 2020 (Tiệp
Nguyên, 2022)
Dựa trên phân tích, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
mang lại nhiều lợi ích cho thương mại Việt Nam, bao gồm tăng kim ngạch xuất nhập
khâu hàng hóa Việt Nam sang EU, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài Ngoài ra, còn
giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, sự
chênh lệch lớn giữa kim ngạch xuất khâu và nhập khâu (xuất khâu gấp 4 lần nhập
khâu) đang tạo ra sự mắt cân băng trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam va
EU EU đã bày tỏ quan ngại về vấn đề này và kêu gọi Việt Nam thực hiện các biện
pháp đề giảm thiêu chênh lệch
3 Đánh giá và rút ra những cơ hội và thách thức trong hiệp dịnh thương mại
quốc te giữa Việt Nam và các nước thành viên của hiệp dịnh
Từ nguồn tin của Báo điện tử Chính phủ cho biết, Hiệp định EVETA đánh dấu
bước ngoặt quan trọng trong quan hệ thương mại Việt Nam - EU khi EU đưa ra mức
cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các FTA đã ký kết (“Tác
động Của EVFETA đến Xuất Nhập Khẩu, định hướng cho doanh nghiệp Việt Nam,”
2020) Vì thế, cơ hội và thách thức mà Hiệp định này mang lại cho Việt Nam là rất
lớn
3.1 Cơhội
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVETA) mang đến những cơ hội
to lớn cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đây thị trường
Trang 17xuất khâu (“Tác động Của EVFTA đến Xuất Nhập Khẩu, định Hướng Cho Doanh
Nghiệp Việt Nam,” 2020)
Thứ nhất EVEFTA giúp Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đây xuất khâu
sang thị trường EU rộng lớn với hơn 450 triệu dân EU cũng xóa bỏ thuế nhập khâu
cho 99,2% số đòng thuế của Việt Nam, thúc đây kim ngạch xuất khâu và thu hút đầu
tư nước ngoài EVETA cũng mở ra thị trường mới day tiềm năng cho EU, khuyến
khích hợp tác đầu tư, chuyến giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm giữa hai bên
Nhin chung, EVETA là Hiệp định mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên, thúc đây xuất
khẩu, đầu tư, hợp tác kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh
Thứ hai, Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, nhập khâu, Nhờ
vào việc ưu đãi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan, EVEFTA giúp doanh nghiệp
Việt Nam thâm nhập và khai thác các thị trường mới, tiềm năng tại EU Từ đó, giảm
sự phụ thuộc vào thị trường châu Á (chiếm 80% kim ngạch nhập khâu và 50% kim
ngạch xuất khẩu) Đối với EU, EVETA giúp EU tiếp cận thị trường Việt Nam với hơn
100 triệu dân, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp EU
gia tăng xuất khâu hàng hóa sang Việt Nam Việt Nam có nguồn cung cấp dồi dào các
mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, với giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu
cầu thị trường EU
Thứ ba, EVETA mở ra cánh cửa cho Việt Nam tham gia sâu rộng vào chuỗi
cung ứng khu vực và toàn cầu Hiệp định mảy tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp Việt Nam kết nối với các nhà cung cấp và khách hàng trong chuỗi giá trị toàn
cau, thúc đây nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài Đối với EU,
EU có thê tiếp cận nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ giá cả cạnh tranh từ Việt Nam,
mở rộng thị trường cho các sản phẩm của EU tại Việt Nam, tăng cường hợp tác kinh
tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên
Thứ tư, đối với Việt Nam, Hiệp định sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho doanh
nghiệp trong nước đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, phụ liệu, linh kiện Nhờ đó, tỷ lệ
