1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tnhh Tm&Dv Cửa An Phú.pdf

66 13 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty TNHH TM&DV Cửa An Phú
Tác giả Nguyễn Phúc Thuận
Người hướng dẫn TS. Phan Trọng Nghĩa
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Quản Trị Doanh Nghiệp
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quy Nhơn
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 10,99 MB

Nội dung

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các anh chị ở phòng kinh doanh đã tận tình chỉ dạy giúp em tìm hiểu thực tế về Công tác hoạt động tại Công ty cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được gia

Trang 1

TNHH TM&DV CUA AN PHU

Sinh vién thuc hién : NGUYEN PHUC THUAN MSSV : 4254010141

Lớp : Quản trị kimh doanh K42B

Địa chỉ : Số 195 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Thành Phố

Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

BÌNH ĐỊNH, NĂM 2023

Trang 2

TNHH TM&DV CUA AN PHU

Sinh vién thuc hién : NGUYEN PHUC THUAN MSSV : 4254010141

Lớp : Quản trị kimh doanh K42B

Địa chỉ : Số 195 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Thành

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) Trường Đại học Quy Nhơn đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu Đặc biệt em rất cảm ơn thầy Phan Trọng Nghĩa người hướng dẫn góp ý để em hoàn thành bài báo cáo thực tập này

Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn

thành tốt bài báo cáo này Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các anh chị ở phòng

kinh doanh đã tận tình chỉ dạy giúp em tìm hiểu thực tế về Công tác hoạt động tại Công ty cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Qua thời gian học tập tại trường cùng với thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty

em đã từng bước trang bị kiến thức và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân để làm việc vững vàng hơn trong chuyên môn nghề nghiệp sau này

Cuối cùng, với lòng quý trọng và biết ơn sâu sắc em xin kính chúc thầy (cô) dồi dào sức khỏe và thành đạt hơn nữa trong sự nghiệp, chúc quý Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh

Em xin chân thành cảm ơn

Quy Nhơn, ngày 02 tháng 04 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phúc Thuận

Trang 4

Tel: (84-256) 3846156

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

170 An Dương Vương, Qu y Nhơn, Bình Định Website: www qnu.cdu vn Email: dqn@moct cdu.vn

- Fax: (84 - 256) 3846089 Trach nhiém - Chuyén nghiép - Chat luong - Sang tao - Nhan van

PHIEU NHAN XET CUA CO SO THUC TAP

THONG TIN NGUOI HUONG DAN

Khá [Trung thiện Không bình đạt

1 | Mức độ hoàn thành công việc

Năng lực chuyên môn sử dụng

2 | vào công việc được giao

Tình thân, thái độ đôi với công

việc dugc giao

4 | Đảm bảo kỷ luật lao động

Thái độ đôi với cán bộ công

5 | nhân viên trong cơ quan

Trang 5

KET LUẬN: (1i lòng ghi rõ đánh giá cuối cùng về kết quả thực tập của sinh viên)

KIÊN NGHỊ (ếu có): (Vưi lòng ghi rõ những kiến nghị, đề xuất dé cải tiến

chương trình thực tập của Trường ĐH Quy Nhơn được tốt hơn)

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phúc Thuận Lớp: Quản trị kinh doanh K42B

Địa chỉ thực tập: Số 195 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Binh Định

1 Tiên độ và thái độ thực tập của sinh viên :

- Mức độ liên hệ với giảng viên:

2 Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp:

- Thực hiện các nội dung của báo cáo thực tập tốt nghiệp:

3 Hinh thức trình bày: .cieeieerirrree

Binh Dinh, ngay thang ndm

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN

Trang 7

DANH MUC CAC TU VIET TAT VA KI HIEU

Ky hiéu, chir viet tat Noi dung

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN

Trang 8

DANH MUC CAC BANG

Bang

Bang 2.1 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong 3 năm 2020 — 2022 25 Bảng 2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH TM&DV Cửa An

Bang 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TM&DV Cửa An

Bảng 2.4 Mức giá của các sản phẩm tiêu biêu của Công ty TNHH TM&DV Cửa An

Bảng 2.5 Sản phẩm tiêu biểu tại Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú 36

Bảng 2.6 : Chỉ tiêu đánh giá hoạt động bán hảng 43

DANH MỤC SƠ ĐỎ

Sơ đồ 2.1 Cơ câu tô chức của Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú 19

Sơ đồ 2.2 Quy trình bán hàng của Công ty 2Ö

DANH MỤC HÌNH

Hình

Hình 2.1 Logo Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú LÔ

Hình 2.2: Không gian bên ngoài của Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú 41 Hinh 2.3: Không gian trưng bảy của Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú 42

Trang 9

MỤC LỤC

LOI CAM ON

PHIEU NHAN XET CUA CO SO THUC TAP

NHAN XET CUA GIANG VIEN HUONG DAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU - - - < - ==« =-se-<e= i DANH MỤC CÁC BẢNG - Ăn HH ng nen ii DANH MỤC SƠ BO 0sccccssssecccsscccccscsceesesccecenssceensccesescescensssceccesss DANH MỤC HÌNH - 5 5< 2c S2 ng nen gan ii h19/9000 021 iii 3:00 57vÀ/0 6777 -.A.A:::Ã

