Vai trò chính của thuế chống BPG là bảo vệ nền kinh tế củamình, nhiều quốc gia áp đặt thuế đối với các sản phẩm mà họ tin rằng đang bịBPG trên thị trường quốc gia của họ; điều này được t
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Tên học phần: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA VIỆT NAM
Họ tên SV: NGUYỄN NGỌC LAN ANH Lớp học phần: 23D1LAW51101201 Khóa: 46
MSSV: 31201024098 GVHD: TS NGUYỄN THỊ THU HIỀN
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B NỘI DUNG 2
1 Khái quát về chống BPG 2
1.1 Khái niệm về BPG và chống BPG 2
1.2 Các biện pháp chống BPG 3
2 Cơ chế giải quyết tranh chấp về chống BPG của WTO 5
2.1 Các cơ quan tham gia giải quyết tranh chấp của WTO 6
2.2 Nguyên tắc và nguồn cơ chế giải quyết tranh chấp theo WTO 7
2.3 Quy trình giải quyết tranh chấp chống BPG trong khuôn khổ WTO .8 3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO 9
3.1 Tóm tắt cuộc tranh chấp 10
3.2 Quan điểm về vụ kiện 13
C KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AB Appellate Body – Cơ quan phúc thẩm
ADA Anti-dumping Agreement – Hiệp định về chống bán phá giá
ADC Anti-dumping Code – Bộ luật về chống bán phá giá
DSB Dispute Settlement Body – Cơ quan giải quyết tranh chấp
DSM Dispute Settlement Machenism – Cơ chế giải quyết tranh
chấp
DSU Understanding on rules and procedures governing the
settlement of disputes – Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp
EU European Communities – Liên minh Châu Âu
GATT General Agreement on Trade and Tariffs – Hiệp định chung
về thương mại và thuế quan
WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới
Marrakesh Marrakesh Agreement – Hiệp định Thành lập Tổ chức
thương mại thế giới
USDOC United States Department of Commerce – Bộ thương mại
Hoa
Kỳ
1
Trang 4A ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau 15 vòng đàm phán, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 cuả WTO vào ngày 11/01/2007 và chính thức mở ra cho mình một cánh cửa mới về hội nhập với nền kinh tế thới giới Việc gia nhập WTO đã tạo nhiều cơ hội cho nước ta tiếp cận thị trường thế giới, thúc đẩy cải cách và điều quan trong nhất chính là tăng trưởng kinh tế Việt Nam gia nhập WTO – được xem như điểm sáng trong tiến trình phát triển của đất nước, góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài, tự do hóa tài chính Tuy nhiên, đi kèm với việc chú trọng phát triển thương mại, tranh chấp về chống BPG ngày càng trở nên phổ biến trong thương mại quốc tế hơn Trong bộ ba biện pháp phòng vệ thương mại - thuế đối kháng, biện pháp tự vệ
và chống BPG - biện pháp chống BPG cho đến nay vẫn là biện pháp khắc phục được lựa chọn Đó là một biện pháp được quốc tế áp dụng để ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh, điều chỉnh trật tự thị trường quốc tế và bảo vệ an ninh của các ngành công nghiệp quốc gia Nó được ngày càng nhiều quốc gia chấp nhận vì nó đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại quốc tế,nhưng đây có lẽ cũng là chủ đề gây tranh cãi nhất liên quan đến ngoại thương Hiện nay, mặc dù các quốc gia đã có những biện pháp hạn chế việc chống BPG diễn ra trên nguyên tắc tuân thủ theo pháp luật của quốc gia sở tại quy định Tuy nhiên,
cơ chế giải quyết tranh chấp về chống BPG theo “khuôn khổ” của WTO vẫn là một “tượng đài” không thể nào thay thế được Bài viết sẽ làm rõ về những đặc điểm của chống BPG cũng như việc áp đặt thuế chống BPG lên các quốc gia có sản phẩm mang yếu tố cạnh tranh làm ảnh hưởng đến sản phẩm nội địa của quốc gia ban hành pháp lệnh Đồng thời, trình bày một cách cụ thể cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO về các vụ việc BPG và một số thực tiễn nổi bật trong quá trình xử lý của WTO, từ đó có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam
1
Trang 5B NỘI DUNG
1 Khái quát về chống BPG
1.1 Khái niệm về BPG và chống BPG
Theo như định nghĩa của WTO, “BPG là tình trạng phân biệt giá quốc tế, trong
