Các cấp Hội đã có nhiều hoạt động tích cực trong tham gia xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, phản biện xã hội, tư vấn pháp luật, góp phần vào quản lý xã
Trang 1HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
HỘI LUẬT GIA TỈNH NGHỆ AN
Số: /BC - HLGNA
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nghệ An, ngày tháng năm 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC HỘI KHÓA VII NHIỆM KỲ 2017-2024
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ KHÓA VIII NHIỆM KỲ 2024-2029
(Báo cáo của Ban Chấp hành Hội Luật gia tỉnh Nghệ An trình tại Đại hội
đại biểu Khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029)
Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HỘI
A ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1 Về đặc điểm tình hình
Hội Luật gia Nghệ An là một tổ chức chính trị- xã hội, nghề nghiệp có tính đặc thù, tập hợp những người đã và đang làm công tác pháp luật trong các
cơ quan Nhà nước, đơn vị, tổ chức trong toàn tỉnh tham gia vào tổ chức hội Nhiệm kỳ 2017 - 2022, được sự quan tâm tạo điều kiện của Thường trực Tỉnh
ủy, HĐND, UBND tỉnh và của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của địa phương, đơn vị Theo chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Đại hội Hội Luật gia các cấp thực hiện thống nhất theo nhiệm kỳ của Trung ương, trên cơ sở đó Hội Luật gia Nghệ An xin kéo dài nhiệm kỳ đến năm 2024(sau đây được gọi thống nhất nhiệm kỳ 2017 - 2024)
Công tác củng cố tổ chức phát triển Hội và hội viên:
Từ đầu nhiệm kỳ Hội Luật gia Nghệ An có 26 tổ chức hội , trong đó có17/21 huyện đã có tổ chức Hội Luật gia, 9 Chi hội ở các cơ quan cấp tỉnh, đến nay đã thành lập mới 02 tổ chức Hội ở cơ quan cấp tỉnh (Chi hội Trường Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Vinh; Chi hội Khối Doanh nghiệp Phúc Vĩnh Cát) Hiện tại còn 4 huyện chưa có tổ chức Hội: Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hòa, Thị xã Hoàng Mai, Nâng tổng số Hội lên 28 Hội và chi hội thuộc tỉnh, có 125 Chi hội cơ sở
Số lượng hội viên đầu nhiệm kỳ là 1.750 hội viên, đến nay đã tăng lên 2.458
hội viên
Trình độ chính trị và chuyên môn của hội viên:
Về chính trị: Đảng viên: 99,6% số hội viên
Trung, Cao cấp chính trị: 67,65% số hội viên
Trình độ chuyên môn của hội viên: Số hội viên chuyên ngành Luật: 78,50% Hội viên các ngành khác: 21,50%
2 Thuận lợi: Hoạt động của Hội Luật gia Nghệ An trong điều kiện tiếp
Trang 2và tổng kết thực hiện Chỉ thị số 56/CT-TW ngày 18/8/2000 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Luật gia Việt Nam; Chỉ thị số 08/2013/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới Đặc biệt, là Chỉ thị số 14/ CT-TW ngày
01 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới” đã tạo tiền đề cho các cấp hội trong hoạt động của tổ chức, đơn vị
Các cấp Hội đã có nhiều hoạt động tích cực trong tham gia xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, phản biện xã hội, tư vấn pháp luật, góp phần vào quản lý xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân
3 Khó khăn:
Ban Chấp hành các tổ chức Hội ở cơ quan cấp Tỉnh và Huyện hầu hết là kiêm nhiệm nên chưa tổ chức được nhiều hoạt động mang màu sắc riêng Vì vậy hoạt động của Hội Luật gia chưa thể hiện nổi trội, hiệu quả chưa cao, cá biệt có một vài tổ chức Hội có quyết định thành lập nhưng vẫn chưa hoạt động được
Tổ chức Hội ở các phường, xã, thị trấn chưa thành lập được nhiều, do đó chưa phát huy được Luật gia cơ sở, từ đó hạn chế đến việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực thi pháp luật của người dân Đặc biệt do thiếu
tổ chức ở cơ sở phường, xã, thị trấn nên hầu hết các luật gia đã nghỉ hưu, sức khỏe còn tốt, trình độ về pháp luật đang ở độ chín nhưng không có tổ chức để hoạt động Từ đó không phát huy nguồn lực lớn để làm công tác Hội tại cơ sở
Hầu hết các đơn vị còn thiếu cán bộ chuyên trách công tác Hội ở cấp Huyện, nên gây khó khăn lớn cho hoạt động của tổ chức luật gia (Đến nay mới
có 4/19 Hội cấp huyện có cán bộ chuyên trách)
B KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, TỒN TẠI, HẠN CHÉ NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I Kết quả đạt được trong công tác Hội nhiệm kỳ VII
1.Công tác tham gia xây dựng pháp luật, tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, kiến nghị với cơ quan Nhà nước về những vấn đề xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật
a) Kết quả tham gia xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ.
Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Luật gia Trong nhiệm kỳ vừa qua toàn Hội đã tích cực tham gia xây dựng các dự án Luật của Quốc hội
- Các cấp Hội toàn tỉnh đã tham gia góp ý nhiều dự án luật quan trọng như: Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Luật Tố tụng Hình
sự (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân(sửa đổi), Luật Thi hành án Dân sự (sửa đổi), Bộ Luật Tố tụng Dân
sự (sửa đổi), Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi), Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Hòa giải cơ sở … Nhiều Chi hội Luật gia
ở các Sở, Ngành, các cấp Hội địa phương đã phát huy tốt vai trò, trực tiếp tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong góp ý các dự án luật như: Chi hội Viện
Trang 3kiểm sát tỉnh, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Chi hội Văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh…
- Ngoài ra, các cấp Hội đã tích cực tham gia các hoạt động theo chương trình, kế hoạch của Trung ương Hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng thời chủ động tổ chức góp ý kiến cho nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương Qua báo cáo tổng hợp nhiệm kỳ vừa qua các cấp Hội đã tham gia góp ý vào các Nghị quyết của HĐND; Quyết định của UBND cấp tỉnh, huyện, xã trên 10.200 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Số lượng văn bản QPPL đã được ban hành từ năm 2016 đến tháng 8/ 2023: Cấp tỉnh:594 văn bản (trong đó: 199 Nghị quyết, 395 Quyết định); Cấp huyện: 956 văn bản (339 Nghị quyết, 617 Quyết định); Cấp xã: 8.250 văn bản (6.992 Nghị quyết, 1.258 Quyết định)
- Hội Luật gia cũng đã tham gia khảo sát, tổng kết, sơ kết việc thi hành pháp luật trong thực tiễn, qua đó có những kiến nghị, đề xuất quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Trong nhiệm kỳ, các Cấp hội, Chi hội Luật gia trong tỉnh đã sơ kết 05 năm thi hành Hiến pháp năm 2013 gắn với quá trình tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của
Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
b) Kết quả tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, kiến nghị với Nhà nước về những vấn đề xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật
Thực hiện Điều 3, Điều lệ Hội Luật gia năm 2020 “Hội Luật gia tham gia
giám sát việc thực hiện pháp luật; kiến nghị với cơ quan Nhà nước về những vấn đề xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật” Trong nhiệm kỳ toàn Hội đã
tham gia giám sát 8.626 văn bản các loại ở các cấp và kiến nghị sửa đổi 734 văn bản, 592 văn bản được chấp nhận sửa đổi
2 Tham gia tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đối tượng chính sách và người nghèo, tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo và hòa giải ở cơ sở.