nội địa hóa sẽ được nâng cao, giảm sự phụ thuộc vảo nhập khâu, đồng thời tạo ra
chuỗi cung ứng giá trị bền vững và đa dạng Về phía EU, EVFTA sẽ giúp các doanh
nghiệp châu Âu tiếp cận nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, linh kiện chất lượng
cao với giá cả cạnh tranh từ Việt Nam Điều nay sé gop phan gia tang higu qua san
xuất và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm châu Âu trên thị trường quốc tế
Thứ năm, về phía Việt Nam, EVETA thúc đây xuất khẩu và mở rộng sản xuất,
dẫn đến nhu cầu tuyên dụng lao động tăng cao Dự kiến sẽ có thêm 146.000 việc làm
được tạo ra mỗi năm, đặc biệt là cho lao động có tay nghề cao Nhu cầu lao động xuất
khâu cũng gia tăng, thu hút lao động từ châu A (Han Quéc, Dai Loan, Trung Quốc),
châu Âu (Anh, Pháp ) và các nước khác Đối với EU, EVFTA giup ho tiép can
nguồn lao động đồi dào và trẻ trung của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu lao động trong
các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ, công nghệ cao
3.2 Thách thức
Thứ nhất, doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt khi
hàng hóa chât lượng cao từ Châu Âu (EU) được mở rộng vào thị trường Việt Nam
Trang 18Việc miễn thuế nhập khâu sẽ khiến giá thành sản phâm EU giảm mạnh, dẫn đến sự
cạnh tranh gay gat VỆ giá cả ngay trên sân nhả Thêm vào đó, sản phẩm EU luôn tuân
thủ các nguyên tắc xuất khâu khắt khe, đảm bảo chất lượng cao hơn so với sản phẩm
nội địa Với uy tín và ấn tượng tốt về thị trường phát triển, người tiêu đùng Việt Nam
có xu hướng lựa chọn sản phâm EU hơn Điều này sẽ đặt ra thách thức lớn cho doanh
nghiệp Việt trong việc giữ thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh
Thứ hai, việc tiếp cận công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng
lực cạnh tranh là thách thức không nhỏ bởi phan lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh
nghiệp nhỏ, vốn ít, gặp khó khăn trong việc đôi mới công nghệ một cách nhanh chóng
Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI từ châu Âu sở hữu công nghệ sản xuất tiên tiền,
nguồn vốn dỗi đào và tập trung đầu tư cho công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất
và quy trình
Thứ ba, doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc tận dụng
EVFTA Vẫn đề xuất xứ hàng hóa, vào Năm 2017, do không tuân thủ quy định IUU,
Việt Nam nhận cảnh cáo "thẻ vàng” từ Ủy ban Châu Âu (EC) Hệ quả là toàn bộ thủy
hải sản xuất khâu sang thị trường EU sẽ chịu kiêm soát 100%, thay vì kiểm tra theo
xác suất như trước đây Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu
thêm nhiều chỉ phí phát sinh Hệ thông xuất xứ từ nông hộ chưa hoàn thiện, khiến
chứng minh nguồn gôc sản phẩm với EU sặp khó khăn Vì vậy, Thẻ vàng IUU can
trở xuất khâu thủy sản, ngành được ưu đãi nhất về thuế trong EVFTA Vì vậy,cần có
giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường EU, nâng cao chất
lượng sản phẩm và gỡ thẻ vàng IUU để tận dụng hiệu quả EVFTA
Thứ tư, doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các biện
pháp phòng vệ thương mại từ các thị trường nhập khâu Các biện pháp này bao gom
chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, được sử dụng đề bảo vệ ngành sản xuất nội
địa của nước nhập khâu Việc áp dụng các biện pháp này có thế khiến cho doanh
nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn, bao gồm: doanh nghiệp phải trả thuế chống bán
phá giá, chông trợ câp hoặc phải đáp ứng các yêu câu khắt khe về xuât xứ hàng hóa,
giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng cao, khiến cho họ khó cạnh
