1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tác Động của stress Đối với quyết Định hành vi của giới trẻ

20 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của stress đối với quyết định hành vi của giới trẻ
Tác giả Chu Xuân Bách
Người hướng dẫn Trần Tuyết Nhung
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chuyên ngành Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Thể loại Bài báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 57,01 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH HÀNH VI CỦA GIỚI TRẺ Giảng viên hướng dẫn : Trần Tuyết Nhung HÀ NỘI, 2024... Nghiên cứu này

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐỐI VỚI

QUYẾT ĐỊNH HÀNH VI CỦA GIỚI TRẺ

Giảng viên hướng dẫn : Trần Tuyết Nhung

HÀ NỘI, 2024

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhịp sống nhanh và những yêu cầu cao trong học tập, công việc, cùng với áp lực từ các mối quan hệ

xã hội, đang tạo ra nhiều căng thẳng cho giới trẻ Stress không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, mà còn tác động sâu rộng đến cách thức giới trẻ đưa ra quyết định và hành xử trong cuộc sống hàng ngày Các biểu hiện tiêu cực của stress như: mất kiểm soát cảm xúc, giảm khả năng tập trung, và xu hướng hành động bốc đồng,

có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều hậu quả không mong muốn

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sâu hơn về tác động của stress đối với quá trình ra quyết định và hành vi của giới trẻ, từ đó cung cấp một cái nhìn toàn diện về mối liên hệ giữa yếu tố tâm lý này với cách họ đối mặt với các thách thức trong cuộc sống Bên cạnh đó, nghiên cứu còn hướng tới việc khám phá những yếu tố bảo vệ, như các biện pháp đối phó hiệu quả hay sự hỗ trợ xã hội, giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của stress

Kết quả của nghiên cứu sẽ mang lại những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng các chương trình giáo dục và can thiệp tâm lý, giúp giới trẻ phát triển kỹ năng quản lý căng thẳng và đưa ra các quyết định sáng suốt hơn Đồng thời, nghiên cứu cũng có ý nghĩa thực tiễn đối với các bậc phụ huynh, nhà trường và các chuyên gia tâm lý trong

Trang 3

việc tạo ra môi trường hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ

Hy vọng rằng, thông qua nghiên cứu này, nhóm chúng em sẽ giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về những khó khăn mà giới trẻ đang phải đối mặt, từ đó góp phần tìm ra các giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng cuộc sống và định hướng hành vi tích cực cho họ

Mục lục

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề 5

3 Mục đích nghiên cứu đề tài 6

4 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Câu hỏi nghiên cứu 9

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Stress: áp lực tâm lý

Depression Anxiety Stress Scales – 21:

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội hiện nay đang phát triển với một tốc độ không ngừng, đời sống của nhân loại ngày càng được cải thiện qua từng ngày Hiện nay

ai cũng phải đối mặt với vô vàn vấn đề trong cuộc sống, tạo điều kiện cho stress phát triển thuận lợi trong cá nhân Và quả thật stress (căng thẳng tâm lý) là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi chúng ta, eustress (stress ở mức độ bình thường) đem lại những lợi ích tích cực như: giúp con người có áp lực để không ngừng thay đổi, thích nghi với cuộc sống; đồng thời distress (stress với cường độ cao) được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo là một đại dịch toàn cầu nó có thể gây ra những bệnh nguy hiểm đến chết người: ung thư, tim mạch, gan, một số bệnh về tâm lý, …

Cuộc sống không ngừng biến động kéo theo stress luôn thường trực trong cuộc sống này Stress tuy có những tác động xấu nhưng cũng có thể nói nếu coi cuộc sống là một món ăn và stress là muối và đường thì nếu thiếu đi stress có nghĩa là món ăn đó sẽ trở nên vô vị

Từ đó, việc nhận thức, hiểu biết về stress và ảnh hưởng của nó đối với con người là thiết yếu

Trang 7

Tình trạng stress gia tăng nhanh chóng trong tầng lớp trẻ là một điều đáng quan ngại Tình trạng này có thể được cải thiện nếu mỗi cá nhân có nhận thức về nó, áp dụng một số phương pháp và cùng với sự

hỗ trợ của những mối quan hệ xung quanh ứng phó với stress để không xảy ra những hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

và tinh thần

Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của stress đối với quyết định và hành vi của giới trẻ sẽ có những tác động tích cực và giảm bớt tác hại của nó, giúp cho chất lượng cuộc sống của giới trẻ tốt hơn

2 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề

a.Thế giới:

Vào những năm 1930, Selye báo cáo về các biểu hiện phức tạp của súc vật thực nghiệm với các tác nhân gây thương tổn như các bệnh do vi khuẩn, các độc tố, chấn thương hoặc sự nóng lạnh Hết thảy mọi tác nhân gây stress đều đòi hỏi sự thích ứng, duy trì tính toàn vẹn tổng thể và sự thoải mái bằng cách phục hồi thế cân bằng còn gọi

là cân bằng nội tại Về mặt lý thuyết stress được quan niệm như một trạng thái bên trong cơ thể

Năm 1984 nhóm các nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp Los Angeles bang California đã khám phá ra vai trò của các peptids dạng opi trong sự thiếu hụt miễn dịch liên quan đến stress, nhất là đối với các tế bào tiêu diệt tự nhiên

Trang 8

Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra

những bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng, cung cấp những lập luận vững chắc về mối tương tác giữa stress và phản ứng miễn dịch Plaut và Friedman (1981) đã chứng minh stress làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng, các phản ứng dị ứng ở người Sklar và Anisman (1987) cho rằng những thay đổi đột ngột trong việc tiếp xúc với bầy đàn đã làm tăng sự phát triển của khối u trong thực

Ở Anh, vào những năm 1990, trung bình khoảng 15% đến 20% công nhân bị stress đến mức ngã bệnh và phải nghỉ việc Stress trong môi trường lao động khiến các ông chủ mắc bệnh tim nhiều gấp 7 lần

và những cơn đột quỵ khiến người lao động phải nghỉ việc vì những chấn thương tâm lý Điều này khởi dậy mối quan tâm của giới nghiên cứu phương Tây về vấn đề giảm thiểu stress trong công việc

Hiện nay, tình hình nghiên cứu về stress được quan tâm chú ý nhiều cùng với nhiều đề tài phong phú Nhiều nhà khoa tâm lý học của nhiều trường Đại học trên thế giới đều đã có chương trình giảng dạy về stress Các chủ đề được tập trung nhất: nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới ứng phó stress, phân tích phản ứng sinh lý đối với stress, biểu hiện tâm lý khi stress, …

b.Việt Nam:

Từ thế kỷ XVIII, nhà y học, khoa học kiệt xuất, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc ta Hải Thượng Lãn Ông tức Lê Hữu Trác đã khuyên rằng:

Trang 9

có thân mà không biết giữ gìn chỉ lo làm sao cho thỏa mãn dục vọng và trái với phép dưỡng sinh Ăn uống là lấy vị bồi bổ cho chỗ thiếu, làm việc nghỉ ngơi phải có chừng mực, ăn uống quá mức thì trường vị tổn thương Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các yếu tố tâm lý:

“Nội thương bệnh chứng phát sinh Nguyên do cũng bởi tinh thần gây ra”

Tháng 5/1976, nhà khoa học Tô Như Khuê đưa ra công trình nghiên cứu “Phòng chống trạng thái căng thẳng (stress) trong đời sống và  trong lao động” Nối tiếp sau đó là nhiều các nghiên cứu của các tác giả khác như: Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, nhà sáng lập trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em N-T Ông đã biên soạn và dịch thuật nhiều tài liệu khoa học bổ ích về tâm lý trẻ em Dưới góc độ nghiên cứu stress, cuốn “Tâm bệnh học trẻ em” do nhà xuất bản Y học và trung tâm N-T phối hợp ấn hành Ngoài ra có GS.BS Đặng Phương Kiệt, bác sỹ nhi khoa chuyên nghiên cứu và tư vấn tâm lý lâm sàng với nhiều tác phẩm: “Stress và đời sống”, “Stress và sức khỏe”, “Chung sống với stress”

Hiện nay, ngoài những nghiên cứu chính thức tại Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu, tác phẩm, bài viết hoặc bài dịch từ văn bản nước ngoài đăng trên các báo và tạp chí trong nước, website, … giúp ích cho người dân có thêm kiến thức và phòng chống stress Luận văn thạc sỹ tâm lý học của tác giả Lại Thế Luyện năm 2007 đã

Trang 10

tìm hiểu về “Biểu hiện stress trong sinh viên trường Đại học sư phạm

Kỹ thuật TPHCM” Trong công trình này, tác giả đưa ra kết quả: trong

500 khách thể nghiên cứu có 10,8% SV rất căng thẳng, 49,8 % SV căng thẳng, 33,8% SV ít căng thẳng, 5,6% SV không có biểu hiện căng thẳng Nhóm các sinh viên căng thẳng và rất căng thẳng có xu hướng đưa ra các quyết định, hành vi bốc đồng, thiếu suy nghĩ hơn so với nhóm còn lại

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

Nhân loại đang bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, của sự bùng nổ thông tin

và sự phát triển vượt bậc của công nghệ khoa học về cả số lượng lẫn chất lượng, cả về tốc