1 Tính cấp thiết của đề tài: -. - c-cc Ăn cm ng re cen

3.2 Phạm vi nghiên CỨU: cà cà cà nee nee nee nee een tenet bene eens

5 Kết cấu đề tài: - cọ

PHAN II: NOI DUNG VA KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU

LAS Phéin 151010 75 an eeằ

1.1.6.1 Theo mức chiết khẩu cà cà cọ cà eect SH TH HH th Hà

1.1.6.3 Theo địa điểm giao HhẬH cà cà cà bà bà SH HH HH HH HH HH Han

Trang 10

1.1.6.3 Theo cách thu tiỂỀn ec cee ce ce cee ee tee ee BỊ tee te ee tie te tie teeter ere 9

1.2

1.3

1.4

1.3.1.1 Môi trường văn hóa xã hỘi cà cà cà ke dl

1.3.1.3 Môi trường kinh FỄ à cà cà nhe he nh eeeeeesecxerrsees TÍ

1.3.1.5 Đối thủ cạnh tranh và cà cà sành he ereeeresreeeseeree LÍ

1.3.2.3 Tiềm lực vô hình cà cà sắn ke hreeeeeesnssese TỔ

1.3.2.4 Khả năng kiểm soát, chỉ phối độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá của

1.3.2.6 Ảnh hưởng của phương thức thanh tOáH ào cà cà nn se cà 14

2.1.1 Giới thiệu tông quát về Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú 16

2.1.6 Tình hình nguồn nhân lực của Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú 23

Trang 11

2.1.7 Tình hình vẫn kinh doanh của Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú /0/1.ES8/10//2/74/72//2200/PP VN 26

2.2 Thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH TM&DYV Cửa An Phú 30 2.2.1 Phin tích môi trường kinh doanh dỗi với sản phẩm Cửa của Công 0P - 30

2.2.1.1 Môi trường vĩ mô cá cà ke kh ke kh ke se key xác se vác 30

2.2.2 Chính sách bán hàng tại Công ty TNHH TM@&IDV Của An Phú 33

2.2.2.2 Chính sách về sản phẩm các cà cà cà kh he kh nh xe sec 35

2.2.2.5 Cơ sở vật chất à ecient etree AL

2.3 Đánh giá chung về hoạt động bán hàng của Công ty TNHH TM&DV Cửa An

Phú - On 9 HH ng KT Ki KH HH KH ni BI Ki nà Bi nà Bi 45

VN (0.18 T./2 NHƯ "ma 45 2.3.2 Những hạn chế cc ch nu ch ni can 46 CHUONG 3: DINH HUONG VA GIAI PHAP NHAM NANG CAO HOAT DONG BAN HANG CAC SAN PHAM NOI THAT CUA Céng TY TNHH

TM&DV CỬA AN PHÚ «5S HE ngư gi 48

3.1 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới - 48

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bán hàng của Công ty 49

KT, 1.7laaa 52

3.2.6 Dich vit SQU MU ïT na ốc ố eeee 33

0:79 8000.9500050 = 54

DANH MUC THAM KHAO 0sccccssssscccceesceccsccccesceceeccescsceesesceeees 55

Trang 12

PHAN I: DAT VAN DE

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Đề hòa nhập với sự phát triển của thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp bên cạnh việc vốn phải nhiều, quy mô phải lớn

còn phải có một hệ thống bán hàng tốt, thích ứng kịp thời với những thay đổi của thị

hiểu người tiêu dùng Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải khôn khéo lựa chọn những giải pháp bán hàng sao cho hiệu quả nhất Đề tồn tại trong cơ chế thi trường, các doanh nghiệp cần quản lý tốt hệ thống bán hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế và chiếm lĩnh thị trường, đạt được mục tiêu mà các doanh nghiệp đề ra Hoạt động bán hàng luôn là vấn đề được quan tâm nhất trong mọi thời đại, bởi

vì hàng hóa luôn biến động trong khi thị trường luôn biến đổi Hoạt động bán hàng

chính là cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp và bản thân sản phẩm doanh nghiệp với

người tiêu dùng tác động trực tiếp đến lợi nhuận, đến bản thân doanh nghiệp và lợi ích người tiêu dùng Hoạt động bán hàng là khâu cuối cùng cũng là khâu quang trọng nhất

vì nó quyết định sự thành Công hay thất bại của doanh nghiệp

Tuy nhiên với tình hình phát triển mạnh cũng như nhu cẩu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng, các doanh nghiệp cần phải có các giải pháp để đáp ứng kịp thời Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý Từ những suy nghĩ và lập luận trên, em cho rằng hoạt động bán hàng mang vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, nên đã quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động bán hàng của Công ty TNHH TM&DV

Ctra An Phu” dé lam dé tai cho bài báo cáo thực tập của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Trang 13

-_ Phân tích và đánh giá về các tô chức và vận hành hệ thống bán hàng của Công ty

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng đối với sản phẩm của Công ty, giúp Công ty ngày càng hòan thiện, phát triển mạnh hơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động bán hàng của Công ty TNHH TM&DV Cửa

An Phú

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

-_ Phạm vi không gian: Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú

- Pham vi thoi gian:

nñ Phân tích thực trạng về việc bán hàng của Công ty năm 2020 — 2022

n Định hướng đến năm 2025

4 Phương pháp nghiên cứu:

-_ Chương 1: Phương pháp tiếp xúc và trao đôi dé tìm hiểu những lý thuyết, lý luận có

liên quan đến cách bán hàng

- Chương 2: Phương pháp thu thập đữ liệu thứ cấp bao gồm các thông tin, số liệu

thực tế được cung cấp từ phòng ban kinh doanh của Công ty

- Chương 3: Phương pháp điều tra, phân tích và đưa ra đánh giá để hoàn thiện hoạt động bán hàng cho Công ty