đó giá của một sản phẩm khi được bán tại nước nhập khẩu sẽ thấp hơn giá của sản phẩm đó tại thị trường trong nước” Hoặc nói một cách dễ hiểu hơn, BPG là1 hiện tượng giá hàng hóa nhập khẩu thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa Và cách các nhà kinh tế phân biệt tình trạng này sẽ dựa vào so sánh giá của sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự ở hai thị trường Định nghĩa về BPG cũng được
đề cập lần đầu tiên tại Điều VI GATT 1994 và Điều 2 ADA, chung quy thì đây chính là hành vi mà WTO xem là cạnh tranh không lành mạnh Kế thừa GATT
1947, ADA được ra đời vào năm 1994 với mục đích mang lại hiệu quả trong vai trò là một hiệp định riêng biệt về BPG Hiện nay, BPG được xem như mội “nỗi
lo không thể tả” đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tương tự trong nước, bởi vì với tâm thế ưa chuộng “giá rẻ” của người tiêu dùng, việc hàng hóa doanh nghiệp nước ngoài nhập vào như một cú sốc đối với thị trường nội địa Công ty, doanh nghiệp sở tại có thể chịu những tổn thất lớn vì không có khách hàng nào tiêu thụ sản phẩm, khi cung vượt quá cầu sẽ dẫn đến những hệ quả không thể lường trước đối với nền kinh tế quốc gia Do đó, BPG là một hành vi
có khả năng làm “lũng đoạn” quá trình tạo ra tổng giá trị thu nhập quốc gia, xét thấy tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến, chính phủ đã suy xét và đưa ra những hành động hạn chế sự tác động của cơ chế “cạnh tranh thiếu lành mạnh”
này Chống BPG ra đời với đặc điểm là “các biện pháp, cách thức của chính phủ nước nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa bị coi là BPG vào trong nước theo kết
1 WTO | Anti-dumping - Technical Information
(n.d.) https://www.wto.org/english/tratop_e/adp_e/adp_info_e.htm
2
Trang 6luận của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, nhằm ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả của việc BPG”.
Thuế chống BPG là thuế quan bảo hộ mà chính phủ trong nước áp đặt đối với hàng nhập khẩu nước ngoài mà chính phủ đó tin rằng có giá thấp hơn giá trị thị trường hợp lý Thông thường, thuế chống BPG được áp dụng đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu bị điều tra được thực hiện vào hoặc sau ngày có quyết định
sơ bộ về BPG, thiệt hại và quan hệ nhân quả ADA quy định rằng thuế chống BPG sẽ vẫn có hiệu lực chừng nào còn cần thiết để chống lại hành vi BPG đang gây ra thiệt hại Vai trò chính của thuế chống BPG là bảo vệ nền kinh tế của mình, nhiều quốc gia áp đặt thuế đối với các sản phẩm mà họ tin rằng đang bị BPG trên thị trường quốc gia của họ; điều này được thực hiện với lý do là những sản phẩm này có khả năng làm giảm giá trị của các doanh nghiệp địa phương và nền kinh tế địa phương.2
1.2 Các biện pháp chống BPG
ADA được WTO xây dựng nhằm mục đích điều chỉnh việc áp dụng các biện pháp chống BPG của các nước thành viên Các biện pháp chống BPG là các biện pháp đơn phương (áp dụng thuế chống BPG đối với sản phẩm bị nghi ngờ) mà chính phủ nước nhập khẩu có thể áp dụng sau khi điều tra kỹ lưỡng đã xác định rằng sản phẩm đó thực tế đang bị BPG và việc bán của sản phẩm bị BPG đang gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước sản xuất sản phẩm tương
tự.Bất kỳ công ty nào tham gia vào thương mại quốc tế đều có thể hưởng lợi từ các quy định rõ ràng và có thể dự đoán được về việc áp dụng các biện pháp chống BPG ADA cũng xác định các tiêu chí được xem xét khi xác định rằng hàng nhập khẩu BPG gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước và các thủ tục
2 Kenton, W (2020, October 6) Anti-Dumping Duty: What It Is, How It Works,
Examples Investopedia https://www.investopedia.com/terms/a/anti-dumping-duty.asp
3
Trang 7cần tuân thủ khi bắt đầu và tiến hành điều tra chống BPG Bên cạnh đó, đưa ra hướng dẫn cho việc thực hiện và thời hạn của các biện pháp chống BPG Theo Điều VI của GATT 1994 và ADA, các Thành viên WTO có thể áp dụng các biện pháp chống BPG, nếu sau khi điều tra theo quy định của Hiệp định, có kết luận:
i “Rằng việc BPG đang xảy ra;
ii Ngành sản xuất trong nước sản xuất sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu đang bị thiệt hại đáng kể;
iii Có mối quan hệ nhân quả giữa hai bên.”