Đây là một nhiệm vụ thường xuyên, đúng với chức năng của Hội Luật gia
và phù hợp với chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước Từ nhận thức đó, trong nhiệm kỳ qua các hoạt động này đã được các cấp Hội đã tổ chức triển khai một cách toàn diện, thông qua việc cung cấp các dịch vụ, trợ giúp, tư vấn miễm phí cho tổ chức và công dân, đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu
số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Riêng Thường trực Tỉnh hội và Trung tâm Tư vấn pháp luật của Hội đã phối hợp triển khai Dự án “Nâng cao năng lực pháp luật của người dân trong lĩnh vực đất đai” giai đoạn từ 2021-2023 do Tổ chức Bánh mỳ thế giới của Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ tại Nghệ An và Dự án “Chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật, hỗ trợ pháp lý về y tế, giáo dục, việc làm, thực hiện các thủ tục hành chính trên dịch vụ công cho người lao động phi chính thức đặc biệt
là người nhiễm HIV và người có nguy cơ lây nhiễm HIV, phụ nữ và trẻ em là
người thân của họ”, thí điểm tại 5 xã của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An do
Trang 4Quỹ thúc đẩy sáng kiến tư pháp (JIFF) của Liên minh châu Âu (EU) tài trợ; Dự án: “ Phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật miễn phí tại Trại giam” do
Tổ chức Bánh mỳ thế giới của Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ tại Nghệ An Theo đó, Thường trực Tỉnh hội và Trung tâm TVPL của Tỉnh hội đã chủ trì tổ chức 127 Hội nghị/lớp tập huấn/ các cuộc giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm/tư vấn pháp luật lưu động…; tổ chức biên soạn và phát hành 01 bộ Tài liệu tập huấn,
kỹ năng truyền thông kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường Lồng ghép với hoạt động nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức nơi có tổ chức Hội, các Cấp hội, Chi hội đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp thực hiện 1.241 buổi tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật cho 140.820 lượt người tham dự Phối hợp thực hiện hơn 570 lượt tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở; biên soạn, in ấn 6.200 đề cương, cuốn tạp chí, bản tin, sách
bỏ túi tìm hiểu pháp luật và 10.200 tờ tơi, tờ gấp; Xây dựng 120 chuyên mục pháp luật và đời sống, giải đáp pháp luật, an ninh, chương trình vì an ninh Tổ quốc, đại đoàn kết Tham gia thực hiện tổ chức ký cam kết về công tác đảm bảo
an ninh trật tự, an toàn giao thông, không vận chuyển, tàng trữ, mua bán, đốt pháo nổ trong các dịp lễ tết tại các trường học, địa bàn, điểm dân cư, với cán
bộ, giáo viên, học sinh, người dân tham gia; Với nhiều hình thức tư vấn khác nhau, như: Tư vấn trực tiếp, tư vấn lưu động, tư vấn qua điện thoại, tư vấn theo
đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đối tượng chính sách, người có công
về các quy định của pháp luật liên quan đến nội dung mà công dân phản ánh, đồng thời tư vấn thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự pháp luật khiếu nại, tố cáo quy định Lồng ghép với hoạt động chuyên môn của cơ quan, các Hội viên đã Trợ giúp pháp lý thông qua các hoạt động tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, đối thoại tại Tòa án, tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ tái định cư, chính sách hộ nghèo, về hợp đồng lao động và chế độ cho người lao động, người có công, người khuyết tật Nhiều tổ chức Hội
đã thể hiện rõ nét vai trò và tích cực thực hiện nhiệm vụ tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý
Trong 5 năm qua toàn Hội đã tham gia tư vấn pháp luật cho người dân và các cơ quan, Doanh nghiệp 3.540 vụ việc với 4.348 lượt người Trong đó số vụ việc được tư vấn miễn phí là 3.426 số vụ việc, qua tư vấn người dân tự nguyện rút khiếu kiện 29 trường hợp
3 Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho hội viên, cán bộ và nhân dân
Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trong tâm của Hội, các cấp Hội Luật gia trong tỉnh tiếp tục bám sát chủ trương, kế hoạch của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, sự lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân tỉnh và Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh để chủ động thực hiện nhiệm vụ của Hội nói chung và nhiệm vụ PBGDPL, tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý nói riêng Các cấp Hội đã ban hành Kế hoạch hoạt động, trong đó xác định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp cụ thể, gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội và lồng ghép với các hoạt động chuyên môn của nơi có tổ chức Hội Các huyện, thành, thị hội, các Chi hội trực thuộc đã xây