5 Kết cấu đề tài:

PHAN I: DAT VAN DE

Phần này bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cầu trúc đề tài

Trang 14

PHAN II: NOI DUNG VA KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

Chuong 1: Co so ly luận của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bán hàng các sản phẩm

nội thất của Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú

PHAN III: KÉT LUẬN

Trang 15

PHAN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

CHUONG 1: CO SO LY LUẬN CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về bán hàng và hoạt động bán hàng

1.1.1 Khái niệm bán hàng

Hoạt động bán hàng: là một tập hợp các hoạt động và quy trình kinh doanh giúp

một tô chức bán hàng hoạt động hiệu quả, hễ trợ các chiến lược và mục tiêu kinh

doanh Các hoạt động bán hàng cũng có thể được gọi là bán hàng, hỗ trợ bán hàng hoặc hoạt động kinh doanh

Bán hàng: là một quá trình giao tiếp hai chiều giữa người bán hàng và người mua, trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng nhu cầu mong muốn

của người mua trên cơ sở hai bên cùng có lợi

Bán hàng: lả quá trình lao động kỹ thuật và phục vụ phức tạp, là nghệ thuật của doanh nghiệp thương mại và của người bán hàng nhằm thực hiện trao đôi giữa hàng và tiền dễ thỏa mãn nhu câu về hàng hóa và phục vụ của khách hàng

1.1.2 Vai trò của hoạt động bán hàng

Bán hàng là khâu trực tiếp thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

thương mại

Kết quả bán hàng thể hiện kết quả của nhiều hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp

Qua bán hàng, doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng hơn Qua bán

hàng, thu hồi được vốn để tiếp tục kinh doanh

Đối với xã hội: Bán hàng là cầu nối giữa sản xuất với người tiêu dung, góp phan dam bảo cân đối giữa sản xuất với tiêu dung, cân đối giữa cung với cầu, bình ôn giá cả và đời sống nhân dân Bán hàng còn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Bán hàng trong giai đoạn phát triển của doanh nghiệp:

Trang 16

Giai đoạn đầu, mục tiêu là được thị trường chấp nhận và có chỗ đứng trên thị trường Giai đoạn tiếp theo, mở rộng thị phan, nang cao doanh số, tiết kiệm chỉ tiêu Giai đoạn

ôn định, biến mục tiêu lợi nhuận thành hiện thực

1.1.3 Mục tiêu của hoạt động bán hàng

Mục tiêu bán hàng là những kết quả cụ thê về bán hàng mà doanh nghiệp mong

muốn đạt đến trong một thời kì nhất định Xây dựng mục tiêu bán hàng được hình

thành ở các khía cạnh khác nhau ở hệ thống bán hàng của doanh nghiệp bao gồm: doanh số, mức độ bao phủ thị trường, mục tiêu hướng vào khách hàng

Mục tiêu doanh số

Doanh số là tông giá trị hàng hóa hay dịch vụ cần đạt được trong khoảng thời gian xác định Bất kì doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng đều muốn bán được nhiều hàng hóa và thu được nhiều lợi nhuận Hoạt động bán hàng tốt sẽ đây nhanh quá trình bán hàng giúp cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn

Mục tiêu bao phủ thị trường

Mục tiêu bao phủ thị trường được thê hiện qua độ bao phủ thị trường mà doanh nghiệp muốn đạt được gồm số lượng các điểm bán hàng có sự hiện diện sản pham cua doanh nghiệp trên thị trường

- Muc tiêu hướng vào khách hàng

Xã hội ngày càng phát triển, hàng hóa tràn ngập khắp nơi, môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn Vì thế, bán hàng cần thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng, tạo dựng niềm tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng 1.1.4 Đặc điểm của hoạt động bán hàng

Trong nền kinh tế tập trung, việc tiêu thụ đầu ra của sản phẩm, hàng hóa là theo định hướng của chính phủ chỉ đạo khiến cho các nhà kinh doanh không phải tính toán cân nhắc xem nên sản xuất và kinh doanh mặt hàng nào thì có lợi hơn Nguyên nhân chính là do Nhà nước can thiệp quá sâu vào chu kỳ kinh tế làm cho nó không tuân theo bản chất của các quay luật kinh tế khách quan như quy luật Cung-cầu, quy luật cạnh

tranh

Trang 17

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định 3 vất

đề trung tâm: Sản xuất cái gì? Bao nhiêu? Cho ai? Từ đó hoạt động bán hàng cũng có

những đặc điểm sau:

Khách hàng là người quyết định thị trường, quyết định người bán Đặc điểm này

xuất phát từ cơ chế thị trường số lượng người mua thường là một số hạn, còn số

lượng người bán không ngừng tăng lên vả khó xác định được Trong bối cảnh cạnh tranh như vậy, quyền quyết định thuộc về người mua và khách hàng “lên ngôi thượng đế”

Khách hàng chỉ quan tâm tới hàng hóa có chất lượng cao, giá cả phải chăng và được mua bán một cách thuận tiện: Đề thu hút khách hàng các doanh nghiệp phải sử dụng các Công cụ để cạnh tranh giành giật khách hàng Các Công cụ có thê là:

+ Cạnh tranh về chất lượng hàng hóa

+ Cạnh tranh giá cả

+ Thủ tục giao dịch, mua bán

+ Dịch vụ phục vụ khách hàng

+ Quảng cáo, khuyến mãi

-_ Khách hàng là người mua đòi hỏi người bán phải quan tâm đến lợi ích của mình Do khách hàng có vai trò quyết định trong mua bán nên họ có quyên lựa chọn và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua

Nhu cầu thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi; gây khó khăn đối với hoạt động

kinh đoanh: Trong thời kì phát triển như hiện nay, khoa học Công nghệ và kỹ thuật

thay đổi nhanh chóng, hàng hóa ra đời với chất lượng tốt, với giá cả phải chăng

nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn, điều này gây khó khăn với người kinh doanh

1.1.5 Phân logi bán hàng

Trong hầu hết các trường hợp, mục đích của việc kinh doanh là mang vẻ lợi

nhuận Doanh nghiệp, tô chức tạo ra lợi nhuận bằng cách nghiên cứu, phát triển, sản

xuất, và giao sản phẩm hay dịch vụ đến tay người tiêu đùng thông qua các hình thức

Trang 18

sau:

Bán hàng trực tiếp: người bán hàng trực tiếp gặp khách hàng để trao đối, tu van

về thông tin Từ đó đàm phán về mức giá và các điều khoản bán hàng kèm theo và sau

quá trình bán hàng Đây là phương thức bán hàng giúp khách hàng tiếp cận nhanh nhất

và tường tận nhất đối với các sản phẩm, dịch vụ của Công ty

Bán lẻ: Sản phẩm được bán cho người tiêu dùng qua kênh phân phối: Siêu thị, bách hóa, shop , kênh bán lẻ dựa vào đó khách hàng có thê tiếp cận được sản phâm

dịch vụ của Công ty thuận tiện và nhanh nhất

Đại diện bán hàng: Một đơn vị khác thay mặt nhà sản xuất để bán cho người

tiêu dùng, tận dụng những lợi thế về địa điểm cơ sở vật chất của đại diện bán hàng mà

Công ty có thế đem đến cho người tiêu đùng sản phẩm của mình

Bán hàng qua điện thoại: Sản pham va dich vu được bán nhờ việc tư vẫn bán

hàng qua điện thoại, không gặp mặt trực tiếp nhằm xóa đi khoảng cách địa lý, tiếp cận

khách hàng một cách nhanh nhất

Bán hàng tận nhà: nhân viên đến tận nhà của khách hàng để tư vấn sản phâm/d¡ch vụ, và bán hàng trực tiếp, nhằm giúp khách hàng có thể sử dụng sản phẩm dịch vụ một cách thuận tiện nhất và không mắt Công di chuyên đến cửa hàng Doanh nghiệp này bán hàng cho doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp cung cấp giải pháp và bán hàng cho chính phủ, nhả nước Bán hàng qua internet: Khách hàng chỉ cần ngồi ở nhà và tìm kiếm trên trang web hoặc Apps bán hàng, có thê xem thông tin sản phẩm, thiết kế mẫu mã, giá cả từ

đó có cái nhỉn trực quan

1.1.6 Các phương thức bán hàng

1.1.6.1 Theo mức chiết khấu

Bán buôn, bán sĩ:

Khái niệm: Bán buôn là hình thức bán cho những người trung gian đề họ tiếp

tục chuyền bán, hoặc bán cho người sản xuất đề tiếp tục sản xuất ra hàng hóa Đặc

điểm:

Trang 19

-_ Khối lượng bán lớn, hàng hóa không đa dạng phong phú như bán lẻ

-_ Kết thúc bán buôn hàng cũng nằm trong khâu lưu thông, hoặc trong sản xuất chưa

đến tay người tiêu dùng cuối cùng

-_ Tiêu đùng hàng hóa thường được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng thương mại

Ưu điểm:

-_ Thời gian thu hồi vốn nhanh

-_ Có điều kiện nhanh chóng đổi mới hoạt động kinh doanh

-_ Có điều kiện đây mạnh vòng quay vốn, nâng cao hoạt động kinh doanh

Nhược điểm:

- Cham nắm bat diễn biến nhu cầu trên thị trường

Hàng hóa có thé bị tồn đọng hay tiêu thụ chậm

Bán lẻ:

Khái niệm: Bán lẻ là bán trực tiếp cho người để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và

tập thê

Đặc điểm:

- Khối lượng bán một lần nhỏ lẻ đơn chiếc

- Hang hoa đa dạng vé chung loai, mẫu mã

-_ Kết thúc khâu bán lẻ, hàng hóa đi vào lưu thông, giá trị hàng hóa được thực hiện

Trang 20

1.1.6.2 Theo địa điểm giao hàng

-_ Tại kho: Bán với số lượng lớn, theo hợp đồng, theo đơn đặt hàng

- Tai quay, tại cửa hàng: mua số lượng ít thanh toán trực tiếp

1.1.6.3 Theo cách thu tiền

Trực tiếp thu tiền

Đặc điểm:

Người bán giao dịch trực tiếp với khách, vừa giao hàng, vừa thu tiên

Ưu điểm:

- Téc độ bán nhanh, tiện lợi cho nguoi mua

- Giam thu tuc va thoi gian cho doi cua khách

- Tiét kiệm số nhân viên bán hàng

Nhược điểm:

- Dé nham lan, mất mát khi đông khách

- Viéc quan ly tiền, hàng kho khó khăn đo phải làm nhiều việc trong khi bán -_ Ít có điều kiện chăm sóc khách hàng

Không trực tiếp thu tiền

Đặc điểm: nghiệp vụ giao hàng và thu tiền tách rời nhau, người viết hóa đơn, phiếu bán hàng, người thu tiền, người giao hàng riêng

Ưu điểm:

- Chuyên môn hóa lao động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

- Hạn chế nhằm lẫn, quản lý tiền, hàng thuận tiện

-_ Xác định rõ trách nhiệm vật chất giữa người giao hàng và người thu tiền

Nhược điểm:

- _ Tổ chức nghiệp vụ bán hàng phức tạp

- Dé gay phién hà cho khách.