Tại EU, Ủy ban châu Âu (EC) chịu trách nhiệm điều tra các tuyên bố BPG
và áp đặt các biện pháp Các biện pháp có thể được áp dụng bao gồm mức thuế
cố định, cụ thể hoặc trong một số trường hợp biện pháp sẽ được thiết lập lên giá nhập khẩu tối thiểu Cam kết về giá cũng có thể được chấp nhận thay cho thuế chống BPG Đây là nơi nhà xuất khẩu đồng ý không bán sản phẩm ở EU với giá thấp hơn mức tối thiểu Nếu EC đồng ý với một cam kết, thì thuế chống BPG sẽ không được thu đối với hàng nhập khẩu đó EC không bắt buộc phải chấp nhận một đề nghị cam kết Nước nhập khẩu ở EU nộp thuế và cơ quan hải quan quốc gia của quốc gia EU sẽ là người thu thuế Ủy ban giám sát các biện pháp để đảm bảo chúng có hiệu quả và được cả bên xuất khẩu và nhập khẩu tôn trọng.3 Điều đáng được cân nhắc chính là nếu áp dụng sai các biện pháp chống BPG sẽ dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng, cụ thể là:
i Cản trở sự lưu thông tự do của hàng hóa trên thị trường toàn cầu, đi ngược lại chính sách của hầu hết các nền kinh tế thị trường tự do và GATT/WTO Ví dụ, các sản phẩm công nghiệp nhẹ của Trung Quốc,
bao gồm giày dép, vali và túi xách, đã bị chặn vào thị trường EU trong
3 Anti-dumping measures (2023, March 28) Trade
https://policy.trade.ec.europa.eu/enforcement-and-protection/trade-defence/anti-dumping-measures_en
4
Trang 8những năm đầu của chiến dịch chống BPG của EU đối với Trung Quốc Sau đó, mục tiêu chuyển hướng sang các sản phẩm cơ khí, điện
tử mà điển hình nhất là ngành truyền hình;
ii Bóp nghẹt các ngành công nghiệp non trẻ đang ở vị trí cạnh tranh yếu kém, đặc biệt là các ngành công nghiệp non trẻ ở các nước đang phát triển.
2 Cơ chế giải quyết tranh chấp về chống BPG của WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là sự kế thừa các quy định về giải quyết tranh chấp đã từng đúc kết trong GATT 1947 Luật chống BPG không được quy định trong luật quốc tế cho đến khi GATT 1947 được thông qua GATT 1947 đã kết hợp các điều kiện cơ bản để áp dụng các biện pháp chống BPG Hiệp định mới làm rõ vai trò của các ban giải quyết tranh chấp trong các tranh chấp liên quan đến các hành động chống BPG của các cơ quan có thẩm quyền trong nước Các thủ tục đơn giản đã được thiết lập về cách khởi xướng các vụ kiện chống BPG và cách tiến hành các cuộc điều tra đó; có điều kiện để đảm bảo rằng tất cả các bên quan tâm đều có cơ hội trình bày bằng chứng Các quy định về việc áp dụng các biện pháp tạm thời, việc sử dụng các cam kết về giá trong các vụ kiện chống BPG và thời hạn của các biện pháp chống BPG cũng được nhấn mạnh Đồng thời, nguyên tắc cơ bản của DSB mang ba chức năng chính khi giải quyết một vụ tranh chấp, bao gồm:
i “Mang lại an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại
đa phương;
ii Làm rõ quyền và nghĩa vụ thông qua giải thích luật;
iii Tạo điều kiện thiện chí nỗ lực giải quyết tranh chấp.”