Trang 5dựng và tham mưu cho UBND cùng cấp và lãnh đạo cơ quan ban hành các văn bản chỉ đạo, làm sơ sở để các tổ chức Hội xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ PBGDPL và Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý
Trong nhiệm kỳ công tác phổ biến giáo dục pháp luật gắn với triển khai
Quyết định số 705/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Xã hội công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý” Tỉnh hội đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 638/KH-UBND ngày 03 tháng 10 năm
2018 về thực hiện đề án của Chính phủ giai đoạn 2018 - 2021 và Kế hoạch số 169/HK - HLGVN của Hội Luật gia Việt Nam về truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân vùng đặc biệt khó khăn Hội đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 547/QĐ -UBND ngày thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án xã hội hóa công tác phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý của tỉnh
do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng Ban chỉ đạo
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tập trung vào những nội dung như : Luật Môi trường, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, Luật An ninh mạng, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Phòng thủ dân sự, Luật Phòng chống rửa tiền và các luật Quốc hội thông qua hàng năm Ngoài ra còn tuyên truyền các văn bản của Đảng, chính quyền địa phương Những năm qua đã tổ chức 1097 đợt tuyên truyền tập trung và lưu động đến 317 900 lượt công dân được tiếp thu Riêng miền núi đã tuyên truyền
379 lượt đến 35.000 công dân thuộc các dân tộc thiểu số của tỉnh được tiếp thu Hình thức tuyên truyền là: Thông qua trang website của Hội Luật gia Nghệ An, (Đến nay có hơn 12.000 người truy cập) Hội tự biên soạn và in
1200 cuốn sách hỏi đáp pháp luật làm tài liệu tuyên truyền Tỉnh hội đã phối hợp với Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Xây dựng các phóng sự truyên truyền bằng 2 thứ tiếng (Tiếng Kinh và tiếng Hmông, tiếng Thái), tuyên truyền đến nhân dân vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và phát trên Đài truyền hình Nghệ An vối thời lượng 08 phút phát trong 06 buổi Chỉ đạo cơ sở Thành lập các tổ thông tin truyên truyền lưu động; Tổ chức các buổi tuyên truyền tập trung tại hội trường theo định kỳ 6 tháng 1 lần về các luật, chú trọng những luật liên quan trực tiếp đến nhân dân như : Luật Bảo hiểm, Luật
An toàn lao động, Luật Đất đai
Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục Hội đã xây dựng được 5 mô hình trung tâm pháp luật cộng đồng tại cơ sở Những năm qua đã tổ chức 3 cuộc tọa đàm như “nâng cao chất lượng xây dựng mô hình XHH giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”; tọa đàm: “Giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật”; Tọa đàm về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong nhiệm kỳ Luật gia toàn tỉnh đã tham gia tuyên truyền 723 văn bản pháp luật Trên 170.000 lượt người được trực tiếp nghe phổ biến giáo dục pháp luật
Luật gia ở các cơ quan chức năng đều lồng ghép nhiệm vụ chuyên môn để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ và nhân dân
Trang 6Chi hội Luật gia Tòa án nhân dân tỉnh tham gia tuyên truyền qua các phiên tòa xét xử, đặc biệt là xét xử lưu động các vụ án điểm có tính giáo dục cao trong nhân dân như các vụ án về ma túy, buôn bán người, trẻ em và phụ nữ,
vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm
Luật gia ngành Viện Kiểm sát tham gia tuyên truyền pháp luật, thông qua thực hành quyền công tố tại các phiên tòa và tại phòng tiếp dân của Ngành Luật gia ngành Tư pháp đã phát huy tốt cơ quan thường trực của Hội đồng
phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Triển khai và tổ chức tốt “Ngày pháp
luật Việt Nam” hàng tháng Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo
dục pháp luật của ngành Tư pháp từ tỉnh đến xã và qua Trung tâm trợ giúp pháp
lý Đặc biệt là tham gia tư vấn lưu động về tận các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.Tổ chức tốt các Cuộc thi, Hội thi, Hội thảo, tọa đàm có sức lan tỏa mạnh như Hội thi “Hòa giải viên giỏi” lần thứ V năm
2023 được tổ chức từ cơ sở lên đến cấp tỉnh, đây là một đợt sinh hoạt, giao lưu, tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa có sức truyền tải lan tỏa mạnh mẽ đến tất cả các đối tượng xã hội
Luật gia ở ngành Công an tham gia tư vấn pháp luật bằng việc đưa pháp luật vào giảng dạy tại các trường học, nhất là Luật lệ về an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường
Luật gia ngành Thanh tra tham gia tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật qua công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong cộng đồng dân cư
Luật gia ở Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh cũng như Luật gia ở các cơ quan hành chính sự nghiệp đã lồng ghép có hiệu quả giữa công tác chuyên môn mình phụ trách để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật theo từng chuyên đề và nhóm đối tượng xã hội có hiệu quả cao nhất
Nhiều Hội Luật gia cấp huyện đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình của huyện để thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên
hệ thống phát thanh, truyền hình của huyện; đồng thời tổ chức bồi dưỡng pháp luật bằng các lớp phổ biến tập trung Nhiều Luật gia đã viết bài tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các báo và tạp chí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh
Đặc biệt trong hoạt động tuyên truyền Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu và Tuyên truyền các đạo luật này, Luật gia các đơn vị nòng cốt làm tiên phong gương mẫu tích cực tham gia và đạt các giải cao về tập thể, cá nhân (Chi hội Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Công an tỉnh …)
Để nâng cao chất lượng tuyên truyền một số Chi hội đã chọn hình thức tổ
chức “Ngày Pháp luật” để tuyên truyền, học tập các văn bản, các chủ trương
chính sách, các đạo luật với nhiều nội dung phong phú Điển hình như Chi hội Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Chi hội Sở Tư pháp, Chi hội Tòa án nhân dân tỉnh Phải khẳng định, nhiệm kỳ vừa qua,công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các cấp Hội Luật gia tiếp tục được tăng cường đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm vụ của
Trang 7từng nghành, từng cấp hội, từng bước nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ và nhân dân
4 Công tác tham gia cải cách tư pháp; cải cách hành chính; giám sát, phản biện xã hội việc thi hành pháp luật.
Góp phần thực hiện cải cách tư pháp trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Kế hoạch số 11-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, trong nhiệm kỳ, các cấp hội, chi hội Luật gia trong tỉnh tiếp tục tham gia tích cực, có trách nhiệm cao vào công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính, giám sát việc thi hành pháp luật theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Hội
Với vai trò thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh, Hội Luật gia
tỉnh đã tích cực tham gia góp ý vào Đề tài khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu giải
pháp nâng cao chất lượng công tác cải cách tư pháp ở tỉnh Nghệ An trong tình hình mới’’ do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp tổ chức tại Nghệ An Phối
hợp Đoàn Luật sư tỉnh xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện việc khảo sát chuyên đề “Một số vướng mắc trong hoạt động tố tụng” tại một số cơ quan tiến hành tố tụng thuộc cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh, nhằm đánh giá những
ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khó khăn và vướng mắc, bất cập qua thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, luật dân sự, tố tụng dân sự trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử Qua đó đã tổng hợp các nội dung còn chồng chéo, thiếu thống nhất, chưa phù hợp gây trở ngại cho hoạt động tố tụng, thực hiện pháp luật, báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh tổng hợp để có
đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi phù hợp thực tiễn áp dụng, góp phần tạo sự thống nhất trong thi hành luật ở lĩnh vực hình sự, dân sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự
Phát huy vai trò thành viên UBMTTQ Việt Nam tỉnh, về giám sát và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở, đại diện Thường trực Tỉnh hội
đã trực tiếp tham gia các Đoàn giám sát của UBMTTQVN tỉnh; tham gia xác minh một số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh theo yêu cầu của Ủy ban Mặt trận tỉnh Các Luật gia trong các cơ quan: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh đã tích cực tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo trong việc thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát và trực tiếp tham gia với vai trò thành viên các đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan, ban, ngành có liên quan với nhiều chuyên đề khác nhau tại các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trên địa bàn tỉnh
Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, Hội Luật gia có 1 đ/c Chủ tịch tham gia Ban chấp hành Liên hiệp các Hội KH&KT Trong 5 năm