Trang 21

-_ Khách phải qua nhiều nắc mới mua được hàng nên tốc độ bán hàng chậm

- Ton nhân lực, giấy tờ, hóa đơn

1.2 Phân loại lực lượng của hoạt động bán hàng

Lực lượng bán hàng của Công ty: gồm tất cả những nhân viên có trách nhiệm trực tiếp đến hoạt động bán hàng

Lực lượng bán hàng tại văn phòng Công ty: là lực lượng bán buôn, chủ yếu hoạt động tại văn phòng Công ty, là lực lượng chính trong việc thực hiện chức năng

quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại

Họ là những người tiếp xúc với khách hàng thông qua gặp gỡ trực tiếp và qua điện thoại (là chủ yếu) với khách hàng

Lực lượng bán hàng bên ngoài Công ty: là lực lượng khách hàng được bố trí theo địa bàn kinh doanh trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng

Đề trở thành bộ phận độc lập đòi hỏi lực lượng bán hàng này phải có số lượng

đủ lớn và cần có cách thức quản lý riêng cho phù hợp với tính chất Công việc Theo chức năng nhiệm vụ của lực lượng bán hàng chia thành:

Giám đắc bán hàng: giám đốc bán hàng của doanh nghiệp, của khu vực hoặc trưởng đại diện bán hàng

Các đại diện bán hàng với các chức năng khác nhau:

- Người giao hàng: giao hàng theo hợp đồng, thường là người vận chuyên (lái xe) kinh nghiệm

-_ Người tiếp nhận đơn hàng: người nhận đơn hàng trong nội bộ doanh nghiệp (nhân viên bán hàng sau quây) hoặc tiếp nhận đơn đặt hàng từ bên ngoài

-_ Người chào hàng: có nhiệm vụ tiếp thị, tạo dựng hình ảnh uy tín của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho khách hàng lớn

-_ Các kỹ thuật viên: hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng

Nhân viên tạo nhu cầu: nhiệm vụ chủ yếu giúp khách hàng hiểu được kha

năng của doanh nghiệp, các sản phâm truyền thông, sản phâm mới của doanh nghiệp

Trang 22

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng

1.3.1 Các nhân tổ khách quan

1.3.1.1 Môi trường văn hóa xã hội

Một cách đơn giản có thể hiểu: Thị trường = Hàng hoá + Túi tiền của họ Như vậy, ta phải nghiên cứu khách hàng và túi tiền của họ dé đưa ra một cách chính xác về sản phâm và cách thức phục vụ khách hàng Ở đây nó bao gồm các nhân tố như về dân

số, xu hướng vận động của dân số, thu nhập và phận bồ thu nhập Từ đó xem xem nó ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng như thế nào

1.3.1.2 Môi trường chính trị và pháp luật

Sự ôn định về chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhà nước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, sự điều tiết

và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội, các quyết định

bảo vệ người tiêu dùng, hệ thong pháp luật, sự hoàn thiện và hiện thực thi hành

chúng có ảnh hường rất lớn đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp

1.3.1.3 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàng Kinh tế phát triển ôn định thì sẽ làm nhu cầu tăng lên, rồi lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn và nhất

là khả năng quan hệ ngoại thương với nước ngoàải đó là buôn bản với nước ngoài, là khả năng cạnh tranh với hàng nhập ngoại

1.3.1.4 Cung cầu hàng hóa trên thị trường

Đây là yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá, nếu cung hàng hoá trên thị trường tiêu thụ tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại nếu cung hàng hoá giảm sẽ

kích thích khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp Mặt khác, nêu cầu hàng hoá

tăng thì quy mô thị trường của doanh nghiệp sẽ tăng lên và nếu ngược lại sẽ ngây ảnh

hưởng xấu đến doanh nghiệp

1.3.1.5 Đối thủ cạnh tranh

Đó là đối thủ cạnh tranh có mặt hàng giống như mặt hàng của doanh nghiệp

hoặc các mặt hàng có thê thay thế nhau người ta phân chia các đối thủ cạnh tranh như

Trang 23

Sau:

Các doanh nghiệp đưa ra sản pham, dịch vụ cho cùng một khách hàng ở cùng một

mức giá tương tự (đối thủ san pham)

- Các doanh nghiệp cùng kinh doanh một hay một số sản phẩm (đối thủ chủng loại san pham)

- Cac doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực nào đó

-_ Các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm lời của một nhóm hàng nhất định

1.3.2 Các nhân tô chủ quan

1.3.2.1 Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp

Nguồn vốn đó là sức mạnh của doanh nghiệp (Buôn tài không bằng đài vốn)

Do vậy việc doanh nghiệp huy động các nguồn vốn vào kinh doanh, khả năng phân phối, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh đều ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng Một doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, tăng khả năng

bán hàng thì phải có tiền để đầu tư vào các khâu, các Công việc mà doanh nghiệp lựa

chọn cho chiến lược phát triển của mình

1.3.2.2 Tiềm năng con người

Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng

các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ một cách có

hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội kinh doanh Tiềm năng của con người gồm lực lượng lao động, nếu nó có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo thì nó sẽ