5
Trang 92.1 Các cơ quan tham gia giải quyết tranh chấp của WTO
Trên cơ sở các quy định rời rạc của GATT, WTO đã thành công trong việc thiết lập một cơ chế pháp lý đầy đủ, chi tiết trong một văn bản thống nhất để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ
ngoại thương trong WTO: “Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp” – DSU Theo đó, tranh chấp giữa các quốc gia thành
viên WTO muốn giải quyết bởi Ban hội thẩm (Panel) và Cơ quan phúc thẩm (AB) thì các bên phải tiến hành thủ tục tham vấn
Thứ nhất, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB)
Thực chất DSB chính là Đại hội đồng WTO bao gồm tất cả đại diện các quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên, tuy nhiên, DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp Các quyết định của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định của DSB hầu như được thông qua tự động vì khó có thể tưởng tượng một quyết định có thể bị bỏ phiếu chống bởi tất cả các thành viên DSB
Phạm vi các vấn đề về tranh chấp chống BPG được giải quyết tại DSB, bao gồm:
- “Vấn đề tranh chấp về thuế chống BPG chính thức (Điều 9 và khoản 4 Điều 17 ADA);
- Vấn đề tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá (Điều 8 và khoản 4 Điều 17 ADA);
- Vấn đề tranh chấp về các biện pháp tạm thời (Điều 7 và khoản 4 Điều 17 ADA);
- Vấn đề tranh chấp về sự không phù hợp trong các quy định pháp luật của một thành viên với nội dung của ADA (Điều khỏa 4 Điều 18 và khoản 4
Điều 17 ADA)”
6
Trang 10 Thứ hai, Ban hội thẩm (Panel)
Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui định trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho các bên tranh chấp
Thứ ba, Cơ quan phúc thẩm (AB)
AB là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cho phép báo cáo của Panel được xem xét lại (khi có yêu cầu), đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp Báo cáo của AB được thông qua tại DSB và không thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp.4
2.2 Nguyên tắc và nguồn cơ chế giải quyết tranh chấp theo WTO
Về nguyên tắc, DSB khi giải quyết các vụ tranh chấp giữa các thành viên WTO
thường sẽ tuân thủ theo các nguyên tắc “Thương mại không phân biệt đối xử, tự
do hóa thương mại từng bước và bằng con đường đàm phán” Đây là những yếu
tố tiên quyết khi giải quyết một vụ tranh chấp nhằm đảm bảo sự công bằng, cũng như bình đẳng trên các tiêu chí WTO đề ra Bên cạnh đó, DSB còn áp dụng một
số nguyên tắc khác để phù hợp với yêu cầu của các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp
i “Nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên tranh chấp
ii Nguyên tắc bí mật
iii Nguyên tắc đồng thuận phủ quyết.”
Về nguồn của cơ chế, sẽ chủ yếu do DSU viện dẫn:
- “Điều XXII và XXIII GATT 1947 (Điều 3.1 DSU)
4 TTWTO VCCI - (WTO) Các cơ quan giải quyết tranh chấp (n.d.-a)
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/175-cac-co-quan-giai-quyet-tranh-chap
7
Trang 11- Các quy tắc và thủ tục chuyên biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp tại các Hiệp định khuôn khổ WTO (Điều 11.4 đến 17.7 GATT 1994).”
2.3 Quy trình giải quyết tranh chấp chống BPG trong khuôn khổ WTO
Giai đoạn tham vấn
Đầu tiên, bên khiếu nại yêu cầu tham vấn chính thức với quốc gia (hoặc các quốc gia) thành viên WTO khác có liên quan đến tranh chấp Tất cả các yêu cầu tham vấn chính thức như vậy phải được thông báo cho DSB, bao gồm đại diện của tất
cả các nước thành viên WTO và quản lý các quy tắc và thủ tục điều chỉnh quá trình giải quyết tranh chấp trong mối quan hệ giữa Điều 17 ADA và Điều XXII
và XXIII của GATT 1994 Nếu tham vấn không giải quyết được vấn đề, thì bên khiếu nại có thể yêu cầu DSB thành lập một ban chuyên gia để phân xử nội dung
vụ việc Các tham luận viên thường được lựa chọn sau khi tham khảo ý kiến của các bên tranh chấp Nếu các bên không thống nhất được các thành viên hội thẩm, WTO sẽ chỉ định họ
Giai đoạn hội thẩm
Quy trình của Panel theo nhiều cách giống với một vụ kiện điển hình của tòa
án Cả hai bên tranh chấp đều nộp các bản tóm tắt bằng văn bản và trình bày các lập luận bằng miệng trước Panel Sau khi nghe các lập luận của cả hai bên và sau khi xem xét tất cả các bằng chứng, Panel đưa ra quyết định của mình và chuẩn bị một bản báo cáo dự thảo được cả hai bên tranh chấp xem xét và họ có cơ hội nhận xét về nó Sau đó, Panel đưa ra báo cáo cuối cùng, bao gồm các phát hiện
và khuyến nghị
Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm
Các bên tranh chấp có quyền kháng cáo quyết định của Panel Các khiếu nại được xét xử bởi một nhóm chuyên gia riêng biệt, họ xem xét các vấn đề pháp
8