độ và phạm vi lĩnh vực Đi cùng với đó, đời sống tâm lý của con người cũng ngày càng

đa dạng và phong phú để thích ứng với điều kiện môi trường luôn biến đổi sôi động Bên cạnh việc cải thiện điều kiện sống của con người, sự phát triển của xã hội cũng làm phát sinh những hệ lụy tiêu cực, trở thành những tác nhân gây stress cho con người nhiều hơn Nhiều nhà nghiên cứu về stress cho rằng xã hội ngày càng phát triển, càng hiện đại thì nguy cơ bị stress của con người ngày càng cao

Thật vậy, trong những năm gần đây stress trở thành một vấn đề phổ biến trong đời sống xã hội, hầu hết mọi người đã quen thuộc với thuật ngữ stress, stress có mặt trong mọi biến cố của cuộc sống, stress xuất hiện ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh sống của con người

Stress (căng thẳng tâm lý) là một phần tất yếu, không thể tránh khỏi trong cuộc sống mỗi người Stress ở mức độ bình thường (Eustress) là phản ứng thích nghi của cơ thể trước những tác nhân từ môi trường sống, đồng thời là động cơ thức đẩy sự phát triển

Trang 11

cá nhân, đó là những căng thẳng có lợi Tuy nhiên, nếu stress với cường độ cao, kéo dài, lặp đi lặp lại sẽ phá vỡ sự cân bằng sinh học của cơ thể, từ đó làm nảy sinh những vấn đề

về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần thì đó là những căng thẳng có hại hay stress bệnh

lý (Distress)

Có thể thấy, vấn đề về stress ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của nhiều người Vì vậy đề tài sẽ tìm hiểu các mức độ và cách thức stress tác động đến quyết định và hành vi của giới trẻ trong các lĩnh vực như học tập, công việc, mối quan hệ, và cuộc sống hàng ngày Nghiên cứu sẽ xác định các nguyên nhân chính dẫn đến stress trong cuộc sống của giới trẻ, như áp lực học tập, xã hội, tài chính, gia đình, và mạng xã hội Dựa trên các phát hiện, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp và phương pháp giúp giới trẻ đối phó với stress một cách hiệu quả, giúp cải thiện khả năng ra quyết định

và hành vi lành mạnh hơn

Cuối cùng, nghiên cứu có thể hướng đến việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và gia đình về tầm quan trọng của việc hỗ trợ giới trẻ trong việc quản lý stress

4 Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

 Giới trẻ: phạm vi bao gồm nhóm người trẻ tuổi, từ 15 đến 30 tuổi: học sinh trung học phổ thông, sinh viên đại học, sinh viên mới ra trường và

đi làm vài năm

 Khu vực địa lý: Hà Đông, Hà Nội – nơi môi trường đô thị mang nhiều

áp lực

- Phạm vi thời gian:

Trang 12

 3 tháng: để đánh giá ngắn hạn những thay đổi tức thời về hành vi và quyết định của giới trẻ trước stress

 6 tháng: để theo dõi sự biến đổi dài hạn và tổng quát hơn về cách mà stress tác động đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của họ

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, người viết sẽ sử dụng một loạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm mục đích hiểu rõ hơn về tác động của stress lên hành vi, quyết định của giới trẻ Các phương pháp này bao gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng, đảm bảo kết quả thu được là toàn diện và có giá trị thực tiễn

a Phương pháp khảo sát và bảng câu hỏi

Tiến hành sử dụng thang đo Trầm cảm – Lo âu – Căng thẳng (DASS – 21, phiên bản rút gọn từ DASS, được phát triển bởi Peter Lovibond và Syd Lovibond,1995) cùng

bộ câu hỏi về các phản ứng với Stress (Response to Stress Questionnaire của Connor Smith và cộng sự, 2000)  để thu thập dữ liệu từ các đối tượng nghiên cứu. 

DASS-21 (Depression Anxiety Stress Scales - 21) là một công cụ quan trọng trong việc đo lường mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm, giúp đánh giá sức khỏe tinh thần của người thực hiện trả lời Thang đo DASS – 21 với 21 câu hỏi được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 7 câu hỏi gồm, Trầm cảm (Depression): câu 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21;

Lo âu (Anxiety): câu 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20; Căng thẳng (Stress): câu  1, 6, 8, 11, 12, 14, 18 Mỗi câu hỏi được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 3 (0: Không ảnh hưởng đến; 1: Áp dụng đôi chút hoặc thỉnh thoảng; 2: Áp dụng đến mức vừa phải hoặc nhiều lúc; 3: Áp dụng rất nhiều hoặc phần lớn thời gian) Kết quả của bài kiểm tra là điểm tổng của các câu hỏi nhân hệ số 2 để chuyển đổi sang thang điểm DASS – 42, cuối dùng là dựa vào