đáp ứng được yêu cầu của hoạt động bán hàng Chiến lược con người và phát triển

nguồn nhân lực đó là sự chủ động phát triển sức mạnh con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đôi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích nghỉ với điều kiện của thị trường

Con người còn có vai trò quyết định đến việc tô chức và quản lý như thé nào

Sự hoàn hảo của cấu trúc tô chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và Công nghệ

quản lý đều quyết định đến sự thành Công về hoạt động của doanh nghiệp

1.3.2.3 Tiềm lực vô hình

Trang 24

mại thông qua khả năng “bán hàng“ gián tiếp của doanh nghiệp Sức mạnh thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, quyết định và mua hàng của khách hàng Sức mạnh về tài sản vô hình thê hiện: Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường Một hình ảnh “tốt“ về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, thái độ với khách hàng là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng, kích thích khách hàng đến mua sản phẩm của doanh nghiệp

Mức độ nỗi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá: Một nhãn hiệu được ưa chuộng thì sẽ

thu hút được khách hàng đến mua hàng và trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của

doanh nghiệp

Uy tín và mối quan hệ lãnh đạo doanh nghiệp: Nó có ảnh hưởng đến các giao dịch thương mại, đặc biệt trong hình thức bán hàng ở “cấp cao nhất”, trong các hợp đồng lớn (doanh ngiệp lớn, vừa) hoặc trong giao dịch bán hàng ở các doanh nghiệp nhỏ

1.3.2.4 Khả năng kiểm soát, chỉ phối độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp

Yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến

kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như khâu cudi cùng là tiêu thụ sản

phẩm Sự thay đối quá mức ở “đầu vào“ sẽ ảnh hưởng đến “giá đầu vào”, “chi phí“,

“khối lượng cung cấp“, “thời điểm giao hàng“ Do vậy sẽ gây ảnh hưởng đến khả

năng tiêu thụ của doanh nghiệp Dự trữ hợp lý hàng hoá luôn có sẵn để cung cấp nhu

cầu liên tục của khách hàng sẽ làm cho họ yên tâm hơn

1.3.2.5 Ảnh hưởng của sản phẩm

Mỗi loại sản phẩm có đặc điểm riêng về mẫu mã, Công dụng, chất lượng phù hợp với người tiêu dùng, từng mức thu nhập, từng vùng Do vậy, việc tung ra thị trường các loại sản phâm khác nhau có ý nghĩa tương đối quan trọng trong việc nâng cao khả năng ban hàng của doanh nghiệp

Mọi sản phâm có chất lượng vừa đủ phù hợp với túi tiền của khách hàng thì sẽ thu hút được khách hàng đến và mua hàng của doanh nghiệp Và ngược lại nếu chất

Trang 25

lượng kém giá cả không hợp lý thì khách hàng sẽ đến với đối thủ cạnh tranh

Giá cả sản phẩm của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến khả năng bán hàng của doanh nghiệp Nếu cùng chất lượng mà giá và dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp cho

kách hàng không hơn đối thủ thì khách hàng họ sẽ đến với đối thủ cạnh tranh

1.3.2.6 Ảnh hưởng của phương thức bán hàng

Phương thức thanh toán nhanh gọn đảm bảo an toàn chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn Ngược lại những quy định về thanh toán rườm rà, qua nhiều khâu trung gian sẽ gây ức chế về mặt tâm lý cho khách hàng Vì vậy, các doanh nghiệp phải 4p dụng phương thức thanh toán thuận tiện dé thu hút nhiều khách hàng 1.3.2.7 Ảnh hưởng của Công tác xúc tiến

Xúc tiến là Công cụ quan trọng đây mạnh hoạt động bán hàng: nó giúp người mua hiểu biết về sản pham, thế lực của doanh nghiệp Xúc tiễn tạo điều kiện đưa

nhanh hàng vào lưu thông

Ngoài ra còn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp như vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp, mục tiêu, khả năng định theo đuôi mục tiêu của ban lãnh đạo doanh nghiệp và người tham gia kiểm soát, quản lý doanh nghiệp

-_ Số lượng: căn cứ mức bán bình quân/ngày

- Chất lượng: phân loại, kiêm tra, sửa chữa hư hỏng, ký mã hiệu trên bao bì

- Chuẩn bị về phương tiện, thiết bị: đo lường, di chuyển hàng, kiểm tra chất lượng

Chuẩn bị cá nhân người bán hàng: hình thức, thê chất, tinh than, kiến thức

1.4.2 Trong khi bán hàng

Trang 26

Chấp hành tốt quy trình nghiệp vụ bán hàng

Bán hàng không hợp đồng

Tìm hiểu nhu cầu

Giới thiệu hàng, giúp khách hàng lựa chọn hàng

Chuẩn bị giao hàng

Thu tiền, giao hàng

Kết thúc bán hàng

Bán hàng có hợp đồng

Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, lao công, giấy tờ liên quan, hàng hóa