tranh với các đối thủ từ các quốc gia khác và doanh nghiệp Việt Nam có thể bị hạn
chế xuất khâu sang thị trường áp đụng biện pháp phòng vệ thương mại
Thứ năm, nhận diện thương hiệu còn hạn chế là rào cản lớn cho các mặt hàng
Việt Nam Thực trạng này xuất phát từ việc các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư
vào quảng bá, đẫn đến hiệu quả xúc tiến thương mại thấp Hệ quả là sản phẩm Việt
Nam khó tiếp cận thị trường quốc tế, thiếu sức cạnh tranh so với các thương hiệu lớn
tại EU
Thứ sáu, về sở hữu trí tuệ, đây là yêu cầu hàng đầu từ phía EU Việc tuân thủ
các quy tắc sở hữu trí tuệ trong EVFTA là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thê
khai thác hiệu quả các ưu đãi thương mại từ hiệp định này; Về sử dụng lao động, các
doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc
tế, đặc biệt trong các vấn để như giờ làm việc, nghỉ phép, môi trường làm việc, an
toàn lao động, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: ve bảo vệ môi trường, Việt Nam cần
tăng cường năng lực thực thi các nghĩa vụ quốc tế về môi trường, đồng thời nâng cao
Trang 19ý thức bảo vệ môi trường cho cả doanh nghiệp và người dân Những yêu cầu trên gây
khó khăn rât lớn cho Việt Nam sau khi EVEFTA chính thức ban hành
3.3 Giải pháp
3.3.1 Với nhà nước
Đề tận dụng tối đa lợi ích từ hội nhập thương mại, Việt Nam cần tập trung nỗ
lực vào việc thực thí EVETA hiệu quả, bao gồm tăng cường khả năng cạnh tranh,
thuận lợi hóa thương mại và ban hành các chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình chịu
ảnh hưởng Đồng thời, nâng cao năng lực kết nối cũng là một thách thức quan trọng
dé Việt Nam có thể hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi giá trỊ toàn cầu
Thay vỉ tuyên truyền thông tin chung về Hiệp định cho tất cả các ngành nghề,
cơ quan Nhà nước cân đưa ra các biện pháp hỗ trợ cụ thê, chính xác và cập nhật theo
nhu cầu của từng ngành nghề
Nhằm tận dụng thông tin thị trường từ mạng lưới các cơ quan xúc tiễn thương
mại Việt Nam ở nước ngoài Các cơ quan này cung cấp thông tin về nhu cầu thị
trường, cơ hội xuất nhập khâu, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh đoanh
phù hợp Tiếp đó, nhận hỗ trợ từ cơ quan Nhà nước Các chương trình hỗ trợ cần tập
trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm, đào tạo kỹ năng quản lý và chuyên môn, đôi
mới công nghệ Ngoài ra, Việt Nam nên gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm kiếm đối tác
tiềm năng, mở rộng thị trường xuất khâu Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ
giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế
hiệu quả va gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn câu
Ngoài ra, cần tận dụng thông tin thị trường từ mạng lưới các cơ quan xúc tiễn
thương mại Việt Nam ở nước ngoài để giới thiệu cho doanh nghiệp trong nước về các
cơ hội xuất khẩu, nhập khâu với các thị trường cụ thé trong khối EU Hơn nữa, Nhà
nước cần cung cấp hễ trợ tài chính, tư vấn chuyên môn, đảo tạo kỹ năng, và tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cũng như xác định các ngành nghề ưu tiên và xây dựng
chương trình hỗ trợ phù hợp với đặc điểm của từng ngành
3.3.2 Với doanh nghiệp Thứ nhất, Tập trung vào nhóm ngành có lợi thế Tiếp tục khai thác tốt thương
mại liên ngành với EU là điều cần thiết cho doanh nghiệp cũng như quan tâm vào đầu
tư vào các nhóm hàng có lợi thế so sánh, đặc biệt là hai nhóm hàng có tiềm năng thu
được lợi ích lớn nhất từ gia tăng xuất khâu gồm Giày, dép, mũ và Hàng dệt may
Thứ hai, Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Doanh nghiệp cần tăng