Trang 8qua Hội Luật gia luôn được Liên hiệp Hội đánh giá là một trong những Hội mạnh của Liên hiệp Hội KH&KT tỉnh Nghệ An
5 Công tác tham gia hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế
Với mục đích nâng cao nghiệp vụ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các Luật gia trong khu vực và trên thế giới, trong năm 2018, đồng chí Giám đốc Sở
Tư pháp, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Nghệ An đã tham gia Đoàn đại biểu Cục trợ giúp pháp lý- Bộ Tư pháp thực hiện chuyến công tác đến đất nước Canada trao đổi kinh nghiệm hoạt động trợ giúp pháp lý và thăm , làm việc với Tòa án Thượng thẩm của Canada
Tháng 5 năm 2023, đồng chí Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Nghệ An, đã tham gia Đoàn công tác Trung ương Hội Luật gia Việt Nam do đồng chí Phó Chủ tịch Trần Đức Long làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát và trao đổi kinh nghiệm để giúp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập Hội Luật gia Lào Qua đó, trao đổi thông tin, chia sẻ, học tập kinh nghiệm về các mô hình, hình thức hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý,bào chữa của Đoàn Luật
sư Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
6 Công tác thi đua khen thưởng
Trong nhiệm kỳ qua, công tác thi đua khen thưởng đã được quan tâm cải tiến nội dung và phương thức thi đua khen thưởng, tạo cho phong trào thi đua sôi nổi, có chất lượng Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, trong nhiện kỳ 2017
- 2024, trên cơ sở nội dung phát động phong trào thi đua yêu nước của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam và của tỉnh, các cấp hội và hội viên Hội Luật gia trong tỉnh tích cực hưởng ứng bằng nhiều hình thức, cụ thể thiết thực góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Hội sát với tình hình nhiệm vụ chính trị của của từng cơ quan, đơn vị và địa phương
Phong trào thi đua đã đi vào nề nếp, thiết thực và hiệu quả Định kỳ hàng năm các Cấp hội, Chi hội đều tổ chức sơ kết, tổng kết công tác Hội và phong trào thi đua,đánh giá, xếp loại một cách kịp thời khen thưởng đúng người, đúng thành tích; tôn vinh gương điển hình, gương người tốt việc tốt và những tập thể,
cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho phong trào thi đua, tạo niềm tin và trách nhiệm cho mỗi tập thể, cá nhân xứng đáng với danh hiệu đã đạt được
Nhiệm kỳ 2017 - 2024,Hội Luật gia tỉnh đã vận dụng trích một khoản kinh phí khen thưởng kèm theo hiện vật cho tập thể và cá nhân
Công tác đăng ký thi đua hàng năm được các cấp Hội chú trọng đăng ký vào đầu năm tại hội nghị tổng kết, số lượng đăng ký đạt 100%
Hàng năm, Hội đồng thi đua khen thưởng của Hội Luật gia Việt nam đều đánh giá và khen thưởng đối với Hội Luật gia tỉnh và một số Hội, Chi hội cơ sở
và các cá nhân điển hình tiên tiến trong hoạt động Hội Luật gia.Trong nhiệm kỳ Hội Luật gia Nghệ An đã được Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tặng Bằng khen đơn vị xuất sắc năm 2018, tặng Cờ thi đua xuất sắc năm 2019; Năm
2020, được Chủ tịch tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc công tác Hội; Năm 2021,
Trang 9được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc trong thực hiện đề
án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2018 - 2021” Năm 2022, được tặng Bằng khen của Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; Năm 2023, được nhận Cờ thi đua Xuất sắc của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An Nhiều cấp hội và Chi hội, cán bộ, Hội viên được nhận bằng khen của Trung ương Hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
7 Công tác tài chính, quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, tài sản
Theo quy định của Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam, nguồn tài chính của Hội gồm có: Hội phí, kinh phí do Nhà nước cấp và các nguồn hỗ trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật
Thực tế trong các nhiệm kỳ qua việc thu hội phí chưa được tổ chức thực hiện theo quy định nên ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của các cấp Hội Đối với nguồn kinh phí do Nhà nước cấp ở Tỉnh hội rất thấp, chỉ bảo đảm
đủ chi trả lương cho một biên chế và phụ cấp cho 02 ủy viên chuyên trách, nguồn kinh phí còn lại không đủ để bảo đảm đủ cho hoạt động công tác Hội
Ở các Chi hội và Hội Luật gia cơ sở, nguồn kinh phí được cấp cũng rất eo hẹp, chủ yếu gắn với nhiệm vụ chuyên môn của ngành, của từng địa phương
Về trụ sở, văn phòng và các trang thiết bị cơ sở vật chất hầu hết các Hội, Chi hội đều được bố trí từ 01 - 02 phòng làm việc gắn với các tổ chức đoàn thể Các trang thiết bị làm việc về cơ bản được quan tâm mua sắm bảo đảm cho hoạt động của công tác Hội