Vận chuyền hàng đến địa điểm giao

Giao nhận hàng hóa giữa hai bên

Ký nhận chứng tứ

Thanh toán theo thỏa thuận

Thanh lý hợp đồng

Có mối quan hệ tốt với khách hàng Thái độ vui vé, niềm nở, lịch sự

Không lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng mà lừa đối họ

Quản lý tốt tiền, hàng, tài sản, tránh nhằm lẫn, mắt mát

Chấp hành tốt kỹ luật bán hàng: Ngày, giờ công, khối lượng công việc

1.4.3 Sau khi bán hàng

Nộp tiền bán hàng trong ca, trong ngày bán hàng

Cân đổi tiền, hàng, làm báo cáo bán hàng

Bản giao ca (đôi với cửa hàng làm việc 2 ca trở lên) Vệ sinh khu vực bán, phản ánh

tình huống bán

Trang 27

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI Công TY TNHH

TM&DV CUA AN PHU 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú

2.1.1 Giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú

Tên Công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn TM&DV Cửa An Phú

— Địa chỉ: Số 195 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

Giám đốc: (Ông) Nguyễn Văn Hiền Số điện thoại: 091 473 70 39

Mã số thuế: 4101511128

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4101511128 do phòng đăng kí kinh doanh Sở

Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Định cấp ngày 12/04/2018

Ngành kinh doanh: Thị công, lắp đặt, bán các sản phẩm thiết bị vật liệu trong xây

dựng

Logo của Công ty:

AN PHU Co.,Ltd

Hình 2.1 Logo Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú

( Nguồn: Fanpage của Công ty TNHH TM&DV Cứa An Phú )

Thành phố Quy Nhơn Trải qua 5 năm hoạt động, Công ty gặp nhiều khó khăn

về mặt cơ sở vật chất, tìm kiếm khách hàng và sự cạnh tranh khốc liệt của các

đối thủ cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng để vươn lên thì Công ty đã ngày một hoàn thiện và có một chỗ đứng trên thị trường

16

Trang 28

Hiện nay, Công ty vẫn luôn phát triển không ngừng và mở rộng hơn về quy mô, chiếm lĩnh thị trường ngày càng sâu rộng Công ty chú trọng trong mẫu mã, tính phù hợp của sản phẩm, cũng như sự bắt mắt của sản phâm Công ty được khách hàng biết đến và tin tưởng lựa chọn làm đơn vị thi Công, lắp đặt cho ngôi nhà và Công trình của mình

Cùng với sự kết hợp phong phú và tính thâm mỹ của khách hàng, Công ty luôn cam kết sẽ mang lại một sản phẩm tiện nghi và hiệu quả cao trong cuộc sống của khách hàng, hướng tới sự vững chắc trong tương lai, với đội ngũ nhân viên kỹ

thuật cao, đầy kinh nghiệm và tâm huyết Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú

luôn sẵn sàng chia sẻ và đồng hành để phục vụ khách hàng một cách tốt nhát Với phương châm không ngừng học hỏi, sáng tạo và hướng tới tương lai Ngoai ra, Công ty mong muốn được chia sẻ và ứng dụng những chiến lược phát triển lâu dài nhằm tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng Công ty TNHH TM&DV Cửa An Phú cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ với chất lượng

tốt nhất Giá trị cốt lỗi của Công ty:

Sản phẩm: Liên tục cập nhật đưa ra sản phẩm chất lượng, phù hợp với yêu cầu của thị trường

Khách hàng: Phần đấu làm hài lòng khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ hoàn

Xã hội: Đóng góp tích cực cho nền kinh tế và cộng đồng

Môi trường: Tuân thủ các tiêu chuân về môi trường và an toàn lao động

Trang 29

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

> Chức năng

Xây dựng và tô chức thực hiện kế hoạch kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách hàng

Năm khả năng sản xuât và nhu cau của thị trường trong và ngoài tỉnh đề xây dựng

và tô chức thực hiện các phương án sản xuât kinh doanh có hiệu qua

Quản lý, sử dụng vốn kính doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật đạt hiệu quả cao, đảm

bảo và phát triển vốn với nhiều hình thức thích hợp

> Nhiệm vụ

Kinh doanh đúng với ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh

Chấp hành đây đủ các chính sách, chế độ và luật pháp của Nhà nước

Chủ động điều phối hoạt động sản xuất kinh doanh, thi công và quản ly các đơn hàng thuộc Công ty chịu trách nhiệm

Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán với các đối tác, khách hàng

Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ công nhân viên để có các kế hoạch điều chỉnh phù

hợp, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với nhân viên

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Hoàn thiện công trình xây dựng

Sản xuất sản phâm khác bằng kim loại chưa được phân vảo đâu

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh

Trang 30

2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Trai qua các giai đoạn phát triển, Công ty luôn có những thay đổi về cơ cầu tổ chức nhằm đảm bảo phù hợp với sự tăng trưởng và phát triên của Công ty Cơ cấu tô

chức của Công ty được tô chức phù hợp với thực tế, cụ thể như sau:

( Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Giám đốc là người trực tiếp điều hành, quản lý toàn bộ các bộ phận của Công ty

đồng thời chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với những vấn đề của Công ty Điều hành tử hoạt động bán hàng, chỉ đạo hoạt động kinh doanh, quan tâm đến đời sống của cấp dưới Giám đốc có chức năng xây dựng chiến lược, chính sách phát triển thị trường Xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự trong phạm vi quản lý Phòng Điều hành dịch vụ có trách nhiệm tham mưu và hỗ trợ Giám đốc của Công ty thực hiện các công việc liên quan đến bán hàng cho khách hàng lẻ tại Showroom và các khách hàng tự tìm đến Công ty, khách hàng yêu cầu trên điện thoại

Trang 31

Tổ chức thu thập thông tin thăm dò về sự hài lòng của khách hàng, xử lý các ý kiến phản hồi của khách hàng