cường nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, học hỏi và áp dụng các tiêu chuẩn an
toàn và bảo vệ môi trường cao mà EU yêu cầu Cũng như cải thiện quy trình quản lý,
áp dụng các công nghệ mới và tăng cường đảo tạo, phát triển nhân lực đề thích ứng
với thị trường EU
Thư ba, Mở rộng thị trường và đa dạng hóa đối tác Doanh nghiệp cần mở
rộng đối tác và khách hàng mới, đa dạng hóa nguồn tiêu thụ và giảm thiếu rủi ro từ
việc phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu duy nhất
Trang 20Thứ tư, Nỗ lực thay đổi và thích ứng Doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực thay
đổi, thích ứng và được hỗ trợ từ các cơ quan quản lý đề tiếp cận thị trường EU Lợi
thế từ EVFTA sẽ trở nên ít quan trọng hơn khi các đối thủ trong khu vực Đông Nam A
như Malaysia và Thái Lan đang tiến tới ký kết FTA với EU
B Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Vương quốc Anh (UKVFTA)
Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UXVFTA)
Trong bối cảnh Vuong quốc Anh chính thức rút khỏi Liên Minh châu Âu (EU)
và giai đoạn chuyên tiếp chuẩn bị kết thúc (31/12/2020) việc ký kết Hiệp định tự do
thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ đảm bảo cho quan hệ thương
mại song phương giữa Vương quốc Ảnh và Việt Nam không bị gián đoạn sau khi giai
đoạn chuyên tiếp kết thúc Với nền tảng kế thừa từ Hiệp định EVETA, Hiệp định
UKVFTA cũng sẽ tạo khuôn khô hợp tác kinh tế - thương mại một cách toàn diện, Ôn
định vả lâu dài giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, từ đó tạo động lực tăng trưởng
cho song phương và làm sâu sắc mỗi quan hệ hợp tác về nhiều mặt của giữa các Bên,
đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và Vương quôc Ảnh vừa gia hạn việc duy trì mỗi
quan hệ song phương ở cấp độ đối tác chiến lược
Tương tự như EVELA, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc
Anh (UKVFTA) là một FTA thế hệ mới với mức độ tự do hoá mạnh vả tiêu chuân
cao UKVFTA ra doi sau va dựa trên nên tảng của EVFTA dé dam phan va ky két nén
về cơ bản hầu như tất cả các cam kết của UKVFTA về các mảng thương mại, dịch vụ,
hàng hoá, mở cửa thị trường vấn được kế thừa từ EVETA với một số điều chỉnh đề
phủ hợp cho mối quan hệ thương mại song phương giữa Vương quốc Anh và Việt
Nam Hiệp định bao gôm 9 điều khoản; 01 phụ lục sửa đổi từ lời văn của EVFTA; 01
Nghị định thư về quy tắc xuất xứ ; 01 thư song phương trao đôi giữa Anh và Việt Nam
va 01 ban chú giải Ngày 01/5/2021, UKVETA chính thức đi vào hoạt động
1 Nội dung chính của hiệp định
Đàm phán UKVFTA dựa trên các cam kết của EVFTA, vì vậy gân như tất cả
các cam kết về hàng hóa, địch vụ và cơ hội đầu tư đều được kế thừa vào UKVFTA
sau khi điều chỉnh để phù hợp với mỗi quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Anh
như sau:
VỀ thương mại hàng hóa, cơ bản thuế nhập khâu đối với mặt hàng từ nước này
sang nước kia sẽ piông với quy định của EVETA tại bất kỷ thời điểm nảo bắt đầu từ
khi UKVFTA có hiệu lực (từ 2021)
VỀ hạn ngạch thuế quan, UKVETA cũng cam kết dành lượng hạn ngạch mới
cho 14 mặt hàng thuộc diện HNTQ trong EVETA nhưng thấp hơn (chi tiết xem thêm
Phụ lục Bảng 3) Đặc biệt với mặt hàng gạo, mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh
tranh lớn trên thị trường thế giới, UK cam kết xem xét nâng lượng hạn ngạch gạo sau
3 năm kề từ khi hiệp định có hiệu lực
Về quy tắc xuất xứ; cả hai bên đều cam kết thực hiện cơ chê cộng sộp xuất xứ
mở rộng Điêu này cho phép hàng hóa của họ được sử dụng nguyên liệu được nhập