II Đánh giá chung
1 Ưu điểm
Hội Luật gia tỉnh Nghệ An trong nhiệm kỳ qua với phương thức đổi mới đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cả về tổ chức và hoạt động Bên cạnh việc tăng cường củng cố, kiện toàn và phát triển mới các Cấp hội, Chi hội, hội viên tại các
cơ quan cấp tỉnh, chính quyền, địa phương cơ sở; hoạt động của Hội cũng đã có nhiều tiến bộ theo chiều hướng tích cực, chủ động, nhạy bén; đáp ứng ngày càng tốt hơn theo tiến trình phát triển của đất nước và của tỉnh Các nhiệm vụ công tác trọng tâm như: Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật đã được các cấp Hội quan tâm đẩy mạnh và đạt nhiều hiệu quả Công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn giải quyết khiếu nại và hòa giải ở cơ sở tiếp tục được củng
cố và có bước phát triển mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội và người dân Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường và đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương
Đạt được những kết quả đó, là nhờ có sự quan tâm, định hướng của Đảng
và Nhà nước được thể hiện trong nội dung Chỉ thị 56-CT/TW ngày 18/8/2000 của Bộ Chính trị, Kết luận số 19-KL/TW ngày 23/5/2012, Thông báo Kết luận
số 50-TB/TW ngày 17/7/2018 của Ban Bí thư; hỉ thị số 21/CT-TTg ngày
Trang 1030/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ Đặc biệt là Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 01/7/2022 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới” đã tạo tiền đề cho các cấp hội trong hoạt động của tổ chức, đơn vị ; sự quan tâm phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã kịp thời cụ thể hóa nội dung chỉ đạo của Đảng, Nhà nước bằng các văn bản cụ thể sát với tình hình thực tế của từng đơn vị, địa phương, qua đó đã xác định được vai trò, trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành đơn vị hữu quan trong việc phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác của các cấp Hội Luật gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh hội và toàn thể các Cấp hội, Chi hội, hội viên đã có sự nỗ lực phấn đấu, bám sát các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và của cấp ủy Đảng, chính quyền để thực hiện thống nhất về tôn chỉ, mục đích Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam; chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, giải pháp phù hợp, trong đó có nhiều nội dung, hình thức mang tính đột phá, đổi mới, phát triển và chất lượng Bên cạnh đó việc thường xuyên xây dựng và giữ mỗi quan hệ, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành để chủ động đề xuất các giải pháp, giúp các cấp Hội hoàn thành các nhiệm vụ được giao luôn được quan tâm
2 Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
2.1.Tồn tại, hạn chế:
- Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, văn bản quan trọng về lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội luật gia Các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi nhưng kết quả công tác của Hội chưa nổi bật Hầu hết công việc tổ chức Hội và hội viên thực hiện trên lĩnh vực pháp luật là lồng ghép vào công việc chuyên môn, chưa có nhiều hoạt động mang màu sắc riêng của Hội
- Việc củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức hội và hội viên còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với từng địa phương, đơn vị nhất là thành lập các chi hội
ở phường, xã, thị trấn còn triển khai chậm chưa có tổ chức cho các Luật gia nghỉ hưu sinh hoạt và cống hiến
- Các tổ chức Hội chưa tạo ra nguồn thu mà còn chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước Cá biệt có một số tổ chức Hội triển khai hoạt động còn mờ nhạt, thiếu chủ động nên không được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước, không có kinh phí để trang trải trong quá trình hoạt động Hội
2.2 Nguyên nhân của hạn chế
- Lãnh đạo Hội Luật gia ở các Huyện, Thành, Thị hội, ở các cơ quan cấp tỉnh hầu hết kiêm nhiệm đang làm việc trong cơ quan Nhà nước, chưa dành nhiều thời gian, công sức cho Hội, do đó chất lượng và hiệu quả hạn chế, không làm cho các Cấp ủy, chính quyền chú ý quan tâm và chưa thấy hết vai trò vị trí của Hội để huy động sức mạnh của các luật gia phục vụ cho phát triển kinh tế
và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn ở địa phương;
- Các cấp hội chưa chủ động tham mưu cho Cấp ủy Đảng, chính quyền tham gia xây dựng pháp luật, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giám sát, tư vấn pháp luật ; Các cấp Hội chưa chú trọng bồi dưỡng và nâng cao kiến thức pháp luật cho hội viên;