Phòng Kinh doanh hễ trợ Giám đốc thực hiện các yêu cầu liên quan đến bán hàng cho khách hàng lẻ tại showroom và các kênh bán hàng khác Hỗ trợ trong quá trình tư vấn, thương lượng đề ký hợp đồng thi công lắp đặt

Phòng Kế toán có nhiệm vụ hạch toán trong quá trình kinh doanh của Công ty Sau đó, tiễn hành báo cáo lên Giám đốc Là bộ phân chịu trách nhiệm trong việc thanh toán với khách hàng, nộp thuế và lập kế hoạch tài chính cho Công ty, thực hiện trả

lương đối với các nhân viên

Bộ phận Thi công tiếp nhận các yêu cầu đặt hàng của các phòng bán hàng; Tổ

chức thiết kế, lập kế hoạch,vận chuyền, lắp đặt sản phẩm; Quản lý nhân công; xử lý

các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm Giám sát, đốc thúc tiễn độ làm việc và kiếm tra

triển khai kỹ thuật thi công

2.1.5 Quy trình bán hàng của Công ty TNHH TM@&DV Cửa An Phú

Giới thiệu sản

phâm và thuyết phục khách hàng

Tiếp cận khách hàng

Sơ đồ 2.2: Quy trình bán hàng của Công ty

(Nguồn: Phòng Kinh doanh) 20

Trang 32

Bước 1: Lên kế hoạch bán hàng

Đây là bước đầu tiên trong quy trình bán hàng, øiúp xác định nhóm khách hàng tìm năng của Công ty Phải biết lên kế hoạch bán hàng của Công ty: cần chú trọng về

chất lượng sản pham, tự đặc câu hỏi nhóm khách hang đó mang lại lợi ích gì cho Công

ty và cuối cùng là việc lên giá bán, chính sách khuyến mãi, ngân sách, hình ảnh, quảng cáo .Có rất nhiều hình thức để tìm kiếm thông tin, tuy nhiên thông tin được chia thành hai loại: Nguồn thông tin bên trong Công ty và nguồn thông tin bên ngoài Công

ty

-_ Nguồn thông tin bên trong bao gồm khách hàng hiện tại của Công ty, thông ty nội

bộ của Công ty (bộ phận marketing, bộ phận kinh doanh, đối thủ, nhà cung cấp,

đồng nghiệp )

- Nguồn thông tin bên ngoài Công ty bao gồm các thông tin được lấy từ các trang

website, hội thảo, even, mối quan hệ cá nhân

Bước 2: Tiếp cận khách hàng

Chào hỏi, nói chuyện lịch sự, nhỏ nhẹ, dễ thu hút khách hàng và quan trọng

nhất là tạo ấn tượng tốt với khách hàng Sau đó xin thông tin liên lạc với khách hàng

và mời lên Công ty trao đối rõ hơn về sản phẩm

Bước 3: Giới thiệu sản phẩm và thuyết phục khách hàng

Chủ động giới thiệu về sản phẩm bên Công ty Trong cuộc nói chuyện với khách hàng cố gắng năm bắt nhu cầu của khách hàng Đặt những câu hỏi thăm dò ý kiến, mong muốn về sản phâm của khách hàng hoặc giải quyết những khó khăn khi khách hàng lựa chọn sản phẩm

Trang 33

Bước 4: Tư vẫn, giải đáp thắc mắc

Chủ động hỏi khách hàng của Công ty về những vẫn đề còn khúc mắc và giải đáp các thắc mắc đó Lắng nghe những nhu cầu, mong muốn của khách hàng Tư vấn sản phẩm đáp ứng nhu cầu và chất lượng khách hàng mong muốn Bên cạnh đó, giá cả,

sé lượng cung cấp phù hợp với khách hàng Giới thiệu rõ cho khách hàng về đặc tính,

cấu tạo, chức năng của sản pham cho khach hang dé chọn lựa

Bước 5: Chốt đơn và xử lý đơn hàng

Khách hàng chọn mua sản phẩm với số lượng theo nhu cầu Nhân viên phòng kinh doanh làm hợp đồng mua bán, khách hàng cho thông tin cá nhân, địa chỉ nhận hàng, số lượng, loại mặc hàng và những yêu cầu khác trong hợp đồng Hai bên ký tên xác nhận, phòng kinh doanh chuyên đơn hàng xuống quản lý kho Nhân viên kho sẽ làm giấy suất kho, kiểm tra chất lượng, số lượng sản phẩm và chất sản phẩm lên xe và giao đến tận nơi

Bước 6: Chăm sóc khách hàng trong và sau khi bán hàng

Đây cũng là bước cuối cùng và cũng rất là quan trọng đối với Công ty Bởi vì, bước này giúp Công ty có một lượng lớn khách hàng trung thành và nhận lại được những phản hồi tích cực

Trong khi bán hàng là: khách có thắc mắc gì về sản phẩm thời gian giao nhận sẽ

có nhân viên kinh doanh giải đáp thắc mắc Trước khi hàng được giao tới khách hàng nhân viên kinh doanh gọi thông báo và nhắc nhỡ vẻ thời gian và ngày nhận hàng, check lại số lượng mặc hàng mà khách hàng đặt mua

Sau khi bán hàng là: gọi quan tâm, chia sẻ với khách hàng về sự hài lòng của sản phâm, tặng những khuyến mãi khi khách hàng mua những lần sau Mời khách hàng tiềm năng của Công ty đến dự hội thảo, even của Công ty

Ngày đăng: 22/11/2024, 19:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w