Trang 13

bảng phân loại của DASS để đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, căng thẳng của người tham gia gồm 0 – 14: Bình thường; 15 – 18: mức độ nhẹ, 18 – 25: mức độ trung bình, 26 – 33: mức độ nặng và trên 34: mức độ rất nặng

Và để đánh giá tác động của stress lên quyết định, hành vi của giới trẻ, bộ câu hỏi RSQ được sử dụng để đo lường các kỹ thuật đối phó có chủ động và phản ứng không chủ động của người tham gia Có tổng cộng 57 mục, mỗi mục được chia vào các yếu tố gồm: Giải quyết vấn đề (mục 3, 17, 24); Điều chỉnh cảm xúc (Mục 21, 45, 48); Biểu lộ cảm xúc (Mục 7, 20, 32); Suy nghĩ tích cực (Mục 19, 50, 52); Tái cấu trúc nhận thức (Mục 34,

36, 39); Chấp nhận (Mục 8, 13, 29); Tránh né (Mục 1, 15, 27); Chối bỏ (Mục 9, 41, 56);  Suy nghĩ viển vông (Mục 5, 11, 23); Phân tâm (Mục 30, 43, 54); Suy ngẫm (Mục

31, 40, 51); Suy nghĩ xâm nhập (Mục 6, 18, 25); Kích thích sinh lý (Mục 2, 12, 26); Kích thích cảm xúc (Mục 37, 44, 53); Hành động không tự nguyện (Mục 33, 47, 57); Tê liệt cảm xúc (Mục 4, 16, 28); Can thiệp nhận thức (Mục 35, 38, 55); Thụ động (Mục 42, 46, 49); Trốn tránh (Mục 10, 14, 22) Mức điểm được tính theo thang điểm Likert (1: không bao giờ; 2: thỉnh thoảng; 3: thường xuyên; 4: rất thường xuyên) Điểm trung bình mỗi yếu tố càng cao chứng tỏ mức độ thường xuyên được sử dụng càng cao và ngược lại. 

Dựa vào kết quả của các bài kiểm tra và bảng câu hỏi trên, chúng ta có thể nhận diện cụ thể mức độ stress và từ đó có thể đề xuất những biện pháp can thiệp hiệu quả

b Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu là một công cụ nghiên cứu quan trọng, đặc biệt hữu ích trong việc tìm hiểu tác động của stress đến hành vi, quyết định của giới trẻ Phương pháp này không chỉ giúp thu thập các thông tin chi tiết về các cá nhận mà còn cho phép nghiên cứu sâu hơn vào những khía cạnh phức tạp của vấn đề, điều mà các

Trang 14

phương pháp nghiên cứu khác có thể bỏ qua Yêu cầu của phương pháp này là cần xác định các yếu tố gây stress, cách mà các cá nhân phản ứng với stress và hậu quả của stress đối với các quyết định của từng người Trong quá trình phỏng vấn, cần đưa ra các câu hỏi mở, có khả năng khơi gợi các chi tiết, đồng thời người phỏng vấn cần lắng nghe kỹ lưỡng, thể hiện sự quan tâm chân thành, tránh phán xét hay can thiệp quá nhiều vào câu chuyện của người tham gia Cuối cùng, kết quả sau phân tích dữ liệu từ các buổi phỏng vấn có thể giúp nhận diện các yếu tố gây stress, đồng thời chỉ ra những hậu quả của stress

c Phương pháp phân tích tài liệu nghiên cứu lý luận

Để áp dụng các phương pháp này, chúng ta cần tìm kiếm và lựa chọn để phân tích và tổng hợp các tài liệu, sách, báo cáo, công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học trong và ngoài nước về stress và tác động của stress đến hành vi, quyết định của giới trẻ để xây dựng đề cương nghiên cứu, cơ sở lý luận cho đề tài (stress, mức độ của stress, biểu hiện, tác động của stress, trắc nghiệm liên quan đến stress, ), thiết kế và xây dựng các cách thức nghiên cứu với đối tượng trong thực tế Phương pháp này có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian, chi phí, cho phép khám phá sâu sắc vấn đề và xây dựng nền tảng lý thuyết vững chắc, tuy nhiên nó cũng có hạn chế như tính khách quan có thể bị ảnh hưởng bởi quan điểm người, nhóm nghiên cứu Vì vậy cần kết hợp phương pháp này với các phương pháp nghiên cứu khác để có cái nhìn tổng quan nhất

6 Câu hỏi nghiên cứu

a Stress có giúp kích thích tập trung, phán đoán tốt hơn?

Ngày đăng: 22/11/2024, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w